Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất tại xã đại thành huyện quốc oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.68 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Chinh
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ ĐẠI THÀNH, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Chinh
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ ĐẠI THÀNH, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. Nguyễn Cao Huần
Hà Nội – 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô
đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.


Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cao Huần
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Ủy ban
nhân dân xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã tạo rất nhiều điều
kiện giúp đỡ để tôi có đầy đủ dữ liệu, số liệu nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất
bằng tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Chinh

3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí xã Đại Thành trong huyện Quốc Oai
3
0
Hình 3.1: Cấu trúc hệ thống sử dụng đất
5
2
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Đại Thành năm 2013
3
6
Bảng 2.2: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2013
3

7
Bảng 2.3: Lao động và cơ cấu lao động xã Đại Thành
3
9
Bảng 2.4: Hiện trạng diện tích trồng nhãn xã Đại Thành
4
3
Bảng 2.5: Hiện trạng tình hình sản xuất nhãn xã Đại Thành
4
3
Bảng 2.6: Số lượng, sản phẩm con vật nuôi chính xã Đại Thành
4
5
Bảng 2.7: Hiện trạng nhà ở dân cư theo thôn
4
7
Bảng 3.1: Đặc điểm các đơn vị đất đai
5
0
Bảng 3.2: Các hệ thống sử dụng đất trên địa bàn xã Đại Thành
6
5
3
Bảng 3.3: Đánh giá tính thích nghi của HTSDĐ trồng cây lâu năm
55
Bảng 3.4: Đánh giá tính thích nghi của HTSDĐ trồng cây hàng năm
56
Bảng 3.5: Đánh giá tính thích nghi của HTSDĐ chuyên trồng lúa nước
56
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ lúa nước

58
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ cây ăn quả lâu năm (cây nhãn)
59
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ cây hàng năm (cây cà chua)
61
Bảng 3.9: Tác động của các HTSDĐ đến môi trường
64
Bảng 3.10: So sánh lượng phân bón và thuốc BVTV của các HTSDĐ
65
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đánh giá của các HTSDĐ
66
Bảng 3.12: Dự báo dân số, lao động xã Đại Thành đến năm 2020
70
Bảng 3.13: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Đại Thành
73
Bảng 3.14:Diện tích chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch xã Đại Thành
7
4
Bảng 3.15. Đề xuất điều chỉnh một số nội dung quy hoạch sử dụng đất
76
7
8
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
FAO : Food and Agriculture Orangization (Tổ chức nông lương của
Liên hợp quốc)
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
VH – VN : Văn hóa – văn nghệ
TDTT : Thể dục thể thao

CNH : Công nghiệp hóa
HTX : Hợp tác xã
CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
HTSDĐ : Hệ thống sử dụng đất
CN- TTCN- XD : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
CTR : Chất thải rắn
BVTV : Bảo vệ thực vật
9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Với mục tiêu nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết, là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn
cứ cho việc giao đất, cho thuê đất , quy hoạch sử dụng đất có vai trò hết sức quan
trong trong công tác quản lý đất đai của nước ta.
Trên thực tế, hầu hết các quy hoạch sử dụng đất đều chưa mang lại hiệu quả
cao, tại nhiều địa phương công tác quy hoạch chỉ đáp ứng được về mặt chỉ tiêu chứ
chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển
của địa phương đó. Yêu cầu đặt cho công tác quy hoạch sử dụng đất không chỉ để
thực hiện đúng các chỉ tiêu đặt ra, mà còn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của
mỗi địa phương, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Để có
được phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp cho từng địa phương thì công tác
đánh giá các hệ thống sử dụng đất là một việc làm cần thiết mà hiện nay ít được các
địa phương quan tâm.
Xã Đại Thành, huyện Quốc Oai là một xã ngoại thành phía Tây Hà Nội, nằm
trong quy hoạch của thành phố. Một xã chuyên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu .
Công tác quy hoạch sử dụng đất của địa phương còn gặp nhiều hạn chế, chưa thực
sự mang lại hiệu quả. Với mục tiêu nghiên cứu về đánh giá các hệ thống sử dụng
đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững, từ đó đề xuất hướng điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất của xã theo hướng bền vững.

Chính vì vậy đề tài:“Nghiên cứu, đánh giá hệ thống sử dụng đất xã Đại
Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.” được lựa chọn và thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Phân tích, đánh giá tính thích nghi, hiệu
quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của các hệ thống sử dụng đất chủ yếu trên
10
địa bàn xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội làm cơ sở đề xuất nội
dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu của xã Đại Thành, huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của
một số hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xã Đại Thành theo hướng bền
vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: là toàn bộ diện tích theo đơn vị hành chính xã Đại Thành,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu khoa học: các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu tại xã Đại
Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu tự nhiên và kinh tế xã hội.
Thu thập các số liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Thành, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Dựa trên các số liệu thu thập được, phân tích các điều kiện về đặc điểm tự
nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu, các nguồn tài nguyên ) ứng dụng trong việc thành
lập bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống sử dụng đất.
Phân tích các điều kiện về kinh tế, xã hội (dân số, cơ cấu kinh tế, hiện trạng
sử dụng đất, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công tác quản lý đất đai ) để thấy

đươc những tác động đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa.
11
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, cần tiến hành khảo sát về hiện trạng
sử dụng đất và tiến hành điều tra, phỏng vấn nông hộ về quá trình sản xuất nông
nghiệp (chi phí đầu tư, nhân công lao động, thu nhập ) ứng dụng trong quá trình
tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các hệ thống sử dụng đất.
- Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái
Áp dụng khi đánh giá tính thích nghi sinh thái của các hệ thống sử dụng đất.
Dựa trên những yêu cầu sử dụng đất mà loại hình sử dụng đất đó cần phải có để so
sánh với điều kiện tự nhiên thực tế mà các loại hình sử dụng đất đó sẵn có. Từ đó
đánh giá theo các bậc thích nghi hay không thích nghi theo hướng dẫn của FAO
- Phương pháp bản đồ và GIS
Áp dụng khi chồng xếp các lớp dữ liệu, biên tập bản đồ để thành lập các
bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến đánh giá đất và quy hoạch sử
dụng đất.
- Các tài liệu và bản đồ đã được công bố có hiệu lực (Niên giám thống kê, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010, bản đồ thổ nhưỡng )
- Các tài liệu khảo sát, điều tra của tác giả.
7. Kết quả đạt được
- Bản đồ hệ thống sử dụng đất đai xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội năm 2013.
- Kết quả điều tra, đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu tại xã Đại Thành.
- Đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xã Đại Thành, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội đến năm 2020 theo hướng bền vững
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị cấu trúc luận văn gồm 3 chương sau:

12
Chương 1: Lý luận và phương pháp đánh giá hệ thống sử dụng đất và quy sử dụng
đất theo hướng bền vững.
Chương 2: Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất tại xã Đại
Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đánh giá hệ thống sử dụng đất và đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất.
13
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Trên thế giới
Đánh giá đất theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ)
Xuất phát từ quan điểm phát sinh thổ nhưỡng của Docutraep, cho rằng đánh
giá đất đai trước hết phải xem xét loại đất (thổ nhưỡng) và chất lượng tự nhiên của
đất, đó là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Nội dung đánh giá
bao gồm đánh giá chung về đất nông nghiệp của vùng và đánh giá riêng về đất canh
tác của từng xí nghiệp nông nghiệp dựa trên những tính chất tự nhiên của đất, lấy
năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lúa mì làm tiêu chuẩn so sánh.
Đơn vị đánh giá đất là các nhóm đất bao gồm: đất trồng cây nông nghiệp có
tưới, đất nông nghiệp được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả, đất trồng
cỏ và đồng cỏ chăn thả.
Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong đánh giá đất gồm:
- Tính chất thổ nhưỡng và nông hóa của đất.
- Năng suất cây trồng nông nghiệp
- Sản lượng và tổng giá trị sản lượng
- Lợi nhuận thuần túy
- Thu nhập chênh lệch
- Hoàn vốn chi phí

Quy trình đánh giá đất của Liên Xô được thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng theo các tính chất tự nhiên và được thể hiện
bằng thang điểm
- Bước 2: Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai
- Bước 3: Đánh giá kinh tế đất bằng cách sử dụng các chỉ tiêu như năng suất, thu
nhập thuần, chi phí hoàn vốn và thu nhập chênh lệch.
Đánh giá đất theo quan điểm của Mỹ
14
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ đã tiến hành đánh giá và phân loại
khả năng thích nghi của đất đai và áp dụng chủ yếu cho đất nông nghiệp có tưới.
Trong phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation land suitability
classification) của Cục cải tạo đất đai – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USBR), đất được
phân thành 6 lớp: từ lớp rất thuận lợi cho cây nông nghiệp trong vùng, lớp có thể
trồng trọt được một cách giới hạn đến lớp không thể trồng trọt được.
Một số chỉ tiêu kinh tế định lượng của đất đai đã được xem xét như năng
suất, sản lượng và lợi nhuận. Bên cạnh đó, khái niệm về “khả năng đất đai” cũng
được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá đất ở Mỹ do Vụ bảo tồn đất – Bộ Nông
nghiệp Mỹ đề xuất năm 1964. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất được nhóm lại dựa
vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu
chính là các hạn chế của lớp đất phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề
nghị.
Quan điểm đánh giá đất của FAO
Để đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất đai, các
chuyên gia quốc tế hàng đầu về đánh giá đất của FAO đã tiến hành nghiên cứu và
đề xuất phương pháp đánh giá đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Dự thảo đầu tiên về đánh giá đất của FAO đã ra đời năm 1972, sau đó được
Brinkman và Smyth soạn lại và in ấn năm 1973. Năm 1975, tại hội nghị Rome,
những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu
biên soạn lại thành đề cương đánh giá đất (A frameword for land evaluation), công
bố năm 1976. Đề cương này được chỉnh sửa và bổ sung năm 1983.

FAO đã có những hướng dẫn cụ thể về đánh giá đất cho các mục đích khác nhau:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land evaluation for rainfed
agriculture, 1983)
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (Land evaluation for Irrigated
agriculture, 1985)
- Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (Land evaluation for Forestry, 1984)
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land evaluation for Development, 1990)
15
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng đất (Land
evaluation and Farming system analysis for land use planning, 1992)
1.1.2. Ở Việt Nam
Việc phân hạng đất đai ở Việt Nam được thực hiện trong các thời phát triển
từ thời kỳ phong kiến đến nay. Tuy khác nhau về mục tiêu cụ thể (tính chất của đất
hoặc tính chất của đất và năng suất lúa ) nhưng đều có sự thống nhất ở chỗ phân ra
các hạng đất tốt, xấu để phục vụ cho việc định thuế đất (thời kỳ phong kiến, Pháp
thuộc) hoặc quy hoạch sử dụng đất các vùng chuyên canh (thời kỳ Pháp thuộc),
hoặc tính thuế đất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất cho các vùng chuyên canh
hợp tác xã, xã, huyện (thời kỳ sau 1954 đến nay).
Sau năm 1945 tức là sau cách mạng tháng 8 thành công đến cuối những năm
60 của thế kỷ XX ở nước ta vẫn chủ yếu sử dụng các kết quả phân hạng đất đai từ
thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp trong nhiều năm qua đã thực hiện
nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai. Công tác được
triển khai rộng rãi trên toàn quốc, từ phân hạng đất tổng quan toàn quốc (Tôn Thất
Chiểu, Hoàng Ngọc Toàn – 1980-1985) đến các tỉnh thành và các địa phương với
nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyên canh và các dự án đầu tư của cả
nước. Đánh giá phân hạng đất đai đã trở thành quy định bắt buộc trong công tác quy
hoạch sử dụng đất của Viện. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành
tiêu chuẩn 10 TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện

Thổ nhưỡng – Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá, phân hạng
đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh.Từ kết quả nghiên cứu đã
xây dựng thành quy trình kỹ thuật phân hạng đất áp dụng cho các hợp tác xã và các
vùng chuyên canh. Việc phân hạng này tiến hành theo thang điểm và đất được phân
chia thành 4 hạng: tốt, khá, trung bình và kém.
Năm 1993 Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện
công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ
16
1/250.000. Kết quả ban đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và
khẳng định việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu
chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.
Năm 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 73 “Quy định chi tiết về việc
phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp”. Căn cứ để phân hạng đất là các
yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điệu kiện khí hậu và điều kiện tưới tiêu. Đối với
cây trồng hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản được phân thành 6 hạng. Đối với
đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả được phân thành 5 hạng. Hạng đất được xác
định theo phương pháp cho điểm, có tham khảo năng suất và hiệu quả kinh tế của
cây trồng.
1.2. Một số vấn đề cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền
vững.
1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Về mặt thuật ngữ, “quy hoạch” là việc xác định một cách trật tự nhất định
như phân bố, bố trí, tổ chức, sắp xếp . “Đất đai” là một phần của lãnh thổ nhất
định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất ) có vị trí, hình thể, diện tích với
những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa
hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính
chất lý, hóa, ), tạo nên những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục
đích khác nhau.
Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch – đây là quá trình nghiên
cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và

đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về mặt bản chất của quy hoạch sử dụng đất cần được xác định trên quan
điểm nhận thức: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử
dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu
sản xuất” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
17
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời
3 tính chất: kỹ thuật, pháp lý và kinh tế. Trong đó:
Tính chất kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn như điều tra, khảo
sát, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu
Tính pháp lý: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo
quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
Có thể định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là
hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử
dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao; thông qua việc phân bố
quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản
xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
tại điều 18 chương II đã quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
Điều 6 của Luật Đất đai năm 2003 xã định một trong những nội dung quản lý
nhà nước về đất đai là quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Điều 31 của Luật Đất đai năm 2003 đã quy định căn cứ để quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.

Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
Các quy định cụ thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện tại
Mục 2, chương II Luật Đất đai 2003 bao gồm 10 điều (từ điều 21 đến 30) bao gồm
các quy định về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trách
18
nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm quyền quyết định, xét duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Cùng với Hiến pháp và Luật Đất đai còn có các văn bản dưới luật như các
Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các quyết định, Thông
tư, công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới
nội dung và hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất:
Nghị định 68/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban
hành ngày 1/10/2001.
Quyết định số 424a/2001/QĐ TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa
chính về việc ban hành hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch sử dụng đất đai.
1.2.3. Mục tiêu của việc lập quy hoạch sử dụng đất
Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là việc sử dụng hiệu
quả và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn. Có thể hiểu mục
tiêu này cụ thể như sau:
- Sử dụng có hiệu quả đất đai:
Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng đất.
Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là việc thu
được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện tích đất.
Còn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang tính tổng hợp
hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ
môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được:
Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục
đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập

cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm
giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng
đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Tính bền vững:
19
Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả,
đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp
ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
1.2.4. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là quỹ đất đai của các cấp lãnh thổ (cả
nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc của một khu vực. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên,
phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương, quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm xác định cơ cấu đất đai cho
các mục đích sử dụng, các ngành kinh tế, xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho
công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất vào đầu tư và
phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn
hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ trung tâm của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là:
phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành hệ thống
sử dụng đất đai và cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm
năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích, hình thành, phân bổ hợp lý các tổ hợp
không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích: kinh tế, xã
hội và môi trường.
1.2.5. Mối quan hệ giữa QHSDĐ và các loại hình quy hoạch khác
- Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế
xã hội
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội mang tính chiến lược, xác định mục tiêu
phát triển các ngành trong phạm vi lãnh thổ, làm căn cứ để xây dựng các quy hoạch
chuyên ngành, trong đó đề cập đến vấn đề sử dụng đất ở mức độ phương hướng.
Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch chuyên ngành, lấy quy hoạch tổng thể

làm căn cứ, là sự cụ thể hóa quy hoạch tổng thể với đối tượng là tài nguyên đất đai và
nhiệm vụ là xác định quy mô và cơ cấu sử dụng đất hợp lý, phân bố các loại đất cho
các mục đích sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông nghiệp
20
Quy hoạch phát triển nông nghiệp căn cứ vào tiềm năng đất đai, các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm sinh thái của cây trồng xác
định phương hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp, phân bố các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp hợp lý và đề xuất các biện pháp kinh tế, xã hội để thực hiện các
mục tiêu đó.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ của quy hoạch
sử dụng đất để xác định diện tích, cơ cấu và phân bố các loại đất phục vụ cho mục
đích phát triển nông nghiệp và các mục đích khác.
- Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị
Quy hoạch sử dụng đất ở khu vực đô thị là một bộ phận của quy hoạch đô
thị, có nhiệm vụ xác định cơ cấu đất đai và phân bố đất cho các mục đích sử dụng
khác nhau trong khu vực đô thị.
- Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành sử dụng đất
chuyên dùng khác
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ
tương hỗ. Quy hoạch các ngành là cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch sử
dụng đất đai, nhưng lại chịu sự khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai.
1.2.6. Các cấp độ quy hoạch
Quy hoạch đất đai cả nước và các vùng kinh tế
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế là chỗ dựa của quy
hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh
tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định phương
hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan hệ sử dụng
đất giữa các ngành, các tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất các
chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử

dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch đất đai cấp tỉnh
21
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng
đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hoá các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch
toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong
phạm vi tỉnh mình.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là cơ sở định hướng đối với quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện và xã.
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là thiết lập cơ cấu sử
dụng các loại đất chính (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng) một cách
hợp lý, phân bố và bố trí đất đai cho các dự án đầu tư, phát triển đô thị, các công
trình công cộng, giao thông, thủy lợi chính trên địa bản tỉnh trong kỳ quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được lập cho thời kỳ 10 năm trùng với thời
kỳ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh gồm:
- Xác định cụ thể các loại đất trên địa bàn tỉnh đã được phân bổ trong quy hoạch
sử dụng đất cấp Quốc gia
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của tỉnh.
- Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch đất đai cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch theo đơn vị lãnh thổ hành
chính cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện là sự cụ thể hóa của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và là cơ sở định hướng
và khống chế chỉ tiêu diện tích các loại đất đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt là căn cứ pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất trên địa bàn huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở cho việc lựa chọn các dự án đầu
tư trên địa bàn huyện
22
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là thiết lập cơ cấu
hợp lý sử dụng các loại đất (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) và
các loại hình chi tiết của từng loại đất trên phạm vi toàn huyện nhằm đáp ứng nhu
cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập cho thời kỳ 10 năm.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã được phân bổ trong quy
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện
- Xác định diện tích chưa sử dụng để đưa vào sử dụng
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch đất đai cấp xã
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp cơ sở tạo
điều kiện cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt là căn cứ pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất trên địa bàn xã. Quy
hoạch sử dụng đất cấp xã là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là xây dựng cơ cấu sử
dụng đất hợp lý, phân bổ các loại đất cho các mục đích sử dụng phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn quy hoạch, đồng thời
đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch

sử dụng đất cấp huyện
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã
- Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp
23
Quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp
xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đôi khi
phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi điều kiện cho phép (đã
hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai các cấp liên quan). Quy hoạch sử dụng đất đai
toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược dùng để khống chế vĩ mô và
quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hòa với quy
hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi
mô. Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô là cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế
chi tiết. Trong một số trường hợp cần thiết, đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử dụng
đất đai cấp trung gian – gọi là quy hoạch đặc thù (quy hoạch sử dụng đất đai liên tỉnh
hoặc xuyên tỉnh, liên huyện). Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch dài hạn có tính
khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa phương.
1.3. Nội dung và nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững
1.3.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những
giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có
những nội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam
theo Luật Đất đai 2003, nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh.
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê
duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng
cân đối nhu cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng khu vực.
24
1.3.2. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất
- Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên
Đất đai có một đặc tính quan trọng là nếu được sử dụng đúng và hợp lý thì
chất lượng đất ngày càng tốt lên. Tính chất đặc biệt này của đất đòi hỏi phải hết sức
chú ý trong việc sử dụng đất. Một trong những vấn đề bảo vệ đất quan trọng nhất là
ngăn ngừa và dập tắt quá trình xói mòn do nước và gió gây nên. Các quá trình xói
mòn các tác hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Do hậu quả của quá trình xói mòn
và rửa trôi lớp đất mặt mà hàng năm một lượng chất dinh dưỡng khổng lồ bị nước
cuốn ra sông, ra biển.
Trong lĩnh vực bảo vệ đất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ làm nhiệm vụ
chống xói mòn mà còn phải chống các quá trình ô nhiễm đất, bảo vệ các yếu tố của
môi trường thiên nhiên.
Ô nhiễm đất cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Đất có thể bị ô nhiễm bởi
chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, nước thải từ nhà máy, nước thải sinh hoạt
từ những đô thị lớn, ô nhiễm bởi các chất phóng xạ Do vậy trong các đồ án quy
hoạch sử dụng đất cần dự kiến các biện pháp chống ô nhiễm đất.
Bảo vệ và cải tạo thảm thực vật tự nhiên cũng là một nhiệm vụ quan trọng
của quy hoạch sử dụng đất. Thảm thực vật tự nhiên đặc biệt là rừng được coi là lá
phổi của trái đất với chức năng lọc sạch không khí, điều tiết nước, nhiệt độ, độ ẩm
- Tổ chức phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành
Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành cần đảm bảo phù hợp với lợi ích của nền
kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho nông

nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, trong quá trình xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân,
tổng hợp và cân đối nhu cầu sử dụng đất để phát triển của các ngành. Nhờ vậy sẽ
đảm bảo đạt được những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra cho thời kỳ
quy hoạch và xa hơn của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng.
- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý
Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân xác định phương hướng và nhiệm vụ
sản xuất cho từng địa phương, từng ngành và từng đơn vị sản xuất nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất phải tạo ra những
25

×