Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Soạn bài VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.45 KB, 4 trang )

Soạn bài:

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
---LÊ HỮU TRÁC---

I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
Lê Hữu Trác
a) Cuộc đời:
+ Sinh năm 1724, mất năm 1791.
+ Người làng Liên Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
+ Tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương)
→ Lười làm quan, không màng danh lợi…
+ Gia đình có truyền thống học hành và thi cử đỗ đạt làm quan.
b) Sự nghiệp:
+ Ngoài tài chữa bệnh, ông còn là người soạn sách, truyền bá y học…
+ Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong 60 năm được coi
là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời Trung đại Việt Nam.
2. Tác phẩm:
“ Thượng kinh ký sự”
+ Là quyển cuối cùng trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh , đánh dấu sự phát triển
của văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký)
+ Tác phẩm ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh
chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn …
3.Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích ghi lại thời điểm: Sau khi ông vào kinh, đang tá túc tại nhà Quận Huy
Hoàng Đình Bảo thì ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho Thế tử
Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào chốn thâm nghiêm này.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Quang cảnh, cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa


a) Quang cảnh trong phủ chúa:
Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng:
- Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi
hương


-Những “ đại đường”, “Quyển bồng” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn
son thếp vàng
- Nội cung qua năm sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng,
ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…
( màu sắc, đường nét, hương sắc của vườn cây, lầu son gác tía, mân vàng chén bạc,
sơn hào hải vị…)
• Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước
quang cảnh nơi phủ chúa đến nỗi phải ngâm một bài thơ để ghi nhớ việc này.
b) Cung cách sinh hoạt:
-Cách nói năng:
+ Trịnh Sâm thì dùng từ thánh chỉ(4 lần), thánh thượng(3 lần)
+Trịnh Cán thì:Thánh thể(1lần)
→ đầy quyền uy → sự lộng quyền của chúa và sự bù nhìn của vua lúc bầy giờ
+ Các chức sắc trong phủ: Quan chánh đường, các vị lương y, của sáu cung ba
viện, kẻ truyền tinđông đảo nhộn nhịp.
+ Phủ chúa ra vào phải có thẻ; lương y khám bệnh cũng phải lạy bốn lạy , xin phép
mới được cởi áo thế tử…
→ lễ nghi, tôn nghiêm càu kì → luôn tôn kính, tuân theo một tôn ti trật tự
+ Xung quanh chúa là các cung tần phi nữ, trướng rủ màn che,
→ ăn chơi vô độ
=> Thâm cung như âm cung, quyền uy tột đỉnh, xa hoa và tráng lệ nhưng trụy lạc
c)Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa:
+ Tác giả dửng dưng, thờ ơ trước những những quyến rũ vật chất,cảnh sống vương
giả bởi nó được xây bằng xương máu của nhân dân…

+ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng ngột ngạt, thiếu sinh
khí …
2. Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung
hiện thực của tác phẩm.
- Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng
thời mang ý nghĩa khái quát. Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch
và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Dù thế tử chỉ là một đứa bé trẻ
lên 5 – 6 tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, thầy thuốc già phải quỳ lạy bốn lạy và khi
xem mạch xong phải lạy bốn lạy nữa trước khi lui ra. Muốn xem thân thể của thế


tử như thế nào để đoán bệnh thì phải có một viên quan nội thần đến xin phép được
cởi áo cho thế tử.
- Sự tinh tế, sắc sảo trong việc miêu tả của tác giả kết tinh ở những chi tiết tuy nhỏ
nhưng gây ấn tượng như việc thế tử ngồi chễm chệ trên sập vàng để một cụ già
phải quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: "Ông này lạy khéo!".
- Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: "Ở trong tối om, không có
cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy …". Có thể nói, đọc đến
chi tiết này, nhiều người đã có thể cắt nghĩa được nguyên nhân căn bệnh của thái tử
Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ lại bị "giam hãm" nơi thâm cung không có ánh sáng
ban ngày thì làm sao có được sinh lực tự nhiên để sống.
- Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy: chi tiết miêu tả nơi
"Thánh thượng đang ngự" (có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp
chiếu sáng làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương
hoa ngào ngạt), rồi chi tiết miêu tả dụng cụ để ăn uống, … Lời văn của tác giả rất
tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc
xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời
bình luận nào.
3. Thái độ con người Lê Hữu Trác:
Phẩm chất người thầy thuốc giỏi: tuy ông ở quê nhưng tiếng tăm của ông "như sấm

bên tai các thầy thuốc giỏi ở trong cung.
- Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị
công danh trói buộc. Chứng tỏ ông là người khinh thường danh lại.
- Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ
lòng của cha ông… Chứng tỏ ông là người có lương tâm, đức độ.
- Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc
trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến. Chứng tỏ ông là người thầy
thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.
=> Đoạn trích cho ta thấy phẩm chất cao quý: Ông là một thầy thuốc có lương tâm
và đức độ, khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích cuộc sống tự do thanh đạm


chốn quê nhà.
4. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:
+ Cách quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh tả người sinh động, không bỏ
sót chi tiết nhỏ nào tạo nên cái thần của cảnh và việc.
+ Cách kể diễn biến câu chuyện và sự việc khéo léo,lôi cuốn người đọc.
+ Giá trị hiện thực sâu sắc



×