Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thuyết chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.22 KB, 3 trang )

BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI
HỌC HIỆN ĐẠI
Họ tên: Nguyễn Thị Giang
Bùi Thị Dung
Lớp: K55 _ Xã hội học

Đề bài: Chọn và trình bày bằng sơ đồ và ví dụ một lý thuyết xã hội học hiện đại.
Bài làm

Tần
suất
tương
tác

Quy mô
nhóm

Đồ thị thể hiện định đề tần suất tương tác tỷ lệ nghịch với quy mô nhóm của
Peter Blau


Giải thích:
Blau chú ý đến các yếu tố cấu trúc như quy mô nhóm và tính cơ động xã hội tác
động tới sự liên kết xã hội. Ông phát biểu định lý về tác động của quy mô nhóm tới
tương tác xã hội như sau: Trong một chỉnh thể xã hội gồm 2 nhóm, nếu mọi thứ
đều như nhau thì tần suất tương tác giữa các thành viên của nhóm nhỏ sẽ nhiều
hơn nhóm lớn. Điều này khó có thể lấy những đặc điểm tâm lý của những thành
viên của những nhóm nhỏ để giải thích, mà phải xuất phát từ quy mô tức là số
lượng các thành viên của nhóm. Rõ ràng về mặt định lượng, nếu lấy tổng số các
mối tương tác xã hội giữa 2 nhóm mà chia cho tổng số thành viên của mỗi nhóm
thì nhóm nào nhỏ sẽ cho tần suất lớn hơn so với nhóm có quy mô lớn.


Như vậy, nhóm càng nhỏ thì tần suất tương tác càng lớn và ngược lại, nhóm càng
lớn thì tần suất tương tác càng ít đi.
Ví dụ:
Ví dụ trong làm việc nhóm.
Một nhóm có 4 người và một nhóm có 16 người, gấp đôi nhóm thứ nhất. Khi được
giao làm một bài tập nhóm.
Ở nhóm có ít người hơn, mọi người sẽ phân chia công việc rõ ràng, mỗi người một
nhiệm vụ. Đồng thời, sự tương tác giữa các thành viên sẽ nhiều do có sự trao đổi,
góp ý cho nhau để hoàn thiện bài. Họ có nhiều cơ hội để giao tiếp, có sự tương tác
với nhau hơn, hiểu biết nhau hơn.
Trong khi đó, ở nhóm có 16 người, sẽ xuất hiện tình trạng trong nhóm có những
người làm rất nhiều việc, có những người chỉ “ăn theo” (những người này ít có sự
tương tác với các thành viên trong nhóm). Trong nhóm này, nếu có họp nhóm, gặp


gỡ sự tương tác, hiểu biết nhau cũng không nhiều như trong nhóm nhỏ. Sự tương
tác chỉ tập trung ở một số thành viên tích cực, tham gia làm bài mà thôi.
Như thế, trong nhóm nhỏ hơn thì sự tương tác giữa các thành viên sẽ nhiều hơn,
hiểu biết nhau hơn và hiệu quả công việc cao hơn, có sự công bằng trong nhóm.
Ngược lại trong nhóm lớn sự tương tác sẽ ít hơn, sự hiểu biết giữa các thành viên ít
hơn, không có sự công bằng giữa tất cả các thành viên trong nhóm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×