Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI TẬP VIẾT ĐIỂM LUẬN: Đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu qua lễ hội Phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.3 KB, 2 trang )

Họ tên:
Môn: Các phương pháp nghiên cứu khoa học

BÀI TẬP VIẾT ĐIỂM LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu qua lễ hội Phủ Tây Hồ,
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội”

Tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết liên quan đến vấn
đề này. Với đề tài này, người nghiên cứu muốn tìm hiểu đặc điểm tín ngưỡng thờ Mẫu
ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội), qua đó nhằm khẳng định tính đặc sắc và những nét riêng biệt
của sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Tây Hồ trong lịch sử - văn hóa dân tộc,
đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng.
Một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu nói
chung và tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Tây Hồ nói riêng là sách “Đạo Mẫu ở Việt
Nam” (1996) – Ngô Đức Thịnh chủ biên. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày khá chi
tiết và toàn diện về di tích Phủ Tây Hồ cùng hội lễ Phủ Tây Hồ với những nét đặc
trưng tiêu biểu nhất. Theo đó, lễ hội Phủ Tây Hồ cũng theo hệ thống lễ hội thờ Mẫu:
“Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tuy nhiên, do hạn chế về thời điểm xuất bản,
cuốn sách chỉ mô tả những đặc điểm của lễ hội vào giai đoạn trước năm 1945, chưa có
những nghiên cứu mới về lễ hội trong giai đoạn hiện nay.
Tác phẩm thứ hai có những nghiên cứu liên quan đến lễ hội Phủ Tây Hồ là cuốn
sách “Lễ hội Thăng Long” (2010) – Lê Trung Vũ. Trong cuốn sách, tác giả đã chỉ ra
một số nét đặc trưng của lễ hội Phủ Tây Hồ trong những năm gần đây, khẳng định đặc
điểm chính của lễ hội bao gồm hoạt động rước và hát văn, nhưng không đi sâu giải
thích về hệ thống điện thần cũng như mô tả các nghi thức cúng tế trong lễ hội.

1


Trong các tác phẩm “Mặt gương Tây Hồ” – Nguyễn Vinh Phúc và “Tìm trong di


sản văn hóa Việt Nam: Thăng Long – Hà Nội” – Lưu Minh Trí chủ biên, các tác giả đã
nêu lên những ảnh hưởng của lễ hội tới đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân và
kiến nghị các cấp chính quyền cần có sự quan tâm đúng mức tới việc bảo tồn các giá
trị của lễ hội.
Trong cuốn sách “Đền miếu Việt Nam” (2001) – Vũ Ngọc Khánh, tác giả đi sâu
phân tích từng bộ phận trong tổng thể di tích Phủ Tây Hồ. Tuy nhiên cuốn sách không
nghiên cứu kĩ về lễ hội Phủ Tây Hồ mà chỉ nêu lên một số nét chính, tập trung vào mô
tả kết cấu của điện thần, các yếu tố kiến trúc, các hiện vật, câu đối,… trong Phủ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đền miếu Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.
2. Nguyễn Vinh Phúc (2004), Mặt gương Tây Hồ, NXB Thanh niên, Hà Nội.
3. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam – tập 1, NXB Văn

hóa thông tin, Hà Nội.
4. Lưu Minh Trí (Chủ biên) (2002) Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam: Thăng
Long – Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Lê Trung Vũ (2010), Lễ hội Thăng Long, NXB Hà Nội, Hà Nội.

2



×