Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Lý luận của lê nin về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm “bàn về thuế lương thực” qúa trình nhận thức và vận dụng lý luận này trong phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.11 KB, 48 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
V.I. Lênin là người đã kế thừa và phát huy sáng tạo học thuyết của C.Mác để
làm nên hệ thống lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, là người đã cống hiến toàn bộ
sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp đấu tranh để giành, giữ chính quyền Xô - Viết
và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Cách đây hơn 80 năm, vào ngày 21
tháng Giêng năm 1924 V.I.Lênin đã vĩnh viễn ra đi, sự ra đi của vị lãnh tụ giai
cấp vô sản Nga, giai cấp vô sản toàn thế giới là 1 tổn thất lớn lao cho phong trào
xã hội chủ nghĩa (XHCN) nhưng những quan điểm, tư tưởng của Người vẫn
sống mãi với thời đại. Đặc biệt là lý luận của V.I Lênin về sở hữu và các thành
phần kinh tế - một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới,
được Người trình bày trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực".
Theo Lênin, từ một nước tiểu nông đi lên Chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải
qua một "mắt xích trung gian", đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư
bản với chế độ sở hữu và nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một biện
pháp "quá độ đặc biệt" để quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, mà còn là
"chiếc cầu nhỏ vững chắc" mà giai cấp vô sản cần phải bắc để xuyên qua nó đi
vào chủ nghĩa xã hội và bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố.
Thực tế Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua hai
cuộc chiến tranh khốc liệt tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thời kỳ quá độ gặp
rất nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội cũng như đời sống của nhân dân. Tình hình
ấy đòi hỏi phải có chiến lược kinh tế-xã hội và những chính sách, biện pháp cụ
thể, thích hợp và đặc biệt là cần phải có cách nhìn nhận sâu sắc, khách quan về
vai trò,vị trí của các thành phần kinh tế là hết sức quan trọng trong việc khôi
phục và phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vật chất vững chắc tiến tới xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu để nắm vững nội
dung, quan điểm trong chính sách kinh tế mới nói chung và quan điểm về vấn
đề sở hữu và các thành phần kinh tế của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết để

1



trên cơ sở đó chúng ta suy nghĩ, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm
của Lênin vào phát triển kinh tế đất nước.
Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài "Lý luận của Lê nin về vấn đề
sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. Qúa trình nhận thức và vận dụng
lý luận này trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam" làm
đề tài tiểu luận môn nghiên cứu tác phẩm kinh điển của mình.
Do hạn chế về thời gian và thu thập tài liệu nên không tránh khỏi những sai
sót trong quá trình làm bài, rất mong được sự đóng góp thiết thực của quý thầy
(cô) và độc giả.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM.
1. Tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”.
Tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” được trích trong Lênin toàn tập, tập 43
– NXB Tiến bộ Maxcơva 1978 – tr. 244 – 296.
(V.I.Lê nin: toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia ST; 2005, tr.244 – 296)
Tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” được Lênin bắt đầu viết vào tháng
3/1921 và viết xong vào ngày 21/4/1921. Những ngày đầu tháng 5/1921, sách
đã được xuất bản, sau đó được đăng trong số 1 của tạp chí “Đất vỡ hoang” rồi
được xuất bản nhiều lần. Cũng năm 1921, sách được dịch sang tiếng Anh, tiếng
Pháp và tiếng Đức.
2.Hoàn cảnh lịch sử.
2.1 Một số sự kiện quan trọng sau cách mạng tháng Mười năm 1917
Sau chiến thắng cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga xảy ra nội
chiến và sự can thiệp của 14 nước đế quốc. Trước tình hình đó chính quyền

Xôviết đã thực hiện chính sách cộng sản thời chiến với nội dung:
Một là, tiến hành xoá bỏ chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất.
Hai là, thực hiện trung thu lương thực thừa. Để tập trung lực lượng chiến
thắng thù trong giặc ngoài chính phủ đã: Trưng thu lương thực thừa và các sản
phẩm chủ yếu của nông nghiệp, không trả lại cho nông dân thứ gì. Nhà nước
độc quyền về lương thực, nghiêm cấm trao đổi lương thực. Xoá bỏ quan hệ
hàng hoá tiền tệ.
Ba là, tiến hành quân sự hoá nền kinh tế. Có 50 xí nghiệp chuyển sang sản
xuất vũ khí, 330 xí nghiệp chuyển sang sản xuất quân trang. Có lúc 80% xí
nghiệp sản xuất hành trang quân sự, chỉ 20%xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

3


Nhờ chính sách này, nước Nga đã chiến thắng được kẻ thù, giữ vững được
chính quyền.
Lênin viêt: “Chính sách đó đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Nó đã
cứu vãn nền chuyên chính vô sản trong một nước bị tàn phá và lạc hậu.”
2.2 Tình hình kinh tế xã hội nước Nga sau nội chiến.
*

Về kinh tế
Sau nội chiến,nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nền
kinh tế quốc dân bị suy sụp nặng nề. Trên 20 triệu người chết, trong đó 1/7 dân
số nước Nga, khoảng 30% là nam giới ở độ tuổi lao động. Nguồn của cải bị tiêu
huỷ trong các cuộc chiến tranh rất lớn, 1/4 tài sản quốc dân bị tiêu huỷ. Đa số
các xí nghiệp công nghiệp ở tình trạng đình đốn, nhiều nhà máy ngừng hoạt
động, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng. So với trước chiến tranh, sản
lượng công nghiệp giảm 7 lần. Ngàng giao thông ở vào tình trạng tê liệt, do
nhiên liệu thiếu, lương thực, thực phẩm không đủ. “Thêm vào đó, nạn mất mùa

năm 1920, nạn thiếu thức ăn cho gia súc,nạn chết xúc vật” đã làm cho đời sống
vốn đã điêu đứng lại thêm điêu đứng đến mức không thể chịu nổi. Tình hình
kinh tế như vậy dẫn đến tình hình chính trị trở nên phức tạp. Hai giai cấp cơ bản

*

trong xã hội là công nhân, nông dân của chế độ Xôviết đều có vấn đề
Về kết cấu kinh tế, xã hội, giai cấp
Nước Nga rộng lớn và hỗn tạp đang tồn tại “những thành phần, những bộ
phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”. Cơ cấu xã hội ở
nước Nga rất phức tạp gồm giai cấp tư sản, tiểu tư sản, giai cấp vô sản, trong đó
“tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế; số
đông, thậm chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất hàng hoá
nhỏ.”

*

Lực lượng giai cấp vô sản
Ít ỏi, tiểu tư sản rất đông chiếm phần lớn dân cư, nhất là “quần chung nửa
vô sản”. Do các ngành công nghiệp chưa phát triển và đình đốn nên số lượng
4


đội ngũ giai cấp vô sản đã ít lại giảm đi nhiều. Đời sống bị cùng cực, một bộ
phận trong công nhân đã tha hoá, biến chất, mất gốc giai cấp và tỏ ra bất mãn
với Chính quyền Xôviết, thậm chí trong hàng ngũ công nhân đã có một bộ phận
nảy sinh tư tưởng hoài nghi, thất vọng, không tin tưởng vào đường lối xây dựng
phát triển kinh tế của chính quyền Xôviết. Một số trong đội ngũ những người vô
sản, cũng đã diễn ra những cuộc bãi công tại một số xí nghiệp ở Pêtơrôgrát và
thành phố khác. Họ công khai đòi chính quyền Xôviết cho buôn bán trao đổi sản

phẩm công, nông nghiệp, đòi hạn chế hoạt động của các đội kiểm soát đang cản
trở tập thể và tư nhân chuyên chở sản phẩm nông nghiệp vào thành phố.
*

Giai cấp nông dân
Dưới chế độ trưng thu lương thực thừa, cũng bất mãn đối với Chính quyền
Xôviết. Nhiều nông dân nghĩ rằng sản xuất để làm gì khi sản phẩm làm ra bị
tịch thu hết. Chẳng hạn, nông dân ở Cainô – một làng nhỏ ở ngoại ô Mátxcơva
công khai bày tỏ không mở rộng sản xuất, chỉ gieo trồng đủ lương thực cho gia
đình. Thậm chí, còn bất bình với chế độ trưng thu lương thực thừa bằng việc
ngừng sản xuất. Lương thực suy giảm, sự bất mãn của nông dân đối với chính
sách của Chính quyền Xôviết ngày càng tăng. Trên thực tế nó đã biến thành
những cuộc bạo loạn, đặc biệt đáng lưu ý là cuộc bạo loạn ở Tambốp - tỉnh sản
xuất lúa mì chủ yếu của nước Nga lúc bấy giờ. Hàng nghìn người đã tham gia
cuộc bạo loạn đòi bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa.

*

Các thuỷ thủ cũng bất mãn
Các cuộc nổi dậy của nông dân chưa phải là đỉnh cao của bạo loạn. Đỉnh
cao của cuộc bạo loạn là cuộc nổi dậy của thuỷ thủ căn cứ hải quân Crônstát,
tháng 3-1921. Điều đáng nói về cuộc bạo loạn này là nhiều binh lính đã từng
anh dũng bảo vệ Chính quyền Xôviết lại đứng vào hàng ngũ những người bạo
loạn. Những người tham gia bạo loạn đư ra khẩu hiệu đòi bãi bỏ chế độ trưng
thu lương thực thừa, thực hiện chế độ tự do buôn bán sản phẩm, trước hết là lúa

5


mì. Một số người cộng sản đã có biểu hiện bi quan dao động không kiên định

lập trường giai cấp.
*

Về phần tử phản cách mạng
Lênin đánh giá tư sản và tầng lớp tiểu tư sản “cất giấu nó để che mắt nhà
nước”, thực ra “họ không tin chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nào hết, họ
chỉ “ngồi chờ” cho qua cơn bão táp vô sản”. Những người tư sản và tiểu tư sản
ấy chờ cơ hội để lật đổ chính quyền công nông. Thực tế, họ ra sức lợi dụng sự
bất bình của công nhân, nông dân, binh lính và sự dao động của những người
cộng sản không kiên định lập trường cách mạng để phá hoại công cuộc xây
dựng kinh tế. Toàn bộ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước nêu trên đã
làm suy yếu cơ sở xã hội của chuyên chính vô sản, đe doạ sự tồn tại của Chính
quyền Xôviết.
Lênin cho rằng, nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng làm
hẹp cơ sở xã hội của Chính quyền Xôviết là do sự bất mãn của đông đảo quần
chúng nhân dân, nhất là nông dân đối với chính sách kinh tế - xã hội của Đảng
Bônsêvích. Lênin thừa nhận: “Đến năm 1921,… chúng tôi vấp phải một cuộc
khủng hoảng chính trị bên trong nước Nga Xôviết,… đó là cuộc khủng hoảng
lớn nhất. Cuộc khủng hoảng đó làm cho không những một bộ phận khá lớn
trong nông dân, mà cả công nhân nữa, bất bình”.

*

Về tình hình chinh trị quốc tế
Bọn đế quốc bị thất bại trong cuộc chiến tranh công khai hằn thù, chống
nước Nga Xôviết, âm mưu bóc lột chính quyền của giai cấp vô sản bằng kinh tế.
Mặt khác, tình hình quốc tế có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Hy vọng
vào thắng lợi đồng loạt cảu cách mạng vô sản ở các nước phương Tây và
phương Đông không thực hiện được. Bối cảnh quốc tế ấy đã khiến nước Nga
Xôviết trẻ tuổi có khả năng tồn tại ở trạng thái biệt lập, đơn độc trong một thời

gian tương đối dài. Bởi vậy, chiến lược về sự cùng tồn tại hoà bình với thế giới
6


các nước tư bản chủ nghĩa đã được hình thành rõ nét hơn. “Hiện nay, tình hình
quốc tế đã sản sinh ra một thế cân bằng, dù là tạm thời, không ổn định, nhưng
dù sao vẫn là một thế cân bằng.”
Tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội lúc đó là do thực hiện chế
độ trưng thu lương thực thừa và thi hành Chính sách cộng sản thời chiến trong
thời bình; về mặt chính trị lúc đó là sự thiếu tổ chức và không đưa ra được chính
sách kinh tế phù hợp với thực tiễn nước Nga lúc đó.
Trước tình hình đó, buộc Đảng cộng sản (b) Nga và nhà nước Xôviết không
thể duy trì tiếp Chính sách cộng sản thời chiến. Đại hội X của Đảng cộng sản
(b) Nga đã chủ trương thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng chính sách
kinh tế mới. Do đó, V.I.Lênin đã viết tác phẩm này.
Việc thay đổi chính sách kinh tế này không đơn thuần là thay đổi một vấn đề
cụ thể mà là vấn đề hết sức quan trọng – thay đổi một cơ chế quản lý, một tư
duy; cao hơn nữa là bàn về những vấn đề kinh tế trong thời kỳ quá độ dưới góc
độ tư duy mới.

II NỘI DUNG.
Trong tác phẩm này, Lênin tập trung nêu ra những nét lớn về kinh tế trong
thời kỳ quá độ như sau:



Lý luận về thời kỳ quá độ
Lý luận về sở hữu và các thành phần kinh tế
Lý luận về phát triển kinh tế hàng hoá có sự quản lý của nhà nước, nhất là vấn





đề Nhà nước và tự do trao đổi
Vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp
Vấn đê chuộc lại và thuê chuyên gia tư sản




Do hạn chế về thời gian và nội dung của đề tài nên bài tiểu luận chỉ tập
trung nghiên cứu vấn đề: Lý luận về sở hữu và các thành phần kinh tế.

7


Khi nghiên cứu lý luận về sở hữu và các thành phần kinh tế Lênin đã đưa ra
quan điểm của mình về thời kỳ quá độ. Ông nhận định rằng: “Chủ nghĩa tư bản
nhà nước sẽ là một bước tiến so với tình hình hiện nay trong nước Cộng hoà
Xôviết của chúng ta. Nếu chẳng hạn trong khoảng nửa năm nữa, mà ở nước ta
đã thiết lập được chủ nghĩa tư bản nhà nước thì đó sẽ là thắng lợi to lớn và là
điều đảm bảo chắc chắn nhất rằng qua một năm sau, chủ nghĩa xã hội nước ta sẽ
được củng cố hoàn toàn và trở nên vô địch”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.247
Với nhận định trên sẽ có người đồng tình với ông nhưng cũng sẽ có người
bác bỏ câu nói ấy. Vì vậy, theo Lênin cần phải bàn tỉ mỉ hơn vấn đề này.
“Thứ nhất, cần phân tích xem bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
nghĩa xã hội là thế nào mà nó lại khiến chúng ta có quyền và có căn cứ để tự gọi
mình là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết.
Thứ hai, cần vạch ra sai lầm của những người không nhìn thấy những điều
kiện kinh tế tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản là kẻ thù chính của chủ nghĩa

xã hội ở nước ta.
Thứ ba, cần phải hiểu rõ ý nghĩa của nhà nước Xôviết xét trên phương diện
sự khác biệt về mặt kinh tế giữa nó và nhà nước tư sản.” V.I.Lênin toàn tập, sđd,
t 43, tr.247-248
Theo Lênin: “danh từ “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết” có nghĩa là
Chính quyền Xô viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội,
chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ
xã hội chủ nghĩa”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.248
Ông đưa ra quan điểm: “Vậy danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào
kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần,
những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không?
Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có. Song không phải mỗi người thừa nhận điểm
ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế xã hội khác nhau hiện
8


có ở Nga, chính là như thế nào. Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ
đó”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.248
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan và cần
thiết. Lê nin khẳng định nước Nga lúc bấy giờ còn tồn tại năm thành phần kinh
tế:
1.
2.
3.
4.
5.

Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên.
Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lua mì).
Chủ nghĩa tư bản tư nhân.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Chủ nghĩa xã hội.
Theo ông, năm thành phần kinh tế đó không những tồn tại khách quan mà
còn tạo nên một cơ cấu kinh tế thống nhất, làm tiền đề, điều kiện cho nhau mà
còn mâu thuẫn với nhau tạo nên hai hệ thống đối lập nhau: “Ở đây không phải
là chủ nghĩa tư bản nhà nước đấu tranh với chủ nghĩa xã hội, mà là giai cấp tiểu
tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng nhau đấu tranh chống lại cả chủ
nghĩa tư bản nhà bản nhà nước lẫn chủ nghĩa xã hội”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t
43, tr.249
1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng.
Đây là thành phần kinh tế tiền tư bản, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc.
Thành phần kinh tế này không có sự phân công lao động xã hội mà chỉ có phân
công theo giới tính và theo tuổi tác.
Mọi hoạt động lao động, sản xuất của họ chủ yếu dựa vào tự nhiên như săn
bắt, hái lượm, cuộc sống du canh, du cư.
Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tập trung chủ yếu ở các
vùng dân tộc ít người, vùng núi cao.
Đối với thành phần kinh tế này, Nhà nước phải đặc biệt quan tâm giúp đỡ
họ về đời sống vật chất và tinh thần.
2. Sản xuất hàng hoá nhỏ.
9


Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ bao gồm đại đa số những người
tiểu nông ở nông thôn và tiểu thủ công nghiệp ở thành thị.
“Nước Nga rộng lớn và hỗn tạp đến mức các loại hình khác nhau của kết
cấu kinh tế - xã hội đều xen kẽ với nhau ở trong nó. Đặc điểm của tình hình hiện
nay chính là ở đó.
Thử hỏi thành phần nào chiếm ưu thế? Rõ ràng, trong một nước tiểu nông
thì tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế; số

đông, thậm chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất hàng hoá
nhỏ”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.248-249
Lênin cho rằng điểm xuất phát trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần khi thực hiện Chính sách kinh tế mới phải là đáp ứng
những lợi ích kinh tế cho đại đa số nông dân. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh:
“Cần phải bắt đầu từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dựa vào khôi phục và
phát triển kinh tế tiểu nông để khôi phục và phát triển đâị công nghiệp”.
Thành phần kinh tế này dựa trên sở hữu nhỏ, cá thể về tư liệu sản xuất theo
từng hộ gia đình. Công cụ lao động thủ công, năng suất thấp.
Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ có tính hai mặt: tư hữu và cách
mạng, tệ dầu cơ, tính tự phát tiểu tư sản gây cản trở cho người cách mạng.
“Ở nước ta, cái vỏ chủ nghĩa tư bản nhà nước (độc quyền lúa mì, sự giám
sát của nhà nước đối với chủ xí nghiệp và thương nhân, những người hoạt động
tổng hợp tác xã tư sản) đang bị bọn đầu cơ trọc thủng khi ở chỗ này lúc ở chỗ
nọ và mặt hàng chính để đầu cơ là lúa mì.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.249
Giai cấp tiểu tư sản chống lại bất cứ sự can thiệp, kiểm kê và kiểm soát nào
của nhà nước, dù là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội nhà nước.
Đó là một sự thật không thể tranh cãi vào đâu được, một sự thật mà không hiểu
nó thì gây ra nhiều sai lầm về kinh tế.“Bọn đầu cơ, bọn gian thương, bọn phá
hoại độc quyền của nhà nước, đó là kẻ thù chính trong “nội bộ” nước ta,- kẻ thù
10


của các biện pháp kinh tế của chính quyền Xôviết.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t
43, tr.249
Người tiểu tư sản cũng đầu cơ: “Người tiểu tư sản tàng trữ một số ít tiền,
vào nghìn rúp, tích luỹ được một cách “chính đáng” và nhất là một cách không
chính đáng trong thời kỳ chiến tranh. Đây là thành phần kinh tế tiêu biểu với
tính cách là cơ sở của tệ đầu cơ và của chủ nghĩa tư bản tư nhân”. V.I.Lênin toàn
tập, sđd, t 43, tr.250. Tiền là giấy chứng nhận để nhận của cải xã hội, và tầng

lớp tiểu tư hữu đông hàng chục triệu người đang nắm chắc lấy giấy chứng nhận
đó, cất giấu nó để che mắt “nhà nước”, họ không tin chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản nào hết, họ chỉ “ngồi chờ” cho qua cơn bão táp vô sản.
“Người tiểu tư sản cất giữ vài nghìn rúp là kẻ thù của chủ nghĩa tư bản nhà
nước, họ chỉ muốn dùng khoản tiền ấy cho riêng họ thôi, chống lại dân nghèo,
chống lại bất cứ sự kiểm soát chung nào của nhà nước; nhưng số tiền vài nghìn
ấy lại đem lại cơ sở hàng tỷ cho tệ đầu cơ đang phá hoại công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội của chúng ta”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.250-251
Ông đưa ra ví dụ: một số công nhân trong vài ngày tạo ra một tổng số giá trị
biểu hiện bằng con số 1000. Lại giả dụ là trong con số đó, có 200 bị rơi mất vì
có tệ đầu cơ nhỏ, vì có mọi thứ ăn cắp của công, vì bọn tiểu tư sản “trốn tránh”
các sắc lệnh và quy định của Chính quyền Xôviết. Bất cứ người công nhân giác
ngộ nào cũng sẽ nói: Nếu tôi có thể bỏ ra 300 trong số một nghìn đó để xây
dựng nên một nền trật tự và một tổ chức tốt hơn thi tôi nhất định sẽ vui lòng
đồng ý bỏ ra ba trăm chứ không phải hai trăm, vì một khi chấn chỉnh được trật
tự và tổ chức, một khi triệt để đập tan được hành động của bọn tiểu tư hữu phá
hoại mọi sự độc quyền của nhà nước thì, dưới Chính quyền Xôviết, việc giảm
bớt cái “khoản cống” ấy, ví dụ giảm xuống một trăm hay năm mươi, sau đó sẽ là
một nhiệm vụ hoàn toàn dễ dàng.
Thành phần kinh tế này có đặc điểm không cố định nhất, không định hình
nhất và không tự giác nhất.
11


Hạn chế của kinh tế tiểu tư sản là ở chỗ: “Chúng ta thừa biết rằng: cơ sở
kinh tế của tệ đầu cơ là tầng lớp những kẻ tiểu tư hữu vô cùng rộng rãi ở đất
nước Nga và chủ nghĩa tư bản tư nhân, có đại diện của mình trong mỗi người
tiểu tư sản. Chúng ta biết rằng hàng triệu vòi của con thuồng luồng tiểu tư sản
ấy đang quấn lấy một số tầng lớp của công nhân lúc ở chỗ này lúc ở chỗ nọ,
rằng nạn đầu cơ đang chui vào mọi chân lông kẽ tóc của đời sống kinh tế - xã

hội nước ta, chứ không phải là độc quyền nhà nước”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t
43, tr.250
Trước tình hình trên, nhà nước cần có những giải pháp để động viên tinh
thần người lao động, có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, kinh tế, đào
tạo quản lý. Tại Đại hội X Đảng Cộng sản (b) Nga, Lênin đã yêu cầu chính
quyền Xô viết phải nhanh chóng phát triển nền sản xuất tiểu nông bằng cách
khuyến khích nền kinh tế nông dân cá thể với những biện pháp “quá độ”, những
hình thức “trung gian” có khả năng cải tạo nông dân, đổi mới nông thôn và
chuyển đổi nền kinh tế tiểu nông của những người nông dân cá thể thành sản
xuất tập thể có tính xã hội chủ nghĩa, diễn ra một cách “tuần tự”, “có tính kế
thừa”, “thận trọng”.
Lênin cho rằng với bối cảnh hiện thực của Nga thì một trong những biện
pháp trung gian thích hợp là “không đập tan cái cơ cấu kinh tế và xã hội cũ,…
mà là chấn hưng…bằng cách cố gắng nắm vững… từng bước, hoặc bằng cách
nhà nước điều tiết”. Lênin đã hướng nước Nga vào việc tạo khâu trung gian và
khẳng định công cuộc xây dựng xã hội mới ở một nước tiểu nông nhất thiết phải
bắt đầu từ sự phát triển nền kinh tế nông dân cá thể. Lênin cho rằng việc chuyển
lên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, việc chuyển lên chế độ canh tác tập thể
là công việc không thể chốc lát mà “phải trải qua cả một giai đoạn sơ bộ, tuần
tự, kế thừa, thận trọng, không vội vã”. Trong những năm cuối đời, Lê nin đã
vạch ra con đường với hình thức hợp tác xã để cải tạo nông dân và nền kinh tế
tiểu nông. Trong tác phẩm Bàn về chế độ hợp tác xã, Lênin khẳng định: Những
12


điều chúng ta phải làm dưới chế độ Chính sách kinh tế mới là tập hợp những
tầng lớp nông dân Nga thật sâu rộng vào các hợp tác xã, trên cơ sở phải kết hợp
lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc Nhà nước kiểm soát được
lợi ích đó, sao cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung. “Chế độ hợp tác xã
văn minh” đó có khả năng đem lại “bước quá độ sang một chế độ mới bằng con

đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”.
3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân.
Chủ nghĩa tư bản tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, nó đối lập với chủ nghĩa xã hội, song chủ nghĩa tư bản
tư nhân đã không còn nguyên vẹn như trước đây.
Chủ nghĩa tư bản tư nhân chịu sự quản lý và kiểm soát của nhà nước. Nó có
vai trò đáng kể, xét về đời sống kinh tế - xã hội, vì nó có tiềm năng về vốn, kỹ
thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý, nó góp phần tạo ra nhiều sản phẩm, nâng
cao đời sống nhân dân và chống lại tình trạng phân tán, bệnh quan liêu của sản
xuất nhỏ.
Thành phần kinh tế này có mối liên hệ với những người ản xuất hàng hoá
nhỏ và tư bản quốc tế.
Khi thực thi Chính sách kinh tế mới trên thực tế, Lênin hiểu rất rõ rằng
Chính sách kinh tế mới sẽ làm cho chủ nghĩa tư bản sống lại. Nhưng ông cho
rằng không sợ nó mà kêu gọi chính quyền Xôviết cần sử dụng tư nhân nông
dân, tư nhân thợ thủ công, thương nhân, các nhà doanh nghiệp để phát triển nền
kinh tế đất nước, tạo ra nhiều hàng hoá tiêu dùng cho xã hội đó là cơ sở để ổn
định chính trị. Với Chính sách kinh tế mới, kinh tế tư bản tư nhân đã được phép
tồn tại và phát triển.
Từ buổi đầu thi hành chính sách kinh tế mới, Lênin đã kêu gọi Chính quyền
Xôviết cần sử dụng mọi biện pháp làm sống động sự giao lưu giữa công nghiệp
với nông nghiệp theo phương thức lưu thông, trao đổi hàng hoá. Lênin nhấn
13


mạnh: “Trong lĩnh vực này, người nào thu được nhiều kết quả nhất, dầu là bằng
con đường kinh tế tư bản tư nhân, thậm chí không phải bằng con đường hợp tác
xã, không trực tiếp biến chủ nghĩa tư bản ấy thành chủ nghĩa tư bản nhà nước,
thì người đó sẽ giúp ích cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn bộ
nước Nga nhiều hơn những kẻ chỉ ngồi “lo lắng” đến sự thuần tuý của chủ nghĩa

cộng sản”. V.I.Lênin toàn tập, sđd,t 43 ,tr.280-281
Trong những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới, những xí nghiệp vừa và
nhỏ không thuộc quyền sở hữu của nhà nước phát triển mạnh, kể cả những xí
nghiệp đã chuyển sang sở hữu nhà nước trong những năm thực hiện Chính sách
cộng sản thời chiến song không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thì trả
lại cho chủ cũ. Việc phục hồi các xí nghiệp tư nhân đã góp phần quan trọng phát
triển nền kinh tế Nga. Lênin đã khẳng định: “Việc phục hồi lại sự hoạt động
kinh tế, - điều này rất cần thiết đối với chúng ta… Kết quả sẽ tiếp tục tốt nếu
chúng ta biết khéo làm, nếu sau này chúng ta biết chấp hành đúng đắn chính
sách ấy”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 44 , tr.278
Việc phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân góp phần đư đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội. Chủ
nghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa
quan liêu do tình trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên. Vì
chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ
nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể
tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy,
chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con
đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản
xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương
thức để tăng lực lượng sản xuất lên”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.276

14


4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lênin đánh giá rất cao vị trí và vai trò của kinh tế nông dân sản xuất hàng
hoá nhỏ, song chưa bao giờ coi chúng là thành phần kinh tế độc lập. Chúng luôn
tồn tại và phát triển cùng với các thành phần kinh tế khác, tạo nên tính chất

phức tạp, tính chất đan xen của “kết cấu kinh tế - xã hội” quá độ. Lênin khẳng
định đó là thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Xét đến trình độ tiến bộ, trình độ
phát triển, khả năng thực hiện và tính hữu ích của nó đối với công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một
nước tiểu nông phải là chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lênin nói khá nhiều và cụ thể về chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Thứ nhất, Lênin khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước tồn tại là một
tất yếu.
Ông đã khẳng định rằng: “… có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước
Xôviết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước được không?
Tất nhiên là được. Đó là điuề mà tôi đã cố gắng chứng minh hồi tháng Năm
1918. Và điều đó tôi đã chứng minh được hồi tháng Năm 1918, tôi hy vọng như
thế. Hơn nữa, ngay hồi đó tôi đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước là
một bước tiến so với thế lực tự phát tiểu tư hữu (và tiểu gia trưởng, và tiểu tư
sản). Người ta sẽ phạm vô số sai lầm nếu chỉ đối chiếu hoặc so sánh chủ nghĩa
tư bản nhà nước với chủ nghĩa xã hội thôi, khi mà trong hoàn cảnh chính trị và
kinh tế hiện nay, người ta nhất định phải so sánh chủ nghĩa tư bản nhà nước cả
với nền sản xuất tiểu tư sản nữa.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.268
Thứ hai, ông chỉ ra lợi ích của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Giai cấp công nhân sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như một công cụ để
chống lại tín tự phát tiểu tư sản, sự đầu sơ buôn lậu của kinh tế sản xuất nhỏ và
tư bản tư nhân. “Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến to lớn dù cho (tôi
cố ý nêu ví dụ về con số để nêu bật lý lẽ đó) chúng ta phải trả một khoản lớn
15


hơn hiện nay, bởi vì trả “học phí” là một việc đáng giá, vì cái đó có lợi cho công
nhân, vì việc chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế
và hiện tượng lỏng lẻo là cái quan trọng hơn hết, vì việc để tình trạng vô chính
phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy lớn nhất, đáng sợ

nhất, nó sẽ làm cho chúng ta bị diệt vong (nếu chúng ta không chiến thắng nó)
một cách dứt khoát, còn trả một khoản lớn hơn cho chủ nghĩa tư bản nhà nước
thì điều ấy không những không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại, nó sẽ đua
chúng ta đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất”. V.I.Lênin toàn
tập, sđd, t 43, tr.251-252
Thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể liên hợp những người sản xuất
nhỏ lại dưới sự kiểm soát của nhà nước, có thể tăng cường độ mối liên hệ giữa
công nhân và nông dân để tăng sản xuất. “Chính quyền Xôviết tăng cường được
nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với
nền sản xuất lạc hậu, nền sản xuất cơ khí hoá đối lập với nền sản xuất thủ công,
nó tăng thêm số sản phẩm mà nó thu được của đại công nghiệp (phần chia cho
nó), nó củng cố được những quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh đối lập với
những quan hệ tiểu tư sản vô chính phủ”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.270
Thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chống lại chủ nghĩa quan liêu.
“Chủ nghĩa quan liêu, di sản của “tình trạng bị bao vây”, thượng tầng kiến trúc
dựa trên tình trạng phân tán và nản chí của người tiểu sản xuất, đã hoàn toàn
bộc lộ”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.278
Ông cho rằng: “Cần phải biết thừa nhận bệnh đó, không sợ sệt, để có thể
chống lại nó một cách kiên quyết hơn, để có thể làm đi làm lại từ đầu - trong tất
cả mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng, chúng ta còn phải nhiều lần làm lại từ
đầu, sửa chữa những cái làm chưa tốt, tìm nhiều cách khác nhau để hoàn thành
nhiệm vụ”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.278 Và “Chúng ta không nên sợ thú
nhận rằng ở đây chúng ta có thể và phải học tập nhiều hơn nữa ở bọn tư bản”.
V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.280
16


Giai cấp công nhân có thể học được cách quản lý và tổ chức một nền sản
xuất lớn thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước.
“Chừng nào mà giai cấp công nhân học biết cách giữ gìn trật tự nhà nước

chống tình trạng vô chính phủ của tiểu tư hữu, chừng nào mà giai cấp công nhân
học được cách sắp đặt tổ chức sản xuất với quy mô lớn toàn quốc, trên cơ sở
chủ nghĩa tư bản – nhà nước, thì khi ấy tất cả những con chủ bài đều nằm trong
tay công nhân và sẽ đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được củng cố”. V.I.Lênin
toàn tập, sđd, t 43, tr.252
Ông đề cao việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa tư bản. “Không
có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhất
của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho
hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống
nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến chủ
nghĩa xã hội được”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.253
Lênin đánh giá cao công tác tổ chức: “…việc tổ chức gương mẫu trong công
tác địa phương, ngay cả trong một phạm vi rất nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn đối với
nhà nước hơn là sự hoạt động của nhiều cơ quan trung ương trong lĩnh vực này
lĩnh vực nọ……việc tổ chức gương mẫu trong công tác, dầu chỉ trong phạm vi
một tổng, nhưng đối với nhà nước, vẫn có giá trị lớn hơn là việc cải thiện một
cách “gương mẫu” bộ máy trung ương của bộ dân uỷ này hoặc bộ dân uỷ nọ”.
V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.281
Ông cho rằng: “Muốn cải thiện bộ máy đó một cách triệt để hơn, muốn cho
nó được bổ sung nhiều sinh lực mới, muốn chiến thắng chủ nghĩa quan liêu,
muốn khắc phục tình trạng thủ cựu nguy hại đó, thì phải có sự giúp đỡ của các
tổ chức ở địa phương, của cơ sở. của tổ chức gương mẫu của một “chỉnh thể”,
quy mô nhỏ thật đấy, nhưng là của một “chỉnh thể”, nghĩa là không phải của chỉ
một doanh nghiệp, của chỉ một ngành kinh tế, của chỉ một xí nghiệp mà là của
tổng số tất cả những mối quan hệ kinh tế, tổng số tất cả những trao đổi, dầu chỉ
17


trong một địa phương nhỏ”. Và “những người nào trong chúng ta phải công tác
ở các cơ quan trung ương sẽ tiếp tục cải thiện bộ máy trung ương và tẩy trừ

bệnh quan liêu khỏi bộ máy đó, dầu chỉ là trong mức độ nhỏ bé, nhưng có thể
thực hiện ngay được”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.282
Là người cộng sản thì phải không ngừng học tập. “Người cộng sản không
được sợ “học” các chuyên gia tư sản, kể cả những thương gia, những nhà tư bản
nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác. Học tập những người đó dưới
hình thức khác, nhưng căn bản cũng vẫn theo cách các đồng chí ta đã học tập
các chuyên gia quân sự. Chỉ cần dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm tra kết quả
của việc “học tập” ấy: hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư sản làm việc bên cạnh
mình; hãy biết dùng cách này hay cách khác mà đẩy mạnh nông nghiệp, công
nghiệp lên, mà cho sự phát triển trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp. Chớ
nên suy tính về “học phí”, chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt”.
V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.295
Dựa vào chủ nghĩa tư bản nhà nước mà có thể sử dụng được những nhà tư
sản phục vụ chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp thoả hiệp hoặc chuộc lại.
Lênin đã nhận định rằng: “Chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn rất
nhiều so với nền kinh tế hiện nay của nước ta……chủ nghĩa tư bản nhà nước
không có gì là đáng sợ đối với Chính quyền Xôviết, vì nước Xôviết là một nước
mà trong đó chính quyền của công nhân và nông dân nghèo đã được đảm
bảo…” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.252
Theo Lênin: “ở nước ta, không có trình độ văn hoá cao mà cũng không có
thói quen thoả hiệp. Nếu nghĩ kỹ về những điều kiện cụ thể ấy thì sẽ thấy rõ là
hiện nay chúng ta có thể và phải kết hợp những biện pháp trừng trị thẳng tay
bọn tư bản không văn minh, - tức là bọn tư bản không chịu chấp nhận bất cứ thứ
“chủ nghĩa tư bản nhà nước” nào và cũng không nghĩ gì đến một sự thoả hiệp
nào mà chúng vẫn dùng những hành động đầu cơ, mua chuộc dân nghèo v.v. để
phá hoại những biện pháp của Chính quyền Xôviết – với những biện pháp thoả
18


hiệp hoặc mua chuộc lại đối với những nhà tư bản văn minh, tức là những nhà

tư bản chấp nhận “chủ nghãi tư bản nhà nước”, có khả năng thực hiện chủ nghĩa
tư bản nhà nước, tỏ ra có ích đối với giai cấp vô sản về phương diện họ là
những người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm trong những xí nghiệp hết
sức to lớn thực sự đảm nhận được việc cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệu
người”. Và sử dụng tư bản một cách hoà bình “…giữ gìn tổ chức sản xuất quy
mô hết sức to lớn, chính là để làm cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội được dễ
dàng, và khi Người dạy là hoàn toàn có thể cho phép nghĩ đến việc trả cho bọn
tư bản một giá cao, việc chuộc lại của chúng, nếu (coi như là ngoại lệ: nước Anh
hồi ấy là ngoại lệ) hoàn cảnh buộc bọn tư bản chịu khuất phục một cách hoà
bình và chuyển lên chủ nghĩa xã hội một cách văn minh, có tổ chức, theo điều
kiện chuộc lại”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.259
Thứ ba, Lênin nêu ra bốn hình thức cơ bản của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Đó là những hình thức: Hình thức tô nhượng, hình thức hợp tác xã, hình thức
đại lý, hình thức cho thuê.
* Hình thức tô nhượng
Lênin đã nêu định nghĩa về tô nhượng: “Đó là một giao kèo, một sự liên kết,
một liên minh giữa chính quyền nhà nước Xôviết, nghĩa là nhà nước vô sản, với
chủ nghĩa tư bản nhà nước, chống lại thế lực tự phát tiểu tư hữu (có tính chất gia
trưởng và tiểu tư sản). Người nhận tô nhượng là nhà tư bản. Họ kinh doanh theo
phương thức tư bản để lấy lợi nhuận; họ đồng ý thoả thuận với chính quyền vô
sản để cốt thu được lợi nhuận bất thường, lợi nhuận siêu ngạch hoặc để có loại
nguyên liệu mà họ không thể tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác”.
V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.269
Tác dụng của tô nhượng: Chẳng hạn, chúng ta có, một trăm xí nghiệp, hầm
mỏ, khu rừng. Do thiếu máy móc, lương thực và phương tiện vận tải, chúng ta
không thể khai thác tất cả được. Cũng vì lý do ấy mà chúng ta không khai thác
được tốt các khu vực khác. Do khai thác kém và không đầy đủ các xí nghiệp
19



lớn, nên kết quả là thành phần tiểu tư hữu tăng lên về mọi mặt: kinh tế nông dân
ở vùng xung quanh bị suy yếu (rồi toàn bộ nền kinh tế nông dân cũng thế), các
lực lượng sản xuất nông nghiệp bị lung lay, tín nhiệm của nông dân đối với
Chính quyền Xôviết bị giảm sút, tình trạng trộm cắp của công nặng nề và nạn
đầu cơ nhỏ tràn lan. “Khi du nhập chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô
nhượng Chính quyền Xôviết tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nền
tiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu, nền sản
xuất cơ khí đối lập với nền sản xuất thủ công, nó tăng thêm số sản phẩm mà nó
thu được của đại công nghiệp (phần chia cho nó), nó củng cố được những quan
hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh đối lập với những quan hệ kinh tế tiểu tư sản
vô chính phủ. Áp dụng một cách có chừng mục và thân trọng, chính sách tô
nhượng sẽ nhất định giúp chúng ta cải thiện được nhanh chóng (đến một mức
đọ nào đó không cao lắm) tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông
dân”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.269-270
Cuối cùng ông đã kết luận về hình thức tô nhượng rằng: “So với những hình
thức khác của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong lòng chế độ Xôviết, thì chủ
nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng có lẽ là hình thức đơn giản
nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất”. V.I.Lênin toàn tập,
sđd, t.43, tr.270. Ở đây chúng ta có một hợp đồng trực tiếp, chính thức viết trên
giấy tờ, với chủ nghĩa tư bản Tây Âu, là chủ nghĩa tư bản văn minh nhất, tiên
tiến nhất. Chúng ta biết đích xác những cái lợi và cái hại cho chúng ta, những
quyền hạn và nghĩa vụ của chúng ta; chúng ta biết đích xác thời hạn chúng ta
cho tô nhượng, chúng ta biết nhưng điều kiện để chuộc lại trước kỳ hạn, nếu
hợp đồng có nói đến quyền ấy. Chúng ta trả một “cống nạp” cho chủ nghĩa tư
bản thế giới, về một mặt nào đó, chúng ta trả cho họ một món tiền chuộc nhưng
chúng ta có ngay được một biện pháp nhất định để củng cố chính quyền Xôviết,
để cải thiện những điều kiện làm ăn của chúng ta.

20



Lênin cũng chỉ ra những lưu ý khi thực hiện tô nhượng: “Về các tô nhượng,
thì tất cả khó khăn của nhiệm vụ là phải suy nghĩ, phải cân nhắc hết mọi điều
khi kí hợp đồng tô nhượng và sau đó phải biết theo dõi việc chấp hành nó. Cố
nhiên, như vậy có khó khăn, và trong thời gian đầu không thể tránh khỏi những
sai lầm. Nhưng so với những nhiệm vụ khác của cách mạng xã hội và nói riêng
so với những hình thức khác để phát triển, dung nạp và du nhập chủ nghĩa tư
bản nhà nước, thì khó khăn ấy là rất nhỏ”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.271
* Hình thức hợp tác xã
Trong hình thức hợp tác xã bao gồm hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã tiêu
thụ.
Hợp tác xã là kiểu tổ chức của những người tiểu nông, thợ thủ công liên kết
nhau lại để sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp và phân phối một hay một số
hàng hoá nào đó.
Theo Lênin thì hợp tác xã là hình thức không rõ rệt và phức tạp hơn nhiều
so với tô nhượng. “Chúng ta hãy nói về hợp tác xã. Không phải là không có lý
do mà sắc lệnh về thuế lương thực đã làm cho phải duyệt lại ngay bản điều lệ
của hợp tác xã và mở rộng, trong một mức độ nào đó, “tự do” và quyền hạn của
các hợp tác xã. Cac hợp tác xã cũng là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước
nhưng ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế, trong
thực tế, nó đặt Chính quyền Xôviết trước những khó khăn lớn hơn.” V.I.Lênin
toàn tập, sđd, t 43, tr.271 Các hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ (ở đây
nói đến những hợp tác xã này là những hợp tác xã chiếm đa số, điển hình trong
một nước tiểu nông, chứ không nói đến những hợp tác xã công nhân) nhất định
sản sinh ra những quan hệ tư bản, tiểu tư sản, góp phần phát triển những quan
hệ ấy, đẩy những nhà tư bản nhỏ lên hàng đầu, mang lại cho họ những lợi ích
lớn nhất.
Tác dụng của hợp tác xã:
21



Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm kê, kiểm soát, theo dõi: “Chủ nghĩa tư
bản hợp tác xã giống như chủ nghĩa tư bản nhà nước ở chỗ nó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kiểm kê, kiểm soát, theo dõi, cho những quan hệ đã ghi trong
hợp đồng giữa nhà nước (ở đây là nhà nước Xôviết) với nhà nước tư bản”.
V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.272
Hợp tác xã tạo thuận lợi cho sự liên hợp và tổ chức hàng triệu người: “Nếu
xét về hình thức thương nghiệp thì hợp tác xã có lợi và có ích hơn thương
nghiệp tư nhân, chẳng những vì những lí do đã kể trên, mà còn vì nó tạo điều
kiện thuận lợi cho việc liên hợp và tổ chức hàng triệu người, sau đó toàn thể dân
chúng; và tình hình ấy lại là một điều lợi rất lớn cho bước quá độ tương lai từ
chủ nghĩa tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43,
tr.272
Hợp tác xã giúp cho nền kinh tế nhỏ phát triển lên sản xuất lớn một cách tự
nguyện: “Chính sách hợp tác xã một khi thành công, sẽ giúp cho nền kinh tế
nhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nhỏ quá độ - trong
một thời hạn không nhất định – lên nền đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết
hợp”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.273
Lê nin đã so sánh giữa chế độ hợp tác xã và hình thức tô nhượng là những
hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Hợp tác xã dựa trên cơ sở tiểu công nghiệp, còn tô nhượng dựa trên nền đại
sản xuất: “Tô nhượng dựa trên cơ sở đại công nghiệp cơ khí hoá; chế độ hợp tác
thì dựa trên cơ sở tiểu công nghiệp, trên nền sản xuất thủ công mà một bộ phận
thậm chí còn có tính chất gia trưởng”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.272
Hợp tác xã phải chăm lo hàng ngàn hoặc hàng vạn nghiệp chủ, còn tô
nhượng chỉ quan hệ với một nhà tư bản: “Trong mỗi hợp đồng tô nhượng, tô
nhượng chỉ quan hệ đến độc một nhà tư bản hay độc một hãng, một xanh-đi-ca,

22



các-ten hay tơ-rớt thôi. Hợp tác xã lại bao gồm hàng ngàn, thậm chí hàng triệu
tiểu nghiệp chủ”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.272
Hợp tác xã không có hợp đồng và thời hạn chính xác, còn tô nhượng thì
ngược lại: “Tô nhượng thì cho phép và thậm chí là nhất thiết phải có một hợp
đồng chính xác và một thời hạn chính xác. Hợp tác xã thì không có hợp đồng và
cũng không có thời hạn thật chính xác. Thủ tiêu một đạo luật về hợp tác xã dễ
hơn nhiều so với bãi bỏ một hợp đồng tô nhượng, nhưng bãi bỏ hợp đồng tô
nhượng có nghĩa là lập tức và đơn giản cắt đứt ngay những quan hệ thực tế của
sự liên minh kinh tế hay của sự “chung sống” về mặt kinh tế với nhà tư bản; trái
lại, không có sự thủ tiêu một đạo luật nào về hợp tác xã và không một đạo luật
nào nói chung có thể cắt đứt ngay được chẳng những sự “chung sống” thực tế
của Chính quyền Xôviết với các nhà tư bản nhỏ, mà nói chung, còn không thể
cắt đứt được các mối quan hệ kinh tế hiện có. “Giám sát” một kẻ được tô
nhượng là việc dễ, nhưng giám sát các xã viên hợp tác xã là một việc khó”.
V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.273
Việc chuyển hợp tác xã lên chủ nghĩa xã hội là chuyển nền tiểu tư sản lên
đại sản xuất nên phức tạp hơn tô nhượng: “Chuyển từ chế độ tô nhượng lên chủ
nghĩa xã hội là chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang một hình thức đại
sản xuất khác. Chuyển từ chế độ hợp tác xã của nhà sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa
xã hội là chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất, nghĩa là một bước quá độ
phức tạp hơn, nhưng nếu thành công, lại có thể bao gồm được những khối quần
chúng nhân dân đông đảo hơn, nhổ được những gốc rễ sâu xa hơn và dai dẳng
hơn của những quan hệ cũ tiền xã hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản, là những
quan hệ phản kháng mọi sự “đổi mới” một cách kịch liệt hơn. Chính sách tô
nhượng, một khi thắng lợi, sẽ đưa lại cho chúng ta một số ít xí nghiệp lớn kiểu
mẫu – kiểu mẫu so với những xí nghiệp của chúng ta – ngang trình độ của chủ
nghĩa tư bản tiên tiến hiện đại; mấy chục năm nữa, những xí nghiệp ấy sẽ hoàn
toàn thuộc quyền sở hữu của chúng ta”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.273
23



* Hình thức đại lý
Là hình thức nhà nước sử dụng các nhà tư bản thương nghiệp với tư cách là
một nhà buôn và trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nông
nghiệp và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. “ Nhà nước lôi cuốn nhà tư
bản với tư cách một nhà buôn, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản
phẩm của nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ.” V.I.Lênin toàn
tập, sđd, t 43, tr.274
* Hình thức cho thuê
Hình thức cho thuê là hình thức: “ Nhà nước cho một nhà kinh doanh – tư
bản thuê một xí nghiệp hoặc vùng mỏ, hoặc khu rừng, khu đất, v.v.;ở đây, hợp
đồng cho thuê giống hợp đồng tô nhượng hơn cả”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t.43,
tr.274
Tác dụng của hình thức cho thuê:
Phát huy ưu thế của sản xuất lớn, hiện đại, thu hút vốn, khoa học công nghệ
từ bên ngoài, học tập được kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất. “ Nếu chúng
ta xây dựng được hàng chục trung tâm điện lực địa phương (ngày nay chúng ta
đã biết rõ có thể và phải xây dựng những nhà máy ấy ở đâu và như thế nào), nếu
chúng ta cung cấp được cho tất cả các làng xóm điện lực của những nhà máy ấy,
nếu chúng ta có được một số lượng đầy đủ động cơ điện và các máy móc khác,
thì lúc đó không cần phải hoặc hầu như không cần phải có những bậc thang quá
độ, những mắt xích trung gian để chuyển từ chế độ gia trưởng lên chủ nghĩa xã
hội” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.275
Hình thức cho thuê còn có tác dụng khắc phục tính tản mạn của sản xuất
nhỏ và bệnh quan liêu do nó sinh ra, tạo điều kiện để xây dựng một cơ cấu kinh
tế mới hợp lý, đảm bảo cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
5. Chủ nghĩa xã hội

24



Chủ nghĩa xã hội là thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể.
Trong những năm thực thi Chính sách kinh tế mới, những mạch máu kinh tế
cơ bản như công nghiệp, ngân hàng, tài chính, tín dụng luôn nằm trong tay
Chính quyền Xôviết, thuộc sở hữu nhà nước, tạo thành thành phần kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Khi Chính sách kinh tế mới được thực hiện, mối quan hệ hàng
hoá - tiền tệ đã được xác lập trên phạm vi cả nước, Lênin chủ trương chuyển
các xí nghiệp quốc doanh sang chế độ tự hoàn vốn, chế độ hạch toán kinh tế.
Nhờ đó các xí nghiệp quốc doanh được giải phóng khỏi những quy định hết sức
ngặt nghèo đối với sản xuất trong những năm thi hành mô hình Chính sách cộng
sản thời chiến. Các xí nghiệp này được tự do hành động, tự chịu trách nhiệm vật
chất với kết quả hoạt động của mình.
Việc cho phép các xí nghiệp quốc doanh hoạt đọng theo chế độ hạch toán
kinh tế, tự quản và tự chủ trong sản xuất kinh doanh không có nghĩa là từ bỏ chế
độ kế hoạch hoá. Khi thực hiện Chính sách kinh tế mới, dưới sự chỉ đạo của
Lênin, kế hoach hoá ở đây được hiểu là kế hoach hoá mang tính chất điều tiết
chứ không phải mang tính chất pháp lệnh. Những chức năng quan trọng của kế
hoạch là xác định tỷ lệ cân đối kinh tế theo ngành và theo khu vực. Nói đến tính
thiết yếu của kế hoach trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần khi thực
hiện Chính sách kinh tế mới, Lênin nhấn mạnh: “Chính sách kinh tế mới không
thay đổi kế hoạch thống nhất của nhà nước và không vượt ra ngoài giới hạn của
kế hoach đó, nhưng thay đổi biện pháp thực hiện kế hoạch đó”. V.I.Lênin toàn
tập, sđd, t 54, tr.131. Tuân theo những chỉ thị đó của Lênin trong những năm
thực hiện Chính sách kinh tế mới, các xí nghiệp quốc doanh đã hoạt động một
cách có hiệu quả và điều đó đã làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa
trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dần dần đóng vai trò chủ đạo.
Trong những năm thực hiện chính sách kinh tế mới nền kinh tế của nước
Nga Xôviết có những bước phát triển rất mạnh. Thành phần kinh tế tư bản tư

25


×