Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “vai trò của đảng bộ và nhân dân huyện thạch thành trong cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập củ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.37 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Đối tượng nghiên cứu.
2
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
3. Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và
nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống
Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và
hiệu quả học tập của học sinh.
5
3.1. Nội dung kiến thức sử dụng.
5
Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc
kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
5
3.1.1. Thành lập Đảng bộ, xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân (1946).
6


3.1.2. Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến (1947-1950) 7
3.1.3. Củng cố và giữ vững hậu phương, tăng cường chi viện
cho tiền tuyến.
10
3.2. Thiết kế bài giảng cho tiết lịch sử địa phương lớp 12 THPT.
14
3.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ
TRỞ LÊN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
22

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
1


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Một trong những chủ trương lớn của ngành giáo dục hiện nay là thực hiện
khẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện chủ trương
lớn đó thì mỗi bộ môn, mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, cách
thức truyền thụ sao cho vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức đồng thời làm cho học
sinh hứng thú với môn học, tiết học của mình từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
dạy và học. Đối với bộ môn Lịch Sử điều đó càng quan trọng. Do đặc thù bộ

môn là môn học nhiều sự kiện với các mốc thời gian và số liệu khó nhớ đã gây
ra những khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức bộ môn dẫn tới tình
trạng có một số học sinh ngại học và sợ môn Lịch Sử. Đặc biệt đối với các tiết
lịch sử địa phương trong chương trình SGK lịch sử 12 ( Tiết 46– 47 ) theo khảo
sát và trao đổi của tôi mỗi giáo viên có một cách xử lý khác nhau, có người biến
tiết học lịch sử địa phương thành tiết dạy phụ cho chương trình chính hoặc cho
học sinh làm bài tập. Vì vậy học sinh càng ít hứng thú với các tiết học này hơn.
Là một giáo viên dạy Lịch Sử tôi đã thử nghiệm, tìm tòi các giải pháp
nhằm giúp cho tiết học Lịch Sử địa phương lôi cuốn và tạo hứng thú đối với học
sinh. Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã thử nghiệm các tiết học lịch sử địa
phương lớp 12 – THPT tại chiến khu du kích Ngọc Trạo và đã có những kết quả
khả quan. Trong năm học 2016 – 2017 tôi tiếp tục thử nghiệm giải pháp sử dụng
tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch
Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học phần
Lịch Sử địa phương lớp 12 – THPT nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy với
đồng chí, đồng nghiệp góp phần nâng cao hứng thú và hiệu qủa học tập lịch sử
đối với học sinh và cũng là thực hiện chủ trương, khẩu hiệu “trường học thân
thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. Các tiết học
được học sinh đón nhận với tâm trạng hào hứng và kết quả học tập bộ môn được
nâng lên.
Dựa vào những cơ sở trên đây tôi quyết định chọn đề tài : Sử dụng tư liệu
lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong
cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng
thú và hiệu quả học tập của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân
huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong
dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng

chiến chống Pháp (1946-1954).

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
2


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân
huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong
dạy học có tác động như thế nào đến hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh.
Đơn vị nghiên cứu: Trường THPT Thạch Thành 2 gồm: Học sinh khối 12
gồm 2 lớp 12A3 và 12A6.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản
thân. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, Phương pháp
thực nghiệm sư phạm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo
dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết
Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ
rõ, phải “lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục
công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc;
ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước.” Lịch sử địa
phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của
lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian
nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi
của từng địa phương, cả nước. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một
biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển

hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Do đó,
việc dạy học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ
những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong
dạy học LSVN là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Những chất liệu lịch sử địa phương
sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo
nên những xúc cảm thật của HS hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử” . Bởi
vì, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giúp HS có sự hình dung đa dạng
về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng
lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái
niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác,
nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi
sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống,
qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu
quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy
học LSVN, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp HS thấy
được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù. Qua đó
góp phần phát triển tư duy cho HS. Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học
LSVN ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
3


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
nhiều hạn chế, ví như: tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ
thông nghèo nàn; GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để
sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở
mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức
cần phải có trong mỗi bài giảng. ở một số nơi, các tiết LSĐP được quy định
trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang

tính chất hình thức; có GV còn sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập. Vì
vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết
tình cảm, xác định trách nhiệm của HS đối với quê hương. Nguyên nhân của
tình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do GV chưa xem việc sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu,
lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ
thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạng
của các nguồn tài liệu LSĐP để hiểu rõ hơn LSDT. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để HS có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất, con người
nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, GV có thể kết
hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT. Đây là một
yêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT hiện nay.
Nghiên cứu đề tài sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ
và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (19461954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh
có một ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc. Giúp chúng ta hiểu được tinh thần
đoàn kết, không khí hào hứng, tất cả vì độc lập, tự do của tổ quốc trong cuộc
kháng chiến chống Pháp. Qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn nữa vai trò của nhân
dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến thần kỳ này. Đồng thời, làm sáng tỏ
truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Trong thời đại ngày nay
khi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá đang diễn ra nhanh
chóng, những chứng tích lịch sử đang đứng trước nguy cơ bị mai một giảng dạy
lịch sử địa phương vừa góp phần làm sống lại một thời kỳ lịch sử hào hùng, vừa
nhằm giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước về truyền thống đấu
tranh bảo vệ tổ quốc kiên cường bất khuất của ông cha ta. Từ đó giáo dục tình
yêu, lòng tự hào đối với quê hương, tinh thần trách nhiệm học tập, lao động góp
phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các tiết học về lịch sử địa phương ở trường THPT có ý nghĩa quan trọng
đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của
quê hương trên mọi lĩnh vực.Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học về

địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể
dạy, hoặc bỏ qua.Và do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng
lịch sử địa phương mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu
mảng kiến thức này. Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là một
thiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương.
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
4


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương đang là đề tài lớn thu hút được
rất nhiều người. Và nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử huyện Thạch Thành đã thu
hút được nhiều tác giả có tên tuổi, đặc biệt đối với một huyện có truyền thống
lich sử như Thạch Thành thì vấn đề nghiên cứu về lịch sử của huyện càng được
đẩy mạnh. Cho tới nay, đã có nhiều công trình, tác phẩm lớn nghiên cứu về lịch
sử của huyện. Như tác phẩm “Dư địa chí Thạch Thành” – Nxb thông tin Hà Nội
[2004] Hay tác phẩm “Thạch Thành một chặng đường cách mạng”[1996] đề cập
về tinh thần cách mạng của Thach Thành giai đoạn 1945-1975. Hoặc tác phẩm “
lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành” [1996]. Hàng loạt các tác phẩm “ lịch sử
Thanh Hoá tâp 1+2” –Nxb Hà Nội, tác phẩm “ danh sĩ Thạch Thành” – Nxb
Thạch Thành [1995], lịch sử biên niên tâp1… Nhưng chưa có một công trình
nào đề cập đến việc sử dụng tư liệu trên vào dạy các tiết học lịch sử địa phương
trong chương trình THPT. Cũng chính vì vậy mà hiểu biết của học sinh về lịch
sử địa phương mình còn hạn chế. Sau đây là kết quả khảo sát 85 học sinh 2 lớp
12A3 và 12A6 trường THPT Thạch |Thành 2 về lịch sử địa phương đầu năm học
2016 – 2017.

Nội dung khảo sát

Số lượng/ Tỉ lệ


Hứng thú với tiết học lịch sử
địa phương.

10/85 (11,7%)

Hiểu biết về lịch sử cách
mạng huyện Thạch Thành

6/85(7,1%)

Ý thức về tinh thần và trách
nhiệm đối với quê hương

21/85(24,7%)

Vì vậy việc tìm hiểu và giảng dạy lịch sử địa phương là quan trọng và cần thiết,
đặc biệt là lịch sử cách mạng của địa phương.
3. Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân
dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)”
trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh
THPT Thạch Thành 2.
3.1. Nội dung kiến thức sử dụng.
Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng
chiến chống Pháp (1946-1954).
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
5


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương

3.1.1. Thành lập Đảng bộ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
(1946).
Thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám đã tạo ra động lực mạnh mẽ
đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Thạch Thành. Nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt của huyện là giải tán chính quyền cũ, xây dựng chính quyền dân
chủ nhân dân.Ngày 21-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện
Thạch Thành được thành lập do đồng chí Nguyễn Trí Đạo làm chủ tịch.Cùng với
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền mặt trận Việt Minh và các tổ
chức quần chúng cũng được xắp xếp và tổ chức lại từ huyện xuống cơ sở. Đến
tháng 10-1945, mặt trận Việt Minh, hội phụ nữ cứu quốc, hội thanh niên cứu
quốc, hội nông dân cứu quốc… đã được kiện toàn trong tất cả các địa phương
của huyện. Đây là thắng lợi quan trọng bước đầu tạo đà cho sự phát triển của
phong trào cách mạng của huyện trong thời gian tiếp theo.Ngày 23-9-1945, thực
dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ nước ta. Hưởng ứng phong trào hướng
vào Miền Nam, mặt trận Việt Minhvà uỷ ban nhân dân cách mạng huyện Thạch
Thành đã kêu gọi nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam
với tinh thần “tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, kêu gọi nhân dân Thạch Thành hãy
tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Lúc này yêu cầu đặt ra phải có tổ
chức Đảng trực tiếp lãnh đạo đẩy lùi những khó khăn, thử thách trước mắt, phát
huy những thành quả cách mạng mà nhân dân Thạch Thành đã đạt được. Xuất
phát từ yêu cầu đó ngày 10-11-1945, đồng chí Đặng Văn Hỷ tỉnh uỷ viên đã về
Thạch Thành tổ chức hội nghị kết nạp đảng viên và thành lập huyện uỷ lâm thời.
Đồng chí Phạm Văn Giản được chỉ định làm Bí thư huyện uỷ lâm thời.Việc vừa
kết nạp những đảng viên mới, lại vừa có một tổ chức đảng hoàn chỉnh từ huyện
uỷ xuống cơ sở, thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ cũng như sự lớn
mạnh của phong trào cách mạng Thạch Thành. Từ đây, phong trào cách mạng
của huyện được triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ, hiệu quả hơn.Thực hiện chủ
trương của huyện uỷ và đường lối kháng chiến kiến quốc của trung ương, từ đầu
năm 1946, các tổ chức đảng và hệ thống chính quyền đoàn thể được tăng cường
và củng cố vững chắc. Ngày 6-1-1946, trong không khí sôi nổi của các phong

trào cách mạng, cùng với đồng bào cả nước, tất cả cử tri Thạch Thành nô nức
tham gia bầu cử, lần đầu tiên được cầm là phiếu bầu ra cơ quan quyền lực cao
nhất của mình, nhân dân Thạch Thành vô cùng phấn khởi. Mọi người nhận thức
được đây là quyền lợi thiêng liêng và cũng là trách nhiệm của một người dân
một nước độc lập. Toàn huyện có 97% cử tri tham gia bỏ phiếu bầu. Những đại
biểu do mặt trận Việt Minh giới thiệu đều trúng cử với số phiếu cao. Ngày 1912-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ”. Tiếp đến ngày 22-12-1946, ban thường vụ trung
ương Đảng ra chỉ thị về kháng chiền toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh
sinh chống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập của dân tộc.Thực hiện chủ trương
của trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá,
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
6


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
huyện uỷ Thạch Thành đã phát động tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng và
lòng căm thù thực dân Pháp của nhân dân, động viên toàn dân tham gia kháng
chiến, đẩy mạnh tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bồi dưỡng sức dân để
kháng chiến lâu dài. Tuy mới được hưởng thành quả của cách mạng trong một
thời gian ngắn, nhưng nhân dân Thạch Thành đều thấy rõ tính ưu việt của chế độ
dân chủ nhân dân. Đáp lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trăm người như một nhân dân Thạch Thành nâng cao ý chí sắt đá
“ thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ.” Cùng với ý
chí đó và sự trưởng thành đó đảng bộ và nhân dân Thạch Thành bước vào cuộc
kháng chiến chống Pháp với niềm tin tất thắng.
3.1.2. Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến (1947-1950)
Thực hiện chỉ thị của ban thường vụ trung ương Đảng. Thạch Thành là
vùng tự do không có quân Pháp đóng giữ theo hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Nhiệm
vụ dặt ra đối với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Thạch Thành là phải đề

cao cảnh giác, nhanh chóng chuyển các hoạt động kinh tế, xã hội sang thời
chiến. Phải nhanh chóng củng cố, phát triển lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng tự do cho cuộc kháng chiến. Đồng thời phải
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kháng chiến kiến quốc, bồi dưỡng sức dân, chi viện
sức người, sức của cho chiến trường đánh Pháp.Thực hiện các nhiệm vụ trên,
đầu năm 1947, huyện uỷ mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ về tình hình, nhiệm vụ
mới nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng. Để tăng cường cho công
tác chỉ đạo kháng chiến, Thạch Thành đã lập uỷ ban kháng chiến từ huyện tới cơ
sở. Đồng chí Phạm Văn Tuynh được bầu làm Chủ tịch uỷ ban huyện. Trong
không khí sôi nổi khẩn trương của những ngày đầu cuộc kháng chiến, tháng 21947, Thạch Thành đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhằm
đánh giá kết quả đạt được sau hơn một năm chỉ đạo cuộc kháng chiến phong
trào cách mạng ở địa phương,đề ra nhiệm vụ mới và bầu ra ban chấp hành chính
thức. Đại hội đánh giá cao những kết quả của đảng bộ trong việc chỉ đạo nhân
dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đồng thời nhấn mạnh những kết
quả trong công tác xây dựng Đảng và bồi dưỡng cán bộ. Tiếp tục củng cố cơ sở
đảng và hệ thống chính quyền, đoàn thể, xây dựng lực lượng vũ trang và dân
quân tự vệ, đảm bảo tác chiến tại chỗ và bổ sung lực lượng tại chỗ. Tiếp tục
phát triển sản xuất tự túc về lương thực, về thực phẩm và đóng góp cho các
chiến trường. Đại hội bầu Ban chấp hành đảng uỷ, đồng chí PhạmVăn Dởn
được bầu làm bí thư huyện uỷ. Từ tháng 3-1947, Đảng bộ và nhân dân huyện đã
tập trung triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ nhất đề ra, cùng đồng bào trong
tỉnh thực hiện lời dạy của Bác: Xây dựng Thanh Hoá tỉnh kiểu mẫu của cả nước.
Đựơc sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ Thanh Hoá, Thạch Thành đã phát động
phong trào xây dựng lực lượng dân quân, du kích. Các đội dân quân, du kích
được huấn luyện thường xuyên và trở thành lực lượng xung kích trong các
phong trào cách mạng, đặc biệt là việc canh phòng giữ gìn an ninh trật tự ở các
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
7



Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
địa phương. Để tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tháng 4-1947,
trung ương Đảng đã ra nghị quyết “cấp tốc xúc tiến việc huấn luyện vũ trang và
lãnh
đạo nhân dân”. Thực hiện chủ trương này, ngày 10-4-1947, Huyện đội Thạch
Thành đã được thành lập, đồng chí Tạ Quang Đông được chỉ định làm huyện đội
trưởng. Thực hiện chủ trương thống nhất uỷ ban kháng chiến với uỷ ban hành
chính thành uỷ ban kháng chiến hành chính. Thạch Thành đã nhanh chóng triển
khai chủ trương từ huyện xuống cơ sở. Đồng chí Nguyễn Trí Đạo được bầu làm
chủ tịch uỷ ban kháng chiến. Để tăng nhanh năng lực sản xuất phục vụ cho cuộc
kháng chiến, huyện đã đẩy mạnh việc vận động nhân dân thành lập các tổ đổi
công. Cuộc vận động đã thu hút phần lớn hộ nông dân tham gia, khắc phục các
khó khăn do thiên nhiên gây ra, nhân dân đã chủ động nguồn giống, đắp đê, làm
thuỷ lợi nhỏ đảm bảo gieo trồng hết diện tích…, với những nỗ lực đó, sản lượng
lương thực Thạch Thành đã được nâng lên từng bước đảm bảo tự cấp tự túc và
đóng góp ngày càng nhiều cho tiền tuyến. Thực hiện chủ trương tăng cường xây
dựng lực lượng bộ đội chủ lực ở cấp tỉnh và huyện, tháng 10-1947, huyện tổ
chức đợt tuyển quân đầu tiên bổ sung cho quân chủ lực tỉnh. Toàn huyện được
giao chỉ tiêu tuyển 25 người nhưng hàng trăm thanh niên các xã đã nô nức tình
nguyện xin được tham gia quân đội đi kháng chiến. Để đáp ứng nhu cầu nâng
cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương, từ cuối năm
1947, huyên uỷ chủ trương thành lập trường Việt Thành. Đây là lớp bồi dưỡng
kiến thức văn hoá, chính trị, xã hội cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong huyện.
Nhờ đó đội ngủ cán bộ huyện đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt. Tháng 21948, Đại hội Đại biểu toàn tỉnh Thanh Hoá đã đề ra chủ trương xây dựng
Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh, kịp thời cung cấp cho tiền tuyến,
đồng thời tổ chức chiến đấu tốt nhằm bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống.
Thực hiện chủ trương đó, tháng 3-1948, Ban chấp hành Đảng bộ huyện uỷ triệu
tập đại hội đảng bộ huyện lần thứ 2. Đại hội đề ra chủ trương tiếp tục tăng
cường, đẩy mạnh sản xuất, phát triển lực lượng vũ trang gồm bộ đội tập trung
của huyện và dân quân du kích. Đại hội bầu Ban chấp hành huyện uỷ mới, đồng

chí Phạm Văn Dởn được bầu lại làm bí thư huyện uỷ. Thực hiện chủ trương lớn
của Đảng, tháng 2-1948, đại đội chủ lực của huyện được thành lập, gồm 120
chiến sĩ chia làm hai trung đội. Đồng chí Phạm Minh Quý, huyện đội phó làm
đại đội trưởng, đồng chí Trần Cừu làm chính trị viên. Đại đội đóng tại làng Án
Đổ với phiên hiệu c236 thuộc trung đoàn 435 của tỉnh đội Thanh Hoá. Để hỗ trợ
cho việc phát triển lực lượng vũ trang, ở Thạch Thành huyện uỷ đã phát động
phong trào tuần lễ nuôi quân, do chuẩn bị chu đáo, phong trào đã được toàn dân
tham gia. Toàn huyện đã góp được 150 tấn thóc và 30.000 đồng. Để tăng cường
sức mạnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, đầu năm 1949, Đảng bộ
huyện Thạch Thành đã tổ chức Đại hội lần thứ 3 tại thôn Án Đổ, xã Thạch Bình.
Dự đại hội có hơn 90 đại biểu đại diên cho hơn 200 đảng viên của huyện. Đại
hội đã tập trung quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ liên khu IV(cuối
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
8


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
năm 1948) về xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt và sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ quê hương. Đại hội xác định Thạch Thành là vùng hậu phương giáp
vùng địch chiếm. Do đó, phải củng cố, tăng cường sức mạnh về mọi mặt, nâng
cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng quân thù. Đại hội đã bầu ra ban
chấp hành mới, đồng chí Phạm Văn Giởn được bầu làm bí thư huyện uỷ. Thực
hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 3, các cấp uỷ đảng, chính quyền
đã tăng cường các biện pháp để giúp đỡ nhân dân và các cơ quan tản cư về
Thạch Thành. Đến đầu năm 1949, Thạch Thành đã đón hàng vạn dân về tản cư,
trong đó có gia đình của tổng bí thư Trường Chinh cùng hàng chục cơ quan, đơn
vị, công binh xưởng của trung ương, quân đội các tỉnh. Đảng bộ và nhân dân
Thạch Thành luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ đồng bào tản cư.
Hàng ngàn gia đình trong huyện đã tình nguyện giúp đỡ nơi ăn, chỗ ở, đồ dùng
gia đình, thậm chí cả ruộng đất tạo điều kiện cho đồng bào tản cư ổn định cuộc

sống và tham gia sản xuất. Đối với các cơ quan, đơn vị, công binh xưởng…, của
trung ương, quân đội các tỉnh bạn, Ban tản cư huyện đã kết hợp chặt chẽ với các
xã, thôn tìm những địa điểm thích hợp, đảm bảo bí mật, an toàn và thuận tiện
theo tính chất của từng cơ quan đơn vị. Nhân dân trong huyện đã không tiếc
công, tiếc của tự nguyện giúp đỡ các đơn vị về vật chất và công sức xây dựng
lán trại, nhà xưởng, hầm hào…Thực hiện chủ trương tăng cường lực lượng dân
quân du kích, huyện uỷ và cơ quan kháng chiến đã cử cán bộ có năng lực phụ
trách các tổ chức đoàn thể nhằm tạo ra khí thế sôi nổi cho phong trào tham gia
lực lượng dân quân du kích. Đến giữa năm 1949, ngoài lực lượng chủ chốt là
thanh niên nam, nữ, các tổ chức lão quân, thiếu niên quân cũng phát triển nhanh
và được huấn luyện toàn diện cả về quân sự, chính trị. Trước sự phát triển của
lực lượng vũ trang, nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành nhu cầu cấp
thiết. Tháng 5-1949, tỉnh uỷ và uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hoá
đã phát động phong trào “tuần lễ dân quân tự túc” trong toàn tỉnh. Phong trào đã
được phát động rầm rộ trong nhân dân toàn huyện, nhân dân toàn huyện tiếp tục
nâng cao tinh thần yêu nước, đóng góp tiền của cho cuộc kháng chiến, nhân dân
trong huyện đã góp được số lượng tiền và thóc vượt mức dự kiến, bảo đảm
lương thực một phần trang bị cho bộ đội và dân quân du kích trong huyện luyện
tập và sẵn sàng chiến đấu. Thạch Thành đã được tỉnh biểu dương là huyện có
phong trào nuôi quân khá nhất. Trước sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính
quyền và quần chúng nhân dân, tháng 12-1949, huyện đội Thạch Thành đã tổ
chức lễ ra quân diễn tập tác chiến tổng hợp ở làng An Đổ nhằm biểu dương lực
lượng, kiểm tra khả năng chiến đấu của các đơn vị vũ trang trong huyện. Tham
gia diễn tập có 130 chiến sĩ đại đội chủ lực huyên và hơn 300 chiến sỹ từ các
đơn vị dân quân du kích các xã. Qua đợt diễn tập, khả năng chiến đấu của các
đơn vị đã được nâng lên một bước. Song song với công tác phát triển lực lượng
dân quân du kích sẵn sàng chiến đấu, đóng góp nuôi quân, ủng hộ bộ đội, nhiệm
vụ đẩy mạnh tăng gia, phát triển sản xuất đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
9



Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
thường xuyên quan tâm. Từ những phong trào cách mạng rộng lớn trong nhân
dân, công tác phát triển Đảng đẩy lên một bước mới. Nhiều quần chúng tích cực
đã được kết nạp vào Đảng, bổ sung cho lực lượng quan trọng cho phong trào
cách mạng địa phương.
3.1.3. Củng cố và giữ vững hậu phương, tăng cường chi viện cho tiền
tuyến.
Bước sang năm 1950, Đảng ta chủ trương chuyển mạnh sang tổng phản
công tiêu diệt sinh lực địch làm thay đổi thế chiến lựơc có lợi cho ta. Để thực
hiện nhiệm vụ này, Trung ương nêu rõ phải gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quân
đội nhân dân, xây dựng lực lượng chủ lực, đẩy mạnh chiến tranh chính quy, tích
cực phá tề trừ gian, thực hiện tổng động viên theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để chiến thắng” tiếp đó ngày 12/2/1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
sắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực cho cuộc kháng chiến của dân
tộc. Triển khai nhiệm vụ đó, tháng 6-1950, ban chấp hành huyện uỷ đã triệu tập
Đại hội lần thứ tư của Đảng tại làng Án Đổ. Đại hội đề ra nhiệm vụ tăng cường
sức mạnh của chế độ dân chủ nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm,
thực hiện chính sách ruộng đất, bồi dưỡng sức dân và chi viện ngày càng nhiều
cho chiến trường.
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, công tác giáo dục chính
trị được đẩy lên một bước. Các cấp uỷ Đảng đã tổ chức các lớp học cho cán bộ,
đảng viên về chủ trương lớn của Đảng. Các buổi phát thanh cổ động và các khẩu
hiệu được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân đã tạo ra khí thế mới cho phong
trào cách mạng mới ở địa phương. Đầu năm 1950, Huyện đã huy động hàng
ngàn ngày công đào đắp hàng chục đập ngăn nước và mương tưới tiêu, phục vụ
sản xuất nông nghiệp.Nhằm chuẩn bị cho giai đoạn mới, tháng 7-1950, Hội nghị
cán bộ tỉnh đã xác định nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Thanh Hoá là: Quyết
chiến thắng để bảo vệ Thanh Hoá một hậu phương quan trọng của ba chiến

trường: Bắc Bộ- Lào-Bình Trị Thiên. Dốc nhân tài, vật lực cung cấp cho chiến
trường Bắc Bộ và Thượng Lào. Thạch Thành là vùng tự do tiếp cận với chiến
trường phía nam, Bắc Bộ. Hoà Bình, Bình Trị Thiên và Lào. Do đó Thạch Thành
trở thành điểm tập kết, nơi qua lại của các đoàn bộ đội, dân công từ hậu phương
ra chiến trường và từ chiến trường trở về. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị của
Trung ương, quân đội và các tỉnh tiếp tục sơ tán về Thạch Thành. Vì vậy, năm
1949, 1950 thực dân Pháp đã tổ chức nhiều đợt ném bom phá các địa bàn quan
trọng của huyện. Công tác bảo vệ hậu phương, xây dựng làng chiến đấu, bảo
đảm bí mật an toàn có ý nghĩa quan trọng. Huyện đã chỉ đạo lực lương dân quân
du kích đào hàng vạn hầm trú ẩn và nhiều đoạn giao thông hào quan trọng dọc
theo các tuyến đường từ Thạch Bình đi Hoà Bình, từ Cổ Tế đi Phố Cát
và Ninh Bình. Nhân dân các xã ven đường đã đảm nhận việc tổ chức đón tiếp ăn
ở, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và dẫn đường đảm bảo an toàn,
bí mật cho các đoàn bộ đội, dân công…, qua lại trên địa bàn huyện. Hội mẹ
chiến sĩ đã lập lại các quán nước cộng sản phục vụ bộ đội dân công dưới các bụi
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
10


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
lùm cây ven đường. Song song với nhiệm vụ trên, Đảng bộ và nhân dân Thạch
Thành đã tập trung củng cố lực lượng chủ lực huyện, phát triển dân quân du
kích. Các xã, thôn đã phân loại tổ chức nhân lực, nắm vững số người trong độ
tuổi tuyển quân và dân quân du kích. Các ban vận động của các xã vừa khơi dậy
truyền thống cách mạng của dân tộc, vừa giảng giải sắc luật của chính phủ về
nghĩa vụ của công dân. Từ đó, lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích đã
tăng lên đáng kể.
Cũng trong thời gian này, Huyện uỷ đã quyết định thành lập trường tiểu
học đầu tiên ở Kim Tân để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho thế hệ trẻ đáp ứng
cho yêu cầu của cách mạng. Những cố gắng đó được tiếp tục nâng lên trong

suốt cuộc kháng chiến chống Pháp.Để đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho
cuộc kháng chiến của dân tộc, thực hiện chủ trương lớn của Trung ương Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huyện uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính đã phát
động nhân dân tham gia các phong trào: mua công phiếu kháng chiến, mua công
trái quốc gia, ủng hộ lúa khao quân, hũ gạo kháng chiến, quỹ công lương…
huyện uỷ đã cử cán bộ xuống xã kết hợp với các cán bộ cơ sở tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia. Tuy đời sống nhân dân Thạch Thành còn gặp nhiều
khó khăn, thiếu thốn nhưng với tinh thần cách mạng, mọi người, mọi nhà đều
hết lòng đóng góp công sức và của cải vật chất cho cuộc kháng chiến. Với tinh
thần đó toàn huyện đã mua 1637 công phiếu kháng chiến, 4850 công trái quốc
gia, lúa cụ Hồ khao quân 118 tấn, hàng ngàn hũ gạo kháng chiến với 21,5 tấn,
quỹ công lương 150,9 tấn và 76355 đồng. Cùng với những đóng góp về vật chất,
Huyện uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính đã chỉ đạo các xã, thôn thành lập các
đội dân công. Mỗi thôn có một đội dân công từ 10 người trở lên, mỗi xã có một
đại đội trên dưới 100 người do một đồng chí đảng viên phụ trách. Lực lượng dân
công luôn luôn sẵn sàng phục vụ ở địa phương và các chiến trường. Cuối năm
1950, đầu năm 1951, Thanh Hoá được Trung ương giao vận chuyển 5000 tấn lúa
ra liên khu III chuẩn bị cho chiến dich Hà - Nam - Ninh. Thạch Thành trở thành
địa bàn tập kết của chiến dịch, nhận rõ trách nhiệm đó, huyện uỷ, Uỷ ban kháng
chiến hành chính đã họp bàn triển khai kế hoạch phối hợp cùng các đơn vị của
tỉnh chuẩn bị các phương tiện vận chuyển, bến bãi , kho tàng tập kết đảm bảo an
toàn, bí mật. Các xã vận động nhân dân giúp đỡ nơi ăn nghỉ và ủng hộ các
phương tiện vận chuyển, nhất là các loại thuyền nan. Do chủ động, ban dân công
của huyện đã huy động hàng ngàn dân công từ các xã, thôn tham gia đợt vận
chuyển. Nhiều gia đình tự nguyện nấu cơm, đun nước, ủng hộ thuốc men, tạo
nơi ăn nghỉ cho các đoàn dân công. Sau gần một tháng vật lộn với giá rét và sự
đánh phá của máy bay địch, 6 vạn dân công của tỉnh cùng với Đảng bộ và nhân
dân huyện Thạch Thành đã vận chuyển được 4.635 tấn thóc về tập kết an toàn ở
huyện chẩn bị cho chiến dịch. Ngoài việc vận chuyển lương thực chuẩn bị cho
chiến dịch Hà - Nam - Ninh, trong năm 1950, và đầu năm 1951, Thạch Thành

còn huy động hàng chục đợt dân công ngắn ngày và dài ngày phục vụ trên các
địa bàn của huyện, tỉnh, liên khu và các chiến trường khác. Trong
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
11


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
những ngày chính thức mở chiến dịch Hà - Nam – Ninh, Thạch Thành đã tiếp
tục huy động hàng ngàn dân công tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm,
thuốc men, đạn dược, phục vụ cho chiến trường. Bên cạnh đó, nhân dân trong
huyện tiếp tục đóng góp được hàng chục vạn đồng và thuốc men góp phần vào
chiến thắng của chiến dịch. Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,
tháng 4-1951, Đảng bộ Thạch Thành đã tổ chức đại hội lần thứ 5, tại xóm
Nghẹn, xã Thành Công. Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm việc thực hiện nghị
quyết Đảng bộ lần thứ 4. Đại hội đánh giá cao các kết quả đạt được trong các
chiến trường và nhiệm vụ củng cố, phát triển lực lượng vũ trang trong huyện
cũng như nhiệm vụ hướng dẫn giúp đỡ các cơ quan, các đơn vị và nhân dân sơ
tán về địa bàn huyện.
Thực hiện nghị quyết Đại hội, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các
ngành tuyên truyền sâu rộng những chiến thắng của quân và dân ta trên các
chiến trường. Đồng thời phát động nhân dân thực hiện tuần lễ thi đua sản xuất
chào mừng Đảng Lao động Việt Nam ra hoạt động công khai nhằm thúc đẩy
phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần “tất cả để chiến thắng” đáp ứng yêu
cầu cao nhất về sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tại Thạch Thành, sau khi có sắc lệnh của chính phủ để có thóc đóng góp
cho nhà nước ngay trong vụ chiêm 1951, huyện uỷ đã chủ trương đẩy mạnh
việc vay thóc của nhân dân, đồng thời triển khai việc thu thuế điền thổ, luỹ tiến
và mua thóc theo định giá, từ cố gắng đó, vụ chiêm năm 1951, Thạch Thành đã
huy động được gần một ngàn tấn thóc cho nhà nước. Để chỉ đạo chặt chẽ công
tác thuế nông nghiệp, tháng 10-1951, huyện uỷ triệu tập Hội nghị cán bộ toàn

huyện để bàn kế hoạch triển khai. Hội nghị xác định, đây là một nhiệm vụ chính
trị quan trọng, một cuộc đấu tranh giai cấp thực sự, phải quán triệt tinh thần của
Đảng dựa vào quần chúng nhân dân đấu tranh buộc bọn chủ và phú nông phải
nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước. Hội nghị quyết định
thành lập ban thuế nông nghiệp từ huyện xuống cơ sở. Đây là lần đầu tiên Thạch
Thành thực hiện chính sách thuế nông nghiệp. Một công việc hết sức khó khăn
và phức tạp nhưng Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã tỏ rõ quyết tâm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này. Một mặt, huyện đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân, mặt khác, huyện chỉ đạo ban
thuế của các xã tổ chức kiểm kê ruộng đất, phân mảnh, định hạng, tính sản
lượng, tính địa tô theo cấp luỹ tiến và lập bảng thuế cho các địa phương và gia
đình. Từ năm 1951 đến 1954, toàn huyện đã thu được 10907 tấn để đóng góp
cho cuộc kháng chiến. Trong đó xã Thạch Bình thu được 855,233 tấn; Thạch
Cẩm 771,406 tấn; Thạch Đồng 703,3 tấn; Thành An 703,6 tấn.Cũng trong thời
gian này, Thạch Thành còn phát động phong trào “đảm phụ quốc phòng” toàn
huyện góp được 81,93 tấn thóc. Năm 1951, thực dân Pháp tăng cường đánh phá
các vùng hậu phương của ta tại Thạch Thành, chúng đã tung nhiều biệt kích, do
thám và dùng máy bay ném bom bắn phá làng bản, công trình thuỷ lợi, kho tàng,
trường học…, nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến, phá hoại sản xuất, phá hoại
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
12


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
các đường tiếp tế cho chiến trường và các cơ quan sơ tán về địa phương. Chúng
đã ném bom vào các làng: Cổ Tế, Phú Lộc, Phố Cát, ngã ba Vân Du, Thạch
Yên, Đại Định.., những địa bàn quan trọng chúng ném bom nhiều lần làm hàng
trăm người chết và bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị cháy. Nhưng tội ác của
chúng không làm nhụt ý chí của nhân dân Thạch Thành. Trái lại, tất cả nhân dân
đã đồng tâm nhất chí, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trước mắt, tiếp tục đẩy

mạnh sản xuất, đóng góp sức người, sức của cho chiến trường. Phong trào thi
đua sản xuất được phát động mạnh mẽ trong nhân dân. Thực dân Pháp bắn phá
ban ngày, các cấp uỷ Đảng vận động nhân dân làm ban đêm, nhân dân tập chung
sản xuất vào rạng sáng. Với quyết tâm đó, đến ngày 1-5-1952, nhân dân trong
huyện đã đắp được 1661(m) đê, khơi 1071(m) ngòi dẩn nước, 8 nhà chứa lúa.
Phong trào tình nguyện tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công phục
vụ kháng chiến và nhân quân du kích ở địa phương ngày càng sôi động. Trong
đợt vận chuyển gạo cho chiến dịch Hoà Bình. Huyện đã huy động được gần
4000 dân công vận chuyển 100 tấn gạo đến địa điểm an toàn. Bước sang đông
xuân 1953-1954, trung ương Đảng và chính phủ quyết định mở chiếm dịch Điện
Biên Phủ nhằm đánh vào tạp đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất của thực dân
Pháp, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Thực
hiện quyết tâm của trung ương, cùng với cả nước, nhân dân Thạch Thành dưới
sự chỉ đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá và Huyện uỷ Thạch Thành đã dấy lên phong
trào sôi động, thi đua đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Huyện đã
điều động nhiều cán bộ huyện trực tiếp lãnh đạo các đoàn dân công hoả tuyến ở
các xã trọng điểm. Khắp nơi trong huyện, ở đâu cũng nô nức thành lập các đơn
vị dân công lên đường phục vụ chiến dịch. Từ khí thế đó, Đảng bộ và nhân dân
Thạch Thành đã huy động được hàng chục ngàn người tham ra các đợt vận
chuyển cho chiến dịch, hàng trăm xe đạp thồ, nhiều thuyền nan cùng nhiều
lương thực, thực phẩm góp phần vào chiến thắng lừng lẫy của chiến dịch Điện
Biên Phủ. Trong chiến dịch này, mặc dù bị máy bay, pháo địch đánh phá ác liệt,
nhiều người đã hy sinh nhưng các đoàn dân công của huyện vẫn vượt qua bom
đạn của kẻ thù đem hàng tới đích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp vận cho
chiến dịch. Nhiều đơn vị và cá nhân đã lập thành tích xuất sắc . Như vậy, từ cách
mạng tháng Tám đến chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân Thạch
Thành đã trải qua chặng đường dài 9 năm đầy hy sinh, gian khổ, chiến đấu anh
dũng và chiến thắng vẻ vang. Đảng bộ từ 7 đồng chí ban đầu, nay trưởng thành
với số lượng là 495 đồng chí. Quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phong trào ở địa
phương, Đảng bộ đã bám sát chủ trương, đường lối của trung ương, sự hướng

dẫn trực tiếp của liên khu IV và tỉnh uỷ Thanh Hoá, Đảng bộ luôn luôn
đề cao truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc, phát động
các phong trào cách mạng rộng lớn trong nhân dân, làm cho nhân dân tin vào
Đảng, tin vào thắng lợi cuộc kháng chiến. Quần chúng nhân dân đã không tiếc
công, tiếc của, tự nguyện đóng góp và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với tổ
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
13


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
quốc, ra sức cũng cố, xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể của mình
ngày càng vững mạnh.
3.2. Thiết kế bài giảng cho tiết lịch sử địa phương lớp 12 THPT.
Tiết 46 :

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THÀNH
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1946 – 1954
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được.
- Quá trình thành lập đảng bộ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
huyện Thạch Thành.
- Công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến của huyện
Thạch Thành.
- Quá trình củng cố và giữ vững hậu phương tăng cường chi viện cho tiền
tuyến.
2. Tư tưởng – Tình cảm.
- Tự hào về truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương mình.

- Nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đối với đất nước.
3. Kĩ năng.
- Rèn luyện các kĩ năng tư duy quan sát, miêu tả, kể chuyện… các kĩ năng
thực hành bộ môn: Ghi chép, sưu tầm, đánh giá nhận xét.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Tư liệu lịch sử về thời kì này.
- Một số phương tiện học tập cần thiết.
- Giáo viên cung cấp tài liệu yêu cầu học sinh đọc tham khảo và chuẩn bị
bài.
III. TIẾN TRÌNH BUỔI HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
14


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cơ bản

1. Thành lập đảng bộ, xây
GV. Sử dụng lược đồ giới thiệu vài nét khái dựng chính quyền dân chủ
quát về vùng đất và con người Thạch Thành, nhân dân.
quá trình đấu tranh cách mạng của Thạch Thành
trước 1945, trong đó nhấn mạnh sự thành lập
của chiến khu du kích Ngọc Trạo.
GV sử dụng câu hỏi: Sau cách mạng tháng Tám - Nhiệm vụ, yêu cầu: Giải tán

nhiệm vụ trọng tâm của huyện là gì?
chính quyền cũ, xây dựng
HS sử dụng tư liệu trả lời.
chính quyền dân chủ nhân
Ngày 21-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng dân.
lâm thời huyện Thạch Thành được thành lập do - 21/8/1945 thành lập ủy ban
đồng chí Nguyễn Trí Đạo làm chủ tịch.
nhân dân cách mạng lâm thời.
Lúc này yêu cầu đặt ra phải có tổ chức Đảng
trực tiếp lãnh đạo đẩy lùi những khó khăn, thử
thách trước mắt, phát huy những thành quả cách
mạng mà nhân dân Thạch Thành đã đạt được. - 10/11/1945 thành lập huyện
Xuất phát từ yêu cầu đó ngày 10-11-1945, đồng ủy lâm thời.
chí Đặng Văn Hỷ tỉnh uỷ viên đã về Thạch
Thành tổ chức hội nghị kết nạp đảng viên và
thành lập huyện uỷ lâm thời. Đồng chí Phạm
Văn Giản được chỉ định làm Bí thư huyện uỷ
lâm thời.
GV sử dụng tư liệu về các nhân vật lịch sử để
giảng mở rộng cho học sinh.
GV hỏi HS ý nghĩa của việc thành lập đảng bộ
và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
- Ýnghĩa:
HS dựa vào tư liệu tham khảo để trình bày ý Thể hiện sự trưởng thành của
nghĩa.
đội ngũ cán bộ cũng như sự
lớn mạnh của phong trào cách
mạng Thạch Thành. Từ đây,
phong trào cách mạng của
huyện được triển khai nhanh

chóng, mạnh mẽ, hiệu quả
hơn.
GV liên hệ chuyển mục. Thời kì 1947 – 1950 2. Xây dựng và củng cố
cuộc kháng chiến chống Pháp của cả nước bước hậu phương kháng chiến
vào thời kì xây dựng và củng cố hậu phương, (1947-1950)
tiếp tục kháng chiến. Huyện Thạch Thành thực
hiện chủ trương chung đó như thế nào?
HS dựa vào tài liệu tham khảo trình bày những
GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
15


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
sự kiện chính trong quá trình xây dựng và củng
cố hậu phương kháng chiến.
2-1947, Thạch Thành đã tổ chức Đại hội Đại
biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhằm đánh giá kết
quả đạt được sau hơn một năm chỉ đạo cuộc
kháng chiến phong trào cách mạng ở địa
phương,đề ra nhiệm vụ mới và bầu ra ban chấp
hành chính thức
Từ tháng 3-1947, Đảng bộ và nhân dân huyện
đã tập trung triển khai thực hiện nghị quyết lần
thứ nhất đề ra. Cùng đồng bào trong tỉnh thực
hiện lời dạy của Bác: xây dựng Thanh Hoá tỉnh
kiểu mẫu của cả nước.
Ngày 10-4-1947, Huyện đội Thạch Thành đã
được thành lập, đồng chí Tạ Quang Đông được
chỉ định làm huyện đội trưởng.
Thực hiện chủ trương tăng cường xây dựng lực

lượng bộ đội chủ lực ở cấp tỉnh và huyện, tháng
10-1947, huyện tổ chức đợt tuyển quân đầu tiên
bổ sung cho quân chủ lực tỉnh.Toàn huyện được
giao chỉ tiêu tuyển 25 người nhưng hàng trăm
thanh niên các xã đã nô nức tình nguyện xin
được tham gia quân đội đi kháng chiến.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, tháng 21948, đại đội chủ lực của huyện được thành lập,
gồm 120 chiến sĩ chia làm hai trung đội. Đồng
chí Phạm Minh Quý, huyện đội phó làm đại đội
trưởng, đồng chí Trần Cừu làm chính trị viên.
Đại đội đóng tại làng An Đổ với phiên hiệu
c236 thuộc trung đoàn 435 của tỉnh đội Thanh
Hoá.
Để hỗ trợ cho việc phát triển lực lượng vũ
trang, ở Thạch Thành huyện uỷ đã phát động
phong trào tuần lễ nuôi quân, do chuẩn bị chu
đáo, phong trào đã được toàn dân tham gia.
Toàn huyện đã góp được 150 tấn thóc và 30.000
đồng. Thạch Thành đã được tỉnh biểu dương là
huyện có phong trào nuôi quân khá nhất.
Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ đồng bào
tản cư. Hàng ngàn gia đình trong huyện đã tình
nguyện giúp đỡ nơi ăn, chỗ ở, đồ dùng gia đình,

- 2-1947, Thạch Thành đã tổ
chức Đại hội Đại biểu Đảng
bộ lần thứ nhất.

- 3/1947 huyện Thạch Thành

tập trung triển khai nghị quyết
đề ra.
- Ngày 10-4-1947, Huyện đội
Thạch Thành đã được thành
lập.
- 10-1947, huyện tổ chức đợt
tuyển quân đầu tiên bổ sung
cho quân chủ lực tỉnh.

- 2-1948, đại đội chủ lực của
huyện được thành lập.

- Trong phong trào tuần lễ
nuôi quân toàn huyện đã góp
được 150 tấn thóc và 30.000đ.

- Phong trào hỗ trợ đồng bào
tản cư.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
16


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
thậm chí cả ruộng đất tạo điều kiện cho đồng
bào tản cư ổn định cuộc sống và tham gia sản
xuất.

3. Củng cố và giữ vững
GV nhấn mạnh bên cạnh việc xây dựng và củng hậu phương, tăng cường

cố hậu phương kháng chiến Thạch Thành còn chi viện cho tiền tuyến.
làm tốt công tác chi viện cho tiền tuyến.
GV sử dụng câu hỏi chuyển mục: Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp Thạch Thành đã thực
hiện nghĩa vụ chi viện như thế nào?
HS dựa vào tài liệu tham khảo trả lời.
Ngày 12/2/1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
sắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực, tài
lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Để đóng
góp nhân lực, vật lực, tài lực cho cuộc kháng
chiến của dân tộc, thực hiện chủ trương lớn của
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Huyện uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính đã
phát động nhân dân tham gia các phong trào:
mua công phiếu kháng chiến, mua công trái
quốc gia, ủng hộ lúa khao quân, hũ gạo kháng
chiến, quỹ công lương… huyện uỷ đã cử cán bộ
xuống xã kết hợp với các cán bộ cơ sở tuyên
truyền vận động nhân dân tham gia. Với tinh
thần đó toàn huyện đã mua 1637 công phiếu
kháng chiến, 4850 công trái quốc gia, lúa cụ Hồ
khao quân 118 tấn, hàng ngàn hũ gạo kháng
chiến với 21,5 tấn, quỹ công lương 150,9 tấn và
76.355 đồng.
Cùng với những đóng góp về vật chất, Huyện
uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính đã chỉ đạo
các xã, thôn thành lập các đội dân công. Lực
lượng dân công luôn luôn sẵn sàng phục vụ ở
địa phương và các chiến trường.
Cuối năm 1950, đầu năm 1951, Thanh Hoá

được Trung ương giao vận chuyển 5000 tấn lúa
ra liên khu III chuẩn bị cho chiến dịch Hà Nam - Ninh. Thạch Thành trở thành địa bàn tập
kết của chiến dịch, Sau gần một tháng vật lộn
với giá rét và sự đánh phá của máy bay địch, 6
vạn dân công của tỉnh cùng với Đảng bộ và
nhân dân huyện Thạch Thành đã vận chuyển

- 1950 toàn huyện đã mua
1637 công phiếu kháng chiến,
4850 công trái quốc gia, lúa cụ
Hồ khao quân 118 tấn, hàng
ngàn hũ gạo kháng chiến với
21,5 tấn, quỹ công lương
150,9 tấn và 76.355 đồng.

- Huyện thành lập các đội dân
công. Lực lượng dân công
luôn luôn sẵn sàng phục vụ ở
địa phương và các chiến
trường.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
17


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
được 4.635 tấn về tập kết an toàn ở huyện
chuẩn bị cho chiến dịch.
Tại Thạch Thành, sau khi có sắc lệnh của chính
phủ để có thóc đóng góp cho nhà nước ngay

trong vụ chiêm 1951, huyện uỷ đó chủ trương
đẩy mạnh việc vay thóc của nhân dân, đồng thời
triển khai việc thu thuế điền thổ, luỹ tiến và
mua thóc theo định giá, từ cố gắng đó, vụ chiêm
năm 1951, Thạch Thành đã huy động được gần
một ngàn tấn thóc cho nhà nước.
1951 - 1954 Thạch Thành thu được 10707 tấn
thóc giúp cho cuộc kháng chiến. Ngoài ra còn
góp 81,938 tấn vào quỹ “đảm phụ quốc phòng”
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Huyện đã
điều động nhiều cán bộ huyện trực tiếp lãnh đạo
các đoàn dân công hoả tuyến ở các xã trọng
điểm. Khắp nơi trong huyện, ở đâu cũng nô nức
thành lập các đơn vị dân công lên đường phục
vụ chiến dịch. Từ khí thế đó, Đảng bộ và nhân
dân Thạch Thành đó huy động được hàng chục
ngàn người tham ra các đợt vận chuyển cho
chiến dịch, hàng trăm xe đạp thồ, nhiều thuyền
nan cùng nhiều lương thực, thực phẩm góp
phần vào chiến thắng lừng lẫy của chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Trong chiến dịch này, mặc dù bị máy bay, pháo
địch đánh phá ác liệt, nhiều người đã hy sinh
nhưng các đoàn dân công của huyện vẫn vượt
qua bom đạn của kẻ thù đem hàng tới đích,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp vận cho
chiến dịch.

- 1951, Thạch Thành huy
động được gần một ngàn tấn

thóc cho nhà nước.

- 1951 - 1954 Thạch Thành
thu được 10707 tấn thóc giúp
cho cuộc kháng chiến. Ngoài
ra còn góp 81,938 tấn vào quỹ
“đảm phụ quốc phòng”

- Trong chiến dịch Điện Biên
Phủ Đảng bộ và nhân dân
Thạch Thành đã huy động
được hàng chục ngàn người
tham ra các đợt vận chuyển
cho chiến dịch, hàng trăm xe
đạp thồ, nhiều thuyền nan
cùng nhiều lương thực, thực
phẩm góp phần vào chiến
thắng lừng lẫy của chiến dịch
Điện Biên Phủ.

4. Củng cố.
5. Dặn dò và bài tập.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
18


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương

3.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

- Kết quả khảo sát 85 học sinh ở 2 lớp 12A3 và 12A6 năm học 2016 –
2017 trước và sau khi thiết kế tiết lịch sử địa phương theo hướng sử dụng tư liệu
lịch sử về cách mạng Thạch Thành giai đoạn 1946 – 1954 cho thấy học sinh có
sự thay đổi rõ rệt về tính hứng thú và sự hiệu quả.

Nội dung khảo sát

Trước khi sử dụng tư Sau khi sử dụng tư
liệu LSĐP dạy học
liệu LSĐP dạy học

Hứng thú với tiết học lịch sử
địa phương.

10/85 (11,7%)

67/85(78,8%)

Hiểu biết về lịch sử cách
mạng huyện Thạch Thành

6/85(7,1%)

61/85(71,7%)

Ý thức về tinh thần và trách
nhiệm đối với quê hương

21/85(24,7%)


70/85(82,3%)

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
19


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Việc khai thác tư liệu lịch sử tại địa phương phục vụ cho giảng dạy chương
trình chính khóa rất quan trọng.
- Thứ nhất đã thực hiện đúng yêu cầu tiết dạy lịch sử địa phương theo
PPCT do bộ giáo dục đào tạo quy định.
- Thứ hai làm cho học sinh hứng thú hơn tới đối với tiết học lịch sử địa
phương.
- Thứ ba giúp học sinh hiểu biết về truyền thống của quê hương mình đồng
thời nâng cao ý thức trách nhiệm đối với quê hương.
- Thứ tư sử dụng tư liệu lịch sử địa phương yêu cầu học sinh phải tìm hiểu,
phân tích các số liệu, sự kiện vì vậy có tác dụng tốt trong rèn luyện tư duy của
học sinh.
2. Kiến nghị.
Thông qua SKKN này tác giả đề xuất ở mỗi địa phương cần khai thác các
tư liệu lịch sử để giảng dạy. Điều đó không những làm phong phú thêm nội dung
chương trình lịch sử mà còn có tác dụng tốt trong giáo dục ý thức học tập, ý thức
và trách nhiệm cộng đồng của mỗi học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Ngô Quốc Bình

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
20


Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Thanh Hoá tập 1- Nxb khoa học xã hội – Hà Nội 1990.
2. Lịch sử Thanh Hoá tập 2 – Nxb khoa học xã hội – Hà Nội 1994.
3. Đường lên chiến khu – ty văn hoá và Ban vận động thành lập hội nhà văn
– Thanh Hoá 1971.
4. Đường lên chiến khu tập 2 – Hội nhà văn – ty văn hoá Thanh Hoá 1976.
5. Những sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch 1925-1945-Nxb Thanh
Hoá 1942.
6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tập 1- 1930-1954- Ban tuyên giáo tỉnh uỷ
Thanh Hoá 1971.
7. Thạch Thành những chặng đường cách mạng- 1996.
8. Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành- 1996.
9. Danh sĩ Thạch Thành – Nxb Thạch Thành 1995.
10. Dư địa chí Thạch Thành – Nxb văn hóa thông tin 2004.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
21



Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử địa phương
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ tên tác giả: Ngô Quốc Bình
Chức vụ: TTCM
Đơn vị công tác: THPT Thạch Thành 2.
Thứ
tự
1

2

3

Tên đề tài SKKN

Cấp
Kết quả Năm học đánh
đánh giá đánh
giá xếp loại
xếp loại giá xếp
loại
Sử dụng tư liệu lịch sử Ấn Độ trong Sở GD
C
Quyết định số
dạy học lịch sử lớp 10.
& ĐT

932/QĐSGDĐT ngày
11/12/2008.
Dạy học lịch sử địa phương lớp 12 Sở GD
C
Quyết định số
tại di tích lịch sử chiến khu Ngọc
& ĐT
539/QĐTrạo.
SGDĐT ngày
18/10/2011.
Sử dụng tư liệu diễn ca lịch sử
Sở GD
C
Quyết định số
“ Việt Nam dân tộc anh hùng”
& ĐT
753/QĐnhằm tăng hứng thú và hiệu quả
SGDĐT ngày
học tập cho học sinh lớp 10 THPT.
05/11/2014.

GV Ngô Quốc Bình - Trường THPT Thạch Thành II
22



×