Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ xuân diệu ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.15 KB, 18 trang )

1

Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học
thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông
Using comparable measures for the teaching of poetry Xuan Dieu popular in high school
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 113 tr. +

Vũ Thị Thanh Tuyền


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn Ngữ văn);
Mã số:60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ái Học
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lí luận của
việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông.
Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học thơ Xuân Diệu trong trường trung học phổ thông. Sử
dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 ban
cơ bản ở trường trung học phổ thông. Thiết kế phương án dạy học cho bài thơ “Vội vàng” -
Xuân Diệu - Ngữ văn 11 cơ bản có sử dụng biện pháp so sánh. Thực nghiệm sư phạm, kiểm
nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu
trong sách giáo khoa ngữ văm 11 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông.

Keywords: Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Thơ; Phổ thông trung học

Content.
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI là bước vào một thế kỷ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự gia tăng như thác lũ của lượng thông tin đòi hỏi


con người phải có cách ứng sử khoa học kỹ năng thích hợp hơn so với thời đại trước. Con người
muốn tồn tại, muốn hoà nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng
động, tích cực, sáng tạo, có óc quan sát nhạy bén, trí tuệ linh hoạt, có thái độ lựa chọn thông tin và
hiểu thông tin một cách sáng tạo. Đáp ứng yêu cầu đó của xã hội, nhiệm vụ hiện đại hoá giáo dục
được đặt ra như một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phát triển giáo dục, trong đó đổi
mới nội dung phương pháp dạy và học là vấn đề then chốt trong chiến lược: “ Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá
trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên
đại học” (Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội 1997, tr.4).Trên tinh thần đó, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khi nói về
2

giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề
cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn… ” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia 2001, tr108,109).
Như vậy trên con đường hội nhập với thế giới, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt chú trọng vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp giảng dạy là vấn đề then chốt.
Gần đây nhất, trong lần thay sách giáo khoa Ngữ văn 2006, việc đổi mới chương trình sách
giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương
pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới trong giáo dục, mới có thể đào tạo được
lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế
giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Môn Văn vừa nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn thuộc lĩnh vực
giáo dục thẩm mỹ, vừa là một bộ môn có tính chất công cụ Nó không những nuôi dưỡng tâm hồn mà còn
giúp con người hình thành và phát triển và hoàn thiện nhân cách. Dạy Văn có thể coi là một nghệ thuật,
nghệ thuật cảm thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm hồn, là khát vọng vươn tới chân,
thiện, mỹ. Người giáo viên là chiếc cầu nối không thể thiếu để học sinh đến được với những giá trị đích

thực của tác phẩm văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm của mình, người thầy sẽ
đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, củng cố niềm tin, sự hứng thú, khơi dậy niềm đam mê và tình
yêu văn học, để rồi văn học chiếm vị trí xứng đáng trong hành trang tri thức của các em. Cũng từ đây, các
em sẽ lớn dần lên qua những giờ dạy Văn hiệu quả ấy, bởi văn học có khả năng thanh lọc tâm hồn con
người, thấy yêu đời, yêu người và hoàn thiện mình hơn.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, khối lượng thơ Lãng mạn khá lớn nên việc
giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết. Nó có tác dụng nâng cao trình độ thưởng
thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh trong thời đại mới.
Thơ lãng mạn- phong trào Thơ Mới (1930-1945) đánh dấu bước chuyển mình của nền văn
học dân tộc từ truyền thống sang hiện đại, không ít tác phẩm giai đoạn này được đánh giá ngang tầm
với các tác phẩm xuất sắc của nền văn học phương Tây hiện đại. Trong giai đoạn này, vai trò của chủ
thể sáng tạo (cái Tôi cá nhân, cá thể) in dấu ấn đậm nét và chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng về
phong cách cũng như bút pháp nghệ thuật. Mỗi người một quan điểm, một phong cách riêng nhưng
đều đóng góp vào quá trình cách tân, hiện đại hoá giúp cho thơ Việt nam phát triển mạnh mẽ cả bề
rộng lẫn chiều sâu, đánh dấu mốc son chói lọi trên thi đàn văn học.
Trong số những cây bút lãng mạn xuất sắc đóng góp to lớn vào sự phát triển, trưởng thành và
cách tân thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng và của nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX nói
chung được đưa vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông, không thể không kể tới Xuân Diệu –
3

nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới. Một nhà thơ lãng mạn số một của văn học Việt nam lúc bấy
giờ, ông hoàng của thơ tình. Ông là một trong số không nhiều nhà thơ đã có nhiều cống hiến cho nền văn
chương Việt Nam thế kỷ XX. Mỗi trang viết của ông đều thể hiện dạt dào cảm xúc, sự táo bạo, mới lạ
Xuân Diệu đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với nhiều thể loại: Thơ, văn xuôi, tiểu luận, phê bình,
dịch thuật. Văn nghiệp của Xuân Diệu trải qua hai giai đoạn, trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước
cách mạng tháng Tám Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông
được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức. Năm 1996, ông được
Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Xuân Diệu và tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy từ sau năm 1980 cùng một số nhà
thơ cùng thời một họ dần dần đã có chỗ đứng trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đặc

biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước lại đây, học sinh được học nhiều hơn về Xuân Diệu, học tới 5 tiết
ở lớp 11 (sau Nam Cao; bằng Tố Hữu và ngang bằng Nguyễn Tuân), trong đó bài thơ "Vội vàng" rút
ra từ tập “Thơ thơ” in năm 1938, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện
nay là tác phẩm có nhiều mới, lạ và độc đáo. Bài thơ tập trung cao nhất niềm khát khao giao cảm với
đời đến cuống quýt; là hồn thơ hăm hở, sôi nổi, yêu đời yêu sống đến cuồng nhiệt; là cái khát vọng
của mình giữa tuổi trẻ và xuân tình; là một cảm xúc triết học một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Mà
để chiếm lĩnh, cảm nhận được những niềm cảm xúc đó và cảm nhận được cái mới mẻ xưa nay chưa
từng có trong tác phẩm vậy phải tìm đến biện pháp dạy học so sánh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài

Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học
thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông
”.
2. Lịch sử vấn đề
Xuân Diệu một tác gia lớn, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt nam. Hơn nửa
thế kỷ cầm bút ông đã để lại cho đời một di sản văn học đồ sộ. Thực tế cho thấy các tác phẩm của
Xuân Diệu ngay từ khi mới ra đời đã gây xôn xao dư luận bởi trong thơ ông một phong cách mới, lạ,
độc đáo một phong cách rất Tây. Tác phẩm của ông được nhiều thế hệ đón nhận với niềm say mê,
yêu thích, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Những tác phẩm ấy đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu.
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Xuân Diệu, về biện pháp giảng dạy thơ
Xuân Diệu.
2.1. Nghiên cứu của chuyên ngành văn học Việt Nam
Trước cách mạng tháng Tám
- Thế Lữ giới thiệu tập “Thơ thơ”(1938) của Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời,
một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian… ”
- Năm 1941, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”NXB Văn học,2003, Hoài Thanh đã ca ngợi
Xuân Diệu là một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
4


- Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại”(Hà Nội tân dân, 1942) đã khẳng
định: “Xuân Diệu mới nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất trong tất cả thơ mới”. Và trong cuốn “Việt
Nam văn học sử yếu”, Dương Quảng Hàm có đánh giá tập “Thơ thơ”: “Thơ thơ là một tập thơ chan
chứa tình cảm lãng mạn, trong đó có nhiều từ mới lạ, tỏ ra tác giả thật có tâm hồn thi sĩ nhưng cũng
có nhiều câu vụng về, non nớt chứng tỏ tác giả chưa lão luyện về kĩ thuật của nghề thơ”[tr.18 - 82].
Sau Cách mạng tháng Tám năm đến năm 1975
Phong trào Thơ mới nói chung, thơ ca Xuân Diệu nói riêng trở thành đối tượng bị phê
phán, công kích.
Mãi đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, các công trình nghiên cứu đề cập
đến thơ ca Xuân Diệu mới xuất hiện.
- Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”(công trình tập thể), các tác giả Mã Giang Lân, Nguyễn
Văn Long coi Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của
phong trào Thơ mới.
Giữa những năm 1975 đến nay
- Trong cuốn “Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm” của Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới
thiệu, cuốn sách tập hợp khá đầy đủ và tương đối có hệ thống những bài viết về sự nghiệp văn và
cuộc đời của tác giả
- Trong cuốn “Con mắt thơ”, Đỗ Lai Thúy đã phản ánh những cố gắng, tìm tòi của các nhà
nghiên cứu về phong cách và thi pháp thơ Xuân Diệu.
- Trong cuốn “Thơ mới những bước thăng trầm”, tác giả Lê Đình Kỵ đã thể hiện tâm hồn
nồng nàn, nồng nhiệt của Xuân Diệu và chỉ rõ đặc sắc nghệ thuật của ông.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có những công trình khác như: “Nhìn lại một
cuộc cách mạng trong thi ca”(do Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên), “Thơ Xuân Diệu trước cách
mạng tháng Tám năm 1945”(qua “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”) của Lý Hoài Thu, luận án tiến
sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ ca Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945” của tác giả Lê Quang
Hưng, và cuốn “Ba đỉnh cao Thơ mới” của Chu Văn Sơn.
Ngoài ra còn một số bài viết như: “Trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu (So sánh
với Nguyễn Bính)” Của Vũ Thi Ân Báo ngôn ngữ số 9 tr 27-37- 2003; “Hư từ và giá trị biểu đạt của
hư từ trong bài thơ “Vội vàng”- Xuân Diệu” của Bùi Thanh Hoa- Tạp chí khoa học số 2 tr 42-45
2005;…

Tóm lại, Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong phong trào Thơ mới nói riêng và nền văn học hiện
đại nói chung. Xuân Diệu đã là một mảnh đất nghiên cứu lớn cho nhiều nhà nghiên cứu và sẽ còn
nhiều vấn đề được khai thác và tìm hiểu ở tác giả này qua những tác phẩm của ông.


5

2.2. Nghiên cứu của chuyên ngành phƣơng pháp
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về việc giảng dạy thơ văn của Xuân Diệu trong nhà
trường cũng đã có những đóng góp đáng kể: “ Phương pháp dạy học văn chương trong nhà trường”
của PGS.TS.Nguyễn Viết Chữ đã đề gợi ý phân tích tác phẩm “Thơ duyên” và “Vội vàng” của Xuân
Diệu”;; “Thiết kế bài giảng ngữ văn 11” của Nguyễn Văn Đường…
Ngoài ra còn có một số khóa luận như: “Phương pháp phân tích tác phẩm trữ tình của Xuân
Diệu trong nhà trường PT” của Nguyễn Kim Hằng, “Một số phương pháp và biện pháp dạy học thơ
lãng mạn của Xuân Diệu trong chương trình lớp11 THPT” của Nguyễn Thị Mai Phương, luận văn
thạc sĩ “Hướng dạy học mới bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu” của Trương Văn Thắng, “Phương
pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp” của Nguyễn Thị Lượm…
Về biện pháp dạy học so sánh cũng có một số công trình nghiên cứu như: cuốn “Phương pháp
dạy học văn” của GS. Phan Trọng Luận; Luận văn thạc sỹ “So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản)” của nguyễn Thị Thuỳ Dương;
sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học Ngữ văn 7” và
“Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương từ tư duy hệ thống” của TS. Nguyễn Ái Học đã so sánh
thời gian trong thơ Xuân Diệu và thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử trong bài “dạy “Đây thôn Vĩ Dạ”
từ tư duy hệ thống
Đã có nhiều luận văn về Xuân Diệu, biện pháp dạy học thơ Xuân Diệu, song vẫn chưa có ai
nghiên cứu vận dụng biện pháp dạy học so sánh trong dạy thơ Xuân Diệu ở trường phổ thông. Hơn
nữa, việc cảm nhận thơ Xuân Diệu đối với học sinh trong nhà trường trung học phổ thông luôn là
một khó khăn chính vì vậy để tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh chúng tôi đi nghiên cứu cụ thể
hơn về việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu lớp 11 cơ bản và thiết kế phương án
dạy học với biện pháp đó.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp dạy học so sánh.
Tác gia và tác phẩm Xuân Diệu.
Tác giả và tác phẩm Nguyễn Bính.
Thơ Trung đại.
Sách ngữ văn 11
Phong trào Thơ mới
5. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu trong trường trung học phổ thông để
nâng cao khả năng cảm nhận thơ Xuân Diệu.
6

6. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông (lớp 11 cơ bản).
7. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở lớp 11 cơ bản sẽ nâng cao khả năng
cảm nhận thơ Xuân Diệu của học sinh trung học phổ thông.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lí luận của việc sử dụng biện
pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông.
- Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học thơ Xuân Diệu trong trường trung học phổ thông.
- Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 ban cơ
bản ở trường trung học phổ thông.
- Thiết kế phương án dạy học cho bài thơ “Vội vàng” - Xuân Diệu - Ngữ văn 11 cơ bản có sử dụng
biện pháp so sánh.
- Thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy
học thơ Xuân Diệu trong sách giáo khoa ngữ văm 11 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng biện pháp nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lí
luận của đề tài.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra giáo dục, sử dụng phương pháp này để khảo sát tình hình dạy học ngữ văn nói
chung, dạy học bằng biện pháp so sánh nói riêng ở một số trường trung học phổ thông trong tỉnh Bắc
Giang thông qua hình thức phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh. Từ biện pháp này,
người viết sẽ có được những số liệu thực tế của vấn đề nghiên cứu.
- Quan sát sư phạm: phương pháp này được sử dụng trong quá trình dự giờ giáo viên.
- Tọa đàm với giáo viên về biện pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học sử dụng biện pháp
so sánh trong dạy Ngữ văn nói riêng.
- Thực nghiệm sư phạm: sử dụng biện pháp này để kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi, hiệu quả
của biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu.
9.3. Sử dụng phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê trong quá trình nghiên cứu với mục đích xử lí số liệu điều tra
thực tế và thực nghiệm sư phạm.
9.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu được sử dụng trong luận văn với mục đích làm nổi bật những ưu thế của
việc sử biện pháp so sánh khi giảng dạy thơ Xuân Diệu với các biện pháp khác.
7

9.5. Phương pháp phân tích hệ thống
Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống đặt tác phẩm được nghiên cứu và các biện pháp
giảng dạy vào hệ thống mang tính đặc thù, từ đó có điều kiện để tìm hiểu sâu sắc hơn đối tượng.
Hệ thống hóa lại những ý kiến đánh giá của người đi trước, cùng với sự tìm hiểu, cảm nhận
của bản thân, chúng tôi phân tích các vấn đề liên quan tới biện pháp so sánh vận dụng vào dạy học
thơ Xuân Diệu trong trường trung học phổ thông nhằm làm nổi bật đặc điểm riêng nhà thơ lãng mạn
này. Chọn một tác phẩm giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông (lớp 11) để tìm ra hướng
khơi gợi làm tăng hứng thú cho học sinh khi tiếp nhận văn bản.
Các phương pháp nghiên cứu trên không tồn tại độc lập mà luôn có sự đan xen, hỗ trợ nhau

trong quá trình nghiên cứu tạo ra sự cộng hưởng về hiệu quả.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3
chương với nhiệm vụ cụ thể sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp so sánh trong dạy học văn ở trường trung
học phổ thông.
Chƣơng 2: Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆN PHÁP SO SÁNH
TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp: Nếu nội dung của vấn đề trình bày chứa đựng những mặt
tương phản thì giáo viên cần xác định những tiêu chí để so sánh từng mặt, thuộc tính hoặc quan hệ
giữa hai đối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từng tiêu chí so sánh. Mặt khác, giáo viên
có thể sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra kết luận nhằm góp phần làm tăng tính
chính xác và tính thuyết phục của vấn đề.
1.1.1. Biện pháp dạy học so sánh
1.1.1.1. So sánh
Khái niệm so sánh
So sánh chính là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con người tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu
chí nào đó, từ đó nhận thức sâu sắc và làm nổi bật đối tượng.


8

1.1.1.2.Biện pháp so sánh trong dạy học
Trong dạy học ở các cấp học nói chung và ở trường trung học phổ thông nói riêng biện pháp

so sánh được sử dụng tương đối rộng dãi. Bởi để tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh ngoài các biện
pháp dạy học tích cực khác thì biện pháp so sánh là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao
trong dạy học. Để nắm bài sâu sắc giáo viên có thể so sánh đối chiếu các bài, các sự vật hiện tượng
có những nét tương đồng để học sinh nắm bài vững hơn ở bất kỳ môn học nào
1.1.2. Biện pháp so sánh trong dạy học văn
1.1.2.1.Khái niệm biện pháp dạy học so sánh trong dạy học văn
Biện pháp so sánh trong văn chương là so sánh đối chiếu tác phẩm với tác phẩm, giai đoạn
với giai đoạn: hình tượng; nội dung; nghệ thuật: tình tiết, sự kiện nhân vật ngôn từ, các biện pháp tu
từ, để bật lên sự giồng và khác nhau của đối tượng làm cho giờ học đạt hiệu quả cao, tạo sự hứng thú
học sinh.
1.1.2.2. Tác dụng của biện pháp dạy học so sánh trong dạy học văn
Trong phân tích văn học, so sánh đã trở thành một biện pháp khá phổ biến. So sánh không
giới hạn mà có thể sử dụng so sánh rộng rãi nhiều mặt.
Có thể thấy gắn với việc dạy học văn trong nhà thường phổ thông thì so sánh trong dạy học
có một vai trò to lớn.
Giáo viên sẽ cung cấp được cho học sinh những kiến thức không chỉ trong tác phẩm mà còn
ngoài tác phẩm. Đặc biệt khi sử dụng biện pháp so sánh lịch đại học sinh sẽ nắm rõ hơn tiến trình
phát triển của văn học. Khi sử dụng biện pháp so sánh đồng đại học sinh sẽ nắm khái quát, tổng hợp
và mở rộng kiến thức.
1.1.3.3. Những nguyên tắc so sánh trong dạy học văn
Một nguyên tắc hàng đầu trong so sánh văn học là không được lấy nội dung thay thế cho việc
khám phá, phân tích tác phẩm
Nguyên tắc thứ hai là khi liên hệ so sánh ngoài tác phẩm không được làm dứt mối với đường
dây chủ đề của tác phẩm.
Một nguyên tắc rất quan trọng nữa trong so sánh là khi so sánh phải tôn trọng tính chỉnh thể
của bài văn.
1.1.3.4. Giới hạn so sánh trong dạy học văn
Nhóm so sánh thứ nhất
So sánh đối tượng phân tích với những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, cùng mô típ nhưng khác
nhau về loại hinh.

Nhóm so sánh thứ hai
So sánh đối tượng phân tích với cuộc sống lớn và nhỏ của tác phẩm.
Có khi so sánh trực tiếp với sự kiện thực làm cơ sở cho tác phẩm
9

Có khi cũng cần so sánh nhân vật trong tác phẩm với nguyên mẫu:
Có khi so sánh nội dung tác phẩm với những sự kiện hay nhân vật điển hình của thời đại.
Cũng có thể phân tích bằng cách so sánh với những tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề tài của
bản thân tác giả hoặc của những tác giả khác.
Nhóm so sánh thứ ba
Nhóm so sánh những yếu tố trong bản thân tác phẩm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy văn, học văn ở nhà trường trung học phổ thông
Văn học là bộ môn nghệ thuật dễ lôi cuốn và hấp dẫn song không thể phủ nhận một thực tế
đáng buồn: Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước học sinh càng lên lớp trên càng
không có hứng thú học văn, đó là mối băn khoăn không chỉ riêng của nhà giáo và ngành giáo dục mà
đã trở thành mối quan tâm chung của xã hội.
1.2.2. Điều tra thực trạng
1.2.2.1. Mục đích điều tra
Đánh giá chung những việc đã làm được và cả những tồn tại trong quá trình DH.
Tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả (Định hướng phân tích tác phẩm “Vội vàng”
theo biện pháp so sánh)
1.2.2.2. Đối tượng điều tra
GV, HS lớp 11 tại một số trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Tài liệu học tập, thiết bị phục vụ dạy học “Vội vàng”.
1.2.2.3. Phạm vi điều tra
- Việc dạy học của GV và HS lớp 11 THPT.
- Những thuận lợi, khó khăn khi giáo viên dạy “Vội vàng”
- Phương hướng khai thác “Vội vàng” hiện nay.
1.2.2.4. Tư liệu điều tra

Phiếu điều tra
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo
Giáo án
1.2.2.5. Thời gian, địa điểm điều tra
Học kì II năm học 2010 – 2011
Hai địa bàn chính huyện Lạng Giang: nông thôn và thành thị.
1.2.2.6. Hình thức điều tra
Nghiên cứu tài liệu phục vụ DH, giáo án của GV, vở chuẩn bị bài của HS; thực hiện dự giờ,
phỏng vấn, phát phiếu, xem xét vở ghi, vở soạn bài, thiết bị DH được sử dụng…

10

1.2.2.7. Quá trình điều tra
Tiến hành điều tra tại 2 địa bàn chính thành thị: THPT Lạng Giang số 1; nông thôn: THPT
Lạng Giang số 2, THPT Lạng Giang số 3 ( Lạng Giang - Bắc Giang)
* Điều tra tƣ liệu
Đánh giá về sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo
* Sách giáo khoa
* Sách giáo viên
* Tài liệu tham khảo
Điều tra giáo án và hoạt động dạy bài thơ “Vội vàng” của giáo viên lớp 11 THPT
1.2.2.8. Kết quả điều tra
Phân tích kết quả điều tra
* Đối với giáo viên:
* Đối với học sinh:
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
Tiểu kết 1
Trong phần này chúng tôi đã nghiên cứu tổng hợp các cơ sở lí luận phục vụ cho việc tiến hành đề

tài. Các cơ sở lí luận đã nghiên cứu:
- Biện pháp so sánh và việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học văn.
- Thực tiễn dạy và học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay.
- Khảo sát đánh giá của giáo viên về việc dạy tác gia Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng” trong chương
trình Ngữ văn lớp 11.
- Khảo sát việc học văn ở trường THPT đối với học sinh và phân tích thực trạng học văn ở trường
THPT.
Từ việc phân tích cơ sở lí luận chúng tôi nhận thấy việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học văn
nói chung và trong dạy học bài thơ “Vội vàng” nói riêng ở nhà trường THPT kết hợp với các biện
pháp dạy học khác là cần thiết. Việc so sánh vừa làm học sinh hiểu được sâu sắc hơn về tác phẩm
đang học, mặt khác còn đặt tác phẩm đang học trong mối quan hệ với các tác phẩm văn chương khác,
với đời sống hiện thực, với bối cảnh ra đời… Từ đó, làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
Từ đó chúng tôi đã đưa ra hướng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu Sử dụng biện pháp so sánh
trong dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. Để thực hiện được theo hướng nghiên cứu này,
chúng tôi cũng đã dựa trên cơ sở lí luận về biện pháp so sánh và những yêu cầu, nguyên tắc của nó
để thực hiện trong việc so sánh lịch đại và so sánh đồng đại về đặc điểm thơ Xuân Diệu và định
hướng dạy học bài thơ “Vội vàng”.
11

CHƢƠNG 2
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC THƠ XUÂN DIỆU
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Vị trí nhà thơ Xuân Diệu
2.1.1. Vị trí nhà thơ Xuân Diệu trong văn học Việt Nam
* Tiểu sử Xuân Diệu
* Con người Xuân Diệu
2.1.2. Vị trí nhà thơ Xuân Diệu trong nhà trường THPT Việt Nam
Trước 1980 Xuân Diệu và những nhà thơ lãng mạn Việt Nam cũng như thơ của các ông
không được đưa vào giảng dạy ở bậc học phổ thông. Sau 1980 một số nhà thơ này và các sáng tác
của họ dần dần đã có chỗ đứng trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Từ thập kỷ 90 của

thế kỷ trước lại đây, học sinh được học nhiều hơn về Xuân Diệu. Xuân Diệu là một tác gia lớn của
nền thơ ca hiện đại Việt Nam, một ông hoàng thơ tình. Ông mất đi như một cây đại thụ trong vườn
cây ngã xuống làm cả một khoảng trời trống vắng. Và ông cũng đã được truy tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 năm 1996).Chương trình chỉnh lý hợp nhất năm 2000, Xuân
Diệu được dạy ở lớp 11 với phong cách là một tác gia (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập I).
Chương trình làm nổi bật Xuân Diệu nhà thơ đầy tài năng.
Chương trình chỉnh lý mới nhất với ban cơ bản thì chỉ dạy một tác phẩm duy nhất của Xuân
Diệu là “Vội vàng” và tác gia Xuân Diệu. Quả thực qua tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” ta đã nhận thấy
được nhận định Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình quả thực không sai.
2.2. Các chặng đƣờng sáng tác và trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu
2.2.1. Các chặng đường sáng tác
2.2.1.1.Trước Cách mạng tháng Tám
Về thơ, nhìn một cách tổng thể khái quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, tư tưỏng chi
phối tất cả là niềm khát khao giao cảm với đời-cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế, theo kiểu trần thế nhất.
Thoát khỏi hệ thống ước lệ của “thơ cũ” thời trung đại, các nhà thơ mới như lần đầu tiên nhìn
cuộc đời và vũ trụ bằng con mắt của chính mình. Nhưng thực sự đến Xuân Diệu sự “thoát xác” ấy
mới thật trọn vẹn.
Xuất phát từ một tâm hồn khát khao mãnh liệt giao cảm với đời, khát khao yêu thương đến
cháy bỏng nên tình yêu chính là một trong những niềm giao cảm mãnh liệt nhất, sâu sắc và toàn vẹn
nhất, vừa hết mực trần thế vừa hết sức cao thượng. Và tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên, khát
khao tuyệt đích và vĩnh viễn. Một tình yêu mà không thể tìm được trong thực tế. Xuân Diệu có cảm
giác tình cảm mãnh liệt, cuồng nhiệt Người ta tặng cho Xuân Diệu danh hiệu “Nhà thơ tình số một”.
12

Ông tha thiết với thiên nhiên, đất trời, mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Nếu trước đây thiên nhiên
là chuẩn mực của cái đẹp thì giờ đây trong thơ ông ngược lại không gì hoàn mỹ bằng con người đặc
biệt là phụ nữ.
Xuân Diệu từ bản chất đến nhạc, linh hồn của thơ ca truyền thống vẫn được kế thừa. Tất
nhiên do yêu cầu cách tân của Thơ mới nên Xuân Diệu không thể không học tập những thành tựu của
thơ ca hiện đại phương Tây. Thơ ông chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp thế kỷ XIX

Về văn xuôi, đã để lại nhiều trang viết đáng được gọi là kiệt tác. Nhìn chung văn xuôi Xuân
Diệu giàu chất thơ trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo, tuy không có những trang viết nghiêng về
cảm hứng hiện thực.
2.2.1.2. Sau Cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời
mới. Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nỗ lực muốn hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất
nước.
Xuân Diệu làm việc với một cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài
mạng thơ chiến đấu, Xuân Diệu trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình.
Đến nay, Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng của thơ tình".
2.2.2. Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Diệu
2.2.2.1. Xuân Diệu- nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
Thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình Xuân Diệu mang đặc tính thẩm mĩ cao, những hình tượng
thiên nhiên và phụ nữ thoả mãn nhu cầu hưởng thụ cái đẹp trong cuộc đời. Vẻ đẹp của người đàn bà trong
sứ mệnh và thiên chức của mình biểu tượng cho cái đẹp - hạnh phúc cao cả của nhân loại.
2.2.2.2. Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, tình yêu
Trong thơ Xuân Diệu thể hiện tình yêu mãnh liệt, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau: khi
mạnh mẽ, khi tha thiết, khi rạo rực, lắng sâu, hơn nữa yêu còn gắn liền với cảm xúc nhục dục.
2.2.3. Định hướng sử dụng biện pháp so sánh khi dạy thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám
2.2.3.1. So sánh lịch đại
Thơ Xuân Diệu với thơ Trung đại
Về quan niệm thẩm mỹ Trong thơ xưa nói đến cái đẹp không thể không nhắc tới tùng, cúc, trúc,
mai, long, ly quy, phượng. Còn trong thơ Xuân Diệu, lần đầu tiên ta bắt gặp cảm giác mới mẻ chưa
từng thấy khi trời xanh non, hoa lá cỏ cây, ong bướm tất cả đều mê say. Thế nhưng hoa lá cỏ cây
cũng chưa thể đẹp, mê hồn bằng thế giới của tuổi trẻ và tình yêu.
Về tƣ tƣởng cảm xúc trong thơ Xuân Diệu không giống tư tưởng cảm xúc thơ trung đại. Nếu
như thơ trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo và học thuyết Phật,
Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản
13


chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. Và vì vậy, thể loại văn học trung đại
cũng mang tính quy phạm.
Về thi pháp. Nếu thơ xưa bị gò bó trong sự nghiêm ngặt của niêm, luật, vần, thì đến Phong
trào thơ Mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng gọi là thơ tự do.
Thơ Xuân Diệu với thơ hiện đại
Thơ xưa có xuất hiện cái Tôi thì cũng là cái tôi hoà chung trong cái ta cộng đồng. Nhưng đến
Xuân Diệu cái tôi bản ngã, cái tôi cá được khẳng định. điều thật mới mẻ. Xuân Diệu bộc lộ ý thức về
cái tình thật táo bạo.
2.2.3.2. So sánh đồng đại
So sánh phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ cùng thời
Có thể nói trường nghĩa của từ “yêu” trong thơ Xuân Diệu mang hơi thở nhịp sống thị thành,
mang đậm sắc màu tình yêu của một chàng trai hiện đại: “thiết tha”, “hối hả”, “cuồng nhiệt”, táo
bạo Trái lại, ở thơ Nguyễn Bính, trường nghĩa của từ “yêu” lại là trường nghĩa của những từ, ngữ
bộc lộ những tình cảm, những rung động, những quan niệm yêu thương của một anh chàng “nhà
quê” mộc mạc cũng thiết tha say đắm, cũng nồng nàn nhưng rụt rè, e ấp, bình dị.
Có thể khẳng định thơ Xuân Diệu đậm chất phương Tây.
2.3. Định hƣớng sử dụng biện pháp so sánh khi dạy bài thơ “Vội vàng”
2.3.1. Vị trí của “Vội vàng” trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông
Cùng với rất nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường “Vội vàng” có vị trí
khá vững vàng trong chương trình Ngữ văn phổ thông. So với những tác phẩm của Xuân Diệu: “Thơ
duyên”, “Nguyệt cầm”, “Đây mùa thu tới” thì “Vội vàng có có vị trí quan trọng”: Đến giờ chỉ còn tác
phẩm vội vàng là được trích giảng trong chương trình Ngữ văn 11 cả ở ban nâng cao và ban cơ bản.
Các tác phẩm khác chỉ được hướng dẫn đọc thêm.
2.3.2. Cách thức sử dụng biện pháp so sánh khi dạy bài thơ “Vội vàng”
(So sánh lịch đại và đồng dại)
2.3.2.1. So sánh quan niệm về thời gian của Xuân Diệuvới quan niệm thời gian trong thơ trung đại
và quan niệm thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử
2.3.2.2. So sánh quan niệm sống, tình yêu, tuổi trẻ của Xuân Diệu với thơ trung đại và một số nhà
thơ cùng thời: Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính.


Tiểu kết 2
Trong phần này, chúng tôi xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng biện pháp so
sánh trong dạy học văn và những tồn tại của việc dạy học văn ở trường THPT. Từ đó đưa ra những
đặc trưng thơ Xuân Diệu theo hướng nghiên cứu của đề tài.
14

Để làm nổi bật về phong cách thơ Xuân Diệu và đưa ra định hướng dạy học bài thơ “Vội
vàng”. Chúng tôi đã trình bày về tác gia Xuân Diệu và vị trí của nhà thơ Xuân Diệu trong nền văn
học Việt nam. Thực hiện việc so sánh theo hai hướng lịch đại và đồng đại. Trong so sánh lịch, đại
chúng tôi thực hiện việc so sánh quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về thời gian, về thi pháp của Xuân
Diệu với thơ Trung đại. Trong so sánh đồng đại, chúng tôi thực hiện việc so sánh thơ Xuân Diệu với
thơ của một số nhà thơ cùng thời như Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư về quan niệm tình
yêu, tuổi trẻ, thi pháp, không gian, ngôn ngữ, Và đặc biệt chúng tôi đi sâu hơn về việc so sánh
phong cách thơ Xuân Diệu với phong cách thơ Nguyễn Bính để làm nổi bật được phong cách “Tây”
của thơ Xuân Diệu.
Từ đó, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với các biện pháp khác
trong dạy học văn là hoàn toàn phù hợp và đưa ra định hướng sử dụng biện pháp này trong dạy học
bài thơ “Vội vàng” ở chương trình lớp Ngữ văn 11 THPT ban cơ bản.

CHƢƠNG 3
THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Yêu cầu thực nghiệm
- Thực nghiệm bằng thiết kế trong đề tài
- Thực nghiệm đối chứng
- Đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.1.2. Mục đích của việc thực nghiệm
- Xác định tính khả thi của việc sử dụng biện pháp dạy học so sánh trong dạy học văn.
- Điều chỉnh, bổ sung đi đến khẳng định những hình thức đã nêu.
- Hiệu quả của việc thể nghiệm sẽ tạo một phần cơ sở để mạnh dạn phát huy, triển khai vận

dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhiều lớp, nhiều trường phổ thông.
- Lắng nghe ý kiến của các bạn đồng nghiệp, thăm dò ý kiến HS, tự rút kinh nghiệm cho bản
thân để tiếp tục hoàn chỉnh quy trình hình thành biện pháp dạy học so sánh nâng cao nghiệp vụ.
3.1.3. Thời gian và địa bàn thực nghiệm
- Thời gian: năm học 2011 -2012
- Địa bàn: ở hai trường phổ thông ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. + Trường THPT
Lạng Giang số 1
+ Trường THPT Lạng Giang số 2
3.1.4. Nội dung, phương pháp tiến hành thực nghiệm
3.1.4.1. Nội dung
3.1.4.2. Phương pháp thực nghiệm
15

3.2. Thiết kế bài soạn thực nghiệm
A. Mục tiêu cần đạt
1.1. Về tri thức
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Xuân
Diệu.
- Trình bày được lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời mãnh liệt cùng với quan niệm mới mẻ về
thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của nhà thơ.
- Chỉ ra sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết lý sâu sắc trong bài thơ
cùng với những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.
1.2. Về kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài thơ, lúc say mê, náo nức, lúc chậm rãi, trầm buồn, đúng nhịp điệu.
- Phân tích được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
1.3. Về thái độ
- Có tình cảm với bài thơ “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu
- Nhận thức được giá trị của thời gian và tuổi trẻ trong cuộc đời của mỗi con người để từ đó có
thái độ sống tích cực hơn.

*Khái quát những nội dung chính
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Đọc-hiểu tác phẩm:
+ Những cảm nhận độc đáo về thiên nhiên tươi đẹp
+ Quan niệm mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ
+ Thái độ của nhà thơ trước cuộc đời
+ Những thi pháp nghệ thuật độc đáo.
B. Phƣơng pháp, phƣơng tiện, tài liệu học tập
1. Phƣơng pháp dạy học chủ yếu
- So sánh
- Thuyết trình kết hợp đàm thoại.
- Câu hỏi gợi mở kết hợp phần luyện tập trong SGK.
- Đọc sáng tạo

2. Phƣơng tiện, tài liệu học tập
- SGK ngữ văn 11 cơ bản (tập 2), SGV ngữ văn 11 cơ bản (tập 2), tập thơ Xuân Diệu.
- Giáo án cá nhân.

16

C. Tiến trình dạy học
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Nhận xét giáo án đối chứng
3.3.2. Nhận xét giáo án thực nghiệm
3.3.3. Kết quả thực nghiệm
Để so sánh tính khả thi của biện pháp dạy học so sánh người viết cho thực hiện giảng dạy đối
chứng và tiến hành so sánh kết quả tiếp nhận tác phẩm, khả năng nhận thức, tư duy của học sinh ở
các lớp thực nghiệm. GV kiểm tra thông qua một đề cụ thể.
Về mặt định tính: HS ở các nhóm TN đã tích cực, chủ động và tự lực hơn khi học bài so với
HS ở lớp ĐC. HS tỏ ra rất hứng thú và tập trung cao trong giờ học.

Về mặt định lượng: Khả năng tiếp nhận và trình bày của học sinh nhóm TN cao hơn so với
nhóm ĐC. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài kiểm tra của các nhóm: tỷ lệ điểm Khá,
Giỏi ở các nhóm TN là cao hơn so với nhóm ĐC.
Từ kết quả thu được qua đợt Thực nghiệm sư phạm, chúng tôi khẳng định giả thuyết khoa học
đưa ra là phù hợp cả với lí thuyết và cả thực tiễn, đề tài này có tính khả thi.

Tiểu kết 3
Trong phần này, từ những mục đích của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thiết kế giáo án và tiến
hành dạy thể nghiệm. Sau đó, tiến hành các khảo sát về việc tiếp thu kiến thức bài học cũng như
hứng thú học tập của học sinh trong việc học bài thơ “Vội vàng”.
Việc TN trong một số tiết học ít ỏi với số lượng HS hạn chế, chưa đủ để khẳng định giá trị phổ
biến của phương pháp do chúng tôi đã nêu ra trên đây. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu thu được
có thể chứng tỏ: Nếu tổ chức giảng dạy bài “Vội vàng” theo hướng sử dụng biện pháp so sánh kết
hợp với các biện pháp, phương pháp khác sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn HS tự tham gia giải quyết các
vấn đề học tập, tạo điều kiện tốt cho HS phát triển khả năng so sánh, đối chiếu khi phân tích tác
phẩm văn chương.
Về mặt định tính: HS ở các nhóm TN đã tích cực, chủ động và tự lực hơn khi học bài so với
HS ở lớp ĐC. HS tỏ ra rất hứng thú và tập trung cao trong giờ học.
Về mặt định lượng: Khả năng tiếp nhận và trình bày của học sinh nhóm TN cao hơn so với
nhóm ĐC. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài kiểm tra của các nhóm: tỷ lệ điểm Khá,
Giỏi ở các nhóm TN là cao hơn so với nhóm ĐC.
Từ kết quả thu được qua đợt Thực nghiệm sư phạm, chúng tôi khẳng định giả thuyết khoa học
đưa ra là phù hợp cả với lí thuyết và cả thực tiễn, đề tài này có tính khả thi.


17

KẾT LUẬN
1. Vấn đề nghiên cứu sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học văn cho HS các trường THPT để
phục vụ cho công tác thực hành giảng dạy là một vấn đề tuy không phải là mới nhưng nhiều giáo

viên còn hiểu rất sơ giản. Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Sử dụng biện pháp so sánh
có thể thực thi đạt hiệu quả trong dạy học thơ Xuân Diệu ở nhà trường.
Hoạt động so sánh có thể tiến hành trên hai chiều lịch đại và đồng đại.
1.1.So sánh quan niệm về thời gian trong thơ Xuân Diệu với quan niệm về thời gian trong thơ trung
đại để HS thấy được: thời gian trong thơ trung đại là thời gian tuần hoàn còn Xuân Diệu quan niệm
thời gian tuyến tính một đi không trở lại.
1.2. So sánh quan niệm về thời gian của nhà thơ cùng thời Hàn Mạc Tử, để học sinh nhận thấy sự
khác biệt: thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử được ông “nghiệm sinh” ngay trên cuộc đời của chính
mình còn Xuân Diệu là thời gian triết lý.
1.3. So sánh quan niệm thẩm mỹ trong thơ Xuân Diệu với quan niệm thẩm mỹ trong thơ trung đại để
học sinh nhận thấy sự khác biệt: thơ trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn, làm thước đo cho cái đẹp
thì ngược lại Xuân Diệu lấy con người làm chuẩn, làm thước đo cho cái đẹp.
1.4. So sánh quan niệm sống, tình yêu, tuổi trẻ của Xuân Diệu với quan niệm sống, tình yêu tuổi trẻ
của một số nhà thơ cùng thời: Hàn Mạc Tử đặc biệt tập trung so sánh với Nguyễn Bính; cùng là cái
tôi cô đơn, cùng khát khao yêu thương nhưng mỗi nhà thơ lại có một phong cách khác nhau Nguyễn
Bính e ấp, nhẹ nhàng, bóng gió xa xôi rất chân quê còn Xuân Diệu thăng thắn, táo bạo mang đậm
phong cách Tây.
1.5. So sánh một số yếu tố của hình thức thơ trong thơ Xuân Diệu với thơ ca trung đại và nhà thơ
cùng thời Nguyễn Bính.
- Thơ trung đại gò bó trong luật khắt khe của thơ Đường, ngược lại thơ Xuân Diệu phóng khoáng, tự
do từ kết cấu đến vần đến nhịp
- Thơ Nguyễn Bính mang âm hưởng của thơ ca dân gian, ngôn ngữ đậm trong không gian của làng
quê Bắc Bộ; Xuân Diệu đậm đà phong cách mới lạ của phương Tây: tự do độc đáo- mới nhất trong
các nhà thơ mới.
Những so sánh trên đậy gắn với thao tác hướng dẫn trong hoạt động dạy học cụ thể nhằm tập trung
làm nổi bật những nét đặc sắc, những đóng góp nghệ thuật của thơ Xuân Diệu nói chung và bài thơ
“Vội vàng” nói riêng.
Hoạt động so sánh với những nội dung trên đây phải được thực hiện trong sự phối hợp với nhiều
biện pháp, phương pháp dạy học khác một cách đồng bộ trong hoàn cảnh cụ thể của giờ học mới
mong đạt hiệu quả cao nhất.



18

References.
1. Vũ Thanh Biệt (biên khảo). Thơ tình Nguyễn Bính. Nhà xuất bản văn hoá thông tin, 2000.
2. Lê Bảo. Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường- Xuân Diệu. Nhà xuất bản giáo dục, 1999.
3. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhà xuất bản
giáo dục Việt nam, 2010.
4. Hà Minh Đức – Đoàn Đức Phƣơng. Tác giả và phẩm Nguyễn Bính. Nhà xuất bản giáo
dục,2003.
5. Bùi Thanh Hoa. Hư từ và giá trị biểu đạt của hư từ trong bài thơ “Vội vàng”.Tạp chí khoa học
số 2, tr42-45, 2005.
6. Ngu.yễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, Nhà xuất bản Giáo
dục
7. Lê Quang Hƣng. Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước 1945. Đại học Quốc gia Hà
Nội. 2007.
8. Phan Trọng Luận(chủ biên) – Trƣơng Dĩnh - Nguyễn Thanh Hùng – Trần Thế Phiệt.
Phương pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
9. Nguyễn Đăng Mạnh. Những bài văn bình giảng hay. Nhà xuất bản trẻ, 1997.
10. Hoài Thanh – Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. Nhà xuất bản văn hoá, 2009.
11. Lƣu Khánh Thơ. Tác gia và tác phẩm Xuân Diệu. Nhà xuất bản giáo dục, 1998.
12. Vũ Thị Un. Trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu (so sánh với thơ Bính). Ngôn ngữ số
9, tr27-37, 2003.
13. ID=253 Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn
Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 9: Thẩm bình thơ Hàn Mặc Tử.
14. www.wikipedia.org.

×