Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.02 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1: Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâu trong lịch sử xã hội loài
người. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, từ xa xưa khái niệm “quan tham” đã
được nhắc đến nhiều. Khi xã hội loài người càng phát triển đến trình độ cao,
tham nhũng ngày cảng nổi lên như một căn bệnh nạm dịch, một khối ung nhọt
ký sinh trên cơ thể xã hội, lúc âm ỉ, lúc bùng phát, đe dọa cả nền kinh tế, văn
hóa lẫn đạo đức của loài người, có sức tàn phá ghê gớm và là lực cản lớn đối với
sự phát triển của mọi quốc gia.
Người ta thường nói tham nhũng phát sinh từ quyền lực cộng với hành vi
vụ lợi cá nhân. Do đó tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để tham nhận hối lộ hoặc cố ý làm
trái pháp luật vì động cơ vụ lợi gây thiệt hại tài sản Nhà nước , tập thể và cá
nhân.
Về kinh tế, tham nhũng làm cho nền kinh tế ruỗng mọt, làm biến chất
quan hệ sở hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đi lệch hướng phát triển và
không có khả năng thực hiện các mục tiêu dự kiến ban đầu. Để tham nhũng
hoành hành, về mặt xã hội sẽ làm tăng nỗi bất công, đảo lộn luân thường đạo lý,
gây ra tình trạng khinh thường pháp luật, phát triển hình thức bóc lột phi kinh tế
như có nhà nghiên cứu đã đề cập. Về mặt chính trị, tham nhũng đến một mức
nào đó sẽ phá vỡ thể chế, làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn xã
hội, dẫn tới sụp đổ chính quyền.
Trong những năm gần đây nạn tham nhũng đã trở thành căn bệnh trầm
trọng ở nhiều nước trên thế giới. Dưới sức ép đấu tranh của quần chúng, ở nhiều
nước đã phanh phui một số vụ tham nhũng bắt nguồn từ những nhân vật chóp
bu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vai trò cầm quyền của một chính Đảng và sự
hưng thịnh của đất nước. Nhận rõ tác hại của nó, nhiều nước đã thành lập Uỷ
ban chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống hoặc bộ chống tham nhũng do
Trang 1 / 25



Thủ tướng chính phủ trực tiếp lãnh đạo. Tổ chức chống tham nhũng quốc tế
cũng được thành lập với sự tham gia của 157 quốc gia, tổ chức các Hội nghị
nhằm trao đổi kinh nghiệm, thông tin và phối hợp hành động. Gần đây, tháng 91997 tại Lima,Thủ đô nước cộng hòa Pêru đã diễn ra Hội nghị quốc tế chống
tham nhũng lần thứ VI với sự tham gia của 950 đại biểu của 93 nước, trong đó
có đại biểu của nước ta. Hội nghị đề ra “Tuyên bố Lima” về chống tham nhũng
trên toàn thế giới, có những nhận xét, định hướng mà ta rất nên nghiên cứu,
tham khảo
Ở nước ta, ngay từ khi Đảng cầm quyền, bệnh tham ô, lãng phí, quan
liêu đã len lỏi vào bộ máy của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt
vấn đề chống tham ô, lãng phí là một nhiệm vụ cấp bách. Người nói: “Tham ô,
lãng phí, quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân,
phong kiến, là một thứ giặc trong lòng, giặc nội xâm”. Bởi tham nhũng đã gây
nên những hậu quả khôn lường cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội: “Nó làm
hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức
cách mạng của từ là cần, kiệm, liêm, chính…Mà những kẻ tham ô, lãng phí và
quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính
phủ và nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi việt gian , mật thám”.
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường thì mặt trái của cơ
chế thị trường đã tác động tiêu cực vào xã hội khá nhanh, làm cho tình trạng
tham nhũng trở nên khá phổ biến, “có xu hướng phát triển ngày càng nghiêm
trọng hơn”. Từ số tiền thấp tới số tiền cao, cả bạc tỷ, từ tính chất thấp tới tính
chất nghiêm trọng, tới cả “mua quan, bán chức”, “móc nối trên dưới, trong
ngoài”, từ cấp thấp tới cả một số người giữ trách nhiệm cao, từ hành vi đơn giản
là “thụt két” tới hành vi tinh vi, ngoắt ngoéo, rất phức tạp, thậm chí bắt đầu có
hiện tượng rửa tiền”… Những vụ án lớn vừa đưa ra xét xử đã làm cho nhân dân
sửng sốt, vì hậu quả mà nó đưa lại thật ghê gớm. Có những vụ tham nhũng số
tiền không lớn, nhưng động tới chính sách xã hội “xà xẻo”của người có công với
nước, của đồng bào dân tộc miền núi… gây bất bình trong xã hội. Đấu tranh đẩy
Trang 2 / 25



lùi, ngăn chặn nạn tham nhũng, lãng phí của công, đó vừa là một nhiệm vụ cấp
bách vừa là một nhiệm vụ cơ bản, vì nó đe dọa cả chế độ và sự tồn vong của
Đảng.
Chính vì những lý do đó nên tôi đã lựa chọn đề tài : “Đấu tranh phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” .
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1:Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tham nhũng, vai trò của công
tác tư tưởng trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
2.2:Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Thời gian nghiên cứu:
trong những năm gần đây
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1:Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác tư
tưởng trong việc phòng, chống tham nhũng. Từ đó xác định mục đích của đề tài
và vai trò của công tác tư tưởng trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3.2:Nhiệm vụ
Xuất phát từ mục đích đề ra ,nhiệm vụ của đề tài là khảo sát , làm rõ
thực trạng và hướng tới làm rõ các nội dung về mặt lý luận. Đồng thời đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng trong việc ngăn
chặn tệ nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1:Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh , đường lối, chính sách , chủ trương của Đảng. Ngoài ra dựa trên
môn khoa học nguyên lý công tác tư tưởng và một số tạp chí khác
4.2: Phương pháp nghiên cứu

Trang 3 / 25


Đề tài dựa trên phương pháp duy vật biên chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mac-Lenin, đồng thời sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân
tích, so sánh… phương pháp điển hình tiên tiến trong khi nghiên cứu đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1: Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của công tác tư tưởng trong viêc đấu
tranh phòng và chống tham nhũng ,làm rõ một số lý luận chưa được sáng tỏ ,
đầy đủ trong quá trình tổng kết thực tiễn
5.2:Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài làm sáng tỏ vai trò của công tác tư tưởng trong quá trình phòng
chống tham nhũng,trong thực tế góp phần làm rõ vấn đề tham nhũng,ngoài ra
hình thành kĩ năng nghiên cứu cho người cán bộ tuyên truyền sau nà
6:Kết cấu đề tài
Đề tài gồm ba phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung gồm ba chương, kết thúc là phần danh mục tài liệu tham
khảo.

Trang 4 / 25


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG VIỆC ĐẤU TRANH PHÒNG , CHỐNG THAM NHŨNG
1.1: Một số khái niệm liên quan
1.1.1:Khái niệm công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính

Đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc
đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng
Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của
Đảng cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối thống trị
trong đời sống tinh thần xã hội,động viên , cổ vũ tính tích cực, tự giác , sáng tạo
của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa
1.1.2 :Khái niệm tham nhũng
Theo nghĩa thông thường tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng
nhiễu nhân dân , ăn hối lộ tiền của và tài sản của Nhà nước
Theo luật phòng chống tham nhũng (1/6/2006).Tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ , quyền hạn đó vì lợi ích
bất chính của mình
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ ,quỳên hạn đã lợi dụng chức
vụ , quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ
lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước , tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt
động đúng đắn của các cơ quan , tổ chức
Theo khoản 3, Điều 1 của bộ luật phòng chống tham nhũng thì người có
chức vụ , quyền hạn bao gồm: “a) Cán bộ công chức , viên chức, b)Sỹ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đợn vị thuộc
Quân đội nhân dân , sĩ quan , hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
Trang 5 / 25


môn-kỹ thuật trong cơ quan, đợn vị thuộc Công an nhân dân, c)Cán bộ lãnh đạo
quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo quản lý là người đại
diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp, d)Người được giao nhiệm
vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
1.2:Vai trò của công tác tư tưởng trong việc đấu tranh phòng,chống
tham nhũng

Đấu tranh phòng chống tham nhũng,lãng phí hiện đang là vấn đề
thường trực của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cuộc chiến
chống tham nhũng, lãng phí đang được xã hội đồng tình, ủng hộ.
Đặc biệt, sau khi Ban chấp hành Trương Đảng ban hành nghị quyết “ về
tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhung,
lãng phí”; chính phủ ban hành luật phòng chống tham nhũng luật thực hành tiết
kiệm chống lãng phí và đưa ra xét sử nhiều vụ án trọng điểm càng khẳng định:
đảng chính phủ và nhân dân ta đang quyết tâm nạn tham nhũng và lãng phí.
Trong bối cảnh đó, công tác tư tưởng vừa là “mặt trận” , đồng thời cũng là “hậu
phương” vững chắc để toàn đảng toàn dân và toàn quân ta đánh thắng “ giặc
tham”, “giặc lãng phí”
Trước hết, công tác tư tưởng được sử dụng như một phương thức,
phương tiện để chống lai nạn tham nhũng lãng phí. Thông thường tham nhũng,
lãng phí chỉ xuất hiện ở những nơi mà công tác giáo dục chính trị,tư tưởng
không được làm tốt, không được triệt để; khi mà cán bộ đảng viên và quần
chúng nhân dân thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí mất đoàn kết,chia rẽ
nội bộ, xu nịnh, để bệnh thành tích tràn lan…
Ngựơc lại, ở những cơ quan,đơn vị mà tổ chức cơ sở Đảng,hệ thống
chính trị luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng , đạo đức, lối
sống cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân; thường xuyên đẩy mạnh
công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và tăng cường tự phê bình
và phê bình; cán bộ ,Đảng viên luôn quan tâm công tác đoàn kết nội bộ, kịp thời

Trang 6 / 25


tháo gỡ, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, lắng nghe phản ánh, nguyện vọng
của nhân dân…thì ở đó nạn tham nhũng, lãng phí sẽ bị đẩy lùi.
Mặt khác, thông qua công tác tư tưởng, tính chiến đấu và năng lực của
cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, Đảng viên được tăng cường.

Thực tế 77 năm qua , Đảng ta đã phát huy bài học này và đã thu được nhiều kết
quả to lớn. Đảng đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ của công tác tư tưởng
như: lấy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên để nêu gương,
giáo dục, nhân rộng trong nội bộ Đảng và trong xã hội.
Mở các lớp học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị để nâng cao nhận thức
và hành động, tăng cường tính tự giác, tự nguyện của mỗi tập thể, cá nhân;
thường xuyên mở rộng dân chủ của tập thể của nhân dân trong giải quyết các
vấn đề lớn, có tác động đến các đối tượng xã hội; tuyên truyền giáo dục, định
hướng dư luận nhằm tạo sự đồng thuận, sự nhất quán về tư tưởng, hành động
của cán bộ , Đảng viên và nhân dân đối với các chủ trương, chính sách, nghị
quyết, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trò xung kích
của lực lượng báo chí văn nghệ sỹ trên các diễn đàn,nhất là chú trọng đối thoại,
thông tin, phản ánh kịp thời những bức xúc, nguyện vọng của nhân dân đến với
các cơ quan chức năng xử lý , trả lời; tăng cường các loại hình văn hóa, văn
nghệ nhằm giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, thưởng thức văn hóa, nghệ
thuật, thẩm mỹ trong các tầng lớp nhân dân;quan tâm xây dựng văn hóa Đảng và
chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của xã hội điều tra theo dõi nắm bắt xử lý
diễn biến tư tưởng,tâm trạng xã hội trong Đảng và nhân dân để tham mưu,,giúp
cấp ủy,chính quyền ban hành,điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các
chủ trương ,chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội;đặc biệt việc tổng
kết kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn luôn là vấn đề có tính mấu chốt,tạo động
lực để “ bẻ gãy” nạn tham nhũng,lãng phí…Có thể nói, còn rất nhiều biện pháp
của công tác tư tưởng nữa, nếu được sử dụng hợp lý, có phương pháp khoa
học,áp dụng đúng-sát đối tượng,đúng –sát hoàn cảnh sẽ mang lại hiệu quả rất
lớn trên mặt trận đấu tranh phòng ,chống tham nhũng,lãng phí
Trang 7 / 25


1.3: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc đấu tranh phòng
,chống tham nhũng

Quan điểm đấu tranh chống tham nhũng của Đảng , Nhà nước ta và
nguyên tắc xây dựng luật phòng chống tham nhũng được nghị quyết 14/NQ/TƯ
ngày 15/5/1996 của Bộ chính trị chỉ rõ : “ đấu tranh chống tham nhũng là một
bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của
Đảng và nhân dân ta hiện nay.Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của
Đảng,tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước,xây dựng Đảng và kiện toàn bộ
máy Nhà nước trong sạch,vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân…
đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế xã
hội, giữ vững ổn định chính trị,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp đòi hỏi có sự
lãnh đạo toàn diiện và tuyệt đối của Đảng, quan điểm nguyên tắc xây dựng luật
phòng chống tham nhũng chủ yếu dựa trên các quan điểm lớn của Đảng chỉ ra
trong một số văn kiện VIII,IX ,X như sau:
Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân,giữ vững ổn định chính trị, tăng cừơng đại
đoàn kết toàn dân.
Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ
thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn tăng cường đại đoàn kết nội bộ.
Chống tham nhũng phải găn liền với chống quan liêu ,lãng phí
Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa phòng và chống. Vừa tích
cực phòng ngừa,vừa xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng
Đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động,huy động và
phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng,thực hiện chống
tham nhũng ở mọi cấp mọi ngành

Trang 8 / 25



Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài , phải tiến hành kiên
quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội chủ quan, phải có kế hoạch cụ thể,
có bước đi vững chắc sử dụng nhiều biện pháp nhưng trong đó lấy giáo dục làm
cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo
Đảng xác định rõ chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân
việc đấu tranh chống tham nhũng phải huy động được sức mạnh của toàn bộ hệ
thống chính trị, khuýên khích động viên sự tham gia tích cực của toàn xã hội
trong công tác phòng ngừa,đấu tranh chống tham nhũng gắn chống tham nhũng
với chống lãng phí , quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng
chức quyền để làm giàu bất chính

Trang 9 / 25


CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PHÒNG ,CHỐNG THAM NHŨNG
2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay
2.1.1 Tình hình tham nhũng
Có thể khái quát rằng tình trạng tham nhũng xảy ra ở nước ta là khá
phổ biến, xảy ra ở mọi lúc mọi nơi. Ở đâu có vấn đề liên quan đến mối quan hệ
về lợi ích vật chất và tinh thần ở đó đều xảy ra tham nhũng. Tuy nhiên cuộc đấu
tranh phòng ,chống tham nhũng trong thời gian vừa qua đã thu được một số kết
quả tích cực.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1993 đến 2004 lực lượng công an đã phát
hiện 9960 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, gây thiệt hại 7558 tỷ đồng. Liên
quan đến các vụ án tham nhũng có một Bộ trưởng, 5 thứ trưởng, 14 chủ tịch và
phó chủ tịch UBND Tỉnh, hàng trăm vụ trưởng, Tổng giám đốc đã bị xử lý hình
sự. Riêng năm 2004 Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra nhiều dự án trọng điểm,

phát hiện và xử lý nhiều sai phạm, thu về cho ngân sách nhà nước trên 1 nghìn
tỷ đồng. Theo báo cáo của Viện KSND tối cao năm 2004 đã phát hiện và khởi tố
gần 200 vụ án tham nhũng, trong đó có nhiều vụ vi phạm gây hậu quả nghiêm
trọng như vụ phân bổ Quata hàng dệt may ở Bộ thương mại, các vụ tham nhũng
ở các công ty dầu khí, Tổng công ty xăng dầu hàng không, Tổng công ty hàng
hải, các vụ quản lý đất đai ở huyện đảo Phú Quốc, lòng hồ Trị An; vụ án Nguyễn
Đức Chi lừa đảo trong vụ án Rusaka ở Khánh Hòa, vụ tham nhũng đất đai ở Đồ
Sơn Hải Phòng. Gần đây là vụ án PMU18 của Bộ GTVT, vụ án tham nhũng lớn
trong ngành may mặc của cha con ông Mai Văn Dâu, vụ điện kế điện tử ở công
ty Điện lực TP HCM…
Tình trạng tham nhũng còn sảy ra nghiêm trọng ở một số cán bộ, Đảng
viên trong hệ thống chính trị của ta. Theo số liệu của ủy ban kiểm tra TƯ từ năm

Trang 10 / 25


2001 đến năm2003 có 10041 đảng viên tham nhũng bị thi hành kỷ luật( chiếm
khoảng 22,28%) .
Qua 9 vụ án điểm mà TW chỉ đạo xử lý trong 2 năm 2001 và 2002 có
176/196 bị can là cán bộ công chức Nhà nước, 65 bị can là đảng viên.
Bộ chính trị , ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo nhiều vụ án, xét xử nhiều vụ
án.Ví dụ: vụ án Mường Tè ( Lai Châu),vụ án công ty Dịch vu –Xuất nhập khẩu
Yên Bái (T1-2002)
Gần đây đã xét xử vụ án Lã Thị Kim Oanh cùng đồng bọn cả 8 bị can là
đảng viên đều bị kết án nghiêm khắc ,2 bị can là cán bộ cao cấp của Đảng bị kết
án tù.
Những việc làm trên bước đầu đã hạn chế , răn đe và phòng ngừa một
phần tệ tham nhũng, tiêu cực được nhân dân ghi nhận và ủng hộ. Đảng ta đã rất
đúng đắn khi đặt nhiệm vụ chống tham nhũng vào vị trí đột phá của cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

2.1.2:Đối tượng tham nhũng
Các đối tượng tham nhũng rất đa dạng ,từ lành đạo đến các nhân viên,
từ những người làm việc ở cơ quan TW đến người làm việc ở cấp cơ sở , từ
những người làm việc công tác quản lý đến những người làm công tác nghiên
cứu,từ những người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến những người
làm công tác trong các lĩnh vực xã hội.
Trước kia, chủ thể các vụ án tham nhũng thường là các chức vụ thấp
trong cơ quan quản lý kinh tế,các doanh nghiệp Nhà nước như những người
nắm giữ trực tiếp tiền , tài sản của Nhà nước thì đến nay chủ thể tham nhũng có
cả đối tượng là những người có chức vụ cao trong cơ quan quản lý Nhà nước
như vụ án PMU 18 ,vụ án MAI VĂN DÂU ….
2.1.3:Hành vi tham nhũng
Những biểu hiện cuả hành vi tham nhũng rất đa dạng,phổ biến. Đó là
hành vi tham ô tài sản,nhận hối lộ,dùng tài sản công để biếu xén , lừa đảo chiếm
tài sản của Nhà nước của nhân dân, lợi dụng chức vụ, quỳên hạn nhằm gây khó
Trang 11 / 25


khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức , cá nhân để vụ lợi. Lập quỹ trái phép, sử
dụng ngân quỹ không đúng quy định để hưởng lợi…Các hành vi tham nhũng đã
và đang sảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đồi sống xã hội. Từ sản xuất kinh
doanh,liên doanh liên kết,đầu tư xây dựng cơ bản,quản lý sử dụng đất đai , quản
lý và sử dụng ngân sách,thuế, ngân hàng, hải quan.Biểu hiện cụ thể là:
Trong xây dựng cơ bản là tình trạng chạy dự án “đi có , về có”, “đi không,
về không” , móc ngoặc tay ba..
Trong tài chính ngân hàng là tệ lập chứng từ giả, khai khống khối
lượng, khai gian giá “gửi giá” , mua giá thấp kê khai giá cao
Trong quản lý và sử dụng đất đai đó là nạn lợi dụng cấp đất , lấy đất
của dân, ép giá đền bù thấp để chiếm dụng, chuyển nhượng chia chác đất cho
nhau .

Trong lĩnh vực lao động,thương binh xã hội là tệ lập hồ sơ giả, khai
khống thính trùng đối tượng để rút tiền ,nhận tiền hối lộ để làm thủ tục cho
những đối tượng không được hưởng trợ cấp.
Trong công tác cán bộ là nạn nhận của đút lót tiếp nhận, bố trí , tiến cử,
giao giá khi tuyển chọn , lên lương xếp ngạch..
Tham nhũng hiện nay sảy ra khá phổ biến ở các chức danh công chức
từ thấp đến cao như chúng ta đã biết. Quy mô vật chất do tham nhũng gây nên
rất lớn.Hành vi tham nhũng tiêu cực ngày càng đa dạng,thủ đoạn ngày càng tinh
vi, tính chất ngày càng phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nó không
còn là hiện tượng riêng lẻ mà có tổ chức liên kết chặt chẽ giữa nhiều người,
nhiều ngành đan xen giữa các đối tượng ngoài xã hội với cá nhân thậm chí với
cả tổ chức trong hệ thống chính trị,đã hình thành băng nhóm theo kiểu “xã hội
đen”.
2.2:Công tác tư tưởng trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng
trong thời gian qua.
2.2.1:Những thành tựu và nguyên nhân.

Trang 12 / 25


Thứ nhất: Công tác tư tưởng bước đầu đã chống suy thoái đạo đức và
tăng cường bản lĩnh chính trị cho cán bộ ,đảng viên. Hiện nay các thế lực thù
địch tăng cường “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng văn hóa dẫn đến
một số cán bộ, Đảng viên bị dao động,không vững vàng bản lĩnh chính trị cho
mình.Suy thoái đạo đức của bộ phận cán bộ Đảng viên hiện nay đang là vấn đề
bức xúc trong dư luận xã hội,làm cho quần chúng nhân dân lo lắng và bất
bình,gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của Đảng.
Trong thời gian gần đây ,Đảng chỉ đạo công tác tư tưởng văn hóa,tăng
cường bồi dưỡng lý luận chính rị , đạo đức cho cán bộ Đảng viên. Trong vấn đề
này, công tác tư tưởng hướng tới tuyên truyền , giáo dục cán bộ tham gia cuộc

vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn góp phần củng cố cho cán bộ Đảng viên về lý tưởng cách
mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa,sống có trách nhiệm với nhân dân,với tổ quốc ,
đồng thời góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tham nhũng- một tệ nạn ảnh
hưởng lớn đến Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ nghĩa Xã hội.
Thứ hai: Công tác tư tưởng thắng lợi trong việc tuyên truyền những chủ
trương , những chính sách pháp luật, chỉ thị , nghị quyết của Đảng và Nhà nước
về đấu tranh phòng , chống tham nhũng lãng phí . Đặc biệt là Nghị Quyết TW 3
của BCHTWƯ Đảng khóa X.
Từng bước ngăn chặn dẩy lùi tham nhũng , lãng phí , trong vấn đề này
công tác tư tưởng triển khai việc học tập và truyền bá nghị quyết từ TW đến các
cơ sở , tới các ngành, các cấp , trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Bước đầu tạo được sự nhận thức sâu sắc của cán bộ, Đảng viên và quần chúng
nhân dân về tệ tham nhũng từ đó thúc đẩy ,cổ vũ họ hành động chống lại tệ nạn
đó.
Thứ ba: Công tác tư tưởng đã có vai trò và phát hiện ra các vụ việc liên
quan đến tham nhũng ,từ đó điều chỉnh những thông tin phù hợp với dư luận xã
hội tránh để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền chống phá Đảng và nhà
nước ta. Do một số vụ việc sảy ra hết sức nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng
Trang 13 / 25


lớn , giải quyết rất khó khăn nên rất dễ bị các thế lực thù địch chống phá. Nhưng
công tác tư tưởng từng bước ngăn chặn , đẩy lùi sự phá hoại đó, đồng thời khách
quan phanh phui những vi phạm đó ra toàn xã hội, tránh gây hoang mang, bức
xúc ra toàn dư luận.
Tóm lại, thành tưụ của công tác tư tưởng trong đấu tranh phòng chống
tham nhũng ở nước ta đã góp phần ổn định chính trị , tăng cường lòng tin của
nhân dân đối với Đảng tạo ra sức mạnh đại đoàn kết trong công cuộc xây dựng
Chủ nghĩa Xã hội. Công tác tư tưưởng đang cố gắng hết sức tham mưu cho

Đảng trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo nhằm gây được lòng tin sâu sắc của quần chúng nhân dân
đối với Đảng.
* Nguyên nhân để đạt được thành tựu trên:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với
công tác tư tưởng văn hóa.Với những yêu cầu đặt ra trước mắt, không chỉ
những cơ quan pháp luật của Đảng và nhà nước làm công tác đấu tranh phòng
chống tham nhũng mà công tác tư tưởng đã nhận thấy rõ ảnh hưởng của nó gây
ra cho Đảng. Từ đó công tác tư tưởng đã chủ động , sáng tạo để có những bước
đi phù hợp đấu tranh chống lại tệ nạn tham nhũng.
Mặt khác những chỉ thị , nghị quyết của Đảng được đưa ra , ngay lập
tức được các cơ quan của công tác tư tưởng tuyên truyền và truyền bá có hiệu
quả sâu rộng cho cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân , vào tất cả các cấp ,
các ngành , các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là nghị quyết TW3
BCHTW khóa X.
Đứng trước những vấn đề nhạy cảm của xã hội , công tác tư tưởng đã
nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của nó , nhất là vấn đề tham nhũng đang
sảy ra hết sức phức tạp , nhưng với sự chủ động , sáng taọ và đội ngũ cán bộ làm
công tác tư tưởng các cơ quan làm công tác tư tưởng đã ra sức đấu tranh chống
lại những ảnh hưởng tiêu cực đó và tuyên truyền , giáo dục những đạo đức cách

Trang 14 / 25


mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ Đảng viên, kiên định đứng lên
đấu tranh những hành vi tham nhũng.
Trong những năm gầ đây, công tác tư tưởng tập trung nâng cao đạo
đức cách mạng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của Đảng viên và cán bộ công
chức, quần chúng nhân dân về công tác phòng , chống tham nhũng. Công tác tư
tửơng đã đưa ra những giải pháp quan trọng , cấp thiết như:cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về “cần-kiệm-liêm-chính-chí
công- vô tư”, tạo nên phong trào tự tu dưỡng , rèn luyện đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị , đạo đức lối sống trong cán bộ, Đảng viên , trong bộ máy nhà
nước.
2.2.2:Những hạn chế và nguyên nhân
Công tác tư tưởng chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt trong đạo
đức , lý tưởng cách mạng , lập trường chính trị của cán bộ Đảng viên. Công tác
tư tổ chức cán bộ, đánh giá, bồi dưỡng đề bạt cán bộ chủ chốt chưa được coi
trọng và xem xét. Đó là điều kiện để chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội phát
triển tệ nạn chạy chức chạy quyền, chạy dự án, chạy bằng cấp… diễn ra đến nay
chưa được xử lý nghiêm minh.
Nhiều cán bộ Đảng viên vẫn chưa nhận thức rõ lý tưởng cách mạng ,
chưa có ý chí đấu tranh vì sự ngiệp chung, mà chỉ mưu cầu lợi ích cho cá nhân.
Đạo đức suy thoái nghiêm trọng, ngại khó , ngại khổ,sa vào tham ô, lãng phí , xa
hoa, tham danh chuộc lợi, độc đoán chuyên quyền. Công tác tư tưởng có vai trò
to lớn trong việc giáo dục đạo đức cách mạng nhưng một bộ phận Đảng viên
chưa nhận thức sâu sắc được điều đó , chính vì vậy đã làm giảm phần nào uy tín
của Đảng.
Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã
hội chủ nghĩa, công tác tư tưởng chưa kịp vận động ,đổi mới sáng tạo ,với những
vấn đề mới vì vậy tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống , tư tưởng có phần
nghiêm trọng, một bộ phận cán bộ Đảng viên có xu hướng đa Đảng theo con

Trang 15 / 25


đường chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cá nhân , chủ nghĩa tư do, ảnh hưởng không
nhỏ tới Đảng và Nhà nước ta.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
Về giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ Đảng viên và nhân dân chưa

được quan tâm đúng mức, tuyên truyền những tấm gương điển hình tiên tiến có
những phẩm chất tốt đẹp của con người việt Nam chưa được thường xuyên ,
chưa được sâu sắc và kém thuyết phục. Ngoài ra tuyên truyền còn máy móc
thiếu sấng tạo dẫn đến hiểu sai về thông tin nhất là truyền bá chủ trương , chính
sách của Đảng tới Đảng viên và quần chúng nhân dân.
Nhiều cán bộ Đảng viên lợi dụng kẽ hở và chưa chặt chẽ của pháp luật,
đã len lách sự sơ hở đó làm việc trái pháp luật, tham ô , tham nhũng tài sản của
Nhà nước và nhân dân.
Việc xử lý sai phạm chưa được nghiêm minh và đúng pháp luật. Nhiều
trường hợp còn xử lý không đúng người, đúng tội, gây bất bình trong nhân dân.

Trang 16 / 25


CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
3.1 Giải pháp 1:
Tăng cường giáo dục phẩm chất,đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch,
giản dị cho cán bộ , Đảng viên công chức và nhân dân,làm cho mỗi người thấm
nhuần những chuẩn mực cơ bản về nhân cách , đạo đức để từ đó điều chỉnh hành
vi của mình, tự mình không sai phạm. Nội dung giáo dục đạo đức , lối sống bao
gồm:
- Giáo dục lý tưởng,niềm tin
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu ,lý tưởng
của Đảng, của dân tộc ta. Mọi người kiên định niềm tin, kiên trì phấn đấu đạt
được mục tiêu lý tưởng đó,nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh,xã hội công
bằng, văn minh”. Một con người sống có lý tưởng, có niềm tin, hết lòng phục vụ
Tổ Quốc và đồng bào cả nước thì không thể có hành vi bòn rút của công, ức
hiếp nhân dân, ngay cả khi pháp luật, chính sách có sơ hở. Vì tham nhũng, lãng

phí của công phân tích cho sâu xa thì đó là hành vi biểu hiện sự suy thoái về lý
tưởng vì nước, vì dân của một bộ phận cán bộ , công chức
Phải loại trừ mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân , vị kỷ, cơ hội vì nó
là một nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng. Ta không chống cá nhân mà mà
tôn trọng sức sáng tạo và lợi ích chính đáng của cá nhân , nhưng chống chủ
nghĩa cá nhân , vì đó là tư tưởng vị kỷ , chỉ biết đến mình như kiểu sống chết
mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Bệnh tham nhũng – những người
mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng , của dân
tộc do đó mà chỉ tự tư tự lợi…Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của
Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình.
Sinh hoạt xa hoa, tiêu xái bừa bãi , tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay
của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí làm chợ đen buôn lậu . Không sợ
Trang 17 / 25


mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình. Nếu cán bộ, Đảng
viên tàn tâm , toàn ý vì lợi ích của nhân dân thì dù trong cơ chế thị trường chăng
nữa tham nhũng, lãng phí cũng không thể xảy ra phổ biến như hiện nay.
- Giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức “cần , kiệm , liêm , chính,
chí công vô tư”, nếp sống văn hóa và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ,
công chức
Đúng là đời sống số đông cán bộ, công chức hiện nay đang có khó
khăn. Nhưng Bác Hồ đã dạy: “ đạo đức cach mạng của người cán bộ, Đảng viên
là bất kì khó khăn đến mức nào cũng quyết tâm làm đúng chính sách và nghị
quyết của Đảng. Mọi cán bộ , đảng viên phải thực hiện cần , kiệm , liêm , chính ,
chí công vô tư”. Bác chỉ rõ : “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ , cố gắng, dẻo
dai.. Nghĩa là cần thì việc gì, khó khăn mấy cũng làm được…Kiệm là “tiết
kiệm ,không xa xỉ , không hoang phí , không bừa bãi.” Nhưng theo Bác tiết
kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không
nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào , cho tổ quốc thì dù

bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm…
Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ”.
Bác còn chỉ rõ mối quan hệ giữa cần , kiệm , liêm , chính: “Cần với
kiệm” phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì
“làm chừng nào ăn chừng nấy”, Kiệm mà không cần thì không tăng thêm ,
không phát triển được
“ Liêm là trong sạch ,không tham lam…Chữ liêm phải đi đôi với chữ
kiệm. Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm mới liêm được. Vì
xa xỉ mà sinh tham lam”.
“Chính nghĩa là không tà , nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì
không thẳng thắn, đứng đắn tức là tà. “Cần , kiệm , liêm là gốc rễ của chính”.
Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành lá, hoa , quả mới hoàn toàn. Một
người phải cần , kiệm , liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn.

Trang 18 / 25


Đối với cán bộ ,đảng viên cần, kiệm , liêm , chính là vô cùng quan
trọng, là chuẩn mực đạo đức cách mạng , là thước đo hành vi sống của người
cộng sản. Bởi vì, như Bác nói “ cán bộ cơ quan,đoàn thể , cấp cao thì quyền to ,
cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục
khoét, có dịp ăn của đút”. Muốn là người cán bộ Đảng viên tốt, phải làm người
tốt phải giữ nhân cách. Bác khuyên cán bộ , Đảng viên muốn giữ vững nhân
cách, tránh khỏi hủ hóa thì phải luôn thực hành bốn chữ mà Bác thường nói :
“Cần , kiệm , liêm , chính”.
“Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau. “Lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “không kèn cựa về mặt hưởng thụ”. “Mình vì
mọi người”. Phải đặt lợi ích của cách mạng , của Đảng , của nhân dân trên hết
trước hết”. Những tư tưởng đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh phải là nội dung giáo
dục , kiểm điểm thường xuyên trong cán bộ , công chức. Bối cảnh ngày nay có

khác trước, nhưng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh vẫn mãi mãi có giá trị
đối với mỗi cán bộ , Đảng viên , công chức.
Đời sống bây giờ đã khác trước , nhưng truyền thống phấn đấu gian
khổ, nếp sống trong sạch , giản dị vẫ là nết đẹp truyền thống của văn hóa Việt
Nam , của cách mạng Việt Nam.
3.2 Giải pháp 2:
Tăng cường về giáo dục về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho
mọi công dân, công chức về ý thức thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng và các
quy định của Đảng đối với cán bộ , Đảng viên.
Đảng đã có nhiều Nghị quyết quy chế, Nhà nước đã có nhiều cố gắng
trong việc xây dựng , ban hành và hòan thiện nhiều bộ luật và các văn bản dưới
luật làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí của
công. Để cho luật pháp đi vào cuộc sống, cần tổ chức cho nhân dân học tập và
đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên , sâu rộng về luật pháp trong
nhân dân. Cán bộ , Đảng viên , công chức và nhân dân có nắm được những điều
căn bản trong luật thì họ mới sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật , mặt
Trang 19 / 25


khác họ mới có thể đấu tranh chống lại những hành vi làm trái pháp luật. Do vậy
cần tăng cường giáo dục về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật , trước hết
cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên , công chức.
3.3 Giải pháp 3:
Giáo dục tinh thần đấu tranh chống tham nhũng của nhân dân và cán
bộ ,Đảng viên ,công chức.
Căn bệnh tham nhũng đã trở thành phổ biến thì cuộc đấu tranh phải có
tính xã hội , phải huy động được nhân dân tham gia mới thành công. Điều 6 của
Pháp lệnh chống tham nhũng đã quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ phát
hiện , tố cáo hành vi tham nhũng , tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tham
nhũng. Các cơ quan ,tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người phát hiện , tố cáo hành vi tham nhũng khi người đó bị đe dọa , trả
thù , trù dập”.
Điều 11 của Pháp lệnh chống tham nhũng còn quy định: “Mặt Trận Tổ
Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân
tham gia tích cực vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng , yêu cầu
cơ quan ,tổ chức có thảm quyền kết luận , xử lý vụ tham nhũng ,gíam sát việc
thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi tham nhũng và xử lý người có hành
vi tham nhũng.
Tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ sở theo quy luật của
pháp luật dưới sự hướng dẫn của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, công đoàn cơ
sở , có trách nhiệm phát hiện , kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử
lý và gíam sát việc xử lý người có hành vi tham nhũng tại cơ quan tổ chức, địa
phương mình”.
Nghị Quyết TW 6 (lần 2) còn quy định hệ thống giám sát cán bộ , đảng
viên dưới sự lãnh đạo cảu Đảng ,bao gồm giám sát của tổ chức Đảng ,giám sát
của luật pháp , giám sát của cơ quan truyền thông đại chúng và giám sát trực tiếp
của nhân dân. Công tác tư tưởng phải giáo dục ý thức trách nhiệm và nêu cao
tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng với tinh thần xây dựng , có trách
Trang 20 / 25


nhiệm bảo vệ những người đấu tranh đúng dắn đồng thời ngăn ngừa tình trạng
vu cáo , hãm hại nhau.
3.4

Giải pháp 4:

Công tác tư tưởng phải tham gia vào việc tổng kết, rút ra những bài học
kinh nghiệm qua từng vụ án, vụ kỷ luật về tham nhũng,lãng phí của công để
giáo dục trở lại đội ngũ cán bộ , Đảng viên, công chức và để phòng ngừa.

Mỗi vụ án không chỉ xử những tội phạm , mỗi vụ kỷ luật không chỉ xử lý
một vài người, mà còn nêu lên bài học .Do đó, qua mỗi vụ án , vụ kỷ luật cần
rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc , ít nhất trên các vấn đề sau đây:
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng, nhất là việc củng cố xây dựng tổ chức
cơ sở Đảng ,mối quan hệ giữa các cấp trong việc hướng dẫn ,kiểm tra cán bộ
,Đảng viên.
- Về sự quản lý của Nhà nước, chính sách pháp luật về từng lĩnh vực
có điều cần bổ sung, sửa đổi?
- Về công tác quản lý cán bộ , Đảng viên , công chức có chỗ nào sơ hở ,
lỏng lẻo cần điều chỉnh.
- Về vấn đề phê bình và tự phê bình , mở rộng dân chủ và phát huy vai
trò quần chúng tham gia xây dựng Đảng ,xây dựng chính quyền.
-Về công tác giáo dục và tự rèn luyện của cán bộ ,đảng viên, cônh
chức.
-Về sự phát hiện của tổ chức Đảng , của các cơ quan bảo vệ pháp luật ,
và của nhân dân…
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và thực hiện cơ chế
thị trường , pháp luật , chính sách của ta còn có những sơ hở và bất cập để
những kẻ cơ hội tìm cách lợi dụng ,tham nhũng , mưu cầu lợi ích riêng. Song ,
điều đáng quan tâm là ngay những cơ chế, chính sách , pháp luật đã có cuũng bị
buông lỏng và không được tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Ngăn ngừa tình trạng tham nhũng liên quan tới vấn đề giáo dục ,đào
tạo ,đánh giá ,sử dụng , đề bạt cán bộ, giao nhiệm vụ và giám sát cán bộ công
Trang 21 / 25


chức thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật , việc tập hợp các
nguồn thông tin để phát hiện những sai phạm , quá trình điều tra , xét xử các vụ
án , dư luận của quần chúng trong quá trình xử lý các vụ án… Nhưng vai trò
giáo dục có ý nghĩa chủ động , loại trừ rất lớn.

Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đâu tranh khó khăn , lâu dài , gian
khổ và phức tạp, nhưng không phải là không giành được thắng lợi trong cuộc
đấu tranh này. Không phải xã hội chỉ toàn một màu đen. Những tấm gương cán
bộ , đảng viên , công chức đứng đắn , trong sáng , giản dị, làm việc có hiệu quả ,
hết lòng phục vụ nhân dân , những cán bộ , công chức , công dân đấu tranh
thẳng thắn , kiên quyết với tinh thần xây dựng cần được đề cao để nhân lên
những cái tốt đẹp. Và chúng ta cần nhớ,Nghị Quyết hội Nghị TW lần thứ 5
(khóa VIII) đã nhấn mạnh: Muốn xây dựng nền văn hóa xã hội trước hết phải
xây dựng văn hóa Đảng , tại Hội Nghị TW lần thứ 7 ( khóa VIII) đồng chí Tổng
Bí thư nhấn mạnh: Muốn giữ kỷ cương xã hội , trước hết kỷ cương của bộ máy
nhà nước phải nghiêm. Đó là sự kế thừa tư tưởng của Bác Hồ trong việc giữ
nghiêm “luật Đảng” và phép nước là điều rất cơ bản để chống tham nhũng.
Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng với quýêt tâm cao của tòan Đảng,
toàn dân , thông qua hành động cương quyết , tích cực , công tâm và hiệu quả thì
nhất định chúng ta sẽ ngăn chặn và đẩy lùi được nạn tham nhũng.

Trang 22 / 25


PHẦN KẾT LUẬN
Đấu tranh phòng chống tham nhũng đang là một vấn đề cấp thiết và vô
cùng quan trọng của toàn Đảng ,toàn dân ta. Tham nhũng không chỉ làm cho nền
kinh tế ,xã hội có nhiều biến động mà nó còn để lại một hậu quả nghiêm trọng
đối với Đảng ta.Đó là tình trạng suy thoái đạo đức cách mạng của một số cán
bộ ,đảng viên ; sự giảm sút về phẩm chất chính trị và không kiên định về mục
tiêu lý tưởng của Đảng ,về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Hơn nữa ,tham
nhũng còn làm cho người dân mất lòng tin vào Đảng, vào chế độ ,làm xấu bộ
mặt của Đảng ,của Nhà nước ta.
Việc tuyên truyền giáo dục những chủ trương ,chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc

làm cần thiết và cấp bách ở nước ta hiện nay.Trong đó ,công tác tư tưởng đóng
một vai tró to lớn đối với sự thành công của cuộc đấu tranh này.Toàn Đảng ,toàn
dân , toàn quân phải nêu cao tinh thần đại đoàn kết chung sức ,chung lòng để
chiến thắng trong cuộc đấu tranh này.
Đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công tác tư
tưởng trong việc đấu tranh phòng , chống nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Đảng, Nhà nước và toàn dân tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để góp phần đấu tranh phòng
chống ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng .Đồng thời ,xây dựng đất nước ta ngày
càng giàu đẹp ,phồn vinh có nền văn hóa tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS,TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên) ,Nguyên lý công tác tư tưởng tập
I ,Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia
Trang 23 / 25


2. Nghị Quyết Trung ương 6 ( lần 2) Khóa VIII ,Nhà xuất bản Chính Trị
Quốc Gia
3. Tạp chí Cộng sản số 15 (T8-2004)
4. Tạp chí Giáo dục lý luận số 1 -2006 ,HVHCCTQG Hồ Chí Minh,
HVHC Khu vực I
5. Ban chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2) ,KHXHNV, Tệ quan liêu ,lãng phí và
một số giải pháp phòng chống, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, HN-2006
6. Tạp chí tư tưởng văn hóa số 10-2006
7. Văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính
Trị Quốc Gia, 2006.
8. Một số thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và
Nhà nước thời gian gần đây.


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................1
1 .Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................3
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................3
5. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................4
6.Kết cấu của đề tài.....................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................5
Chương I : CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG,VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG TRONG VIỆC PHÒNG,CHỐNG THAM NHŨNG..............................5
Trang 24 / 25


1.1: Một số khái niệm liên quan..................................................................5
1.2:Vai trò của công tác tư tưởng trong việc đấu tranh phòng ,chống tham
nhũng.....................................................................................................................6
1.3:Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng,chống tham
nhũng ....................................................................................................................8
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG...................................................................................10
2.1: Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay.......................................10
2.2: Công tác tư tưởng trong việc đấu tranh phòng,chống tham nhũng
trong thời gian qua...............................................................................................12
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG...................................................................................17
3.1. Giải pháp 1:........................................................................................17
3.2. Giải pháp 2:........................................................................................19
3.3. Giải pháp 3.........................................................................................20

3.4.Giải pháp 4: ........................................................................................21
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................24

Trang 25 / 25


×