Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 31 trang )



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây, các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh đã có hiện tượng nước biển dâng
gây nhiễm mặn sâu vào nội đồng, hạn hán, lũ lụt gia tăng gây thoái hóa đất. Biến đổi khí
hậu làm gia tăng hoạt động hủy hoại đất đai như xói mòn, rửa trôi, mặn hóa, khô hạn, ngập
úng, lũ quét, sạt lở, đất bị ô nhiễm... đã làm cho tình hình sử dụng đất biến đổi không thể
kiểm soát.
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh đang là
vấn đề được chính quyền, các nhà khoa học và nhân dân quan tâm lo lắng. Xuất phát từ sự
cần thiết phải đánh giá được biến động sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua
cũng như trong tương lai do những tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động kinh tế - xã
hội, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu,đánh giá biến động sử
dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” để làm luận án tiến sỹ Địa lý
theo chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015, bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây
lâu năm; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu
Lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh phần đất liền theo ranh giới hành chính, không tính các đảo.
- Về nội dung và thời gian nghiên cứu
+ Nghiên cứu phân tích chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng thủy văn đoạn 1980-2015.
+ Nghiên cứu phân tích số liệu sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông nghiệp
giai đoạn 2005-2015.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá được thực trạng, nguyên nhân gây biến động các loại hình sử


dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005 2015; xác định các nguyên nhân gây biến động trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho mục đích nông
nghiệp tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được xác định.


2
5. Luận điểm nghiên cứu
Luận điểm 1: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn
2005-2015 đã có biến động rõ rệt do những thay đổi về chính sách và mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội và do biến đổi về điều kiện tự nhiên.
Luận điểm 2: Sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thiên tai trong thời
gian gần đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biển động các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh
6. Những điểm mới của luận án
- Đã làm rõ xu thế và các biểu hiện của BĐKH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015.
- Bằng mô hình hồi quy logistic đã đánh giá định lượng mối quan hệ giữa biến động
sử dụng đất nông nghiệp với các yếu tố khí hậu và thiên tai trong giai đoạn 2005-2015.
- Đã thành lập hệ thống bản đồ Biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tỷ lệ
1/100.000 của tỉnh Hà Tĩnh bằng công nghệ GIS, từ đó xác định được thực trạng biến động
diện tích của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015.
7. Nguồn tài liệu
- Số liệu khí tượng thủy văn các trạm ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015 do Viện
Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đài Khí tượng Thủy văn Bắc
Trung Bộ cung cấp.

- Số liệu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 được NCS thu
thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh;
- Các tài liệu liên quan đến quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch ngành trồng
trọt, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh do Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cung cấp;
- Ngoài ra, NCS còn sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khác nhau thực hiện
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ những tác động dẫn đến biến động sử dụng đất nông nghiệp
tại Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015, đặc biệt sự biến động có tính đến biến đổi khí hậu.
Luận án góp phần bổ sung phương pháp luận và phương pháp đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến các lĩnh vực có sự đan xen giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho địa phương về các biểu
hiện của biến động sử dụng đất do tác động của biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu,
phục vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, bố trí sản xuất, cảnh báo thiên tai.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng


3
đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
tại tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
tỉnh Hà Tĩnh
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN

ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất
1.1.1. Trên thế giới
Đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu theo các hướng sau:
- Hướng nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật viễn thám và GIS để phát hiện những thay
đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể.
- Hướng nghiên cứu liên quan đến phân tích những nguyên nhân thúc đẩy, ảnh hưởng
đến BĐSDĐ và môi trường sinh thái.
- Hướng nghiên cứu sử dụng mô hình không gian để xác định biến động sử dụng đất
và các nguyên nhân gây biến động.
1.1.2. Tại Việt Nam
- Hướng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS để
xác định BĐSDĐ theo thời gian và không gian. Các nghiên cứu thường dùng dữ liệu bản
đồ và trong nhiều trường hợp dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu.
- Hướng nghiên cứu tập trung vào phân tích các nguyên nhân gây nên BĐSDĐ, chủ
yếu do thay đổi mục tiêu phát triển KT-XH, những thay đổi về chính sách, do sự gia tăng
dân số... Hướng nghiên cứu này chú trọng đến việc giải thích mối quan hệ thống kê giữa
các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội với BĐSDĐ. Các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp
như: phương pháp PCA, phương pháp ứng dụng mô hình tác tố (Agent – based), phương
pháp sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh
Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất còn rất hạn chế. Có thể kể đến
các Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến
hành 5 năm một lần theo kỳ kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh. Một số nghiên cứu về
vùng Bắc Trung Bộ ít nhiều có liên quan như: Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ,
Nguyễn Mạnh Hà (2010), Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục
vụ sử dụng tài nguyên đất bền vững. Đề tài đã sử dụng phương pháp bản đồ và GIS để xây
dựng được bản đồ hiện trạng thoái hóa đất cho tỉnh Hà Tĩnh năm 2010; Nguyễn Đình Kỳ
(2012), Điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi trường đấtnước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý tổng hợp phục vụ phát
triển kinh tế xã hội bền vững. Nội dung đề tài có đề cập đến vấn đề suy thoái tài nguên đất



4
tại tỉnh Hà Tĩnh; Hoàng Lưu Thu Thủy và nnk (2015), Đánh giá mức độ tổn thương của
hệ thống kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm
cho tỉnh Hà Tĩnh), (Mã số: KHCN-BĐKH/11-15, 2015). Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá
mức độ tổn thương của một số lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp do
tác động của BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh...
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.2.1. Một số khái niệm
- Đất, sử dụng đất và biến động sử dụng đất
- Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
1.2.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất
- Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất
-Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất
1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu
1.3.1.1. Quan điểm nhiên cứu
Đề tài dựa trên các quan điểm nghiên cứu như quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh
thổ, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm lịch sử-viễn cảnh.
1.3.1.2. Cách tiếp cận
Sử dụng các tư liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của tỉnh
Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005-2015, các tư liệu về BĐKH, tình hình thiên tai từ các nguồn
chính thống khác nhau thực hiện đánh giá biến động và nguyên nhân gây biến động sử dụng
đất tại Hà Tĩnh trong bối cảnh BĐKH. Từ những kết quả đánh giá sẽ đề xuất các giải pháp
ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng đất hợp lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập và xử lý
số liệu; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng
hợp; Phương pháp bản đồ và Hệ thông tin địa lý; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp

phân tích hồi quy logistic đa biến.
Tiểu kết chương 1
1) Ở Việt Nam, những nghiên cứu về BĐSDĐ trong thời gian qua tập trung chủ yếu
vào việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS để xác định BĐSDĐ theo thời gian và không
gian. Một số công trình nghiên cứu khi phân tích về BĐSDĐ tại một số địa phương đã xác
định các nguyên nhân gây BĐSDĐ tại các địa phương đó, cụ thể: BĐSDĐ do thay đổi
mục tiêu phát triển KT-XH, do thay đổi về chính sách, do sự gia tăng dân số... Các nghiên
cứu về BĐSDĐ trong bối cảnh BĐKH chưa có nhiều, phần lớn tập trung vào phân tích,
đánh giá ảnh hưởng của NBD, xâm nhập mặn, thoái hóa và hoang mạc hóa đất đến biến
động sử dụng đất.
Từ những nhận xét nêu trên, NCS đã xác định hướng nghiên cứu của đề tài Luận án


5
như sau: Trên cơ sở đánh giá thực trạng BĐSDĐ trong giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà
Tĩnh, đề tài sẽ thực hiện việc xác định, phân tích nguyên nhân gây BĐSDĐ trong bối cảnh
BĐKH và thiên tai ngày càng gia tăng. Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ để đề xuất các giải
pháp sử dụng đất bền vững trong bối cảnh BĐKH.
2) Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu BĐSDĐ là đánh giá thực trạng chuyển đổi các
loại hình sử dụng đất với nhau và xác định nguyên nhân gây biến động. Trong bối cảnh
BĐKH đã và đang diễn ra ngày càng rõ rệt, việc đánh giá BĐSDĐ cần được xem xét, phân
tích với sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan nhằm xác
định được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến BĐSDĐ tại địa bàn nghiên cứu.
3) Với các quan điểm nghiên cứu có tính chất địa lý học và cách tiếp cận nghiên cứu
dựa trên cơ sở sử dụng các tư liệu, số liệu về thực trạng BĐSDĐ, các số liệu về xu thế
BĐKH, các số liệu cụ thể về ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù
hợp để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra của đề tài luận án.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’ - 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’106o36’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía
tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với 145 km biên giới quốc gia), phía
đông giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển hơn 137 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà
Tĩnh là 5.966,94 km2, chiếm 1,81% diện tích cả nước.
2.1.1.2. Đặc điểm địa chất
a) Các thành tạo trầm tích
Trong phạm vi địa chính tỉnh Hà Tĩnh có 18 phân vị trầm tích, trầm tích biến chất.
b) Các thành tạo macma
Các thành tạo magma xâm nhập chiếm diện tích khoảng 11.000km2, bao gồm 5 phức
hệ và các đai mạch không xác định tuổi.
2.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Hà Tĩnh là bộ phận của dãy Trường Sơn với những nhánh núi đâm ngang ra biển và
vùng đồi chuyển tiếp xuống đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống
sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với mật độ sông suối vào khoảng 0,87-0,8 km/km2.
2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Hà Tĩnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ
rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh ít mưa. Bức xạ tổng cộng trung bình năm


6
đạt 106 Kcal/cm2 với khoảng 1.592-1.750 giờ nắng. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn ảnh hưởng của
các kiểu thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, dông, gió tây khô nóng...
2.1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước
- Mạng lưới sông suối trong tỉnh thuộc về 2 kiểu lưu vực khác nhau, gồm kiểu lưu vực
sông Ngàn Sâu ở phía tây tỉnh và kiểu các lưu vực nhỏ (sông Nghèn, Rác, Kinh) ở ven biển.
- Hà Tĩnh có mặt các đơn vị địa tầng địa chất thuỷ văn như: Các tầng chứa nước trong

trầm tích bở rời; các tầng chứa nước khe nứt; trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất là:
2.395.000 m3/ngày.
2.1.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng
Tỉnh Hà Tĩnh có 9 nhóm đất chính (Soil group), gồm:
Nhóm đất Acrisols (đất xám) chiếm 60,66% diện tích tự nhiên; nhóm đất phù sa
(Fluvisols) 15,9%; nhóm đất cát (Arenosols) 6,07%; nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) 4,9%;
nhóm đất glây (Gleysols) 2,25%; còn lại các nhóm đất khác có diện tích không đáng kể...
2.1.1.7. Đặc điểm sinh vật
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng tương đối nhiều so với cả
nước, với 74% số xã trong tỉnh đều có đất rừng. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp Hà Tĩnh
năm 2013 là 364.664 ha, trong đó diện tích đất có rừng là có 351.891 ha (gồm: rừng tự nhiên
220.568 ha, rừng trồng 75.140 ha)

2.1.1.8. Hiện trạng tai biến môi trường
Một số dạng tai biến điển hình đã và đang xảy ra trên địa bàn tỉnh gồm: trượt lở, lũ ống,
lũ quét, xói lở bờ sông và biển, động đất, rửa trôi xói mòn bề mặt và tích tụ lầy hoá.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
- Năm 2015, dân số Hà Tĩnh có 1.261,228 nghìn người, trong đó dân số nông thôn
chiếm 1.033,271 nghìn người (chiếm khoảng 81,93%). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 9,75%o.
- Nguồn lao động của tỉnh đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 745,270
nghìn người, trong đó nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 10,40%; công nghiệp - xây dựng
42,03%, dịch vụ 47,57%.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt khoảng 9,5%/năm, giai đoạn 20112015 đạt 15,8%/năm. Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 20052015 tại Hà Tĩnh
Trong giai đoạn 2005-2015, tỉnh Hà Tĩnh đã có những điều chỉnh các chính sách phát
triển kinh tế-xã hội cho phù hợp với đường lối phát triển chung của đất nước, đó là: Đẩy
mạnh quá trình CNH-HĐH nền kinh tế, tăng cường quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và

thế giới. Từ sự điều chỉnh các chính sách phát triển, nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian


7
qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng; giảm dần
tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Do sự điều chỉnh các chính sách và các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian
qua đã gây nhiều tác động đến cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt là đã tạo nên sự biến động lớn đối
với đất nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Những lợi thế chủ yếu
2.1.3.2. Hạn chế, thách thức
- Địa hình phức tạp, lãnh thổ bị chia cắt mạnh, đất đai manh mún không thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp hàng hóa.
- Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường gây ra các hiện tượng thiên tai khó
lường, nhất là nắng nóng, hạn hán, bão lũ...
Dự báo trong thời gian tới biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng tần suất xuất hiện nắng
hạn, lũ lụt tại Hà Tĩnh, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là chủ yếu đất nghèo chất dinh dưỡng, tầng
canh tác mỏng, đất chua (độ PH phần lớn <5,5) có đến 2/3 thuộc loại trung bình đến xấu,
chỉ có khoảng 1/3 diện tích thuộc loại khá.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như giao thông, thủy lợi tuy đã được đầu tư nhưng
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Sức cạnh tranh hàng hóa thấp, chất lượng hàng nông sản chưa cao, bên cạnh đó thị
trường tiêu thụ nông sản không ổn định, thu nhập bấp bênh.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2015 có 596.694,85 ha, trong đó có 575.741,36
ha đất đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau chiếm hơn 96% diện tích tự nhiên. Cơ
cấu sử dụng đất phân bổ như sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2015 có 596.694,85 ha, trong đó có 575.741,36
ha đất đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau chiếm hơn 96% diện tích tự nhiên. Cơ
cấu sử dụng đất phân bổ như sau:
- Đất nông nghiệp: 460.950,42 ha, chiếm 77,25% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 114.790,93 ha, chiếm 19,24% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 20.953,49 ha, chiếm 3,51% diện tích tự nhiên.
Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp có tỷ trọng lớn nhất, chiếm
72,13% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có
123.396,73 ha, chiếm 26,77% diện tích đất nông nghiệp...
2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015
Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh được xem xét phân tích cho giai đoạn
2005 – 2015 trên cơ sở sử dụng số liệu từ Báo cáo kết quả kiểm kê tình hình sử dụng đất các


8
năm 2005, 2010 và 2015, cùng các bản đồ Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh tỉ lệ
1:100.000.
Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh năm 2015 là 460.590,42 ha, giảm 4.298,19 ha so
với năm 2005 (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.660,96 ha; đất lâm nghiệp giảm
4.918,04 ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.453,06 ha, đất làm muối giảm 316,66 ha; đất
nông nghiệp khác tăng 286,54 ha) (Bảng 2.10).
Bảng 2.10. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp
giai đoạn 2005 – 2015 tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị tính: ha
TT

1
1.1
1.1.1
1.1.2

1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác



NNP
SXN
LUC
HNK

CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NNK

DIỆN TÍCH
Năm 2005
596.694,85
465.248,61
125.057,69
92.393,31
26.010,39
6.653,99
336.570,19
85.991,53
179.037,94
71.540,72
2.919,01
432,98
268,74

Năm2015
596.694,85
460.950,42
123.396,73
85.142,51

22.713,17
15.407,05
332.510,02
149.431,56
108.985,31
74.093,15
4.372,07
116,32
555,28

BIẾN ĐỘNG
2005-2015
0
-4.298,19
-1.660,96
-7.251,16
-3.297,22
8.753,06
-4.918,04
62.150,03
-69.620,50
2.552,43
1.453,06
-316,66
286,54

2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp
2.3.1.1. Biến động đất trồng lúa
Năm 2015 diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh có 85.142,51 ha. Về tổng thể diện tích đất
trồng lúa giảm 7.251,16 ha so với năm 2005, tình hình biến động tăng, giảm được thể hiện

qua Bản đồ biến động đất trồng lúa (Bản đồ 2.7)
Đất trồng lúa biến động tăng do một phần được cải tạo từ đất nhiễm phèn, nhiễm
mặn vùng cửa sông ven biển (đất hoang hóa). Một phần diện tích được chuyển qua trên đất
cây hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt ngập úng. Một số diện tích được
chuyển qua từ đất công cộng (đất giao thông nội đồng, đất thủy lợi).
Đất trồng lúa biến động giảm chủ yếu do bị trưng dụng vào đất ở, chỉnh trang khu
dân cư; bố trí quỹ đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại... Một phần đất lúa
do bị ảnh hưởng của hạn hán được chuyển sang cây trồng hàng năm như khoai lang, ngô,
rau, đậu tương, lạc, vừng...; một số diện tích tại các vùng ruộng cao không chủ động
nguồn nước được chuyển sang cây lâu năm; một số diện tích chuyển sang đất mặt nước
chuyên dùng, đất hoang hóa do thường chịu rủi ro thiên tai.


Bản đồ 2.7


9
2.3.1.2. Biến động đất trồng cây hàng năm khác
Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm năm 2015 là 22.713,17 ha, giảm 3.297,22
ha so với năm 2005.
- Diện tích đất cây hàng năm trong giai đoạn tăng 13.904,81 ha. Diện tích đất
trồng cây hàng năm tăng trong giai đoạn chủ yếu do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
của tỉnh; một phần được chuyển sang từ đất ở nông thôn; một số diện tích được cải tạo
từ đất hoang hóa vùng đồi núi hoặc từ đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, đất cát ven biển.
- Diện tích đất cây hàng năm giảm 17.202,03 ha, do chuyển qua đất trồng lúa;
chuyển sang đất trồng cây lâu năm; sang đất rừng; đất nuôi trồng thủy sản; chuyển
sang đất chuyên dùng và đất ở và một phần chuyển qua đất hoang hóa.
2.3.1.3. Biến động đất trồng cây lâu năm
Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm 2015 của tỉnh là 15.407,10 ha, tăng 8.753,05
ha so với năm 2005 (chủ yếu tăng trong giai đoạn 2005 – 2010), trong đó:

- Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 11.958,59 ha do được chuyển qua từ đất
lúa, đất trồng cây hàng năm, đất rừng; từ đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 3.205,54 ha. Do chuyển sang đất ở và đất
trồng cây hàng năm; một số diện tích đất feralit và đất xám bạc màu vùng gò đồi bị
thoái hóa được chuyển sang đất rừng sản xuất và đất hoang hóa.
2.3.2. Biến động đất lâm nghiệp
2.3.2.1. Biến động diện tích đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất toàn tỉnh năm 2015 có 149.431,56 ha, chiếm 44,94% tổng
diện tích rừng. So với năm 2005, diện tích đất rừng sản xuất tăng 62.150,03 ha, bình
quân tăng 6.354 ha/năm.
- Đất rừng sản xuất tăng trong giai đoạn là 98.220,20 ha, do chuyển từ đất rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng sang; chuyển từ đất phi nông nghiệp sang; từ đất trồng cây
hàng năm, đất cây lâu năm và từ đất chưa sử dụng sang.
- Đất rừng sản xuất giảm trong kỳ là 36.070,17 ha, chủ yếu do chuyển sang đất
trồng cây hàng năm, cây lâu năm; sang đất rừng phòng hộ; chuyển sang đất phi nông
nghiệp; chuyển sang đất hoang hóa.
2.3.2.2. Biến động đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
So với năm 2005, diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh năm
2015 giảm 67.068,08 ha.
Trong thời gian qua, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên đã có một phần
diện tích rừng tự nhiên được chuyển đổi mục đích sang xây dựng các công trình thủy
điện, thủy lợi, quy hoạch các khu tái định cư, đường tuần tra biên giới…
Đối với rừng ngập mặn, thời gian gần đây do tác động của các hoạt động kinh tếxã hội, của xu thế BĐKH và các điều kiện thời tiết cực đoan, hệ sinh thái rừng ngập
mặn (RNM) ở Hà Tĩnh đang bị suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng.


10
2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2005 có 2.919,01 ha, đến
năm 2015 là 4.372,07 ha, tăng 1.453,08 ha.

Trong tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản hiện tại có 2.752,0 ha diện tích nuôi
mặn, lợ; 1.620,1 ha diện tích nuôi ngọt.
2.3.4. Biến động đất làm muối
Diện tích đất làm muối của tỉnh năm 2015 là 116,32 ha, giảm 316,66 ha so với
năm 2005. Trong tổng số diện tích 116,32 ha đất làm muối của tỉnh hiện chỉ còn
khoảng một nửa số đó đang được sản xuất,..
Đất làm muối giảm do: chuyển sang đất phi nông nghiệp 55,12 ha (đất ở và đất
công cộng); do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 37,71 ha; bỏ hoang 225,69 ha.
2.3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp khác
Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2005 có 268,733 ha; đến năm 2015 có
555,28 ha, tăng 286,54 ha so với năm 2005.
Tiểu kết chương 2
1) Trong giai đoạn 2005-2015, đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh đã có nhiều biến
động. Sự biến động này được thể hiện bằng kết quả biến động (tăng/giảm) diện tích
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
2) Nguyên nhân chính gây biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
trong giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh là do gia tăng dân số, do điều chỉnh các
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như của tỉnh Hà Tĩnh
và một phần do tác động của điều kiện tự nhiên.
Chương 3
BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1. Biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015
3.1.1.1. Nguồn số liệu
3.1.1.2. Biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015
a) Biến đổi của nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí trung bình năm
Bảng 3.3. Biến thiên của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình
tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7 trong các giai đoạn

Trạm

Thập niên 1981-1990

TN
Kim Cương 23,6
Hương Khê 23,9
Hà Tĩnh
23,9
Kỳ Anh
24,2

TN
-0,35
-0,20
-0,33
-0,20

TI
-0,42
-0,30
-0,20
-0,17

TVII
0,04
-0,06
-0,09
0,12


Thập niên 1991-2000

TN
24,0
24,1
24,2
24,5

TN
0,13
0,02
-0,04
0,03

TI
0,69
0,70
0,59
0,56

TVII
0,14
0,10
-0,12
-0,05

Giai đoạn 2001-2015

TN
24,1

24,2
24,6
24,6

TN
0,17
0,14
0,28
0,13

TI
-0,21
-0,30
-0,30
-0,30

TVII
-0,14
-0,03
0,16
-0,05


11
- Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1
Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015 nhìn chung
có xu thế giảm trên toàn tỉnh, trừ một số vùng núi như Hương Sơn, Vũ Quang.
Không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng
tháng 8 đã xuất hiện), số đợt nhiều hơn, cường độ không mạnh như nhiều năm trước
đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài cực đoan.

- Nhiệt độ không khí trung bình tháng 7
Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Hà Tĩnh có xu thế tăng. Nhiệt độ trung bình tháng
6,7 thời gian gần đây hầu hết đều xấp xỉ trên dưới 300C. Tháng 7/2006 nhiệt độ trung
bình đạt 32,10C; tháng 5,6,7 năm 2010 số ngày có nhiệt độ > 35oC đều vượt quá 15
ngày, riêng tháng 6 có đến 62-80 ngày, tất cả các địa phương trên toàn tỉnh đều có
nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối lên đến 41oC.
- Biến đổi của nhiệt độ không khí theo thập niên trong giai đoạn 1980-2015
Xét trong khoảng thời gian từ 1980-2015, nhiệt độ trung bình năm ở Hà Tĩnh có
xu thế giảm vào thập niên đầu và tăng trong thời gian còn lại. Xét về mức độ biến
động (tăng, giảm) của nhiệt độ cho thấy sự biến động của nhiệt độ trung bình tháng 1
lớn hơn so với nhiệt độ trung bình tháng 7.
b) Biến đổi của lượng mưa
- Biến đổi lượng mưa trung bình năm
Bảng 3.5. Biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong các giai đoạn
Thập niên
1981-1990

Trạm
Kim Cương
Hương Khê
Hà Tĩnh
Kỳ Anh

2146,4
2477,5
2687,1
2822,0

2391,5
2692,7

2938,8
3009,2

245
215,1
251,8
187,2

Thập niên
1991-2000
1994,6
2218,3
2606,0
2890,0

-151,9
-259,2
-81,1
68

Giai đoạn
2001-2015
2020,2
2519,8
2544,2
2625,7

-126,2
42,3
-142,8

-196,3

Trong những tháng cao điểm của mùa mưa bão, lượng mưa thiếu hụt so với
trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là năm 1987, 1999, 2006, 2008, 2009 và
2014. Mùa mưa trong thập niên gần đây thường đến muộn và kết thúc sớm hơn bình
thường từ 15 ngày đến một tháng.
- Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm theo thập niên
Xét sự thay đổi của lượng mưa trung bình qua các giai đoạn cho thấy: lượng
mưa ở thập niên đầu có xu hướng tăng, ở thập niên thứ 2 lượng mưa có xu hướng
giảm, ở cả 2 thập niên này lượng mưa có sự tăng, giảm xen kẽ giữa các địa phương
trong toàn tỉnh.
- Biến đổi về mùa mưa
Mùa mưa biến đổi mạnh mẽ từ năm này qua năm khác về thời gian bắt đầu, cao
điểm cũng như về thời gian kết thúc.


12
c) Biến đổi các yếu tố khí hậu cực đoan và thiên tai
- Biến đổi số ngày nắng nóng
Độ lệch tiêu chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình năm của các trạm phổ biến
dao động trong khoảng 13÷17 ngày. Cao nhất ở Hương Sơn, thấp nhất ở Hà Tĩnh.
Xu thế biến đổi của số ngày nắng nóng được đánh giá thông qua sự biến đổi của
chúng qua các thập niên và xu thế cả giai đoạn 1980-2015.
- Biến đổi số ngày rét đậm rét hại
Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi rõ rệt trong hai thập niên 1991-2010. Thời gian rét
đậm, rét hại kéo dài cũng giảm trong ba thập niên 1981-2010. Tuy nhiên, xuất hiện
các đợt rét mang tính dị thường nhiệt độ xuống rất thấp 7- 90C và kéo dài nhiều ngày.
- Biến đổi số ngày mưa lớn
Độ lệch chuẩn của tổng số ngày mưa lớn trung bình năm dao động trong khoảng
từ 3,3÷4,3 ngày ở Hà Tĩnh.

Xu thế tuyến tính của tổng số ngày mưa lớn năm giai đoạn 1980-2015 giảm.
- Lũ lụt
Theo số liệu thống kê 55 năm (1960 ÷ 2015) Hà Tĩnh có 25 cơn lũ lớn, vượt báo
động III, trong đó có 10 trận lũ đặc biệt lớn và lũ quét xảy ra trên sông Ngàn Phố theo
thứ tự từ lớn đến nhỏ: 2002; 2007, 2013, 2010, 1989; 1960, 1988; 1978; 1983; 1962.
Trên sông Ngàn Sâu: 1978, 2002, 1988, 2010, 1983, 1980, 1999.
- Bão, áp thấp nhiệt đới
Thời gian hoạt động của các loại bão trong năm cũng có sự khác nhau, nhưng
chủ yếu tập trung trong tháng 9 và tháng 10.
- Xâm nhập mặn
Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình xâm nhập mặn, có nơi xâm nhập
mặn vào đất liền theo cửa sông sâu tới 16 km, lạch triều điển hình là ở huyện Thạch
Hà. Độ mặn đo được vào tháng 6/2010 ở mức 4,5 – 5,5‰, có khi lên đến 7 – 8‰ (tại
cống Trung Lương, Hồng Lĩnh). Tại cầu sông Trí, độ mặn trung bình (7/2001) đạt
7,6‰ (cách cửa sông 7km) và lớn nhất là 16,5‰.
3.1.2. Khái quát về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Hà Tĩnh
3.1.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hà Tĩnh
Sự biến đổi của các đặc trưng khí hậu, NBD trong thế kỷ 21 tại tỉnh Hà Tĩnh được
trích dẫn từ kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường
công bố vào năm 2012 (bảng 3.18)
Bảng 3.18. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng ở Hà Tĩnh
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 - 1999
Yếu tố
Nhiệt độ (°C )
Lượng mưa (%)
Nước biển dâng (cm)

2020
0,6
0,7

12

2030
0,8
1,0
17

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2040 2050 2060 2070 2080
1,2
1,5
1,8
2,1
2,4
1,5
1,9
2,3
2,7
3,0
23
30
37
46
54

2090
2,7
3,3
64


2100
2,9
3,6
75


13
3.1.2.2. Tính toán diện tích ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh theo kịch bản nước biển dâng
Đề tài: Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế xã hội do tác động của
biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh) đã tính toán diện
tích ngập và thành lập bản đồ ngập do NBD tại các huyện/ thị ở Hà Tĩnh theo kịch
bản BĐKH, NBD năm 2012. Kết quả được trình bày trong bảng 3.19
Bảng 3.19. Diện tích ngập do nước biển dâng vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
Diện tích ngập lụt vào các năm 2020 – 2050 – 2100 (ha)
TT

Huyện

1
2
3
4
5

Kỳ Anh
Thạch Hà
Lộc Hà
TP. Hà Tĩnh
Nghi Xuân
Cả tỉnh


2020

625.97
244.78
390.37
1261.12

% so
với
DTTN

2050

% so với
DTTN

14.07
744.48
408.45

0.01
1.68
3.45

1.79 826.61
0.21 1993.61

3.79
0.33


1.42
2.07

2100
5519.69
885.48
494.51
300.88
1590.23
8790.79

DTTN ha)

% so với
DTTN
5.24
2.00
4.18
9.71
7.29
1.45

105300
44200
11830
3100
21800
605400


3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015
trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3.2.1. Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai đến biến động sử
dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1.1. Ảnh hưởng của lũ lụt, bão
Bão, lũ lụt tác động nhiều đến đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất nuôi
trồng thủy sản. Lũ lụt gây ngập úng kéo dài, làm rửa trôi, vùi lấp, thoái hoá, làm mất
đất canh tác.
Từ dữ liệu bản đồ Hiện trạng ngập lụt năm 2010 và bản đồ Hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1:100 000, NCS đã thành lập Bản đồ mức độ ngập
lụt các loại hình sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh (Bản đồ 3.3), từ đó xác định được diện tích
và mức độ ngập lụt các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán
Nắng nóng, hạn hán làm đất đai khô cằn, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây
trồng, mùa vụ một cách nặng nề, thậm chí có thể làm mất hoàn toàn một phần diện tích
đất canh tác.
Từ dữ liệu bản đồ Chỉ số khô hạn tỉnh Hà Tĩnh và bản đồ Hiện trạng sử dụng đất
Hà Tĩnh năm 2010, cùng tỉ lệ 1:100.000 NCS đã thành lập bản đồ Mức độ khô hạn
các loại hình sử dụng đất (Bản đồ 3.4), từ đó đã xác định diện tích các loại hình sử
dụng đất theo mức độ khô hạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện tượng thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng đã dẫn tới tình trạng hoang mạc
hóa, thực tế đã thấy tại một số nơi như Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê..


Bản đồ 3.3


Bản đồ 3.4



Bản đồ 3.5


14
3.2.1.3. Gia tăng quá trình thoái hóa đất
NCS đã thành lập bản đồ Mức độ thoái hóa các loại hình sử dụng đất tỉnh Hà
Tĩnh năm 2010 trên cơ sở dữ liệu bản đồ Hiện trạng thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh năm
2010 của nhóm tác giả Nguyễn Đình Kỳ và bản đồ Hiện trạng sử dụng đất Hà Tĩnh
năm 2010 cùng tỉ lệ 1:100.000 (Bản đồ 3.5), từ đó tính toán được diện tích mức độ
thoái hóa đất theo các loại hình sử dụng tại Hà Tĩnh.
Kết quả cho thấy, mức độ cũng như diện tích thoái hóa xảy ra nhiều nhất trên
đất rừng, đặc biệt trên đất rừng sản xuất và rừng nghèo kiệt, tiếp đến là trên đất lúa,
đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Kết quả này phù hợp với kết quả đã
nghiên cứu về hiện trạng khô hạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn
Đất mặn ở Hà Tĩnh có diện tích 982 ha, chiếm 0,16% so với tổng diện tích tự nhiên
phân bố theo các cửa sông, bãi bồi và còn gây mặn tới đất cát, đất phù sa vùng ven biển
các huyện Nghi Xuân, Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
Cùng với quá trình nhiễm mặn là quá trình phèn hoá xảy ra chủ yếu ở đồng lầy,
rừng ngập mặn, cửa sông hay đồng bằng lạch triều và các trũng đầm lầy biển cũ. Đất
phèn với diện tích 10.733ha và có mặt ở nhiều nơi.
3.2.1.5. Ảnh hưởng của rét đậm rét hại
Kết quả nghiên cứu cho thấy, rét đậm, rét hại do gió mùa Đông Bắc gây ra ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất lúa trong vụ Xuân. Do vậy, thời gian an toàn trong sản xuất
ở Hà Tĩnh ngắn, áp lực về mùa vụ cao. Nhìn chung, rét đậm rét hại và các hiện tượng
thời tiết cự đoan ảnh hưởng nhiều đến thời gian sản xuất và cơ cấu mùa vụ.
3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu và biến động sử dụng đất
nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic
Phương trình hồi quy logistic thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập. Biến phụ thuộc là BĐSDĐ và các biến độc lập gồm: nhiệt độ trung bình

năm; lượng mưa trung bình năm; mức độ khô hạn; mức độ thoái hóa đất tiềm năng;
mức độ ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh. Giá trị các biến đầu vào được trích xuất từ các bản đồ.
Giá trị của các biến độc lập có thể được chia thành n cấp (1, 2, 3... n) tùy thuộc
vào mức độ biến thiên giá trị của các biến. Sau khi phân cấp giá trị của các biến đã
thực hiện mã hóa các cấp theo yêu cầu của mô hình hồi quy.
Đối với biến phụ thuộc được mã hóa thành giá trị nhị phân 0 và 1, trong đó giá
trị 1 tức là có xảy ra biến động và giá trị 0 là không xảy ra biến động.
Bảng 3.25. Phân cấp và mã hóa các biến độc lập được lựa chọn
trong mô hình hồi quy
Biến
0

Nhiệt độ TB năm ( C)
Lương mưa TB năm (mm)

1
< 18
< 2000

Cấp giá trị của các biến độc lập
2
3
4
18-20
20-22
22-24
2000-2400 2400-2800 2800-3200

5
> 24

> 3200


15
Mức độ khô hạn (cấp độ)
Mức độ ngập lụt (m)
Thoái hóa đất (cấp độ)

Nhẹ
> 0-1
Nhẹ

Trung bình
1-2
Trung bình

Nặng
2-3
Mạnh

>3

Trước khi đưa các biến vào mô hình hồi quy, các biến cần được kiểm tra hiện
tượng đa cộng tuyến.
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có thể dùng hệ số phóng đại phương sai
(VIF - Variance Inflation Factor) để xác định dấu hiệu của đa cộng tuyến. Theo
Gujarati and Porter (2008) nếu VIF của một biến vượt quá 10 thì biến đó được coi là
cộng tuyến cao, cần phải loại ra khỏi mô hình.
Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến bằng phần mềm SPSS thể hiện trong bảng.
Bảng 3.26. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến


1
2
3
4

Nhiệt độ TB năm
Lương mưa TB năm
Mức độ khô hạn
Mức độ ngập lụt

NHIETDO
LUONGMUA
KHOHAN
NGAPLUT

Hệ số phóng đại
phương sai (VIF)
1.148
1.177
1.145
1.147

5

Hiện trạng thoái hóa đất

THOAIHOA

1.053


STT

Tên biến

Ký hiệu biến

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến nhận được trong bảng đều nhỏ
hơn 10, chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến mô hình.Vì vậy các
biến được chấp nhận để đưa vào mô hình hồi quy.
Tiến hành hồi quy từng bước theo phương pháp Enter. Kết quả chạy mô hình
cho thấy: Giá trị -2LL (-2 log likelihood) = 5428,391 không lớn, α=0,05; R2=0,338
chứng tỏ mô hình tổng thể có độ phù hợp khá tốt.
Bảng 3.27. Giá trị các thông số của các biến
Biến
NHIETDO
LUONGMUA
KHOHAN
NGAPLUT
THOAIHOA
Constant (B0)

Hệ số hồi quy
(B)
0,195
-0,204
0,980
1,044
0,367
-3,421


Sai số chuẩn
(S.E)
0,050
0,031
0,053
0,055
0,034
0,229

Wald
15,361
43,122
336,358
361,028
113,526
222,636

Sig.
(p-value)
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000

Exp
(B)
1,216

0,815
2,664
2,842
1,443
0,033

Giá trị sig của tất cả các biến đều <0,05, có nghĩa là tất cả các biến độc lập đều
có ảnh hưởng đến BĐSDĐ giai đoạn 2005-2015.
Với hệ số B xác định được, phương trình hồi quy có dạng:
log (p1/p0) = -3,421 + 0,195.NHIETDO – 0,204.LUONGMUA +
0,980.KHOHAN + 0,367.THOAIHOA + 1,044.NGAPLUT
Từ kết quả tính toán hệ số hồi quy (B) và trên cơ sở phân tích vai trò của hệ số
hồi quy trong mối quan hệ giữa sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và thiên tai với


16
biến động sử dụng đất, đã tính toán số lần biến động sử dụng đất theo sự thay đổi các
cấp của các yếu tố khí hậu và thiên tai bằng công thức:
Y=

(1)

Trong đó: B0 –Hằng số = -3,421;
Bi- Hệ số hồi quy của các biến độc lập
Kết quả tính toán được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.28. Biến động sử dụng đất theo sự thay đổi của các biến độc lập
Biến độc lập
Nhiệt độ trung bình năm
Lượng mưa trung bình năm
Mức độ khô hạn

Mức độ ngập lụt
Mức độ thoái hóa đất

Biến đổi các biến độc
lập (cấp)
2 0C
400 mm
Nhẹ/Trung bình/nặng
0-1/1-2/2-3/>3m
Nhẹ/Trung bình/mạnh

Biến động sử
dụng đất (lần)
1,22
0,82
2,66
2,84
1,44

Mức độ ảnh
hưởng
Ít
Ít nhất
Nhiều
Nhiều nhất
Trung bình

a) Phân tích kết quả tính toán
Trong tất cả các yếu tố khí hậu và hiện tượng thiên tai thì:
- Yếu tố lượng mưa trung bình năm là yếu tố có ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông

nghiệp ít nhất, khi lượng mưa giảm đi một cấp, xác suất BĐSDĐ chỉ tăng lên 0,82 lần.
- Yếu tố nhiệt độ trung bình năm có tác động ít đến BĐSDĐ nông nghiệp, khi nhiệt
độ trung bình năm tăng lên một cấp thì xác suất BĐSDĐ chỉ tăng lên 1,22 lần.
- Hiện tượng ngập lụt có ảnh hưởng nhiều nhất đến BĐSDĐ nông nghiệp, khi ngập
lụt tăng một cấp, xác suất BĐSDĐ sẽ tăng lên 2,84 lần.
- Mức độ khô hạn có ảnh hưởng nhiều đến BĐSDĐ nông nghiệp, khi mức độ khô
hạn tăng một cấp sẽ làm tăng BĐSDĐ lên 2,66 lần.
- Mức độ thoái hóa đất có ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp ở mức trung bình,
khi mức độ thoái hóa đất tăng lên một cấp thì BĐSDĐ chỉ tăng lên 1,44 lần.
b) Kiểm chứng kết quả tính toán
Để đánh giá mức độ phù hợp của các kết quả tính toán theo mô hình logistic về
mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu và hiện tượng thiên tai được lựa chọn
đến BĐSDĐ nông nghiệp, NCS đã thực hiện việc kiểm chứng các kết quả này với
thực tiễn đã diễn ra về ảnh hưởng của BĐKH đến BĐSDĐ nông nghiệp tại tỉnh Hà
Tĩnh trong giai đoạn 2005-2015.Kết quả kiểm chứng như sau:
- Về ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm đến BĐSDĐ:
Sự biến đổi của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn
1980-2015 ít ảnh hưởng đến BĐSDĐ, nhất là đến việc quy hoạch các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, sự biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa trung
bình năm đã có tác động đáng kể đến cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất.


17
Kết quả phân tích số liệu khí hậu Hà Tĩnh cho thấy: Trong giai đoạn 2001-2015
nhiệt độ ở Hà Tĩnh tăng lên chỉ khoảng 0,20C nên BĐSDĐ chỉ xảy ra khoảng 0,12
lần. Như vậy, ảnh hưởng của nhiệt độ đến BĐSDĐ nông nghiệp là không đáng kể.
Lượng mưa trung bình năm ở Hà Tĩnh thời gian qua có xu thế giảm, một số năm có
lượng mưa lớn bất thường do xảy ra các trận mưa lớn mang tính cực đoan trong một
thời gian ngắn. Vì vậy, lượng mưa trung bình năm nói chung ít ảnh hưởng đến
BĐSDĐ nông nghiệp mà chỉ ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch.

- Về ảnh hưởng của khô hạn đến BĐSDĐ:
Thời gian qua, dưới tác động của BĐKH, tình hình nắng nóng, khô hạn ở tỉnh
Hà Tĩnh đã diễn ra khá mạnh. Hạn hán làm đất đai khô cằn, cây trồng thiếu nước
nghiêm trọng, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc mất trắng. Thực tế này
đã gặp tại một số nơi thuộc các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê...
Theo bản đồ phân vùng mức độ khô hạn tỉnh Hà Tĩnh, thuộc vùng hạn nặng và
hạn trung bình bao gồm hầu hết các huyện vùng đồng bằng ven biển và trung du.
Điều đó cho thấy, loại đất chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hạn hán là đất sản xuất
nông nghiệp (đất lúa, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm).
Hiện tượng nắng nóng, khô hạn phát triển trên diện rộng và kéo dài cũng dẫn
đến khả năng thiếu nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và độ mặn tăng cao đối
với thủy sản nước lợ khiến một số diện tích vào mùa khô không nuôi trồng thủy sản
phải bỏ hoang như: xã Thạch Trị, Thạch Bàn, Thạch Văn, Hộ Độ, Kỳ Hà...
Từ thực tiễn nêu trên có thể nhận xét rằng: hạn hán gây ra sự chuyển đổi đáng kể
các loại hình sử dụng đất như: đất trồng lúa chuyển sang cây hàng năm, đất cây hàng
năm chuyển sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất rừng
sản xuất... Tham chiếu với các kết quả tính toán theo mô hình logistic, khi mức độ
hạn hán thay đổi một cấp thì xác suất BĐSDĐ sẽ tăng 2,66 lần. Như vậy, hạn hán đã
ảnh hưởng nhiều/lớn đến BĐSDĐ nông nghiệp.
- Về ảnh hưởng của ngập lụt đến BĐSDĐ:
Theo khảo sát, những năm gần đây lũ lụt thường xuyên xảy ra trên địa bàn Hà
Tĩnh mà trận lũ năm 2010 là một điển hình. Thực tế cho thấy: Những khu vực chịu
ảnh hưởng của trận lũ 2010 là nơi vẫn thường chịu ảnh hưởng lớn của lũ hàng năm.
Ngập lụt làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị mất, dẫn đến đất nông nghiệp đã có
những biến động lớn trong thời gian qua. Tham chiếu với kết quả chạy mô hình
logistic cho thấy: Theo tính toán, khi ngập lụt thay đổi một cấp ngập thì xác suất biến
động sử dụng đất nông nghiệp sẽ tăng 2,84 lần. Như vậy, ngập lụt có ảnh hưởng
nhiều nhất đến BĐSDĐ so với các yếu tố khí hậu và thiên tai khác. Điều này phù hợp
với thực tiễn đã xảy ra về BĐSDĐ trong thời gian qua tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Về ảnh hưởng của của thoái hóa đất đến BĐSDĐ:

Theo kết quả của các công trình nghiên cứu về thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh, mức


18
độ cũng như diện tích thoái hóa xảy ra nhiều nhất trên đất rừng, đặc biệt trên đất rừng
sản xuất và rừng nghèo, do đất rừng thường có địa hình dốc, thổ nhưỡng thường là
đất mùn hoặc đất đỏ vàng dễ bị xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa. Ngoài ra, thoái hóa
đất cũng đã xảy ra trên một số diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất
trồng cây lâu năm. Tại vùng ven biển, quá trình thoái hóa xảy ra chủ yếu trên đất cồn
cát trắng vàng vùng ven biển các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên,
Kỳ Anh... Tham chiếu với kết quả tính toán theo mô hình logistic cho thấy: mức độ
thoái hóa tăng lên một mức thì khả năng xảy ra BĐSDĐ tăng 1,44 lần. Như vậy, mức
độ thoái hóa đất gây ảnh hưởng đến BĐSDĐ ở mức độ trung bình và phù hợp với
thực tiễn đã xảy ra ở tỉnh Hà Tĩnh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh
biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh
3.3.1. Những căn cứ để đề xuất các giải pháp
Vấn đề sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH hiện nay là một
trong những vấn đề cấp bách, cần thiết và có tính thời sự cao đối với ngành nông
nghiệp trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Những giải pháp
sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH đòi hỏi phải có những căn cứ
khoa học và thực tiễn xác đáng, phù hợp, được xây dựng trên cơ sở kết quả của
những đánh giá về tác động của BĐKH, thiên tai đến sử dụng đất nông nghiệp và
thực trạng thay đổi sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.
Từ thực tế này, NCS đã xác định những căn cứ khoa học và thực tiễn để đề
xuất những giải pháp sử dụng đát nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh
Hà Tĩnh như sau:
a) Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ, nơi chịu ảnh hưởng trực
tiếp của thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra ngày càng rõ rệt. Kết
quả nghiên cứu của luận án đã xác định rõ các nguyên nhân gây BĐSDĐ nông nghiệp

ở tỉnh Hà tĩnh, đó là:
- Sự thay đổi về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trên cơ
sở xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trong vài chục năm gần đây tại Hà Tĩnh BĐKH thông qua sự biến đổi của
các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng khí hậu cực đoan nắng
nóng, mưa lớn, rét đậm, rét hại và sự gia tăng rõ rệt về cường độ, tần suất của thiên
tai như bão, lũ lụt, hạn hán... Nước biển dâng đã dẫn đến tình trạng mặn xâm nhập
mạnh vào các khu vực nội đồng. Những sự biến đổi này đã tác động rõ rệt đến vấn đề
sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Đối với đất nông nghiệp, tác
động rõ rệt nhất của BĐKH là gây nên hiện tượng suy thoái, xói mòn, sa mạc hóa đất,
phèn hóa, mặn hóa... dẫn đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi mùa vụ, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực khác nhau, nhất là các vùng ven biển.


19
b) Trong bối cảnh BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành nông
nghiệp nhất là đối với ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, tỉnh Hà Tĩnh trong
thời gian qua đã thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp,
tập trung chủ yếu vào việc điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch
các loại cây trồng vật nuôi; xây dựng Đề án phát triển ngành trồng trọt; Đề án về cơ
cấu giống lúa và tổ chức sản xuất giống năng suất, chất lượng cao; Đề án bảo vệ phát
triển rừng bền vững. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
c) Các giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh BĐKH về cơ bản không có
sự khác biệt lớn với những nguyên tắc của chính sách đất đai, cũng như các giải pháp
ứng phó chung đối với BĐKH. Xu thế chung của thế giới hiện nay là ứng phó ngày
càng chủ động hơn, quyết liệt hơn với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy,
việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý đất nông nghiệp của tỉnh
cần phải dựa vào các mục tiêu chủ đạo là chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí
hậu bằng các giải pháp tích cực nhất, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi

trường cho phép.
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh
biến đổi khí hậu
3.3.2.1. Một số giải pháp chung
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với điều
kiện của BĐKH và NBD, với đặc điểm sinh thái các địa phương; tận dụng các cơ hội
để phát triển nông nghiệp bền vững.
- Là tỉnh có ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, vì vậy
cần duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm an ninh
lương thực của địa phương.
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên
nhiên, đảm bảo đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Đẩy nhanh tiến độ trồng
rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, bảo đảm khai thác hiệu quả các
loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, xâm thực, thoái hóa
đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất
ngập nước.
- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, hệ thống đê sông, đê
biển, bảo đảm chủ động ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm
nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chú trọng phát triển
các công trình quy mô lớn, đa mục tiêu, khu chứa nước, vùng đệm, vành đai xanh.
- Khai thác hiệu quả và phát triển quỹ đất của tỉnh theo hướng khai hoang, mở rộng
diện tích đất những nơi có thể sử dụng để duy trì diện tích đất nông nghiệp; áp dụng
thành tựu khoa học, kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, bảo vệ, làm tăng độ


×