Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng có hiệu quả phương pháp so sánh trong dạy học hóa học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.08 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước đổi
mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhằm thực hiện mục tiêu “Nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, ngành giáo dục cần có sự đổi mới
về công tác quản lí, nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, đặc biệt
là sự không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học. Hiện nay, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học được trao đổi, thảo luận sôi nổi và đó cũng là một trong các
tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên hằng năm.
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy rằng môn Hóa học là môn học khoa học
tự nhiên sử dụng tư duy logic trên nền tảng lý thuyết đã học. Thế nhưng, một bộ
phận học sinh còn lười học nên không nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm dẫn
đến không vận dụng được kiến thức đã học. Một số đối tượng học sinh khác do
không nắm được bản chất của các quá trình hóa học nên các em cảm thấy môn Hóa
học nặng nề, dẫn đến việc các em chán nản, thụ động. Để học sinh tích cực, chủ
động trong học tập nói chung và học môn Hóa học nói riêng thì việc đổi mới
phương pháp giảng dạy là vấn đề cấp thiết. Ngoài ra, từ nhiều năm nay việc kiểm
tra, đánh giá quá trình học tập Hóa học của học sinh theo phương pháp trắc nghiệm
khách quan. Các em học sinh không những phải nắm vững kiến thức trọng tâm mà
còn phải biết các vấn đề có liên quan dẫn đến khối lượng kiến thức tăng lên khiến
các em cảm thấy quá tải. Vì vậy, giáo viên phải tìm phương pháp thích hợp cho từng
chương, từng bài, thậm chí là từng đơn vị kiến thức cụ thể để kích thích sự tìm tòi,
sáng tạo và ham học hỏi của học sinh.
Trong chương trình Hóa học THPT hiện nay, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
thực hiện giảm tải, nhưng ở một số bài kiến thức còn nhiều, trong thời gian ngắn
của 1 tiết học giáo viên gặp không ít khó khăn để truyền tải được hết kiến thức.
Giáo viên và học sinh đều chịu áp lực về thời gian rất lớn, ảnh hưởng đến chất
lượng việc dạy và học. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất
lượng của việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh thì học sinh phải tích cực,
chủ động lĩnh hội kiến thức còn giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh. Để
làm được điều đó, yêu cầu giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, tự trau dồi để


tìm phương pháp dạy học thích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể. Vì thế tôi quyết
định chọn đề tài “Sử dụng hiệu quả phương pháp so sánh trong dạy học hóa học
trung học phổ thông” trên cơ sở HS nghiên cứu bài mới ở nhà nhằm tìm ra giải
pháp để giải quyết các vấn đề bất cập nêu trên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phương pháp so sánh không phải là phương pháp mới, không những chỉ áp
dụng trong dạy học mà còn áp dụng rất rộng rãi trong khoa học và đời sống. Nhưng
trong phạm vi đề tài này, tôi muối nói đến việc áp dụng phương pháp này một cách
hiệu quả trong giảng dạy môn Hóa học THPT giúp dạy nhiều tiết với thời gian ngắn,
tăng cường sự nghiên cứu của HS, mang lại hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số tiết học học, bài học có thể vận dụng phương pháp so sánh.
Trang 1


- Sử dụng phương pháp so sánh số tiết học học, bài học sẽ giúp HS hiểu sâu bài
hơn, giảm được thời gian trên lớp, giúp HS học tập chủ động hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp so sánh là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật
hiện tượng của hiện thực. Trong hoạt động tư duy của học sinh thì so sánh giữ vai
trò cực kỳ quan trọng. Việc nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng không thể có
nếu không có sự tìm ra sự khác biệt sâu sắc, sự giống nhau của sự vật hiện tượng.
Việc tìm ra những dấu hiệu giống nhau cũng như khác nhau giữa hai sự vật hiện
tượng là nội dung chủ yếu của tư duy so sánh. Cũng như tư duy phân tích, tư duy
tổng hợp thì tư duy so sánh có thể ở mức độ đơn giản (tìm tòi, thống kê, nhận xét…)
Trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng thực tế trên sẽ đưa tới

nhiều hoạt động tư duy đầy hứng thú. Nhờ so sánh ta có thể tìm thấy các dấu hiệu
bản chất giống nhau và khác nhau của vấn đề.
Sử dụng phương pháp só sánh để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh nhằm:
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học;
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm tạo ra những con
người lao động sáng tạo. Trong những năm gần đây có phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tích tích cực của con người biểu hiện
trong hoạt động của chủ thể, học tập là hoạt động chủ đạo của người học. Tính tích
cực của học sinh có sự tương đồng với tính tích cực nhận thức vì học tập là một
trường hợp đặc biệt của nhận thức, nên nói đến tích cực học tập là nói đến tích cực
nhận thức.
Phương pháp so sánh trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng yêu
cầu người học phải tích cực, chủ động để lĩnh hội kiến thức. Trong dạy học Hóa học
THPT, phương pháp so sánh yêu cầu người học phải tự tìm tòi kiến thức dựa vào
sách giáo khoa, sách tham khảo và trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì
mạng internet là kho tri thức khổng lồ. Qua việc tìm tòi kiến thức rèn luyện cho các
em tính kiên trì, tự giác và chủ động trong công việc. Sử dụng phương pháp so sánh
còn yêu cầu học sinh phải làm việc theo nhóm, học sinh từng nhóm phải biết tự
phân công công việc trong nhóm, thành công hay thất bại của nhóm phụ thuộc vào
sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm. Qua đó, các em có trách nhiệm hơn trong
công việc được giao và đó cũng chính là phần kiến thức mà học sinh lĩnh hội được.
Sử dụng phương pháp so sánh còn tạo được phong trào thi đua học tập giữa các đội,
Trang 2


các nhóm, các tổ trong lớp học. Hoạt động nhóm đem lại hứng thú học tập cho học
sinh, các em sẽ đoàn kết hơn, tích cực và chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến

thức.
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp dạy học tích cực,
người ta coi trọng việc tổ chức cho học sinh hoạt động, chủ động chiếm lĩnh tri
thức, hình thành kĩ năng, rèn luyện phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. “Sử dụng hiệu quả phương pháp so sánh trong dạy học hóa
học trung học phổ thông” sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở
trường phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc dạy, học môn Hóa học của giáo viên, học sinh trong nhà trường THPT
hiện nay là phụ thuộc chủ yếu vào nội dung, bố cục của sách giáo khoa đã khiến cho
giáo viên, học sinh chịu nhiều áp lực về thời gian trong quá trình thực hiện. Phương
pháp so sánh trong dạy học hóa học có thể giúp giáo viên kết nối nhiều đơn vị kiến
thức thậm trí nhiều bài học gắn kết lại với nhau làm cho nội dung kiến thức được
đơn giản hóa, ngắn gọn lại, tiết kiệm được thời gian nhưng đồng thời lại nghiên cứu
được nhiều kiến thức cùng lúc, tìm ra được điểm giống, khác nhau giữa các vấn đề
nghiên cứu giúp cho học sinh dễ dàng trong quá trình học bài và nhớ được kiến thức
lâu hơn.
Hiện nay, trong chương trình Hóa học THPT sử dụng Sách giáo khoa theo hai
ban riêng biệt là Ban cơ bản và Ban nâng cao. Trong thời gian từ năm 2007 đến nay,
tôi đã áp dụng hiệu quả phương pháp so sánh trong một số bài học cụ thể của cả 3
khối 10, 11, 12 được học sinh ủng hộ và đồng nghiệp đánh giá cao.
Trong chương trình có thể chia phương pháp so sánh làm 2 phần: so sánh nghiên
cứu kiến thức (áp dụng cho việc nghiên cứu bài mới) và so sánh tái hiện kiến thức
(áp dụng vào bài luyện tập, ôn tập chương). Một số bài, tiết cụ thể như sau:
* Phương pháp so sánh nghiên cứu kiến thức:
- Khối 10: + Tiết 15 - Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử
của các nguyên tố hoá học.
+ Tiết 31 - Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
+ Tiết 42 - Bài 25: Brom và iot.
+ Tiết 49, 50 - Bài 29: Oxi và ozon.

- Khối 11: + Tiết 17 - Bài 10: Photpho
+ Tiết 19 - Bài 12: Phân bón hóa học.
- Khối 12: + Tiết 3 - Bài 2: Lipit
+ Tiết 7, 8 - Bài 5: Glucozơ (NC)
+ Tiết 9, 10 - Bài 6: Sacarozơ (NC)
+ Tiết 12 - Bài 8: Xelulozơ (NC)
+ Tiết 16, 17 - Bài 11: Peptit và protein
+ Tiết 20 - Bài 13: Đại cương về polime
Trang 3


* Phương pháp so sánh tái hiện kiến thức:
- Khối 10: + Tiết 19 - Bài 14: Luyện tập chương 2
+ Tiết 27 - Bài 16: Luyện tập chương 3
+ Tiết 45 - Bài 26: Luyện tập halogen
+ Tiết 57 - Bài 34: Luyện tập halogen
- Khối 11: + Tiết 20 - Bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ, photpho và các hợp
chất của chúng
+ Tiết 27 - Bài 19: Luyện tập tính chất của cacbon, silic và các hợp
chất của chúng
-Khối 12: + Tiết 5 - Bài 4: Luyện tập este và chất béo;
+ Tiết 11 - Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat;
+ Tiết 20 - Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, aminoaxit
và protein
Phương pháp so sánh ngoài việc áp dụng cho từng bài học, từng phần kiến thức
của bài học như trên còn có thể áp dụng để khai thác những đơn vị kiến thức nhỏ và
rất nhỏ khác. Tuy nhiên, tôi nhận thấy tất cả đều có thể quy về “so sánh nghiên cứu
kiến thức” và “so sánh tái hiện kiến thức” nhằm làm nổi bật được vấn đề.
Trong hai phương pháp so sánh nêu trên, “phương pháp so sánh tái hiện
kiến thức” được áp dụng chủ yếu cho kiểu bài “Luyện tập” nhằm ôn tập toàn bộ

kiến thức đã học. Cách tiến hành dạy học theo phương pháp so sánh các bài học trên
là hoàn toàn giống nhau, nội dung cần so sánh của các bài học đó được thể hiện đầy
đủ, rõ ràng trong Sách giáo khoa. Cho nên, “phương pháp so sánh tái hiện kiến
thức” trong đề tài này chỉ trình bày cách thức dạy học chung cho tất cả các bài học.
Chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu “phương pháp so sánh nghiên cứu kiến thức”, phân
tích “nội dung so sánh” trong từng bài học, từng phần kiến thức cụ thể của bài học.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Phương pháp so sánh nghiên cứu kiến thức:
Để áp dụng phương pháp so sánh nghiên cứu kiến thức mới vào bài học, giáo
viên (GV) cần chuẩn bị phiếu học tập cho tiết học sau để HS về nhà nghiên cứu. GV
chuẩn bị bảng phụ cho tiết học. GV chia nhóm, thống nhất nội dung sau khi từng
HS nghiên ở nhà, đại diện từng nhóm trình bày một nội dung, nhận xét, đánh giá và
GV kết luận. Có thể tổ chức thi kiến thức.
2.3.1.1. KHỐI 10
Tiết 15 - Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử các
nguyên tố hóa học (Phần II.2: Một số nhóm A tiêu biểu)
II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
2. Một số nhóm A tiêu biểu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Trang 4


GV chia HS thành 4 nhóm hoạt động HS chia lớp thành 4 nhóm theo yêu cầu của
ở bài trước và yêu cầu HS nghiên cứu GV
trước ở nhà.
GV sử dụng 4 bảng phụ đã kẻ yêu cầu
chung của cả 3 nhóm IA, VIIA và

VIIIA (tên nhóm, tên các nguyên tố,
cấu hình electron lớp ngoài cùng, xu
hướng nhường – nhận electron của
nguyên tử, phân tử có bao nhiêu
nguyên tử, tính chất hoá học cơ bản).

Các nhóm HS tự nghiên cứu SGK, tích cực
hoạt động nhóm và hoàn thành nội dung
theo yêu cầu.

GV giới hạn thời gian trong 10 phút.

Đại diện các nhóm lên trình bày, sau đó các
nhóm nhận xét chéo mức độ hoàn thành của
nhau: Nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 2
nhận xét nhóm 3, nhóm 3 nhận xét nhóm 4,
nhóm 4 nhận xét nhóm 1.

GV hướng dẫn HS nhận xét, chỉnh lí
và bổ sung những nội dung chưa
đúng.
GV đánh giá mức độ hoạt động từng
nhóm, có tuyên dương và phê bình.

Sau 10 phút, HS các nhóm treo bảng phụ lên
bảng theo hướng dẫn của GV.

NỘI DUNG SO SÁNH
II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
2. Một số nhóm A tiêu biểu

Tên nhóm
Tên các
nguyên tố
Cấu hình (e)
lớp nc
Phân tử
Xu hướng bền
của nguyên tử
Hóa trị

Nhóm IA

Nhóm VIIA

Nhóm VIIIA

(kim loại kiềm)

(halogen)

(khí hiếm)

Li, Na, K, Rb, Cs

F, Cl, Br, I

ns1

ns2 np5


Dạng tinh thể
Cho 1 electron:

He, Ne, Ar, Kr, Xe,
Rn
ns2 np6

Phân tử có 2 nguyên tử Phân tử có 1
(X2)
nguyên tử
Nhận 1 electron:

M → M+ + e

X+e X–

1

Không cho, không
nhận electron

1

Tính chất
hoá học

Kim loại điển hình, tác
dụng với:

Phi kim điển hình, tác

dụng với:

(Viết
phương
trình hóa
học minh
họa)

- Oxi tạo oxit bazơ

- Kim loại tạo muối

4Na + O2 → 4Na2O

2Na + Cl2  2NaCl

- Nước tạo dd kiềm

- Hiđro tạo khí

Na+H2O → NaOH+ 1/2H2

H2 + Cl2  HCl

- Phi kim khác tạo
muối: 2K + S → K2S

- Hiđroxit của các
halogen là các axit.
Trang 5


Không tham gia
phản ứng hóa học
vì khí hiếm có cấu
hình electron
ngoài cùng bền
vững 8electron
(trừ He) [1]


Tiết 31 - Bài 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)
Hoàn thành bảng phụ sau:
STT

Số oxi hóa của các
nguyên tố

1

2Ca + O2 → 2CaO

2

SO3 + H2O → H2SO4

3

CaCO3 → 2CaO + CO2


4

2NH3 → 3H2 + N2

5

Fe + CuSO4 → FeSO4 +Cu

6

NaOH+HCl → NaCl+H2O

Loại phản ứng
(hóa hợp, phân
hủy, thế, trao đổi)

Có thay
đổi số oxi
hóa

Không thay
đổi số oxi
hóa

Hoạt động trên lớp
Pháp vấn HS và kết luận kiến thức:
Phản ứng không phải oxi hoá - khử
Phản ứng hoá hợp

Phản ứng oxi hoá - khử

Phản ứng hoá hợp

VD: 2Ca + O2 → 2CaO
Phản ứng phân huỷ

VD: SO3 + H2O  H2SO4
Phản ứng phân huỷ

VD: CaCO3 → 2CaO + CO2

VD: 2NH3  3H2 + N2
Phản ứng thế
VD: Fe + CuSO4  FeSO4+ Cu

Phản ứng trao đổi
VD: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tiết 42 - Bài 25: BROM VÀ IOT
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)
Nêu và hoàn thành bảng sau:
Halogen

Br2

Tính chất vật lí và
trạng thái tự nhiên
Tính chất hóa học
Điều chế
ứng dụng
Hoạt động trên lớp
- Cho các nhóm thống nhất ý kiến

Trang 6

I2


- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
- GV kết luận
Halogen

Br2

I2

1. Tính
chất vật
lí và
trạng
thái tự
nhiên

- Brom là chất lỏng, màu nâu đỏ, dễ
bay hơi, hơi brom độc. Brom tan
trong nước tạo thành nước brom, tan
tốt trong dung môi hữu cơ.

- Iot là chất rắn, màu đen tím, dễ
bị thăng hoa. Iot rất ít tan trong
nước, tan nhiều trong dung môi
hữu cơ.


- Tồn tại chủ yếu dạng muối bromua, - Tồn tại chủ yếu dạng muối iotua,
có trong nước biển.
có trong nước biển.

2. Tính chất hóa học
Tác
Brom oxi hóa được nhiều kim loại:
dụng với 2Na + Br 2NaBr (natri bromua)
2
kim loại
2Al + 3Br2  2AlBr3 (nhôm bromua)

Iot oxi hóa được nhiều kim loại
khi đun nóng hoặc có xúc tác
2Na + I2  2NaI (Natri iotua)
Fe + I2  FeI2 (sắt (II) iotua)

Tác
Phản ứng khi đun nóng và tỏa nhiệt Phản ứng ở to cao, có mặt xúc tác
dụng với ít hơn so với clo:
và là phản ứng thu nhiệt:
hiđro
H2 + Br2  2HBr (hiđro bromua)
H2 + I2  2HI (hiđro iotua)
Tác
Phản ứng xảy ra khó khăn hơn clo
dụng với
Br2 + H2O  HBr+ HBrO
nước


Hầu như không phản ứng với
nước.

Tác
Phản ứng xảy ra khó khăn hơn clo.
dụng với Br + 2NaOH NaBr +NaBrO + H O
2
2
dd kiềm

Phản ứng xảy ra rất khó khăn.

So sánh
Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2
tính Oxh
c. oxh c. khử
của các
halogen  Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Br2

Br2 + 2NaI  2NaBr + I2

3. Điều
chế và
Ứng
dụng

- Điều chế:

c. oxh


c. khử

Tính OXH của Br2 mạnh hơn I2
- Điều chế:

Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2

Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2
Br2 + 2NaI  2NaBr + I2

- Ứng dụng: Dùng để sản xuất một số
dẫn xuất của hidrocacbon trong công
nghiệp dược phẩm; Để sản xuất AgBr
dùng để tráng lên phim; Hợp chất của
brom được dùng nhiều trong công
nghiệp dầu mỏ, hóa chất cho nông
nghiệp, phẩm nhuộm...
Trang 7

- Ứng dụng: Phần lớn iot dùng để
sản xuất dược phẩm; Chất tẩy rửa
khi được trộn với iot sẽ tẩy sạch
các vết bẩn bám trên các thiết bị
trong nhà máy chế biến bơ, sữa;
Muối iot dùng để phòng bệnh
bướu cổ do thiếu iot [1]


Tiết 49, 50 - Bài 29: Oxi và ozon
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)

Nêu và hoàn thành bảng sau:
Chất

OXI

OZON

Nội dung
Cấu tạo phân tử
Trạng thái tự nhiên
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
Điều chế
ứng dụng
Hoạt động trên lớp
- Cho 2 dãy, mỗi dãy cử 6 HS lên trình bày
- Cho 2 dãy nhận xét của nhau, chấm điểm và kết luận
Chất

OXI

OZON

Nội dung
Cấu tạo phân
tử
Trạng thái tự
nhiên

Tính chất vật



CTPT

CTCT

O2

O=O

Oxi chiếm khoảng 20% về thể
tích trong không khí và lượng
này không đổi nhờ quá trình
quang hợp của cây xanh
Là chất khí, không màu, không
mùi, không vị, nặng hơn không
khí, ít tan trong nước

CTPT
O3

O

CTCT
O

O

ở độ cao 20-30km là tầng ozon.


Là chất khí, màu xanh nhạt, mùi
đặc trưng, tan trong nước nhiều
hơn oxi 16 lần.

Tính chất hóa Tính oxi hoá mạnh.
Tính oxi hoá mạnh, mạnh hơn oxi
học
- Oxi tác dụng được với hầu hết - Oxi tác dụng được với hầu hết
với các KL (Trừ Au, Ag, Pt)
với các KL (Trừ Au, Pt)
- Oxi tác dụng được với một số
PK có tính khử: C, P, S ...
- Oxi tác dụng được nhiều hợp
chất có tính khử
4FeO + O2 → 2Fe2O3
Điều chế

- Trong phòng thí nghiệm
Nhiệt phân hợp chất giàu oxi,
kém bền: KMnO4, KClO3, H2O2
Trang 8

O3 + Ag → Ag2O + O2
- Oxi tác dụng được với một số
PK có tính khử: C, P, S ...
- Oxi tác dụng được nhiều hợp
chất có tính khử, đặc biệt dd KI
O3 + 2KI+H2O→ I2 + 2KOH + O2
Trong cơn giông đã xảy ra phản
ứng tạo thành ozon từ oxi:



- Trong công nghiệp
+ Từ không khí: Chưng cất
phân đoạn không khí

tia löû
a ñieä
n
3O 2 
→ 2O3

+ Từ nước: Điện phân nước
ứng dụng

- Có vai trò quyết định đối với
sự sống của con người và động
vật
- Luyện thép, công nghiệp hóa
chất, y khoa, hàn…

- Lá chắn bảo vệ cho sự sống trên
bề mặt trái đất
- Lượng nhỏ làm không khí trong
lành
- Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn…
- Khử trùng nước ăn, khử mùi,
bảo quản hoa quả, chữa sâu răng
[1]


2.3.1.2. KHỐI 11
Tiết 17 - Bài 10: PHOTPHO (Phần II. Tính chất vật lý)
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)
Hoàn thành bảng sau:
Tính chất vật lí

Phốt pho trắng

Phốt pho đỏ

Trạng thái, màu sắc,
cấu trúc phân tử
Độc tính
Tính bền
Tính tan
Tính phát quang
Hoạt động trên lớp
Pháp vấn HS trình bày, nhận xét; GV kết luận
Tính chất vật lí

Phốt pho trắng

Phốt pho đỏ

Trạng thái, màu
sắc, cấu trúc
phân tử

Chất rắn trong suốt trông như
sáp. Cấu trúc mạng tinh thể

phân tử (P4)

Chất bột, màu đỏ, cấu trúc
polime (Pn)

Độc tính

Rất độc, gây bỏng da nặng

Không độc

Tính bền

Kém bền (bốc cháy trong không
khí trên 40oC)

Bền (bốc cháy trong không
khí trên 250oC)

Tính tan

Không tan trong nước nhưng tan Không tan trong các dung môi
được trong một số dung môi hữu thông thường.
cơ (bảo quản bằng cách ngâm
trong nước).

Tính phát quang

Phát quang màu lục nhạt trong
Trang 9


Không phát quang [3]


bóng tối.
Tiết 19 - Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC (Phần I. Phân đạm; Phần II. Phân lân;
Phần IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp)
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)
Hoàn thành bảng sau:
Bảng 1:
Các loại phân đạm

Phân đạm amoni

Phân đạm nitrat

Phân ure

Supephotphat đơn

Supephotphat kép

Phân lân nung
chảy

Thành phần hóa học
chính
Phương pháp điều chế
Bảng 2:
Các loại phân lân

Thành phần hóa học
chính
Phương pháp điều chế
Bảng 3:
Các loại phân lân

Hỗn hợp

Phức hợp

Giống nhau
Ví dụ
Khác nhau
Hoạt động trên lớp
- Cho các nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện 3 nhóm trình bày 3 vấn đề, cho HS nhận xét
- GV kết luận
Phần I. Phân đạm
loại đạm

Phân đạm amoni

Phân đạm nitrat

Phân urê

Thành phần
hóa học
chính


Các muối amoni:
NH4NO3, NH4Cl,
(NH4)2SO4, ...

Các muối nitrat:
NaNO3, Ca(NO3),…

Phương
pháp điều
chế

Cho amoniac tác
dụng với axit tương
ứng

Cho HNO3 phản ứng với Cho CO2 phản ứng
muối cacbonat
với NH3: CO2+2NH3

NH3+HCl  NH4Cl

(NH2)2CO

0

180−200 C , 200 atm
CaCO3+HNO3 Ca(NO3)2 +    →
H2O + CO2
(NH2)2CO+H2O


Trang 10


Phần II. Phân lân
Các loại
phân lân

Supephotphat đơn

Supephotphat kép

Phân lân nung chảy

Ca(H2PO4)2

Hỗn hợp photphat và
silicat của canxi và
magie

2 giai đoạn: điều chế
axit H3PO4 và cho axit
này tác dụng với quặng
photphoric hoặc apatit.

Nung hỗn hợp quặng
apatit, đá xà vân và
than cốc ở 10000C,
làm nguội, nghiền
nhỏ[3]


Thành phần Ca(H2PO4)2, CaSO4
hóa học chính
Phương
pháp điều
chế

1 giai đoạn: cho
quặng photphoric
hoặc apatit tác dụng
với axit H2SO4 đặc.
Ca3(PO4)2+2H2SO→
2CaSO4 + Ca(H2PO4)2

Ca3(PO4)2+3H2SO4 →
2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 →
3Ca(H2PO4)2

Phần IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Các loại phân lân
Giống nhau
Ví dụ
Khác nhau

Hỗn hợp

Phức hợp

Đều cung cấp cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K
Amôphôt là hỗn hợp

(NH4)2HPO4 và KNO3
NH4H2PO4, (NH4)2HPO4
Trộn lẫn các loại phân đơn Hỗn hợp các chất tạo ra đồng
thời bằng tương tác hóa học [3]
giải với nhau

2.3.1.3. KHỐI 12
Tiết 3 -Bài 2: Lipit
Sau khi học tiết 2 – bài 1: Este, để chuẩn bị học tiết 3, GV cho phiếu học tập để HS
về nhà chuẩn bị
Nêu và so sánh một số nội dung về Este và Chất béo
ESTE
Nội dung
Khái niệm
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
ứng dụng
Hoạt động trên lớp
- Cho các 4 nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện 4 nhóm trình bày 4 vấn đề, cho HS nhận xét
- GV kết luận

Trang 11

CHẤT BÉO


ESTE

CHẤT BÉO


1. Khái niệm, danh pháp.
Khi thay thế nhóm OH ở nhóm
cacboxyl của axit cacboxylic bằng
nhóm OR’ thì được este.
RCOOH + R'OH

H2SO4 ñaë
c, t0

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo,
gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
(thực ra chất béo là este 3 chức)

RCOOR' +H2O

2. Tính chất vật lý
- Các este là chất lỏng hoặc chất rắn
trong điều kiện thường, hầu như
không tan trong nước.
- Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với
các axit đồng phân hoặc các ancol có
cùng khối lượng mol phân tử hoặc có
cùng số nguyên tử cacbon.
3. Tính chất hóa học
a. Thuỷ phân trong môi trường axit

- Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất
rắn.
- Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong

các dung môi hữu cơ không cực: benzen,
clorofom,…
- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.

a) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

- VD:

1

H2SO4 l,to
CH3COOC2H5+H2O
CH3COOH+ C2H5OH

- Tổng quát:

CH2 - O - CO - R

2

CH - O - CO - R

+ 3H2O

H2SO4 l,t

RCOOR’ + H2O

RCOOH + R’OH


b. Thuỷ phân trong môi trường bazơ
(Phản ứng xà phòng hoá)
CH3COOC2H5 + NaOH

t0

o

/t
CH3 - CH=CH- COOCH3 + H2 Ni


CH3-CH2-CH2 -COOCH3

CH2 - OH

triglixerit

glixerol

CH2 - OH

1

CH2 - O - CO - R

+3NaOH

2


CH - O - CO - R

t0

 →

CH - OH

R - COOH

các axit béo

+

1
R - COONa
2

R - COONa
3

CH2 - O - CO - R

CH2 - OH

R - COONa

triglixerit

glixerol


xà phòng

c) Phản ứng hiđro hóa
Chất béo có chứa các gốc axit béo không no
tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao
có Ni xúc tác. Khi đó hiđro cộng vào nối đôi
C = C:
CH2 - O - CO - C17H33
CH - O - CO - C17H33+ 3H2
CH2 - O - CO - C17H33

triolein ( lỏng )

4. Điều chế, ứng dụng
a. Ứng dụng
- Dùng làm dung môi để tách, chiết
chất hữu cơ, pha sơn,...
- Một số polime của este được dùng

3

CH2 - O - CO - R

3

VD:

2


R - COOH

b) Phản ứng xà phòng hóa

CH3COONa +C2H5OH

c. Este không no có phản ứng cộng
(với H2, X2, HX), trùng hợp:

+

CH - OH

3

o

1
R - COOH

CH2 - OH

H+ , t0

CH2 - O - CO - C17H35
0

,p
 Ni,t →


CH - O - CO - C17H35
CH2 - O - CO - C17H35

tristearin (rắn)

d) Phản ứng oxi hóa
Nối đôi C = C ở gốc axi không no của chất
béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo
thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các
sản phẩm có mùi khó chịu.
4. Ứng dụng
- Chất béo là thức ăn quan trọng của con
Trang 12


để sản xuất chất dẻo.. hoặc dùng làm
keo dán.
- Một số este có mùi thơm, không
độc, được dùng làm chất tạo hương
trong công nghiệp thực phẩm, mĩ
phẩm....
b. Điều chế
Bằng phản ứng este hoá giữa axit
cacboxylic và ancol.

người .
- Chất béo còn là nguyên liệu để tổng hợp
một số chất khác cần thiết cho cơ thể.
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo
dùng để điều chế xà phòng và glixerol.

- Ngời ra chất béo còn được dùng trong sản
xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp[5]

Tiết 7, 8 - Bài 5: Glucozơ (NC)
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)
Hoàn thành bảng sau:
Chất

GLUCOZƠ

FRUCTOZƠ

Đặc điểm
Tính chất vật lý
Trạng thái thiên
nhiên
CTPT
Cấu tạo
Tính
chất
hóa
học

H2
Cu(OH)2
AgNO3/NH3
dd Br2
Lên men

Hoạt động trên lớp

- Cho các 4 nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện 2 nhóm trình bày 2 vấn đề trên, cho HS nhận xét
- GV kết luận
Hoàn thành bảng sau:
Chất

GLUCOZƠ

FRUCTOZƠ

Tính chất vật lý

Là chất rắn, không màu, dễ tan trong
nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng
đường mía

Là chất kết tinh, dễ tan trong nước,
có vị ngọt hơn đường mía.

Trạng thái thiên
nhiên

Có trong hầu hết các bộ phận của cây
(thân, rẽ, lá , hoa …), nhất là trong quả
trong quả (nhiều trong quả nho gọi là

Có nhiều trong quả ngọt và đặc biệt
trong mật ong (tới 40%)

Đặc điểm


Trang 13


đường nho), mật ong, máu người (0,1%)
CTPT

C6H12O6

C6H12O6

Cấu tạo

Mạch hở và mạch vòng (chủ yếu)
- Mạch hở
CH2OH-[CHOH]4-CH=O
- Mạch vòng

Mạch hở và mạch vòng (chủ yếu)
- Mạch hở
CH2OH-(CHOH)3-CO-CH2OH
- Mạch vòng

6

H
4

HO


5

CH 2OH

H H
OH
3

2

6

6

CH2OH

H
1

OH

H

5

4

OH

HO


H OH

H H C
3

H

O

4

1

HO

2

H2
Cu(OH)2

AgNO3/NH3

dd Br2
Lên men

H H
OH
3


2

OH
1

H

H OH

H OH

α-Glucozơ Glucozơ
Tính
chất
hóa
học

5

1

6

CH 2OH

β-Glucozơ

1

HOCH2

5

H OH

H4

3

OH H

CH2OH
2

HOCH2

OH

2

5

H OH

OH3

OH

4

OH H


α-Fructozơ

β-Fructozơ

CH2OH[CHOH]4CHO+H2
Ni ,t 0

→ CH2OH[CHOH]4CH2OH
Tác dụng với Cu(OH)2 ở đk thường →
dd phức màu xanh lam
2C6H11O6H + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu
+ 2H2O

CH2OH-(CHOH)3-CO-CH2OH +H2
Ni ,t 0

→ CH2OH[CHOH]4CH2OH
Tác dụng với Cu(OH)2 ở đk thường
→ dd phức màu xanh lam

CH2OH[CHOH]4CHO+2AgNO3+3NH3+
H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4+2Ag
+ NH4NO3

CH2OH[CHOH]3COCH2OH
+2AgNO3+3NH3+H2O →
CH2OH[CHOH]4COONH4+2Ag +
NH4NO3


CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O →
CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr
enzim
0 → 2C2H5OH + 2CO2
- C6H12O6 
0

2C6H11O6H + Cu(OH)2 →
(C6H11O6)2Cu + 2H2O

30 − 35 C

men.Lactic
- C6H12O6   →

2CH3 – CH(OH) – COOH [8]

Tiết 9, 10 - Bài 6: Sacarozơ (NC)
Tổ chức tương tự: Tiết 9, 10 - Bài 6: Sacarozơ
Phiếu học tập nghiên cứu trước ở nhà
Chất

SACCAROZƠ

Đặc điểm
Tính chất vật lý
Trạng thái thiên nhiên
CTPT
Cấu tạo
Tính

chất
hóa

CH OH

6 2

Phản ứng thủy phân
Tính chất của ancol đa chức
Tính chất của nhóm -CHO
Trang 14

MANTOZƠ


học
Tiết 12 - Bài 8: Xelulozơ (NC)
Phiếu học tập nghiên cứu trước ở nhà
Chất

TINH BỘT

XENLULOZƠ

Đặc điểm
Tính chất vật lý
Trạng thái thiên nhiên
CTPT
Cấu trúc phân tử
Tính

chất
hóa
học

Phản ứng thủy phân
Tính chất của ancol đa
chức
Tác dụng với dd I2

Tiết 16, 17 - Bài 11: PEPTIT VÀ PROTEIN
Phiếu học tập (GV cho trước HS về nhà chuẩn bị)
Hoàn thành bảng sau:
PEPTIT

PROTEIN

Khái niệm
Khái niệm
Tính chất hóa học
Hoạt động trên lớp
- Đại diện 2 nhóm trình bày 2 vấn đề trên, cho HS nhận xét
- GV kết luận
PEPTIT

PROTEIN

Khái Peptit chứa từ 2 đến 50 gốc αniệm aminoaxit liên kết bằng liên kết
peptit.

Protein là hợp chất chứa trên 50 gốc αaminoaxit liên kết bằng liên kết peptit.


Phân - Oligopeptit (2 đến 10 α loại aminoaxit)

- Protein đơn giản chỉ từ các gốc α –
amino axit.

Tính
chất
hóa
học

- Polipeptit (11 đến 50 α aminoaxit)

- Protein phức tạp: α – amino axit +
axit nucleic, lipit, ..

- Phản ứng thủy phân (xúc tác axit
hoặc bazơ)
Peptit Các α – amino axit.
- Phản ứng màu biure: Peptit (trừ
đipeptit) tác dụng với Cu(OH)2/OH–

- Phản ứng thủy phân (xúc tác axit hoặc
bazơ)

Trang 15

Protein Các α – amino axit
- Phản ứng màu biure : Protein tác dụng



với Cu(OH)2/OH– cho hợp chất màu tím
[5]

cho hợp chất màu tím

Tiết 20- Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (Phần V: Phương pháp điều chế)
1. Phản ứng trùng hợp

2. Phản ứng trùng ngưng

- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều
phân tử nhỏ (monome), giống nhau
hoặc tương tự nhau thành phân tử lớn
(polime).

- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều
phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn
(polime) đồng thời giải phóng những phân tử
nhỏ khác (như H2O,...).

- Điều kiện

- Điều kiện

+ Monome phải có liên kết bội hoặc
vòng kém bền.

+ Các monome phải có ít nhất hai nhóm chức
có khả năng phản ứng để tạo liên kết với

nhau.

+ Điều kiện thích hợp để phản ứng
xảy ra như: xt,to, p.

+ Điều kiện thích hợp để phản ứng xảy ra
như : xt,to.

Thí dụ

Thí dụ

n CH2 = CHCl  [– CH2 – CHCl –]n

nH2N[CH2]5COOH – [NH[CH2]6CO]n+ nH2O

Vinyl clorua

Poli(vinyl clorua) Axit-aminocaproic
[5]

Policaproamit (nilon–6)

Tiết 54 - Bài 33: HỢP KIM CỦA SẮT
NỘI DUNG SO SÁNH GANG VÀ THÉP
Khái
niệm

Phân
loại


Gang là hợp kim của Fe với C (2–
5%) khối lượng C, ngoài ra còn
một lượng nhỏ các nguyên tố Si,
Mn, S, P,...
Gang trắng
–Chứa ít C, Si,
chứa nhiều
xementit
(Fe3C).

Gang xám
–Chứa nhiều C
hơn ở dạng than
chì.

–Dùng để luyện –Dùng để đúc bệ
thép.
máy, cánh cửa,...

Sản
xuất

a) Nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit
bằng than cốc trong lò cao.
b) Nguyên liệu: Quặng hematite đỏ
(Fe2O3), than cốc, chất chảy
(CaCO3).
Trang 16


Thép là hợp kim của Fe với C (0,01–
2%), ngoài ra còn có một số nguyên tố
khác (Si, Mn, Cr, Ni,...)
Thép thường (thép
cacbon)

Thép đặc biệt

–Thép mềm chứa
không quá 0,1%C,
dùng chế tạo các vật
dụng và xây dựng nhà
cửa.

Thép đặc biệt
là thép có chứa
thêm các
nguyên tố khác
như : Si, Mn,
Cr, Ni, W,...có
nhiều ứng
dụng khác
nhau.

–Thép cứng chứa trên
0,9%C, dùng để tạo
công cụ, vòng bi, vỏ
xe bọc thép.

a) Nguyên tắc: Giảm hàm lượng C, S,

Si, Mn,... có trong gang bằng cách oxi
hóa các chất đó thành oxit rồi biến
thành xỉ.
b) Nguyên liệu: Gang trắng, gang xám,


c) Những phản ứng hóa học xảy ra
trong quá trình luyện quặng thành
gang

khí O2 và chất chảy (CaO).

-Phản ứng tạo CO: C + O2  CO2

- Phản ứng oxi hóa tạp chất:

c) Những phản ứng hóa học xảy ra
trong quá trình luyện gang thành thép

CO2 + C  2CO

C + O2 CO2

- Phản ứng khử oxit sắt:

S + O2 SO2

3Fe2O3 + CO  2Fe3O4 + CO2↑

Si + O2 SiO2


Fe3O4 + CO  3FeO + CO2↑

2P + 5O2  P2O5

FeO + CO  Fe + CO2↑
- Phản ứng tạo xỉ:

- Phản ứng tạo xỉ:

CaCO3  CaO + CO2

CaO + SiO2 CaSiO3

CaO + SiO2 CaSiO3

3CaO + P2O5 Ca3(PO4)2 [5]

2.3.2. Phương pháp so sánh tái hiện kiến thức
Các bài luyện tập ôn tập chương trong SGK thể hiện rất rõ các phần kiến thức
cần so sánh, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập trước ở nhà hoặc
so sánh tái hiện kiến thức của chương để ôn tập. Giáo viên là người hướng dẫn, đặt
câu hỏi đàm thoại tái hiện theo phương pháp so sánh để học sinh tái hiện lại kiến
thức đã học. Các bài học sử dụng phương pháp so sánh tái hiện kiến thức đều có
nội dung so sánh trong SGK, tôi xin giới thiệu sơ lược một số tiết như sau:
Tiết 19 - Bài 14: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2 (Phần A.3: Những đại lượng và tính
chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân)
Hoạt động 3: Phiếu học tập cho HS làm ở nhà:
Hãy thống kê vào bảng sau:
Tính

chất

I1

Bán
kính

Độ âm
điện

Tính
KL

Tính

PK

BZ

AX

Hoá trị cao nhất
O

H

Chu kì
Nhóm

Cho HS trả lời và GV kết luận:

Tính
chất

I1

Bán
kính

Độ âm
điện

Tính
KL

Tính
PK

Chu


Bazơ

Hoá trị cao
nhất

Axit

H

O


4

7
1 1

Trang 17


Nhóm
Tiết 27 - Bài 16: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
GV phát phiếu học tập về nhà có 3 nội dung ở phần A như sau:
Câu 1: So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
Loại liên kết
ion
Giống nhau
Khác Bản chất
nhau Tính chất
nguyên tử
Câu 2: So sánh các kiểu mạng tinh thể
Loại
Tinh thể ion
Đặc tính
Khái niệm
Liên kết
giữa các
phần tử
cấu tạo
Đặc điểm
về lực liên

kết
Tính chất
chung

Cộng hóa trị

Tinh thể
nguyên tử

Tinh thể
phân tử

GV kết luận
Câu 1: So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
Loại liên kết
ion
Cộng hóa trị
Giống nhau
Mục đích: Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay
tinh thể bền vững hơn [1]
Khác Bản chất lực hút tĩnh điện giữa các ion
Dùng chung cặp electron
nhau
mang điện tích trái dấu
Tính chất Kim loại và phi kim
Phi kim và phi kim
nguyên tử
Câu 2: So sánh các kiểu mạng tinh thể
Loại
Tinh thể ion

Tinh thể
Tinh thể
Đặc tính
nguyên tử
phân tử
Loại liên
Ion, nguyên tử, electron
Các nguyên tử
Các phân tử
kết
Đặc điểm Lực hút tĩnh điện giữa các Lực liên kết cộng
Các phân tử hút
về lực liên ion ngược dấu rất lớn
hoá trị
nhau bằng lực yếu
kết
Tính chất
- Rắn, rất bền vứng khó
Bền vững, rất cứng, Kém bề, dễ nóng
chung
nhiệt độ nóng chảy chảy, dễ bay hơi [1]
bay hơi, khó nóng chảy
- Thường tan trong nước, và nhiệt độ sôi cao.
Trang 18


dd tạo ra dẫn điện.
Tiết 11- Bài 7: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIĐRAT
Bảng tổng kết kiến thức về cacbohiđrat
Loại gluxit


Monosaccarit

Chất

Glucozơ

Đisaccarit

Fructozơ

Saccarozơ

Mantozơ

Polisaccarit
Tinh bột

Xenlulozơ

CTPT
CTCT
Thủy phân
Poliancol
Tráng gương
Cu(OH)2/OHNước brom
(dd KMnO4..)
H2/Ni, t0C
dung dịch I2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trước hết, tôi nhận thấy đề tài đã hoạt động hóa được học sinh (kể cả những
học sinh lười, thụ động) thông qua hoạt động nhóm. Trong một nhóm, các em học
sinh hỗ trợ, hợp sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập, trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
Hoạt động nhóm trong phương pháp so sánh mang tính chất đối kháng nên các em
hứng thú hơn trong học tập. Phương pháp so sánh giúp các em thấy được sự giống
nhau và tìm ra sự khác biệt của các vấn đề cần so sánh, đồng thời các em làm chủ
lĩnh hội kiến thức, có thời gian nghiên cứu kiến thức ở nhà, giảm bớt thời gian trên
lớp, nhiều em đã nắm cơ bản kiến thức từ nhà, phần nào còn phân vân đến lớp giải
quyết qua tiết học, điều đó giúp các em khắc sâu kiến thức đã học. Với phương pháp
so sánh, học sinh là chủ thể nghiên cứu kiến thức mới và tái hiện kiến thức cũ giúp
các em hăng hái hơn trong học tập, kích thích sự tìm tòi, ham học hỏi của học sinh.
Mỗi năm tôi đều có thử nghiệm đề tài với từng bài cụ thể ở mỗi khối lớp khác
nhau và sau nhiều năm mới rút ra được phương pháp riêng cho từng bài, từng phần
kiến thức. Trong năm học 2016 - 2017, tôi tiến hành thử nghiệm trên 2 lớp có trình
độ tương đương nhau là lớp 12A và lớp 12B Trường THPT Mai Anh Tuấn. Trong
đó, lớp 12A là lớp thực nghiệm (TN) còn lớp 12B là lớp đối chứng (ĐC). Hai lớp
này có trình độ tương đương nhau về các mặt:
- Số lượng học sinh cả 2 lớp đều 40 học sinh, cùng độ tuổi.
- Chất lượng học tập nói chung và môn Hoá nói riêng.
Kết quả học tập học kỳ I ở 2 lớp được chọn như sau.
Học lực TBHK I

Lớp TN

Lớp ĐC

Học lực môn Hoá

Lớp TN


Lớp ĐC

Khá, giỏi

37,5%

29,5%

Khá, giỏi

40,5%

32,5%

T.Bình

47,5%

50,0%

T.Bình

47,0%

48,5%

Trang 19



Yếu

15,0%

20,5%

Yếu

12,5%

19,0%

Phương pháp so sánh phát huy tốt và có hiệu quả đối với việc dạy học môn
Hóa học tại trường THPT khi thực hiện ở các bài học có nghiên cứu về hai hay
nhiều chất trong một chương, một bài hoặc sử dụng trong các bài luyện tập chương
để tóm tắt các nội dung đã học.
3. Kết luận, kiến nghị
Trong giảng dạy nói chung và trong dạy học Hóa học nói riêng, để học sinh
nắm vững kiến thức và kĩ năng đảm bảo học đi đôi với hành thì phương pháp dạy
của giáo viên có tính quyết định. Tôi ủng hộ quan điểm giáo dục: “học sinh là trung
tâm”, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội
kiến thức. Để làm được điều đó, giáo viên cần suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp
giảng dạy để học sinh chủ động hơn trong học tập, không còn tâm lí ỷ lại, trông chờ
vào giáo viên. Giáo viên cần đẩy mạnh hoạt động nhóm hiệu quả hơn để hoạt động
nhóm không còn mang tính hình thức mà đi sâu vào cải thiện chất lượng hoạt động
nhóm tiến tới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động. Giáo viên
cần rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu kiến thức tiến đến “đổi mới
căn bản và toàn diện ngành giáo dục”. Để cải thiện chất lượng giáo dục, thì người
giáo viên mang trọng trách rất lớn, có tính quyết định.
Đối với học sinh, cần thay đổi phương pháp học từ lĩnh hội kiến thức sang tự

tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức, từ thụ động sang chủ động, từ “học để thi” sang “học
để biết, học để làm, học để định hình bản thân, học để sống với người khác”.
Đối với nhà trường cần tổ chức các buổi hội giảng nhiều hơn nữa để thúc đẩy
sự đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả nghiên cứu cho giáo viên; có
tủ sách lưu lại các chuyên đề bồi dưỡng học tập của giáo viên hàng năm để làm cơ
sở nghiên cứu phát triển thành đề tài.
Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ học sinh và giáo viên có đủ tài
liệu, sách tham khảo trong nhà trường, các chuyên đề SKKN hàng năm đưa lên các
trang web của Sở GD&ĐT để giáo viên tham khảo.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân về sử dụng phương pháp so sánh trong dạy
hoạc môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, đặc biệt áp dụng tốt cho chương
trình Chuẩn, đối với chương trình Nâng cao, giáo viên cần bổ sung thêm một số nội
dung nâng cao. Do hạn chế về thời gian nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu
sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để kết quả giảng
dạy môn Hóa học ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh hóa ngày 05 tháng 06 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Trang 20


Nguyễn Văn Thiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 10 – Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Nguyễn Đức Chuy,
Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2006.
2. Sách giáo viên Hóa học 10 – Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Lê Trọng Tín, Lê

Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2006.
3. Sách giáo khoa Hóa học 11 – Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Lê Mậu Quyền,
Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2006.
4. Sách giáo viên Hóa học 11 – Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Phạm Văn Hoan,
Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Lê Trọng Tín – Nhà xuất bản giáo dục – Năm
2006
5. Sách giáo khoa Hóa học 12 – Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) và các tác giả khác
– Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007.
6. Sách giáo viên Hóa học 12 – Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) Phạm Văn Hoan,
Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tường – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007.
7. Sách giáo khoa Hóa học 11 Nâng cao – Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê
Mậu Quyền – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007.
8. Sách giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao – Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Từ Vọng
Nghi, Đỗ Đình Ráng, Cao Thị Thặng – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007.

Trang 21


SHIFTt

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS : Học sinh
PTHH: Phương trình hóa học
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
SGK: Sách giáo khoa
THPT: Trung học phổ thông
TN: Thí nghiệm

Trang 22




×