Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Xã hội học chính trị: ĐIỀM LUẬN BÀI VIẾT “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐÔ THỊ” TRỊNH DUY LUÂN (Tạp chí Xã hội học số 4(48) năm 1994)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.22 KB, 11 trang )

§¹i häc quèc gia Hµ néi

trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
KHOA XÃ HỘI HỌC
----------o0o----------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI:
ĐIỀM LUẬN BÀI VIẾT “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH
TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐÔ
THỊ”- TRỊNH DUY LUÂN
(Tạp chí Xã hội học số 4(48) năm 1994)

Hà Nội
1


1. Dẫn nhập
Xã hội Việt Nam từ sau đổi mới đến nay đã trải qua những biến đổi to
lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là sự phát triển của nền
kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường. Sự phát triển của kinh tế kéo theo nó là những
biến đổi về sự phân tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo. Nhóm người nghèo
được coi là nhóm yếu thế trong xã hội, họ phải đối mặt với những khó khăn
về nhà ở, nghề nghiệp… Nhóm người nghèo ở khu vực nông thôn và khu
vực thành thị có những đặc trưng hết sức khác nhau. Trong khi nhóm người
nghèo nông thôn phải đối mặt với nguy cơ đói ăn, thì khó khăn mà nhóm
người nghèo đô thị gặp phải là điều kiện nhà ở - môi trường ngày càng có xu
hướng đe dọa nhiều hơn đến cuộc sống của họ. Có thể nói, người nghèo tồn
tại ở cả khu vực nông thôn và đô thị, tuy nhiên, khi nhắc đến nhóm người
nghèo trong xã hội, nhóm người nghèo nông thôn dường như được quan tâm


nhiều hơn, chính vì vậy, các nghiên cứu, dự án phát triển thường tập trung
vào nhóm người nghèo ở nông thôn nhiều hơn nhóm nghèo ở đô thị.
Trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển, thì những nghiên cứu
về nhóm yếu thế này là hết sức cần thiết bởi đó là cơ sở để phát hiện những
mặt yếu của xã hội, nhằm phát triển một xã hội bền vững, đặc biệt là những
nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về nhóm người nghèo đô thị - nhóm ít được
quan tâm hơn.. Dự án nghiên cứu liên ngành “Cải thiện nơi ở và môi trường
cho người nghèo đô thị” do bốn cơ quan nghiên cứu và đào tạo của Việt
Nam phối hợp thực hiện dưới sự hỗ trợ của trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Quốc tế Canada (IDRC) là một hướng nghiên cứu ứng dụng hướng trọng
tâm đến nhóm nghèo đô thị. Dự án được khởi đầu với hai cuộc khảo sát xã
hội học lớn về đặc điểm kinh tế - xã hội và nhà ở của người nghèo đô thị tại
hai khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả của cuộc khảo
2


sát tại Hà Nội được tiến hành tháng 2/1994 trong khuôn khổ dự án nói trên
được tác giả Trịnh Duy Luân giới thiệu trong bài viết “ Một số đặc điểm
kinh tế - xã hội và nhà ở của người nghèo đô thị” đăng trên tạp chí Xã hội
học số 4 (48) năm 1994.
2. Những nội dung chính của nghiên cứu:
Cuộc khảo sát được tiến hành trên phạm vi 5 phường nội thành thuộc
các quận khác nhau trên khu vực Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu bao gồm
phương pháp thu thập ý kiến bằng bảng hỏi được điều tra viên đưa tới mỗi
hộ gia đình. Ngoài ra còn có sự kết hợp với các kết quả của các phương pháp
khác như phương pháp quan sát (quan sát điều kiện sống thực tế của nhóm
người nghèo), phương pháp phân tích tài liệu (bao gồm các nguồn tài liệu
của các chuyên gia nước ngoài, những nghiên cứu đã thực hiện với nhóm đối
tượng này…); đồng thời cũng có sự so sánh giữa các ý kiến của các điều tra
viên và các đối tượng được phỏng vấn. Hệ thống các chỉ báo được xây dựng

từ tình hình thực tiễn là cơ sở cơ bản để phân tích những đặc trưng của nhóm
người nghèo ở khu vực đô thị Hà Nội. Cuộc nghiên cứu đã có những phát
hiện cụ thể hơn những nghiên cứu trước, góp phần định hướng cho các dự án
phát triển xã hội. Kết quả nghiên cứu chủ yếu gồm 4 nội dung:
Chương 1: Chân dung xã hội của các gia đình nghèo từ đặc điểm
thành phần xã họi – nghề nghiệp, đến đặc điểm nhân khẩu xã hội, học vấn,
văn hóa, nguồn gốc nhập cư và định cư. Thông qua xem xét một số đặc
điểm nhân khẩu – xã hội, nghiên cứu đã chỉ rõ sự phân tuyến theo mức
nghèo và địa bàn cư trú một cách tương đối. Bên cạnh đó, những tương quan

3


về mức nghèo và trình độ học vấn cũng đem đến “hi vọng” về tác nhân tiềm
năng cho sự chiến thắng nghèo khổ 1
Chương 2: Một số đặc điểm kinh tế của người nghèo dựa trên các hệ
thống các chỉ báo lựa chọn về thu nhập và mức cân đối thu chi. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đưa ra những phân tích về đồ dùng sinh họat trong gia đình
và ước lượng giá trị của chúng, tình hình vay mượn trong năm 1993 của các
hộ nghèo. Đồng thời vai trò của các đoàn thể trong hoạt động cho người
nghèo vay vốn.
Chương 3: Đặc điểm môi trường ở người nghèo bao gồm những phân
tích về tình hình nhà ở và điều kiện môi trường xung quanh nơi ở. Các kiểu
loại nhà ở được nghiên cứu đề cập đến ở các phương diện kiểu loại nhà ở,
tình hình an ninh đất ở và nhà ở, ước lượng giá trị nhà và đất ở. Các chỉ báo
về mức độ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở được nghiên cứu bao gồm
các chỉ báo về nguồn nước sinh hoạt, hệ thống cống rãnh, nước thải, hệ
thống xử lý nước thải và đánh giá chủ quan của các gia đình nghèo về mức
độ ô nhiễm tại khu vực sống.
Chương 4: Một số vấn đề xã hội của người nghèo và động thái của sự

nghèo khổ thông qua tình trạng sức khỏe của người dân. Nghiên cứu cũng đã
đưa ra những phân tích vê vai trò của người phụ nữ trong các gia đình
nghèo.
3. Bình luận về nghiên cứu
Nghiên cứu “ Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhà ở của người nghèo đô
thị” tại khu vực Hà Nội được tiến hành vào tháng 2 năm 1994 đã có những
1

Trịnh Duy Luân (1994), “Một số đặc điểm kinh tế xã hội và nhà ở của người nghèo đô thị” (Từ kết quả
cuộc khảo sát xã hội học tại Hà Nội 2/1994), Tạp chí Xã hội học số 4 (48), 1994, tr.52.

4


phát hiện và cung cấp những thông tin cần thiết cho dự án Cải thiện nơi ở và
môi trường cho người nghèo đô thị”. Đây là cũng nghiên cứu đi sâu tìm hiểu
về đối tượng người nghèo đô thị hơn những nghiên cứu ít ỏi về đối tượng
này trước đó. Chính bởi vậy, những phát hiện của nghiên cứu đã khắc họa
được khá đầy đủ “bức chân dung” của người nghèo đô thị tại khu vực Hà
Nội với những đặc điểm cơ bản như: qui mô gia đình (3,7 người), tuổi
trunng bình của chủ hộ (57 tuổi), thu nhập bình quân đầu người (88.000
VNĐ/người/tháng), giá trị tài sản của gia đình (787.000VNĐ)… Những kết
quả mang tính phát hiện của nghiên cứu không chỉ về kiểu loại nhà ở mà còn
về điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sinh sống của những
hộ nghèo này, đồng thời so sánh với những ý kiến chủ quan của người trong
cuộc về mức độ ô nhiễm môi trường sống của họ đã đưa đến nhận định về
quan hệ của người nghèo với tình trạng ô nhiễm môi trường, mà như chính
những nhà nghiên cứu cũng đã đặt ra câu hỏi về sự liên quan trực tiếp giữa
nhóm người nghèo và sự xấu đi của môi trường. 2 Họ không chỉ là người gây
ô nhiễm như quan niệm thông thường do thói quen sống, mức sống và điều

kiện sống của họ mà đồng thời họ cũng là nạn nhân của sự ô nhiễm từ điều
kiện vật chất cơ sở hạ tầng và những ô nhiễm do sự phát triển của nền kinh
tế công nghiệp hiện đại, giao thông vận tải phát triển. Kết quả nghiên cứu
gợi mở ra một vấn đề về sự bất bình đẳng trong mối quan hệ với môi trường
của nhóm nghèo đô thị so với những nhóm có điều kiện kinh tế khá giả hơn.
Nghiên cứu cũng đã đi sâu phân tích về tương quan giữa mức nghèo và
thành phần nhập cư, định cư tại địa bàn nghiên cứu. Những phân tích này đã
cho thấy rõ sự khác biệt giữa nhóm người nhập cư, và thời gian định cư khác
nhau tại Hà Nội, đồng thời cũng đưa đến kết luận phần đông các hộ nghèo
2

Trịnh Duy Luân (1994), “Một số đặc điểm kinh tế xã hội và nhà ở của người nghèo đô thị” (Từ kết quả
cuộc khảo sát xã hội học tại Hà Nội 2/1994), Tạp chí Xã hội học số 4 (48), 1994, tr. 67

5


được khảo sát là nghèo “có thâm niên” và khá đặc thù. Bên cạnh đó, cách
phân tích đặc trưng của nhóm người nghèo theo những chỉ báo về thành
phần nhập cư, thời gian sinh sống tại khu vực khảo sát cũng cho thấy nhóm
nghiên cứu đã chú ý tới những đặc điểm chung của cộng đồng đô thị: cộng
đồng lớn, phức tạp và không thuần nhất về mặt xã họi (thành phần và nguồn
gốc dân cư).
Nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá về vai trò của đoàn thể trong
hoạt động giúp đỡ các hộ thoát nghèo thông qua điều tra về đối tượng cho
người dân nghèo vay. Kết quả điều tra không chỉ giúp đánh giá vai trò của
từng nhóm đối tượng trong họat động thoát nghèo của người dân mà còn cho
thấy mối quan hệ xã hội bao gồm các quan hệ thân tộc, quan hệ bạn bè, hàng
xóm, cộng đồng. Kết quả cho thấy người nghèo trông cậy vào người thân
trong lúc khó khăn là chủ yếu (58,7%), tiếp sau đó là bạn bè (28,6%) và

hàng xóm(25,1%). Chỉ có 4,4% vay của đoàn thể, điều này cho thấy vai trò
của đoàn thể cũng như mối quan hệ giữa đoàn thể và nhóm người nghèo hết
sức mờ nhạt.
Bên cạnh những phát hiện có tính đóng góp về đối tượng nhóm nghèo
đô thị, nghiên cứu cũng có một số những điều cần phải bàn tới. Trước hết là
phương pháp nghiên cứu. Khảo sát được tiến hành trên diện hẹp, chỉ 5
phường thuộc các quận nội thành khác nhau của Hà Nội, những mẫu được
chọn lựa chủ yếu là thông qua sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Điều
này gây ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu nghiên cứu cũng như đặc
trưng của mẫu nghiên cứu, do sự chọn lựa này chịu tác động chủ quan của
những đoàn thể địa phương. Thêm vào đó, những số liệu được cung cấp cho
nghiên cứu phần nhiều đều từ chính quyền địa phương nên có thể nói sẽ tồn
tại những đặc điểm của đối tượng bị bỏ sót, hay nói cách khác chưa được
chính quyền các địa phương quan tâm tới. Điều này có thể được coi như
6


nhược điểm của phương pháp chọn mẫu, ảnh hưởng đến tính đại diện của
mẫu cũng như kết quả nghiên cứu.
Trong cuộc nghiên cứu cùng đề tài được thực hiện tại thành phố Hồ
Chí Minh cũng trong khuôn khổ dự án này, phương pháp nghiên cứu đã
không vấp phải nhược điểm này. Nếu lấy nền tảng là đặc điểm dân cư, lao
động, các hoạt động kinh tế của các cụm quận đặc trưng thì có nhiều triển
vọng phát triển các nhóm dân nghèo đô thị khác nhau phân bố tại các cụm
quận có đặc trưng khác nhau.3 Bởi vậy, khu vực khảo sát tại thành phố Hồ
Chí Minh đã được xác lập thành 3 cụm quận nền với những đặc điểm nói
trên có sự khác biệt rõ rệt, từ đó xác định mẫu khảo sát với những chỉ báo
mang tính chính xác cao hơn về đặc trưng của nhóm đối tượng.
Qua sự khác biệt rõ rệt về phương pháp nghiên cứu của 2 công trình
có thể thấy rõ sự khác biệt về cách nhìn. Mặc dù 2 nghiên cứu đều nhằm mô

tả một cách rõ nét nhất về những đặc trưng của người nghèo đô thị, tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy cách nhìn “trên xuống dưới”
trong khi nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh lại cho thấy cách nhìn từ
dưới lên4. Nghiên cứu tại Hà Nội dù đã phác họa được những đặc điểm cơ
bản của người nghèo nhưng với đặc điểm của cách nhìn từ trên xuống như
vậy, sẽ không thể tránh khỏi những “bỏ sót”, làm giảm tính đại diện của
những kết quả nghiên cứu. Theo ý kiến cá nhân em, hai nghiên cứu trên tuy
được đánh giá là bổ sung cho nhau do sự khác biệt về cách nhìn, nhưng mỗi
nghiên cứu được tiến hành tại những khu vực và địa bàn khác nhau, có
những đặc trưng khác nhau đáng kể về cả trình độ phát triển kinh tế cũng
như những chỉ báo về nhân khẩu, nhà ở, trình độ học vấn của người nghèo…
3

Nguyễn Quang Vinh, “Hiện trạng và triển vọng cải thiện nhà ở, mức sống, môi trường sống của người
nghèo đô thị - trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí xã hội học số 4 (48) năm 1994, tr.18
4
René Parenteau, “Phát biểu về hai nghiên cứu về những điều kiện sống của người nghèo đô thị ở Việt
Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), Tố Quỳnh dịch, Tạp chí xã hội học số 4 (48) năm 1994. tr.73

7


Chính vì vậy, mỗi nghiên cứu cần phải xây dựng cho mình một cách nhìn
đầy đủ về nhóm đối tượng này. Không chỉ đơn thuần nhìn từ một phía từ
trên xuống dưới hay từ dưới lên trên mà phải có sự quan sát, nghiên cứu
nhiều chiều mới có thể có cái nhìn toàn diện nhất về đối tượng này.
Kết quả nghiên cứu được tiến hành tại Hà Nội về sự đánh giá tiềm
năng vốn liếng của người nghèo thông qua giá trị nhà, giá trị đất, giá trị học
vấn và nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình vấn chưa đề cập đến
vai trò của chính những người nghèo trong việc định giá. Hoạt động định giá

này được diễn ra về cơ bản thông qua giá trị tài sản đó trên thị trường. Tuy
nhiên, vị trí của người nghèo trên thị trường thực tế có sự bình đẳng hay
không. Một ví dụ có thể kể đến đó là việc thu hồi đất, nhà cho các dự án.
Đôi khi có những trường hợp người nghèo chịu mức giá đền bù cho nhà và
đất của họ thấp hơn nhiều so với giá trị của miếng đất đó sau khi dự án được
thực hiện hay thậm chí thấp hơn giá trị của những khu vực khác khiến họ
khó khăn cho việc tìm nơi định cư mới. Thêm vào đó, khả năng đầu tư cho
giáo dục của người nghèo không cao, đây là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến trình độ học vấn của họ, đồng thời cũng là khả năng thoát nghèo
của họ. Nghiên cứu mới chỉ đưa ra những số liệu thống kê cơ bản mà chưa
có sự phân tích sâu hơn về vị trí bất bình đẳng của nhóm người nghèo với
những nhóm khác trong xã hội về tiềm năng vốn liếng của họ, từ đó đưa ra
nhận định về khả năng thoát nghèo của họ.
Nghiên cứu “ Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của người nghèo đô
thị” – nghiên cứu trường hợp Hà Nội tháng 2/1994 tuy còn một vài điều
đáng lưu tâm nhưng đã có những phát hiện có tính chất đóng góp đối với dự
án nói chung. Riêng đối với xã hội học, và các khoa học nghiên cứu về đô
thị, nghiên cứu này đã có những phân tích sâu hơn về nhóm đối tượng người
nghèo đô thị gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo.
8


4. Một số hướng nghiên cứu
Để thay cho lời kết, sau đây là một số hướng nghiên cứu có thể được
phát triển từ những gợi mở của nghiên cứu “Một số đặc điểm kinh tế - xã hội
của người nghèo đô thị” – nghiên cứu trường hợp Hà Nội tháng 2/1994
1. Vai trò của mối quan hệ với chính quyền địa phương, các đoàn thể,
tổ chức xã hội đối với khả năng thoát nghèo của người nghèo đô thị là một
vấn đề quan trọng trong việc đưa ra những chính sách cụ thể trong công tác
xóa đói giảm nghèo tại khu vực đô thị nói chung. Nội dung nghiên cứu này

sẽ đem lại những kết quả về mối quan hệ cũng như sự tin tưởng của nhóm
người nghèo đối với chính quyền địa phương. Đây là cơ sở để đánh giá sự
hiệu quả, khả thi khi áp dụng chính sách xóa đói giảm nghèo, từ đó đưa ra
những biện pháp phù hợp với từng nhóm khu vực, đối tượng
2. Khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội của người nghèo cũng là yếu
tố quan trọng trong khả năng thoát nghèo. Mức độ tiếp cận của người nghèo
nhiều hay ít, cao hay thấp cho thấy sự bất bình đẳng còn tồn tại giữa các
nhóm xã hội. Thông qua việc nghiên cứu về khả năng tiếp cận các nguồn lực
xã hội, và các hỗ trợ xã hội của người nghèo sẽ giúp hoạt động hoạch định
chính sách cũng như các tổ chức xã hội hoạt động vì người nghèo thấy được
điều gì làm chưa hiệu quả và điều gì cần phải làm.
3. Mối quan hệ giữa người nghèo và môi trường như kết quả nghiên cứu
đã đưa ra những gợi mở, đó là mối quan hệ hai chiều, người nghèo không
chỉ là người gây ra những ô nhiễm môi trường nơi họ sinh sống mà họ còn là
nạn nhân. Thêm vào đó, nguy cơ bị tác động bởi ô nhiễm của nhóm người
nghèo cao hơn do đặc điểm về thói quen sinh hoạt, điều kiện sống còn nhiều
khó khăn thiếu thốn.
Những hướng nghiên cứu được nêu ra trên đây chỉ là một số rất ít
những vấn đề có thể được phát triển từ đề tài. Những ý kiến được nêu ra
9


trong bài viết chỉ là những ý kiến nhận xét nhỏ về nội dung của nghiên cứu
nhằm đóng góp những ý kiến để những nghiên cứu sau về người nghèo đô
thị đem lại cái nhìn toàn diện hơn cũng như khái quát được những lý luận về
đối tượng nghiên cứu.

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Duy Luân, Một số đặc điểm kinh tế - xã hội và nhà ở của người
nghèo đô thị - Từ kết quả cuộc khảo sát xã hội học tại Hà Nội 2/1994,
Tạp chí xã hội học số 4 (48)1994.
2. Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị, Viện Khoa học xã hội Việt Nam –
Viện xã hội học, NXB. Khoa học xã hội, 2004.
3. Nguyễn Nga My, Thực trạng đời sống và triển vọng phát triển của
cộng đồng dân cư có thu nhập thấp ở đô thị ( Nghiên cứu trường hợp
phường Quỳnh Mai – Hà Nội), Tạp chí xã hội học số 3 (71) năm
2000.
4. Nguyễn Quang Vinh, Hiện trạng và tỉển vọng cải thiện nhà ở, mức
sống, môi trường sống của người nghèo đô thị - trường hợp thành
phố Hồ Chí Minh, Tạp chí xã hội học số 4 (48) năm 1994.

11



×