Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO THANH
THANH HỐ
HỐ
SỞ

TRƯỜNG
THPT
NHƯ
THANH
TRƯỜNG TRUNG
HỌC
PHỔ
THƠNG
NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY
DỰNG
NỘIHỌC
DUNG
CHƯƠNG
TRÌNH
HƯỚNG
DẪN


SINH
LỚP 12
MỘT VÀ
SỐ THỰC
DẠNGHIỆN
ĐỀ
KẾ
HOẠCH
GIẢNG
DẠY
MỘT
SỐ
CHUYÊN
ĐỀ
LỊCH
SỬ
THƯỜNG GẶP TRONG ÔN THI ĐẠI HỌC, HỌC SINH
ĐỊA PHƯƠNG
THANH
TRƯỜNGTHPT
THPT NHƯ
GIỎI MÔN
LỊCH HÓA
SỬ ỞỞTRƯỜNG
THANH

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh
Chức vụ: Giáo viên
Người
thựctác:

hiện:
Nguyễn
XuânNhư
Tịnh
Đơn
vị công
Trường
THPT
Thanh
SKKN
môn:
Lịch sử
Chức thuộc
vụ: Giáo
viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử

NHƯ THANH, NĂM HỌC 2014 - 2
THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ cấu thành lịch sử dân tộc, là
đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử. Lịch sử địa phương có mối quan hệ
mang tính chất đặc trưng giữa cái chung và cái riêng, giữa tính đặc thù và cái
phổ biến. Việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT có ý nghĩa to lớn

đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học. Từ những
hiểu biết về kiến thức lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về
quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tự hào về truyền thống văn
hóa, lịch sử địa phương.
Mặc dù bộ mơn Lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có vai trò
quan trọng trong việc giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự
hào dân tộc. Nhưng trong thực tiễn nhiều năm qua việc dạy và học lịch sử địa
phương Thanh Hóa ở các trường THPT trên địa bàn tồn tỉnh chưa thực sự được
quan tâm. Chính bởi vậy mà sau khi học hết cấp THPT, hầu như học sinh chưa
hiểu biết nhiều về lịch sử địa phương, nơi mình đã sinh ra, lớn lên và trưởng
thành. Điều đó đã phản ánh một thực tế việc dạy - học lịch sử địa phương ở
trường THPT hiện nay chưa thực sự được các cấp, các ngành và ngay cả giáo
viên bộ môn Lịch sử quan tâm, đầu tư đúng mức.
Trong quá trình thực hiện chương trình dạy học lịch sử địa phương ở
trường THPT hiện nay, một khó khăn và trở ngại lớn đối với giáo viên là nguồn
tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức còn thiếu (đúng hơn là chưa có). Mặc dù
Sở Giáo dục và Đào tạo đã phân bố tiết dạy học lịch sử địa phương cho từng
khối lớp ở trường THPT nhưng lại chưa xây dựng được khung chương trình và
nội dung giảng dạy cụ thể khiến cho việc triển khai và thực hiện của giáo viên
cịn lúng túng, bị động. Khơng ít giáo viên khi hỏi về kiến thức lịch sử địa
phương thì lắc đầu trả lời “khơng rõ lắm, mình đâu có biết, hầu như khơng
dạy...”
Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT,
tôi thiết nghĩ cần phải khắc phục những bất cập nói trên để nâng cao chất lượng
dạy - học chương trình lịch sử địa phương ở trường THPT sao cho có hiệu qủa.
Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc, có chất lượng các tiết dạy học lịch sử địa
phương theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, yêu cầu giáo
viên phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa một số vấn đề cơ bản trong quá trình thực
hiện như: đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung
chương trình sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm truyền tải đầy đủ

những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, con người
xứ Thanh.
Xuất phát từ thực trạng trên, những năm qua trong quá trình giảng dạy
lịch sử địa phương ở trường THPT Như Thanh, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm
3


thế nào để xây dựng được một số chuyên đề dạy học lịch sử địa phương sao cho
phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả bài
học, giúp cho giáo viên và học sinh có sự nhìn nhận, hiểu biết, đánh giá một
cách tồn diện, sâu sắc, khách quan về lịch sử Thanh Hóa - mảnh đất “Địa linh
nhân kiệt”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc dạy và học chương trình lịch sử địa phương Thanh
Hóa ở trường THPT hiện nay.
- Sưu tầm tư liệu, biên soạn, xây dựng một số chuyên đề lịch sử địa
phương Thanh Hóa được sử dụng trong dạy học ở trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi SKKN“Xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế
hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương Thanh Hóa ở trường
THPT Như Thanh”. Đối tượng mà tơi nghiên cứu là tìm hiểu về lịch sử địa phương
Thanh Hóa.
Đối tượng tơi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT Như Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và hồn thành SKKN này, tơi đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu như sau:
+ Thu thập các nguồn tư liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa để biên soạn,
xây dựng một số chuyên đề dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện
nay.
+ Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong quá trình soạn

giảng các tiết dạy học lịch sử địa phương
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT để rút
kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng và thực hiện bài học lịch sử.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Để xác định được mục đích, yêu cầu của việc dạy và học lịch sử địa
phương trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “lịch sử địa phương”. Muốn
hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết chúng ta cần hiểu thuật ngữ
“địa phương”. Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia,
có sắc thái và đặc thù riêng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán,... Đây chính
là những nét cơ bản để phân biệt giữa địa phương này với địa phương khác. Địa
phương hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc gia, đó
là các tỉnh, thành phố, huyện, xã, thơn, bản, làng,...
Vì vậy, tri thức lịch sử địa phương là sự biểu hiện cụ thể, sinh động, đa
dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch
sử dân tộc. Chúng ta đều biết bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đã diễn
ra trong quá khứ đều mang tính chất địa phương. Chính bởi vậy, cùng với việc
4


truyền tải kiến thức lịch sử dân tộc, thế giới; bộ mơn Lịch sử ở trường THPT cịn
có tránh nhiệm trang bị cho học sinh hiểu biết những tri thức lịch sử của quê
hương, xứ sở nơi mình đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Qua đó giúp học sinh
hiểu được mối quan hệ hữu cơ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Từ
thực tiễn đó, giáo viên và học sinh sẽ thấy rõ sự phát triển đa dạng, sinh động,
thú vị của lịch sử địa phương, thấy được những nét độc đáo, riêng biệt mang tính
chất đặc thù của lịch sử Thanh Hóa.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Lịch sử địa phương là một phần kiến thức khơng thể thiếu trong chương
trình dạy - học lịch sử ở trường THPT hiện nay. Những hiểu biết về kiến thức

lịch sử địa phương sẽ có vai trị rất quan trọng đối với việc hình thành tri thức
lịch sử truyền thống của mỗi vùng, miền, địa phương cụ thể. Tuy nhiên, một
thực tế hiện nay việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT còn mang
tính hình thức đối phó, chưa thực sự được giáo viên và học sinh quan tâm đúng
mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là vì:
Lịch sử địa phương mặc dù có dạy và học ở trường THPT nhưng lại
khơng có trong nội dung thi cử. Chính bởi vậy nên giáo viên còn xem nhẹ, học
sinh chưa thực sự chú ý đến việc học. Mặt khác, công tác soạn giảng các tiết dạy
học lịch sử địa phương của giáo viên chỉ mang tính hình thức, chưa được chú
trọng đầu tư về mặt nội dung. Nguồn tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy cịn
thiếu (hầu như chưa có). Trong quá trình soạn giảng những tiết học lịch sử địa
phương, về mặt nội dung hầu như chỉ do giáo viên tự thiết kế, chưa có tài liệu
chuẩn và mang tính thống nhất trong tồn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian qua, bản thân tơi với vai trị của
một giáo viên, bằng kinh nghiệm thực tiễn; tơi đã tự tìm tịi, nghiên cứu tài liệu,
trao đổi, học hỏi đồng nghiệp để xây dựng một số chuyên đề lịch sử địa phương
Thanh Hóa để giảng dạy ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học, gây
hứng thú cho học sinh, giúp các em hiểu biết đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về
quê hương xứ Thanh.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vần đề
3.1. Xây dựng chuyên đề số 1: Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc
Xứ Thanh là một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hóa, là một thực thể
địa lý tự nhiên và văn hóa, khiến Pierre Pasquier - viên Tồn quyền Đơng
Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hóa khơng chỉ là một tỉnh mà là một xứ
(Pays). Cái nhìn địa - văn hóa này đã được ơng cha ta từ xa xưa thấu tỏ. Dù trải
qua bao triều đại, bao cuộc sát nhập và phân chia thì xứ Thanh vẫn là xứ Thanh,
Thanh Hóa vẫn là Thanh Hóa.
3.1.1. Thanh Hóa thời Tiển sử
Thanh Hóa là vùng đất cổ trên lãnh thổ Việt Nam có từ lâu đời. Ngay từ
thời tiền sử, vùng đất này đã có con người sinh sống. Theo tài liệu nghiên cứu

của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước, đã phát hiện được dấu tích của
Người tối cổ xuất hiện và sinh sống ở nơi đây như: Núi Đọ (Thiệu Khánh -Thiệu
Hóa); núi Nuông, núi Quang Yên (Yên Định); hang núi Một (Cẩm Thủy); mái
5


đá Điều, mái đá Nước, hang Anh Rồ (Bá Thước); hang Con Moong (Thạch
Thành); di chỉ Đa Bút (Vĩnh Lộc),... Tại các di chỉ khảo cổ học này, người ta đã
phát hiện được các công cụ lao động của Người tối cổ được làm bằng đá, xương,
sừng, đồ gốm, vết tích của chài lưới,...
Với những phát hiện khảo cổ học nói trên đã chứng tỏ một điều rằng: trải
qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã xuất hiện và sinh sống trên địa bàn
Thanh Hóa. Sự hình thành và phát triển của người nguyên thủy và tổ chức xã hội
sơ khai ở đây gắn liền với các nền văn hóa cổ xưa trên lãnh thổ Việt Nam là: văn
hóa Sơn Vi, Hịa Bình, Bắc Sơn, Hoa Lộc. Đến thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, cư
dân ở đây đã bước vào thời đại kim khí.
3.1.2. Thanh Hóa thời Sơ sử
Thời kỳ sơ sử ở nước ta gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước
Văn Lang - Âu Lạc (từ thế kỉ VII đến thế kỷ II TCN). Cơ sở hình thành nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc của người Việt cổ gắn liền với nền văn hóa Đơng Sơn.
Văn hóa Đơng Sơn tập trung đậm đặc nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ. Di chỉ khảo cổ học tại làng cổ Đông Sơn thuộc phường Hàm
Rồng (T.P Thanh Hóa) đã cho thấy, vào giai đoạn này, nghề đúc đồng ở nước ta
nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng đã đạt đến đỉnh cao. Ngồi cơng cụ đồ đồng,
cư dân người Việt cổ đã bước đầu phát triển nghề luyện sắt, nghề nông nghiệp
trồng lúa nước. Tại các di chỉ khảo cổ học ở Thanh Hóa thời kì này đã cho thấy,
địa bàn phân bố của cư dân ở đây khá rộng từ vùng núi, trung du đến các huyện
đồng bằng ven biển. Như vậy, văn hóa Đơng Sơn đã góp phần xứng đáng là một
bộ phận hữu cơ không thể tách rời của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc. Thời đại
Hùng Vương, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân.

3.1.3.Thanh Hóa thời Bắc thuộc
Sau khi chiếm được Âu Lạc, năm 179 TCN, Triệu Đà chia nước ta thành
hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Dưới ách áp
bức bóc lột của nhà Triệu, âm mưu của phong kiến phương Bắc muốn biến nước
ta thành quận, huyện để sát nhập vào Trung Quốc. Năm 111TCN, nhà Hán đánh
bại Triệu Đà, đô hộ nước ta. Trước thời Hán, Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.
Thời Hán, quận Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Lương đổi Cửu Chân
thành Ái Châu.
Suốt thời kỳ Bắc thuộc, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa
chịu sự bóc lột, vơ vét tàn bạo và chính sách đồng hóa, đàn áp của các triều đại
phong kiến phương Bắc. Âm mưu của chính quyền đơ hộ phong kiến phương
Bắc muốn biến nước ta thành quận, huyện của chúng, biến dân tộc Việt thành
dân tộc Hán, biến người Việt thành người Hán. Tiêu biểu cho cuộc kháng chiến
chống lại chính sánh đơ hộ của phong kiến phương Bắc của nhân dân Thanh
Hóa thời Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, năm 248.
Dưới ách áp bức bóc lột và đồng hóa của các chính quyền phong kiến
phương Bắc. Nhân dân ta nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng đã vùng dậy
đấu tranh để bảo vệ nền độc lập.
6


Vào giữa thế kỉ thứ III sau CN, dưới ách thống trị và đơ hộ của nhà Ngơ,
ở Thanh Hóa đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Quê bà ở vùng núi Quân Yên,
xã Định Công (Yên Định). Bà là người phụ nữ có chí khí hơn người, có hoài bão
đánh giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước. Đêm đêm bà thường cùng
anh trai là Triệu Quốc Đạt vào rừng tập luyện quân sĩ, chuẩn bị khởi nghĩa. Mến
mộ Bà, nghĩa quân ngày đêm mài gươm luyện võ, chờ ngày nổi dậy. Trong dân
gian hiện nay vẫn còn những lời ca ngợi về bà:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”
Khi vừa tròn 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh trai hô hào nhân dân trong
vùng nổi dậy, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đây là một thung
lũng ở giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển, vừa là địa điểm quan trọng từ Giao Chỉ
vào Cửu Chân. Năm Mậu Thìn (248), một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân
Cửu Chân đã bùng nổ chống lại ách áp bức bóc lột của nhà nhà Ngơ. Lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa là Bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh) cùng anh trai là Triệu Quốc
Đạt. Cuộc khởi nghĩa được dân chúng “Cửu Chân” hưởng ứng nhiệt liệt và
nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều
trận, thế lực ngày càng mạnh, số quân tham gia có tới hàng vạn người. Các
thành ốc của nhà Ngơ ở đây mau chóng bị tan vỡ, quan lại đô hộ bỏ chốn hoặc
bị bắt, Thứ sử Giao Châu hoảng sợ phải bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngơ
phải thú nhận rằng: “Tồn thể Giao Châu chấn động”.
Vua Ngô hốt hoảng phải đưa Lục Dận, một tướng đã từng kinh qua trận
mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm Thứ sử Giao Châu. Lục Dận đem thêm 8.000
quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh, vừa đem của cải, chức tước ra
dụ dỗ, mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường chiến
đấu với giặc Ngô. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt với khoảng 30 trận đánh ở
khu vực Thanh Hóa. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt đã anh dũng hy sinh. Triệu
Thị Trinh thay anh chỉ huy nghĩa quân chiến đấu. Song, do tương quan lực
lượng quá chênh lệch, lực lượng nghĩa quân bị tiêu diệt dần, liệu thế không
chiến đấu nổi, bà đã hy sinh trên núi Tùng - Hậu Lộc.
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã khẳng định tinh thần yêu nước, bất
khuất sáng ngời của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc đấu tranh chống lại chính
sách đơ hộ và đồng hóa nước ta của phong kiến phương Bắc.
“Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh”
Sử sách đã ghi lại rằng: Mỗi lần chỉ huy quân ra trận, Bà Triệu thường
mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai

phong lẫm liệt. Qn Ngơ kinh hồng, bạt vía đã phải thốt lên rằng:
“Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt vua Bà khó”
7


Bà cịn nói lời khí phách nổi tiếng: “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
bằng sóng dữ, chém cá kình biển đơng, đánh đuổi giặc Ngơ, giành lại giang
sơn, cởi ách nô lệ, chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp...”.
3.1.4.Thanh Hóa trong thời kỳ Độc lập tự chủ (từ năm 905 đến 1858)
Bắt đầu từ thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến 1858), Thanh Hóa vẫn
thuộc Ái Châu. Đến thời nhà Lý đổi thành phủ Thanh Hóa, danh xưng Thanh
Hóa bắt đầu có từ đó (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa). Sau này, trải qua các
triều đại, có lúc Thanh Hóa được gọi là phủ, trấn, lộ, trại, thừa tun. Thậm chí
cái tên Thanh Hóa có từ thời nhà Lý cũng có lúc đổi thành Thanh Đơ, Tây Đơ,
Thanh Hóa. Năm 1802 gọi là trấn Thanh Hóa. Năm 1831 trấn Thanh Hóa được
đổi thành Tỉnh, bắt đầu gọi là Tỉnh Thanh Hóa. Năm 1841 lại đổi thành Tỉnh
Thanh Hóa.
3.1.4.1. Dương Đình Nghệ thay họ Khúc khôi phục quyền tự chủ vào thế kỉ
thứ X
Tháng 10 năm 930, nhà Nam Hán phát quân xâm lược nước ta. Quân đội
của Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng tan vỡ. Khúc Thừa Mỹ bị bắt đem về Quảng
Châu. Quân Nam Hán sau khi tiến vào nước ta đã nhanh chóng chiếm Đại La
(Hà Nội) nhưng chưa lập được bộ máy chính quyền cai trị. Các địa phương ở
nước ta lúc bấy giờ chính quyền vẫn do các hào trưởng và tướng lĩnh của họ
Khúc cai quản.
Không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán. Tháng 3, năm 931.
Dương Đình Nghệ, một tướng cũ của Khúc Thừa Dụ đem quân từ Ái Châu
(Thanh Hóa) tiến quân ra Giao Châu bao vây và tiến công thành Đại La, sào
huyệt của quân giặc. Vua Nam Hán sai Trình Bảo đem quân cứu viện. Nhưng

quân cứu viện chưa kịp đến, thì thành đã bị hạ. Tướng giặc giữ thành là Lý Tiến
chạy thốt thân về nước. Ơng lại đem qn đánh tan viện quân, giết Trình Bảo
ngay tại trận. Đất nước được giải phóng. Vua Nam Hán vơ cùng tức giận, nên
khi Lý Tiến vừa về đến Quảng Châu đã bị giết ngay.
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán kết thúc thắng lợi, mọi người suy
tơn Dương Đình Nghệ lên làm Tiết độ sứ. Ơng tiếp tục thi hành chính sách cải
cách của họ Khúc, thực hiện chính sự với khoan dung, giản dị để nhân dân vui
vẻ làm ăn. Chính sách cai trị của Dương Đình Nghệ đã góp phần quan trọng xây
dựng đất nước phát triển vững mạnh. Làm Tiết độ sứ được 6 năm, ông bị người
nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Cả nước phẫn nộ.
Từ Ái Châu, Ngô Quyền, một tướng cũ của Dương Đình Nghệ đã đem quân ra
Đại La giết tên phản bội Kiều Công Tiễn.
Ở Làng Giàng, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay thuộc T.P Thanh
Hóa) q hương của Dương Đình Nghệ hiện nay vẫn cịn đền thờ ông. Đền thờ
ông được xây dựng ngay bên bờ đê Sông Mã, phong cảnh rất đẹp và hữu tình.
Ngày mồng 5, tháng Chạp hàng năm ở đây có lễ tế tổ. Người làng Giàng tơn
Dương Đình Nghệ là ông tổ của làng.
3.1.4.2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa ( thế kỉ XV)
8


Đầu thế kỉ XV, nhà Minh xâm lược nước ta. Quân dân Đại Việt dưới sự
chỉ huy và lãnh đạo của Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân
Minh, nhưng thất bại. Năm 1407, Đại Việt rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo
của giặc Minh. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân cả
nước diễn ra sôi nổi. Tiểu biểu nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
đầu thế kỉ XV ở nước ta là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Lam Sơn (Thọ Xn - Thanh Hóa) lúc bấy giờ theo tên Nơm là "làng
Cham" thuộc huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa. Lam Sơn là quê hương của
người anh hùng Lê Lợi và là căn cứ buổi đầu của cuộc kháng chiến chống quân

Minh đầy gian khổ.
Năm 1416, Lê Lợi và 18 người đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai ở làng Mé,
cách Lam Sơn 10 km. Những người tham gia Hội thề đã nêu cao quyết tâm đoàn
kết đánh giặc Minh. Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là
“Bình Định Vương”, truyền “Hịch” kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước.
Lê Lợi cùng nghĩa quân đã chiến đấu ở Thanh Hóa 6 năm. Trong 6 năm
đầy gian khó ấy đã diễn ra ở đây các trận đánh lớn giữa ta và quân Minh như:
Lam Sơn, Mường Một (Thường Xn); Mường Chính, Bến Bổng (vùng thượng
du sơng Âm); Ba Lẫm, Kình Động, Úng Ải, Sách Khơi (Bá Thước); Đa Càng
(Thọ Xuân). Mùa Đông năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An theo kế sách
của Nguyễn Chích.
Như vậy, Thanh Hóa là địa bàn hoạt động đầu tiên của nghĩa quân Lam
Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Địa bàn này đã diễn ra
nhiều trận chiến đấu quyết liệt giữa quân ta với giặc Minh. Tuy nhiên, với tài
năng, uy tín của người đứng đầu là Lê Lợi và lịng u nước của nhân dân
Thanh Hóa đã đưa cuộc khởi nghĩa vượt qua thời kỳ đầu đầy gian khó, củng cố
căn cứ địa, khơng cho giặc đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa của quân ta.
Vượt qua thời kỳ đầu chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước
sang giai đoạn 2 (từ 10/1424 đến 8/1425). Thực hiện kế hoạch của Nguyễn
Chích phá vỡ thế bao vây của quân địch, tấn công mở rộng địa bàn hoạt động
xuống Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và giành được nhiều thắng lợi ở các trận
Bồ Đằng, Trà Lân...
Giai đoạn 3 (từ 1426 đến 1427), nghĩa quân Lam Sơn đã chủ động tấn
công ra Bắc, tiêu diệt quân giặc và giành được nhiều thắng lợi vang dội ở các
trận như: Tốt Động, Trúc Động, Chi Lăng - Xương Giang… Cuộc kháng chiến
chống giặc Minh của quân và dân ta sau mười năm trường kì gian khổ đến đây
đã giành được thắng lợi.
Thanh Hóa là nơi diễn ra giai đoạn đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, thời gian kéo dài và gian khổ nhất. Nhưng dưới sự chỉ huy và lãnh đạo tài
ba của Lê Lợi và nhiều tướng giỏi như: Lê Lai, Nguyễn Chích,… được sự ủng

hộ nhiệt tình của qn dân Thanh Hóa đã tạo tiền đề quan trọng cho cuộc kháng
chiến chống quân Minh giành thắng lợi ở những giai đoạn sau.
3.1.5. Thanh Hóa trong phong trào Cần vương
9


Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới Vương triều nhà
Nguyễn đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nhân cơ hội đó, tư
bản Pháp đã thực hiện kế hoạch xâm lược nước ta, nhằm biến Việt Nam trở
thành thuộc địa của Pháp. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã đổ
bộ lên bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. Với ưu
thế mạnh hơn ta về mọi mặt của một nước tư bản đang trên đà phát triển, sau
gần 30 năm xâm lược, tư bản Pháp đã biến nước ta từ một nước phong kiến độc
lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến vào cuối thế kỉ XIX.
Trước thái độ nhu nhược, đầu hàng thực dân Pháp của nhà Nguyễn.
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trong
khắp cả nước kéo dài suốt nửa sau thế kỉ XIX, tiêu biểu là phong trào Cần
vương. Sau cuộc nổi dậy không thành của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết
chỉ huy. Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn
thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Hưởng ứng chiếu Cần vương, quân và dân Thanh Hóa đã vùng dậy đấu
tranh chống thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu. Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ
trang chống Pháp diễn ra ở đây vào cuối thế kỉ XIX gây cho quân Pháp nhiều
khó khăn và bị tổn thất nặng nề.
3.1.5.1. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đặt dưới sự chỉ huy của Đinh Cơng Tráng,
Phạm Bành, Hồng Bật Đạt và một số tướng lĩnh khác. Căn cứ Ba Đình cách
huyện lỵ Nga Sơn 4 km. Phía Tây Bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng
trên địa bàn 3 làng: Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê (Nga Sơn). Chung
quanh căn cứ 3 làng là một lũy tre dày đặc. Vào mùa mưa, căn cứ này trông

như một hịn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mơng, tách biệt với các làng
khác trong khu vực.
Căn cứ này được gọi là Ba Đình vì ở mỗi làng có một cái đình. Từ làng
này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh
Công Tráng đã cho xây dựng một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre bao
bọc. Ở trong là một lớp thành đất cao 3m, chân rộng từ 8 đến 10m. Trên mặt
thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhão, rơm xếp vững chắc có những khe
hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400m, dài 1.200m. Phía
trong thành có hệ thống giao thơng hào dùng để vận chuyển lương thực và vận
động khi chiến đấu. Tại các nơi xung yếu đều có cơng sự vững chắc. Các hầm
chiến đấu được xây dựng theo hình chữ “Chi” nhằm hạn chế thương vong. Ở
mỗi làng, tại vị trí ngơi đình được xây dựng một đồn đóng quân. Thượng Thọ có
đồn Thượng, Mậu Thịnh có đồn Trung, Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể
hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc
lập.
Có thể nói rằng, căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến
tuyến phịng ngự quy mơ nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX.
Ngồi Ba Đình cịn có các căn cứ hỗ trợ như: căn cứ Phi Lai của Cao Điển, căn
cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.
10


Lực lượng nghĩa quân Ba Đình gồm khoảng 300 người, tuyển từ ba làng
và các vùng khác ở Thanh Hóa bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa
quân có 10 tốn. Về vũ khí, nghĩa qn tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo,
mác, cung, nỏ,... Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành
thắng lợi. Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tấn công các phủ, thành, huyện lỵ,
chặn đánh các đồn xe, các tốn qn lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
Ngày 12/3/1886, lợi dụng phiên chợ, nghĩa qn đã tấn cơng Tịa Cơng sứ
Thanh Hóa.

Từ ngày 18/12/1886 đến ngày 20/1/1887, quân Pháp đã điều 76 sĩ quan và
3.500 quân vây hãm rồi tiến đánh Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại
bác trong vịng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân
Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại kẻ thù đông gấp 12 lần,
được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại. Trong những trận chiến đấu vô cùng ác liệt
này, nghĩa quân đã mưu trí, dũng cảm, bám trụ từng tấc đất, đập tan nhiều cuộc
tấn công, gây tổn thất nặng nề cho quân đội Pháp, làm chấn động tinh thần binh
lính Pháp ở Việt Nam, là nổi lo sợ cho bọn Pháp ở chính quốc.
Tuy nhiên, vì lực lượng q nhỏ, không thể đương đầu với quân đội Pháp
vừa đông, vừa mạnh nên lực lượng của nghĩa quân Ba Đình bị thương vong rất
nhiều. Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn tồn, nghĩa qn Ba Đình đã mở con
đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao
nhằm củng cố lực lượng và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Đến sáng ngày 21/1/1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó,
qn Pháp đã triệt hạ hoàn toàn căn cứ này, chúng tiếp tục cho quân truy kích
nghĩa quân ở Mã Cao, Thung Voi, Thung Khoai và cuối cùng là tận miền Tây
Thanh Hóa nơi đóng quân của Cầm Bá Thước. Các thủ lĩnh như: Nguyễn Khế,
Hoàng Bật Đạt đã hi sinh; Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát; Đinh Công
Tráng chạy về Nghệ An, quân Pháp treo giải “cái đầu ông” với trị giá tiền
thưởng rất cao. Mùa hè năm 1887, vì tham tiền nên viên Lý trưởng làng Chính
An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Cơng Tráng. Cuộc khởi
nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao, nó thể
hiện lịng u nước, tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Thanh Hóa trong
Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Chính người Pháp đã phải thừa nhận rằng: “1886 - 1887, cuộc cơng hãm
Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và
làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất”.
3.1.5.2. Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1885-1892)
Hùng Lĩnh nay thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Trung tâm căn cứ là
các ngọn núi Cù Mông, Đa Bút của dãy Hùng Lĩnh. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là

Tống Duy Tân, quê ở Đông Biện (nay là Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc).
Ông vốn là người họ Nguyễn ở Tống Sơn (Hà Trung) nhưng sau đổi thành họ
Tống. Khi triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, để giữ chọn khí
tiết và thanh danh, ơng từ quan về quê dạy học và bí mật chuẩn bị kháng chiến,
tổ chức phục kích tiêu diệt giặc.
11


Trong hai ngày 8/11/1885 và ngày 22/12/1885, nghĩa quân đã đánh trả hai
cuộc tấn công của Pháp, tiêu diệt và làm bị thương nhiều quân địch, đáng chú ý
là trận Vân Đồn (Xuân Châu - Thọ Xuân). Quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc tấn
công lớn bằng cả đại bác vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân phải vượt qua
Vĩnh Lộc, Thạch Thành, rồi về Yên Định, đến Vạn Lại lập căn cứ phục kích
đánh giặc ở nhiều nơi như: Cầu Quan, Yên Thái (Nông Cống) khi chúng lên
đường rút về tỉnh lị.
Nhưng về sau, do bị quân Pháp tổ chức tấn công và bao vây, biết lực
lượng chưa đủ mạnh, Tống Duy Tân và Cao Điển cho nghĩa quân giải tán chờ cơ
hội. Tháng 9/1892, Tống Duy Tân trở về hang Nhâm Kỷ (Bá Thước) để xây
dựng căn cứ. Ngày 5/10/1892, Tống Duy Tân bị bắt ở hang Dong (Thiết Ống Bá Thước). Đến đây, cuộc khởi nghĩa kết thúc. Mặc dù bị thất bại nhưng cuộc
khởi nghĩa Hùng Lĩnh là một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần
vương ở Thanh Hóa cuối thế kỉ XIX. Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần
chiến đấu dũng cảm của qn và dân Thanh Hóa, cổ vũ lịng yêu nước của nhân
dân ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm qúi về chiến lược, chiến thuật trong
chiến tranh du kích chống Pháp ở khu vực trung du miền núi Thanh Hóa thời kì
này.
3.1.5.3. Cuộc khởi nghĩa của Hà Văn Mao
Hà Văn Mao là người dân tộc Mường, quê ở Điền Lư, châu Quan Hóa
(nay là Điền Lư - Bá Thước) - Người trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa mang
tên mình. Trung tâm của cuộc khởi nghĩa là Mường Khê, sau này mở rộng địa
bàn tới Thọ Xuân, Cẩm Thủy. Nghĩa quân đã chặn đánh nhiều cuộc hành quân

của quân Pháp và giành thắng lợi.
Tháng 11/1887, quân Pháp do thiếu tá Hen-Bơ-Boa và đại úy Pátxcan mở
cuộc tấn công vào nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch, ơng đã cho nghĩa
qn giải tán. Cịn với mình, để giữ chọn khí tiết, ơng đã vào rừng tuẩn tiết.
3.1.5.4. Cuộc khởi nghĩa của Cầm Bá Thước
Cầm Bá Thước là người dân tộc Thái, quê ở Mường Chiềng Bán, thuộc
tổng Trịnh Vạn (nay thuộc xã Vạn Xuân - Thường Xuân). Ông là người trực tiếp
chỉ huy và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Để tiến hành cuộc khởi nghĩa, Cầm Bá
Thước đã cho xây dựng căn cứ ở Trịnh Vạn, đây là vùng núi non hiểm trở ở
Thường Xuân. Tại đây, ông đã cho xây dựng một hệ thống đồn trại kiên cố, bố
trí giàn đá, lao gỗ, bãi chơng dọc theo núi cao, sông sâu. Sau này, mở rộng địa
bàn sang Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa, Quỳ Châu (Nghệ An).
Tháng 2/1894, Pháp đưa quân lên đóng rải rác ở đồn Cửa Đặt, Thổ Sơn,
Nhiên Trạm,… nhằm đè bẹp nghĩa quân. Để giành thế chủ động, sáng 6/2/1894,
Cầm Bá Thước cho quân tấn công quân Pháp, gây cho chúng nhiều tổn thất lớn.
Ngày 10/5/1895, do có tay sai dẫn đường, quân Pháp tổ chức tấn công với
quy mô lớn vào Hòn Bòng. Ngày 13/5/1895, Cầm Bá Thước đã bị sa vào tay
giặc, cuộc khởi nghĩa kết thúc.
3.1.6. Thanh Hóa trong thời kì 1930-1945
3.1.6.1. Sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản ở Thanh
12


Mùa Xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi ra đời, Xứ ủy
Bắc Kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức cộng sản ở Thanh Hóa. Được sự
chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Dỗn Chấp đã về Thanh Hóa bắt
mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện
Đơng Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xn và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản.
Cuối tháng 6/1930, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở làng Hàm
Hạ (Đông Tiến - Đông Sơn). Đầu tháng 7/1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở

Phúc Lộc (Thiệu Tiến - Thiệu Hóa).
Giữa tháng 7/1930, tại làng Yên Trường (Thọ Lập,Thọ Xuân), chi bộ cộng
sản thứ 3 ra đời. Như vậy, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, ở Thanh Hóa đã có
3 chi bộ cộng sản ra đời.
Ngày 29/7/1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Hội nghị thành lập
Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được tiến hành tại nhà đồng chí Lê
Văn Sĩ, làng Yên Trường (Thọ Lập - Thọ Xn) dưới sự chủ trì của đồng chí Lê
Dỗn Chấp.
Sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hóa đã chứng tỏ sự trưởng
thành về ý thức chính trị của quần chúng công nông. Từ đây, nhân dân Thanh
Hóa đã có một tổ chức cách mạng chân chính lãnh đạo. Sự kiện này đã mở ra
một thời kỳ phát triển mới của phong trào cách mạng trong tỉnh. Đảng bộ Đảng
Cộng sản ra đời ở Thanh Hóa đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự
phát triển của cách mạng tỉnh nhà.
3.1.6.2. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa năm 1945
Giữa tháng 8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không
điều kiện đã tạo ra điều kiện khách quan cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền ở Thanh Hóa mau chóng đi đến chín muồi. Trong lúc này, phong trào
cách mạng ở Thanh Hóa đang phát triển mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền sớm tại Hoằng Hóa đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân trong tỉnh nổi dậy giành
chính quyền.
Trước tình hình trên, Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị mở rộng vào ngày
14/8/1945, tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách
mạng trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân
nổi dậy giành chính quyền. Hội nghị đã quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa
và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc
được cử làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm
thời.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh tỉnh, quần
chúng nhân dân các huyện đã rầm rộ xuống đường khởi nghĩa giành chính

quyền. Ngày 18/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi tại các
huyện: Hậu lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc,
Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân. Chiều ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi ở Đơng Sơn. Ngày 20/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
thắng lợi ở Tĩnh Gia. Chiều 20/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tại thị
xã Thanh Hóa. Ngày 21/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Cẩm
13


Thủy. Đến hết ngày 21/8, về cơ bản, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở
Thanh Hóa đã giành thắng lợi. Đối với 6 châu miền núi, Tỉnh ủy chỉ đạo giành
chính quyền bằng phương pháp hịa bình.
Ngày 23/8/1945, trong khơng khí tưng bừng phấn khởi của hàng vạn nhân
dân thị xã Thanh Hóa và các huyện phụ cận, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm
thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh nhà. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền ở Thanh Hóa tháng Tám năm 1945 đã góp phần cùng với nhân dân cả
nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám, dẫn tới sự ra đời
của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi này đã đánh dấu bước phát
triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
3.1.7. Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu
nước (1945-1975)
3.1.7.1. Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, quân Đồng minh đã lũ lượt
kéo vào nước ta để giải giáp quân Nhật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh
Hóa, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã bắt tay vào xây dựng Thanh Hóa thành
hậu phương vững mạnh về mọi mặt, kịp thời cung cấp sức người, sức của cho
chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi
tình huống.
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hóa, Người đã

căn dặn: “Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu…Phải làm sao cho mọi
mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho
cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và
nhân dân Thanh Hóa đã quyết tâm xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương vững
mạnh về mọi mặt.
Về chính trị: Đảng bộ Thanh Hóa coi trọng cơng tác xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị, đặc biệt là khu vực miền núi, khu vực trọng yếu. Trong kháng
chiến chống Pháp, Đảng bộ Thanh Hóa đã tiến hành 4 kỳ Đại hội (Đại hội I1948, ĐH II-1949, ĐH III-1950, ĐH IV-1952). Qua các kỳ đại hội đã xác định
chủ trương, phương hướng, giải pháp để lãnh đạo toàn dân xây dựng và bảo vệ
hậu phương, chi viện cho cuộc kháng chiến.
Về kinh tế: Đảng bộ Thanh Hóa phát động toàn dân đẩy mạnh khai
hoang, chống thiên tai, xây dựng tổ đổi công, thực hiện giảm tô, thuế, cải cách
ruộng đất,…Các ngành thủ công nghiệp được mở rộng, xây dựng nhiều cơ sở
cơng nghiệp nhà nước.
Về văn hóa: Hoạt động văn hóa - nghệ thuật hướng vào xóa bỏ tàn dư văn
hóa phản động, lạc hậu. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới đã làm thay
đổi bộ mặt nơng thơn Thanh Hóa.
Về giáo dục: Tỉnh ủy phát động phong trào bình dân học vụ, mở rộng hệ
thống giáo dục phổ thơng các cấp. Năm 1953, tồn tỉnh đã có 453 trường phổ
thơng cấp I, 85 trường phổ thông cấp II, 3 trường phổ thông cấp III với hàng vạn
học sinh theo học ở các cấp.
14


Về y tế: Toàn tỉnh đã xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện khu vực
và hàng chục trạm xá cấp huyện.
Về quân sự: Tích cực xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện
tiêu thổ kháng chiến, rào làng kháng chiến, đào đắp chiến hào, xây dựng lực
lượng vũ trang, xây dựng các xưởng quân giới. Quân và dân Thanh Hóa cũng đã
đập tan mọi âm mưu phản động và phá hoại của kẻ thù khi quân Pháp mở những

cuộc đổ bộ tấn công ra hậu phương Thanh Hóa ở một số điểm như: Nga Sơn,
Hậu Lộc, Hịn Mê,… Điển hình là trận đánh chìm chiến hạm Ơ-đanh vin, diệt
200 viên sĩ quan và binh lính Pháp trên Biển Sầm Sơn.
Thanh Hóa làm nghĩa vụ hậu phương: Trong 9 năm kháng chiến chống
Pháp, Thanh Hóa đã giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, các đơn vị bộ đội, các
cơ quan Trung ương, các cơ quan khu 3, 4; bộ đội Lào; chi viện cho miền Nam
2 đại đội bộ đội; bổ sung bộ đội, thanh niên, dân công, thanh niên xung phong
cho các chiến trường trong cả nước. Thanh Hóa cung cấp cho các chiến trường
hàng vạn tấn thóc, muối. Lị cao kháng chiến (Hải Vân - Như Xuân) đã sản xuất
500 tấn gang phục vụ kháng chiến. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên phủ
1954, Thanh Hóa là tỉnh cung cấp nhiều nhất sức người, sức của cho chiến dịch
được toàn thắng.
Khi vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen
ngợi đồng bào và nhân dân Thanh Hóa: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng
Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng
có một phần vinh dự đến đó”.
3.1.7. 2. Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
*Thanh Hóa xây dựng hậu phương
Trong nơng nghiệp: Cùng với khắc phục hậu quả chiến tranh, Tỉnh ủy
lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân toàn tỉnh hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục
phát triển kinh tế, tiến hành cải tạo và xây dựng CNXH. Năm 1960, toàn tỉnh đã
xây dựng 4.930 hợp tác xã nông nghiệp, đưa 91% nông dân vào làm ăn tập thể.
Trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện phong trào thi đua “5 tấn thóc, 2 con
lợn trên 1 ha gieo trồng”. Các hợp tác xã Thắng Lợi, Xuân Thành, Đông Phương
Hồng, Yên Trường, Khoan Hồng là những đơn vị điển hình tiên tiến về năng
suất lúa và cây trồng.
Trong lĩnh vực công nghiệp - thủ cơng nghiệp: Tồn tỉnh đã xây dựng
được 106 xí nghiệp quốc doanh, 1.241 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp. Xuất
hiện nhiều điển hình tiên tiến như: Hợp tác xã Yên Trường, Kim Ngọc, Liên
Hải, xí nghiệp Cơ khí Thành Công, Nông trường Sao Vàng, Nông trường Phúc

Do…
Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Tỉnh đã xây dựng đường 217B,
đường 15C, xây dựng cầu Hàm Rồng, nâng cấp đường 15A, đường 1A, nạo vét
kênh mương...
Trong lĩnh vực giáo dục, toàn tỉnh xây dựng được 598 trường cấp I, 293
trường cấp II, 13 trường phổ thông cấp III với 256.688 học sinh, 74% đồng bào
15


các dân tộc, 95% đồng bào miền xuôi biết đọc, biết viết. Tồn tỉnh có hàng vạn
người tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp và sơ cấp.
*Thanh Hóa trong chiến đấu
Trong khi Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đang nỗ lực thi đua hoàn thành
kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Ngày 5/8/1964, máy bay giặc Mĩ
xâm phạm vùng trời Thanh Hóa. Quân dân các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa,
Đồn Cơng an 74, bộ đội Hải quân đã chiến đấu dũng cảm bắn rơi 2 máy bay của
giặc Mĩ, làm nên chiến thắng Lạch Trường (Hoằng Hóa) oanh liệt, mở đầu cho
cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc
Mĩ. Mặc dù bị thất bại nặng nề trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền
Nam, nhưng đế quốc Mĩ vẫn ngoan cố tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh Việt
Nam. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa nửa triệu quân
vào miền Nam và tiến hành mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng
không quân, hải quân. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Hóa là địa bàn
chiến lược trọng yếu, kho dự trữ chiến lược về người và của cung cấp cho chiến
trường miền Nam, chiến trường hai nước bạn Lào, Campuchia nên đế quốc Mĩ
gia tăng đánh phá.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa, quân dân trong tỉnh tích cực
xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, quyết tâm đánh thắng mọi cuộc tiến
công phá hoại của giặc Mĩ, bảo vệ quê hương, bảo vệ các tuyến đường giao
thông huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Trong hai ngày 3, 4 tháng

4/1965, giặc Mĩ cho hàng trăm lượt máy bay đánh phá Thanh Hóa mà trọng
điểm là cầu Lèn, cầu Hàm Rồng. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, trong
hai ngày, quân và dân Hàm Rồng - Thanh Hóa đã bắn rơi 47 máy bay, bắt sống
nhiều giặc lái. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng bên bờ sơng
Mã anh hùng.
Thi đua với quân dân Hàm Rồng, các địa phương trong tỉnh đã sáng tạo
nhiều phương pháp đánh địch, lập công xuất sắc, tiêu biểu là quân dân xã Minh
Khôi, xã Phú Lệ, xã Quảng Tường, Trung đội dân quân nữ Hoa Lộc, Tiểu đội
dân quân nữ xã Thanh Thủy, Trung đội Lão dân quân Hoằng Trường,… Tính
đến ngày 1-11-1968, quân và dân Thanh Hóa đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy
và bắn chìm 31 tàu chiến giặc Mĩ.
Cuối năm 1971, đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ra
miền Bắc. Quân và dân Thanh Hóa mà tiêu biểu là quân dân khu vực Hàm
Rồng, Sao Vàng, đảo Mê, đảo Nẹ, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Như
Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Quan Hóa,... dũng cảm bắn rơi 92 máy bay phản
lực (trong đó có 2 chiếc B52), bắn chìm và bắn cháy 25 tàu chiến Mĩ. Với thắng
lợi của quân dân Thanh Hóa nói riêng, quân và dân cả nước nói chung, buộc đế
quốc Mĩ phải ký kết Hiệp định Pa-ri (1/1973) rút quân về nước, tạo ra yếu tố
thời cơ thuận lợi để quân và dân cả nước tiến lên giải phóng hồn tồn miền
Nam.
*Thanh Hóa chi viện cho tiền tuyến miền Nam
16


Cùng với công cuộc xây dựng, bảo vệ hậu phương, qn và dân Thanh
Hóa cịn làm vai trị nghĩa vụ hậu phương chi viện sức người, sức của cho tiền
tuyến miền Nam đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
Thanh Hóa, các phong trào thi đua “Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng
thiếu một người”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Sản
xuất giỏi, chiến đấu giỏi, giao thông - vận tải giỏi”,... Qn và dân tồn tỉnh đã

tích cực chi viện cao nhất cho các chiến trường A, B, C, K... góp phần to lớn
cùng quân dân cả nước giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
Đặc biệt trong chiến dịch thần tốc giải phóng miền Nam mùa Xuân 1975,
Thanh Hóa đã huy động gần 21 ngàn thanh niên, 21 tiểu đoàn bộ đội địa phương
hành quân thần tốc tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền
Nam. Đối với tỉnh Quảng Nam kết nghĩa, Thanh Hóa đã chi viện Tiểu đồn đặc
cơng Lam Sơn và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ vào chiến đấu và giải phóng Quảng
Nam - Đà Nẵng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Hóa tự hào đã hồn thành xuất
sắc hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là (xây dựng CNXH và
đấu tranh chống xâm lược của đế quốc Mĩ) đã tạo nên những chiến công hào
hùng, oanh liệt, góp phần to lớn cùng nhân dân cả nước làm nên đại thắng mùa
Xuân (1975) giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
3.1.8.Thanh Hóa thực hiện cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế (19862015)
3.1.8.1.Thanh Hóa thực hiện công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt
được (1986-1996)
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
( 12/1986) đã chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước một cách đồng
bộ và tồn diện. Thực hiện cơng cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái
thi đua lập những thành tích mới trong sản xuất. Sau 10 năm thực hiện đường lối
đổi mới, Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tếxã hội, giáo dục, y tế, quốc phịng - an ninh…
Trong nơng nghiệp: thực hiện chính sách “khoán hộ” nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp. Sau 10 năm đổi mới, Thanh Hóa đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ về sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực quy
thóc năm (1986-1990) trong tỉnh đạt 794 tấn/năm, 1994 là 924 tấn/năm. Năm
1995, Thanh Hóa đạt 1 triệu tấn lương thực. Thanh Hóa đã chấm dứt được căn
bệnh thiếu lương thực, trở thành 1 trong 5 tỉnh của cả nước đạt 1 triệu tấn lương
thực. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm củng tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng
được nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh.

Công nghiệp chế biến: được chú ý đầu tư xây dựng, nhiều nhà máy sản
xuất công nghiệp chế biến được xây dựng vào thời kỳ này như: Nhà máy giấy
Mục Sơn, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy thuốc lá Lotaba…

17


Ngành giao thông vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế dịch vụ, tài
chính, ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu
cho đời sống nhân dân.
Giáo dục và Đào tạo: cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Số lượng
giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày một tăng. Đặc biệt hằng năm, trong
các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế, Thanh Hóa ln được xếp vào tốp
đứng đầu cả nước. Năm học 1995-1996, thành tích đội tuyển thi HSG Quốc gia
các mơn văn hóa, Thanh Hóa xếp thứ Nhất toàn quốc. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào
các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hằng năm đều tăng rõ
rệt. Cơ sở vật chất phục vụ dạy-học được chú trọng. Mạng lưới trường lớp
không ngừng được mở rộng và từng bước kiên cố hóa. Giáo dục khu vực miền
núi được quan tâm và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất
lượng.
Lĩnh vực Y tế: với nhiều hoạt động chăm lo sức khỏe cho nhân dân được
quan tâm. Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, trạm y tế tuyến xã được mở rộng và
nâng cấp. Số giường bệnh tăng lên, tỉnh cũng đầu tư nguồn vốn lớn để từng
bước hiện đại hóa ngành y tế. Đội ngũ y tá, bác sỹ ngày một tăng phục vụ tốt
hơn cho nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Y tế Thanh Hóa đã góp phần
tích cực trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, vận động kế hoạch hóa gia đình.
Lĩnh vực văn hóa - thể dục thể thao: cũng đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ. Hoạt động văn hóa - văn nghệ luôn chú trọng tuyên truyền chủ trương
đường lối của Đảng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các hoạt động
đền ơn đáp nghĩa, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các tượng đài, nghĩa trang

liệt sĩ được quan tâm để giáo dục truyền thống đạo lí của dân tộc.
3.1.8.2.Thanh Hóa thực hiện cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế (19962015)
Thực hiện Nghị quyết đề ra của Đảng bộ tỉnh thông qua các kì Đại hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã
nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thách thức, thực hiện sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, tồn diện trên các lĩnh vực sau:
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nhiều chỉ
tiêu quan trọng đề ra của Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch
đề ra. Quy mô nền kinh tế và năng lực sản xuất không ngừng phát triển. GDP
thời kì 1996 -2000 tăng bình quân 7,3%, thời kì 2001 - 2005 tăng 9,1%, thời kì
2006 - 2010 tăng 11,3%, thời kì 2010 - 2015, GDP tăng gấp 1,7 lần. Năm 2010,
thu nhập GDP của Thanh Hóa đứng thứ 8 cả nước, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung
Bộ. Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng nơng - lâm ngư trong GDP liên tục giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, du lịch
liên tục tăng. So với năm 2010, đến 2015 tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ
24,2% xuống cịn 17,6%, tỷ trọng ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 41,4%
lên 42%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 34,4% lên 40,4%.
18


Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng gấp 2,1 lần năm 2005. Năm
2015, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 33.900 tỷ đồng, tăng gấp 1,94 lần
năm 2010. Cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng được tăng cường, Thanh Hóa
đã xây dựng và đưa vào sản xuất nhà máy Xi măng Nghi Sơn (giai đoạn I và II),
các dây chuyền sản xuất Xi măng Bỉm Sơn, nhà máy Xi măng Công Thanh, các
cơ sở sản xuất gạch tuy nen, gạch ceramic, nhà máy cán thép, dây chuyền sản
xuất que hàn, Nhà máy sản xuất TAGS Hoằng Hóa, nhà máy Đường Nơng
Cống, nhà máy Đường Việt - Đài, nhà máy sản xuất Đường Lam Sơn, các cơ sở
chế biến bột sắn, tinh bột ngơ, các xí nghiệp may mặc, các xí nghiệp sản xuất
bánh kẹo, cơ sở sản xuất giày xuất khẩu, quạt điện, bao bì, bia và nước giải

khát,... Trong những năm 2006 - 2013, khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn được xây
dựng, phát triển, thu hút nhiều dự án đầu tư quan trọng, trong đó có Dự án Lọc
hóa dầu Nghi Sơn theo kế hoạch xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Sản xuất nông nghiệp: đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống kênh
mương được kiên cố hóa, đập Bái Thượng vcà hệ thống thủy nơng sơng Chu
được nâng cấp. Cơng trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đặt khánh thành và đưa vào
hoạt động, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, phịng trừ sâu bệnh, hình
thành các trang trại và mơ hình chăn ni cơng nghiệp, thực hiện các dự án nuôi
trồng thủy hải sản nước lợ, xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng cá và các cơ sở
chế biến xuất khẩu đem lại hiệu quả cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới
đạt được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi.
Dịch vụ, thương mại và du lịch: phát triển nhanh cả về quy mơ và loại
hình. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 11,9%. Năm 2015, giá trị sản
xuất ước đạt 20.506 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2010. Xuất hiện nhiều loại
hình dịch vụ mới như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thơng,…hình
thành nhiều trung tâm thương mại và siêu thị. Năm 2013, khánh thành Cảng
Hàng không Thọ Xuân và khai trương đường bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh,
tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Từ năm 2011 2015, tỉnh đã thu hút 509 dự án đầu tư (25 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký
92.371 tỷ đồng và 2.945,4 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI lên 57 dự án với
tổng mức đăng ký 12.605 triệu USD, đứng thứ 6 cả nước.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội: có nhiều chuyển biến tiến bộ. An sinh xã hội
được chăm lo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hoạt
động khoa học cơng nghệ có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục được nâng lên,
đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. Thanh Hóa ln nằm trong tốp các tỉnh dẫn đầu
của cả nước về số lượng học sinh thi đậu vào các trường đại học, học sinh giỏi
quốc gia, quốc tế. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày càng
tốt hơn, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các hoạt động văn hóa có nhiều chuyển
biến, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ
văn hóa của nhân dân. Thể dục, thể thao phát triển sâu rộng, thể thao thành tích

cao ln trong tốp đầu cả nước. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,75%/ năm.
19


Quốc phòng - An ninh: được tăng cường, các nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Chính trị được giữ vững ổn định, trật
tự xã hội được bảo đảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thành công. Công tác đối ngoại được quan
tâm đã mang lại hiệu quả tích cực. Hợp tác toàn diện với tỉnh Hủa Phăn (Lào)
được tăng cường, củng cố. Thanh Hóa cịn mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều
nước và các tổ chức quốc tế.
Đảng và hệ thống chính trị: được xây dựng vững chắc, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm quý trong lãnh đạo, quản lý, điều hành. Đáp ứng được yêu
cầu xây dựng bảo vệ quê hương trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đảng bộ tỉnh đã thực hiện tốt và có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03 của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân có nhiều đổi mới; hiệu lực, hiệu quả điều hành của Ủy
ban nhân dân các cấp được nâng lên.
Hơn 8 thập kỉ xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Thanh Hóa dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang tích cực cùng nhân dân tỉnh
nhà “Phát huy truyền thống quê hương Thanh Hóa anh hùng, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế
- xã hội, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến”, xây
dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong
muốn khi Người về thăm.
3.1.9. Thực hiện kế hoạch giảng dạy chuyên đề này ở trường THPT
Như Thanh

Dựa trên cơ sở cấu trúc chương trình dạy học lịch sử ở trường THPT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như hiện nay. Nhóm chun mơn của chúng
tơi đã xây dựng kế hoạch dạy học cho chuyên đề này ở 3 khối lớp như sau:
Khối 10: 1tiết/năm học, chúng tôi đã chọn phần lịch sử địa phương Thanh
Hóa thời cổ - trung đại để dạy cho học sinh với 2 nội dung chính.
Phần 1: Giới thiệu khái quát những nét chính về lịch sử Thanh Hóa thời
cổ - trung đại.
Phần 2: Giới thiệu cho các em những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu. Vì cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra ở cả khu vực núi Nưa, giáp danh giữa
3 huyện Như Thanh, Triệu Sơn và Nông Cống. Ở khu vực này hiện cịn rất nhiều
giai thoại và di tích lịch sử văn hóa nói về Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa chống
quân Ngô thế kỉ III SCN. Tuy nhiên, nếu giáo viên không giới thiệu về cuộc
khởi nghĩa Bà Triệu thì cũng có thể giới thiệu về cuộc kháng chiến chống quân
Nam Hán của Dương Đình Nghệ, hoặc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nhưng do thời gian có hạn, giáo viên chỉ lựa chọn giới thiệu được một
trong ba cuộc khởi nghĩa hoặc kháng chiến tiêu biểu trên.

20


Khối 11: 1 tiết/ năm học, chúng tôi đã chọn phần lịch sử Thanh Hóa thời
cận đại, giới thiệu những nét chính về phong trào Cần vương ở Thanh Hóa vào
cuối thế kỉ XIX để dạy cho học sinh.
Khối 12: 2 tiết/năm học, chúng tôi đã chọn phần lịch sử Thanh Hóa thời
hiện đại để dạy cho học sinh. Tiết 1, chúng tơi dạy phần lịch sử Thanh Hóa
(1930-1954). Tiết 2, chúng tơi dạy phần Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ và Thanh Hóa sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ dạy những nét cơ bản và
trọng tâm nhất về lịch sử địa phương Thanh Hóa để các em có sự đối chiếu, so
sánh với dịng chảy của lịch sử dân tộc.

3.2. Xây dựng chuyên đề số 2: Một số di tích khảo cổ học - di tích lịch sử di tích cách mạng tiêu biểu ở Thanh Hóa
3.2.1. Di tích khảo cổ học
Núi Đọ: Núi Đọ thuộc địa phận hai xã Thiệu Tân, Thiệu Khánh, huyện
Thiệu Hóa. Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra di chỉ này,
tìm thấy ở đây có nhiều di vật (mảnh tước, hạch đá, trốp pơ, rìu tay,…). Với
những hiện vật này, có thể chứng minh được Người tối cổ đã có mặt ở đây cách
ngày nay hàng chục vạn năm. Di chỉ núi Đọ thuộc sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam.
Vùng đất cổ Thanh Hóa rất tự hào vì nơi đây là một trong những cái nôi xuất
hiện con người trên lãnh thổ nước ta.
Hang Con Moong: Hang Con Moong thuộc địa phận xã Thành Yên,
huyện Thạch Thành. Đây là di chỉ khảo cổ học thời đại đá cũ. Hang Con Moong
có tầng văn hóa dày, chứa đựng dấu vết văn hóa vật chất của ba nền văn hóa:
Sơn Vi, Bắc Sơn, Hịa Bình, phát triển liên tục trong thời đại đá mới. Lớp dưới
cùng là những di vật tiêu biểu cho văn hóa Sơn Vi thuộc (hậu kỳ đá cũ). Lớp
giữa là những di vật thuộc niên đại văn hóa Hịa Bình. Lớp trên cùng thuộc niên
đại văn hóa Bắc Sơn (thời đại đá mới). Đây là di chỉ khảo cổ học tiêu biểu cho
sự phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ thời đại đá cũ đến sơ kỳ thời đại
đá mới ở Việt Nam.
Đa Bút: Di chỉ khảo cổ học Đa Bút thuộc địa phận xã Vĩnh Tân, huyện
Vĩnh Lộc. Đây là di chỉ khảo cổ học thuộc thời đại đá mới, có niên đại khoảng
(6.000 - 7.000 năm). Các di vật phát hiện đồ đá, đồ gốm ở đây mang đặc trưng
văn hóa tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của thời đại đá mới ở Việt Nam.
Tên Đa Bút đã thành tên gọi của một nền văn hóa khảo cổ học "Văn hóa Đa
Bút".
Hoa Lộc: Di tích khảo cổ học Hoa Lộc thuộc xã Hoa Lộc, huyện Hậu
Lộc. Tên di tích này đã thành tên gọi văn hóa Hoa Lộc. Các di tích văn hóa này
được phát hiện chủ yếu vùng ven biển thuộc huyện Hậu Lộc. Văn hóa Hoa Lộc
có niên đại khoảng 4.000 năm thuộc sơ kỳ thời đại kim khí. Các di vật của văn
hóa này như đồ đá, đồ gốm đều có đặc trưng văn hóa riêng thể hiện sự phát triển
cao hơn những nền văn hóa trước đó tìm thấy ở Thanh Hóa. Văn hóa Hoa Lộc

có mối liên hệ với các nền văn hóa khác ở vùng biển Việt Nam và cả ở vùng
châu thổ sông Hồng.
21


Đơng Sơn: Di tích khảo cổ học Đơng Sơn được phát hiện ở làng cổ Đông
Sơn, phường Hàm Rồng (T.P Thanh Hóa). Di tích này được phát hiện vào năm
1924, và được đặt tên cho một nền văn hóa cổ - Văn hóa Đơng Sơn. Thanh Hóa
là nơi phát hiện nhiều di tích nhất của văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam. Di vật tiêu
biểu cho văn hóa Đơng Sơn là trống đồng Đông Sơn với nhiều loại khác nhau đã
phản ánh đầy đủ và sinh động đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người
Việt cổ sinh sống ở nước ta trước thời Hùng Vương dựng nước.
3.2.2. Những di tích lịch sử tiêu biểu
Thanh Hố có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa độc đáo.
Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hố có 1.535 di tích, trong đó có
134 di tích được xếp hạng Quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp Tỉnh với các di
tích nổi tiếng như: Khu di tích Bà Triệu, Lê Hồn, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba
Đình, Hàm Rồng...đã khẳng định xứ Thanh là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Lăng và đền Bà Triệu: Xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc.....
Đền thờ Lê Hồn: Thơn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân....
Thành Nhà Hồ: Thuộc hai xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc...
Khu Lam Sơn - Lam Kinh: Lam Sơn thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ
Xn.....
Khu di tích lịch sử Ba Đình: (Nga Sơn)
Nội dung được trình bày ở phần phụ lục
3.2.3. Một số di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến tiêu biểu
3.2.3.1. Chiến khu Ngọc Trạo:
Chiến khu và đội du kích ngọc Trạo được thành lập ngày 19/9/1941, tại
làng Ngọc Trạo, tổng Trạc Nhật (nay là xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành).
Chiến khu và đội du kích Ngọc Trạo được thành lập ngày 19/9/1941, tại làng

Ngọc Trạo, tổng Trạc Nhật, nay là xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành. Đây là
căn cứ địa cách mạng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa. Tại nơi đây, lực lượng vũ trang
tập trung đầu tiên đã ra đời. Ngay khi mới thành lập, chiến khu và đội du kích
Ngọc Trạo đã mau chóng có ảnh hưởng và lan rộng ra toàn tỉnh. Số đội viên du
kích khi mới thành lập có 21 người, đến cuối tháng 9/1941, quân số đã lên tới 40
đội viên, rồi lên 80 người. Tháng 10/1941, địch khủng bố, đội chuyển về căn cứ
Cẩm Bào (Vĩnh Long - Vĩnh Lộc) và sau đó phân tán đi các nơi hoạt động.
Đồng chí Nguyễn Văn Hinh chỉ huy đội du kích và nhiều chiến sĩ đã chiến đấu
dũng cảm và anh dũng hy sinh.
3.2.3.2. Lị cao kháng chiến Hải Vân - Kỳ tích trong hang núi:
Lò cao kháng chiến Hải Vân được đặt tại hang Đồng Mười, xã Hải Vân,
huyện Như Xuân (nay là huyện Như Thanh). Cách thành phố Thanh Hóa chừng
40 km về phía Tây Nam, Lị cao kháng chiến Hải Vân được đặt tại hang Đồng
Mười, xã Hải Vân, huyện Như Xuân (nay là huyện Như Thanh). Đây là di tích
lịch sử cách mạng quan trọng được xây dựng bằng tinh thần lao động sáng tạo,
quả cảm của quân và dân ta, góp phần làm nên chiến thắng trước kẻ thù hùng
mạnh.
22


Năm 1949, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Trung ương
Đảng và Bác Hồ quyết định giao cho ngành qn giới xây dựng lị cao nhanh
chóng sản xuất gang để chế tạo vũ khí. Tại thung lũng Đồng Mười của huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa (nay là huyện Như Thanh), lò cao đầu tiên được xây
dựng với ký hiệu NX1. Tiếp đó là lị cao NX2 có tính chất thử nghiệm với công
suất nhỏ hơn cũng được xây dựng. Chỉ sau 2 năm, lò cao NX1 và NX2 đã sản
xuất và cung cấp được gần 200 tấn gang cho cơng binh xưởng ở Khu 4 chế tạo
vũ khí, phục vụ cho các chiến trường đánh Pháp.
Giữa lúc lò cao NX1 và NX2 đang hoạt động thì thực dân Pháp phát hiện,
chúng đã cho máy bay ném bom oanh tạc nhằm triệt phá lò cao. Dưới sự chỉ đạo

của Cục Quân giới và trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực địa, Ban Giám đốc đã
có một quyết định táo bạo là xây dựng một lò cao trong hang núi cách vị trí cũ
khoảng 2 km. Bằng ý chí và nghị lực sáng tạo của đội ngũ kỹ sư và cơng nhân,
cuối cùng lị cao có dung tích 8,3m3, cao 13m, có tên gọi NX3 được lắp đặt hồn
chỉnh trong lòng hang núi đá Đồng Mười, mỗi ngày sản xuất được trên 3 tấn
gang. Việc lắp đặt thành công lò cao NX3 đi vào vận hành và sản xuất ổn định
cũng đúng vào lúc quân và dân ta vừa làm nên chiến thắng to lớn tại đèo Hải
Vân. Vì vậy, cấp trên đã quyết định cho đổi tên lò cao NX3 thành Lò cao kháng
chiến Hải Vân. Cuối năm 1953 và năm 1954, Lò cao kháng chiến Hải Vân đã
sản xuất hơn 400 tấn gang, kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất vũ khi như mìn,
lựu đạn, súng cối, chảo, nồi quân dụng phục vụ cho các chiến trường.
Những đóng góp của lị cao kháng chiến Hải Vân trong việc sản xuất gang
phục vụ các chiến trường đánh Pháp đã giúp quân và dân ta làm nên thắng lợi
của cuộc kháng chiến trường kì. Nhân dân Thanh Hóa nói chung, nhân dân
huyện Như Thanh hơm nay rất đổi tự hào về lò cao kháng chiến Hải Vân - một
kỳ tích lịch sử về tinh thần lao động sáng tạo và hăng say của người dân xứ
Thanh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
3.2.3.3. Chiến tích Hàm Rồng - Nam Ngạn:
Khu vực Hàm Rồng, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.
Đây là di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Di tích này đã
được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tại nơi đây, quân và dân Thanh
Hóa đã bắn rơi trên 100 máy bay các loại của đế quốc Mĩ. Nhiều người nước
ngoài đã đánh giá “Cầu Hàm Rồng là một tượng trưng trước toàn thế giới về sự
thất bại trong chính sách hiếu chiến của đế quốc Mĩ”.
Nơi đây hiện cịn lại nhiều di tích, tiêu biểu là sườn núi Cảnh Tiên được
quân dân lấy đá xếp thành chữ Quyết Thắng. Những tấm gương chiến đấu anh
dũng đã xuất hiện như anh hùng Ngô Thị Tuyển, nhiều đơn vị anh hùng khác đã
được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ. Tính đến năm 1972, đã có tới 106 máy bay Mĩ, cả B52 bị bắn rơi ở khu vực
này. Bác Hồ nhiều lần gửi thư khen ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân

và dân Hàm Rồng - Nam Ngạn.
3.2.4. Thực hiện kế hoạch giảng dạy chuyên đề này ở trường THPT Như
Thanh
23


Dựa trên cơ sở cấu trúc chương trình dạy học lịch sử ở trường THPT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như hiện nay. Nhóm chun mơn của chúng
tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề này cho 2 khối lớp như sau:
Khối 10: 1tiết/năm học, chúng tơi có thể chọn nội dung giảng dạy "Một
số di tích khảo cổ học - di tích lịch sử" tiêu biểu ở Thanh Hóa để giảng dạy cho
từng lớp khác nhau để học sinh hiểu về lịch sử Thanh Hóa sâu sắc hơn.
Khối 12: 2 tiết/năm học, chúng tơi có thể chọn nội dung giảng dạy "Một
số di tích cách mạng tiêu biểu ở Thanh Hóa" để giảng dạy cho từng lớp khác
nhau để học sinh hiểu về lịch sử Thanh Hóa một cách đa chiều hơn.
3.3. Xây dựng chuyên đề số 3: Một số thắng cảnh lịch sử tiêu biểu của
Thanh Hóa
Trong một tác phẩm viết về Lý Thường kiệt, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã
nhận định “Trong cả nước Việt Nam, khơng có nơi nào có nhiều cảnh đẹp như ở
Thanh Hóa”. Chúng ta có thể điểm qua một số thắng cảnh tiêu biểu của xứ
Thanh đã rất quen thuộc với con người và mảnh đất nơi đây.
3.3.1. Thắng tích Hàm Rồng
Hàm Rồng cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 4 km, ở dọc trục đường
Quốc lộ 1 A. Thắng tích Hàm Rồng là một khu quần thể gồm núi, sơng kỳ thú
sơn - thủy hữu tình. Núi Rồng là một dãy núi bao gồm nhiều ngọn, chạy dọc bờ
Nam sơng Mã, có hình dáng con Rồng theo trí tưởng tượng dân gian. Trên núi
Rồng có động Long Quang hay còn gọi là hang Mắt Rồng xuyên từ bên này
sang bên kia như một đôi mắt. Trước cảnh đẹp mê hồn này, nhiều nhà thơ đã đến
đây thưởng ngoạn và làm thơ ca ngợi như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Lê Thánh
Tông, Nguyễn Trãi, Tản Đà...

Núi voi có nhiều hang động, cảnh đẹp, thạch nhũ tạo nên nhiều hình dáng
kỳ thú được xem là những cảnh địa ngục, cảnh thủy cung, hội hè, cảnh trai gái
tự tình... Núi Nít, cịn có tên (núi Ngọc), là hịn Hỏa Châu Phong, vì trơng như
cột lửa phụt lên tự lịng đất. Núi này ở bờ Bắc sông Mã, đối diện với núi Rồng
bờ Nam. Đi qua vùng này, không mấy ai không nhớ đến những câu ca dao cổ ca
ngợi thắng cảnh núi Rồng - sơng Mã:
“Chín mươi chín ngọn bên Đơng
Cịn một ngọn Nít sang sơng chưa về”
“Thanh Hóa thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt Ngọc, Hạc bơi chân Thành ...”
Phía Tây cịn nhiều núi có hình kỳ thú như: Núi Ngũ Hoa Phong giống 5
bông hoa, núi Mẹ - núi Con giống hai quả trứng, núi Tả An như người đàn ông
ngủ, núi con Mèo, núi Cánh Tiên...
Cầu treo Hàm Rồng bắc qua sông Mã được xây dựng năm (1904) đã làm
tôn thêm vẻ đẹp của Hàm Rồng. Thi sĩ Tản Đà đã cảm tác nhớ mong (thơ 1933)
như sau:
“Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lịng khơi khy
Từ ta trở lại Sơn Tây
24


Con đường Nam - Bắc ít ngày vãng lai
Sơn cầu cịn đó chưa phai?
Non xanh cịn đối? Sơng dài cịn sâu?
Cịn thuyền đánh cá bng câu?
Cịn xe lửa chạy trên cầu như xưa?”
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Hàm Rồng nổi tiếng với nhiều chiến
công oanh liệt. Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ là một khu du lịch văn hóa
- lịch sử - sinh thái hấp dẫn của Thanh Hóa đang được tỉnh nhà đầu tư xây dựng

với một nguồn kinh phí khá lớn.
3.3.2. Động Bích Đào (hang Từ Thức)
Động Bích Đào hay cịn được gọi (hang Từ Thức), thuộc xã Nga Thiện
(Nga Sơn). Theo các câu chuyện cổ tích, nơi đây đã từng diễn ra câu chuyện gặp
gỡ tiên - trần giữa Từ Thức và Giáng Hương. Cảnh trí nơi đây rất đẹp, trong
hang có nhiều thạch nhũ tạo thành các hình phường bát âm, tranh ảnh, bàn cờ,
áo mũ, bàn tay Từ Thức - Giáng Hương. Có non bộ, măng đá, cây vàng, đào
tiên... có đường “lên trời”, đường xuống “âm phủ”.
Trong sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã viết truyện này. Sau đó
Lê Khắc viết tập truyện Nôm Từ Thức tiên hôn. Nhiều văn nhân, học giả trong
nước đã tới đây để thăm động và làm thơ, tiêu biểu là bài thơ “Đề Bích Đào
động” của Lê Q Đơn.
“Mờ mịt thần tiên ngất dặm dương
Bích Đào động cũ dấu thê lương
Áo gai phiêu bạt thân Từ Thức
Mây nước già dăm mặt Giáng Hương
Trống đá nghe khua lay động sớm
Sương thu chăng đượm cát sa trường
Thiên Thai bao kẻ từng xây mộng
Nào biết Thiên Thai cũng hí trường”
Ngày nay, hang Từ Thức là một trong những điểm du lịch văn hóa hấp
dẫn của Thanh Hóa nói chung, huyện Nga Sơn nói riêng. Đến đây, du khách
được tận mắt nhìn thấy cảnh đẹp tự nhiên kỳ thú của hang động, được thưởng
thức những món ăn truyền thống ở Nga Sơn, thăm động Dơi, thăm khu di tích
lịch sử Ba Đình, thăm q hương của nhà thơ Hữu Loan với bài “Màu tím hoa
sim” nổi tiếng một thời.
3.3.3. Núi Nhồi - Núi Vọng Phu
Núi Nhồi nằm ở phía Tây thành phố Thanh Hóa, nay thuộc địa phận hai
xã Đơng Hưng và Đơng Tân (T.P Thanh Hóa). Bao quanh núi Nhồi gồm các núi
quần tụ liền nhau, đó là núi Đống (phía Tây), núi Chân Thần (phía Tây Nam),

núi Nấp (phía Nam), núi Chồng Mâm (núi Đình Thượng - phía Bắc). Dưới chân
núi là dịng Hương Giang (kênh nhà Lê) lượn quanh làng xóm đơng đúc rồi đổ
ra sông Mã, tạo nên phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sơn - thủy hữu tình.
Xưa kia, dưới chân núi Đống đã từng diễn ra cảnh trên bến dưới thuyền,
tấp nập mua bán các sản phẩm được chế tác từ đá làng Nhồi. Đá núi Nhồi cũng
25


×