Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.65 KB, 2 trang )

“Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi
thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm
chút u sầu.” (Lâm Ngữ Đường). Phải chăng chính cái sâu lắng ấy, cái u buồn ấy đã khiến mùa thu trở
thành đề tài không bao giờ cạn kiệt cảm xúc đối với thi sĩ. Đến với Thu điếu của Nguyễn Khuyến, chúng
ta sẽ được cảm nhận bức tranh mùa thu gần gũi, bình dị mà độc đáo.
Mở đâu bài thơ, hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của
tác giả,:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Mùa thu được gói gọn trong không gian ao thu. Cái lạnh lẽo của mùa thu lan truyền sang mặt ao phảng
phất chút u buồn. Cụm từ nước trong veo đã tuyệt đối hóa độ trong của nước (có thể nhìn thấu tận
đáy), đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất độn, tĩnh lặng của mặt ao. Trên nền cảnh thu ấy xuất
hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo
teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao. Ta thấy được
sự tương đồng trong cảnh vật: Ao nhỏ nên thuyền cũng nhỏ. Vần eo là một vần khó gieo được tác giả
sử dụng một cách khéo léo góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín. Ngay từ
hai câu thơ đầu tác giả đã cho người đọc hình dung một không gian thu buồn nhưng đẹp, một không
gian đậm chất mùa thu ở làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với ao chuôm, tiết trời se lạnh
Sự hòa hợp giữa cảnh vật tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Ao lạnh, nước yên, nước trong nhìn tận đáy khiến cho mặt ao như một chiếc gương phản chiếu bầu
trời xanh. Sự trầm tĩnh, yên lặng ở hai câu thơ đầu tiên đã không còn nữa. Đến hai câu thơ này có lẽ
đường nét và âm thanh của mùa thu đang len lỏi vào, phá vỡ sự thanh tĩnh của không gian. Cảnh vận
động một cách khẽ khàng. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của
tạo vật. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng. Màu
biếc của sóng và màu vàng của lá đã vẽ lên bức tranh làng quê thật thanh bình. Thi nhân không đem
đến cho ta những điều hoàn toàn mới lạ mà chỉ nhỏ nhẹ nhắc ta những điều thường gặp một cách thấm
thía và sâu sắc hiếm có.
Không chỉ dừng lại ở cảnh ao thu, nhà thơ đã mở rộng không gian miêu tả:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt


Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với “những tầng mây ” lững lờ trôi. Từ “xanh
ngắt” không chỉ gợi sắc màu cụ thể mà còn gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của
nhà thơ. Không gian xung quanh dường như thoáng đãng, tươi sáng và thanh thoát hơn nhiều. Đó là
vẻ đẹp thật sự của bầu trời mùa thu ở nông thôn Việt Nam, không phải vừa mới xuất hiện mà vốn đã có
từ trước nhưng bây giờ mới được đem vào thơ, được Nguyễn Khuyến gạt bỏ những ước lệ tượng
trưng. Rồi tác giả lại trở về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. Con đường làng quanh co thân thuộc
với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong thơ Nguyễn Khuyến tre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ


phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh). Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dầu cháy đốt
ngay vẫn thẳng”. Những nét trúc thẳng đốì lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm.
Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách váng teo”. Xóm thôn vắng lặng không một bóng người qua lại.
khiến con đường làng trở nên heo hút
Cái ý vị của bài “Thu điếu” là hai câu kết:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đau đớp động dưới chân bèo
Người đi câu thu mình lại “tựa gối ôm cần”, dường như để tương xứng với khung ao nhỏ, với chiếc
thuyền “bé tẻo teo”. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước
tiếng cá “ đớp động dưới chân bèo”. Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung
cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa
gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm
đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi
trong một chiếc ao rất nhỏ. .
Tựa thơ là Câu cá mùa thu nhưng câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ đón nhận cảnh thu, hòa mình vào
cảnh vật. Ông cha ta thường nói "Thi dĩ ngôn chí" quả không sai. Cảnh vật thiên nhiên không bao giờ
chỉ là sự minh họa giản đơn cho tài năng của người nghệ sĩ mà quan trọng hơn những hình ảnh thơ là
chiếc chìa khóa để chúng ta mở cửa tâm hồn tác giả. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà
thơ, đồng điệu với tâm trạng u buồn, trăn trở của ông. Nhà Nho Nguyễn Khuyến, đỗ đạt vào bậc nhất
thời đó, làm quan to, nhưng trước cảnh nước mất, phải từ quan, về dạy học, nhìn ngoại xâm hoành

hành, vua quan bạc nhược. Lựa chọn lánh đục về trong lui về sống ẩn dật nhưng tấc lòng của Nguyễn
Khuyến vẫn luôn hướng đến vận mệnh của đất nước. Ông cảm thấy tuỉ thẹn vì mình là một trí thức đại
thần mà đành bất lực trước thời cuộc. Bởi thế “ Mắt lão không gầy cũng đỏ hoe”
Bằng sự cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã vẽ lên một mùa thu giản dị với những cảnh vật gần gũi, thân
quen ở nông thôn.Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Đọc “Thu điếu” chúng ta cảm nhận được phần nào tình
yêu thiên nhiên và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến



×