Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thành lập bản đồ biến động và nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Làn, người đã tận tình chỉ
bảo, động viên, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thiện đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Bộ môn chuyên
ngành Trắc Địa Mỏ, các thầy cô Trắc địa, các thầy cô khác trong Trường Đại Học Mỏ
Địa Chất , cùng gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Minh Khiêm

1


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ................................................................................................................7
a. Mục tiêu :........................................................................................................................................... 7
b. Nhiệm vụ :......................................................................................................................................... 7

3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................................................8
6. Bố cục đồ án..............................................................................................................................8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM VÀ GIS...........................................9
1.1. VIỄN THÁM.............................................................................................................................9
1.1.1. Giới thiệu chung về viễn thám.......................................................................................................... 9
1. Khái niệm về viễn thám...................................................................................................................... 9


2. Phân loại viễn thám.......................................................................................................................... 12
3. Giới thiệu một số hệ thống viễn thám.............................................................................................. 13
4. Một số ứng dụng của viễn thám....................................................................................................... 18
1.1.2. Công nghệ viễn thám trong theo dõi lớp phủ mặt đất.....................................................................18
1. Cơ sở vật lý và nguyên lý thu nhận ảnh vệ tinh.................................................................................18
2. Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng nghiên cứu......................................................................22

1.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)......................................................................................26
1.2.1. Tổng quan về GIS............................................................................................................................. 26
1. GIS là gì?.......................................................................................................................................... 26
2. Các thành phần của GIS.................................................................................................................... 27
3. Nhiệm vụ của GIS............................................................................................................................. 28
4. Các đặc điểm của GIS....................................................................................................................... 31
5. Dữ liệu GIS....................................................................................................................................... 34
6. Ứng dụng của hệ thông tin địa lý...................................................................................................... 35
1.2.2. Cơ sở GIS trong nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất..................................................................37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIẾN
ĐỘNG LỚP PHỦ MẶT ĐẤT...................................................................................38
2.1. KHÁI QUÁT LỚP PHỦ MẶT ĐẤT VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỚP PHỦ MẶT ĐẤT...................39
2.1.1. Khái niệm chung về lớp phủ mặt đất............................................................................................... 39
1. Khái niệm lớp phủ mặt đất............................................................................................................... 39
2. Hệ thống phân loại lớp phủ mặt đất................................................................................................. 44
2.1.2. Khái niệm chung về biến động........................................................................................................ 46
2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu biến động......................................................................................... 48

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ MẶT ĐẤT BẰNG VIỄN THÁM VÀ GIS.....51

2.2.1. Quy trình cơng nghệ....................................................................................................................... 51
2.2.2. Quy trình xử lý ảnh bằng viễn thám................................................................................................ 52

1. Chọn tư liệu ảnh viễn thám.............................................................................................................. 52
2. Nắn chỉnh hình học.......................................................................................................................... 53
3. Đồng nhất về độ phân giải của các ảnh tư liệu..................................................................................53
4. Phân loại ảnh viễn thám................................................................................................................... 54
5. Kiểm chứng...................................................................................................................................... 60
6. Kết quả phân loại............................................................................................................................. 60
2.2.3.Thành lập bản đồ biến động và tính biến động lớp phủ mặt đất bằng GIS........................................60

2


CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ MẶT ĐẤT HUYỆN KINH MÔN –
TỈNH HẢI DƯƠNG..................................................................................................60
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG...................................................60
3.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................................................. 60
3.1.2. Vị trí địa lý....................................................................................................................................... 61
3.1.3. Các tài nguyên................................................................................................................................ 62
3.1.4. Kinh tế............................................................................................................................................ 62
3.1.5. Du lịch............................................................................................................................................. 64
3.1.6.Văn hóa – Giáo dục.......................................................................................................................... 64

3.2. Sử dụng phần mềm ENVI và ArcGIS thành lập bản đồ biến động lớp phủ mặt đất huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương..................................................................................................................65

3.2.1. Dữ liệu thu thập.............................................................................................................................. 65
3.2.2. Quá trình thực nghiệm.................................................................................................................... 65
1. Nhập ảnh......................................................................................................................................... 65
2. Cắt ảnh theo file danh giới huyện Kinh Môn trên phần mềm ENVI...................................................65
3. Phân loại ảnh................................................................................................................................... 66

3. Biên tập và trình bày bản đồ biến động lớp phủ mặt đất huyện Kinh Môn.......................................72
................................................................................................................................................................. 77
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình biến động lớp phủ mặt đất huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.............77

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................................79
1.Kết luận....................................................................................................................................79
2. Kiến nghị..................................................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................80

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm hệ thống máy chụp ảnh vùng nhìn thấy có độ phân giải cao
của vệ tinh SPOT........................................................................................................15
Bảng 1.2: Các băng phổ của ảnh đa phổ của ảnh vệ tinh QuikBird......................17
Bảng 1.3: Các băng phổ của ảnh đa phổ vệ tinh phân giải siêu cao IKONOS......17
Bảng 1.4: Các vùng sóng có cửa sổ khí quyển.........................................................20
Bảng 2.1: Sơ đồ tổng quát về lớp phủ mặt đất.........................................................41
Bảng 2.2: Các loại lớp phủ ở huyện Kinh Mơn.......................................................46
Bảng 2.3: Sơ đồ phương pháp phân tích sau phân loại...........................................48
Bảng 2.5: Sơ đồ phương pháp nhận biết thay đổi phổ............................................49
Bảng 2.6: Sơ đồ phương pháp kết hợp.....................................................................50
Bảng 2.7 : Quy trình cơng nghệ nghiên cứu biến động bằng viễn thám và GIS. . .51
Bảng 3.1. Thông số ảnh vệ tinh.................................................................................65
Bảng 3.2: Ma trận chuyển đổi diện tích các lớp phủ giai đoạn 2006 – 2016 (đơn vị:
m2 )............................................................................................................................. 76
3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Ngun lý thu nhận dữ liệu được sử dụng trong viễn thám...................11

Hình 1.2: Các thành phần cơ bản của hệ thống viễn thám.....................................13
Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ứng dụng của viễn thám.......................................18
Hình 1.4: Cửa sổ khí quyển.......................................................................................20
Hình 1.5: Cơ chế thu ảnh quang học........................................................................21
Hình 1.6: Đặc tính phản xạ phổ của một sơ đối tượng tự nhiên.............................23
Hình 1.7: Đặc tính phản xạ phổ của thực vật..........................................................23
Hình 1.8: Đặc tính hấp thụ của lá cây và của nước.................................................24
Hình 1.9: Đặc tính phản xạ phổ của thực vật..........................................................25
Hình 1.10: Các thành phần của GIS.........................................................................27
Hình 1.11: Dữ liệu GIS..............................................................................................29
Hình 1.12: Vùng đệm trong GIS...............................................................................30
Hình 1.13: Phân lớp thơng tin trong mơ hình chồng xếp........................................31
Hình 1.14: Sự thể hiện quang cảnh sự vật dưới các lớp bản đồ khác nhau..........32
Hình 1.15: Nguyên lý khi chồng lắp các bản đồ.......................................................32
Hình 1.16: Việc chồng lắp các bản đồ theo phương pháp cộng..............................33
Hình 1.17: Một thí dụ trong việc chồng lắp các bản đồ.........................................33
Hình 1.18: Một thí dụ trong việc phân loại lại một bản đồ....................................34
Hình 1.19: Ví dụ bản đồ nền.....................................................................................34
Hình 1.20: Ví dụ bản đồ và dữ liệu thương mại......................................................35
Hình 1.21: Ví dụ bản đồ và dữ liệu mơi trường.......................................................35
Hình 1.22: Ví dụ bản đồ tham khảo chung..............................................................35
Hình 3.1: Tượng đài Trần Hưng Đạo - Núi An Phụ - Kinh Mơn...........................61
Hình 3.2: Ảnh năm 2006 và năm 2016 sau khi tổ hợp kênh ảnh............................66
Hình 3.3: Ảnh sau khi cắt năm 2006 và năm 2016..................................................66
Hình 3.4: Kết quả lấy mẫu năm 2006 và năm 2016.................................................67
Hình 3.5: Kết quả tính toán độ tách biệt của mẫu ảnh 2006 và ảnh 2016.............68
Hình 3.6: Độ trực quan độ tách biệt giữa các mẫu năm 2006 và năm 2016..........69
Hình 3.7: Bảng ma trận kappa năm 2006 và năm 2016..........................................70
Hình 3.8: Ảnh sau khi được phân loại năm 2006 và năm 2017..............................71
Hình 3.9: Sửa lớp dân cư bị nhầm lẫn năm 2006....................................................71

4


Hình 3.10: Sửa lớp dân cư bị nhầm lẫn năm 2016..................................................72
Hình 3.11: Quy trình thành lập bản đồ biến động lớp phủ.....................................72
Hình 3.12: Sơ đồ đánh giá biến động........................................................................73
Hình 3.13: Bản đồ biến động lớp phủ huyện Kinh Mơn.........................................74
..................................................................................................................................... 75
Hình 3.14: Bảng thống kê diện tích các lớp phủ của 2 năm (m2)...........................75
Hình 3.15: Biểu đồ biến động diện tích lớp phủ (ha)...............................................75
Hình 3.16 : Biểu đồ biến động diện tích các lớp phủ theo ma trận biến động.......77
trong giai đoạn năm 2006 và năm 2016....................................................................77

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta là một nước nơng nghiệp. Với tốc độ đơ thị hóa nhanh như hiện nay,
diện tích đất nơng nghiệp ngày một bị thu hẹp và chia cắt. Thay vào đó là các khu
cơng nghiệp, khu đơ thị từng bước hình thành. Sự biến động này có những thuận lợi
song cũng có những khó khăn hết sức phức tạp vì nó có tác động đến tất cả các lĩnh
vực kinh tế-văn hóa, xã hội, tập quán của nhân dân. Những mặt tiêu cực do q trình
đơ thị hóa mang lại như sự giảm dần của các hoạt động nông nghiệp và sự phát triển
của các hoạt động phi nông nghiệp khác, sự gia tăng các vấn đề xã hội, môi trường và
cả những vấn đề về cơ sở hạ tầng chưa kịp đáp ứng các địi hỏi mới sẽ xuất hiện. Do
đó, cần phải có sự định hướng,theo dõi, đánh giá, kiểm kê, quản lý sự biến động lớp
phủ mặt đất.
Mặc dù hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động của
lớp phủ mặt đất nhưng các báo cáo này chủ yếu dựa trên các phương pháp truyền

thống là đo vẽ, thành lập bản đồ, tính tốn diện tích đất, đó là một cơng việc phức tạp
và đòi hỏi nhiều thời gian. Hơn nữa, khi sử dụng các tài liệu thống kê và tài liệu bản
đồ khơng phải bao giờ cũng có thể khai thác những thơng tin hiện thời nhất vì việc sử
dụng đất ln biến động. Phương pháp Viễn Thám và thông tin địa lý GIS đang dần
khắc phục những nhược điểm này. Kỹ thuật viễn thám với khả năng quan sát các đối
tượng ở các độ phân giải phổ và không gian từ trung bình đến siêu cao và chu kỳ chụp
lặp lại từ một tháng đến 1 ngày kết hợp với các dữ liệu GIS cho phép chúng ta quan sát
và xác định nhanh chóng lượng cũng như vị trí của thơng tin biến động lớp phủ mặt
đất và đặc biệt là xu hướng của biến động. Đối với các nhà quản lý, thông tin ở tầng vĩ
mô là rất cần thiết, vì vậy các kết quả quan sát biến động lớp phủ mặt đất sẽ trợ giúp
họ về mặt khoa học trong quản lý vĩ mô, quy hoạch sử dụng đất…
Các kết quả phân loại từ viễn thám được tích hợp với các dữ liệu thống kê kinh
tế xã hội trong mơi trường GIS, thực hiện các chức năng phân tích khơng gian và tìm
kiếm dữ liệu sẽ giúp ta đưa ra những phân tích nhận định về nguyên nhân, ảnh hưởng,
và xu hướng biến động của lớp phủ mặt đất. Chính vì vậy, phương pháp viễn thám và

6


GIS đang và sẽ là phương pháp quan trọng trong cấu trúc hệ thống quan trắc biến động
lớp phủ mặt đất.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ.
a. Mục tiêu :
Thành lập bản đồ biến động và nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
b. Nhiệm vụ :
Dựa trên mục tiêu đề ra, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập các tài liệu và các dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian có liên quan.
- Nghiên cứu tổng quan phương pháp viễn thám trong nghiên cứu biến động lớp phủ
mặt đất.

- Nghiên cứu cơ sở phản xạ của các đối tượng.
- Xử lý dữ liệu trong phòng kết hợp điều tra thực địa.
- Tiến hành phân loại ảnh.
- Giải thích kết quả
- Phân tích biến động lớp phủ mặt đất và đánh giá biến động qua 2 năm 2006 và năm
2016 khu vực huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu : là phương pháp trên cơ sở mục đích, yêu
cầu của đề tài đề ra để sưu tầm những tài liệu có liên quan. Từ đó chọn lọc, sắp xếp,
thống kê tài liệu theo yêu cầu của đề tài.
- Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá : là phương phương pháp trên cơ sở tài liệu
thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp từ đó rút ra nhận định cần thiết.
- Phương pháp bản đồ : là phương pháp sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu …để phân
tích, đánh giá và thành lập bản đồ biến động.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

7


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trong những năm qua,tình trạng sử dụng đất khơng theo quy hoạch xảy ra phổ biến
ở khá nhiều nơi ở nước ta, điều này đã gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý đất
đai. Đặc biệt đối với các vùng núi hay vùng sâu, vùng xa . . . làm tác động xấu tới sự
bền vững của các nguồn tài nguyên đất đai cũng như giảm thiểu độ che phủ của rừng,
nguồn nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt và canh tác giảm mạnh ….
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ có độ
phân giải cao trong việc tìm hiểu biến động của lớp phủ mặt đất sẽ giúp chúng ta tiến
hành đánh giá được quá trình tác động của con người tới thảm thực vật trong nhiều
năm, để từ đó kết hợp với các nghiên cứu đa nghành khác phục vụ quá trình sử dụng

đất tốt hơn.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cho cơng tác điều tra tài nguyên
của các vùng đất, cũng như rút ra được kết luận khoa học về khả năng ứng dụng viễn
thám và gis trong nghiên cứu, đánh giá biến động lớp phủ mặt đất qua nhiều giai đoạn
để phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của
nước ta.
6. Bố cục đồ án.
Toàn bộ đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận được trình bày trong 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về GIS và Viễn thám.
+ Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu lớp phủ mặt đất
+ Chương 3: Ứng dụng phương pháp GIS và Viễn thám trong nghiên cứu lớp phủ
mặt đất huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM VÀ GIS.

1.1. VIỄN THÁM.
1.1.1. Giới thiệu chung về viễn thám.
1. Khái niệm về viễn thám.
Sự phát triển của viễn thám gắn liền với sự phát triển của công nghệ vũ trụ,
phương pháp chụp ảnh và thu nhận thông tin của các đối tượng trên mặt đất.
Hiện nay, ảnh vệ tinh độ phân giải cao (1 ÷ 4m) đang được các chuyên gia sử
dụng theo hướng tích hợp với GPS (Global Positioning System) và GIS (Goegraphical
Information System), nhằm khai thác dữ liệu không gian hiệu quả phục vụ công tác
thành lập bản đồ thành phố, quy hoạch giao thông, giám sát biến động sử dụng đất…
Trong đó, vệ tinh Ikonos được phóng vào tháng 4 năm 1999 đã cung cấp ảnh với độ
phân giải không gian 1m và đặc biệt là vệ tinh Quickbird được phóng vào tháng 10
năm 2001 cung cấp ảnh với độ phân giải không gian 0.61m. Ảnh đa phổ độ phân giải

khơng gian cao đã góp phần quan trọng trong việc phát triển ứng dụng viễm thám
trong nhiều lĩnh cực, đáp ứng địi hỏi mức độ cung cấp thơng tin chi tiết và chính xác.
Ngồi việc thu thập thơng tin từ ảnh đa phổ độ phân giải cao, ảnh rada được thu
thập bởi kỹ thuật viễn thám siêu cao tần cũng đã được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỷ
này.
a. Viễn thám là gì?
o

Khái niệm về viễn thám :
Viễn thám được định nghĩa là khoa học nghiên cứu các phương pháp thu thập,

đo lường và phân tích thơng tin của vật thể quan sát mà không cần tiếp xúc trực tiếp
với chúng.
Thuật ngữ viễn thám được sử dụng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1960, bao gồm tất
cả các lĩnh vực như khơng ảnh, giải đốn ảnh, địa chất ảnh…
Về bản chất, do các tính chất của vật thể có thể được xác định thơng qua năng
lượng bức xạ hay phản xạ từ vật thể nên viễn thám là một công nghệ nhằm xác định và
nhận biết đối tượng hoặc các điều kiện môi trường thông qua những đặc trưng riêng về
9


sự phản xạ và bức xạ.
b. Phương pháp viễn thám.
Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ (ánh sáng nhiệt,
sóng cực ngắn) như một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối
tượng.
c. Bộ cảm biến.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi
là bộ cảm biến (Sensor). Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy quét.
d. Vật mang.

Phương tiện đưa bộ cảm biến (sensors) tới độ cao, vị trí mong muốn để thu
nhận năng lượng bức xạ hay phản xạ từ vật thể trên bề mặt đất tạo ra ảnh quang học
hay ảnh Radar được gọi là vật mang. Vật mang có thể là máy bay, khinh khí cầu, tàu
con thoi hoặc vệ tinh.
Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời,
năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được thu nhận bởi bộ
cảm biến đặt trên vật mang.
Chụp ảnh máy bay là dạng đầu tiên của viễn thám, và tồn tại như một phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Việc phân tích ảnh hàng khơng đã góp
phần đáng kể trong việc phát hiện nhiều mỏ dầu và khoáng sản trầm tích. Sự thành
cơng này sử dụng dải nhìn thấy của sóng điện từ và có thể hiệu quả hơn nếu sử dụng
các dải sóng khác. Từ 1960, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép thu được các
hình ảnh của dải sóng khác nhau, bao gồm cả dải sóng hồng ngoại và cực ngắn. Sự
phát triển và sử dụng các loại tàu vũ trụ có người điều khiển và vệ tinh khơng có người
điều khiển bắt đầu từ 1960 đã cung cấp khả năng từ trên quỹ đạo thu được hình ảnh
của trái đất.
Thơng tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được ghi nhận bởi ảnh viễn
thám thông qua xử lý tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh
nghiệm của chuyên gia. Cuối cùng, các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vật
thể và hiện tượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như: nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, mơi trường…
10


e. Quá trình thu nhận và xử lý ảnh viễn thám.
Viễn thám được thực hiện từ nhiều khoảng cách, độ cao khác nhau:
-

Tầng mặt đất.


-

Tầng máy bay.

-

Tầng vũ trụ.

Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin
về các vật thể tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng đã xác định.
Đo lường và phân tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh viễn thám, cho
phép tách thơng tin hữu ích về từng loại lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tương tác
giữa bức xạ in t v vt th.

Dữ liệu
số
T liệu ảnh
T liệu
mặt
đất

Hỡnh 1.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu được sử dụng trong viễn thám.

11


Năng lượng sóng điện từ sau khi tới bộ cảm biến được chuyển thành tín hiệu số
và truyền về trạm thu trên mặt đất. Sau khi được xử lý ảnh viễn thám sẽ cung cấp
thông tin tương ứng với từng bước sóng do bộ cảm biến nhận được trong giải phổ.
2. Phân loại viễn thám.

Viễn thám có thể được phân thành 3 loại cơ bản ứng với vùng bước sóng sử
dụng.
-

Loại 1: Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy (0.4-0.7 µm ) và cận hồng ngoại

(0.7-3mm).
Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời và ảnh viễn thám nhận được dựa
vào sự đo lường năng lượng vùng ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại được phản xạ từ
vật thể và bề mặt trái đất. Ảnh thu được bởi kỹ thuật viễn thám này được gọi chung là
ảnh quang học.
-

Loại 2: Viễn thám hồng ngoại nhiệt (3-104 µm ).
Nguồn năng lượng sử dụng là bức xạ nhiệt do chính vật thể sản sinh ra, hầu như

mỗi vật thể trong nhiệt độ bình thường đều tự sinh ra một bức xạ. Ảnh thu được bởi kỹ
thuật viễn thám này được gọi là ảnh nhiệt.
-

Loại 3: Viễn thám siêu cao tần(1mm-1m).
Trong viễn thám siêu cao tần, hai loại kỹ thuật chủ động và bị động đều được

áp dụng. Đối với viễn thám siêu cao tần chủ động , vệ tinh cung cấp năng lượng riêng
và phát trực tiếp đến các vật thể, rồi thu lại năng lượng do sóng phản xạ lại được đo
lường để phân biệt giữa các đối tượng với nhau. Ảnh thu được bởi kỹ thuật viễn thám
siêu cao tần chủ động được gọi là ảnh radar.
Sự phân chia thành các dải phổ liên quan đến tính chất bức xạ tự nhiên của các
đối tượng, từ đó tạo thành các phương pháp viễn thám khác nhau.
Sóng điện từ được truyền trong mơi trường đồng nhất theo hình sin với tốc độ

gần 3 × 10 m/s (tốc độ ánh sáng).
Khoảng cách giữa các cực trị được gọi là bước sóng (λ) với đơn vị là độ dài.
Số lượng các cực trị truyền qua một điểm nhất định trong thời gian 1 giây được
gọi là tần số (υ - đơn vị: herzt).

12


3. Giới thiệu một số hệ thống viễn thám.

1
á
m

1 - Vệ tinh quan sát Trái đất
2 - Trạm thu ảnh vệ tinh
3 - Trung tâm xử lý khai thác

ng tin viễn thám

3
2
á
á
m
Hìnhm1.2: Các thành phần cơ bản của hệ thống viễn thám.
-Vệ tinh Landsat:
Landsat là vệ tinh viễn thám đầu tiên được NASA phóng lên quỹ đạo vào năm
1972. Từ năm 1994 ảnh vệ tinh Landsat do công ty EOSAT phân phối, tuy nhiên
những ảnh quá đát 2 năm được đưa vào lưu trữ và do trung tâm dữ liệu Cục Địa chất

Mỹ phân phối.
Vệ tinh đầu tiên trong serie Landsat là ERTS–1 phóng ngày 23–7-1972. Sau đổi
tên là Landsat–1, Landsat–2 phóng ngày 22/1/1972. Các vệ tinh tiếp theo là Landsat–3
phóng năm 1978, Landsat – 4 phóng năm 1982 và Landsat – 5 phóng năm 1984,
Landsat–6 phóng tháng 10/1993 nhưng đã khơng thành cơng, Landsat–7 phóng tháng
4/1999. Hiện nay có hai vệ tinh hoạt động là Landsat-5 và 7.
*Quỹ đạo vệ tinh Landsat–5 và 7 được đặc trưng bởi các thơng số chính sau:
-

Độ cao bay: 705 km, góc nghiêng mặt phẳng quỹ đạo 980.

-

Quỹ đạo đồng bộ mặt trời và bán lặp lại.

-

Thời điểm bay qua xích đạo 9h30 sáng.

-

Chu kỳ lặp lại 17 ngày.

-

Bề rộng tuyến chụp 185 km.
13


*Bộ cảm:

-

MSS (Multispectral Scanner)

-

TM (Thematic Mapper)
Thông số kỹ thuật của bộ cảm MSS

-

Lực phân giải 82m

-

4 kênh phổ:


Kênh 1: 0.5 0.6 àm

ã

Kờnh 2: 0.6 0.7

ã

Kờnh 3: 0.7 0.8




Kênh 4: 0.8- 1.1

Thơng số kỹ thuật của bộ cảm TM
Bộ cảm này cho thông tin về phổ nhiều hơn MSS
-

Lc phõn gii 30m.

-

7 kờnh ph
ã

Kờnh 1: 0.45 -0.52 àm

ã

Kờnh 2: 0.52 – 0.60



Kênh 3: 0.63 – 0.69



Kênh 4: 0.76 – 0.90



Kênh 5: 1.55 – 1.75




Kênh 6: 10.40 – 12.50 (120m phân giải)



Kênh 7: 2.08 – 2.35.

-Vệ tinh SPOT:
SPOT (systeme protatoire d’opservastion de la terre)
là chương trình viễn thám do các nước Pháp, Bỉ, Thuỵ Điển
hợp tác. SPOT – 1 được phóng lên quỹ đạo tháng 2/1986,
SPOT – 2 được đưa lên quỹ đạo ngày 22/1/1992, SPOT – 3
vào tháng 4/1993, SPOT - 4 vào tháng 4/1998.
SPOT có quỹ đạo tròn cận cực đồng bộ mặt trời với độ cao bay chụp là 830 km
và góc nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo là 98.70.
Thời điểm bay qua xích đạo là 10h30 sáng.

14


Chu kỳ lặp lại một điểm nào đó trên mặt đất là 26 ngày trong chế độ quan sát
bình thường.
Vệ tinh SPOT được trang bị một bộ quét đa phổ HRV gồm 2 máy HRV – 1 và
HRV – 2 (hisgh resolution visible). Bộ cảm HRV là máy quét điện tử CCD, HRV có
thể thay đổi góc quan sát nhờ một gương định hướng, gương cho phép thay đổi hướng
quan sát từ 0o đến 27o so với phương thẳng đứng. HRV là máy chụp ảnh đa phổ trên ba
kênh ảnh trắng đen XS và một kênh ảnh toàn sắc P (Panrtromantic). Máy HRV sử
dụng hai tế bào quang điện (detecter), một dãy gồm 3000 tế bào và một dãy gồm 6000

tế bào quang điện ghi nhận hình ảnh, các tế bào quang điện được đặt vng góc với
hướng bay do vậy khi vệ tinh chuyển động sẽ ghi được hình ảnh mặt đất trên một dải
rộng 60km, nếu chụp phối cảnh 27o thì độ rộng dải quét sẽ là 80km. SPOT có khả năng
chụp ảnh mặt đất trong dải hành lang 950km song song với quỹ đạo bay. Trên vệ tinh
SPOT – 4 trang bị thêm máy chụp “thực vật”.
Bảng 1.1: Đặc điểm hệ thống máy chụp ảnh vùng nhìn thấy có độ phân giải cao của
vệ tinh SPOT.
Đặc trưng của HRV
Band – Xanh lá cây

Dạng đa phổ
0.5 – 0.59µm

- Đỏ

Dạng tồn sắc

0.61 – 0.68µm 0.51 – 0.73µm

- Hồng ngoại phản xạ
Trường nhìn
Độ phân giải mặt đất (cell) (tại tâm)
Số Pixel trên một hàng
Dải rộng mặt đất nhìn tại tâm
Độ phủ dọc
Độ phủ bên

0.79 – 0.80µm
4013
20x20m

3000
60km
117 km
3 km

4013
10x10m
6000
60 km
117 km
3 km

-Các hệ thống ảnh RADAR
Hiện nay đang có một số hệ thống ảnh viễn thám radar hoạt động như: ERS
(Châu Âu), RADARSAT (Canada) và JERS (Nhật).
RADARSAT là vệ tinh của Canada do Trung tâm Viễn thám Canada (CCRS
thuộc cơ quan hàng không vũ trụ Canada quản lý. Vệ tinh được phóng tháng 11/1995
lên quỹ đạo).

15


Vệ tinh RADARSAT được trang bị máy chụp ảnh Radar SAR 5 (Synthetic
Aperture Radar) sử dụng kênh C. Có khả năng chọn lực phân giải từ 10 m tới 100m và
dải chụp có độ rộng từ 35 km tới 500 km. Góc chụp nghiêng trong khoảng từ 20 0 đến
500.
Ảnh vệ tinh Radarsat – 1 do công ty Radarsat International (RSI) phân phối.
Trong các loại ảnh radar ảnh Radarsat có khả năng kỹ thuật tương đối tốt nhất.
Vệ tinh viễn thám của Canada Radarsat cung cấp những tư liệu ảnh viễn thám
radar trong dải sóng băng C về các đối tượng bề mặt trái đất. Hệ thống Radarsat có thể

cho 25 loại ảnh radar chụp bằng các bước sóng và các phương thức khác nhau, cả ngày
lẫn đêm và trong mọi thời tiết. Loại ảnh này cũng cho phép chụp ảnh lập thể. Khả
năng chụp lập thể của ảnh Radarsat đã mở rộng đáng kể: nó cho phép lập mơ hình số
địa hình các vùng chưa được lập bản đồ địa hình đầy đủ. Dựa vào ảnh Radarsat lập thể
có thể vẽ đường bình độ những vùng núi cao thường xuyên mây mù bao phủ hoặc
những thung lũng quanh năm đầy mây mà để chụp ảnh máy bay thì gặp rất nhiều khó
khăn.
-Vệ tinh phân giải siêu cao QuikBird :
-

Vệ tinh này được phóng ngày 24 tháng 9 năm 1999.

-

Góc nghiêng quỹ đạo: 97.2 °.

-

Vận tốc quỹ đạo: 7.1 km/s.

-

Số vòng quay quanh trái đất: 14.7 trong thời
gian 24 h.

-

Độ dài quỹ đạo: 450 km.

-


Độ dài tiêu cự: 8.78 m.

-

Góc nhìn: 2.12°.

-

GSD: theo phương dây dọi: 0.61m trong dải phổ PAN, 2.44 m trong dải phổ
MS.

-

GSD: khi nghiêng 26 °: 0.72m trong dải phổ PAN, 2.88 m trong dải phổ MS.

-

Độ rộng băng quét: theo dây dọi và nghiêng 26°: 16.5 km.

-

Số pixel trên mỗi hàng: Trên PAN 13 818, trên MS 3 454.

16


-

Thời gian vệ tinh đi qua xích đạo: 10:30 a.m.


-

Thời gian tái quan trắc một điểm: Khoảng 3 ngày

-

Độ phân giải bức xạ (radio): 11 bit.
Bảng 1.2: Các băng phổ của ảnh đa phổ của ảnh vệ tinh QuikBird.
STT

Band Width

Spatial Resolution

Band 1
Band 2
Band 3
Band 4

0.45 - 0.52 µm (blue)
0.52 - 0.60 µm (green)
0.63 - 0.69 µm (red)
0.76 - 0.90 µm (near infra-red)

2.44 - 2.88 m
2.44 - 2.88 m
2.44 - 2.88 m
2.44 - 2.88 m


-Vệ tinh phân giải siêu cao IKONOS :
-

Vệ tinh này được phóng ngày 18 tháng 10 năm 2001.

-

Góc nghiêng quỹ đạo : 98.1 °.

-

Vận tốc trên quỹ đạo: 7.5 km/s.

-

Vận tốc so với mặt đất: 6.8 km/s.

-

Số vòng quay quanh trái đất: 14.7 trong thời

gian

24

h.
-

Độ cao quỹ đạo: 681 km.


-

Độ dài tiêu cự: 10.2 m.

-

Góc nhìn: 0.95°.

-

GSD: theo phương dây dọi: 0.82m trong dải phổ PAN, 3.22m trong dải phổ
MS.

-

GSD: khi nghiêng 26 °: 1.0m trong dải phổ PAN, 4.0 m trong dải phổ MS.

-

Độ rộng băng quét: Theo dây dọi và nghiêng 26°: 11.3 km và 13.8 km

-

Số pixel trên mỗi hàng: Trên PAN 27 832, trên MS 6 856.

-

Thời gian vệ tinh đi qua xích đạo: 10:30 a.m.

-


Thời gian tái quan trắc một điểm: Khoảng 3 ngày.

-

Độ phân giải bức xạ (radio): 11 bit.

Bảng 1.3: Các băng phổ của ảnh đa phổ vệ tinh phân giải siêu cao IKONOS.
STT

Band Width
17

Spatial Resolution


Panchromatic
0.45 - 0.90 µm
Band 1
0.45 - 0.53 µm (blue)
Band 2
0.52 - 0.61 µm (green)
Band 3
0.64 - 0.72 µm (red)
Band 4
0.77 - 0.88 µm (near infra-red)

1m
4m
4m

4m
4m

4. Một số ứng dụng của viễn thám.

Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ứng dụng của viễn thám.
-

Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám để thành lập bản đồ.

-

Viễn thám trong nghiên cứu địa chất.

-

Viễn thám trong nghiên cứu sử dụng đất và lớp phủ mặt đất.

-

Sử dụng kỹ thuật viễn thám để điều tra và quản lý tài nguyên.

-

Viễn thám trong nghiên cứu thuỷ văn.

-

Viễn thám trong nghiên cứu môi trường.


-

Viễn thám trong nghiên cứu các tai biến tự nhiên.

-

Viễn thám trong nghiên cứu cảnh quan và cảnh quan ứng dụng.

1.1.2. Công nghệ viễn thám trong theo dõi lớp phủ mặt đất.
1. Cơ sở vật lý và nguyên lý thu nhận ảnh vệ tinh.
a. Cơ sở vật lý.
Tín hiệu điện từ thu nhận từ đối tượng nghiên cứu mang theo các thông tin về
đối tượng. Viễn thám thu nhận, xử lý các thông tin này, từ các thông tin phổ nhận biết,
xác định được các đối tượng. Bức xạ điện từ truyền năng lượng điện từ dựa trên các

18


dao động của trường điện từ trong không gian cũng như trong lịng vật chất. Q trình
lan truyền này tn theo định luật Maxwel tại các dải sóng có bước sóng khác nhau .
Một số vấn đề vật lý ảnh:
Bề mặt trái đất và các đầu đo viễn thám được ngăn cách bởi bầu khí quyển và
chính khí quyển đó làm biến đổi tín hiệu mà đầu đo viễn thám thu nhận được từ mặt
trái đất. Nguyên nhân gây nên sự biến đổi này là các nhiễu làm thay đổi một số tính
chất vật lý của sóng điện từ.
Độ lớn của các nhiễu này phụ thuộc vào sự hiện diện thực tế của các phân tử
khí và phân tử chất lỏng hoặc chất rắn có trong khí quyển và gây ra ba hiện tượng :
hấp thụ, tán xạ và khúc xạ. Khí quyển có cấu tạo phân lớp do sự phân bố của các phân
tử biến đổi trong không gian và theo thời gian. Điều này làm khí quyển có tác dụng
như là một tấm màng lọc tác động rất mạnh đến quá trình ghi nhận dữ liệu bằng các

thiết bị viễn thám.
Hiện tượng hấp thụ, truyền qua và các cửa sổ khí quyển.
Sự hấp thụ sóng điện từ của khí quyển diễn ra là do có sự biến đổi trạng thái nội
tại của các nguyên tử và phân tử trong dải sóng nhìn thấy, hồng ngoại gần và do có sự
tồn tại của các trạng thái quay và trạng thái dao động của các phân tử trong dải hồng
ngoại xa và dải sóng siêu cao tần. Các loại khí hấp thụ sóng điện từ trong khí quyển
bao gồm có Oxy (O2), O zơn (O3), hơi nước (H2O), khí cácbonnic (CO2), nitơ (N2), oxít
cácbon (CO) và mêtan (CH4). Q trình hấp thụ sẽ làm giảm tín hiệu trên đường đi
của nó. Bức xạ điện từ sẽ bị khí quyển hấp thụ rồi sau đó được phát xạ lại dưới dạng
bức xạ nhiệt. Sự thay đổi về mặt nhiệt lượng này sẽ tạo ra sự khác biệt về nhiệt độ và
độ ẩm tương đối với các khối khơng khí ở các kiểu khí hậu khác nhau.
Trong viễn thám chúng ta chỉ quan tâm đến khả năng lan truyền và khả năng
tán xạ của khí quyển vì các hiện tượng này sẽ tác động mạnh đến tín hiệu mà đầu đo
viễn thám sẽ nhận được và làm thay đổi thông tin mà các tín hiệu này cung cấp. Khí
quyển có một đặc điểm rất quan trọng là có phản ứng khác nhau đối với các bức xạ
điện từ có bước sóng khác nhau. Đối với các bức xạ điện từ có bước sóng nhỏ hơn
0,35 µ m (tia cực tím) gần vùng nhìn thấy thì khí quyển là một dạng vật chất chắn
sáng và tại các vùng này quá trình lan truyền sẽ không thể xảy ra được.

19


Trong khoảng từ 0,4 µ m đến gần 14 µ m, q trình lan truyền qua khí quyển
lại có thể xảy ra ở một số bước sóng nhất định nằm giữa hai ngưỡng này. Trong vùng
từ 14 µ m đến 1 mm thì khả năng truyền qua của khí quyển lại bị hạn chế một cách
đáng kể. Cuối cùng, hệ số truyền qua của khí quyển lại tăng lên ở khoảng từ 1mm đến
8 cm và đạt mức tối đa ở dải sóng siêu cao tần. Dưới đây là hình thể hiện các vùng cửa
sổ khí quyển, là những vùng phổ mà vệ tinh khơng thu nhận được.

VÙNG PHỔ KHƠNG THU ĐƯỢC ẢNH

Hình 1.4: Cửa sổ khí quyển.

Bảng 1.4: Các vùng sóng có cửa sổ khí quyển.
Cửa sổ khí quyển

Từ bước sóng
20

Đến bước sóng


Cực tím và nhìn thấy
Hồng ngoại gần

Hồng ngoại trung bình
Hồng ngoại nhiệt

Siêu cao tần

0,35 µ m
0,77 µ m
1,0 µ m

0,75 µ m
0,91 µ m
1,12 µ m

1,19 µ m
1,55 µ m
2,05 µ m

3,35 µ m
4,5 µ m

1,34 µ m
1,75 µ m
2,4 µ m
4,16 µ m
5,0 µ m

8,0 µ m
10,2 µ m

9,2 µ m
12,4 µ m

17,0 µ m
2,06 mm
3,0 mm

22,0 µ m
2,22 mm
3,75 mm

7,5 mm

11,5 mm

20,0 mm

và dài hơn


Chỉ trong các vùng bước sóng này mà người ta mới thiết kế các băng phổ cho
bộ cảm.
b. Nguyên lý thu nhận hình ảnh.

Hình 1.5: Cơ chế thu ảnh quang học.


Bề mặt quan sát được rời rạc hóa (quantumizing) thành các pixel có kích thước
khác nhau tùy thuộc vệ tinh.



Xung điện từ “tích hợp” phát ra từ từng pixel sẽ đi qua gương quét để đến bộ
tách sóng để tạo ra tín hiệu đơn phổ theo thiết kế của bộ cảm.

21




Sau khi được khuyếch đại, tín hiệu đơn phổ thuộc các băng sóng khác nhau sẽ
được ghi vào bộ nhớ của vệ tinh dưới dạng mã nhị phân.



Dữ liệu sẽ được truyền về Trạm thu ảnh.
Tất cả các vật thể đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện bằng các

cách thức khác nhau và các đặc trưng này thường được gọi là đặc trưng phổ. Đặc trưng

này sẽ được phân tích theo nhiều cách khác nhau để nhận dạng ra đối tượng trên bề
mặt đất. Kể cả đối với giải đốn bằng mắt thì việc hiểu biết về đặc trưng phổ của các
đối tượng sẽ cho phép giải thích đựơc mối quan hệ giữa đặc trưng phổ và sắc, tông
mầu trên ảnh tổ hợp mầu để giải đoán đối tượng.

2. Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng nghiên cứu.
Thông tin thu được từ các đối tượng trong quá trình chụp ảnh vệ tinh là nhờ sự
khác biệt của phản ứng với sóng điện từ của các đối tượng khác nhau (các phản ứng:
phản xạ, hấp thụ, tán xạ sóng điện từ).
Những đối tượng trên mặt đất có thể tổng quát thành ba đối tượng chủ yếu là:
Lớp phủ thực vật, đất trồng (cát, đá, các cơng trình xây dựng) và nước. Mỗi loại đối
tượng này có mức độ phản xạ khác nhau với sóng điện từ tại các bước sóng khác nhau.
Sau đây tóm tắt đặc điểm phổ phản xạ các đối tượng tự nhiên chính trong viễn
thám:
Sở dĩ có thể phân biệt được các đối tượng trên là do phổ phản xạ ánh sáng mặt
trời của chúng khác nhau, nghĩa là tín hiệu phản xạ do vệ tinh thu được khác nhau ở
từng đối tượng. Vì vậy, hình dạng của đường cong phổ phản xạ phụ thuộc rất nhiều
vào tính chất của các đối tượng. Trong thực tế, các giá trị phổ của các đối tượng hay
của một nhóm đối tượng cũng rất khác nhau. Nhưng về cơ bản chúng dao động xung
quanh giá trị trung bình.

22


1 - Đường đặc trưng phản xạ phổ của thực vật.
2 - Đường đặc trưng phản xạ phổ của đất khơ.
3 - Đường đặc trưng phản xạ phổ của nước
Hình 1.6: Đặc tính phản xạ phổ của một sơ đối tượng tự nhiên.
-Đặc tính phản xạ phổ của thực vật:
Khả năng phản xạ phổ của thực vật xanh thay đổi theo độ dài bước sóng. Trên

đồ thị (hình 1.7) thể hiện đường đặc trưng phản xạ phổ thực vật xanh và các vùng phản
xạ phổ chính.

Hình 1.7: Đặc tính phản xạ phổ của thực vật.

23


Trong vùng sóng ánh sáng nhìn thấy các sắc tố của lá cây ảnh hưởng đến đặc
tính phản xạ phổ của nó, đặc biệt là chất clorophin trong lá cây, ngồi ra cịn một số
chất sắc tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phản xạ phổ của thực vật.
(%)

r
........ Hấp thụ của nước
Phản xạ của lá cây

100 •
80 •
60 •
40 •
20 •
0


0,5


0,9



1,3


1,7


2,1


2,5

λ(µ)

Hình 1.8: Đặc tính hấp thụ của lá cây và của nước.
Theo đồ thị trên ta thấy sắc tố hấp thụ bức xạ vùng sóng ánh sáng nhìn thấy và
ở vùng cận hồng ngoại, do trong lá cây có nước nên hấp thụ bức xạ vùng hồng ngoại.
Cũng từ đồ thị trên ta có thể thấy khả năng phản xạ phổ của lá xanh ở vùng sóng ngắn
và vùng ánh sáng đỏ là thấp. Hai vùng suy giảm khả năng phản xạ phổ này tương ứng
với hai dải sóng bị clorophin hấp thụ. Ở hai dải sóng này, clorophin hấp thụ phần lớn
năng lượng chiếu tới, do vậy năng lượng phản xạ của lá cây không lớn. Vùng sóng bị
phản xạ mạnh nhất tương ứng với sóng 0,54µ tức là vùng sóng ánh sáng lục. Do đó lá
cây tươi được mắt ta cảm nhận có màu lục. Khi lá úa hoặc có bệnh, hàm lượng
clorophin trong lá giảm đi lúc đó khả năng phản xạ phổ cũng sẽ bị thay đổi và lá cây sẽ
có mầu vàng đỏ.
Ở vùng hồng ngoại ảnh hưởng chủ yếu lên khả năng phản xạ phổ của lá cây là
hàm lượng nước trong lá. Khả năng hấp thụ năng lượng (r λ) mạnh nhất ở các bước
sóng 1,4µ; 1,9µ và 2,7µ. Bước sóng 2,7µ hấp thụ mạnh nhất gọi là dải sóng cộng
hưởng hấp thụ, ở đây sự hấp thụ mạnh diễn ra đối với sóng trong khoảng từ 2,66 µ 2,73µ.


24


Trên Hình cho thấy ở dải hồng ngoại khả năng phản xạ phổ của lá mạnh nhất ở
bước sóng 1,6µ và 2,2µ - tương ứng với vùng ít hấp thụ của nước.
Khi hàm lượng nước trong lá giảm đi thì khả năng phản xạ phổ của lá cây cũng
tăng lên đáng kể .

Hình 1.9: Đặc tính phản xạ phổ của thực vật.
Khả năng phản xạ phổ của mỗi loại thực vật là khác nhau và đặc tính chung
nhất về khả năng phản xạ phổ của thực vật là:
-

Ở vùng ánh sáng nhìn thấy, cận hồng ngoại và hồng ngoại khả năng phản
xạ phổ khác biệt rõ rệt.

-

Ở vùng ánh sáng nhìn thấy phần lớn năng lượng bị hấp thụ bởi clorophin
có trong lá cây, một phần nhỏ thấu qua lá còn lại bị phản xạ.

-

Ở vùng cận hồng ngoại cấu trúc lá ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ
phổ, ở đây khả năng phản xạ phổ tăng lên rõ rệt.

-

Ở vùng hồng ngoại nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của
lá là hàm lượng nước, ở vùng này khi độ ẩm trong lá cao, năng lượng

hấp thụ là cực đại. Ảnh hưởng của các cấu trúc tế bào lá ở vùng hồng
ngoại đối với khả năng phản xạ phổ là không lớn bằng hàm lượng nước
trong lá.

Nước: Nước trong chỉ phản xạ mạnh ở vùng sóng của tia xanh lơ (Blue) và yếu
dần khi sang vùng tia xanh lục (Green), triệt tiêu ở cuối dải sóng đỏ (Red). Khi nước bị
đục, khả năng phản xạ tăng lên do ảnh hưởng sự tán xạ của các vật chất lơ lửng. Sự

25


×