Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Cải tiến mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn báo in thưa kỳ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.36 KB, 43 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi ngày, khi bình minh ló rạng, con người ở bất cứ đâu trên trái đất
này mở mắt thức giấc đón chào ngày mới, phải chăng đều giống nhau ở chỗ,
cùng có chung một câu hỏi: "Ngày hôm nay có gì mới?" Nhu cầu chung ấy
của nhân loại được gọi là nhu cầu cần được thông tin, một nhu cầu tinh thần
thiết yếu bậc nhất của quyền con người. Chính là những nhà báo. Vì thế là
người làm nghề đưa tin, với nhiệm vụ đặc thù là cung cấp thông tin về tất cả
những gì mới mà những người cần nhận tin phải được biết, và phải được biết
mỗi ngày mỗi giờ, thậm chí mỗi phút, mỗi giây, để thoả mãn nhu cầu được
thông tin không bao giờ vơi cạn. Vì vậy có thể nói báo chí đã trở thành nghề
thông tin của xã hội toàn cầu và đặc biệt cần thiết, đặc biệt được phát triển,
phát triển đến mức… bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng với
các phương tiện truyền thông tối tân nhất hiện nay.
Và trong thời đại bùng nổ truyền thông hiện nay, nhiều loại hình
truyền thông mới ra đời và phát triển như truyền hình, phát thanh di động,
báo mạng điện tử… tạo ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với loại hình Báo in
truyền thống .Trong xu thế đó nhiều người cho rằng báo in sẽ dần bị lãng
quên và có thể bị mất đi nhưng vẫn có rất nhiều tờ báo in vẫn giữ vững vị
thế của mình đồng thời cải tiến thay đổi để nâng cao giá trị của mình. Để


góp phần giúp cho các tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay hoạt
động bền vững trong sự phát triển các loại hình truyền thông đại chúng hiện
đại, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiến hành nghiên cứu
đề tài khoa học “Cải tiến mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn báo in thưa
kỳ ở Việt Nam hiện nay”. Và chúng tôi đã chọn báo Phụ nữ Việt Nam- một
tờ báo có 64 năm bề dày hình thành và phát triển là đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Biết được quá trình hình thành và phát triển cũng như tôn chỉ, mục


đích, hoạt động của báo phụ nữ Việt Nam.
- Tìm hiểu về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, điều kiện cơ sở hoạt
động của Báo PNVN.
- Giúp cho các tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay hoạt động
bền vững trong sự phát triển các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại
2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và quy trình sản xuất báo
có những thuận lợi, khó khăn gì để đưa ra giải pháp cải tiến.
- Đối với sinh viên báo chí sẽ có phương pháp học hiệu quả để phát huy
hết khả năng và trở thành một nhà báo có năng lực trong tương lai.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu đó là mô hình tổ chức và cơ cầu
hoạt động cũng như bộ máy nhân sự của tờ báo Phụ Nữ Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu đó là tòa soạn báo Phụ nữ Việt Nam,
một tờ báo được nhiều bạn đọc yêu thích bởi sự phong phú và đa dạng của
các ấn phẩm như phụ nữ việt nam, hạnh phúc gia đình, phụ nữ việt nam cuối
tuần… với 64 năm hình thành và phát triển báo đã trở thành một món ăn
không thể thiếu không chỉ đối với phụ nữ mà đối với cả nam giới tờ báo
cũng giành được sự ưu đãi đặc biệt của nhóm đối tượng này bởi những vấn
đề mà báo đề cập tới là những vấn đề chung của gia đình việt nam và của
toàn xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu
-

Đây là phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập thông tin định


tính, đánh đề cơ bản, khách quan nhất về đối tượng này.
4.2. Phương pháp phỏng vấn
-

Đây là phương pháp thu thập thông tin một cách nhanh nhất và

hiệu quả nhất mà chúng tôi chọn đây là phương pháp thu thập thông tin
chính bởi người được phỏng vấn có thể cung cấp cho người phỏng vấn
những thông tin mà người phỏng vấn cần mà họ không phải lựa chọn như
các phương pháp thu thập thông tin khác.


4.3.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phân tích các số liệu, ý kiển sau đó tổng hợp lại để rút ra giải pháp
cải tiến có hiệu quả hướng đi của tờ báo.
5. Kết cấu tiểu luận
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về báo Phụ Nữ Việt Nam
Chương 2: Phiếu điều tra xã hội học về cải tiến mô hình tổ chức
hoạt động của báo in thưa kì ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM
1.1) Lịch sử báo Phụ Nữ Việt Nam
- Ngày 8.3.1948, tại căn cứ địa Việt Bắc, báo Phụ Nữ Việt Nam được

ra đời với tên gọi Tiếng Gọi Phụ Nữ (sau đó đổi tên thành Phụ Nữ Việt
Nam), khi đó, Tổng biên tập đầu tiên là bà Hoàng Ngân.
- Các TBT của báo từ khi còn là Tiếng Gọi Phụ Nữ cho đến nay là báo
PNVN: bà Hoàng Ngân -> bà Ngọc Nghi -> bà Nguyễn Thị Như -> bà
Thanh Hương -> bà Nguyễn Phương Minh -> bà Nguyễn Thị Thục Hạnh.
- Hơn 60 năm kế thừa, phát triển và trưởng thành, hiện nay báo Phụ
Nữ Việt Nam có tổng số 76 người(gồm cán bộ, phóng viên), đồng thời có
đội ngũ cộng tác viên đông đảo trên cả nước.
1.2) Tổng Quan Tòa Soạn Báo Phụ Nữ Việt Nam.
Báo Phụ nữ Việt Nam(BPNVN) là cơ quan Trung ương của Hội Liên
Hiệp Phụ Nữ Việt Nam (HLHPNVN), tổ chức, hoạt động theo qui định của
Trung ương Hội LHPN Việt Nam và theo đúng tôn chỉ, mục đích được qui
định trong giấy phép xuất bản của Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Thông
tin và Truyền thông).


Báo Phụ Nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ
Việt Nam, tờ báo đại điện cho các tầng lớp phụ nữ của cả nước gửi gấm tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng của mình để phản ánh trước công luận. Báo được
phát hành rộng rãi trên toàn quốc với các ấn phẩm: Phụ Nữ Việt Nam, Thế
Giới Phụ Nữ, Hạnh phúc Gia Đình, Phụ Nữ Việt Nam Cuối Tuần, Viet nam
Woment.

Một số hình ảnh về các ấn phẩm của báo Phụ Nữ Việt Nam


Các ấn phẩm của Báo Phụ Nữ Việt Nam mang đậm tính nhân văn, đề
cập đến những vấn đề chung của người phụ nữ nhưng lại là vấn đề chung
của gia đình Việt Nam và của toàn xã hội. Vì vậy độc giả của báo Phụ Nữ
Việt Nam không chỉ là phụ nữ mà còn rất nhiều nam giới cũng là bạn đọc

trung thành của báo.
Tòa soạn và trị sự:
Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội
ĐT: (84.4) 9713500 - Fax: (84.4) 8213202

Hình ảnh tòa soạn báo PNVN ở 47, Hàng Chuối, Hà Nội và logo của tờ báo


Văn phòng đại diện phía Nam:
Báo Phụ nữ Việt Nam, 38 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM
Báo PNVN chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Trung
ương Hội LHPN Việt Nam; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý báo chí của Đảng
và Nhà nước.
1.2.1. Tôn chỉ Mục Đích:
Báo Phụ nữ Việt Nam hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ,
chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.
1.2.2) Chức Năng:
-Đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng
của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước;
-Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức hướng dẫn
phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


1.2.3) Nhiệm Vụ trọng tâm:
- Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình
hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng
nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
- Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp,

chính sách về bình đẳng giới.
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
- Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
-Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

.

- Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình.
1.3) Bộ Máy Tổ Chức Của Tòa Soạn Báo Phụ Nữ Việt Nam
Báo Nữ Việt Nam có tổng số 76 người, trong đó có 40 cán bộ, 36
phóng viên, và hàng trăm cộng tác viên khắp các vùng, miền trên cả nước.
-Có 16 các Phòng, Ban, được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
1.3.1) Cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tòa soạn báo Phụ Nữ Việt nam:


Tổng Biên Tập

P.Tổng
Biên tập

Ban thư ký TS

Thời
sự
- Kt

Hôn
nhân



Họa
Sỹ,
Mỹ
Thuật

GD
nữ
TN

KH
&
ĐS

Bạn
Đọc

Văn
nghệ

Chế
Bản

HC
&
TH

Kế
Toán


VP
MN

Bộ
Phận
PH

Bộ
Phận
QC

Bộ
Phận
HS

Bộ
Phận
kt

Ban
PV

 Ban biên tập gồm: 1 Tổng biên tập, 1 Phó Tổng biên tập và 2 Ủy
viên Ban biên tập;
 Phòng Thư ký tòa soạn;
 Phòng Thời sự - Kinh tế;

PH
&
QC


VP
MN


 Phòng Hôn nhân - Gia đình;
 Phòng Giáo dục - Nữ Thanh niên;
 Phòng Khoa học - Đời sống;
 Phòng Bạn đọc;
 Phòng Văn nghệ;
 Phòng Họa sĩ (Mỹ thuật);
 Phòng Chế bản;
 Phòng Hành chính - Tổng hợp (Văn phòng);
 Phòng Kế toán;
 Phòng Phát hành - Quảng cáo;
 Phòng Các vấn đề xã hội;
 Phòng chuyên môn (gồm các trưởng phòng)
 Văn phòng đại diện của Báo PNVN tại miền Nam.


Có thể nói, trong số các tờ báo về Phụ nữ, từ khi xuất hiện ở Việt nam, thì
tờ báo Tiếng Gọi Phụ Nữ (nay là báo Phụ Nữ Việt Nam), là tờ báo tồn tại
và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Phụ Nữ Việt Nam hiện vẫn
đang đảm nhiệm tốt vai trò là tờ báo đại diện cho người Phụ nữ, thực
hiện được sứ mệnh lịch sử và tuân theo chủ trương đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật nhà nước, tiếp tục vững bước đi lên để phát triển và
hội nhập với đất nước.


CHƯƠNG 2: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ

CẢI TIẾN MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA BÁO IN THƯA KÌ Ở VIỆT NAM


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA BÁO CHI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Về cải tiến mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn
báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay


Kính thưa quý vị!
Trong thời đại bùng nổ truyền thông hiện nay, nhiều loại hình truyền
thông mới ra đời và phát triển, trong đó có các loại hình báo chí hiện đại, đã
tạo ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với loại hình Báo in truyền thống. Để góp
phần giúp cho các tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay hoạt động
bền vững trong sự phát triển các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại,
Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiến hành nghiên cứu đề tài
khoa học “Cải tiến mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn báo in thưa kỳ ở
Việt Nam hiện nay”. Chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác, đóng góp
ý kiến, cung cấp thông tin của quý cơ quan báo chí và cá nhân nhà báo liên
quan tại các tòa soạn báo in thưa kỳ lựa chọn khảo sát bằng cách điền thông
tin trả lời các câu hỏi theo phiếu điều tra này. Dưới đây là những thông tin
mà chúng tôi cần được cung cấp:



1. Tên báo khảo sát: Báo Phụ Nữ Việt Nam
2. Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Thông tin

và Truyền thông).
3. Ngày ..8.. tháng.. 3.. Năm.. 1948. ra đời tại căn cứ địa Việt Bắc với tên
gọi Tiếng Gọi Phụ Nữ.
4. Định kỳ xuất bản…4…kỳ/tuần, phát hành thứ 2,4,6,CN hàng tuần
5. Chức năng và nhiệm vụ thông tin:
a, Chức năng
- Đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và
chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà
nước;
- Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức hướng
dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
-

Chức năng phản biện xã hội.
b, Nhiệm Vụ trọng tâm:


- Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu
tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ
năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân
hậu.
- Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp,
chính sách về bình đẳng giới.
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.
- Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình.
6. Cơ cấu bộ máy hoạt động tòa soạn và nhân sư
- Tổng biên tập: Nguyễn Thục Hạnh
Các TBT của báo từ khi còn là Tiếng Gọi Phụ Nữ cho đến nay là báo
PNVN: bà Hoàng Ngân -> bà Ngọc Nghi -> bà Nguyễn Thị Như -> bà
Thanh Hương -> bà Nguyễn Phương Minh -> bà Nguyễn Thục Hạnh
- Phó tổng biên tập phụ trách nội dung: Phí Quốc Thuyên( khác với các
tờ báo khác có ít nhất hai phó tổng biên tập, báo PNVN chỉ có một phó
tổng biên tập phụ trách chung)


- Trưởng ban (phòng) Thư ký tòa soạn: Hoàng Đinh Linh
- Phó (phòng) ban thư ký tòa soạn: Đỗ Hoa
- Trưởng ban (phòng) phóng viên: Không có phòng phóng viên mà báo
có các phòng ban chuyên môn riêng biệt, các phóng viên sẽ trực thuộc
từng ban cụ thể
- Trưởng ban (phòng) bạn đọc: Nguyễn Hải Đăng
- Phó ban (phòng) bạn đọc: không có
- Trưởng ban (phòng) trị sự: Nguyễn Kim Khanh
- Phó ban (phòng) trị sự: Đỗ Quang Hưng
7. Tổng số cán bộ, nhân viên trong tòa soạn:…76…….người.
- Biên chế……....người;
- Hợp đồng……..người.( có các hợp đồng ngắn hạn và cả dài hạn)
- Ban biên tập: 4 người. Gồm: …1...Tổng biên tập,.. 1.. Phó tổng biên
tập; ..2.. Uỷ viên Ban biên tập.
- Ban (phòng) Thư ký tòa soạn:…2….người. Gồm:…1…Trưởng ban;…
1.....Phó ban
- Ban (phòng) Bạn đọc:……4……người. Gồm:…1…Trưởng ban;

….1....Phó ban


- Ban (phòng) Trị sự:……5……...người. Gồm:…1…Trưởng ban;
…..1...Phó ban
8. Trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên trong tòa soạn
- Trên đại học:….10-12.…..người;
- Đại học: chủ yếu các phóng viên là ở trình độ đại học: ..36….người;
- Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề:…….. người
9. Tổng số người đã được đào tạo báo chí :…40…người.
- Hệ bồi dưỡng (ngắn hạn, dài hạn):…2-3…. người
- Đại học hệ chính quy:..36…người;
- Đại học hệ vừa làm vừa học:...4...người;
- Thạc sĩ báo chí…3-4…..người;
- Tiến sĩ báo chí:…0….người.
10.Tòa soạn đang áp dụng quy trình xuất bản báo như thế nào? (Quy
trình xuất bản báo in truyền thống là: Ban biên tập lập kế hoạch đề
tài > phóng viên (cộng tác viên) sáng tạo tác phẩm > tổ chức sản
xuất sản phẩm (lựa chọn, biên tập, trình bày, chế bản, in) > phát
hành sản phẩm:


Quy trình xuất bản báo của báo Phụ nữ Việt Nam là sự kết hợp giữa
truyền thống và hiện đại. Ban biên tập lập kế hoạch đề tài > phóng
viên (cộng tác viên) sáng tạo tác phẩm > tổ chức sản xuất sản phẩm
(lựa chọn, biên tập, trình bày, chế bản, in) > phát hành sản phẩm.
Trong quá trình lao động nhà báo, nếu như trước kia 100% phóng viên
phải đến công sở, trực tiếp nhận đề tài thì bây giờ, các phóng viên có
thể ở nhà, nhận, gửi đề tài qua mail, điện thoại, rút ngắn thời gian lao
động nhà báo xuống.

Trong quá trình xuất bản, báo PNVN có một điểm hơi khác so với các
tờ báo in khác là: tờ báo tự sửa morat, chế bản, tạo thành film để đưa
cho nhà in. Khoảng đến năm 2012, tờ báo sẽ in âm bản để tiết kiệm
chi phí về chế bản.
11. Việc áp dụng mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn và quy trình xuất
bản báo như hiện nay tại tòa soạn của mình gặp những thuận lợi
và khó khăn gì?
- Thuận lợi:
• Tờ báo có 64 năm hình thành và phát triển, với bề dày lịch sử đó
nên PNVN được kế thừa nhiều thuận lợi về chính sách nhà nước,
được đầu tư nhiều hơn. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ kí cho


báo PNVN ra thêm báo dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số( phát
miễn phí)
• Đội ngũ phóng viên trẻ, năng động, hiểu biết về pháp luật, nghiệp
vụ.
• Có mối quan hệ chặt chẽ giữa tòa soạn và nhà in( nhà in Tiến
Bộ( Hà Nội) và Trần Phú( Tp. Hồ Chí Minh) nên thuận tiện hơn
trong việc in ấn, xuất bản và giải quyết được vấn đề lớn là khâu
phát hành sản phẩm.
• Báo PNVN có số lượng độc giả rất lớn trên cả nước.

• Từ khi phát hành lần đầu đến nay, hầu như không có mấy vụ kiện
tụng liên quan đến loạn bút
- Khó khăn :
• Thời kì báo mạng điện tử ra đời, nhất là các trang mạng xã hội,
báo vấp phải nhiều sự cạnh tranh, nhất là trong khi PNVN
không có một tờ báo mạng điện tử mà chỉ có trang web nêu một
số thông tin đã được đăng ở báo in lên thôi.



Đây là phiên bản thử nghiệm tờ báo mạng của báo PNVN.
• Tờ báo vẫn in chế bản và dưới dạng film nên chi phí xuất bản
lớn và mất nhiều công sức( do nếu phải sửa chữa gì đó thì rất
tốn kém)
• Để đảm bảo nội dung thống nhất giữa 2 miền, chỉ sử dụng một
bản film thì các phóng viên và biên tập viên phải gồng mình lên
làm việc.
12. Ông (bà) có đề xuất giải pháp và kiến nghị gì để cải tiến tổ chức
hoạt động tòa soạn và quy trình xuất bản báo mình?
- Giải pháp:


• Tòa soạn cũng đã có nhiều cuộc họp và đề ra nhiều giải pháp về tổ
chức hoạt động... Sắp tới, tờ báo dự định sẽ ra báo mạng điện tử.
• Có một số cải tiến về nội dung và hình thức như:
 Báo Phụ nữ Việt Nam cuối tuần: chuyển từ giấy thường sang
giấy cooche, khổ 23.28 cm.
 Tất cả các chuyên mục đều có sự thay đổi, cải tiến để tăng
chất lượng trang báo.
• Tờ báo ra nhiều quy chế như: phóng viên không được phép mời
quảng cáo( nó sẽ làm giảm uy tín tờ báo), không được để lỗi trên
bài viết của mình, thông tin phải nóng hổi, tránh để thiếu thông tin.
• Trước đây, đội ngũ cộng tác viên của báo rộng rãi nhưng rất ít
được sử dụng bài. Bây giờ, báo sử dụng nhiều bài của các CTV
trên cả nước. Trước khi sử dụng bài thì các BTV sẽ gọi hỏi CTV
xem họ có đồng ý cho sửa bài hay không.

- Kiến nghi:

• Nên giữ lại những nét truyền thống của báo.


• Không có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, chỉ có thay đổi về các
ban chuyên môn
13. Ông (bà) có đề xuất gì với Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền nhằm góp phần đào tạo đội ngũ làm báo đáp ứng những
yêu cầu hoạt động thưc tiễn báo chí hiện nay, nhất là việc tiến tới các
cơ quan báo chí xây dưng mô hình tòa soạn đa phương tiện?
Học viện Báo chí và tuyên truyền nói chung và khoa Báo chí nói riêng là
một trong những khoa đi đầu về đào tạo báo chí ở nước ta, vì thế, tôi có một
số đề xuất sau:
• Học viện nên tổ chức nhiều lớp báo chí văn bằng 2 hơn vì có rất nhiều
đối tượng học chuyên môn khác ở các tổ chức báo chí muốn đi học để
thuận lợi hơn cho việc làm báo chính thống( việc mà chỉ có những
người học báo thực sự mới làm được)
• Nên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ.
• Chú trọng hơn nữa về chuyên môn pr( cho các lực lượng pr ở các
doanh nghiệp)
14.Anh có thể cho biết vì sao báo Phụ Nữ Việt Nam chỉ có một phó
tổng biên tập không ạ?


Theo ý kiến chủ quan của tôi thì báo PNVN trực thuộc Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam nên cũng có thể côi là 1 phòng ban trong Hội, có lẽ
là theo cơ cấu chỉ có 1 trưởng phòng, phó phòng nên đối với báo
PNVN cũng thế.

Trân trọng cảm ơn sư hợp tác giúp đỡ của quý cơ quan và cá nhân
nhà báo!


Người cung cấp thông tin (ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện nhóm thu nhận thông tin (ký và ghi rõ họ tên)

2.

Báo cáo đánh giá:


×