Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Khoa luan Khảo sát ý kiến của người dân quảng ninh về chương trình phát thanh “giờ cao điểm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.07 KB, 54 trang )

A. BÁO CÁO KIẾN TẬP NHÓM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT:

Cuộc cách mạng của công nghệ kỹ thuật số và sự bùng phát mạnh mẽ của mạng
thông tin toàn cầu Internet đã buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại
của các loại hình báo chí truyền thống như: báo in, phát thanh và kể cả truyền hình.
Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời
trước truyền hình nên phát thanh đã từng coi là loại hình truyền thông hiệu quả. Sự
sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio đã từng được
thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Những bước tiến trong lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ
thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình
phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì những ưu thế vốn có, nhưng đồng thời lại
phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm nhằm thích ứng với bối cảnh
của đời sống báo chí của truyền thông hiện đại.
Riêng với báo phát thanh ở Việt Nam - một loại hình báo chí vốn đang chịu
nhiều sức ép trong mấy thập kỷ vừa qua thì vấn đề này lại càng trở nên bức xúc hơn
bao giờ hết. Là loại hình truyền thông ra đời sớm nhất, gắn với sự ra đời của nướcViệt
Nam độc lập từ năm 1945, phát thanh Việt Nam đã gắn với từng bước thăng trầm của
lịch sử dân tộc qua hơn 65 năm với rất nhiều biến động khốc liệt và hào hùng của lịch
sử. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước và kể cả khi bước
vào thập niên đầu tiên của thế kỷ này, báo chí phát thanh dần mất vị thế số một của
mình do sự lớn mạnh của các loại hình truyền thông mới.
Trong tiến trình hình thành và phát triển, cùng với các phương tiện thông tin đại
chúng khác, có ý kiến cho rằng : “Phát thanh đang mất dần thính giả, mất thế độc
1


quyền và truyền hình đang lên ngôi”. (Trích bài báo: Phát thanh Việt Nam trong bối
cảnh truyền thông đa phương tiện của Nguyễn Lan Phương Đài Tiếng nói Việt


Nam ra 07/2011)
Nhưng thực tế đang diễn ra đủ sức chứng minh phát thanh vẫn là phương tiện
thông tin nhanh, dễ tiếp cận bằng các tiếng nói theo phong cách riêng của từng địa
phương. Đối với Việt Nam, phát thanh vẫn là phương tiện thông tin đại chúng nhanh
nhất và hiệu quả nhất. Không chỉ có Đài tiếng nói Việt Nam được công chúng nghe
nhiều mà hiện nay với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì các đài phát thanh địa
phương đài tỉnh ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức Cùng theo xu thế chung
của cả nước, Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh đã có nhiều thay đổi, ngày càng
đa dạng về nội dung và hình thức. Nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh đã đưa ra mắt thính giả chương
trình “Giờ cao điểm”. “Giờ cao điểm” là một chương trình mang ý nghĩa xã hội thiết
thực, với 60 phút phát sóng trực tiếp từ 6h30 đến 7h30, chương trình Radio Giờ cao
điểm không chỉ chuyển tải đến thính giả các thông tin về tình hình giao thông trên địa
bàn tỉnh, cung cấp các tin tức thời sự, trao đổi về những thông tin đang được dư luận
quan tâm, mà còn có câu đố về giao thông thông qua mục bác sĩ giao thông hài hước
để nhận các phần thưởng hấp dẫn. Cũng trong chương trình này thính giả còn được
nghe nhiều ca khúc âm nhạc hay đang được yêu thích. (Trích bài báo: "Giờ cao điểm",
"Giai điệu yêu thương", "Diễn đàn trẻ" đồng loạt ra mắt công chúng ra 19/05/2011 của
đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh)

Chương trình đang phát sóng thử nghiệm để tìm hiểu những ý kiến, đánh giá
của người dân Quảng Ninh về chương trình “Giờ cao điểm” để từ đó có chiến lược
phù hợp với thị hiếu nghe đài của người dân Quảng Ninh, Khoa Xã hội học- Học Viện
Báo Chí Tuyên Truyền đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát ý kiến của người
dân Quảng Ninh về chương trình phát thanh “Giờ cao điểm” ”.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

2.1. Trên thế giới:
Nghiên cứu về đánh giá và nhu cầu của người dân đối với các phương tiện
truyền thông đại chúng là một trong những nội dung đã được nhiều nhà truyền thông
đại chúng và xã hội học nghiên cứu.
Năm 1910 M.Weber đã đưa ra bộ môn xã hội học báo chí có nhiệm vụ nghiên
cứu:
+ Sự phục vụ báo chí cho các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau.
+ Tìm hiểu các yêu cầu xã hội đối với nhà báo.
+ Tìm hiểu các phương pháp phân tích báo chí.
+ Phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người.
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai Lasswell và Hobland đã có
nhiều nghiên cứu về truyền thông đại chúng, đặc biệt về hiệu quả của chúng. Các ông
đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của mô hình truyền thông một chiều, nghiên cứu uy
tín của nguồn thông tin, thái độ tuyên truyền ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả
truyền tin. Theo Hobland truyền thông đại chúng là công cụ để duy trì đảm bảo trật tự
xã hội.
T. Parsons (1902-1979) nhà xã hội học người Mỹ đã đề cao vai trò của thông
tin. Theo ông thông tin là quá trình cơ bản trong hệ thống xã hội, vì vậy nghiên cứu về
thông tin cần đặt nó trong sự vận hành của hệ thống xã hội.
Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về tác động của truyền hình
đối với dân chúng. ở Anh vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, người ta bắt đàu
nghiên cứu khán giả truyền hình. ITV- hãng truyền hình thương mại của Anh đã đo
lường khán giả của truyền hình bằng thiết bị đo lường gắn với tivi của 2000 hộ.
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX tại Pháp đã có nhiều nghiên cứu về số lượng
khán giả truyền hình và sự yêu thích của họ đối với các chương trình truyền hình. Sau
những năm 60 phương pháp nghiên cứu truyền hình ngày càng được hoàn thiện, nhiều
3


đề tài nghiên cứu về công chúng của truyền thông đại chúng theo các phương pháp cả

về định lượng lẫn định tính. Người ta đã sản xuất được nhiều thiết bị hiện đạigắn vào
tivi để đo lường hành vi sử dụng chuyển về trung tâm xử lý và thông bào kết quả hàng
ngày cho các đài truyền hình.
2.2. Ở Việt Nam:
Trong những năm qua truyền thông đại chúng ở Việt Nam đã phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ nên nhu cầu nghiên cứu công chúng của truyền thông đại chúng
nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông là rất cần thiết và có giá trị. Thực tế nước ta,
những công trình nghiên cứu hay những đề tài khoa học nghiên cứu về hệ thống
truyền thông đại chúng từ hướng tiếp cận của xã hội học báo chí còn chưa nhiều.
những năm 90, một số cơ quan báo chí và viện xã hội học đã tiến hành nghiên cứu với
quy mô nhỏ.
Năm 1999, trung tâm nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban tư tưởng văn hóa trung
ương đã tiến hành cuộc điều tra về “định hướng xem truyền hình” ở Việt Nam tại 24
tỉnh thành trong cả nước với 3475 phiếu điều tra cá nhân. Cuộc điều tra này tìm hiểu
hành vi xem truyền hình của công chúng nhằm phục vụ trực tiếp một số yêu cầu cải
tiến chất lượng nội dung chương trình và kĩ thuật của đài truyền hình Việt Nam. Đến
năm 2002 trung tâm lại tiến hành một cuộc điều tra “thăm dò dư luận khán giả truyền
hình Việt Nam” tại 19 tỉnh với số phiếu 2920. Cuộc điều tra này cung cấp nhiều số
liệu cơ bản về nhu cầu, thị hiếu, định hướng và thói quen xem truyền hình của các
tầng lớp nhân dân. Đánh giá ưu điểm cũng như hạn chế của các chương trình truyền
hình, thái độ của khán giả đối với các chương trình truyền hình. Từ đó nêu một số
kiến nghị đối với đài truyền hình Việt Nam.
Năm 2001, trung tâm đào tạo phát thanh, truyền hình thuộc đài truyền hình Việt
Nam đã thực hiện: “nghiên cứu khán giả truyền hình Việt Nam” tại 5 tỉnh với 2004
phiếu. Đề tài đưa ra mức độ xem truyền hình của các nhóm công chúng phân theo giới

4


tính, lứa tuổi, nghề nghiệp…đối với các chương trình và chuyên mục của đại truyền

hình Việt Nam và các đài địa phương Hà Nội, Bình Dương.
Năm 2001 đài tiếng nói Việt Nam và ban tư tưởng văn hóa trung ương đã tiến
hành điều tra trên 30 tỉnh, thành phố với 2615 người trả lời. Kết quả nghiên cứu mô
tả các nhóm công chúng của đài, xác định được những lí do thính giả không nghe đài,
đánh giá về chất lượng phát sóng, nguyện vọng đề xuất của thính giả….
Năm 2001 Đài tiếng nói Việt Nam và Ban văn hoá Trung Ương đã tiến hành
điều tra trên 30 tỉnh, thành phố với 2615 nguời trả lời. Kết quả nghiên cứu đã mô tả
đuợc các nhóm công chúng của Đài, xác định đuợc những lý do thính giả không nghe
đài, đánh gía về chất lượng phát sóng, nguyện vọng đề xuất của thính giả. Đến năm
2005 Đài tiếng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra thính giả của đài tiếng nói Việt Nam”.
Đề tài này đã tổng kết công tác điều tra thính giả của Đài 1989 đến năm 2005 đồng
thời tiến hành điều tra 1468 thính giả nhằm xác định nhóm thính giả của chương trình.
Hệ thời sự chính trị tổng hợp và nhiều nội dung tương tự đề tài trên để đưa ra những
thông tin giúp đài cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình..
Đến năm 2005 đài tiếng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra thính giả cảu đài tiếng nó
Việt Nam”. Đề tài này đã tổng kết công tác điều tra của đài từ năm 1999 đến năm
2005 đông thời tiến hành điều tra 1468 thính giả nhăm xác định nhóm thính giả của
chương trình hệ thời sự chính trị tổng hợp và nhiều nội dung tương tự cử đề tài để từ
đó đưa ra những thông tin giúp đài cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình. -Về
thực nghiệm đã xuất hiện các chương trình điều tra về công chúng với báo chí, những
cuộc điều tra này thường do các cơ quan truyền thông tiến hành, với mục đích thăm
dò ý kiến công chúng về các thông tin mà các nhà truyền thông đưa ra. Trong đó Đài
tiếng nói Việt Nam là cơ quan báo chí có những cuộc điều tra về công chúng rộng rãi
5


và thường xuyên nhất (2 năm một lần).. đó là các cuộc điều tra: Thính giả của chương
trình phát thanh hành động ASEAN năm 1995, thính giả của Đài tiếng nói Việt Nam,

thính giả các chương trình phát thanh tiếng dân tộc năm 1998, thính giả của chương
trình Nông nghiệp và Nông thôn năm 1999 …Kể từ những năm 1996 trở lại đây
nghiên cứu xã hội học về công chúng và truyền thông đại chúng đã được tổ chức khá
nhiều do các học viên ngành xã hội học tiến hành khi làm luận văn tốt nghiệp.


Tạp chí chuyên ngành Báo chí và Tuyên truyền, một vài tác giả cũng chỉ

mới tham gia đóng góp ở một vài góc độ, phương diện như “Tọa đàm bằng một thể
loại hay một hình thức thông tin báo chí?” - Trương Thị Kiên, số 5/2002, “Sử dụng
talk show – một hình thức phát thanh hiện đại và hiệu quả ở ban thời sự, Đài truyền
hình Việt Nam” - Đinh Thu Hằng, số 3/2002.


Trong nững năm qua luận án tiến sỹ ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu

công chúng cảu các phương tiện truyền thông đại chúng. Năm 2002 Trần Hữu Quang
đã bảo vệ luận án tiến sỹ về đề tài: “truyền thông đại chúng và công chúng - nghiên
cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án đã mô tả về mô thức tiếp nhận
thông tin từ truyền thông đại chúng của công chúng thành phố Hồ Chí Minh dựa trên
trục nội dung thông tin tiếp nhận.


Năm 2008 Trần Bảo Khánh đã tiến hành bảo vệ luận án tiến sỹ với đề tài:

“Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Luận án đã mô tả
đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam năm 2005, đưa ra một số dự báo về thay
đổi đặc điểm của công chúng trong thời gian tới. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các
đề xuất có tính khả thi để điều chỉnh chiến lược phát triển của truyền hình Việt Nam
nhằm thích ứng với đặc điểm của công chúng và nâng cao chất lượng chương trình

phù hợp với các đòi hỏi của xã hội.


Cũng trong năm 2008 Trần Bá Dung đã bảo về luận án tiến sỹ với đề tài:

“nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội” luận án mô tả nhu cầu
6


và mô thức tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí Hà Nội, đồng thời chỉ ra
những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến những nhu cầu tiếp nhận này…Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu luận án dự báo một số xu hướng vận động của nhu cầu và đưa ra giải
pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí.


Năm 2004 khoa xã hội học Học viện báo chí tuyên truyền đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu tiếp nhận truyền thông đại chúng của sinh
viên Hà Nội” tại 5 trường đại học ở Hà Nội với 200 sinh viên. Đây là một đề tài
nghiên cứu với quy mô nhỏ kết hợp định tính và định lượng để tìm hiểu hành vi của
sinh viên đối với các ấn phẩm của các chương trình truyền thông đại chúng. Đề tài đã
tổng hợp được những mong muốn của sinh viên muốn xem các kênh truyền hình, nội
dung và các chương trình tuyền hình cụ thể. Số liệu của đề tài để phục vụ và bồi
dưỡng của Hội nhà báo cho các phóng viên viết về thanh niên.


Năm 2006 khoa tiếp tục triển khai đề tài “sự tiếp cận với các phương tiện

truyền thông đại chúng của người dân vùng Tây Bắc” đề tài đã nghiên cứu khá toàn
diện về thái độ, hành vi, nhu cầu và đánh giá một phần hiệu quả của truyền thông của

4 loại phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, phát thanh, báo in và Internet từ
phía nghiên cứu công chúng. Đề tài đã nghiên cứu 6 xã phương thuộc tỉnh Lào Cai và
Yên Bái.


“Giao lưu giữa khách mời và thính giả - yếu tố làm tăng sức hấp dẫn của

của các hình thức đàm luận phát thanh trực tiếp”, Trương thị Kiên số 3/2004 nhưng
cũng chỉ giới thiệu sơ lược những kinh nghiệm về tọa đàm mà chưa đi sâu về tọa đàm
trực tiếp, chưa có những cuộc tọa đàm ở các đài địa phương.


Nghiên cứu khoa học: “Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình

của Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang” ( HT 2009) thực hiện: PGS.TS
Nguyễn Đức Dũng, phó khoa phát thanh-truyền hình, HVBC & TT. Nhằm đi tìm hiểu
và phân tích phân tích thực trạng viết tin và đưa tin trên các chương trình Thời sự
7


truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang, từ đó có thể đưa ra một
số giải pháp đổi mới cách viết và đưa tin, góp phần nâng cao chất lượng Thể loại tin
truyền hình…


Luận văn thạc sĩ khoa học và nhân văn “phát thanh trực tiếp trên sóng đài

tiếng nói Việt Nam” của Phan Thanh Hằng, (khảo sát các chương trình thời sự từ năm
2000- 2002). Luận văn có mục đích phân tích một cách có hệ thống các đặc điểm của
phát thanh trực tiếp, từ đó đặt ra những yêu cầu nâng cao chất lượng cải tiến các

chương trình phát trong thời điểm hiện nay. Khảo sát thực tiễn việc tổ chức, quá trình
sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp ở Đài tiếng nói Việt Nam, rút ra những
ưu và nhược điểm tồn tại, tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn
người nghe trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các phương tiện thông tin đại
chúng và tránh tụt hậu trong xu thế phát thanh hiện đại.
Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa khảo sát ý kiến của công chúng về chương
trình phát thanh truyền hình và các loại hình báo chí khác chưa đưa ra được thực
trạng của việc tiếp cận đài phát thanh, truyền hình và các loại hình báo chí khác. Vì
vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm “ Khảo sát ý kiến của người dân Quảng
Ninh về chương trình phát thanh “Giờ cao điểm” ”.

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về ý kiến, đánh giá của người dân Quảng
Ninh về chương trình “Giờ cao điểm” của Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh.
Từ đó biết được những mong muốn, nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân để
sửa đổi chương trình ngày càng hoàn thiện phù hợp với thính giả hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

8


- Làm rõ cơ sở lý luận, những khái niệm có liên quan. Khái niệm trong đề tài
nghiên cứu.
- Khảo sát ý kiến, đánh giá của người dân Quảng Ninh về chương trình phát
thanh “ Giờ cao điểm”.
- Đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện chương trình phát thanh “Giờ
cao điểm” để chương trình phù hợp với thính giả hơn.
4. ĐỐI TƯỢNG,KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƯU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Ý kiến đánh giá của người dân Quảng Ninh về chương trình phát thanh “Giờ
cao điểm”
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Người dân Quảng Ninh từ 12 tuổi trở lên. Được lựa chọn có chủ đích là
những người trẻ tham gia giao thông nhiều và tập trung vào những nhóm sau: lái xe,
học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, lao động tụ do…
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: 3 xã, phường thuộc tỉnh Quảng Ninh.
+ Xã Đức Chính, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phường Hà Tu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: 6/6/2011-30/6/2011
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1. Phương pháp luận:
- Vận dụng các lý thuyết truyền thông:
+ Mô hình truyền thông 2 chiều: Mô hình này chú ý đến vai trò của công
chúng: Lựa chọn thông tin tiếp nhận, bày tỏ lòng mong muốn, yêu cầu đối với
thông tin tiếp nhận, thậm chí còn tham gia trực tiếp trong quá trình truyền
thông. Nhờ có kết quả nghiên cứu công chúng mà nhà truyền thông biết được
9


yêu cầu đòi hỏi, hình thành được nội dung và phương pháp thích ứng để trao
đổi các sản phẩm đối với công chúng.
Những phản ứng của công chúng sau khi tiếp nhận các sản phẩm truyền thông
sẽ là một trong các yếu tố qui định hoạt động truyền thông tiếp theo.
Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện chương trình phát thanh
“Giờ cao điểm” nhằm đưa thông tin đến cho công chúng, trong quá trình tiếp nhận
thông tin công chúng còn là người bày tỏ lòng mong muốn, yêu cầu đối với chương
trình đang phát, công chúng không chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động

mà còn là người tham gia góp ý kiến. Những phản ứng của công chúng sau khi tiếp
nhận chương trình phát thanh “Giờ cao điểm” sẽ là một trong những yếu tố quy định
hoạt động chương trình phát thanh tiếp theo. Nhằm hoàn thiện chương trình “Giờ cao
điểm” đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi anket: Nhóm nghiên cứu lựa chọn 2 chương
trình “Giờ cao điểm” đã được phát trong chương trình phát thanh- truyền hình Quảng
Ninh để cho tất cả những người tham dự nghe và trả lời vào phiếu trắc nghiệm đã
được thiết kế sẵn với hình thức bán cấu trúc. Nội dung của cấu hỏi tập trung vào đánh
giá của người nghe về các yếu tố (tin, bài hát…) phát trong chương trình. Tổng cộng
có 201 người tham gia và thu về 201bảng hỏi thu về.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 2 người làm tổ chức sản xuất chương
trình của Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh nhằm tìm hiểu rõ hơn về ý tưởng,
thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình “Giờ cao điểm”.
- Phương pháp thảo luận nhóm: sau khi nghe chương trình và trả lời xong các
bảng hỏi những người được mời tham dự đóng góp ý kiến về chương trình theo
một bản hướng dẫn tháo luận nhóm. Tổng cộng có 10 thảo luận nhóm, được phân
chủ yếu dựa trên trình độ của người trả lời. Bao gồm:
10


- xã Đức Chính, Huyện Đông Triều 4 nhóm.
+ Nhóm lái xe.
+ Công nhân, nhân viên ở mỏ than.
+ Làm nghề nông nghiệp.
+ Thanh niên chưa có việc làm.
- phường Hà Tu và Hồng Hà, thành phố Hạ Long 6 nhóm.
+ Cán bộ công chức.
+ Cán bộ về hưu.
+ Học sinh, sinh viên.

+ Lái xe hỗn hợp.
+ Làm nghề tự do.
+ Mức sống khá giả, hỗn hợp.
Mục đích:
Tìm hiểu những ý kiến của mỗi đối tượng của từng nhóm, rút ra những ý tưởng
mới cho đề tài, đồng thời ghóp ý được phần nào cho những nhà tổ chức chương trình
để có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu của người dân, đóng ghóp
thêm phần phong phú và đa dạng cho chương trình “Giờ cao điểm”.
-Phương pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được được xử lý bằng 2 phần mềm:
+ Xử lý thông tin định tính bằng chương trình NVIVO 2.0
+ Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SPSS16.0
6. BIẾN SỐ.
6.1. Biến độc lập.
- Tuổi.
- Giới tính.
- Nghề nghiệp.
11


- Nơi ở.
- Trình độ học vấn.
- Tình trạng hôn nhân.
- Mức độ tiếp cận phát thanh trong tuần.
- Thời gian tiếp cận phát thanh trong tuần.
6.2. Biến phụ thuộc.
Ý kiến đánh giá về chương trình phát thanh “giờ cao điểm” trên Đài phát
thanh Quảng Ninh:
- Đánh giá hình thức của chương trình
+ Khung giờ phát sóng.

+ Thời lượng phát sóng.
+ Nhạc hiệu.
+ Dẫn chương trình.
- Đánh giá các chuyên mục, tin tức cần thêm
+Điểm đến cuối tuần.
+ Câu chuyện cuộc sống.
+Thông tin quảng cáo.
+Bài hát được phát trong chương trình.
- Đánh giá các chùm tin tức
+ Bản tin thời tiết.
+ Trong nước.
+ Quốc tế.
+ Trong tỉnh
+Các tin tức giao thông: +)Hướng dẫn tương tác về giao thông.
+) Tai nạn giao thông.
+) Câu đố về giao thông.
+)Bác sĩ giao thông.
12


- Đánh giá nội dung chương trình
+ biên tập viên đọc lời kết chương trình.
+ tổng thể chương trình 1 phát 8/4/2011.
+ Đánh giá tổng thể chương trình 2 phát 28/5/2011.
+ Đánh giá tổng thể 2 chương trình.
+ Thích chương trình nào hơn.
6.3. Biến can thiệp:
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước.


13


Môi trường kinh tế - xã hội
Chính sách của Đảng và Nhà nước.

-Đánh giá hình thức của chương
trình
+Khung giờ phát sóng.
Đặc điểm
nhân:

+Thời lượng phát sóng.



+Nhạc hiệu.
+Dẫn chương trình.

- Tuổi

Ý kiến đánh

- Giới tính

giá

- Nghề nghiệp

về

-Đánh giá các chùm tin tức

chương
trình

phát

+ Bản tin thời tiết.

- Nơi ở

thanh

“giờ

+ Trong nước.

- Trình độ học
vấn

cao

điểm”

trên

Đài

- Tình trạng hôn
nhân


phát

thanh

+ Quốc tế.
+ Trong tỉnh
+Các tin tức giao thông.

Quảng Ninh
- Đánh giá nội dung chương trình

- Mức độ tiếp
cận phát thanh
trong tuần

+ biên tập viên đọc lời kết chương
trình.

- Thời gian tiếp
cận phát thanh
trong tuần

+ tổng thể chương trình 1 phát
8/4/2011.
+ Đánh giá tổng thể chương trình 2
phát 28/5/2011.
+ Thích chương trình nào hơn.

14



7.Giả thuyết nghiên cứu.
- Những người lái xe có nhu cầu nghe chương trình “Giờ cao điểm” nhiều hơn
so với những người làm nghề khác.
- Hầu hết mọi người đều cho rằng khung giờ và thời lượng phát sóng của
chương trình “Giờ cao điểm” là chưa phù hợp.
- Đa số người dân đều có mong muốn nhà đài cung cấp nhiều thông tin giao
thông hơn nữa.
- Đa số người dân muốn cung cấp thêm các cụm tin tức trong tỉnh, trong nước
và quốc tế nhiều hơn nữa.
- Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân ở nông thôn và thành thị là khác
nhau.
- Hầu hết người dân đều có mong muốn giảm thời lượng phát sóng các bài hát
xuống.
8. Thao tác hóa khái niệm.
- Truyền thông: Truyền thông (communication) là quá trình trao đổi, chia sẻ thông
tin, ý kiến quan điểm, tính chất giữa các cá nhân hay các nhóm người trong xã hội
nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. (Xã hội học truyền thông đại chúng – tác giả
Lưu Hồng Minh).
- Truyền thông đại chúng: Theo Sibermann (1981), truyền thông đại chúng đó là sự
truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá nhân và những
nhóm đông người trong xã hội dựa trên kỹ thuật truyền bá tập thể.
- Phát thanh: Phát thanh là loại phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó nội
dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh: lời nói, âm nhạc và các loại tiếng
động làm nền. Phát thanh bao gồm 2 loại hình, đó là phát thanh qua làn sóng điện và
truyền thanh qua dây dẫn. (Xã hội học truyền thông đại chúng – tác giả Lưu Hồng
Minh).

15



-Ý kiến là cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc,
về một vấn đề nào đó.
9. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu
9.1 Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong quy hoạch
phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa
thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam.
Di sản thế giới vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh này. Theo kết quả điều tra 01/04/2009
dân số tỉnh là 1.144.381 người.
Quảng Ninh có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm 127 xã, 49 phường và 12 thị
trấn. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt
Nam. Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là
1.144.381 người trong đó nữ là 558.793 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao
thứ 3 Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là
667.862 người( chiếm tỉ lệ 58,1%). Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung
bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3%
(trung bình cả nước là 1,2%).
9.2. Thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long là tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh
Quảng Ninh đồng thời được xác định là một trung tâm của vùng duyên hải Bắc
Bộ. Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, tây giáp huyện Yên Hưng, bắc giáp
huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km. Diện tích:
21.430,58 ha tự nhiên, dân số: 203.731 nhân khẩu - Nghị định Chính phủ số
58/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 (2006). Tiền thân của thành phố này là thị xã Hòn
Gai.
9.3. Huyện Đông triều

16



Nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp huyện Lục Nam, Sơn Động
(Bắc Giang), phía Tây giáp thị xã Chí Linh (Hải Dương), phía Nam giáp huyện
Kinh Môn (Hải Dương), phía Đông giáp thành phố Uông Bí.
Huyện có diện tích 397 km², dân số là 156.627 người (năm 2009). Huyện lỵ là thị
trấn Đông Triều nằm trên quốc lộ 18 cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km về
hướng Tây. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Là vùng than nổi tiếng với cái tên
Mạo Khê là một trong những mỏ than lớn. Thuận lợi cho phát triển tổng hợp các
ngành kinh tế nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,khai thác khoáng sản(than atraxit).
Huyện Đông Triều có 2 thị trấn (thị trấn Đông Triều - huyện lỵ, thị trấn Mạo Khê)
và 19 xã: Nguyễn Huệ, Hồng Phong, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương,
Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Tràng Lương, Xuân Sơn, Bình Khê, Hồng Thái
Đông, Hồng Thái Tây, An Sinh, Hưng Đạo, Kim Sơn, Đức Chính,Thủy An.
10. Bộ công cụ thu thập thông tin.
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN
Về chương trình “Giờ cao điểm”, phát trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh
A. Thông tin về người trả lời
A1. Họ và tên:
A2. Tuổi:
A3. Giới tính:

1. Nam

2. Nữ

A4. Nghề nghiệp:
1. Nông dân

6. Cán bộ công chức


2. Công nhân

7. Về hưu

17


3. Buôn bán, dịch vụ

8. Lái xe

4. Nghề tự do

9. Chưa có việc làm

5. Học sinh/sinh viên

10.Khác (ghi rõ…………….........)

A5. Trình độ học vấn:
1. Không biết chữ

4. Cấp 3

2. Cấp 1

5. Trung cấp/Cao đẳng

3. Cấp 2


6. Đại học/trên đại học

A6. Tình trạng hôn nhân:
1. Độc thân

3. Ly thân/ly hôn

2. Có vợ/chồng

4. Góa

A7. Mức độ tiếp cận phát thanh trong tuần vừa rồi của ông/bà?
1. Hàng ngày/thỉnh thoảng

2. Hiếm khi/không bao giờ

A8. Ông/bà đã nghe chương trình “Giờ cao điểm” phát trên đài PT-TH Quảng Ninh
chưa?
1. Có

2. Không

A9. Nơi ở: Phường/xã: .................................; Quận/huyện: .............................; tỉnh
Quảng Ninh.
A10. Vào quãng giờ từ 6g30 đến 7g30 hàng ngày, ông/bà thường làm gì?
1. Đang tham gia giao thông trên

3. Ở nhà


đường

4. Khác (ghi rõ.................................)

2. Đang làm việc

BẢNG TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH "GIỜ CAO ĐIỂM" 1: PHÁT NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 2011

18


Tôi ..... quan

Tôi thấy....

STT

Yếu tố chương trình

Rất hay

Hay

tâm

Bình

Không

thường


hay



Không

hay

Nhạc hiệu

1

2

3

4

5

RH1 02

Dẫn chương trình

1

2

3


4

5

Tin 1: Khai thác than trái phép

1

2

3

4

5

1

2

Tin 2: Trao học bổng

1

2

3

4


5

1

2

Tin 3: Giá vé tàu thống nhất

1

2

3

4

5

1

2

Tin 4: Tiếp nhận lao động từ Lybi

1

2

3


4

5

1

2

Tin 5: Động đất tại Nhật Bản

1

2

3

4

5

1

2

Tin 6: Luật của Úc đối với cảnh sát

1

2


3

4

5

1

2

Bản tin thời tiết

1

2

3

4

5

1

2

1

2


3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5


1

2

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

1


2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

031
RH1
032
RH1
033
RH1
034

RH1
035
RH1
036
RH1 04
RH1 05
RH1 06
RH1 07
RH1 08
RH1 09
RH1 10
RH1 11

Bài hát 1: Tóc nâu môi trầm
Hướng dẫn tham gia tương tác
về giao thông (giữa bài hát)
Câu đố
Bài hát 2: Bailamos (tiếng Anh)
Quảng cáo
Bài hát 3: Nắng về theo anh
Tương tác về giao thông

Tôi ..... quan

Tôi thấy....

STT

Yếu tố chương trình


Rất hay

Hay

19

tâm

Bình

Không

thường

hay

Rất
không
hay

cụ
thể)

RH1 01

RH1

do/Ghi
chú
(ghi


Rất
không





Không


do/Ghi
chú


RH1 12

Bài hát 4: Hát cho cuộc đời

1

2

3

4

5

RH1 13


Bản tin 1: Tăng giá sữa bột

1

2

3

4

5

RH1 14

Bài hát 5: Em hát thương ai

1

2

3

4

5

1

2


3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

1

2

3


1

2

1

Voxpop: Kiểm tra

RH1 15
RH1 16

mặt hàng sữa
Bài hát 6: Xích lô

1

2

1

2

5

1

2

4


5

1

2

3

4

5

2

3

4

5

1

2

1

2

3


4

5

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5

1


2

3

4

5

1

2

1

2

Bản tin 2: Tin về tai nạn giao
RH1 17

RH1 18
RH1 19

thông
(giữa bài hát)
Nhắc lại câu đố về phương tiện
giao thông và cách tham gia
Bài hát 7: Rock buồn

RH1 21

RH1 22

Quảng cáo: VSATTP
Bài hát 8: Beautiful life

RH1 23
RH1 24
RH1 25

Bác sỹ giao thông
Bài hát 9: Tiếng trống Paranưn
Thông báo kết quả đố vui

RH1 26

Bài hát 10: ............... (tiếng Anh)

1

2

3

4

5

RH1 27

BTV đọc lời kết thúc chương trình


1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

RH1

Nhận xét tổng thể các chặng của
chương trình "Giờ cao điểm" 1

BẢNG TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH "GIỜ CAO ĐIỂM" 2: PHÁT NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2011
Tôi ..... quan

Tôi thấy....


Yếu tố chương trình

STT

Rất hay

Hay

tâm

Bình

Không

thường

hay

Nhạc hiệu

1

2

3

4

5


RH2 02

Dẫn chương trình

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

RH2

Tin 1: Dự án cải tạo, nâng cấp

031


QL18

20



Không

1

2

hay

RH2 01

do/Ghi
chú

Rất
không




RH2
032
RH2
033

RH2
034
RH2
035
RH2

Tin 2: Chế tạo các trạm biến áp

1

2

3

4

5

1

2

Tin 3: Bệnh rầy nâu

1

2

3


4

5

1

2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4


5

1

2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5


1

2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5

1


2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5

1

2


3

4

5

1

2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3


4

5

1

2

3

4

5

1

2

Tin 4: Miễn giảm thuế thu nhập cá
nhân
Tin 5: Các dự án FBI
Tin 6: Tin từ Bộ NN và PT nông

036
RH2

thôn
Tin 7: Cuộc họp các nước

037

RH2

thành viên G8

038
RH2
039
RH2
310
RH2 04
RH2 05
RH2 06
RH2 07
RH2 08

Tin 8: Bầu cử ở Thái Lan
Tin 9: Cô bé Charles Great ở
Anh...
Thông tin thời tiết
Bài hát 1: Chào ngày mới
Hướng dẫn tham gia tương tác về
giao thông (giữa bài hát)
Câu đố
Bài hát 2: Hãy thức dậy đi
Tương tác về giao thông

Tôi ..... quan

Tôi thấy....


STT

RH2 09
RH2 10
RH2 11
RH2 12
RH2 13

Yếu tố chương trình
Bài hát 3: As long as you love me
(tiếng Anh)
Voxpop: Bình chọn 7 kỳ quan thế
giới: Vịnh Hạ Long
Điểm đến cuối tuần
Nhắc lại câu đố về phương tiện
giao thông và cách tham gia
Bài hát 4: Nhạc rap về an toàn
giao thông

Rất hay

Hay

tâm

Bình

Không

thường


hay



Không

hay

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1


2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5

1

2


1

2

3

4

5

21

do/Ghi
chú

Rất
không




RH2

Tin về tai nạn giao thông (giữa bài

13a

hát)


1

2

3

4

5

1

2

1

2

1

2

1

2

RH2 14

Tin mới hôm nay: Sử dụng điện


1

2

3

4

5

RH2 15

Bài hát 5: Đừng buồn phiền

1

2

3

4

5

1

2

3


4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3


4

5

1

2

3

4

5

1

2

1

2

3

4

5

1


2

1

2

3

4

5

1

2

1

2

RH2 16
RH2 17
RH2 18
RH2 19

Câu chuyện cuộc sống: Chơi nhạc
giúp bạn chữa trị bệnh
Bài hát 6: Ơi cuộc sống mến
thương
Tương tác về giao thông

Bài hát 7: Sóng tình

RH2 20
RH2 21
RH2 22

Bác sỹ giao thông
Bản tin 2: Thuốc lá
Thông báo kết quả đố vui

RH2 23

Bài hát 8: Ngày cuối tuần rực rỡ

1

2

3

4

5

RH2 24

BTV đọc lời kết thúc chương trình

1


2

3

4

5

1

2

3

4

5

RH2

Nhận xét tổng thể các chặng của
chương trình "Giờ cao điểm" 2

C. Ý kiến đánh giá về chương trình “Giờ cao điểm”
C1. Cách đưa các tin tức như thế nào về giao thông ông/bà thấy thích nhất?
1. Chèn vào giữa các bài hát

4. Phóng viên đưa tin từ hiện trường

2. Tương tác giữa BTV và người đi


5. Khác (ghi rõ...................................)

đường.
3. Tiểu phẩm
C2. Ông/bà có sẵn sàng cung cấp thông tin về giao thông cho chương trình không?
1. Có

2. Không

22


C3. Nếu có câu đố liên quan đến giao thông/các phương tiện giao thông mà ông/bà
biết câu trả lời, ông/bà có gọi điện tham gia không?
1. Có

2. Không

C4. So sánh giữa 02 chương trình, ông/bà thích chương trình nào hơn?
1. Chương trình 1 (8/4/2011)
Nêu lí do cụ

2. Chương trình 2 (28/5/2011)

thể: ...................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................
C5. Ông/bà có thể so sánh chương trình “Giờ cao điểm” với các chương trình khác
phát trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh mà ông/bà đã nghe? (sự hấp dẫn,

phong phú về nội dung, thiết thực....)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...................................................................................................
C6. Ông/bà có thể nghe toàn bộ chương trình này không? (Phát từ 6g30-7g30 sáng,
hàng ngày)?
1. Có

2. Không

C7. Nếu không, ông/bà có thể nêu lí do vì sao ông/bà không thể nghe toàn bộ chương
trình này?
1. Không có thời gian

3. Lí do khác (ghi cụ thể....................)

2. Không thích/không quan tâm
C8. Ông/bà sẽ nghe chương trình này trong thời gian sắp tới?
23


1. Có

2. Không

Nếu không, vì sao?
..........................................................................................................................................
................................................................................................................
C9. Ông/bà còn thêm ý kiến/đề xuất nào để nâng cao chương trình “Giờ cao điểm”?
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
...................................................................................................

24


D. Thảo luận:
D1. Ý kiến đánh giá của ông/bà về các chặng phát của chương trình? (Cụm tin
Các bài hát; Câu đố; Tương tác về giao thông; Các bản tin; .... xen lẫn nhau)
D2. Ý kiến đánh giá của ông/bà về thời lượng phát các tin, bài hát, câu đố... trong
chương trình?
Thể loại
Tin tức (cụm tin, các

Chương trình 1: 8/4

Chương trình 2: 28/5

17’

16’10”

- Tin trong tỉnh

55”

2’3”

- Tin trong nước


2’29”

4’37”

- Tin quốc tế

2’50”

1’25”

bản tin)

- Thời tiết
45”
Thông tin giao thông 10’1”
Bài hát
28’9”

23”
5’28”
23’26”

- Tiếng Việt

8 bài (nhạc trẻ): 23’4”

7 bài (nhạc trẻ): 20’1”

- Tiếng Anh
Câu đố

Voxpop

2 bài: 5’5”
Động cơ xe máy: 3’15”
Kiểm tra mặt hàng sữa:

1 bài: 3’25”
Luật giao thông: 2’18”
Bầu chọn cho Vịnh Hạ

3’40”

Long: 4’24”
Bãi biển Trà Cổ: 2’44”

Điểm đến cuối tuần
Quảng cáo
Con số sự kiện
Câu chuyện cuộc

2’05”
1’18”
2’50”

sống
54’9”

58’38”

D3. Để chương trình “Giờ cao điểm” thu hút được người nghe đài, cần thay đổi gì?

25


×