Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ thuật bỏ bớt chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.49 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
BẰNG KỸ THUẬT BỎ BỚT CHẤT

Người thực hiện: Dương Đình Luyến
Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2017



MỤC LỤC
TT
I

Mục

Trang

MỞ ĐẦU


1

1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

1

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3


2.1

Cơ sở lý luận

3

2.2

Thực trạng

4

2.3

Các giải pháp đã sử dụng

5

2.3.1

Kỹ thuật bỏ bớt chất áp dụng trong bài tập hóa vô cơ

5

2.3.2

Kỹ thuật bỏ bớt chất áp dụng trong bài tập hóa hữu cơ

13


2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

3.1

Kết luận

20

3.2

Kiến nghị

20

II

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh” là một việc làm hết sức quan trọng
và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đây là công
việc thể hiện tâm và tài của người giáo viên – người giữ vai trò định hướng,
chèo lái con thuyền tri thức cho các thế hệ học trò. Công việc này phù hợp với
tinh thần của phương pháp dạy học mới, nhằm định hướng cho học sinh cách ghi
nhớ và khắc sâu kiến thức bài học cũng như có được sự chủ động và tâm thế cho
các giờ học tiếp theo. Qua thực tế, tôi thấy việc “tạo hứng thú học tập cho học
sinh” chưa được đầu tư thỏa đáng và không phải bài học nào cũng thực sự được
chú trọng. Đây cũng là lí do khiến không ít học sinh rất sợ gặp những bài tập
dạng mới, phức tạp và cũng chẳng hào hứng khi vào học bài mới. Và điều đó đã
ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giờ học nói chung, giờ học Hoá học nói
riêng.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục nước nhà đang có những thay đổi
hết sức lớn lao, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Thiết nghĩ, việc “tạo
hứng thú học tập môn Hoá học cho học sinh” chính là góp phần vào công cuộc
đổi mới chung, cũng là góp phần nâng cao chất lượng giờ học Hoá học. Từ
những vấn đề trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc tìm tòi phương pháp dạy - học thích hợp cho học sinh, tạo hứng thú cho học
sinh trong học tập và đặc biệt là nâng cao kết quả trong kỳ thi THPT quốc gia
sắp tới của các em nên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo
hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ thuật bỏ bớt chất”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, từ đó “tạo hứng
thú học tập cho học sinh”, nâng cao kết quả trong các kỳ thi, nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Giúp học sinh tự hình thành tri thức, có năng lực tư duy, không ngừng
tìm tòi ra các kỹ thuật giải toán hóa học mới.

1



- Đề tài này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng
dạy bộ môn Hoá học.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Kỹ thuật bỏ bớt chất trong giải toán hóa học giúp học sinh trường
THPT Nguyễn Trãi giải nhanh những bài tập TNKQ khó, thiếu dữ kiện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở hệ thống kiến thức sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham
khảo và thông qua kinh nghiệm học tập giảng dạy của bản thân, xây dựng các
phương pháp giải toán mới và một số bài tập vận dụng.
- Phương pháp thực nghiệm và thống kê. Thực nghiệm sư phạm để kiểm
nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương án đã đề xuất.
- Tổ chức dạy và đánh giá tại trường THPT Nguyễn Trãi.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Sự hứng thú không phải là một thành phần bất biến đặc trưng cho bất kì
một môn học nào cả. Bởi, nếu nói học sinh học kém Hóa học vì đó là môn khó
thì tại sao vẫn có những học sinh khác học giỏi hóa học và luôn yêu thích nó? Vì
vậy, tác nhân gây mất hứng thú chắc chắn không thể thuộc về bản thân môn học,
mà nó nằm ở những nguyên nhân khác.
- Do không hiểu bài: Không hiểu bài, các em sẽ thấy khó khăn, và khi
thấy khó khăn thì học sinh sẽ không thể nắm bắt được, vì không thể nắm bắt
được nên các em cảm thấy mọi thứ đều mơ hồ, không rõ ràng, và vô hướng. Do
đó, các em đương nhiên không thể có hứng thú học và kết quả học tập luôn đi
xuống là điều dễ hiểu.

- Do phương pháp giảng dạy: Đôi khi không có hứng thú học cũng bắt
nguồn từ công tác giảng dạy. Chúng ta cần phải ý thức lại về việc giảng dạy.
Giáo viên, trước hơn hết phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng
thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Không những thế, ngày nay các
giáo viên còn mắc một lỗi phổ biến khiến các em không hứng thú học đó là:
thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy. Khi phải học bởi kiểu giảng dạy chỉ có đọc
và chép từ tập giáo trình đã mấy năm không soạn lại thì chắc hứng thú của các
em đều chìm vào giấc ngủ từ khi nào rồi. Vấn đề này đòi hỏi sự cải thiện rất
nhiều từ đội ngũ giáo viên.
Với môn Hóa học – một môn Khoa học tự nhiên khô khan, đầy những con
số, thì người giáo viên càng cần phải sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để
HS có được sự tích cực, chủ động, từ đó tháo gỡ những khó khăn trong học tập
đặc biệt là trong các bài toán khó. Điều này sẽ góp phần động viên cổ vũ tinh
thần của các em, tạo hứng thú trong học tập, say mê nghiên cứu, tìm tòi phát
hiện và giải quyết vấn đề đặt ra.
Đối với các bài toán đơn giản thì các em có thể giải một lần là nhớ, nhưng
với những bài tập Hoá học phức tạp, thiếu dữ kiện thì việc đưa ra các phương
pháp giải phù hợp, đơn giản giúp nhiều học sinh có thể giải được thì đòi hỏi mỗi
3


nhà giáo phải không ngừng đổi mới tìm tòi. Trên thực tế, các dạng bài tập đề cho
thiếu dữ kiện khiến học sinh trung bình khó đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, nếu
như thầy cô hướng dẫn cho các em một số kỹ thuật để có thể giải được bài tập
loại này, thì chắc chắn sẽ tăng hứng thú cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chung: Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường
phổ thông, tôi nhận thấy đối với dạng bài tập đề cho số dữ kiện ít hơn số ẩn
(nhiều chất mà số dữ kiện lại ít), để giải bài tập loại này thường phải sử dụng các
định luật, định lý cơ bản như bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn

khối lượng … và các kỹ thuật như quy đổi, ghép ẩn… Tuy nhiên đối với học
sinh trung bình và khá thì việc vận dụng được các điều nói trên là hết sức khó
khăn.
Đối với học sinh:
Trước hết phải công nhận một sự thực là học sinh của chúng tôi có năng
lực tư duy hạn chế hơn một số các học sinh trường bạn (do chất lượng đầu vào
còn thấp) nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế.
Đối với học sinh trung bình và học sinh khá, việc vận dụng nhiều kỹ thuật
và định luật bảo toàn khi giải toán mà số lượng chất nhiều trong khi số dữ kiện
đề bài cho thì ít hơn, sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với đa số học sinh khi giải
toán hóa học, các em thường chỉ quen và làm tốt các bài toán có số dữ kiện và số
ẩn bằng nhau để các em lập hệ phương trình rồi giải.
Đối với giáo viên:
Trong các giờ ôn tập, luyện thi không có nhiều thời gian để giải đi giải lại
các dạng bài tập loại này, hơn nữa kiến thức khó và rộng, phải sử dụng nhiều
định luật, định lý bảo toàn mà việc nhận biết các định luật này cũng là cả một
việc khó đối với các em, do đó học sinh dễ rơi vào tình trạng buông xuôi, không
có hứng thú với những bài tập dạng này.
Vậy làm sao để các em có thể biết cách giải quyết các dạng bài tập này
một cách dễ dàng, qua đó giúp các em có hứng thú hơn trong học tập môn hoá
học, rút ngắn được thời gian giải bài tập, nâng cao điểm số trong các kỳ thi có sử
4


dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã đưa ra kỹ
thuật bỏ bớt chất để giúp các em có thể giải bài toán khó một cách dễ dàng. Sau
một thời gian áp dụng tôi nhận thấy vấn đề này là khá mới và có ý nghĩa thực
tiễn vậy nên tôi đã lấy làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với hy vọng đề
tài sẽ góp phần nhỏ vào việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng

2.3.1. Kỹ thuật bỏ bớt chất áp dụng trong bài tập hóa vô cơ.
- Với kỹ thuật bỏ bớt chất, chúng ta hầu như giữ lại đề, chỉ bỏ bớt số chất
đề bài cho phù hợp (bằng) với số dữ kiện của đề bài. Đây là kỹ thuật thực hiện
khá đơn giản, áp dụng được cho nhiều đối tượng học sinh có thể làm được thậm
chí là cả những học sinh THCS. Học sinh chỉ cần biết đặt ẩn và giải hệ phương
trình cùng với những kỹ năng tối thiểu của người học hóa học như sử dụng các
công thức tính toán và kỹ thuật tính theo phương trình.
- Điều kiện để giải bài toán theo kỹ thuật này là bài toán phải có đáp số cụ
thể (tức là bài toán phải có khả năng giải được).
- Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật bỏ bớt chất :
+ Bỏ bớt 1 hoặc 1 vài chất sao cho đảm bảo nguyên tắc “bao nhiêu ẩn số
phải có bấy nhiêu phương trình”
+ Chất bỏ đi không làm thay đổi bản chất của bài toán hoặc vi phạm các
điều kiện cơ bản như làm mất đi dữ kiện cụ thể của đề bài.
+ Không được thay đổi số dữ kiện đề bài đã cho.
Ví dụ 1. Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong
500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu
được muối khan có khối lượng là
A. 6.81g
B. 4,81g
C. 3,81g
D. 5,81g
Phân tích:
Với bài toán trên, nếu ta đặt số mol các chất trong hỗn hợp lần lượt là x,
y và z thì ta chỉ lập được 2 phương trình toán học là :
160x + 40y + 81z = 2,81 (1)
Và: 3x + y + z = 0,05. (2)
Việc giải hệ phương trình toán học trên để tìm giá trị của x, y và z là việc
không thể do số ẩn nhiều hơn số phương trình. Đối với những HS có lực học
trung bình đến đây sẽ thấy bế tắc trong phương hướng tìm lời giải cho bài toán.

5


Tuy nhiên, muốn tìm được khối lượng muối ta chỉ cần tìm được giá trị của
biểu thức : m = 400x + 120y + 161z.
Muốn vậy chúng ta phải sử dụng đến kỹ thuật ghép ẩn, phân tích biểu
thức cần tìm ra các biểu thức giá trị đã có:
Ta có: m = 400x + 120y + 161z = 160x + 40y + 81z + 240x + 80y + 80z
Từ đó:
m = (160x + 40y + 81z) + 80(3x + y + z) = 2,81 + 80.0,05 = 6,81→ đáp án A
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể sử dụng thêm các phương pháp khác
như bảo toàn khối lượng hoặc tăng giảm khối lượng. Tuy nhiên với những HS
có năng lực tư duy và nền tảng toán học yếu hơn thì việc tiếp thu được các
phương pháp nêu trên là rất khó khăn dẫn đến sự chán nản và bỏ cuộc.
Nếu chúng ta dùng kỹ thuật bỏ bớt chất trong hỗn hợp thì việc giải bài
toán trên lại trở nên hết sức đơn giản. Thậm chí cả HS THCS cũng có thể vận
dụng được.
Thật vậy, để cho số chất bằng với số dữ kiện của đề bài chúng ta bỏ bớt
hỗn hợp đi một chất, chẳng hạn bỏ bớt ZnO ta còn Fe2O3 và MgO.
Dễ dàng lập được hệ PT : 160x + 40y = 2,81 và 3x + y = 0,05
Giải ra: x = 0,02025; y = -0,01075
Vậy khối lượng muối = 400x + 120y = 400.0,02025 -120.0,01075 = 6,81.
Hoàn toàn tương tự nếu ta bỏ bớt Fe 2O3 hoặc MgO thì đều không làm
thay đổi kết quả bài toán.
Ví dụ 2. Hòa tan 5,73 gam hỗn hợp X gồm NaH 2PO4, Na2HPO4 và
Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 75 ml
dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi
cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là
A. 12,57 gam.


B. 16,776 gam.

C. 18,855 gam.

D. 18,385 gam.

Hướng dẫn:
Bỏ bớt Na3PO4 cho dễ, hỗn hợp chỉ có NaH2PO4 và Na2HPO4 với số mol lần
lượt là x và y.
Ta có hệ phương trình: 120x + 142y = 5,73 và 2x + y = 0,075
Giải ra x = 0,03, y = 0,015 → Tổng số mol PO43- = Ag3PO4 = 0,045 mol
Khối lượng kết tủa = 0,045.419 = 18,855 gam → đáp án C

6


Ví dụ 3. Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng
một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H 2 (ở đktc) và dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,27g

B. 8.98

C. 7,25g

D. 9,52g

Hướng dẫn:
Bỏ bớt Zn, hỗn hợp chỉ có Fe và Mg
Hệ PT có được: 56x + 24y = 3,22 và x + y = 0,06

Giải ra được: x = 0,055625 và y = 0,004375
Khối lượng muối thu được: m = 152x + 120y = 8,98g → đáp án B
Ví dụ 4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH,
KHCO3 và K2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít
(đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với hidro là 15 và dung dịch Y có nồng
độ 25,084%. Cô cạn dung dịch Y được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m gần
nhất với
A. 36

B. 46

C. 28

D. 37

Phân tích:
Đây là bài toán khá khó đối với nhiều học sinh có học lực trung bình và
khá. Việc vận dụng các kỹ thuật toán học là khá phức tạp. Tuy nhiên nếu vận
dụng kỹ thuật bỏ bớt chất thì bài toán sẽ trở nên đơn giản đi rất nhiều.
Với bài toán này ta không được bỏ đi K hay KHCO 3 vì sẽ làm mất bản
chất của bài toán. Đề bài cho ta hỗn hợp 2 khí xác định (H 2 và CO2) và có số
mol và khối lượng cụ thể. Do đó nếu bỏ K hoặc KHCO3 thì chỉ còn có một khí.
Chúng ta bỏ bớt K2CO3 cho dễ. Hỗn hợp chỉ có K, K2O, KOH và KHCO3
Số mol KCl = 0,8 nên HCl phản ứng = 0,8 mol. Khối lượng HCl = 29,2 gam.
Hai khí thu được là H2 và CO2. Số mol H2 = 0,1 còn CO2 = 0,2
Suy ra: nK = 0,2, KHCO3 = 0,2.
Số mol H2O tạo ra = 0,8 – 0,2 - số mol KHCO3 = 0,4
BTKL: m + 29,2 = 0,3.30 + 59,6 + 18.0,4
Vậy m = 46,6 gam → đáp án B
Ví dụ 5. Hòa tan 23,8 g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và

muối cacbonat của kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 4,4 g
7


khí. Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan. Giá trị
của m gần nhất với
A. 26

B. 23

C. 24

D. 25

Hướng dẫn:
Bỏ bớt 1 muối, giả sử hỗn hợp chỉ có MCO3.
Số mol CO2 = 4,4/44 = 0,1 mol
Suy ra số mol MCO3 = 0,1.
Vậy MCO3 = 23,8/0,1 = 238 => M = 238-60 = 178
Muối thu được là MCl2 với số mol = 0,1 mol
Từ đó: m = 0,1(178+71) = 24,9 gam → đáp án D.
* Một số bài toán tương tự:
Bài 1. Hoà tan 17,5 gam hợp kim Zn – Fe –Al vào dung dịch HCl dư thu
được V lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn A thu được 31,7 gam hỗn hợp muối
khan. Giá trị của V là
A. 1,12 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít


D. 2,24 lít

Hướng dẫn:
Chúng ta bỏ bớt kim loại Al, hỗn hợp chỉ có Zn và Fe
Hệ PT lập được là : 65x + 56y = 17,5 và 136x +127 y = 31,7
Giải ra: x = 0,7 và y = - 0,5
Ta có: số mol H2 = x + y = 0,2 mol
Vậy: V = 4,48 lít → đáp án C
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 8,94 g hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu
đc dung dịch X và 2,688 lít khí H 2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H 2SO4 tỉ lệ
tương ứng là 4 : 1. Trung hòa vừa đủ dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối
lượng các muối tạo ra là
A. 13,70g

B. 12,78g

C. 18,46g

D. 14,26g

Hướng dẫn:
Chúng ta bỏ bớt Na đi, hỗn hợp chỉ có K và BaO.
Ta có: 39x + 137y = 8,94 (1)
Và:

0,5x + y = 0,12

(2)


Giải ra ta được: x = 15/59 và y = -21/2950
8


Vậy, tổng số mol OH- = x + 2y = 0,24 mol
Trung hòa vừa đủ nên tổng số mol H+ = OH- = 0,24 mol
Đặt số mol H2SO4 = a thì số mol HCl = 4a.
Suy ra: 2a + 4a = 0,24=> a = 0,04
Tổng khối lượng muối thu được:
m = 39.15/59 – 137.21/2950 + 35,5.0,16 + 96.0,04 = 18,46 gam → đáp án C
Bài 3. Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn
hợp X vào nước thu được 5,6 lít H 2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28
gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 72 gam

B. 60 gam

C.96 gam

D. 54 gam

Hướng dẫn:
Do đề bài cho ta 4 chất, trong khi dữ kiện chỉ có 3 (đó là khối lượng hỗn
hợp = 51,3 gam; thể tích H2 = 5,6 lít và khối lượng NaOH = 28 gam). Do vậy ta
sẽ bỏ bớt đi 1 chất để cho số chất và số dữ kiện của đề bằng nhau.
Ta bỏ bớt Na, hỗn hợp chỉ có Ca, Na 2O và CaO với số mol lần lượt là x, y
và z.
Ta có: x = 0,25, y = 0,35 vậy z = (51,3-10-21,7)/56 = 0,35
Vậy tổng số mol OH- = 2x + 2y + 2z = 1,9 mol

Số mol SO2 = 0,8.
Suy ra số mol SO32- = 0,8, trong khi đó số mol Ca2+ = x + z = 0,6 mol.
Vậy khối lượng kết tủa bằng 0,6.120 = 72 gam → đáp án A
Bài 4. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9
gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam
Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,5M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27,96.

B. 29,52.

C. 36,51.

D. 1,50.

Hướng dẫn:
Tương tự bài toán trên, chúng ta bỏ bớt Na 2O. Hỗn hợp chỉ có Na, Ba và
BaO với số mol lần lượt là x, y và z.
9


Ta có : 23x + 137y + 153z = 21,9; x/2 + y = 0,05 và y + z = 0,12
Giải ra: x = 0,14, y = -0,02 và z = 0,14.
Vậy số mol Ba2+ = 0,14-0,02 = 0,12 mol. OH- = 0,14 + 0,12.2 = 0,38 mol
Số mol Al3+ = 0,1 mol, SO42- = 0,15 mol
Kết tủa: BaSO4 = Ba2+ = 0,12 mol
Al(OH)3 = 4Al3+ - OH- = 0,02 mol.
Vậy m = 0,12.233 + 0,02.78 = 29,52 gam → đáp án B
Bài 5. Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al 2O3 (trong đó oxi
chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và

13,44 lít khí H 2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m

A. 10,4
B. 27,3
C. 54,6
D. 23,4
Hướng dẫn:
Bỏ bớt K ta còn Na, Ba và Al2O3. Bài này chúng ta không được bỏ Al2O3
vì như vậy sẽ không còn nguyên tố O trong hỗn hợp nữa!
Khối lượng O = 86,3.19,47% = 16,8 gam =>Số mol O = 1,05 mol.
Vậy số mol Al2O3 = 0,35 mol =>Khối lượng Al2O3 = 35,7 gam
Ta có : 0,5x + y = 0,6 và 23x + 137y = 86,3-35,7 = 50,6
Giải ra: x = 316/455 và y = 23/91
Số mol OH- = x + 2y = 316/455 + 46/91 = 1,2 mol
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
Số mol AlO2- = 0,7 → OH- dư = 0,5
Số mol HCl = 2,4 mol
OH- + H+ → H2O

0,5 → 0,5
AlO2- + H+ + H2O

0,7 → 0,7

→ Al(OH)3



0,7


Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

0,4 ← 1,2
Vậy Al(OH)3 còn = 0,3 mol.
Suy ra: m = 0,3.78 = 23,4 gam → đáp án D
10


Bài 6. Hỗn hợp X gồm MgO, CaO, Mg và Ca. Ḥòa tan 21,44 gam hỗn
hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 6,496 lít H 2 (đktc) và dung dịch Y
trong đó có 24,70 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị của x là
A. 29,97 gam

B. 31,08 gam

C. 32,19 gam

D. 34,41 gam

Hướng dẫn:
Bỏ bớt MgO chẳng hạn.
Dễ dàng lập được các PT: 56x + 24y + 40z = 21,44 (1)
Số mol H2 = y + z = 0,496/22,4 = 0,29

(2)

Số mol MgCl2 = y = 24,7/95 = 0,26

(3)


Từ (1), (2) và (3) ta có : x = 0,25, y = 0,26 và z = 0,03
Suy ra số mol CaCl2 = x + z = 0,28
Vậy khối lượng CaCl2 = 0,28.111 = 31,08 gam → đáp án B
Bài 7. Cho 23,2 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 trong đó số
mol FeO bằng Fe2O3. Số mol HCl cần dùng để phản ứng với hỗn hợp X trên là
A. 0,4

B. 0,6

C. 0,8

D. 1,0

Hướng dẫn:
Bỏ bớt Fe3O4, hỗn hợp có FeO và Fe2O3.
Ta có hệ PT: 72x + 160y = 23,2
Và:

x – y = 0 (do số mol FeO bằng Fe2O3)

Giải ra được: x = y = 0,1 mol
Từ đó dễ dàng tính được số mol HCl = 2x + 6y = 0,8 mol → đáp án C
Bài 8. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm
18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch
HNO3 1M thu được dung dịch Y (không chứa muối Fe2+) và 0,448 lít hỗn hợp Z
(đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y
thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 60,272.


B. 51,242.

C. 46,888.

D. 62,124.

Hướng dẫn:
Chúng ta có thể bỏ các oxit sắt, hỗn hợp chỉ có Al, Al2O3 và Fe.
Ta có khối lượng oxi = 12,98.18,49% = 2,4 gam
11


Đặt số mol Al, Al2O3 và Fe lần lượt là x, y và z
Ta có: 27x + 102y + 56z = 12,98 (1)
Số mol O: 3y = 2,4/16 = 0,15

(2)

Số mol NO = N2 = 0,01
Đặt số mol NH4NO3 = t, ta được
3x + 3z = 0,01.3 + 0,01.10 + 8t => 3x + 3z – 8t = 0,13 (3)
Bảo toàn nguyên tố nitơ ta được:
3x + 6y + 3z + 2t + 0,01 + 0,01.2 = 0,6275 => 3x + 6y + 3z + 2t = 0,5975 (4)
Nhân PT (4) với 4 rồi cộng vào PT (3) ta được : 15x + 24y + 15z = 2,52

(5)

Giải (1), (2) và (5) được: x = -369/3625; y = 0,05; z= 688/3625 và t = 0,01675.
Vậy giá trị của m là:
m = 213.(-369/3625) + 2.213.0,05 + 242.688/3625 + 0,01675.80 = 46,888 gam

→ đáp án C
Bài 9. Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit.
Thể tích dung dịch HCl 1M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp Y là
A. 500 ml

B. 800 ml

C. 1000 ml

D. 750 ml

Hướng dẫn:
Bỏ bớt Al hỗn hợp còn Mg và Zn với số mol lần lượt là x và y
Ta có: 24x + 65y = 14,3 và 40x + 81y = 22,3
Giải ra được: x = 91/205 và y = 23/410
Vậy: nHCl = 2x + 2y = 1 mol
=> Vdd HCl = 1 lit = 1000 ml → đáp án C
Bài 101. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9
gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có
20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO 2 (đktc) vào Y, thu được
m gam kết tủa. Giá trị của m là
12


A. 23,64

B. 15,76

C. 21,92


D. 39,40

Hướng dẫn:
Bỏ bớt Na2O hỗn hợp gồm Na, Ba, và BaO với số mol lần lượt là x, y, z.
Ta có: 23x + 137y + 153z = 21,9

(1)

Theo pthh: x/2 + y = 0,05 nên x + 2y = 0,1 (2)
Lại có : số mol Ba(OH)2 = y + z = 0,12

(3)

Từ (1, (2) và (3) ta tìm được x = 0,14; y = -0,02; z = 0,14
Mặt khác: số mol OH- = x + 2y + 2z = 0,14 – 0,02.2 +0,14.2 = 0,38 mol
Trong khi số mol CO2 = 0,3 mol
Vậy số mol CO32- = OH- – CO2 = 0,08 và HCO3- = 0,22
Mà số mol Ba2+ = 0,12 => số mol kết tủa BaCO3 = CO32- = 0,08 mol
=> Khối lượng kết tủa BaCO3 = 0,08.197 = 15,76 gam → đáp án B
1

Trong trang này: Bài 9 là “của” tác giả, bài 10 được tham khảo từ tài liệu tham khảo số 1.

2.3.2. Kỹ thuật bỏ bớt chất áp dụng trong hóa hữu cơ.
Kỹ thuật bỏ bớt chất không chỉ áp dụng cho các bài toán hóa vô cơ mà
còn có thể sử dụng trong các bài tập hóa hữu cơ.
Ví dụ 1. Cho 19,4g hỗn hợp X gồm : CH3COOH, HCOOH và (COOH)2
tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaHCO3 2M. Khối lượng muối thu được


A. 28,2g

B. 40,4g

C. 35,4g

D. 44,2g

Hướng dẫn:
Với 2 dữ kiện trong khi số chất lại là 3 nên chúng ta có thể vận dụng kỹ
thuật bỏ bớt chất rồi thiết lập hệ PT toán học rồi giải. Theo đó ta bỏ bớt axit
oxalic (COOH)2, hỗn hợp còn lại là CH 3COOH và HCOOH với số mol tương
ứng là x và y.
Ta có : 60x + 46y = 19,4 (1)
Và :

x + y = 0,4

(2)
13


Giải ra ta được: x = 1/14 và y = 23/70
Vậy khối lượng muối m = 82.1/14 + 68.23/70 = 28,2 gam → Đáp án A
Ví dụ 2. Cho 5,62 g hỗn hợp gồm axit axetic, axit propanoic, axit acrylic
tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,38g hỗn hợp muối khan. Số
mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,02 mol

B. 0,04 mol


C. 0,06 mol

D. 0,08 mol

Hướng dẫn :
Bỏ bớt 1 axit, ta dễ dàng lập được hệ 2 phương trình và giải.
Nếu bỏ axit acrylic thì ta được hệ PT : 60x + 74y = 5,62 (1)
Và : 82x + 96y = 7,38

(2)

Giải ra được : x = 3/140 và y = 41/700
=> Số mol NaOH phản ứng = x + y = 0,08 mol → Đáp án D
Ví dụ 3. Đốt cháy hoàn toàn 122,6 gam hỗn hợp X gồm anđêhit acrylic,
C5H6O, C6H8O2 và axit axetic bằng O2 dư thì thu được 5,9 mol CO 2 và y mol
H2O. Giá trị của y là
A. 2,15

B. 4,3

C. 1,15

D. 3,3

Hướng dẫn:
Bỏ bớt C5H6O và C6H8O, hỗn hợp còn C3H4O (anđêhit acrylic) và C2H4O2
(axit axetic). (Do đề chỉ cho 2 dữ kiện là khối lượng hỗn hợp và số mol CO2)
Đặt số mol mỗi chất là x và y, ta được hệ PT :
56x + 60y = 122,6 (1)

Và : 3x + 2y = 5,9

(2)

Giải ra ta được : x = 1,6 và y = 0,55
Vậy số mol H2O : y = 2x + 2y = 4,3 mol → Đáp án B
Ví dụ 4. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam hỗn hợp X gồm metyl axetat, etyl
fomat và vinyl axetat bằng O2 dư thu được 0,12 mol nước. Phần trăm khối lượng
vinyl axetat trong hỗn hợp là
A. 27,92%

B. 36,18%

C. 41,86%

D. 58,23%

Hướng dẫn:

14


Bỏ bớt metyl axetat, hỗn hợp còn etyl fomat (C3H6O2) và vinyl axetat
(C4H6O2) với số mol tương ứng là x và y.
Ta có : 74x + 86y = 3,08 và 3x + 3y = 0,12
Giải ra ta được : x = 0,03 và y = 0,01
Vậy, % khối lượng vinyl axetat = 0,86/3,08 = 27,92% → Đáp án A
Chú ý : Nếu như bài này chúng ta bỏ bớt vinyl axetat thì hệ PT sẽ vô nghiệm.
Do metyl axetat và etyl fomat còn lại có cùng một công thức phân tử, tức là
chúng ta lập 2 PT nhưng chúng giống nhau, đồng nghĩa với việc chúng ta đã bỏ

bớt đi dữ kiện của đề bài!
* Một số bài tập tương tự:
Bài 12. Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho
22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian,
thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản
ứng là
A. 0,070 mol

B. 0,015 mol

C. 0,075 mol

D. 0,050 mol

Hướng dẫn :
Bỏ bớt C3H6, hỗn hợp gồm H2 và C2H4 co số mol tương ứng x và y.
Ta có : 2x + 28y = 2.9,25 =18,5 (1) và x + y = 1(2)
Giải ra được : x = 19/52 và y = 33/52
H2 + C2H4
2



C2H6

Trong trang này, ví dụ 4 là “của” tác giả, bài 1 được tham khảo từ tài liệu tham khảo số 1

Gọi số mol H2 phản ứng là a, ta có hỗn hợp khí Y gồm:
H2 dư = (19/52 – a);C2H4 dư = (33/52 - a); C2H6 = a.
Tổng số mol hỗn hợp Y = (1- a)

Vậy : 2(19/52 - a) + 28(33/52 – a) + 30a = 20(1 - a)

 18,5 = 20 – 20a
Giải ra được a =0,075 → Đáp án C
Bài 23. Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C 3H5OH).
Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO 2 (đktc). Đun nóng X
với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng
1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br 2 0,1M. Giá trị của
V là
15


A. 0,6.

B. 0,5.

C. 0,3.

D. 0,4.

Hướng dẫn:
Bỏ bớt axit acrylic, ancol anlylic. Hỗn hợp X gồm H 2 và C3H6 với số mol
tương ứng là x và y.
Ta có : x + y = 0,75
Và : y = 0,45
Gọi số mol H2 phản ứng với C3H6 là a.
Ta được : a = 0,15 mol
Vậy hỗn hợp Y : C3H8 = 0,15; C3H6 = 0,3; H2 = 0,15.
Suy ra : 0,6 mol Y có 0,3 mol C3H6 thì trong 0,1 mol Y sẽ có 0,05 mol C3H6.
Vậy số mol Br2 phản ứng = 0,05 mol => V = 0,5 ít → Đáp án B

Bài 34. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylenglicol. Cho m gam X phản
ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m
gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
A. 8,8

B. 6,6

C. 2,2

D. 4,4.

Hướng dẫn:
Bỏ bớt etyen glicol, hỗn hợp chỉ có metylic.
Số mol H2 = 0,1 → số mol CH3OH = 0,2.
Vậy khi đốt CH3OH số mol CO2 = 0,2 mol → khối lượng CO2 = 8,8 gam
→ Đáp án A
3, 4

Trong trang này, bài 2 và bài 3 tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 2.

Bài 45. Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic,
axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol
axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung
dịch chứa 0,38 mol Ba(OH) 2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun
nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml
dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch
thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 19,04 gam

B. 18,68 gam


C. 14,44 gam

D. 13,32 gam

Hướng dẫn :
16


Bỏ đi axit ađipic!
Không thể bỏ axit acrylic và axit axetic do chúng ta phải dữ nguyên dữ
kiện của đề là số mol axit acrylic bằng số mol axit axetic.
Không bỏ glixerol, do khi đó hỗn hợp chỉ còn các axit đều tác dụng với
KOH, như thế bản chất của bài toán đã bị thay đổi.
Ta có : 86x + 60y + 92z = 13,36
x–y=0
và:

4x + 2y + 3z = 0,51

Giải ra được : x = 0,06; y = 0,06; z = 0,05.
Chất rắn : C3H5COOK = 0,06; CH3COOK = 0,06; KOH dư = 0,02.
Vậy m = 124.0,06 + 98.0,06 + 56.0,02 =14,44 gam → Đáp án C
Bài 56. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ
và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
A. 3,60.

B. 3,15.

C. 5,25.


D. 6,20.

Hướng dẫn:
Bỏ bớt xenlulozơ và tinh bột, hỗn hợp chỉ còn glucozơ x mol và saccarozơ
y mol. Ta có hệ PT : 6x + 12y = 0,1125 và 6x + 11y = 0,1
Giải ra được : x = -0,00625 và y = 0,0125
Vậy m = -180.0,00625 + 342.0,0125 = 3,15 gam → Đáp án B
5, 6

Trong trang này, bài 4 tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 3 và bài 5 tác giả tham khảo tài liệu
tham khảo số 4.

Bài 67. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit Glutamic (trong đó nguyên tố
oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH
dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,8

B. 12,0

C. 13,1

D.16,0

Hướng dẫn:
Bỏ bớt axit glutamic, hỗn hợp có glyxin (C 2H5O2N) x mol và alanin
(C3H7O2N) y mol.
Ta có: (32x + 32y)/(75x + 89y) = 41,2/100
=> 110x – 466,8y = 0
17



Và: 97x + 111y = 20,532
Giải ra ta được x = 1167/7000; y = 11/280
Vậy giá trị của m = 75x + 89y = 16,0 gam.
Bài 7. Đốt cháy 34,5 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ, mantozơ, glucozơ,
fructozơ và axit axetic thì cần vừa đủ 1,18 mol O2. Tính số mol H2O cần dùng để
phản ứng với hỗn hợp X trên.
Hướng dẫn:
Bỏ bớt mantozo, fructozơ và axit axetic, hỗn hợp còn saccarozơ
(C12H22O11) và glucozơ (C6H12O6) với số mol tương ứng là x và y.
Ta có: 342x + 180y = 34,5 (1) và 12x + 6y = 1,18 (2)
Giải ra được: x = 0,05 và y = 29/300
Số mol nước thu được = 11x + 6y = 1,13 mol
Bài 8. Cho m gam hỗn hợp X gồm C6H5CH2OH, CH3OH, C2H4(OH)2 và
C3H5OH tác dụng với Na dư thì thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Mặt khác đốt cháy
hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên thì thu được 0,27 mol CO 2 và 0,31 mol nước.
Tìm giá trị của m?
Hướng dẫn:
Bỏ bớt C3H5OH, hỗn hợp còn lại gồm C6H5CH2OH x mol; CH3OH y mol;
C2H4(OH)2 z mol
Ta có : 0,5x + 0,5y + z = 1,344/22,4 = 0,06 (1)
7x + y + 2z = 0,27 (2)
Và :

4x + 2y + 3z = 0,31 (3)

Giải ra được : x = 0,025; y = 0,135; z = -0,02
Vậy giá trị của m = 0,025.108 + 0,135.32 – 0,02.62 = 5,78 gam
7


Trong trang này, bài 6 tác giả tham khảo tài liệu tham khảo số 4; bài 7 và bài 8 là “của”tác giả

Bài 98. Hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3,
CH3COOC2H3, CH3CH(OH)COOH và CH2OHCH(OH)CHO. Đốt cháy hoàn
toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 12,04 lít O 2 (đktc), thu được CO 2 và 9 gam
H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CH 3COOC2H3 trong X là
A. 15,58%

B. 12,46%

C. 31,16%

D. 24,92%

Hướng dẫn

18


Bỏ
bớt
CH3COOH,
HCOOCH3,
CH3CH(OH)COOH

CH2OHCH(OH)CHO. Hỗn hợp chỉ có C 2H5OH, HCHO và CH3COOC2H3 với
số mol tương ứng là x, y và z.
Ta có : khối lượng hỗn hợp = 46x + 30y + 86z = 13,8
Số mol O2 phản ứng = 3x + y + 4,5z = 0,5375

Và số mol H2O = 3x + y + 3z = 0,5
Giải hệ phương trình trên ta được : x = 0,025; y = 0,35 và z = 0,025
Vậy % khối lượng CH3COOC2H3 = 0,025.86/13,8 = 15,58% → Đáp án A

8

Trong trang này, bài 8 tác giả tham khảo tài liệu tham khảo 5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục

19


- Khi chưa áp dụng đề tài này, học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải các
bài tập hỗn hợp chất và học sinh không định hướng được cách làm mà chỉ nhớ
máy móc nên hay mắc sai lầm trong tính toán và kết quả không cao.
- Khi áp dụng đề tài: Học sinh dễ dàng nhận dạng được các dạng bài tập
hỗn hợp chất và cách loại bỏ bớt chất khi giải bài tập; từ đó học sinh vận dụng
phương pháp để giải các bài tập một cách dễ dàng và khoa học nhất. Rất nhiều
học sinh khi vận dụng kỹ thuật này và thấy kết quả đúng với cách đã trình bày
trong đề tài (cách ghép ẩn) đã tỏ ra rất phấn khích và hào hứng hơn trong học
tập!
Kết quả khảo sát thực nghiệm
Lớp

Kết quả

Tổng
số


Giỏi

Khá

HS

SL

%

SL

11B1(ĐC)

44

1

2,27

5

11B2(TN)

44

19 43,18 16 36,37

%


TB
SL

11,36 29
8

Yếu

TB trở lên

%

SL

%

SL

%

65,9
1

9

20,46

35


79,55

18,18

1

2,27

43

97,73

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên
cao hơn hẳn: 97.73% (so với 79.55%). Điều này chứng tỏ phương pháp “Tạo
hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ thuật bỏ bớt chất” đã đem lại hiệu quả rõ
rệt.
2.4.2. Đối với bản thân
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Trãi, tôi đã nghiên cứu và
áp dụng các nội dung trên vào việc dạy môn hoá học, tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm đối với bản thân:
- Thứ nhất: Với việc hướng dẫn giải toán bằng cách loại bỏ bớt chất như
trên giúp học sinh dễ hiểu và có thể giải nhanh hơn các bài tập hỗn hợp chất mà
trước đây các em cảm thấy là rất khó.
- Thứ hai: Với việc nắm bắt được nhiều phương pháp giải bài tập, học
sinh có thể chọn cho mình cách giải nhanh và chính xác hơn.
- Thứ ba: Các dạng bài tập đều có các phương pháp giải mẫu nên giúp
các em dễ hiểu và có thể vận dụng tốt các bài tập tương tự.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20



3.1. Kết luận
- Sử dụng bài tập trong mỗi tiết học và hướng dẫn học sinh giải các bài
tập hóa học là phương pháp quan trọng để củng cố kiến thức cho học sinh và
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Mỗi bài tập hóa học có nhiều cách giải
khác nhau trong đó có cách giải độc đáo, thông minh, ngắn gọn, chính xác. Vì
vậy trước mỗi bài tập hóa học, giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm ra nhiều cách
giải, từ đó rút ra một cách giải hay nhất. Việc sử dụng kĩ thuật bỏ bớt chất sẽ
giúp cho việc giải các bài tập hỗn hợp nhiều chất trở nên đơn giản và nhanh
chóng hơn. Kĩ thuật này có tác dụng rèn luyện sự nhanh nhạy cho học sinh, tạo
hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, nó có nhiều ưu việt trong việc giải các
bài toán trắc nghiệm khách quan.
- Áp dụng kĩ thuật bỏ bớt chất trong giải toán hóa học góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy bộ môn và cũng đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn.
3.2. Kiến nghị.
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ thuật bỏ bớt chất”,
tôi đề nghị nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi
tiếp tục hoàn chỉnh đề tài, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học
nói riêng, chất lượng học tập toàn trường nói chung.
Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, giảng dạy Hóa học nói riêng
đã và vẫn đang được tiến hành tích cực và có hiệu quả. Vì vậy, tôi thiết nghĩ, bài
viết này chỉ là một đóng góp nhỏ trong phong trào và sự nghiệp chung. Những
kinh nghiệm của bản thân chắc chắn chưa được trọn vẹn. Rất mong được đồng
nghiệp góp ý để hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm

2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Dương Đình Luyến
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề thi tuyển sinh Đại học khối A - năm 2013.
2. Đề thi tuyển sinh Đại học khối B - năm 2013.
3. Đề thi tuyển sinh Đại học khối A - năm 2014
4. Đề thi THPT Quốc gia năm 2016.

22


×