Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài giữa kỳ Nhập môn công tác xã hội: Giúp thân chủ đối mặt với nỗi sợ khi đứng trước đám đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.2 KB, 5 trang )

BÀI TẬP GIỮA KỲ
Tình huống:
A là một tân sinh viên 18 tuổi, mắc chứng sợ đám đông, rất ngần
ngại nói trước đám đông. Khi lên đại học, A muốn thay đổi bản thân và
đã tham gia câu lạc bộ tình nguyện dành cho sinh viên và đã làm rất tốt,
được đánh giá cao.
Ba tháng tới, câu lạc bộ tổ chức lễ tổng kết hoạt động tình nguyện,
A được đề nghị phát biểu đại diện 80 sinh viên câu lạc bộ trong một buổi
lễ cấp trường, nơi có 150 khách dự.
A tuy rất tự hào vì được tin tưởng giao nhiệm vụ này nhưng rất lo
lắng, sợ hãi vì phải nói trước đám đông.
A được bạn bè giới thiệu tới nhân viên công tác xã hội để tìm kiếm
sự giúp đỡ.
Với tư cách nhân viên công tác xã hội:
1.

Bạn sẽ thu thập thông tin về A từ những nguồn nào? Do ai cung

2.
3.

cấp? Bằng công cụ gì?
Bạn xác định vấn đề can thiệp của A là gì?
Phác thảo sơ lược ý tưởng về kế hoạch can thiệp của bạn?

Bài làm:
1. Tôi sẽ thu thập thông tin về A từ bốn nguồn chính, do các đối tượng
sau cung cấp:


Thân chủ - Chính A sẽ là nguồn thông tin trực tiếp của tôi. (Dựa


trên những lời kể, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp,…)
1




Những người có quan hệ thân thiết với A bao gồm:
+ Bạn bè thân tại trường Đại học A đang theo học
+ Những người thân trong gia đình A
+ Người dân, cộng đồng nơi A sinh sống
+ Những mạng lưới kết nối khác của A, chẳng hạn câu lạc



bộ sinh viên tình nguyện A đang tham gia
Những tài liệu, biên bản, hồ sơ về A có liên quan tới vấn đề - Có



thể do chính A hoặc gia đình cung cấp.
Các trắc nghiệm tâm lý, thẩm định về tâm thần học đối với A để
xác định chức năng xã hội, nguyên nhân thông tin tiềm ẩn mà
quan sát bình thường không có được.

Những nguồn thông tin trên đã cho tôi hiểu được phần nào về hoàn
cảnh và vấn đề của A:


Tiểu sử, trình độ học vấn của thân chủ: A là một tân sinh viên




18 tuổi.
A mắc chứng sợ đám đông, rất ngần ngại khi nói trước đám



đông.
Để đối phó với vấn đề trên, A đã tham gia câu lạc bộ tình
nguyện cho sinh viên và đạt được thành tích tốt. Tuy vậy chứng
sợ đám đông vẫn còn, A rất lo lắng, sợ hãi khi được giao nhiệm
vụ phát biểu trước 150 người trong một buổi lễ cấp trường.

Tôi sẽ thu thập những nguồn thông tin trên bằng các công cụ:





Đàm thoại
Quan sát
Tham khảo, nghiên cứu tài liệu, hồ sơ
Trắc nghiệm

2. Nhận diện vấn đề:



Thân chủ trọng tâm là A.
Vấn đề can thiệp của A đó là: Nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông.

2




Nếu vấn đề của A được giải quyết, A sẽ rất có lợi bởi với kỹ năng
giao tiếp tốt, A có thể mở rộng các mối quan hệ, gặt hái được nhiều



thành công trong cuộc sống.
Khả năng của A để giải quyết vấn đề đó là A thực sự mong muốn
và có quyết tâm để khắc phục nỗi sợ hãi của mình, bởi A đã từng
tham gia câu lạc bộ tình nguyện để thay đổi bản thân.

3. Phác thảo sơ lược ý tưởng về kế hoạch can thiệp:



Mục tiêu và kết quả mong đợi:
Mục tiêu là phải tạo được sự thay đổi nơi A: Đó là tự tin, không lo



lắng, ngần ngại hay sợ hãi khi nói, khi phát biểu trước đám đông.
Kết quả mong đợi: Từ khi thực hiện kế hoạch can thiệp cho đến
buổi lễ tổng kết của câu lạc bộ tình nguyện, trong vòng ba tháng A
có thể thoát khỏi nỗi sợ đám đông, hoàn toàn tự tin để phát biểu





trước 150 khách dự.
Cách thức, phương sách để đi đến mục tiêu:
Việc khắc phục nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông là cả một quá
trình dài đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực của thân chủ. Tôi



xây dựng kế hoạch can thiệp với A trong thời gian 3 tháng.
Bước đầu tôi sẽ thực hiện việc làm quen và trò chuyện với A để
gây dựng niềm tin, đồng thời hiểu rõ hơn nguyên nhân vấn đề của



thân chủ.
Tiếp theo tôi sẽ tiến hành tham vấn cho thân chủ: Lắng nghe những
mong muốn và suy nghĩ của A về vấn đề của chính A.
Hai hoạt động làm quen với thân chủ và tiến hành tham vấn sẽ diễn



ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên.
Giai đoạn kế tiếp, tôi sẽ hướng dẫn A thực hiện các bài luyện tập để
khắc phục được nỗi sợ đám đông của mình. Trước hết, A sẽ thực
hiện những bài tập nhỏ, sau đó là những bài tập với cường độ và độ
khó tăng dần:
3



+

Trong vòng 2 tuần, A sẽ tự thực hiện độc thoại trước gương, với
khoảng thời gian là từ 5 – 10 phút mỗi ngày về bất kỳ chủ đề

+

nào mà A tâm đắc, yêu thích.
Trong 2 tuần tiếp theo, A sẽ thực hiện thuyết trình trước 1 – 2
người – là những người thân hoặc bạn bè của A, với thời gian từ
5 – 10 phút để A bước đầu làm quen với việc nói trước người

+

khác.
Trong 3 tuần tiếp theo, số lượng người lắng nghe buổi thuyết
trình của A sẽ tăng dần lên, lần lượt trong 3 tuần số người sẽ là



5, 10, 20 người. Thời gian thuyết trình là từ 5 – 10 phút.
Trong 4 tuần cuối, tôi sẽ giúp A tập các kĩ năng để vượt qua hoàn
toàn nỗi sợ đám đông của mình. Lúc này, A sẽ thực hiện thuyết
trình trước những nhóm đông người hơn, từ 30 – 50 người – bao
gồm cả những người thân quen của A và những người lạ. Thời gian
thuyết trình sẽ kéo dài hơn, duy trì từ 15 – 20 phút. Trong mỗi lần
thuyết trình sẽ có 3 – 4 người tiến hành nhận xét, phản biện đối với
A. Mục tiêu là A vẫn phải giữ được sự bình tĩnh, không sợ hãi khi
đối diện với những đánh giá của mọi người, đồng thời có thể tự tin




để trả lời những đánh giá này.
Cùng với việc luyện tập nói trước đám đông, tôi sẽ hướng dẫn cho
A những phương pháp chuẩn bị cho bài thuyết trình để A có thể
trình bày một cách lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, tự tin hơn như: kĩ
năng tìm từ khóa, kĩ năng tạo điểm nhấn, thuyết trình không phụ



thuộc vào tài liệu…
Nếu như việc áp dụng các biện pháp luyện tập trên nhưng không
thành công, thân chủ vẫn còn nỗi sợ hãi, tôi sẽ khuyên A tìm đến
các chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và có phương pháp
điều trị thích hợp. Thời gian thực hiện kế hoạch can thiệp có thể
kéo dài hơn, vẫn duy trì việc luyện tập thường xuyên kết hợp với



việc dùng thuốc để điều trị.
Vai trò người thực hiện:
4


+

Thân chủ (A) sẽ là người trực tiếp thực hiện kế hoạch. A
phải đối mặt với các tình huống sợ khi đứng trước đám
đông, chỉ có đối mặt với nỗi sợ hãi mới giúp A vượt qua nỗi
sợ hãi. Không một ai có thể giúp A thực sự khắc chế sự sợ


+

hãi đám đông ngoài chính A.
Nhân viên công tác xã hội, gia đình, bạn bè… sẽ chỉ là người
hỗ trợ, động viên, giúp đỡ A trong quá trình thực hiện kế
hoạch này.

5



×