Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 12 về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua một số bài tập hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.73 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO Ý THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 VỀ VỆ
SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THÔNG QUA MỘT SỐ
BÀI TẬP HÓA HỌC

Người thực hiện: Trịnh Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa Học
MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………2
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..2
Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

THANH HOÁ, NĂM 2017


MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.



Lí do chọn đề tài…………………………………………………………1
Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….2
Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………2
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..2

Phần II: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………………….3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………..3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề………………….................3
2.3.1. Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm……................4
2.3.2. Bài tập có kiến thức về quá trình biến đổi các chất gây ngộ độc thực
phẩm.....................................................................................................................10
2.3.3. Bài tập có kiến thức chất bảo quản thực phẩm........................................13
2.3.4. Bài tập về cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm..................................15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường..........................................................................19
Phần III: Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận....................................................................................................20
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................20


1.1.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) luôn và vấn đề nóng mà dư luận và người
tiêu dùng đặc biệt quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn
tính mạng của mỗi người. VSATTP không chỉ tác động trực tiếp và thường xuyên

đến sức khỏe của con người, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
kinh tế xã hội.
Theo thống kê của bộ y tế , gần đây ở nước ta hàng năm có đến hàng trăm vụ
ngộ độc thực phẩm xảy ra, trong số đó có vài chục người bị tử vong. Ngộ độc thực
phẩm xảy ra mang đến tác hại rất lớn, làm hao phí sức lao động, suy kiệt sức
khỏe ....Ngoài ra ngộ độc thực phẩm củng chính là một trong những nguyên nhân
gây ra các bệnh hiểm ngèo. Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng
và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực
phẩm còn là nguồn tạo ra các độc tố cho con người nếu không tuân thủ tốt các biện
pháp vệ sinh thực phẩm.
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực
phẩm vào chương trình môn học còn ít, vì vậy việc hiểu biết của các em về vệ sinh
an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế nên thực sự chưa mang lại hiệu quả trong
cuộc sống. Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến
thực tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc nâng cao ý thức về vệ sinh
an toàn thực phẩm cho học sinh. Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục VSATTP
vào môn hóa học như : tích hợp, lồng ghép, bài tập.. Trong các cách đó, thì việc
thiết kế những bài tập hóa học có tích hợp nội dung về VSATTP là một trong những
cách gắn liền hóa học với giáo dục ý thức tìm hiểu an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ
sức khỏe con người. Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta
khai thác được kiến thức lồng ghép những bài tập VSATTP trong chính bài học sẽ
làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh trở nên yêu và hứng thú với môn học,
từ đó có ý thức về an toàn thực phẩm sẽ sâu sắc hơn.

1


Xuất phát từ lý do nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Nâng cao ý thức
cho học sinh lớp 12 về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua một số bài tập hóa
học ”

1.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung hóa học, các bài tập hóa học có
liên quan đến an toàn thực phẩm trong chương trình hóa học THPT, từ đó giáo dục
cho học sinh có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng, cũng như tạo được sự hứng thú trong học môn hóa học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
1.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Hệ thống bài tập trắc nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể áp dụng cho
các đối tượng học sinh khác nhau, mỗi đối tượng đều có các loại bài phù hợp để
học sinh có thể hiểu, từ đó có ý thức hơn trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan đến
đề tài.
Nghiên cứu cơ sở , kỹ thuật xây dựng bài tập để từ đó xây dựng hệ thống câu
hỏi và bài tập cho đề tài.

2


PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Hiện nay, bộ giáo dục đang có những đề án giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. Mục tiêu giáo dục đang chuyển
hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết
và phẩm chất cho người học. Điều đó khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu thiết
yếu đưa giáo dục kĩ năng sống vào trường học cùng với các môn học và các hoạt
động giáo dục.
Tích hợp kiến thức liên môn hóa học giúp giáo viên đạt được các mục tiêu
về kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình giáo dục phổ thông.
Bài tập hoá học có tính chất tổng hợp kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và
gây hứng thú ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo của học sinh. Thông qua các bài tập
hoá học có nội dung liên quan đến giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng
không quá xa rời nội dung chương trình hoá học phổ thông, học sinh có thể tìm
hiểu nguồn gốc các chất gây ngộ độc thực phẩm, thành phần hoá học của chúng,
cũng như các chất bảo quản thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Từ đó học
sinh có nhận thức đầy đủ hơn về hiện tượng ngộ độc thực phẩm, cách phòng chống
ngộ độc thực phẩm cũng như xử lí các trường hợp ngộ độc thực phẩm, góp phần
nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân với sức khỏe cộng đồng.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Đối với học sinh phổ thông thì kiến thức và sự hiểu biết của các em về vệ
sinh an toàn thực phẩm đang còn rất hạn chế , đặc biệt là những ngộ độc thực phẩm
có liên quan đến các chất hóa học. Vì thế việc lồng ghép , tích hợp hay ngoại khóa
cho các em về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cấp thiết và quan trọng ,
đặc biệt là các môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống như
môn hóa học.
3


2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để thực hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện

- Đối với bản thân: Trước hết tôi tìm hiểu đặc điểm của học sinh về khả
năng nắm kiến thức về chất gây ngộ độc thực phẩm, thành phần hoá học của chúng,
cũng như các chất bảo quản thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm, tìm hiểu
nguyên nhân của vấn đề này qua trò chuyện, đàm thoại, điều tra, ... Cần khích lệ
các em tinh thần tự nghiên cứu tài liệu, hợp tác trong nhóm.
- Đối với học sinh: yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức, biết phân tích,
nhận dạng và vận dụng phù hợp để lựa chọn đúng đáp án.
Xây dựng bài tập có nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
2.3.1. Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm
Câu 1: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự
phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăc quy cũ,
nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion
kim loại này. Trong thời gian vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi
do hàm lượng ion này vượt mức cho phép nhiều lần. Kim loại X ở đây là:
A. Đồng.

B. Magie.

C. Sắt.

D. Chì.

Hướng dẫn : Qua bài Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc học sinh sẽ chọn được Đáp
án D.
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết rằng cơ thể bị nhiễm độc Chì rất dễ bị
ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc.
Câu 2: Ancol nào mà chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây ra mù lòa,
lượng lớn có thể gây tử vong (thường có trong rượu sắn) ?
A.CH3OH


B.C2H5OH

C.CH3CH2CH2OH

D.CH3CH(OH)CH3

Hướng dẫn : Qua bài ancol, học sinh sẽ chọn được Đáp án A.
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết rằng uống rượu nấu từ sắn rất độc
Câu 3: Hóa chất sử dụng nhằm kích thích tăng trưởng tế bào giá đỗ là chất gì
A. 6-BA (6-Benzylaminopurine)

B.6-AB (6-aminoBenzyl)

C. 6-BA (6-Benzylamino)

D.6-AH(6- aminoHexan)
4


Hướng dẫn: Từ tên gọi, học sinh sẽ chọn đáp án đúng là A
Thông qua bài tập này học sinh biết hóa chất 6-benzylaminopurine được pha
loãng với nước lạnh rồi tưới trực tiếp lên hạt đậu nhằm mục đích kích thích hạt
đậu nảy mầm nhanh, mập, trắng, đẹp và tươi lâu. Một khi đã ngấm vào giá đỗ sẽ
không thải hết khi ngâm trong nước sạch. Dư lượng hóa chất tồn dư trong giá đỗ
sẽ gây nguy hại sức khỏe người sử dụng.
Câu 4: Để khiến một số loại trái cây như xoài, chuối... chín đều, vàng, đẹp, các tiểu
thương thường sử dụng phương thức truyền thống là ủ bằng đất đèn. Tuy nhiên,
cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và sự an toàn của người
sử dụng do các tạp chất trong đất đèn khi ủ có thể sản sinh ra photphin (PH 3) và các
hợp chất chứa asen (thạch tín) đều là những chất rất độc.

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2)
B. Khi cho kẽm photphua (Zn3P2 – bả chuột) vào nước cũng thu được photphin.
C. Phản ứng thủy phân canxi cacbua trong nước thuộc loại phản ứng oxi hóa –khử.
D. Để ủ chín hoa quả nhanh và an toàn hơn, có thể thay thế C 2H2 sinh ra từ đất đèn
bằng C2H4.
Hướng dẫn: Qua bài ankin, học sinh sẽ trả lời được đáp án đúng là C
Thông qua bài tập này học sinh biết không nên dùng đất đèn để ủ hoa quả.
Câu 5: Thuốc diệt chuột là hoá chất độc hại, gây tử vong nếu rơi vào thực phẩm.
Thành phần thuốc diệt chuột có chứa:
A. Ba3P2

B.ZnSO4

C. PH3

D. Zn3P2

Hướng dẫn: Qua bài phốt pho học sinh trả lời được đó là D
Thông qua bài tập này học sinh thấy được thuốc chuột là hoá chất rất độc
hại với sức khỏe con người từ đó có ý thức sử dụng thuốc bẫy chuột một cách hợp
lí tránh rơi vãi vào thực phẩm gây ngộ độc.
Câu 6: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,...có tác dụng giúp
cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra
những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ
sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả thời hạn tối thiểu cho thu
hoạch để sử dụng đảm bảo an toàn thường là :
5



A. 1-2 ngày

B. 2 - 3 ngày

C .12 - 15 ngày

D. 30 - 35 ngày

Hướng dẫn : Qua bài phân bón, học sinh sẽ trả lời được Đáp án C.
Qua bài tập này cung cấp thêm kiến thức cho học sinh để từ đó phổ biến
cho mọi người biết cách sử dụng rau, quả an toàn nhất là sau khi bón phân,
phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng ,...
Câu 7: Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng
vì lý do nào sau đây?
A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người.
B. Photpho đỏ không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng.
C. Photpho trắng là hóa chất độc hại.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn: Qua bài phot pho, học sinh sẽ trả lời được Đáp án D.
Qua bài tập này cung cấp thêm kiến thức cho học sinh biết Photpho trắng dễ bốc
cháy. Photpho trắng rất độc, gây bỏng khi rơi vào da. Photpho đỏ không độc hại.
Câu 8: Cách bảo quản thực phẩm (thịt ,cá, ...) bằng cách nào sau đây được coi là an
toàn ?
A. Dùng fomon , nước đá

B. Dùng phân đạm,nước đá

C. Dùng nước đá và nước đá khô

D. Dùng nước đá khô ,fomon


Hướng dẫn: Qua bài anđêhit, học sinh sẽ trả lời được Phương án C
Cách bảo quản thực phẩm ( thịt ,cá, ...) bằng cách dùng fomon, phân đạm rất độc
hại với cơ thể, từ đó biết cách lựa chọn cách bảo quản thực phẩm an toàn cho sức
khỏe.
Câu 9. Trong khói thuốc lá có 0,5 đến 1%CO, chất gây ô nhiễm môi trường, gây
tác hại cho sức khỏe. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều đó?
A. Cho khói thuốc qua CuO, t0
B. Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
C. Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong.
D. Cho khói thuốc lá qua I2O5.
6


Hướng dẫn: Qua bài hóa học và vấn đề xã hội, học sinh sẽ trả lời được đáp án B
Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do
những hạt rất nhỏ của Pd tách ra trong dung dịch.
Phương trình phản ứng: CO + PdCl2 + H2O → Pd + 2HCl + CO2↑
Câu 10: Thịt gác bếp là món ăn đặc sản độc đáo của đồng bào Thái đen ở vùng cao
Tây Bắc chuyên dùng để thiết đãi khách quý. Chỉ bằng phương pháp tẩm ướp các
loại gia vị và hun khói bếp mà không cần dùng thêm chất bảo quản nào, thịt gác
bếp có thể dự trữ được trong vòng 1 tháng. Hóa chất nào dưới đây trong khói bếp
có tác dụng giữ cho thịt không bị hỏng?
A. C6H5OH (Phenol) và HCHO (fomanđehit)
B. CO2
C. CO
D. K2CO3
Hướng dẫn: Qua bài anđêhit, học sinh sẽ trả lời được Phương án C
Khói bếp có nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng giữ cho thịt không bị hỏng.
Câu 11: Dẫn xuất halogen có tác dụng diệt sâu bọ (trước đây được dùng nhiều

trong nông nghiệp) một trong những nguyên nhân gây ngộ độc rau quả là:
A. ClBrCH - CF3
C. C6H6Cl6

B. CH3C6H2(NO2)3
D. Cl2CH - CF2 - OCH3

Hướng dẫn: Qua bài benzen, học sinh sẽ trả lời được Phương án C.
Chất C6H6Cl6 (666) trước đây dùng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp,
nhưng do rất độc hại với cơ thể và ô nhiễm môi trường nên hiện nay đã thay thế
bằng loại thuốc khác.
Câu 12: 3- MCPD là chất gây ung thư có trong một số loại nước tương, tên
hoá học 3- monocloro propan- 1, 2- điol. CTCT của 3-MCPD là:
A. CH2OH-CHCl-CH2OH

B. CH2OH-CHOH-CH2Cl

C. CH2Cl-CHOH-CH2Cl

D. CH2OH-CHCl-CH2Cl

Hướng dẫn: Từ tên gọi, học sinh sẽ chọn đáp án đúng là B
Thông qua bài tập này học sinh có thể biết được công thức hoá học của 3MCPD và trong một số loại nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư từ đó biết
cách lựa chọn những loại nước tương an toàn cho sức khỏe .
7


Câu 13: Khi ăn sắn tươi và măng muối chua thường bị say nếu lượng lớn có thể
dẫn đến tử vong vì có chứa?
A. Xianua


B. Clorua

C. Bromua

D. Iotua

Hướng dẫn: Đáp án A
Xianua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng... (liều tử vong đối với người 5090 mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột
người tạo thành HCN (axit cianhidric), gây ngộ độc cấp tính.
Câu 14: Axit oxalic - chất chống calci thường có ở khế, me...(5g acid oxalic đủ
gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg ). CTCT của axit oxalic là:
A. CH3COOH

B. HOOC- COOH

C. HCOOH

D. H2CO3

Hướng dẫn : Qua bài axit cacboxylic, học sinh sẽ trả lời được Đáp án B
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết nếu ăn qua nhiều khế, me... cũng có thể
nguy hại đến sức khỏe.
Câu 15: Trong trường hợp nào sâu đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb 2+,
Cd2+,Hg2+,Ni2+.
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các
độc tố asen, sắt,.. quá mức cho phép.

Hướng dẫn : Qua bài phân bón, học sinh sẽ trả lời được Đáp án D
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết loại nước như thế nào được coi là
nước sạch, nước như thế nào coi là nước bị ô nhiễm không nên sử dụng.
Câu 16: Thiếu iot gây ra bệnh bướu cổ, vì vậy cần phải dùng muối iot. Muối iot là
muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường dùng là KI hoặc
KIO3). Khối lượng KI cần dùng để sản xuất 10 tấn muối iot chứa 2,5% KI là.
A. 7,5 tấn

B. 2,5 tấn

C. 0,75 tấn

D. 0,25 tấn

Hướng dẫn : Qua bài Flo- Brom - Iot, học sinh sẽ trả lời được Đáp án D
8


Thông qua bài này giáo dục cho HS biết muối iot rất quan trọng trong bữa
ăn hàng ngày vì thiếu iot gây ra bệnh bướu cổ.
Câu 17: Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở
dạng cation Fe2+ và anion
A. CO32B. ClC. NO2D.HCO3-, học sinh sẽ trả
Hướng dẫn : Qua bài kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
thổ, lời được Đáp án B
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết nước giếng khoan có chứa cation
Fe2+ là nước cứng.
Câu 18: Trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, có một thứ đặc sản không thể
không nhắc tới là các loại "rượu thuốc". Cách thức làm rượu thuốc nhìn chung đều
đơn giản, chỉ cần sơ chế các loại thảo dược, động vật hoặc bộ phận của chúng rồi

ngâm với rượu trắng có nồng độ cao trong thời gian tối thiểu khoảng 100 ngày là
dùng được.
Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong thành phần của các loại rượu thuốc
đều có chứa rất nhiều hoạt chất sinh học có"dược tính" quý, góp phần chữa được
nhiều loại bệnh và nâng cao sức khỏe, thể trạng. Cơ sở khoa học của việc ngâm
rượu là
A. Ancol etylic có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên có thể làm các hoạt chất sinh học
dễ bay hơi hơn
B. Ancol etylic là dung môi tốt, hòa tan được nhiều hoạt chất sinh học cả phân cực
và không phân cực.
C. Ancol etylic tác dụng hóa học với các hoạt chất sinh học tạo thành các sản phẩm
có "dược tính" mạnh hơn.
D. Ancol etylic phản ứng hóa học với các hoạt chất sinh học làm cho chúng trở nên
"ngon" hơn.
Hướng dẫn : Qua bài ancol, học sinh sẽ trả lời được Đáp án B
Câu 19: Lá của cây thuốc lá có chứa một loại amin rất độc với cơ thể chất đó là:
A. Côcain

B. Hêroin

C. Nicôtin

D. Anilin

Hướng dẫn: Qua bài amin, học sinh sẽ trả lời được đáp án đúng là C.
Thông qua bài tập này học sinh biết được trong thuốc lá có chứa một amin
rất độc hại với cơ thể. Giáo dục ý thức cho học sinh không hút thuốc lá.
9



2.3.2. Bài tập có kiến thức về quá trình biến đổi các chất gây ngộ độc thực
phẩm
Câu 1: Tháng 10/2015, các chuyên gia của Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư
của WHO (IARC) cảnh báo các loại thịt xông khói, giăm bông, xúc xích... là mối
đe dọa ung thư lớn nhất cho sức khỏe của con người, ngang với các tác nhân khác
như amiang, asen (thạch tín), thuốc lá... Nguyên nhân dẫn tới việc này là các loại
thực phẩm chế biến trên sử dụng một số chất phụ gia và chất bảo quản có khả năng
gây ung thư. Một trong số đó là natri nitrit (muối diêm), chất này vốn có tác dụng
làm cho thịt có màu hồng – đỏ và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn
gây ngộ độc. Nhưng bên cạnh đó, natri nitrit có thể tác dụng với các amin tồn tại tự
nhiên trong thực phẩm tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư rất
mạnh.
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Natri nitrit là một chất tham gia vào quá trình tổng hợp muối điazoni và phẩm
nhuộm azo.
B. Natri nitrit là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối natri nitrat.
C. Trong công nghiệp, để điều chế N2, có thể nung hỗn hợp natri nitrit với amoni
clorua.
D. Khối lượng phân tử của natri nitrit là 69.
Hướng dẫn: Qua bài axit nitric và muối nitrat, học sinh sẽ chọn được phương án C
Câu 2: Những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong,
nhưng để lâu lại thấy nước đục, có màu nâu, vàng là do:
A.
B.
C.
D.

Nước có ion Fe2+ nên bị oxi hóa bởi không khí tạo ra Fe(OH)3.
Nước có các chất bẩn.
Nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+ nên tạo kết tủa với CO2.

Tất cả đều sai.

Hướng dẫn: Qua phần nước cứng, học sinh sẽ chọn được phương án A
Câu 3: Khi nấu cơm khê, có thể làm mất mùi cơm khê bằng cách cho vào nồi cơm:
A. Một mẩu than củi

B. Đường

C. Muối

D. Bột canh.

Hướng dẫn: Qua bài tinh bột và xenlulozơ, học sinh sẽ chọn được phương án A
Câu 4: Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá
chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
10


A. HCl

B. NaOH

C. CuSO4

D. Na2CO3

Hướng dẫn: Qua bài phot pho, học sinh sẽ trả lời được Đáp án C
Photpho trắng rất độc nên các dụng cụ tiếp xúc với hoá chất này cần phải khử độc:
2P + 5 CuSO4 + 8 H2O → 2H3PO4 + 5H2SO4 + 5Cu↓
Câu 5: Cây trồng hấp thu hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh

được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm và ngộ độc rau quả. Bón phân đúng thời
điểm làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp
để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm.
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Hướng dẫn: Qua bài phân bón hóa học, học sinh sẽ trả lời được Đáp án D
Cây hấp thụ đạm ure dưới dạng ion NH4+ và đạm dễ phân huỷ dưới ánh
sáng mặt trời. Vì thế, muốn bón đạm cho lúa thì cần có nước và nhiệt độ thích hợp
nên phải bón đạm lúc chiều tối khi tắt ánh sáng mặt trời, đêm sương xuống cây sẽ
hấp thụ đạm tốt
(NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32Bón buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá khi đó cây chưa hấp thụ đạm
được nhiều thì ánh sáng mặt trời phân huỷ một lượng đạm đáng kể. Còn buổi tưa
nắng hoặc chiều vẫn còn ánh nắng thì đạm bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời và
cây bị héo.
Câu 6: Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường và
ngộ độc các loại rau quả vì:
A. Tích luỹ các chất độc hại, thậm chí nguy hiểm cho đất do phân để lại, nitrat
trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.
B. Tăng nồng độ các chất, làm có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi
C. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do
quá trình nitrat hoá phân đạm dư hoặc bón không đúng chỗ.
11


D. Tất cả các trường hợp trên.
Hướng dẫn: Qua bài phân bón hóa học, học sinh sẽ chọn được phương án D
Câu 7: Melamin có công thức C3N3(NH2)3. Đưa melamin vào thực phẩm nhằm

nâng cao lượng đạm. Tác hại mà melamin gây nên là
A. Trẻ em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi
thận
B. Có thể gây tử vong cho trẻ (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều)
C. Người lớn có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi thận
D. Tât cả các ý kiến trên
Hướng dẫn: Qua bài amin, học sinh sẽ chọn được phương án D
Trong công thức melamin có 66% là nitơ. Đưa melamin vào thực phẩm thì
khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu lầm là
lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong melamin
không có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách đưa melamin
vào thực phẩm:
+ Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng protein cao, gọi
là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc.
+ Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với sữa tươi sẽ
làm tăng lượng sữa tươi lên. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của
sữa bột.
Câu 8: Các loại hộp xốp đựng thực phẩm được sử dụng phổ biến trên thị trường
hiện nay chủ yếu được chế tạo từ nhựa polipropilen (PP) và polistiren (PS). Đây là
những loại nhựa không độc hại và an toàn. Tuy nhiên, PS có đặc điểm là dễ bị nhiệt
phân, ngay ở nhiệt độ khoảng 100 oC, sản phẩm tạo thành là các phân tử stiren.
Ngoài ra, quá trình sản xuất PS có thể còn tồn dư một lượng nhỏ etylbenzen và
stiren. Các hợp chất thơm như etylbezen và stiren đều là những hoá chất gây ung
thư mạnh, ảnh hưởng gan tuỵ và thần kinh. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Propilen, stiren và etylbenzen đều làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện
thường.
B. Phản ứng nhiệt phân polistiren còn gọi là phản ứng đepolime hoá.
C. Sử dụng hộp xốp để đựng thực phẩm nguội là nguy hiểm, bị cấm sử dụng.
D. Propilen, stiren và etylbenzen đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
Hướng dẫn: Qua bài Đại cương về polime, học sinh sẽ trả lời được Đáp án B

12


2.3.3. Bài tập có kiến thức chất bảo quản thực phẩm
Câu 1: Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì
quả chín có.
A.
B.
C.
D.

Axetilen làm những quả khác chín nhanh hơn.
Etilen làm những quả khác chín nhanh hơn.
Metan làm những quả khác chín nhanh hơn.
Butan làm những quả khác chín nhanh hơn.

Hướng dẫn: Qua bài ankin, học sinh sẽ trả lời được Đáp án A
Câu 2: Mứt là sản phẩm được chế biến từ quả tươi hay từ quả bán chế phẩm (pure
quả, nước quả, quả sunfit hóa) nấu với đường có nồng độ chất khô bao nhiêu?
A. 65% - 70%

B. 65% - 70%

C. 65% - 70%

D. 65% - 70%

Hướng dẫn: Qua bài cách chế biến mứt, học sinh sẽ trả lời được Đáp án A
Câu 3: Khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do
A. Trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) lớn

hơn gạo nếp.
B. Trong gạo tẻ có hàm lượng amilozo (hầu như không tan trong nước) lớn hơn
gạo nếp.
C. Trong gạo tẻ có hàm lượng tinh bột (hầu như không tan trong nước) lớn hơn
gạo nếp.
D. Trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) ít
hơn gạo nếp.
Hướng dẫn: Qua bài Tinh bột và xenlulozo, học sinh sẽ trả lời được Đáp án A
Câu 4: “Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong cuộc sống và gây
không ít “thiệt hại” về vật chất cho con người. Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng
với oxi trong không khí hình thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất này dưới
tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành xeton, andehit
có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn. Chúng ta :
A. Không để mỡ quá lâu trong không khí.
B. Nên để mỡ quá lâu trong không khí.
13


C. Không nên ăn mỡ
D. Ăn nhiều mỡ ôi thui
Hướng dẫn: Qua bài Lipit, học sinh sẽ trả lời được Đáp án A
Câu 5: Nước đá “ khô ” không nóng chảy mà thăng hoa nên thường dùng để tạo
môi trường lạnh và khô thuận tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
A. CO rắn

B. H2O rắn

C. SO2 rắn

D. CO2 rắn


Hướng dẫn: Đáp án D.
Nước đá khô là CO2
Câu 6: Trong nước mắm với hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc thực
phẩm. Người ta cho thêm urê vào nước mắm với mục đích gì ?
A. Tăng độ đạm

C. Tạo màu

B. Bảo quản nước mắm

D. Tăng thể tích

Hướng dẫn : Đáp án A
do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào để tăng độ đạm ( tương
tự cho melamin vào nước mắm)
Câu 7: Trong công nghệ sản xuất quả nước đường, người ta quy định tỉ lệ cái tối
thiểu của sản phẩm. Trung bình tỉ lệ cái khoảng bao nhiêu phần trăm đồ hộp?
A. 45% - 55%

B. 45% - 75%

C. 25% - 35%

D. 55% - 75%

Hướng dẫn: Qua bài thành phần và tỉ lệ ghi trên nhãn đồ hộp học sinh sẽ trả lời
được Đáp án A
Câu 8: Như diêm tiêu, thường được dùng trong việc chế biến các sản phẩm thịt
như lạp xưởng, xúc xích, jambon nhằm duy trì màu đỏ. Chỉ cần vượt quá giới hạn

cho phép, nó đã trở thành một nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh ung thư. Cho biết
công thức hoá học của diêm tiêu:
A. KNO3

B. KClO3

C. KNO2

D. HNO3

Hướng dẫn: Qua bài Lipit, học sinh sẽ trả lời được Đáp án A

14


Câu 9: Trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực
phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không
bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản
phẩm cũng như không làm biến dạng. Tuy nhiên thực tế chất bảo quản này thường
gây ngộ độc thực phẩm. CTPT của sodium benzoate là:
A. C6H5- ONa

B. C6H5- OH

C. C6H5- OK

D. C6H5- OCH3

Hướng dẫn: Qua bài Phenol, học sinh sẽ trả lời được Đáp án A
Vì sodium benzoate được điều chế từ phênol nên thường có lẫn phênnol do đó gây

ngộ độc.
Câu 10: Chất nào được dùng làm bột nở khi làm bánh (với hàm lượng cho phép):
A. (NH4)2CO3

B. Na2CO3

C. NH4HCO3

D. NaHCO3

Hướng dẫn: Đáp án D.
2.3.4. Bài tập về cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm
Câu 1: Để sát trùng (diệt vi khuẩn) các loại rau ăn sống (salad, nộm, gỏi, ....) trước
khi ăn người ta thường ngâm chúng với dung dịch nước muối loãng trong khoảng
10 – 15 phút. Tác dụng diệt khuẩn của nước muối trong trường hợp này là do
A. Dung dịch NaCl điện li ra ion Na +, ion này có tính bazơ mạnh nên tiêu diệt được
vi khuẩn.
B.Vi khuẩn chết vì mất nước do thẩm thấu.
C. Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính oxi hóa mạnh nên tiêu diệt
được vi khuẩn.
D. Dung dịch NaCl điện li ra ion Cl-, ion này có tính oxi hóa mạnh nên tiêu diệt
được vi khuẩn.
Hướng dẫn: Qua bài Tinh thể phân tử - Tinh thể nguyên tử , học sinh sẽ trả lời
được đáp án C
Câu 2: Ở những vùng vừa có lũ qua, nước rất đục không dùng trong sinh hoạt
được, người ta dùng phèn chua làm trong nước, tác dụng đó của phèn chua là do:
A. Trong nước phèn tạo ra Al(OH)3 dạng keo có khả năng hấp phụ các chất lơ
lửng làm chúng kết tủa xuống.
B. Phèn tác dụng với các chất lơ lửng tạo ra kết tủa.
15



C. Tạo môi trường axit hòa tan các chất lơ lửng.
D. Cả B, C.
Hướng dẫn: Qua bài hợp chất của nhôm, học sinh sẽ trả lời được đáp án A
Câu 3: Trong quá trình chế biến, tanin trong quả thường bị oxi hóa tạo
thành flobafen có màu đen, để khắc phục hiện tượng này người ta pha thêm chất
chống oxi hóa mà thường dung nhất là...?
A. vitamin C (axit ascorbic)

B. vitamin E

C. Vitamin A

D. vitamin D

Hướng dẫn: đáp án A
Câu 4: Khi nấu canh cá người ta thường cho chất chua vào, thường là acid acetic,
acid lactic; chất tanh của cá có chứa hỗn hợp amin vì vậy:
A.
B.
C.
D.

Chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin tạo kết tủa.
Chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin tạo khí.
Chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin tạo phức.
Chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin này tạo muối, làm giảm vị tanh.

Hướng dẫn: Qua bài amin, học sinh sẽ trả lời được đáp án D

Câu 5: Hơi thủy ngân rất độc và có thể gây ngộ độc thực phẩm, do đó phải thu hồi
thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Hướng dẫn: Qua bài Lưu huỳnh, học sinh sẽ trả lời được đáp án C
vì thuỷ ngân có thể tác dụng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường:
Hg + S → HgS.
Câu 6: Photpho trắng là chất độc có thể gây ngộ độc thực phẩm, phốt pho trắng
được bảo quản bằng cách ngâm trong:
A. dầu hoả

B. nước

C. benzen

D. ete

Hướng dẫn: Qua bài Phot pho, học sinh sẽ trả lời được đáp án A
16


Câu 7: Những người đau dạ dày do dư axit người ta thường uống trước bữa một
loại thuốc chứa chất nào trong các chất sau:
A. (NH4)2CO3

B.Na2CO3

C. NH4HCO3


D.NaHCO3

Hướng dẫn : Đáp án D.
Câu 8: Tã lót trẻ em sau khi giặt thường vẫn còn sót lại một lượng nhỏ ammoniac,
dễ làm cho trẻ bị viêm da, thậm chí mẩn ngứa, tấy đỏ. Để khử sạch amoniac nên
dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt ?
A. Phèn chua

B. Giấm ăn

C. Muối ăn

D. Gừng tươi

Hướng dẫn : Đáp án B
Câu 9: Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen. Trong đậu xanh có tanin. Nên
A.
B.
C.
D.

Tanin tác dụng với sắt tạo sắt II tanat màu xanh
Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đỏ
Tanin tác dụng với sắt tạo sắt II tanat màu trắng
Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đen

Hướng dẫn: Qua bài hợp chất của sắt, học sinh sẽ trả lời được đáp án D
Câu 10: Trong các nhà máy sản xuất rượu bia, nước ngọt, nước là nguyên liệu
quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Nước khử trùng bằng Clo thường có mùi khó chịu. Do vậy các nhà máy đã sử dụng
phương pháp khử trùng nước bằng ozôn để không có mùi lạ. Ozôn được bơm vào
nước với hàm lượng 0, 5 - 5g/m3. Ozon có tính sát trùng vì
A.
B.
C.
D.

Ozon có tính axit mạnh nên có khả năng sát trùng.
Ozon có tính bazo hoá mạnh nên có khả năng sát trùng.
Ozon có tính khử mạnh nên có khả năng sát trùng.
Ozon có tính oxi hoá mạnh nên có khả năng sát trùng.

Hướng dẫn: Qua bài Oxi - Ozon, học sinh sẽ trả lời được đáp án D
Câu 11: Salbutamol là chất được sử dụng để bào chế thuốc làm giãn phế quản trị
hen suyễn và hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Tuy nhiên, từ lâu Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã khuyến cáo không sử dụng
chất này trong chăn nuôi do có nhiều tác động nguy hiểm tới sức khỏe con người
nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể.
17


Hiện nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam
đã trộn thuốc này vào thức ăn gia súc để lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ
nạc cao hơn và màu sắc thịt đỏ đẹp hơn..., gây ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối với
người tiêu dùng. Về mặt hóa học, salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân
tử trùng với công thức đơn giản nhất và hàm lượng các nguyên tố C, H, O, N lần
lượt là 65,27%; 8,79%; 5,86%; 20,08%. Công thức phân tử của salbutamol là
A. C26H40N2O6
C. C7H11NO2


B. C13H21NO3
D. C13H23NO3

Hướng dẫn : Đáp án B
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết Salbutamol có trong thức ăn chăn
nuôi không tốt cho sức khỏe con người, nên không dùng trong chăn nuôi.
Câu 12: Trong một số quảng cáo trên truyền hình, ta thường thấy giới thiệu về loại
nước tương an toàn “không có 3-MCPD”. Đây là chất độc sinh ra trong quá trình
lên men tự nhiên dùng trong sản xuất tương truyền thống, là tác nhân gây ung thư
rất mạnh. Biết tên đầy đủ của 3-MCPD là 3-MonoCloPropanĐiol, công thức cấu
tạo tương ứng của nó là
A. HO-CH2-CHOH-CH2Cl
C. H2N-CH2-CH(NH2)-CH2Cl

B. HO-CH2-CHCl-CH2OH
D. HO-CH2-CHOH-CHCl-CH3

Hướng dẫn : Đáp án A
Thông qua bài này giáo dục cho HS biết loại nước tương an toàn “không có
3- MCPD’’ không tốt cho sức khỏe con người.

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIÊP VÀ NHÀ TRƯỜNG
18


Để kiểm nghiệm kết quả cho đề tài nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp, học sinh đều
có trình độ ngang nhau đó là các lớp 12A2, 12A3( mỗi lớp 45 học sinh) năm học
2016 - 2017 của trường THPT Thạch Thành 2. Lớp thực nghiệm là 12A2, tổ chức

giáo dục học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các bài tập hóa học như
trao đổi trong đề tài. Lớp đối chứng là lớp 12A3 tổ chức theo cách chưa áp dụng
sáng kiến kinh kinh nghiệm.
Trước khi áp dụng đề tài
Kết quả hoc tập
Mức trung
Mức khá
bình

Lớp

Dưới mức
trung bình

12A2

11,11%

57,78%

31,11 %

0,00 %

12A3

15,56%

55,55 %


28,89%

0,00%

Mức giỏi

Sau khi áp dụng đề tài tôi đã kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức (kiểm tra 15
phút và giao cùng một hệ thống câu hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ở 2 lớp đó)và
thu được kết quả như sau:
Kết quả hoc tập
Mức trung
Mức khá
bình

Lớp

Dưới mức
trung bình

12A2

0,00%

33,33%

48,89 %

17,78 %

12A3


8,89%

62,22 %

28,89%

0,00%

Mức giỏi

Qua thống kê chứng tỏ đề tài giúp học sinh hiểu biết hơn về vệ sinh an toàn
thực phẩm: chất bảo quản thực phẩm, các chất gây ngộ độc thực phẩm, quá trình
biến đổi các chất gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm
có liên quan đến các chất hoá học.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
19


Với kết quả dạy học như trên tôi nhận thấy việc đưa ra bài tập liên quan đến
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết ,
phát triển tư duy sáng tạo. Nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức
của học sinh , nhằm giúp cho học sinh có sự hiểu biết nhất định về vệ sinh an toàn
thực phẩm có liên quan đến các chất hoá học. Những lớp được dạy nội dung này thì
học sinh tiếp thu rất sôi nổi, tích cực và hứng thú và mang lại hiệu quả cao trong
học tập so với những lớp không được học.
3.2. KIẾN NGHỊ
Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng đề tài trên, tôi thấy rằng để có thể giúp
học sinh biết và hiểu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì giáo viên dạy bộ môn

hoá học ở các trường trung học phổ thông, cần đổi mới phương pháp dạy và học
hoá học, để làm thế nào gắn liền hoá học với thực tế về giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm. Trong giảng dạy hóa học chúng ta có thể lồng ghép, tích hợp những nội
dung vệ sinh an toàn thực phẩm để qua đó khai thác kiến thức, hay tổ chức thành
các bài học có nội dung như “Hoá học và vấn đề an toàn thực phẩm”. Để qua đó,
học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhằm nâng
cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Đối với nhà trường : Cần tạo điều kiện trang bị thêm cho giáo viên nhiều tài
liệu tham khảo cần thiết, cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và học tốt hơn nữa.
Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài của tôi có thể phát huy được
tác dụng và sẽ mang tính sát thực hơn, đầy đủ hơn.

20


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

1.
2.
3.
4.

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Trịnh Thị Loan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa hóa học 10 ( nâng cao – cơ bản)
Sách giáo khoa hóa học 11 ( nâng cao – cơ bản)
Sách giáo khoa hóa học 12 ( nâng cao – cơ bản)
Những vấn đề ôn thi hóa học và môi trường, biến đổi khí hậu, an toàn thực
phẩm của thầy Nguyễn Anh Phong, Vũ Khắc Ngọc, Lê Đăng Khương,
Lâm Vũ Linh,....


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG VÀ GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên: Trịnh Thị Loan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thạch Thành 2

TT

1

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B hoặc
Tỉnh…)

C)

Áp dụng cách xác định
nhanh số lượng đồng phân
cấu tạo của hợp chất hữu cơ
SỞ GD & ĐT
no, đơn chức, mạch hở vào
dạy học học sinh Thạch
Thành 2

C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2013 - 2014



×