Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BẰNG lý LUẬN và THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG báo CHÍ, PHÂN TÍCH và CHỨNG MINH GHI NHANH là THỂ LOẠI PHẢN ÁNH XUNG KÍCH của báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.18 KB, 32 trang )

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: GHI NHANH

BẰNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ,
PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH GHI NHANH LÀ THỂ LOẠI
PHẢN ÁNH XUNG KÍCH CỦA BÁO CHÍ

Hà nội - 2015


MỤC LỤC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI GHI NHANH...............................................6
1.2. Khái niệm Ghi nhanh......................................................................................7
KHẢO SÁT TÁC PHẨM GHI NHANH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ......................9
3.1. Ghi nhanh được coi là một thể loại xung kích không chỉ so với các thể ký
báo chí mà còn là trong toàn bộ hệ thống thể loại báo chí...............................13
3.2. Ghi nhanh phản ánh cái mới, cái tiêu biểu cho tư tưởng chủ đạo trong
từng thời kỳ......................................................................................................16
3.3. Ghi nhanh sử dụng bút pháp sinh động, linh hoạt, giàu hình ảnh, gần với
văn học.............................................................................................................18
3.4. Ghi nhanh phác thảo những nét độc đáo, tiêu biểu nhất của sự kiện, không
cần thiết phải miêu tả quá trình diễn biến hoàn chỉnh......................................19
KẾT LUẬN.........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các thể loại báo chí, cũng giống như tin, có thể nói ghi nhanh là


một trong những thể loại có khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự một
cách nhạy bén nhất, cơ động nhất. Ghi nhanh có khả năng bám sát những chủ đề
tuyên truyền lớn và đặc biệt phát huy vai trò cổ vũ, kêu gọi khi có những sự kiện
thời sự cấp bách, bất ngờ xảy ra như lũ lụt, thiên tai… Bởi lẽ đó, sự phát triển
của báo chí - trong đó có báo chí điện tử ở nước ta những năm qua đã tạo ra
những điều kiện quan trọng cho sự phát triển của thể loại này.
Trong hệ thống thể loại báo chí, ghi nhanh ra đời muộn nhưng đã tỏ ra là
một thể loại độc lập, phản ánh nhanh, nhạy, kịp thời và sinh động mọi diễn biến
của xã hội. Cùng với các tờ báo hàng ngày, các đài phát thanh, truyền hình đã
thường xuyên sử dung ghi nhanh một cách có hiệu quả trong việc thông tin cái
mới, định hướng dư luận. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và nhịp độ phát triển
nhanh của đời sống như hiện nay, bên cạnh những thể loại báo chí khác, ghi
nhanh vẫn đang ngày càng phát huy năng lực phản ánh hiện thực của nó với một
chất lượng mới. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Bằng lý luận và thực tiễn
hoạt động báo chí, phân tích và chứng minh Ghi nhanh là một thể loại phản ánh
xung kích của báo chí” để một lần nữa khẳng định vai trò xung kích trên mặt
trận tư tưởng của thể loại ghi nhanh trong nền báo chí hiện đại.
2.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Phân tích một số đặc điểm của thể loại ghi nhanh để chứng minh rằng, ghi
nhanh là một thể loại phản ánh xung kích, linh hoạt. Từ đó, củng cố thêm về lý
luận thể loại, phương thức sáng tạo tác phẩm và nâng cao hiểu biết về vị trí, vai
trò của thể loại ghi nhanh.
2.2. Nhiệm vụ
3


Để đạt được mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Về mặt lý luận, chúng tôi sẽ so sánh ghi nhanh với một số thể loại báo chí
khác; Tìm hiểu về đối tượng phản ánh, bút pháp của thể loại ghi nhanh.

Về mặt thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm ghi nhanh
được đăng tải trên Tuổi trẻ Online (Từ tháng 1- 10/2011); tiến hành thống kê,
đánh giá, rút ra kết luận từ quá trình khảo sát.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bài ghi nhanh trên báo tuổi trẻ và
những nhà báo viết ghi nhanh
3.2. Phạm vi

Phạm vi nghiên cứu là báo điện tử Tuổi trẻ Online trong khoảng thời gian
từ 1/1/2011 đến 31/10/2011 (10 tháng)
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của tư tưởng
Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà
nước Việt Nam về báo chí.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:
- Nghiên cứu tài liệu (hệ thống lý luận thể loại báo chí và các tác phẩm báo chí
cụ thể)
- Khảo sát - thống kê
4


- Phân tích - tổng hợp - so sánh
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của đề tài gồm ba chương:
- Chương I: Một số vấn đề về thể loại Ghi nhanh
- Chương II: Khảo sát tác phẩm ghi nhanh trên báo Tuổi trẻ Online (Từ tháng 110/2011)

- Chương III: Ghi nhanh là thể loại phản ánh xung kích của báo chí
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Phân tích, chứng minh thể loại ghi nhanh có vai trò xung kích so với các
thể loại báo chí khác. Đề tài muốn góp một tiếng nói chung cho những người
đang giảng dạy lý luận và những người trực tiếp sáng tạo ra thể loại này.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Khảo sát các tác phẩm ghi nhanh trên báo Tuổi trẻ Online (khảo sát từ
1/1/2011 đến 31/10/2011) để rút ra những kinh nghiệm, bài học trong sáng tạo
thể loại báo chí nói chung và sáng tạo thể loại ghi nhanh nói riêng. Đây sẽ là tài
liệu tham khảo có ý nghĩa đối với sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến
vấn đề này.

CHƯƠNG I
5


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI GHI NHANH
1.1. Quan niệm về thể loại ghi nhanh
Ghi nhanh là thể loại xuất hiện và gắn bó với báo chí nước ta sau Cách
mạng. Nhiều tài liệu thống nhất quan điểm cho rằng ghi nhanh xuất hiện vào
những năm 1945, 1946 và ngày càng phát triển mạnh hơn, nhiều hơn trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như giai đoạn sau này.
Theo quan niệm của tác giả I van - Ga nep người Bun ga ri trong tác phẩm
“Phóng sự viết tại chỗ” (Đăng trên tạp chí Người làm báo số 2 năm 1987) cho
rằng đây là một thể tài mới xuất hiện, nó hết sức năng động và linh hoạt. Nó có
khả năng cung cấp cho công chúng tương đối đầy đủ về thời điểm ban đầu của
các sự kiện hiện tượng thời sự một cách nhanh nhất.
So sánh đặc điểm cũng như phương pháp sáng tạo của Phóng sự viết tại
chỗ cho thấy nó giống như thể tài Ghi nhanh trên báo chí của chúng ta.

Tác giả Đức Dũng trong tác phẩm Các thể Ký báo chí ( Nhà xuất bản
Văn hoá thông tin – Hà Nội năm 2001) quan niệm : Ghi nhanh là một thể tài
nằm trong vùng giao thoa giữa báo chí và văn học. nó là một dạng của các thể
Ký báo chí.
Tác giả Dương Xuân Sơn trong tác phẩm Các thể loại báo chí chính luận
nghệ thuật (Nhà xuất bản ĐHQG – Hà Nội năm 2004) cho rằng Ghi nhanh là
một trong những thể tài quan trọng của báo chí, nó nằm trong nhóm Chính
luận nghệ thuật.
Trong thực tế báo chí, thể tài này còn tồn tại với rất nhiều những quan
niệm khác như :
-

Ghi chép

-

Tốc ký

-

Tốc tả …

6


Về thể loại ghi nhanh, việc xác định vị trí của đã có những ý kiến khác
nhau. Có ý kiến cho rằng “bản chất của ghi nhanh là thông tin miêu tả một sự
kiện thời sự diễn ra trong không gian cụ thể (...). Vì thế xếp ghi nhanh vào loại
thông tấn hợp lý hơn, phù hợp với thực hiện hoạt động sáng tạo của nhà báo”.
Quả là trong thực tế, ghi nhanh chỉ phản ánh các sự kiện mới (giống như tin,

tường thuật) nên xếp nó ở nhóm các thể loại có ưu thế về thông tin sự kiện là
hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, trong những tác
phẩm thuộc thể loại này lại có sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật trần thuật và
nhất là ở năng lực miêu tả, diễn tả sự kiện một cách giàu hình ảnh. Trong trường
hợp đó, nên coi đây là những tác phẩm có tính chất giao thoa giữa nhóm các thể
loại Thông tấn báo chí với nhóm thứ ba là nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ
thuật.
1.2. Khái niệm Ghi nhanh
Trong tạp chí Người làm báo (2/1987), có bài “Phóng sự viết tại chỗ” của
Ivan Ga - Nep (Bungary). Tác giả xem ghi nhanh là thể loại riêng biệt và mới
nhất: “Phóng sự viết tại chổ là một thể loại riêng biệt và mới nhất của nghề
báo. Thể loại phóng sự này tạo cho con người cách nhìn sự kiện rõ ràng và
cùng với phóng viên nhìn sự kiện ấy dưới một góc độ có ích nhất”
Phóng sự viết tại chỗ khác với dạng phóng sự viết bình thường. Khi xem
xét đặc điểm của nó đây chính là thể loại ghi nhanh theo chúng ta gọi.
Các tác giả cuốn “Tác phẩm báo chí tập 2” đã đưa ra một khái niệm về
thể loại ghi nhanh như sau: “Ghi nhanh là thể loại báo chí chủ yếu phản ánh
những sự kiện nóng hổi, cấp bách trong dòng thời sự chủ lưu, với mô thức
kết cấu linh hoạt, mềm dẻo, thông qua bút pháp mô tả trực tiếp, thuật và
những cảm xúc, ấn tượng, lời bình khi cần thiết nhằm cung cấp ngay lập tức
cho công chúng một phác thảo sinh động, đa diện về sự thật mới nảy sinh có
ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất” [4, tr 138].
Khái niệm nêu trên bao hàm những ý:
7


- Ghi nhanh phản ánh cái thời điểm ban đầu sinh động nhất của sự kiện (chứ
không phải khi sự kiện đã hoàn thành)
- Ghi nhanh tái hiện sự kiện dưới dạng một phác thảo đa diện, sinh động (nó
chưa có điều kiện đi sâu vào toàn bộ những khía cạnh của sự kiện và do đó, nó

chỉ có thể thông tin trên bề mặt của sự kiện để thỏa mãn nhu cầu thông tin ngay
lập tức của công chúng trước sự kiện đang xảy ra).
- Ghi nhanh có các đặc điểm nổi bật sau đây:
• Ghi nhanh phản ánh các sự kiện lớn, tiêu biểu ở các lĩnh vực khác
nhau trong đời sống xã hội.
• Ghi nhanh thông tin nhanh nhạy, sát thực, thông tin đa dạng, chi tiết
điển hình tạo được lòng tin trong độc giả
• Ghi nhanh có sự giao thoa, chuyển hóa với các thể loại trong và ngoài
hệ thống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức thuyết phục, dễ gây ấn
tượng.

8


CHƯƠNG II
KHẢO SÁT TÁC PHẨM GHI NHANH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ
(Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011)
2.1. Bảng khảo sát
STT
1
2

3
4

Tác phẩm

Ngày đăng

Chuyên

mục

Vấn đề
phản ánh

01/01/2011

Chính trị Xã hội

Vui chơi –
Lễ hội

nt

Tai nạn

nt

Thiên tai

nt

Sự kiện thời
sự

Hàng vạn người đón năm
mới ở trung tâm TP. HCM
Taxi bốc cháy giữa đường
05/01/2011


12/1/2011

Khốn khổ vì rét
Ngày đầu tiên Bến xe Miền 12/01/2011
Đông bán vé xe Tết: Chen
lấn mua vé xe thương hiệu

5

Xe tải chạy điên loạn tông 19/01/2011
chết người

nt

Tai nạn

6

Nhân viên bán vé “mất 31/01/2011
tích”, hàng trăm khách điêu
đứng

nt

Sự kiện thời
sự

7

Dịp tết: một số mặt hàng 10/02/2011

tăng giá từ 15-60%

nt

Sự kiện thời
sự

8

An Giang: hàng loạt cây 19/02/2011
xăng đóng cửa

nt

Sự kiện thời
sự

9

Nghệ An: Sạt lở núi, 16 1/4/2011
người tử nạn

nt

Lở đất

10

Nhà 5 tầng đổ sụp trước 1/4/2011


nt

Tai nạn
9


mắt mọi người
11

Khai mạc bầu cử ở Trường 15/5/2011
Sa

nt

Sự kiện thời
sự

12

Lũ kinh hoàng ở miền tây 26/6/2011
Nghệ An

nt

Thiên tai

13

Quốc lộ 7 sạt lở nghiêm 27/6/2011
trọng


nt

Lở đất

14

Lũ ở miền tây Nghệ An: 27/6/2011
Quốc lộ 7 ách tắc ít nhất 10
ngày nữa

nt

Thiên tai

15

Cháy 2.000 mét vuông

29/6/2011

nt

Tai nạn

16

Hào hùng đêm "Vì biển đảo 30/6/2011
quê hương"


nt

Vui chơi –
Lễ hội

17

Cháy quầy than ở chợ Tuy 17/7/2011
Hòa

nt

Tai nạn

18

Cháy hơn 100ha rừng trồng

17/7/2011

nt

Tai nạn

19

Phú Yên: Rừng trồng cháy 17/7/2011
dữ dội

nt


Tai nạn

20

Bác sĩ bỏ mặc bệnh nhân

18/7/2011

nt

Sự kiện thời
sự

21

Sập cầu Bình Cách nối Tiền 19/7/2011
Giang và Long An

nt

Tai nạn

22

Ngư dân trong nhà tù ở 24/8/2011
Palawan

nt


Sự kiện thời
sự

23

122 ngư dân bị giữ ở 27/08/2011
Philippines

nt

Sự kiện thời
sự

24

Mưa to, lũ lên nhanh

25/9/2011

nt

Thiên tai

25

Đồng bằng sông Cửu Long: 28/9/2011
Lũ sắp tràn bờ đê

nt


Thiên tai

nhà máy gỗ nhân tạo

10


26

Vỡ đê hàng loạt

28/9/2011

nt

Thiên tai

27

Trắng đêm với triều cường

31/10/2011

nt

Thiên tai

2.2. Nhận xét chung
Qua quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy đối tượng phản ánh
của ghi nhanh trên Tuổi trẻ Online là các sự kiện chính trị, xã hội tiêu biểu. Từ

1/1/2011 đến 31/10/2011, có 27 tác phẩm ghi nhanh và chỉ xuất hiện trên chuyên
mục Chính trị - xã hội.
- Về vấn đề phản ánh:
+ Thiên tai, lở đất: 7 bài (26%)
+ Các sự kiện thời sự: 8 bài (29,6%)
+ Vui chơi - lễ hội: 2 bài (7,4%)
+ Tai nạn: 10 bài (37%)

Như vậy, có thể thấy ghi nhanh thường được sử dụng trong những sự kiện
có tính chất bất ngờ, nóng hổi. Những chùm bài ghi nhanh được đăng tải hoặc
không được đăng tải cùng một ngày nhưng cùng phản ánh các sự kiện tiêu biểu
nảy sinh trong một thời điểm nhất định (thường có ý nghĩa xã hội lớn). Ví dụ:
11


- Tháng 1, 2 /2011, Tuổi trẻ đăng 4 ghi nhanh có đối tượng phản ánh là các sự
kiện xoay quanh việc chuẩn bị và đón tết dương lịch, âm lịch của nhân dân:
+ Hàng vạn người đón năm mới ở trung tâm TP. HCM (01/01/201)
+ Dịp tết: một số mặt hàng tăng giá từ 15-60% (10/02/2011)
- Tháng 6/2011, Tuổi trẻ có 2 ghi nhanh có đối tượng phản ánh là lũ lụt ở miền
tây Nghệ An:
+ Lũ kinh hoàng ở miền tây Nghệ An (26/6/2011)
+ Quốc lộ 7 sạt lở nghiêm trọng (27/6/2011)
+ Lũ ở miền tây Nghệ An: Quốc lộ 7 ách tắc ít nhất 10 ngày nữa
(27/6/2011)
- Tháng 9/ 2011 cũng xuất hiện những chùm ghi nhanh cùng phản ánh tình hình
lũ ở đồng bằng sông Cửu Long:
+ Mưa to, lũ lên nhanh (25/9/2011)
+ Đồng bằng sông Cửu long: Lũ sắp tràn bờ đê (28/9/2011)
+ Vỡ đê hàng loạt (28/9/2011)

Việc xuất hiện những chùm ghi nhanh cùng phản ánh các sự kiện tiêu biểu
nảy sinh trong một thời điểm nhất định hoàn toàn trùng khớp với lý luận về thể
loại ghi nhanh: “Gắn với chức năng cổ động là chính nên ghi nhanh chỉ xuất
hiện khi có những sự kiện mới xảy ra mang ý nghĩa thời sự nóng hổi, hoặc sự
kiện mang ý nghĩa thời sự cấp bách”.
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH
GHI NHANH LÀ THỂ LOẠI PHẢN ÁNH XUNG KÍCH CỦA BÁO CHÍ

12


3.1. Ghi nhanh được coi là một thể loại xung kích không chỉ so với các thể
ký báo chí mà còn là trong toàn bộ hệ thống thể loại báo chí
a. Thông tin nhanh về sự kiện mới xảy ra có ý nghĩa thời sự cấp bách
Vấn đề thời sự là đối tượng phản ánh của tất cả các thể loại báo chí,
nhưng chọn vấn đề nào để phản ánh, mức độ phản ánh đến đâu nó tùy thuộc vào
thể loại báo chí quý định. Gắn với chức năng cổ động là chính nên ghi nhanh
xuất hiện khi có những sự kiện mới xảy ra mang ý nghĩa thời sự. Ghi nhanh có
khả năng phản ánh kịp thời và đa diện về những sự kiện nổi bật đang thu hút sự
quan tâm của công chúng, như bầu cử, Đại hội Đảng, các chuyến viếng thăm
của các lãnh đạo, các ngày hội lớn của dân tộc…
Về mặt lý thuyết, “đối tượng phản ánh của ghi nhanh là sự kiện tiêu biểu
trong dòng thời sự chủ lưu. Thường xuất hiện nhiều - một chuỗi sự kiện, nhiều
bài ghi nhanh. Đối tượng phản ánh chính của ghi nhanh là sự kiện và con người
xuất hiện trong ghi nhanh chỉ với vai trò nhân chứng sự kiện và con người đó
cũng là con người hành động chứ không phải con người với đầy đủ tính cách,
nội tâm như trong phóng sự hoặc ký” (Tác phẩm báo chí tập 2).
Tuy nhiên ghi nhanh cũng nặng về trình bày các vấn đề chứ không đi sâu
vào phân tích nguyên nhân diễn ra sự kiện, cách giải quyết đối với sự kiện đó.

Ghi nhanh là thể loại xung kích đáp ứng nhu cầu thông tin mà công chúng đang
quan tâm.
Đứng trước một sự kiên (sự việc, hoàn cảnh, tình huống....) vừa mới xảy
ra, cùng với tin tức, ghi nhanh bao giờ cũng là thể xuất hiện nhanh nhất, sớm
nhất. Bằng cách tạo ra một phác thảo ban đầu của sự thật, nó giúp công chúng
hình dung về sự thật ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu được trình bày một
cách sống động mà ở đó những ý kiến khác nhau của các nhân chứng có giá trị
như những bằng chứng khách quan. Tuy nhiên, do sự chi phối một cách hết sức
gắt gao của yêu cầu thời sự, tác giả ghi nhanh chỉ có thể chọn lọc ý kiến của

13


những nhân chứng tiêu biểu nhất, đại diện cho nhiều loại người khác nhau, đứng
ở những góc độ không giống nhau.
* Ví dụ: Lũ kinh hoàng ở miền tây Nghệ An (27/6/2011)

“Nước lũ từ sông Nậm Mộ hòa với nước lũ từ sông Nậm Nơn tạo thành
sông Cả ở huyện Tương Dương khiến trận lũ càng trở nên hung dữ. Hai chiếc
cầu treo ở bản Khe Ngâu (xã Xá Lượng) và bản Cạp Chạng (xã Yên Tĩnh) đã bị
lũ cuốn phăng vào chiều 25-6. Các xã vùng sâu Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa nằm
bên bờ sông Cả có 254 nhà bị ngập nước, 7 phòng học bị cuốn trôi. Hai trạm y
tế của xã Lưu Kiền và Tam Thái ngập sâu trong nước. Một số nhà dân bản bị
lốc cuốn chỉ còn trơ lại bộ khung nằm chênh vênh bên bờ sông. Anh Lương Văn
Phong (26 tuổi, trú tại xã Nga My) bị mất tích”.
Điều này cho thấy rằng mặc dù cùng chịu sự chi phối của tính thời sự một
cách triệt để nhưng giữa ghi nhanh và tin có những cách thức khác hẳn nhau khi
tiếp cận và phản ánh sự thật. "Ghi nhanh khác tin ở chỗ có thể miêu tả chi tiết.
Từ đó ghi nhanh tạo nên bức tranh sinh động của cuộc sống. Bởi vậy, ghi nhanh
sống động hơn, có sức truyền cảm hơn, có sức truyền cảm mạnh hơn tin. Song

với đặc tính của mình, ghi nhanh lại không thể thông tin về nhiều lĩnh vực trong
một lúc như tin. Đề tài ghi nhanh cũng không thể bao quát như đề tài tin tức.
Trong thực tế, một tác phẩm ghi nhanh thường chỉ phản ánh một sự kiện.
Cùng với tin tức,nó cũng góp phần thoả mãn nhu cầu thông tin ngay lập tức của
công chúng đối với sự kiện ấy. Nếu đó là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn
và đang sinh ra những câu hỏi chưa có lời giải đáp, các thể khác như phóng sự,
điều tra... sẽ tiếp tục nhập cuộc. Bởi vậy, nếu như tác phẩm ghi nhanh đến với
công chúng sau khi họ đã có được thông tin về sự kiện thì tác dụng của nó sẽ bị
giảm đáng kể. Đây chính là nguyên nhân khiến ghi nhanh gắn bó với các tờ báo
hàng ngày và các báo điện tử hơn là báo tuần, báo tháng. Trong trường hợp gặp
những hạn chế về phương diện chuyển tải thông tin, nên chọn những thể loại
khác thích hơn.
b. So sánh đặc điểm của Ghi nhanh với một số thể loại báo chí khác:
14


Ghi nhanh ------------- Tin
Ghi nhanh ------------- Ký chân dung
Ghi nhanh ------------- Tường thuật
Ghi nhanh ------------- Phóng sự
* Ghi nhanh với tin tức:
Tin tức thường đảm nhiệm việc thông tin phản ánh về các sự kiện, sự
việc, “các mẩu vụn” của đời sống. Ghi nhanh thường phản ánh sâu vào từng
trọng điểm.
Tin tức chỉ nêu vấn đề, sự kiện, sự việc chứ không đi sâu lí giải sự kiện,
sự việc đó một cách cặn kẽ và chi tiết. Tin có sức mạnh điểm chốt của sự kiện,
còn ghi nhanh có ưu thế về việc phản ánh quá trình diễn biến.
Tin thường trình bày sự kiện một cách cô đúc chặt chẽ, ngắn gọn; còn ghi nhanh
có thể miêu tả các biến cố một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, đồng thời có thể trình bày suy
nghĩ của tác giả.

Trong tin không có cái tôi tác giả mà chỉ có thông tin sự kiện, nhưng trong
ghi nhanh cái tôi tác giả lại chiếm vai trò chủ đạo. Tác giả của tin không thể lồng
ghép cảm xúc của mình, trong khi đó cảm xúc của tác giả trong ghi nhanh lại là
yếu tố tạo ra bản sắc riêng cho mỗi tác giả.
* Ghi nhanh với Ký chân dung:
Ký chân dung là một thể tài có nhiều đặc điểm giống phóng sự, đặc biệt là
những phóng sự viết về một nhân vật hay một tập thể tiêu biểu hoặc tiêu cực.
Tuy nhiên trong Ký chân dung chỉ dừng lại ở mức độ gắn kết các mảng sự kiện,
còn ghi nhanh trình bày một cách rõ ràng các vấn đề của sự kiện.

* Ghi nhanh với tường thuật:

15


Ghi nhanh không đòi hỏi phải miêu tả diễn biến của sự kiện có đầu, có
đuôi, có trước, có sau bằng một chuỗi chi tiết nối tiếp nhau một cách có hệ thống
như tường thuật.
Khi viết ghi nhanh, phóng viên phải lấy tài liệu nhanh, viết ngay. Những
sự kiện được chọn viết ghi nhanh thường mới diễn ra ở mức độ nhất định có khi
chưa tổng kết kịp. Cho nên ghi nhanh cần chọn lọc những cái tiêu biểu, điển
hình, đặc sắc nhất đẻ miêu tả kịp thời. Bức tranh của cuộc sống
* Ghi nhanh với phóng sự:
Với ưu thế của mình, phóng sự thiên về phản ánh những sự kiện, tình
huống nổi bật, điển hình trong dòng chủ lưu thực sự của quá trình phát sinh, phát
triển. Không chỉ phân tích nguyên nhân, tác giả phóng sự còn cố gắng đề xuất
những kết luận, hướng giải quyết trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá
bản chất của sự việc hiện tượng. Phóng sự thường xuất hiện trong hoàn cảnh có
vấn đề, là thể loại xung kích đáp ứng nhu cầu thông tin mà công chúng đang
quan tâm.

3.2. Ghi nhanh phản ánh cái mới, cái tiêu biểu cho tư tưởng chủ đạo trong
từng thời kỳ
Là một thể loại báo chí thuộc nhóm Chính luận - nghệ thuật, mặc dù ra
đời chậm hơn so với một vài thể loại khác nhưng ghi nhanh đã nhanh chóng trở
thành một trong những thể loại xung kích trong việc thông tin và phản ánh hiện
thực.
Khi mới xuất hiện ở nước ta vào những năm 1945, 1946, khởi thủy của
ghi nhanh là những dạng bài phản ánh phá kho thóc của Nhật. Và càng ngày ghi
nhanh càng phát triển mạnh hơn, nhiều hơn trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, Mỹ như một công cụ hữu hiệu để phản ánh kịp thời khí thế “Thà chết chứ
nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…”. Ở chiến trường cũng
như hậu phương khí thế sôi sục chống thực dân, đế quốc xâm lược của nhân dân
được phản ánh khá đầy đủ trên các trang báo, qua làn sóng phát thanh ở nhiều
16


thể loại trong đó có ghi nhanh. Ghi nhanh đã góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh
anh dũng và ngoan cường của quân và dân ta, vượt qua những khó khăn thử
thách đầy gian khổ, ác liệt.
Nhiều tác phẩm ghi nhanh đã ghi được những sự kiện quan trọng mà
người Việt Nam khi nhìn lại quá khứ đau khổ mà huy hoàng của mình không
bao giờ quên được. Ví dụ “Những giờ phút cuối cùng của quân địch ở Điện Biên
Phủ” (TTX – 11/5/1954), “Bắt sống tướng Đờ Cát tơ ri, mừng sinh nhật Bác”
(QĐND – 15/5/1954).
Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, ghi nhanh phản ánh các sự
kiện vừa rộng, vừa sâu, ghi nhận những hình ảnh tiêu biểu, sống động trong
công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và khí thế hào hùng, bất khuất của quân
và dân ta.
Ví dụ: Tác phẩm “Về đây đem cả yêu thương cùng về” (QDND –
20/11/1965); “Trận thắng vang dội của quân và dân Thủ đô”. “Trận đầu ra quân

chiến thắng” (QDND – 20/5/1967), tác phẩm “Mùa xuân đất nước gọi lên
đường” (QDND – 5/8/1964). Sau 1975 có “Nạn diệt chủng ở Capuchia” (ND –
25/6/1978). “Hà Tiên sau trận trừng trị bọn gây tội ác”…
Trong thời kỳ chống Mỹ, đặc biệt là nửa cuối những năm 60, ghi nhanh là
một trong những thể loại chiếm nhiều ưu thế với những đóng góp đáng kể trong
việc phản ánh kịp thời cuộc sống chiến đấu của quân và dân, góp phần cỗ vũ
động viên nhân dân ta, quân đội ta và được nhiều người ưa thích do sự nhạy bén
và sinh động của nó.
Thông qua quá trình phát triển của mình, Ghi nhanh đang ngày càng ổn
định và trở thành một trong những thể loại quan trọng trong hệ thống thể loại
báo chỉ không thể thiếu được đối với độc giả.
Đặc điểm quan trọng cơ bản của Ghi nhanh là một thể loại báo chí lấy sự
kiện làm đối tượng chính để phản ánh. Những sự kiện đó phải là những sự kiện
17


quan trọng, có ý nghĩa và mang đến cho công chúng báo chí nhiều thông tin bổ
ích. Ghi nhanh phản ánh nhanh nhạy các sự kiện tiêu biểu, những vấn đề mới
nảy sinh bằng một cái Tôi hoạt bát, xông xáo và năng động - một nhân chứng
khách quan.
3.3. Ghi nhanh sử dụng bút pháp sinh động, linh hoạt, giàu hình ảnh, gần
với văn học
Trong lý luận báo chí, từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm
chất văn học của thể loại ghi nhanh.
Bên cạnh phóng sự, ghi nhanh là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức
tranh vừa có tính khái quát cao vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng,
bề bộn đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả
đáng.
Mặt khác, trong tác phẩm ghi nhanh, tác giả vẫn có thể sử dụng bút pháp
vừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giọng điệu đa thanh.

Phẩm chất văn học trong ghi nhanh không phải là cách tác giả thêm thắt vào
trong tác phẩm mà phẩm chất đó tồn tại ngay trong hiện thực. Đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay có biết bao nhiêu sự kiện, cuộc đời đầy kịch tính, đầy sống
động. Ví dụ: Bài ghi nhanh “Lũ ở miền tây Nghệ An: Quốc lộ 7 ách tắc ít nhất
10 ngày nữa” (28/06/2011) có đoạn viết:
Từ đây ngược lên thị trấn Mường Xén, chúng tôi đếm được 20 điểm sạt lở
trong đó có 16 điểm sạt lở rất nghiêm trọng. Đoạn nứt dọc như sắp bong cả con
đường ra sông. Từng đoạn nứt ngang cảnh báo khúc đường sắp bị cắt đứt hoàn
toàn. Xen giữa những cung đường tai họa là bà con dân bản đang vác ngói, kéo
cột từ những ngôi nhà nằm chênh vênh bên bờ sông dẹp sang một bên đường.
Những cửa hàng buôn bán lấm lem biển hiệu đang đóng cửa hoặc ngổn ngang
bàn ghế bùn lầy. Nhiều nhà dân phải lấy mặt đường đang ngập sâu dưới bùn
hơn 1m làm nơi để giường tủ, xoong nồi, bát đĩa. Việc chính của họ bây giờ là
lo dựng lại nhà cửa hoặc che nilông trên những mái nhà trống trơn.

18


Những từ chỉ cảm giác, mức độ trong đoạn trên khá nhiều: chênh vênh,
lấm lem, ngổn ngang… góp phần quan trọng trong việc tái hiện không khí, thực
trạng bối cảnh sự kiện trong tác phẩm ghi nhanh. Có thể nhận định: ghi nhanh
nhanh hơn phóng sự và sinh động hơn tin thì yếu tố sinh động hơn tin ở ghi
nhanh chính là những từ chỉ cảm giác, mức độ.
Tuy có những điểm gần gũi với văn học nhưng điều khác biệt lớn nhất để
phân biệt ghi nhanh với các thể loại văn học là ghi nhanh chỉ phản ánh về những
sự kiện, những con người có thật trong cuộc sống.
3.4. Ghi nhanh phác thảo những nét độc đáo, tiêu biểu nhất của sự kiện,
không cần thiết phải miêu tả quá trình diễn biến hoàn chỉnh
Sự kiện vận động theo một quá trình biện chứng (có quá khứ, hiện tại,
tương lại, có cả bề rộng, chiều sâu) mà hướng quan sat của ghi nhanh chỉ bó hẹp

ở không gian, thời gian xác định, có nghĩa là chỉ quan sát sự kiện ở diện mặt nổi
đang ở những “điểm nút” cao trào trong thời điểm hiện tại. Mặt khác đối tượng
phản ánh chính của ghi nhnah là một sự kiện, con người chỉ là nhân chứng làm
rõ tính chất của sự kiện, cho nên con người được miêu tả là con người hành
động bằng những nét chấm phá về hình dáng bề ngoài, việ họ đang làm, lời họ
đang nói, chứ không phải là con người mang đầy đủ tính cách, nội tâm...như
nhân vật trong phóng sự hoặc ký sự.
Tuy nhiên ghi nhanh cũng có ưu thế là miêu tả bằng hình ảnh chân thực,
trực tiếp về sự kiện mới nảy sinh, cho nên người viết ghi nhanh giỏi chính là
người quan sát nắm bắt được cái thần, cái hồn của sự kiện và dùng ngôn ngữ
hình ảnh để “vẽ” nên nó hiện lên trước mắt người độc một cách sống động, làm
cho người đọc cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình. Chính đặc trưng này tạo
cho ghi nhanh một thế mạnh không phải thể loại báo chí nào cũng có được: Tác
động vào nhận thức cảm tính của công chúng, thúc đẩy hành động kịp thời và cổ
vũ con người hành động.

19


Như vậy, với những điểm đã được phân tích và chứng minh như trên, có
thể khẳng định, ghi nhanh được là một thể loại xung kích không chỉ so với
các thể ký báo chí mà còn là trong toàn bộ hệ thống thể loại báo chí

KẾT LUẬN
Tóm lại, ghi nhanh là một thể tài phản ánh quan trọng. Nó gọn, nhẹ và
phản ánh kịp thời được nhiều sự kiện, sự việc mới, nhiều nhân tố mới nảy sinh
hằng ngày trong đời sống. Vai trò của ghi nhanh là khắc họa sự kiện bằng những
20



hình ảnh có ý nghĩa sâu sa, miêu tả được chủ thể của sự kiện, sự việc, do đó nó
có sức truyền cảm, bồi dưỡng tình cảm cách mạng cho người đọc, người nghe và
người xem.
Bằng việc đem đến cho công chúng một phác thảo ban đầu của sự kiện,
nó thoả mãn nhu cầu thông tin ngay lập tức của công chúng. Tuy nhiên, khả
năng thông tin thời sự cũng tạo ra những giới hạn nhất định đối với thể loại này
trong việc phản ánh hiện thực. Nhìn chung ghi nhanh không có khả năng trả lời
hết được những câu hỏi mà sự kiện sinh ra. Là một thể loại xung kích, cũng như
tin, ghi nhanh tạo tiền đề cho những thể loại khác đi sâu vào phản ánh sự kiện.
Trên cơ sở đặc điểm và nhưng yêu cầu thực tế khi sáng tạo, thể tài ghi
nhanh đòi hỏi phóng viên phải xông xáo linh hoạt, có khả năng phát hiện, khám
phá và sáng tạo, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để có thể nhanh chóng
khẳng định sự kiện và tìm ra được những góc độ hợp lý nhất để tái tạo sự kiện
đó thông qua những chi tiết tiêu biểu, sinh động.
Nắm vững những đặc điểm cùng với thế mạnh, hạn chế của ghi nhanh là
điều kiện hết sức quan trọng giúp phóng viên sử dụng nó một cách có hiệu quả
trong quá trình khám phá và phản ánh hiện thực.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các thể ký báo chí - Đức Dũng - Nxb VHTT, Hà Nội, 2001
- “Ghi nhanh, loại hình thông tin xung kích, linh hoạt” (Phạm Thanh)
- Giáo trình Tác phẩm Báo chí - PGS, TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên)
- Ghi nhanh (Ngọc Trân)
- Lý thuyết và thực hành thể loại Ghi nhanh – ThS Nguyễn Tiến Hài
- Các trang website

22



PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI GHI NHANH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ ONLINE
Thứ Hai, 27/06/2011, 07:55 (GMT+7)

Lũ kinh hoàng ở miền tây Nghệ An
* Bão số 2 làm thiệt mạng 17 người và 4 người mất tích
TT - Sáng 26-6, trời miền tây Nghệ An đã tạnh ráo nhưng vẫn còn nhiều xã ở
huyện rẻo cao Kỳ Sơn bị cô lập do nước lũ rút chậm. Toàn huyện vẫn mất điện
và mất cả sóng điện thoại, các cơ quan cấp huyện phải chạy máy nổ để làm việc.
Theo thống kê ban đầu, huyện Kỳ Sơn có 700 nhà bị ngập, 110 nhà và 25 phòng
học bị sập mái và trôi. Tuy nước lũ đã rút khỏi thị trấn Mường Xén nhưng đoạn
quốc lộ 7 đi qua cầu 8 bùn vẫn còn ngập khoảng 2,5m.

Quốc lộ 7 bị lũ cắt đứt ở xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An - Ảnh: Vũ Toàn

23


Nhà dân ở xã Yên Tĩnh (Tương Dương) bị lũ tàn phá - Ảnh:
V.Toàn
Trước đó chiều 25-6, hai cầu treo dân sinh ở bản Phẩy (khu vực thị trấn) và ở
Khe Tang (xã Chiêu Lưu) làm từ năm 1978, có hàng trăm học sinh và người dân
qua lại mỗi ngày, đã bị lũ cuốn trôi, nay chỉ còn trơ lại mấy mố cầu bên bờ.
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Bùi Trầm cho biết: “Dù trận lũ diễn ra chớp
nhoáng trong vài ngày nhưng đây là trận lũ kinh hoàng nhất từ trước tới nay vì
đỉnh lũ trên thượng nguồn sông Nậm Mộ cao hơn đỉnh trận lũ năm 2005 gần 3m.
Nguyên nhân gây lũ là do mưa kéo dài nhiều ngày phía Thượng Lào rồi bất ngờ

đổ ào sang đầu nguồn Nậm Mộ như một bể nước khổng lồ trên đỉnh rừng trút
xuống”.
Nước lũ từ sông Nậm Mộ hòa với nước lũ từ sông Nậm Nơn tạo thành sông Cả
ở huyện Tương Dương khiến trận lũ càng trở nên hung dữ. Hai chiếc cầu treo ở
bản Khe Ngâu (xã Xá Lượng) và bản Cạp Chạng (xã Yên Tĩnh) đã bị lũ cuốn
phăng vào chiều 25-6. Các xã vùng sâu Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa nằm bên bờ
sông Cả có 254 nhà bị ngập nước, 7 phòng học bị cuốn trôi. Hai trạm y tế của xã
Lưu Kiền và Tam Thái ngập sâu trong nước. Một số nhà dân bản bị lốc cuốn chỉ
còn trơ lại bộ khung nằm chênh vênh bên bờ sông. Anh Lương Văn Phong (26
tuổi, trú tại xã Nga My) bị mất tích.
Nguy hại nhất là tuyến quốc lộ 7 lên cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn bị trận lũ tàn
phá nghiêm trọng. Do nước lũ dâng cao hơn mức bình thường 12m nên đã gây
sạt lở hàng trăm khối đất đá tại mười điểm quanh co đèo dốc. Đoạn đường từ
km172-174 thuộc địa bàn hai xã Lưu Kiền, Thạch Giám bị lũ xé nát. Nước lũ
tràn qua mặt đường, uy hiếp bờ đá đang kè dở dưới chân núi.
Cũng trên quốc lộ 7, tại km170-180, nước lũ gây sạt lở taluy âm, ăn sâu vào
lòng đường và chia cắt cung đường này. Từ sáng 26-6, được lệnh của Bộ Giao
thông vận tải, Khu quản lý đường bộ 4 và Ban dự án các công trình giao thông
24


(đơn vị 358) phải huy động nhiều lực lượng khoét sâu taluy dương và sử dụng
hàng trăm rọ đá kè chặt bên taluy âm. Các xe ủi bùn được huy động để thông
được một vệt xe con lưu thông, còn xe khách và xe tải chưa thể đi qua. Từ
km180 (cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn 19km) hiện đang ách tắc do
mái núi dọc đường liên tục sạt lở, đất đá, bùn bồi đắp nhiều vị trí.
Khu vực quốc lộ 7 nối quốc lộ 48C hiện đang bị đứt hai đoạn lớn chưa thể thông
xe được. Cầu Hiếu, cầu Dinh trên quốc lộ 48 đều bị ngập trên 3m, nước đã rút
nhưng bùn lầy đang lấp đầy mặt cầu.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Nghệ An, trận lũ gây thiệt

hại hàng trăm tỉ đồng.
V.TOÀN

Thứ Ba, 28/06/2011, 07:11 (GMT+7)

Lũ ở miền tây Nghệ An:
Quốc lộ 7 ách tắc ít nhất 10 ngày nữa
TT - Ngày 27-6, từ huyện Tương Dương (Nghệ An) chúng tôi đi tiếp 50km
ngược lên huyện Kỳ Sơn để chứng kiến tâm điểm tàn phá của trận lũ kinh
hoàng. Nhưng mới đi được 20km lại thấy những dãy cọc tiêu sơn đỏ dựng giữa
đường báo hiệu nguy hiểm.
Đây là những đoạn đường bị nước lũ xói vào hông, mặt đường bị xé nát tơi tả,
nhô ra như những cái răng cưa nhọn hoắt chĩa ra bên bờ sông.

Sơ đồ hiện trạng quốc lộ 7 - Đồ họa: VĨ CƯỜNG
25


×