Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống pháp 1946 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 133 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

lê thị Bình

Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phơng
Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống
Pháp 1946 -1954

Luận văn thạc sĩ khoa häc lÞch sư

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

lê thị Bình

Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phơng Thanh Hóa
trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 -1954

Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
MÃ số: 60.22.54

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:

TS. trần vũ tài


Vinh - 2010


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài này, tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Trần Vũ Tài đã
tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn
Tôi cũng xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến các cán bộ Phịng Địa chí Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Phịng nghiên cứu lịch sử Đảng thuộc Ban tuyên
giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thanh Hóa, phịng Văn
thư lưu trữ thuộc Văn phịng tỉnh uỷ - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ban
Lịch sử thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa; tập thể cán bộ giảng dạy
khoa Lịch sử, khoa Sau đại học trường Đại học Vinh đã động viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Do điều kiện thời gian và trình độ cịn nhiều hạn chế nên luận văn của
bản thân vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi xin kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến q báu của q Thầy cơ trong Hội đồng chấm
luận văn và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện

Vinh, tháng 11 năm 2010
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................1

2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................2

3.

Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................4

4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................5

5.

Đóng góp của luận văn..........................................................................7

6.

Bố cục của luận văn...............................................................................7

NỘI DUNG.......................................................................................................8
Chương 1. Sự ra đời của hậu phương Thanh hoá trong giai đoạn
1945 - 1946...................................................................................8
1.1.

Thanh Hóa trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc......................8

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên...........................................................8
1.1.2. Điều kiện xã hội...................................................................................12
1.2.

Sự ra đời của chính quyền dân chủ nhân dân ở Thanh Hóa................19


1.2.1. Vài nét về quá trình khởi nghĩa giành chính quyền.............................19
1.2.2. Đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền........................................23
1. 3.

Thanh Hóa trở thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Pháp
.............................................................................................................26

1.3.1. Bước đầu xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài.............................26
1.3.2. Bùng nổ toàn quốc kháng chiến, Thanh Hóa trở thành hậu phương
.............................................................................................................30
Tiểu kết chương 1............................................................................................32
Chương 2. Xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong
những năm 1947 - 1950.............................................................34
2.1.

Xây dựng hậu phương Thanh Hóa.......................................................34


2.1.1. Về chính trị..........................................................................................34
2.1.2. Về quân sự...........................................................................................38
2.1.3. Về kinh tế.............................................................................................40
2.1.4. Văn hố - Giáo dục -Y tế.....................................................................45
2.2.

Cơng cuộc bảo vệ hậu phương Thanh Hóa..........................................47

2.2.1. Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang..........................................47
2.2.2. Bảo vệ hậu phương..............................................................................55
Tiểu kết chương 2............................................................................................70

Chương 3. Xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong
những năm 1950 - 1954.............................................................72
3.1.

Hoàn cảnh lịch sử mới và u cầu của cách mạng đối với Thanh
Hóa.......................................................................................................72

3.1.1. Hồn cảnh lịch sử mới.........................................................................72
3.1.2. Thanh hố trước tình hình mới............................................................73
3.2.

Xây dựng hậu phương.........................................................................74

3.2.1. Về Chính trị.........................................................................................74
3.2.2. Về Quân sự..........................................................................................76
3.2.3. Vê Kinh tế............................................................................................78
3.2.4. Văn hoá - Giáo dục - Y tế....................................................................81
3.3.

Bảo vệ hậu phương.............................................................................83

3.4.

Thanh Hóa thực hiện nghĩa vụ hậu phương.......................................104

Tiểu kết chương 3..........................................................................................105
KẾT LUẬN..................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................111
PHỤ LỤC.....................................................................................................116



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Kí hiệu chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

BCH

Ban chấp hành

DQDK

Dân quân du kích

ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt nam

HN

Hà nội

LLVT

Lực lượng vũ trang

NXB

Nhà xuất bản


NXBST

Nhà xuất bản sự thật

NXBQĐND

Nhà xuất bản quân đội nhân dân

TTLT

Trung tâm lưu trữ

UBKC

Uỷ ban kháng chiến

UBHC

Uỷ ban hành chính

UBKCHC

Uỷ ban kháng chiến hành chính


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954 với đỉnh
cao chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân
tộc ta - trở thành một thiên anh hùng ca bất hủ về lòng quả cảm hi sinh của
quân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo tài tình, khoa học, sáng tạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam,quân dân ta đã từng bước vượt qua những thử thách ác
liệt của cuộc kháng chiến, kết nên vành hoa đỏ chói ngời của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp suốt gần một thế kỉ
trên đất nước ta, giữ vững và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ nền độc lập dân
tộc, địa phương Thanh Hóa là một trong những hậu phương lớn. Từ nơi đây,
tiềm lực về sức người, sức của đã được chi viện tối đa cho tiền tuyến. Hậu
phương Thanh Hóa đã từng bước giải quyết mối quan hệ giữa hậu phương với
tiền tuyến, thúc đẩy nhiệm vụ tác chiến bảo vệ hậu phương, xây dựng lực
lượng và phục vụ tiền tuyến.Thanh Hóa đã cùng với Nghệ An và Hà Tĩnh đã
làm tốt nghĩa vụ hậu phương, đóng vai trị quan trọng trong thắng lợi chung
của tồn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Để làm tốt nghĩa vụ hậu phương, quân dân Thanh Hóa vừa lo xây
dựng, vừa phải tiến hành công cuộc bảo vệ hậu phương. Trong cuộc chiến đấu
bảo vệ hậu phương Thanh Hóa, các lực lượng vũ trang ở đây đã đánh hàng
trăm trận lớn nhỏ, với nhiều loại hình tác chiến đa dạng, phong phú trong mọi
dạng địa hình khác nhau để bảo vệ được hậu phương Thanh Hóa, bảo đảm sự
phát triển và chi viện tối đa cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng cuối
cùng của cuộc kháng chiến. Tìm hiểu về cơng cuộc xây dựng và bảo vệ hậu


2
phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp trở thành hướng nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học.
Nghiên cứu về cơng cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương góp phần

khỏa lấp một khoảng trống về lịch sử địa phương Thanh Hóa mà lâu nay chỉ
được biết đến là một hậu phương chi viện sức người và sức của cho tiền
tuyến. Đề tài tập trung phân tích những chủ trương, chính sách, giải pháp
đúng đắn, kịp thời và hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa
trong việc chỉ đạo cơng tác bảo vệ hậu phương cũng như những nỗ lực của
quân dân Thanh Hóa trong các hoạt động xây dựng và bảo vệ hậu phương. Vì
lẽ đó, đề tài này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về lịch sử Thanh Hóa nói riêng
cũng như lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp; trở thành tài
liệu quan trọng trong việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa
phương trong các trường học ở Thanh Hóa. Đề tài cũng sẽ góp phần động
viên, khích lệ các thế hệ người Thanh Hóa - nhất là thế hệ trẻ phát huy truyền
thống quê hương, ghi nhớ công lao và sự hi sinh của những người đi trước để
xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Vì những lý do nêu trên, tơi mạnh dạn chọn vấn đề: “Công cuộc xây
dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp
1946 -1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố đề
cập tới lịch sử địa phương Thanh Hóa nói chung. Riêng nội dung nghiên cứu
của chúng tơi là công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong
cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 chỉ được đề cập rải rác, thiếu hệ
thống từ những góc độ chuyên môn khác nhau; đáng chú ý là những cơng
trình đã cơng bố sau:


3
“Thanh Hóa - lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 19451954” (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa biên soạn và xuất bản 1990) đã
trình bày khái quát về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa
nhưng chưa đi sâu cụ thể về cơng tác xây dựng và bảo vệ hậu phương.

“Lịch sử Thanh Hóa” (Hoàng Thanh Hải và Vũ Qúy Thu chủ biên, nhà
xuất bản Thanh Hóa, 1996) đã trình bày khái qt về lịch sử Thanh Hóa từ
nguyên thủy đến nay, trong đó có một phần nhỏ đề cập đến cuộc đấu tranh
của quân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp
“Hậu phương chiến tranh nhân dân VN 1945 - 1975” (Viện Lịch sử
quân sự, NXB Quân đội nhân dân, 1997) khái quát lý luận về việc xây dựng
hậu phương dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đó có đề cập nhất định đến cơng
cuộc xây dựng hậu phương ở Thanh Hóa
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập 1 (1930-1954)” (Tỉnh ủy Thanh
Hóa tổ chức biên soạn và xuất bản trong 2 năm 1999 - 2000) đã trình bày về
sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa đặc biệt trong giai đoạn chống Pháp,
trong đó có đề cập đến những trận đánh của lực lượng vũ trang Thanh Hóa
trong cơng cuộc bảo vệ hậu phương.
“Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp
(1946-1954)” (tác giả Ngô Đăng Tri, NXB Chính trị quốc gia, 2001) có đề
cập đến vai trị hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp
và một số trận đánh điển hình.
“Những trận đánh của lực lượng vũ trang Thanh Hóa (1945-1975)” (Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa, NXB Quân đội nhân dân, 2005) trong đó đã
đề cập đến những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong
cơng cuộc bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong thời kỳ chiến tranh cách mạng.
“Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Thanh Hóa” (Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa 2007) đã tập trung miêu tả và tuyên dương


4
những đơn vị vũ tranh Thanh Hóa có nhiều thành tích trong các cuộc kháng
chiến bảo vệ độc lập dân tộc. ..
Ngồi ra, các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức biên soạn và
xuất bản các cơng trình về lịch sử địa phương mình. Trong các cơng trình

lịch sử Đảng bộ các huyện, thị như Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa,
Nga Sơn, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước...
cũng ít nhiều đề cập tới nội dung chúng tơi nghiên cứu ở góc độ các địa
phương cụ thể.
Bên cạnh đó, trong các cơng trình nghiên cứu về lực lượng vũ trang và
hậu phương trong kháng chiến nói chung của Bộ quốc phịng, Qn Khu IV..
đã đề cập rải rác đến nội dung mà chúng tôi nghiên cứu.
Nhìn chung, các cơng trình đã cơng bố kể trên đã đề cập ít nhiều đến
nội dung chúng tơi nghiên cứu từ những góc độ chuyên sâu khác nhau; tuy
nhiên mức độ đề cập khác nhau Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương
Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 vẫn là một đề tài còn
mới mẻ. Trên cơ sở kế thừa những cơng trình đã công bố trên cả 2 phương
diện nguồn tư liệu và phương pháp tiếp cận, chúng tôi sẽ hệ thống và mơ tả
một cách tồn diện về cơng cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa,
trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá khoa học cũng như những bài
học kinh nghiệm trong việc xây dựng và củng cố an ninh quốc phịng ở Thanh
Hóa ngày hơm nay.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là công cuộc xây dựng và bảo
vệ hậu phương Thanh Hóa. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Vị thế của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp: cùng với 2
địa phương khác là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa đóng vai trị hậu phương
quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


5
- Công cuộc xây dựng (chủ yếu là tập trung nghiên cứu về xây dựng lực
lượng vũ trang) cũng như bảo vệ hậu phương Thanh Hóa. Với vị trí tiếp giáp
với vùng tạm chiếm đồng bằng Bắc Bộ, công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu

phương Thanh Hóa có vai trị quyết định đến sự chi viện của Thanh Hóa cho
tiền tuyến. Đề tài chú ý làm nổi bật những chủ trương, biện pháp cụ thể của
Đảng bộ, chính quyền Thanh Hóa, nỗ lực của quân dân Thanh Hóa trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương.
- Sự chi viện của hậu phương Thanh Hóa cho tiền tuyến, trong đó
chúng tơi nhấn mạnh sự chi viện của Thanh Hóa trong giai đoạn cuối của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu
phương cũng như vai trò của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung phản ánh trong phạm vi thời gian
của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), trong đó chúng tơi phản ánh
chủ yếu trong giai đoạn từ 1947 đến 1954, khi Thanh Hóa trở thành hậu
phương trực tiếp cho cuộc kháng chiến chống Pháp.Tuy nhiên để làm rõ nội
dung nghiên cứu, chúng tôi cũng đề cập tới giai đoạn 1945 - 1946 với sự ra
đời và sự củng cố của chính quyền cách mạng, tiền đề cho việc xây dựng hậu
phương sau này.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung phản ánh những hoạt động xây
dựng và bảo vệ hậu phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu: Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các
nguồn tài liệu sau:


6
- Tài liệu lưu trữ: bao gồm các công văn, chỉ thị, các báo cáo của Đảng
bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa lưu trữ ở Văn phịng
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân nhân tỉnh Thanh Hóa, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban
nghiên cứu lich sử, Ban tuyên giáo tỉnh Thanh Hóa, Thư viện khoa học tỉnh

Thanh Hóa…
- Tài liệu tham khảo: các cơng trình chun khảo về hậu phương trong
chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và về Thanh
Hóa nói riêng. Các cơng trình về lịch sử và lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa cũng
như các cơng trình về lịch sử của các địa phương trong toàn tỉnh.
- Tài liệu hồi cố: là các hồi ký, ghi chép của các nhân chứng lịch sử đã
từng hoạt động, chiến đấu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời kháng chiến
chống Pháp.
- Tư liệu điền dã: Tư liệu có được thơng qua việc điền dã, khảo sát của
tác giả ở những địa điểm đã từng diễn ra các hoạt động chiến đấu bảo vệ hậu
phương Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp
chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngồi ra,
chúng tơi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền
dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí.... nhằm đảm bảo tính khoa học của q
trình phân tích, lí giải các sự kiện của quân dân Thanh Hóa trong cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ hậu phương trong kháng chiến chống Pháp.


7
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình khoa học mang tính chun sâu khơi phục lại
bức tranh tồn cảnh về cơng cuộc xây dựng lực lượng, bảo vệ hậu phương
Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp.
- Trên cơ sở phân tích sự chi viện của hậu phương Thanh Hóa về sức
người, sức của để đánh giá vai trị của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến

chống Pháp.
- Bước đầu luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng và
bảo vệ hậu phương.
- Luận văn tập hợp được nguồn tư liệu phong phú về hậu phương
Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần vào việc nghiên
cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung thời
chiến tranh cách mạng.
- Luận văn là nguồn tham khảo tốt cho việc giảng dạy lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục thêm truyền thồng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, lịng tự hào của nhân dân Thanh Hóa, ý chí tự cường cho thế
hệ trẻ.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương.
Chương 1. Sự ra đời của hậu phương Thanh Hóa trong những năm
1945-1946
Chương 2. Xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong những
năm 1947-1950
Chương 3. Xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa trong những
năm 1950-1954


8

NỘI DUNG
Chương 1
SỰ RA ĐỜI CỦA HẬU PHƯƠNG THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1946
1.1. Thanh Hóa trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung, Thanh Hóa là một trong
những tỉnh lớn và có q trình hình thành lâu đời trên giải đất Việt Nam.
Thanh Hóa nằm ở vĩ độ 19,23 - 20,30 vĩ độ Bắc và 104,25 - 106,30 kinh độ
Đông, có diện tích tự nhiên 11.168 km 2 và 18. 760 km2 vùng thềm lục địa.
Phía Bắc Thanh Hóa giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hồ Bình, Ninh Bình với đường
gianh giới dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An với đường
gianh giới hơn 160 km. Phía Tây Thanh Hóa nối liền với tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới từ Bát Mọt đến
Nậm Xín dài 192 km. Phía Đơng Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc
bộ (biển Đông) với bờ biển dài 102 km và một thềm lục địa rộng 18.000 km 2.
Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo chiều từ Tây Bắc xuống Đơng
Nam. Điểm cực Bắc ở xã Trung Sơn, phía Đơng Bắc của huyện Quan Hóa
(giáp tỉnh Hồ Bình) nằm ở vĩ tuyến 20,40’B. Điểm cực Nam ở xã Hải Hà
gần bờ biển của huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An) nằm ở vĩ tuyến 19,18’B.
Điểm cực Tây là núi Pha Long, xã Quang Chiểu, hựyện Mường Lát (giáp
Lào) nằm trên kinh tuyến 104,22’Đ. Điểm cực Đông ở xã Nga Điền, Nga Sơn
(giáp Ninh Bình) trên kinh tuyến 106,05 ‘Đ.
Thanh Hóa có mạng lưới giao thơng phát triển khá hồn chỉnh. Việc
giao lưu của Thanh Hóa với các tỉnh trong nước và ra nước ngoài rất dễ dàng.
Đường xe lửa xuyên Việt và quốc lộ 1A gần như song song với nhau, đi qua


9
phía Đơng của tỉnh. Đường 59, 15 đi từ phía Bắc, Tây Bắc Bộ về phía Nam
vào Nghệ An, đường 217 đi Na Mèo đến tỉnh lị Hủa Phăn nước bạn Lào.
Trong nội tỉnh, đường ô tô toả đi từ thành phố Thanh Hóa đến khắp các thị xã,
thị trấn, các trung tâm huyện xã.Thanh Hóa có hệ thống sơng ngòi dày đặc bắt
nguồn từ miền núi chảy theo hướng Đơng Nam đổ ra biển. Trong đó có 5 hệ
thống sơng chính là sơng Hoạt, sơng Chu, sơng Mã, sơng n, sơng Trang.
Hệ thống sơng ngịi trong tỉnh khơng những bồi đắp phù sa tạo ra vùng châu
thổ rộng lớn mà còn là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống,

đồng thời là hệ thống giao thông đường thuỷ nối liền các vùng trong tỉnh và
tỉnh bạn.
Thanh Hóa được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam. Thanh
Hóa có diện tích tự nhiên là 11.168 km 2, đủ các vùng rừng núi trung du, đồng
bằng và thềm lục địa ven biển là 18.760 km 2, có khả năng hỗ trợ và liên kết
với nhau để xây dựng và phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp tương đối
hồn chỉnh [5;7-8].
Vùng núi Thanh Hóa chiếm 3/4 đất đai tự nhiên trừ phía đơng là biển,
cịn lại 3 mặt: Bắc, Tây, Nam đều có rừng núi bao bọc.
Phía Đơng Bắc là những dãy núi đá vơi thấp, phía Tây và Tây Bắc là
những dãy núi tinh thạch cao và rộng, thuộc các hệ thống núi từ Sầm Nưa Trấn Ninh (Lào), chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam gồm 2 dãy chính:
trung lưu sơng Mã và trung lưu sơng Chu. Trung lưu sơng Chu có 2 dãy núi
cao nhất tỉnh là Ta Leo cao 1.560 m và Pù Rinh cao 1.291 m. Đây là vùng núi
cao dốc đứng vực thẳm, rừng rậm, khe suối chằng chịt, địa thế hiểm trở. Càng
về Đông Nam núi càng thấp dần và rừng cũng bớt rậm rạp, phía Tây Nam là
vùng đồi thấp chạy ra tận biển. Các huyện thị đồng bằng cũng vẫn có đồi núi
xen kẽ. Núi rừng Thanh Hóa có nhiều lâm sản, khống sản và chim thú qúy
hiếm. Dưới lịng đất Thanh Hóa đã phát hiện được 185 điểm có khống sản


10
chia thành 4 nhóm: kim loại đen, kim loại màu, khống chất phân bón và
khống chất ngun liệu. Hệ sinh thái của rừung đã ổn định. Hệ thực vật có
khoảng 1.569 lồi trong đó có 225 lồi cho qủa, 137 loài cho bột, 423 loài cho
dược liệu, 500 loài gỗ qúy như lim xanh, chò chỉ, xến, lát, gụ...Thêm vào đó
là các loại luồng, tre, nứa, vầu... Ngồi ra, rừng núi Thanh Hóa cịn có hàng
ngàn loại dược liệu qúy, từ thời xa được gọi là “ngọc quế”. Cánh kiến Quan
Hóa là hàng xuất khẩu được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Động vật ở
Thanh Hóa có 64 lồi thú, 33 lồi bị sát, 137 lồi chim và hàng trăm lồi cơn
trùng qúy, trong đó có nhiều động vật qúy hiếm như hươu, hổ, báo, nai, bị

tót...
Vùng trung du chạy theo hình vịng cung giáp giữa các huyện đồng
bằng với huyện miền núi, đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, độ
dốc thấp, thích hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn qủa và phát triển chăn
nuôi đại gia súc.
Đan xen và kế tiếp miền trung du là đồng bằng với diện tích 2.900 km 2,
là đồng bằng rộng nhất các tỉnh miền Trung và rộng thứ 3 cả nước sau đồng
bằng Sông Cửu Long và đông bằng Bắc Bộ. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ
tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các sơng bồi đắp. Đồng bằng
tỉnh Thanh Hóa có độ dốc khá lớn, độ cao giảm dần trung bình từ 0,28 đến
0,33 m/km, trong khi đồng bằng Bắc Bộ chỉ từ 0,06 đến 0,07 m/km. Điều này
thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình thủy nơng tự chảy, nước dễ tiêu rút
khi mưa lũ nhưng ngựơc lại việc rửa trơi xói mịn đất, mất mát độ phì nhiêu
dễ dàng xảy ra địi hỏi nơng dân phải sử dụng lượng nước tưới thật khoa học.
Ven biển có các vùng đất bằng cồn xô cao từ 3 - 8m do cát tạo thành làm cho
đất đai khơng bằng phẳng, vì vậy có thể trồng nhiều loại hoa màu khác nhau
trong một cánh đồng hẹp. Nhìn chung, đất đai ở vùng đồng bằng Thanh Hóa


11
khá màu mỡ phì nhiêu, rất thuận lợi cho sản suất nông nghiệp, thâm canh cây
lúa nước và các loại hoa màu, rau quả.
Bờ biển Thanh Hóa dài 102 km, là một bộ phận quan trọng của vịnh
Bắc Bộ và là kho tài nguyên lớn về khoáng sản, hải sản, dầu khí đồng thời là
danh lam thắng cảnh nổi tiếng như biển Sầm Sơn, mở ra khả năng to lớn
phát triển các ngành công nghiệp khai thác hải sản, du lịch dịch vụ. Biển
Thanh Hóa có một vị trí chiến lược cực kì quan trọng, các đảo nằm dọc bờ
biển như Hòn Nẹ (Nga Sơn), Hòn Mê (Quảng Xương)... thực sự là những
tiền tiêu bảo vệ vùng trời vùng biển của Thanh Hóa và đất nước. Thềm lục
địa rộng 18.372 km2 có 6 cửa lạch thuận tiện cho việc sản xuất muối. Ngồi

ra, sơng ngịi và ao hồ Thanh Hóa cũng cho một nguồn lợi thủy sản nước
ngọt rất lớn [46;7].
Khí hậu Thanh Hóa là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những nét giống
miền Bắc, miền Trung và có những nét đặc thù Thanh Hóa: Mùa đơng lạnh, ít
mưa, có sương giá, sương muối. Mùa hè nóng, mưa nhiều, có gió Tây khơ
nóng, với hai mùa gió thịnh hành: gió Bắc và Đơng Bắc vào mùa đơng, gió
Tây và Tây Nam vào mùa hè. Thời tiết khí hậu Thanh Hóa cũng chia làm bốn
mùa Xn, Hạ, Thu, Đơng. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1400mm đến
2200mm, lượng mưa phân phối không đều thường tập trung từ tháng 5 đến
tháng 9. Lũ lụt đi liền với gió bão gây nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống
và quốc phịng.
Địa hình Thanh Hóa đa dạng và hiểm trở. Đồng bằng có thế dựa vững
chắc vào trung du và miền núi. Hai tuyến tiếp giáp: Ninh Bình ở phía Bắc và
Nghệ An ở phía Nam đều có các dãy núi đồi kéo dài từ Tây ra tận biển tạo
thành thế “tay ngai” ôm lấy vùng đồng bằng. Vùng biển gần và ven biển có
các đảo: Hịn Mê, Hịn Nẹ, Nghi Sơn... Các điểm cao đột xuất hay dãy điểm
cao trên bờ, nhất là ở các khu vực cửa lạch hình thành thế án ngữ che chắn


12
cho đồng bằng. Trong nội địa, địa hình địa thế thuận lợi cho việc cơ động lực
lượng “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” như các nhà quân sự xưa nay từng
đánh giá.
Như vậy, Thanh Hóa có điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có nguồn lao
động dồi dào trở thành điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện đảm
bảo nhu cầu hậu cần tại chỗ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp nhanh kết thúc thắng lợi.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Là một trong những cái nơi đầu tiên của lồi người, Thanh Hóa có một
truyền thống phát triển lâu dài và liên tục, theo tiến trình của nền văn minh

nhân loại. Tại di chỉ núi Đọ (Thiệu Hóa) đã tìm ra cơng cụ của thời kì đồ đá
cũ - dấu vết của người Việt cổc cách đây 30 vạn năm. Ở một số vùng thuộc
Ngọc Lặc, Lang Chánh, Vĩnh Lộc đã phát hiện nhiều di vật thuộc thời kì đồ
đá giữa. Tại Đa Bút chúng ta đã khai quật được các di chỉ thuộc thời kì đồ đá
mới. Tại Hoa Lộc (Hậu Lộc), đã khám phá được nhóm di tích văn hố tiêu
biểu cho sơ kì đồ đồng. Tại Đơng Sơn phát hiện những cơng cụ bằng đồng
thau tương ứng với thời kì dựng nước Văn Lang của các vua Hùng, cách đây
gần 4000 năm lịch sử của tổ tiên người Việt.
Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống: dân tộc Kinh,
Mường, Thái, H’Mơng, Khơmú, Tày, Dao. Trong đó, người Kinh chiếm đa số
dân cư (hơn 85% dân số), người Thái có khoảng 20 vạn, người Mường 29
vạn, H’Mơng hơn 5044 người sống ở vùng cao biên giới Quan Hóa, người
Dao có hơn 4323 người sống xen kẽ với dân tộc Mường, H’Mơng; người
Khơmú có khoảng 550 người sơng ở vùng cao Quan Hóa, người Tày có
khoảng 7642 ở Như Xn. Thanh Hóa là một tỉnh đơng dân, có tốc độ gia
tăng dân số khá cao. Theo tổng điều tra dân số đến 1/4/1999 số dân la
3.400.239 người. Với mật độ dân số là 306 người/km 2. Trong khi diện tích tự


13
nhiên của Thanh Hóa chỉ chiếm 3,3% diện tích cả nước nhưng số dân chiếm
tới 4,66% số dân cả nước. Trong vùng Bắc Trung Bộ diện tích Thanh Hóa
chiếm 24,48% nhưng số dân chiếm tới 34, 78% dân số vùng [44;14].
Với sự đơng đảo về dân cư, đó là nguồn lao động dồi dào Để khai thác
các thế mạnh về vị trí va tài nguyên để phát triển sản xuất. Đồng thời đó cũng
là một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm nhằm kích thích sản xuất phát
triển. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, dân số đông lại là
một trở ngại lớn gây sức ép về nhiều mặt cho các vấn đề phát triển của kinh tế
xã hội cũng như chất lượng cuộc sống.
Về kinh tế nông nghiệp: ngay từ rất sớm nghề nơng trồng lúa nước

truyền thống đóng vai trị chủ đạo ở Thanh Hóa đồng bào các dân tộc ở Thanh
Hóa đã biết đắp đê, đào kênh mương chế ngự ảnh hưởng tiêu cực của sông
suối, phát triển nền nông nghiệp đa dạng ngành nghề. Ở những vùng đất cao
của đồng bằng chủ yếu trồng diện tích lúa khá lớn, có năng suất cao nhất
dóng góp vào phần sản lượng lúa chủ yếu của tỉnh. Những bãi bồi phù sa ven
sông đất đai màu mỡ phì nhiêu chỉ ngập nước khi có lũ lớn thuận lợi cho
trồng trọt hoa màu trong mùa khô hanh. Ở những vùng đất chiêm trũng hay bị
lụt úng, tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng các cơng trình thuỷ lợi áp dụng
những biện pháp khoa học kĩ thuật mới và những giống lúa thích hợp vào
canh tác.
Cùng với trồng trọt nghề chăn nuôi như: trâu, bò, lợn, gà, ngan,... cũng
phát triển đem lại lợi ich kinh tế khơng nhỏ cho tỉnh Thanh Hóa.
Với diện tích rừng lớn nguồn lâm sản dồi dào, tài nguyên phong phú
cũng là điều kiên thuận lợi cho kinh tế lâm nghiệp khai thác khống sản như
vàng, đồng, thiếc, crơm,... phát triển.
Ngồi ra, Thanh Hóa cịn là một vùng đất nổi tiếng với các nghề tiểu
thủ công nghiệp nổi tiếng: nghề chế tác đá, nghề đúc đồng, nghề mộc, rèn,


14
đan lát mây tre,... trong đó nghề chế tác đá là nghề thủ cơng có từ rất sớm đã
được đơi bàn tay khéo léo, khối óc thơng minh sáng tạo của những người thợ
xứ Thanh biến từ những khối đá lớn thơ kệch thành những cơng trình nghệ
thuật bằng đá tồn tại lâu bền trong lịch sử dân tộc va mang lại giá trị kinh tế
cao. Là một trong những cái nơi của người Việt cổ, cư dân Thanh Hóa đã góp
phần làm nên một nền văn hố Đơng Sơn, đỉnh cao rực rỡ của nền văn minh
sông Hồng với nghề đúc đồng nổi tiếng, chiếc trống đồng Đông Sơn khơng
chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà cịn nổi tiếng trên thế giới. Các nghề mộc, nghề
rèn, đan lát mây tre, dệt chiếu, dệt vải cùng các nghề chế biến thuỷ hải sản
đều được gắn với những địa danh nổi tiếng như: gốm Lị Chum (thành phố

Thanh Hóa), chiếu Nga Sơn, nan tre Hồng Thịnh (Hoằng Hóa)... Sự đa dạng
của các nhành nghề trên là cơ sở tạo nên bước phát triển quan trọng cho sự
phát triển nền kinh tế Thanh Hóa [44;15].
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, chính sách cai trị thâm độc về kinh tế,
chính trị, văn hoá... đã biến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào nền
kinh tế “chính quốc”. Riêng đối với Thanh Hóa, thực dân Pháp cũng ra sức vơ
vét hết sức quy mơ. Năm 1926 tính riêng phủ Thiệu Hóa có 300 người chết.
Thực dân Pháp cịn câu kết với bọn địa chủ phong kiến cướp ruộng của nông
dân làm đồn điền và xây dựng sân bay. Cha con Nguyễn Hữu Ngọc đã chiếm
hơn 1000 mẫu ruộng lập ra 7 ấp, trại ở các huyện Đông Sơn, Nông Cống,
Quảng Xương, giai cấp địa chủ phong kiến trong tỉnh chiếm đoạt 50% tổng số
ruộng đất tồn tỉnh. Bên cạnh đó thực dân Pháp còn tăng cường khai thác tài
nguyên. Chúng độc chiếm và khai thác 35 khu mỏ, ngoài ra chúng còn đầu tư
khai thác lâm sản và các loại gỗ q hiếm. Chính sự vơ vét tài ngun bóc lột
nhân công rẻ mạt của thực dân Pháp đã làm cho tài nguyên thiên nhiên của
Thanh Hóa ngày càng cạn kiệt.



×