Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin địa chính trong công tác giải phóng mặt bằng tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 92 trang )

1


DANH MỤC HÌNH ẢNH

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GPMB: Giải phóng mặt bằng
UBND: Ủy ban nhân dân
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
CSDL: Cơ sở dữ liệu
LMIS: Hệ thống thông tin quản lý đất đai
LDBS: Ngân hàng dữ liệu đất đai
ISO: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
GDP: Tăng trưởng kinh tế
QD – UBND: Quyết định - Ủy ban nhân dân
MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
LIS: Hệ thống thông tin đất đai
LRIS: Hệ thống Thông tin Tài nguyên Đất đai
ILWIS: Hệ thống thông tin đất đai và nước liên thôn
GSDI: Cấu trúc Không gian Dữ liệu Không gian cho Châu Á và Thái
Bình Dương

3


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Hà
Nội, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý


thầy cô khoa Trắc Địa – Bản Đồ và Quản Lý Đất Đai đã truyền đạt cho em
những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và
trong thời gian thực tập tại Phòng Nguyên và Môi Trường huyện Hữu Lũng em
đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế, đồng thời học
hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại nơi thực tập.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các
đoàn thể, các thầy cô giáo trong khoa Trắc Địa – Bản Đồ và Quản Lý Đất Đai,
trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ
bản về nghề nghiệp, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp, sử dụng
để phát huy trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Trần Đình Thành
giảng viên trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
em thực hiện đề tài này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các anh, chị và các cô chú công
tác tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Hữu Lũng, đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng, xong đồ án tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ
bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2017
Sinh Viên

Đỗ Văn Liu

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp của đề tài.
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng. Đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung
ương Đảng khoá IX đã được khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn
của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đã thực hiện được
hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt nó diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Trong quá trình đó chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án với các mục tiêu
phát triển khu công nghiệp, công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, và hạ tầng cho
các khu đô thị mới. Để triển khai được vấn đề này thì chúng ta phải sử dụng đến
quỹ đất. Nhưng trên thực tế thì việc triển khai quỹ đất vào thực thi các dự án thì
không đơn giản. Vì nó tác động đến nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống của
người dân bị thu hồi đất. Có thể nói đây là một thách thức rất lớn đối với việc
triển khai các dự án hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn
đề liên quan đến người dân bị mất đất. Như vậy công tác giải phóng mặt bằng
cần phải được xử lý tính toán một cách khoa học và có độ chính xác cao, hệ
thống dữ liệu thông tin thu hồi cần phải được cập nhật kịp thời và liên tục.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thi hoá đang diễn ra
rất mạnh mẽ ở tỉnh Lạng Sơn, tại địa bàn xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng có rất
nhiều dự án đã và đang được triển khai với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế cho công nhiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá. Vấn đề sử dụng quỹ đất
đang chuyển đổi hiện nay sang đất triển khai dự án đang diễn ra nhanh, quá trình
phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng phục vu thu hút các nhà đầu tư để phát triển
kinh tế xã hội. Trong vòng vài năm trở lại đây xã Cai Kinh huyện Hữu Lũng đã
5



thực hiện thu hồi, bồi thường, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng bên
cạnh đó còn có một số bất cập dẫn đến mâu thuẫn trong khâu đo đạc, tính toán
diện tích bồi thường, do vậy nẩy sinh nhiều vấn đề chưa phù hợp, một bộ phận
người dân bị mất đất chưa thoả mãn với những gì họ được hưởng từ chính sách
của nhà nước hiện nay. Vì vậy vấn đề về giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã
Cai Kinh, huyện Hữu Lũng hiện nay là một vấn đề còn phức tạp.
Xuất phát từ những hực tế trên và qua thời gian tìm hiểu về công tác đo
đạc, thu hồi, bồi thường, tại địa bàn xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn thì em đã nhận thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của công tác
này tại thời điểm hiện nay đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
là rất lớn. Do vậy được sự cho phép của khoa Trắc Địa – Bản Đồ và Quản Lý
Đất Đai và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, ThS. Trần Đình Thành, em đã
chon đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin địa chính trong công tác giải
phóng mặt bằng tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.
2.1. Mục đích.
- Tìm hiểu hiện trạng của công tác quản lý và sử dụng đất, các chính sách
liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, trên địa bàn xã Cai Kinh, huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Tìm hiểu chung về cơ sở khoa học và cơ sở lý luận của công tác giải
phóng mặt bằng nói chung và công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa bàn xã
Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Khai thác GIS vào công tác đo đạc tính toán giải phóng mặt bằng của xã
Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tính hiệu quả và chính xác
trong tính toán giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn.

6



2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập được tại địa phương phải đầy đủ, chính xác, liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
- Trung thực, khách quan với số liệu thu thập được tại địa phương.
- Ứng dụng công nghệ Arc GIS vào tính toán giải phóng mặt bằng trên địa
bàn xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Từ những số liệu tính toán đề xuất cách khai thác, sử dụng hợp lý và
đảm bảo tính hiệu quả của công nghệ GIS.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin địa chính trong quản lý đất
đai trên thế giới và ở Việt Nam.
Hiện nay khối lượng thông tin đất đai vô cùng lớn, cần đảm bảo độ chính
xác cao, truy cập nhanh chóng. Do đó chúng ta cần phải sử dụng công nghệ
thông tin vào công tác quản lý đất đai, bên cạnh đó công tác quản lý đất đai hiện
nay đã và đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào lĩnh vực đất đai hiện nay được nhà nước xem như là vấn đề hết sức
cần thiết và cấp bách để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho các cấp quản lý
từ trung ương đến địa phương.
1.1 Thế giới
- Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực đất đai và đạt được nhiều thành công. Tại những quốc gia này công
nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý đất đai trở nên dễ dàng, nhanh chóng và
người dân có thể biết được những thông tin cần thiết.
- Trong Tạp chí Hóa học Ứng dụng và nghiên cứu nông nghiệp Vol.7

2000 - 2001. Pp 104-111“Áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý tài
nguyên đất bền vững tại Nigeria” của tác giả BO Nuga. Một trong những mục
tiêu của việc đánh giá đất ở Nigeria là để tăng cường việc sử dụng và quản lý
bền vững tài nguyên đất. Thật không may, các phương pháp hiện tại của đánh
giá đất nông nghiệp ở Nigeria bị một số thiếu sót vốn có giới hạn hữu dụng của
họ như một công cụ để lập kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả. Do đó, là sự cần
thiết cho sự phát triển và áp dụng các phương pháp tốt hơn, lợi dụng những tiến
bộ gần đây trong công nghệ thông tin ví dụ như hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các hệ thống thông tin địa
lý với các quy trình đánh giá đất đai, để cải thiện chất lượng của các quyết định
đất đai và sử dụng đất bền vững và quản lý.
8


- “Một nghiên cứu của việc sử dụng dữ liệu viễn thám và GIS trong đất
Quản lý; Catalca khu vực” Tiến sĩ Nebiye MUSAOGLU, Tiến sĩ Sinasi Kaya,
Tiến sĩ Dursun Z. Seker và Tiến sĩ Cigdem Goksel, Thổ Nhĩ Kỳ. Số liệu viễn
thám có thể dễ dàng kết hợp với các nguồn thông tin địa lý được mã hóa trong
GIS. Điều này cho phép chồng chéo của nhiều lớp thông tin với viễn thám dữ
liệu GIS, và áp dụng một số hầu như không giới hạn các hình thức phân tích dữ
liệu. Dữ liệu trong GIS có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc phân loại hình
ảnh. Mặt khác, các dữ liệu che phủ đất được tạo ra bởi một sự phân loại có thể
được sử dụng trong các truy vấn tiếp theo và các thao tác cơ sở dữ liệu GIS.
- Tại Hàn Quốc đã xây dượng hệ thống thông tin quản lý đất đai LMIS
(Land Manage Information System) vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung
cấp thông tin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công và hỗ trợ thiết lập các
chính sách quy hoạch đất đai. Cơ sở dữ liệu LMIS bao gồm một lượng lớn dữ
liệu không gian như các bản đồ địa hình, hồ sơ địa chính và vùng sử dụng đất.
Với một lượng lớn đất đai được giao cho mỗi địa phương, việc quản lý và kiểm
soát chúng nảy sinh nhiều bất cập, điêu này đã dẫn đến quyết định phát triển một

phương thức xây dựng, chia sẻ dữ liệu và thông tin trong quản lý đất đai cho các
khu vực tư nhân và công cộng. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ
thống thông tin đất đai nhằm khắc phục những vấn đề trên.
- Tại Thụy Điển đất đai được quản lý trong cơ sở dữ liệu ngân hàng dữ
liệu đất đai LDBS (Land Data Bank System), LDBS do Cục quản lý đất đai
Quốc gia quản lý, được bắt đầu triển khai từ năm 1970 và hoàn thành năm 1995
và là thành công lớn của Thụy Điển trong việc tin học hóa hành chính trong lĩnh
vực quản lý đất đai. LDBS lưu trữ và cung cấp các thông tin liên quan đến từng
đơn vị bất động sản như: vị trí, địa chỉ, số đăng ký công dân của chủ sở hữu đất
đai và các thông tin liên quan đến nguồn gốc đất; sơ đồ các công trình xây dựng
và các quy trình liên quan….. Thông tin do LDBS cung cấp chủ yếu là ko phải
trả tiền, trừ trường hợp yêu cầu cao hơn mức quy định.

9


1.2. Việt Nam
Tại Việt Nam những năm gần đây, công tác quản lý đất đai đã trở nên hiệu
quả hơn nhờ việc ứng dụng tin học để quản lý thông tin về đât đai, nhiều phần
mềm đang được ứng dụng tại các cơ quan. Tại một số nơi đã triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin theo hình thức mang tính quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ trong
lĩnh vực đất đai. Với hệ thống này tất cả các thông tin được quản lý tại máy chủ,
các trạm kết nối với trung tâm qua hệ thống mạng, thông tin được liên kết với tất
cả các bộ phận từ khâu nhận hồ sơ của người dân đến sử lý hồ sơ của các chuyên
viên, duyệt hồ sơ của lãnh đạo phòng, ký giấy chứng nhận của thường trực ủy
ban nhân dân và trả hồ sơ cho dân. Mọi thao tác đều được ghi nhận trong máy
chủ, bộ phận sau kế thừa của bộ phận trước. Các phần mềm nghiệp vụ gắn liền
với quy trình quản lý hành chính tương ứng với quy trình quản lý chất lượng
ISO của từng cơ quan, có thể tùy biến để đáp ứng với các loại quy trình hiện
hành khác.

Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu về “Ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý giá đất phường An Hòa quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ”. Của tác giả Lê Thanh Khả, Bộ môn Tài nguyên
đất đai, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường Đại Học Cần Thơ –
năm 2010. Các đề tài trên đều ứng dụng GIS trong công tác xác định giá đất trên
nền ArcGIS hay MapInfo đảm bảo việc liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính từ các nguồn dữ liệu khác nhau, thành lập dễ dàng bản đồ vị trí thửa
đất, bản đồ giá đất, bản đồ khoanh vùng giá đất giúp cho người sử dụng có thể
tra cứu, tìm kiếm, tham khảo các thông tin giá đất một cách dễ dàng.
“Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị
trường bất động sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng” của tác giả Th.s Nguyễn Văn Bình, Ks Lê Thị Hoài Phương – Bộ môn
công nghệ quản lý đất đai Khoa tài nguyên đất và môi trường Đại học Nông
Lâm Huế năm 2010 chủ yếu sử dụng phần mềm Mapinfo để xây dựng cơ sở dữ
10


liệu về giá đất theo vị trí phục vụ cho thị trường bất động sản của phường Hoà
Cường Bắc – thành phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết. Kết quả đạt được là đã
thiết lập nên dữ liệu thuộc tính và không gian về các thửa đất phục vụ cho thị
trường bất động sản cũng như phục vụ cho việc tính toán các khoản tài chính
liên quan đến đất đai một cách hiệu quả, chính xác, thuận tiện và nhanh chóng.
“Ứng dụng công nghệ viễn thám và Gis để xác định biến động đất đai
trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2003 – 2008” của
tác giả Lê Thị Thùy Vân. Đề tài đã trình bày được những hiểu biết cơ bản về
công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng của chúng đặc biệt
trong nghiên cứu biến động đất đai. Bằng phương pháp số và kỹ thuật GIS đã
giải đoán được ảnh viễn thám của hai năm 2003 và 2008, trên cơ sở đó thành lập
được hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ chính xác tương ứng là 91,52 %
và 98,35%, thành lập được bản đồ biến động đất giai đoạn 2003-2008 tỷ lệ

1/5.000 của phường Vĩnh Trại.
Nghiên cứu của Lê Quang Trí- ĐH Cần Thơ: “Ứng dụng công nghệ thông
tin trong đánh giá đất đai tự nhiên và đánh giá thích nghi đa tiêu chí ở huyện
Càn Long, tỉnh Trà Vinh”. Nghiên cứu áp dụng phần mềm ALES kết nối với GIS
để đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và đánh giá đa tiêu chí được thực hiện
cho các kiểu sử dụng đất đai được đề xuất trên cơ sở các tiêu chí về an ninh,
lương thực, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả xã hội và môi trường bền vững. Sự kết
nối giúp gia tăng hiệu quả các phương án trên cơ sở định tính và định lượng. Từ
đó đề xuất các kiểu đất đai sử dụng hiệu quả nhất.
2. Tổng quan về giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng được hiểu là công tác tổ chức thu hồi đất (gồm đất
nông nghiêp, phi nông nghiệp và các loại đất khác) trong vùng quy hoạch, nhằm
tạo mặt bằng hay quỹ đất sạch cho các dự án phát triển hạ tầng, đôthị - thương
mại - dịch vụ. Từ đó phải thực hiện đền bù giải tỏa, di dời nhiều hộ gia đình
cùng với nhà cửa tài sản và các hạng mục gắn liền với đất ra khỏi vùng quy
hoạch dự án, chuyển họ sang vùng định cư và bố trí công ăn việc làm tại nơi ở
11


mới (nếu là thu hồi đất ở); hoặc phải bố trí đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn
định đời sống và thu nhập cho hộ dân (nếu là thu hồi đất nông nghiệp).
Như vậy, khái niệm giải phóng mặt bằng chứa đựng một nội dung phong
phú. Trong nội hàm của nó có các nhóm vấn đề cơ bản:


Tổ chức điều tra tình hình cuộc sống và tài sản của hộ dân trong vùng dự

án, nhằm phục vụ công tác đền bù thiệt hại về vật chất hữu hình và vô hình.

Tiến hành giải tỏa, di dời các hộ dân từ nơi ở cũ sang nơi ở mới ngoài

vùng dự án.

Song song với công tác di dời giải tỏa là việc tổ chức lại đời sống, nhà ở,
việc làm và đảm bảo các mặt văn hóa sinh hoạt của người dân ở nơi ở mới.

Giải phóng mặt bằng cũng là quá trình tái cơ cấu toàn diện kết cấu kinh tế
- xã hội - đô thị - dân cư, để chuyển từ xã hội nông truyền thống nghiệp sang xã
hội công nghiệp và đô thị theo định hướng thị trường và hội nhập.

Trong quá trình này, giải phóng mặt bằng tác động đến nhiều chủ thể và
phải sử lý đến nhiều lợi ích: Nhà nước – Chủ doanh nghiệp - Người dân vùng dự
án và các tổ chức có trách nhiệm thực hiện giải phóng mặt bằng.

Tác dụng của giải phóng mặt bằng được thừa nhân trên các mặt sau:
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, đóng góp tăng trưởng
GDP quốc gia.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động trong các ngành ngề mới.
+ Tạo tiền đề cơ cấu, kết cấu lại xã hội, dân cư và đô thị.
+ Hiện đại hóa hạ tầng theo hướng văn minh và hội nhập.
+ Góp phần cải thiện mọi mặt xã hội, văn hóa môi trường và tập quán lối sống
dân cư.

Ý nghĩa của công tác giải phóng mặt bằng: đây là vấn đề khó khăn, nhạy
cảm, vừa là vấn đề bức xúc trước mắt vừa là vấn đề chiến lược lâu dài; không
chỉ là phát triển kinh tế mà còn là vấn đề liên quan đến ổn định chính trị - xã hội,
đến thái độ và đời sống đến hàng vạn người dân cũng như các tổ chức doanh
nghiệp; cũng là nguyên nhân và liên quan trực tiếp tới vấn đề bức xúc trong hậu
quả giải phóng mặt bằng.
2.1. Cơ sở giải phóng mặt bằng
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015.

Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
12


Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất.
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.
Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh
Lạng Sơn Ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh
Lạng Sơn Ban hành quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.
Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 05/03/2013 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Đơn giá cây trồng, vật
nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số
04/2012/QĐ-UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh.
Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh Lạng
Sơn Ban hành Đơn giá xây dựng mới nhà, công trình và vật kiến trúc áp dụng
trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.

Quyết định số 24/2016/QĐ- UBND ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh Lạng
Sơn Ban hành bổ sung chi phí hỗ trợ di chuyển mộ áp dụng trong công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.
Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 20/12/2014 của UBND tỉnh
Lạng Sơn Ban hành Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
13


Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Lạng
Sơn ban hành Quy định việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Quy trình giải phóng mặt bằng
a. Thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất
nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung
thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc,
kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp
phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm
sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sử
dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể
ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo.
b. Thu hồi đất
UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất

công ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất của hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

14


Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất hoặc ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
c. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã
có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định
diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối
hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều
tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi
có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức
vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người
sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm
bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm

bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND
cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt
buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai
2013.
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện
khi có đủ các điều kiện sau đây: người có đất thu hồi không chấp hành quyết
định kiểm đếm bắt buộc sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có
đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận
động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt
15


buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết
định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhận
được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế
từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định
cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được
quy định như sau: tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục,
đối thoại với người bị cưỡng chế; trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành
quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản
ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường
hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được
giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.
d. Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ
gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin
liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên

đất.
Phương án tái định cư: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm
tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư
tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn
xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Dự
án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Khu tái định cư được lập cho một
hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp
nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả
năng chi trả của người được tái định cư.
16


đ. Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu
hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình
thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu
hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu
hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại
diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có
đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng
ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại
đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
e. Hoàn chỉnh Phương án
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính
quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi
tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
f. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện
Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyền
quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết
định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp
với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương
17


án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ
trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn
giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đất thu hồi
không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để
người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì
bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.
g. Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi
hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường,
hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì
khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi
thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản
tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số
tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất thu hồi không
nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản
tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp
18


luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được
bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước. Về vấn đề này, Nghị định
47/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
cũng quy định rõ tại Điều 30, cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài
chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước
nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp; số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có
quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá
nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được

bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được
giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền
chênh lệch đó.
Lưu ý: Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư
vào đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di
chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh
doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài
chính về đất đai.
Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất
mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất
đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.
h. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải
bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất bị thu hồi
19


không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71
Luật Đất đai 2013, khi có đủ các điều kiện: người có đất thu hồi không chấp
hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi
có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận
động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã
được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu
hồi đất đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định
cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp
người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi

giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất: trước khi tiến hành
cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện
cưỡng chế; Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người
bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế
lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất
sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế
thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế; Ban thực hiện cưỡng
chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi
khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực
hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế
và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người
bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản,
tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho
người có tài sản nhận lại tài sản.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng
chế thu hồi đất: UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của
20


pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện
cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng
chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; Ban thực hiện cưỡng chế có trách
nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động
cưỡng chế trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo
phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải

bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm
thanh toán; lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá
trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất; UBND cấp xã nơi có
đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức
thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham
gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi
đất; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với
Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện
cưỡng chế có yêu cầu.
3. Tổng quan về cơ sở dữ liệu tài nguyên đất
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảng của
kết cấu hạ tầng về thông tin. Nó bao gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên
ngành để đào tạo thành một hệ thống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần:
có sở dữ liệu về chính trị (chính sách pháp luật, tổ chức cán bộ); cơ sở dữ liệu về
kinh tế (Nguồn lực - Tài nguyên thiên nhiên và đất đai, lao động, vốn, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, cơ sở hoạt động của các ngành kinh tế - nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vu); cơ sở dữ liệu xã hội (dân số, lao động, văn hóa,
giáo dục, thể thao, y tế); cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất là thành phần không thể
thiếu được của cơ sở dữ liệu quốc gia.

21


Cơ sở dữ liệu tài nguyên đất bao gồm toàn bộ thông tin về tài nguyên đất
đai và địa lý, nội dung thông tin được phân loại theo đối tượng địa lý như thủy
văn, giao thông, dân cư, địa giới, hiện trạng sử dụng đất, các công trình cơ sở hạ
tâng. Xét về các yếu tố cấu thành, chúng ta có thể chia ra thành hai phần cơ bản
là cở sở dữ liệu bản đồ địa lý và cơ sở dữ liệu đất đại. Thông tin về tài nguyên
đất đai được thể hiện bằng dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính có cấu trúc. Với

cách nhìn bản đồ và dữ liệu thuộc tính có cấu trúc. Với cách nhìn bản đồ như
một hệ cơ sở dữ liệu, ta thấy rằng bản đồ là tập hợp các dữ liệu địa lý, các dữ
liệu này mô tả các đối tượng trong thế giới thực bằng vị trí tọa độ dưới một hệ
tọa độ xác định, ngoài ra dữ liệu địa lý còn chứa đựng các thông tin về thuộc
tính của đối tượng. Việc xác định và ước toán tài nguyên tự nhiên, môi trường và
đất đai sẽ cung cấp nhiều đối tượng tự nhiên, môi trường và đất đai sẽ cung cấp
nhiều đối tượng mới phản ứng cho bản đồ.
Cấu trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên đất: về nguyên tắc một hệ thống thông
tin ngành hợp lý nhất là có tổ chức dựa trên cơ cấu tổ chức ngành chủ quản, cơ
cấu tổ chức được phân thành các cấp trung ương và địa phương. Thông thường
các địa phương đóng vai trò là nơi thu thập, cập nhập các thông tin chi tiết, cung
cấp các thông tin đầu vào cho toàn bộ hệ thống và cũng sẽ là nơi quản lý và sử
dụng chủ yếu các thông tin chi tiết, còn cấp trung ương nhu cầu chủ yếu lại là
các thông tin tổng hợp từ các thông tin chi tiết. Có 5 phương án lưu trữ và quản
lý dữ liệu bao gồm: Quản lý tập trung; Phân tán bản sao; Phân tán dữ liệu chi
tiết; Tập trung số liệu tổng hợp. Căn cứ vào trình độ quản lý, mức độ ổn định
của quy trình quản lý, phân bố tần suất thông tin giữa các đơn vị để xác định
phương án thích hợp.
Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tài nguyên đất: cơ sở dữ liệu tài nguyên đất khi
đưa vào sử dụng phải được chuẩn hóa dữ liệu, đảm bảo tính thống nhất của cơ
sở dữ liệu khi chia sẻ cho nhiều đối tượng sử dụng hoặc chỉnh sửa từ nhiều
nguồn khác nhau. Việc chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu phải đáp ứng các nhu cầu:
Xác định thống nhất cho từng thể dữ liệu, xác định quy trình thống nhất để
22


chuyển dữ liệu cũ về dạng chuẩn. Nội dung chuẩn hóa bao gồm: chuẩn hóa các
thiết bị tin học (hệ điều hành mạng, thiết bị phần cứng, chuẩn phần mềm ứng
dụng, bảng mã ký tự và tổ chức dữ liệu), chuẩn hóa hệ quy chiếu, tọa độ, địa
giới, địa danh; chuẩn hóa hệ thống bản đồ….


23


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS VÀ MỘT SỐ
PHẦN MỀM
2.1. Tổng quan về tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu về
tài nguyên đất.
2.1.1 Tình hình ứng dụng trên thế giới
Năm 1964, Cannada đã xây dựng Hệ thống tin địa lý đầu tiên trên thế giới
có tên gọi là Canadian Geographicar Information System. Song song với
Cannada, tại Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây
dựng hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên rất nhiều hệ thống trong đó đã không
tồn tại được bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao. Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đưa ra những lý luận nhất định quan
trọng về vai trò, chức năng của hệ thống thông tin địa lý: hàng loạt loại bản đồ
có thể được số hóa và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể về tài
nguyên thiên nhiên của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục. Sau đó
máy tính được sử dụng để phân tích các đặc trưng của nguồn tài nguyên và cung
cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch.
Trong những năm 70 – 80 đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế
đã quan tâm nhiều hơn đến sự nghiên cứu và phat triển của hệ thống thông tin
địa lý . Cũng trong khung cảnh đó, có hàng loạt các yếu tố đã thay đổi một cách
thuận lợi cho sự phát triển thông tin địa lý. Các hệ thống ứng dụng GIS trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển mạnh trong thời
gian này, điển hình như các hệ LIS (Land Information System), LRIS (Land
Resource Information System), ILWIS (Intergrapted Land And Water
Information System),… và hàng loạt sản phẩm thương mại của hãng, các tổ

chức nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS như ESRI, Conputerversion,
Intergraph,….

24


Trên thế giới cũng như trong khu vực hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhu
cầu bức xúc tổ chức các cơ sở dữ liệu toàn cầu hoặc khu vực để giải quyết các
vấn đề chung như: môi trường, lương thực, tài nguyên thiên nhiên, dân số,…
Định hướng xây dựng các cơ sở dữ liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi
trường đang được các nhà quản lý quan tâm. Việc xây dựng dữ liệu địa lý và đất
đai toàn cầu và được xác định trong chương trình bản đồ thế giơi (Golobal
Mapping) được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ
nền theo tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1:1.000.000 bao gồm các lớp thông tin
liên quan đến tài nguyên đất. Các nhà khoa học trên thế giới đã dự định tới việc
xây dựng một cơ sở dữ liệu không gian thống nhất mang tên GSDI (Spatial Data
Infastructure for Asia and the Pacific) bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự
hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ
thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hóa thông tin từ năm 1997 chương trình này
tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu – hệ tọa độ khu vực và cơ sở dữ
liệu không gian và khu vực. Nói tóm lại vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn
cầu và khu vực đang là một nhu cầu lớn được nhiều nước quan tâm nhằm giải
đáp các vấn đề mang tính chiến lược phát triển đối với những quốc gia cũng như
toàn cầu.
2.1.2 Tình hình ứng dụng ở Việt Nam
Ở nước ta, công nghệ GIS chỉ mới được chú ý trong vòng 10 năm trở lại
đây, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở xây dựng lại ở cơ sở dữ liệu cho các
dự án ngiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ArcInfor, MapInfor,
Mapping Office… đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình,
địa chính, hiện trạng trên phạm vi trên toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ

viễn thám và GIS đã bắt đầu về ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông, lâm
nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (Viện điều tra quy hoạch
rừng), công tác điều tra ,đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy
hoạch, thiết kế nông nghiệp. Ngoài ra GIS còn được ứng dụng trong công tác

25


×