MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn minh loài người gắn liền với sự
hoàn thiện của văn hóa. Cùng với những giá trị văn hóa được lưu truyền từ
lịch sử, đã thấm sâu vào nếp nghĩ, đời sống, cung cách ăn ở của mỗi dân tộc,
mỗi địa phương, mỗi quốc gia, lãnh thổ thì tiếp thu những giá trị văn hóa tinh
hoa của dân tộc khác, quốc gia khác cũng góp phần bồi đắp là và làm phong
phú thêm cho bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Khi nói đến văn hóa, người ta thường bàn nhiều đến văn hóa trong tâm
linh, văn hóa lịch sử, văn hóa chính trị, văn hóa trong nhân sinh quan... nhưng
ít ai đưa được ra những quan điểm mang tính chất nghiên cứu và hệ thống về
văn hóa từ chức - một vấn đề văn hóa nhưng đã trở nên hết sức bức xúc và
gây nhiều tranh cãi trong dư luận ngày nay. Xã hội ngày càng phát triển hiện
đại nhưng kéo theo đó là sự xuống cấp của đạo đức cán bộ lãnh đạo, tham ô,
tham nhũng, ỷ thế, lạm quyền đang trở thành mối lo ngại trong hệ thống chính
trị quốc gia mà còn gây thiện hại cho đời sống xã hội, đất nước, nhân dân.
Ngay từ khi thành lập và xây dựng Đảng, Bác Hồ đã luôn quán triệt và
dăn dạy cán bộ về đạo đức người cách mạng “trung với Đảng, hiếu với dân”,
“một lòng phụng sự tổ quốc”, “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá
nhân”, nhưng những bài học đó đã dần bị lãng quên đối với một bộ phận cán
bộ lãnh đạo của Đảng, của nhà nước đang có những biểu hiện tham quan, suy
thoái về đạo đức. Nhìn lại lịch sử, đất nước có biết bao tấm gương các vị quan
thanh liêm, yêu thương dân nhất mực, sẵn sàng vì nước vì dân mà hi sinh cả
bản thân mình. Soi vào những tấm gương đó mà thấy hiện trạng đất nước ta
ngày nay thật đáng buồn.
Với tư cách là thế hệ đi sau, có niềm say mê tìm hiểu và trước những
thực trạng nhức nhối của đất nước, xã hội ngày nay, đồng thời muốn đóng góp
một vài ý kiến nhỏ, Tôi xin lựa chọn đề tài “Những cơ sở tác động tiêu cực
đến văn hóa từ chức ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ rất sớm văn hóa từ chức hay còn gọi là văn hóa treo ấn từ quan đã
xuất hiện trong lịch sử các triều đại phong kiến của nước ta, đến thời cận đại,
một tấm gương tiêu biểu đó là bác Trường Chinh đã sớm nêu gương về vấn đề
này. Tuy nhiên, sau Bác Trường Chinh, trong vòng vài thập kỷ trở lại đây, văn
hóa từ chức dường như đã trở thành nếp nghĩ xa xỉ và không xuất hiện trong
suy nghĩ của bất kỳ một vị cán bộ lãnh đạo nào trong hệ thống cơ quan quyền
lực xã hội Việt Nam. Gần đây, với những vụ việc đình đám về cướp của, giết
người, sự xuống cấp, suy đồi quá mức của đạo đức của một bộ phận không
nhỏ trong đó có cả những lực lượng như công an, cán bộ lãnh đạo, y bác sĩ...
vấn đề về văn hóa từ chức đã trở thành một câu hỏi lớn đặt ra toàn xã
hội.Dưới ngòi bút và chính kiến của mình, nhiều tác giả, các nhà khoa học đã
có sự đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên mới chỉ ở dạng bài báo, bài phát biểu,
ý kiến chung chung chứ chưa ai nghiên cứu, viết và nói về nó một cách sâu
sắc, có hệ thống.
Với sự cố gắng bước đầu của tác giả, đề tài mong muốn góp một phần
nhỏ làm rõ hơn, hoàn thiện hơn để đóng góp tiếng nói cho sự nghiệp chống
tham nhũng và phát triển văn hóa từ chức, nâng cao đạo đức của con người
trong xã hôi, đất nước ta ngày nay.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng và hạn chế của văn hóa từ
chức ở nước ta, đối chiếu, so sánh, tập trung làm sáng tỏ những cơ sởtác động
tiêu cực đến văn hóa từ chức ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những giải pháp
khắc phục hạn chế và phương pháp xây dựng văn hóa từ chức tại Việt Nam
ngày nay.
3.2 Nhiệm vụ
Tiểu luận làm rõ những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ chức ở
Việt Nam.
2
Giải pháp khắc phục hạn chế và vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa từ
chức ở Việt Nam hiện nay.
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp,
trong đó chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp
so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.. để làm sáng tỏ vấn đề.
Ngoài ra tiểu luận có tiếp thu, chọn lọc các công trình đã được các tác
giả nghiên cứu và công bố trước.
5 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
được chia làm hai chương
Chương I : Một số khái niệm liên quan
Chương II : Những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ chức ở Việt
Nam.
Chương III: Một số biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực và
vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.
3
NỘI DUNG
Chương I: Một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm Văn hóa.
Văn hóa vốn là khái niệm đượcdùng một cách phổ biến theo nhiều
nghĩa khác nhau, nhưng khi đưa ra định nghĩa, Văn hóa bao giờ cũng có thể
quy về hai cách hiểu chính đó là văn hóa theo nghĩa rộng và văn hóa theo
nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều rộng hoặc theo chiều
sâu, theo không gian hoặc theo thời gian... Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa
được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa
doanh kinh doanh)...Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá
trị tinh hoa ( văn hóa về nếp sống, văn hóa nghệ thuật...). Giới hạn theo không
gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng, miền
(văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ...). Giới hạn theo thời gian, văn hóa
được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn của lịch sử phát triển (văn
hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn...)
Đưa ra định nghĩa cụ thể về văn hóa, Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn
ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 chỉ
ra rằng:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tích lũy trong quá trình hoạt động
thực tiễn, Văn hóa là tri thức, là kiến thức khoa học, là trình độ cao trong sinh
hoạt xã hội và là biểu hiện của văn minh.
Theo“Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” định
nghĩa về văn hóa thì:Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
4
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm thỏa mãn các nhu cầu về
vật chất và tinh thần của con người.
Ví dụ: Văn hóa dân gian, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn
hóaứng xử, văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa cồng chiêng, văn hóa
Văn Lang – Âu Lạc....
Còn riêng Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"
Về sau này, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều
cách định nghĩavề văn hóa:
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và
NXB Văn hóa - Thông tin,1997, cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con
người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó
có văn hóa.
Còn theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam thì: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
................
5
Như vậy, từ tất cả có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật
thể, những giá trị văn hóa được kết tinh theo không gian và thời gian do con
người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
6
2. Khái niệm Từ chức
Từ xa xưa, Chức đã được hiểu là danh vị thể hiện các cấp bậc, quyền
hạn và trách nhiệm của một người.
Từ đó khái niệm về từ chức được hiểu là xin thôi không làm chức vụ
hiện đang giữ. Việc từ chức chỉ có thể sảy ra ở những người có chức, có quyền.
Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính mình, biết
xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổ
chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự trọng.
3. Khái niệm Văn hóa Từ chức
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến và luận bàn. Vấn đề Từ chức chỉ được xem là một
hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã
hội. Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có
chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền,
được dư luận xã hội chấp nhận.
Còn ở Việt Nam, chuyện từ chức đã sớm có trong lịch sử nhưng để trở
thành Văn hóa từ chức và khi nào có Văn hóa từ chức thì vẫn còn là một câu
hỏi lớn.
Định nghĩa về Văn hóa Từ chức VoH.com.Vn đưa ra rằng: Văn hóa từ
chức là cụm từ chỉ hành động được dùng ở thời đương đại, còn bản chất, nội
dung chính là “Treo ấn từ quan” mà hết thảy đông tây kim cổ đều có. Đó là
một hành động xuất phát từ nhận thức đúng đắn về tính hiệu quả trong công
việc và nghệ thuật dùng người vì lợi ích chung.
Tạp chí cộng sản chỉ ra rằng:Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá
nhân của những người có chức, có quyền. Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội
7
tôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương. Nếu
không có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người.
Và như vậy, một đất nước văn minh, phát triển thì không thể thiếu văn
hóa từ chức, và nói về văn hóa từ chức thì dễ nhưng để thực hiện được nó
trong một môi trường đang phát triển, đang hòa nhập trong xu thế toàn cầu
hóa, sự phức tạp của kinh tế, chính trị và sự xuống cấp đạo đức và những hệ
lụy từ tư tưởng hàng ngàn năm của Việt Nam lại là những rào cản cho việc
phát triển và xây dựng văn hóa từ chức ngày nay. Để làm rõ hơn những hạn
chế cũng như đưa ra một số biện pháp thức đẩy, xây dưng văn hóa từ chức ở
nước ta hiện nay, chúng ta cùng bàn vấn đề ở chương sau khi đề cập đến
những cơ sở tác động tiêu cực đến Văn hóa Từ chức ở Việt Nam.
8
Chương II. Những cơ sở tác động tiêu cực đến văn hóa từ
chức ở Việt Nam
1. Văn hóa từ chức trong lịch sử dân tộc.
Trong lịch sử nước ta, từ chức hay còn gọi là treo ấn từ quan có nghĩa
treo trả cái ấn tại công đường mà bỏ về, không làm quan nữa.Có nhiều người
tài giỏi như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Siêu... đã treo ấn từ quan.Các ông từ chức không phảivì
không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn mà phần nhiều là do khảng khái,
giữ khí tiết thanh liêm, không đồng ý với quan điểm của vua...
Các bậc hiền tài ngày ấy có nhiều cách xuất thế hành đạo, các bậc ấy,
học sách thánh hiền, tuân thủ lễ nghĩa, dù là làm quan hay dạy học đều cố giữ
cho tròn đạo vua tôi, quần thần, đạo trung với nước, đạo hiếu với dân… khi
đã mang cả tài sản, trí lực ra phụng sự tổ quốc, phụng sự đất nước, phò vua
đánh giặc hay giữ cho đất nước, dân an mà khi bất mãn với triều đình, các vị
đó sẵn sàng từ quan để giữ đạo, về sống điền viên, cuộc đời ở ẩn. chứ nhất
định không chịu làm việc sai trái, không chịu đi theo những hèn kém trong
triều đình. Xa lánh chốn quan trường về ở ẩn đọc sách,dạy học, làm thơ…
được xã hội chấp nhận ở một góc độ nào đó được và được nhân dân yêu mến,
tôn vinh. Chính vì lẽ đó mà hành vi treo ấn từ quan hoặc còn gọi là cáo quan
về ở ẩn đã trở thành một nét đẹp văn hóa hay đúng hơn có thể gọi là Văn hóa
treo ấn từ quan.
Trong lịch sử cũng đã chứng minh, khi rời bỏ chốn kinh thành phồn
hoa,chốn quan trường nhiều thị phi, nhũng nhiễu, các vị ấy cáo quan về quê ở
ẩn. Sống ở quê, trồng rau, nuôi cá, lao động chân tay mà “tránh sự đời” nhưng
nét đẹp tâm hồn không bị mai một, phôi phai mà được vun đắp qua thời gian
cùng những triết lý nhân sinh sâu sắc. Dù lui về ở ấn, nhưng trong các vị ấy,
9
vẫn có người sẽ trở lại quan trường khi được mời, được trọng dụng, tài sức
vẫn phụng sự cho nhân dân, tổ quốc khi cần, mộng sĩ phu vì thế đã tô điểm
thêm cho nét đẹp của văn hóa treo án từ quan mà không đánh mất sự thanh
liêm, đáng kính trong tư cách và nhân cách.
Là một nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã từng có
lời khẳng định: “xa xưa, các cụ nhà ta coi việc cáo quan hồi hương là một
cách giữ tiết tháo”. Và sau này, trong Đảng ta cũng có Tổng bí thư Trường
Chinh - người có công lớn với Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi nhận
trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956, ông đã
từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí
thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trần". Đó là
những tấm gương sáng, những tấm gương làm nên nét đẹp của Văn hóa Từ
chức của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển của
đất nước lại kéo theo sự suy đồi của nhân cách, đạo đức người làm cán bộ,
người làm quan. Khí chất thanh liêm không còn và trong nhiều năm trở lại
đây, văn hóa Từ chức đã trở thành một nếp sống xa xỉ trong đời sống cán bộ,
viên chức và dù có hàng ngàn sai phạm họ vấn cố giữ cho được chức vị của
mình. Lý do cho vấn đề đó là tại đâu? Và Văn hóa từ chức bao giờ mới có thể
trở thành một nếp văn hóa ở nước ta, điều đó vẫn còn là một vấn đề đáng bàn.
2. Văn hóa Từ chức Việt Nam đương đại và những tác động tiêu
cực.
2.1 Văn hóa Từ chức ở Việt nam đương đại và những trở ngại
Người ta vẫn hay quan niệm văn hóa từ chức là một hành động rất đặc
biệt trong xã hội. Khi người được giao trách nhiệm đã cố tình hay không đủ khả
năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đó sẽ tự nguyện xin từ chức.
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta
10
tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước phát triển, từ
chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thành
trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận.
Một đất nước văn minh thì không thể đợi đến khi bỏ phiếu bãi nhiệm
rồi mới nghỉ. Thực tế nước ta hiện nay, đã có nhiều vấn đề khiến cử tri bức
xúc, tại sao khi có những vụ việc khiến người dân bức xúc như thế nhưng
không thấy ai lên tiếng từ chức..Nêu vấn đề nhiều tập đoàn, tổng công ty của
Nhà nước thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng, cử tri Nguyễn Văn Thanh (phường
Hàng Bột, Q.Đống Đa) cho rằng việc xem xét, nhìn nhận trách nhiệm của
người đứng đầu ở đây chưa đúng mức. “Tại sao lỗ lớn như thế, thất thoát lớn
như thế mà không thấy ai từ chức. Chúng ta khuyến khích tự giác nhưng khi
người đứng đầu thiếu tự giác thì rất cần phải rạch ròi trách nhiệm, phải rõ cơ
chế để buộc từ chức”.
Tại sao việc từ chức lại khó đến như vậy và ở ta chưa có văn hóa từ
chức? - đó là câu hỏi mà nguyên nhân có thể khái quát từ những điểm nổi bật
sau:
Thứ nhất: Ở nước ta, chức tước thường đi đôi với quyền lực, thường
gắn với lợi ích, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không
còn gì cả.
Thứ hai: tư tưởng học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức
người Việt và vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt cao nhất.
Thứ ba: dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ
việc tự nguyện từ chức. Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ
Đảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý
tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu… từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, để
thoát tội, để hạ cánh cho an toàn…
Hơn nữa, khi có chức tước, nhiều người đã nhờ có chức ấy mà cải thiện
được tình hình kinh tế, có biệt thự riêng, có ô tô đắt tiền, có điều kiện để con
cái được đi học tại nước ngoài... tuy lương bổng nhà nước trả không đáng là
11
bao nhưng “lộc” của các vị ấy lại là con số rất lớn. Vì thế, làm sai, từ chức để
mất “lộc” là một việc vô cùng khó khăn, là điều không thể nhất là với những
chiếc ghế, những chức vụ cao. Riêng nữa, có những đường dây đã được liên
kết chặt chẽ, chằng chịt về quyền lợi từ trung ương đến địa phương, thì làm gì
có chuyện “từ chức” khi các quan chức nằm trong lợi ích nhóm. Không thể có
hiện tượng “đứt dây” nửa chừng. Bởi vì lợi ích nhóm, nên họ phải bảo vệ lẫn
nhau, hoặc “ giơ cao, đánh khẽ’ cho phải lối. “đứt dây động rừng” nên chuyện
“từ chức” không phải là dễ. “Chờ ý kiến kết luận từ Trung ương, từ Ban tổ
chức”… có lẽ cũng vì thế!
Lãnh đạo ở nước ta, vai trò cá nhân trông có vẻ lớn, nhưng lớn khi
hưởng bổng lộc, còn rất nhỏ về trách nhiệm. Vì tất cả đều có sự chỉ đạo của
Trung ương, của Ban tổ chức, của kiểm tra Đảng, của sự “thống nhất cao
trong thường vụ”… Khi đương chức, không bị lộ về bổng lộc, về khuyết điểm
thì cứ an tọa, tận hưởng. Còn khi có khuyết điểm, có đủ ngàn cách bao biện
để tại vị, mà một trong những luận điểm đưa ra để bào chữa là: “ Tôi thực
hiện đúng nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ, của Thường vụ…”
Trăm tội cứ đổ lên đầu “nghị quyết”, “chỉ thị”, “luật”, “Thường vụ”, “tập
thể”… và cá nhân không phải chịu trách nhiệm hoặc đã trốn tránh xong.
Một điều nguy hại nữa là cái “phao” của những loại quan tham, bất tài,
suy đồi đạo đức họ bám vào là luôn nhân danh Đảng, Nhà nước XHCN! Nếu
dư luận báo chí phê phán thì rất dễ bị họ quy vào tội : “có các thế lực phản
động đứng đằng sau kích động, phá hoại làm giảm uy tín Đảng nhằm chống
phá chế độ…”
Quan niệm chức quyền nước ta còn nặng nề. Ngoài quyền lực còn gắn
liền với danh tiếng, lợi lộc. Nhờ chức vụ, họ có thêm các mối quan hệ, tình
cảm, lương bổng.Mất chức kéo theo mất quyền lợi, thậm chí ảnh hưởng danh
dự, uy tín của người đó. Mặt khác, mỗi trường hợp từ chức thường bị gắn với
hình ảnh không tốt, nhận định chưa đúng về người đó.
12
Ở nước ngoài, người ta từ chức chức vụ này có thể sang làm các vị trí
khác, lĩnh vực khác, nhưng ở Việt Nam đã từ chức hầu như “về vườn”, hết
đường tiến thân. Do dư luận, cơ chế xã hội còn nặng nề như thế nên nhiều
người không đủ dũng khí để từ chức..
Quan trọng hơn, lâu nay chúng ta vẫn quan niệm rằng chức vụ của một
ai đó là do nhân dân uỷ thác và do Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân bố
trí hoặc giới thiệu ra ứng cử… Với quan niệm như vậy, cán bộ, công chức,
quan chức các cấp xem việc bố trí, bổ nhiệm, lên xuống, ra vào là chuyện của
tổ chức, còn bản thân chỉ biết tuân thủ.
Ngày nay, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ quan liêu bao
cấp, khi mà cơ hội của đời người chỉ tập trung vào một dãy ghế, rời vị trí ghế
thấp để đến được với chiếc ghế ở hàng cao hơn chứ ít ai chịu rời bỏ chiếc ghế
chức tước để trở về một vị trí quèn không có chút quyền lợi, địa vị gì. Khi mà
cơ hội do cơ chế thị trường mang lại chưa nhiều, chức tước vẫn đem lại nhiều
cơ hội và quyền lợi hơn.Thì từ chức rồi lấy cái gì để sống. Một nguyên nhân
nữa là vấn đề dư luận xã hội, nếu từ chức vì lương tâm nghề nghiệp nhưng
tiếng tăm, lời bàn ra tán vào của người thân, cộng đồng, xã hội vẫn gần như là
một trở ngại rất lớn. Còn khi dư luận cảm thấy chuyện từ chức là bình thường
thì sức ép và áp lực lên vai người quan chức cũng nhẹ hơn.
Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vào
con đường chính trị, với họ việc làm chính trị như một sự thôi thúc chứ không
phải vì lẽ kiếm sống, họ đã có nền tảng kinh tế tốt nên họ không cần nghĩ tới
làm quan vì quyền lợi, vì tham nhũng mà chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng
hơn rất nhiều. Ví dụ như thủ tướng của Italia, thủ tướng của Thái Lan.
Còn ở Việt Nam, nhiều khi người ta làm chính trị vì mục đích kinh tế,
chức càng cao thì tham nhũng càng lớn, có thể ban đầu người ta là người tốt,
nhưng khi có chức có quyền thì lại tham nhũng, trở thành quan tham, tha hóa
bản thân, mang nặng cái nhìn về quà cáp, lễ lạt, ơn huệ...
Một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó là
13
thủ tục. Nhiều khi muốn từ chức, nhưng thủ tục miễn nhiệm rất phức tạp. Một
bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải qua rất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn,
có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm… Như vậy quá nặng
nề và quá mất thời gian, khiến ngay cả người có thiện chí xin từ chức cũng
ngại. Thêm vào đó, quan chức của Việt Nam lên chức cao thường là do Đảng
phân công, nếu từ chức thì cũng có nghĩa là chối bỏ sự phân công.
Ngày nay, không hiếm một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cao cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,
tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.
Phát biểu tại khai mạc Hội nghị TW IV Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
nêu rõ: "Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó,
rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là
công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con
người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của
Đảng và sự tồn vong của chế độ"
Trong một xã hội văn minh, khi người được giao trách nhiệm đã cố tình
hay không đủ khả năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đó
thường tự nguyện xin từ chức. Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa phổ biến ở
các nước có nền dân chủ thật sự. Một sự từ chức đáng kính trọng.
Ông Hoàng Hữu Việt nói: "Tham nhũng của đất nước có hơn 60.000 vụ
mà số lượng phát hiện được của các cơ quan chức năng thì quá ít."Hiện nay
đang có hiện tượng biến vụ việc tham nhũng to thành nhỏ, vụ nhỏ hóa thành
không."Việc xử lý cấp trên không nghiêm, cấp dưới cũng không sợ. Điều này
chính là điều khiến người dân rất lo lắng và bức xúc."
Vấn đề đáng bàn hơn đó là khi có những viecj làm sai phạm nghiêm
trọng , gây hậu quả thiệt hại nặng nề cho nhà nước và nhân dân nhưng không
có ai từ chức (tạm tính trong khoảng 15 năm trở lại đây), hình như chưa có
14
cán bộ đầu ngành nào của Trung ương và địa phương dám thẳng thắn tuyên
bố: “Tôi chịu trách nhiệm về việc đó. Và tôi xin từ chức”. Có thể nói đến nay
“Văn hóa từ chức” vẫn là vấn đề nói dễ, làm khó.
2.2 Văn hóa từ chức ở Việt Nam cần phải có thời gian
Khi ta nói, ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành văn hóa từ chức từ rất
lâu. Không phải ngẫu nhiên mà họ có được văn hóa từ chức, mà phải trải qua
quá trình nhận thức, sự kết tinh dân chủ và khuôn khổ pháp luật của mỗi nước.
Ở nước ta, văn hóa từ chức cần phải có thời gian thì người dân mới
quen và thực hiện được. Đây là cả một quá trình khởi điểm, có kinh nghiệm,
thành công, thất bại và được hình thành từ nhận thức, việc làm của người dân.
Việt Nam có những thể chế, luật pháp đặc thù riêng. Việc đề bạt, thăng
chức, cách chức, phê chuẩn từ chức của một cán bộ lãnh đạo nào đó phải trải
qua nhiều quy trình. Quan điểm sử dụng và đánh giá cán bộ của chúng ta khác
so với nhiều nước. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam nên và cần hình
thành văn hóa từ chức không chỉ qua những cuộc lấy phiếu tín nhiệm mà nên
mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Có vô cùng nhiều lý do để một nhà lãnh đạo cấp cao đệ lá đơn từ chức.
Họ có thể cảm thấy không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những
hậu quả, làm mất lòng dân thì và vì lòng tự trọng của một người đã được tin
tưởng, họ sẵn sàng từ chức. Cũng có người từ chức vì nhận thấy rằng trong
các sự việc đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình
phải chịu trách nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải
là việc làm dễ dàng nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành
một nét văn hóa trong đời sống chính trị tại nhiều nước.
Xây dựng Văn hóa Từ chức phải bắt nguồn từ Văn hóa chính trị, thiếu
văn hóa chính trị thì khó có văn hóa từ chức, để có văn hóa từ chức và xác lập
15
chế độ, trách nhiệm cho cán bộ, quan chức thì chúng ta phải nhìn nhận bộ
trưởng như là một chính khách và phân biệt rõ ràng giữa các chính khách và
các quan chức thuộc hành chính-công vụ, thì việc xác lập chế độ trách nhiệm
mới đỡ khó khăn và không dễ bị lẫn lộn".
Ở một số nước trên thế giới có việc người đứng đầu ngành mình quản
lý đã từ chức để nhận trách nhiệm về một vụ việc nào đó liên quan đến ngành
mình. Ví dụ, bộ trưởng giao thông có thể từ chức khi một chiếc cầu bị sập hay
một chiếc máy bay bị rơi. Tuy nhiên, đây là trường hợp người ta từ chức để
nhận trách nhiệm đạo lý, nhiều hơn là trách nhiệm pháp lý. Bởi vì rằng vị bộ
trưởng có thể chẳng hề có lỗi gì trong việc chiếc cầu bị sập hay chiếc máy bay
bị rơi cả.
Và Từ chức làm tăng uy tín cá nhân của người từ chức. Vì đã có rất
nhiều trường hợp người từ chứ lại trúng cử với tỷ lệ phiếu cao hơn trong lần
bầu cử tiếp theo. Tuy nhiên, Từ chức để lại có thể trúng cử (chẳng cần với tỷ
lệ phiếu cao hơn) là chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam.Sự khác biệt về môi
trường và về văn hóa chính trị như vậy có lẽ giải thích rất nhiều cho câu hỏi
tại sao những người lãnh đạo và quan chức ở ta rất ít khi từ chức.Thiết nghĩ
trước khi chúng ta xây dựng được các khuôn khổ văn hóa chính trị như nhiều
nước trên thế giới, tăng cường trách nhiệm giải trình trước Quốc hội là bước
đi phù hợp hơn.
Theo Giáo sư Văn Như Cương thì chuyện năm vị hiệu trưởng ở quận
Đống Đa, Hà Nội xin từ chức vừa qua đúng là những trường hợp hi hữu trong
ngành giáo dục. Trước đây, cũng đã từng xảy ra chuyện này nhưng không
nhiều. Giáo sư cũng nhấn mạnh: “Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong
xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện
nguy hiểm”.
Ông Nguyễn Đình Hương cũng cho rằng: Lâu nay tôi rất đồng tình với
quan điểm về văn hóa từ chức. Bởi vì lịch sử của chế độ ta, Đảng ta trong quá
trình hình thành và phát triển, đi liền với công tác cán bộ. Trong công tác cán
16
bộ có 3 loại người. Có cán bộ làm rất tốt, có cán bộ làm không tốt nhưng mà
họ đã cố gắng hết mình, còn có cán bộ làm rất kém, hư hỏng, tham nhũng,
gây thất thoát lớn, nhân dân oán trách. Đảng ta nhận thức rõ điều đó, không
phải chỉ trong chiến tranh mà cả hòa bình, xây dựng đất nước.
Chúng ta vẫn nhớ ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú thời chống
Mỹ. Ông đã để lại tấm gương sáng trong nhândân, táo bạo, dám nghĩ, dám đổi
mới làm, dám chịu trách nhiệm. Lúc đó, ông bị kỷ luật nhưng sau này chân lý
sáng rõ thuộc về ông. Đây là điển hình của loại cán bộ tài năng và tâm huyết.
Ngược lại, có loại cán bộ yếu kém, hư hỏng, điển hình như lãnh đạo vụ
Vinashin, Vinaline... Họ đã gây thất thoát hàng nghìn tỉ, gây nên những tác hại
vô cùng lớn cho, cho đất nước, cho nhân dân. Vậy ai chịu trách nhiệm?
Công tác cán bộ quan trọng như vậy, nên trong Văn kiện của Đảng
cũng đã nêu: “Công tác cán bộ có ra có vào, có lên có xuống, coi đó là việc
bình thường trong Đảng”. Song, thực hiện thì rất khó khăn, lên thì dễ xuống
thì vô cùng khó. Và điều đó lý giải vì sao văn hóa từ chức chưa thành phổ
biến, mới chỉ là kêu gọi thôi. Đấy là vấn đề phải suy nghĩ. Chưa thành hiện
thực là vì sao. Mới có trường hợp ông Lê Huy Ngọ. Không phải mình muốn
có người từ chức, nhưng trong một nhiệm kỳ nhiều yếu kém mà không có ai
từ chức là trái quy luật tự nhiên.
Hiện nay có không ít cán bộ hư hỏng, từ nhiệm kỳ khóa 10 đáng lẽ đã có
người phải từ chức rồi. Nhưng vì sao không ai từ chức? Bởi vì, có 2 sức cản.
Thứ nhất, nhiều người đã lên rồi, họ không muốn xuống, họ sĩ diện, họ
tham quyền cố vị, cố bám chức vụ đến cùng, vì quyền đi liền với lợi ích.
Thứ hai là cơ chế trách nhiệm cá nhân không rõ. Có thành tích thì họ
nhận về mình, khi có khuyết điểm thì đổ cho tập thế, cho cơ chế. Ví dụ như
vụ Vinashin, Vinaline có ai chịu trách nhiệm đâu? Sập cầu Cần Thơ có ai
nhận trách nhiệm đâu? Chế độ trách nhiệm quan trọng lắm. Hai cái đó nó cản
trở văn hóa từ chức, muốn thực hiện văn hóa từ chức trước hết chế độ trách
nhiệm cá nhân phải rõ, có công được thưởng, có lỗi phải phạt.
Hiện tượng lộng quyền có nguồn gốc sâu xa. "Một người làm quan,cả
17
họ được nhờ” hoặc "Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình"... Tâm lý này
ăn sâu vào tiềm thức của người dân, khêu gợi con người khi có chức có
quyền, khiến cho cán cân công lý nghiêng ngả... Cùng với tâm lý đó, đồng
tiền trở thành giá trị số một, quyền lực trong tay, học cao biết rộng nhưng tỷ lệ
nghịch với trình độ nhân văn. "Nói xuôi cũng được nói ngược cũng xuôi”...
Cho nên không ít người mất đi cảm giác xấu hổ, dư luận bị vô hiệu hóa.
Đành rằng kẻ thù luôn luôn tìm cách kích động, quấy phá, xuyên tạc sự
thật để chống phá đất nước chúng ta, song hơn lúc nào hết, chúng ta cần sàng
lọc tỉnh táo, để nhìn nhận rõ đâu là lòng dân, đâu là sự phá hoại của kẻ địch.
Trước đây, dân cảnh báo: ”Mỗi người làm việc bằng hai/Để cho chủ nhiệm
mua đài mua xe”... Nếu ta có biện pháp ngăn chặn từ lúc đó thì sẽ hạn chế
nhiều tình trạng tham nhũng lan tràn như ngày nay.
"Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã bị tha hóa” là một sự
đánh giá đúng đắn. Cán bộ thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm, mất cảm giác
hổ thẹn trước việc làm sai trái của mình, làm mất lòng tin của dân... nhưng họ
vẫn chạy chức, chạy quyền, chạy tội... là những biểu hiện của một bộ phận
cán bộ, đảng viên đó.
Một xã hội lành mạnh thì kẻ lộng quyền sẽ bị luật pháp vào cuộc, nhẹ
thì nhắc nhở, khiển trách, miễn nhiệm... Nặng thì cách chức, buộc thôi việc,
truy tố hình sự...
Không ít người "hiện đại" rất thực dụng và khôn khéo ngụy biện với
câu: ”Lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh". Vì thế không it người trở thành "không
biết xấu hổ". Hiện trạng vì lợi ích nhóm, hành vi lộng quyền có nơi có chỗ
đang diễn ra, có khi được cấp trên che chở, bỏ qua, rồi "chìm vào im lặng
đáng sợ. thì khó nói đến chuyện "văn hóa từ chức”.
Muốn có văn hóa từ chức, cần chọn những cán bộ có tài, có tâm vào
các cơ quan công quyền, khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền... suy
thoái về tư tưởng chính trị, về lối sống...
Chính vì chúng ta chưa quen với văn hóa từ chức nên việc xây dựng thế
18
chế Bỏ phiếu tín nhiệm những cán bộ do Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các
cấp bầu ra hoặc phê chuẩn đang được chuẩn bị để Quốc hội thông qua là một
bước quan trọng và cần thiết để tiến đến Văn hóa từ chức.Nó vừa phản ánh
tính dân chủ của chế độ ta, vừa khắc phục những tồn tại, bất cập và khuyết
điểm kéo dài. Chúng ta đừng quên lới nhắc nhủ của Bác Hồ : “Đảng phải luôn
luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào.
Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà
còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng" (HCM toàn tập, 1995, t5,
tr.250).
2.3 Nuôi dưỡng văn hóa từ chức
Chúng ta nói đến văn hóa từ chức ngày một nhiều hơn và tranh cãi
xung quanh vấn đề về văn hóa từ chức cũng rất ác liệt nhưng kết quả vẫn
chưa đạt được là bao. Khi văn hóa từ chức được hình thành thì nó giúp chúng
ta đặt những người tài giỏi, có trình độ vào đúng vị trí dễ dàng hơn. Nó cũng
giúp thay thế những người ngồi ''nhầm ghế'' nhẹ nhàng và nhân bản hơn. Suy
cho cùng, chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là những chuyện vừa phức tạp, vừa
tốn kém, lại thường xuyên làm mất thể diện của con người.
Để nuôi dưỡng văn hóa từ chức, điều đầu tiên là cần phát triển kinh tế
thị trường, đặc biệt là phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời cũng cần
phát triển xã hội dân sự. Nếu được như vậy, thì ngoài những dãy ghế trong hệ
thống công quyền, còn có rất nhiều cơ hội ở ngoài hệ thống đó.
Quốc hội Việt Nam trong kỳ họp vừa kết thúc đã quyết định không
thành lập ủy ban độc lập chống tham nhũng mà đồng ý với việc lập ban chống
tham nhũng dưới quyền Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn là người có vai trò cao nhất trong cuộc
chiến chống tham nhũng.
Văn hóa từ chức ra đời sẽ bảo đảm cho cán bộ, công chức giữ các chức
vụ lãnh đạo, quản lý nêu cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ.
19
Khi có những vấn đề xảy ra có liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình
thì có thể xin cấp có thẩm quyền cho từ chức.
Về sau, khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo,
quản lý, những người đã từ chức thời gian trước đó vẫn có cơ hội được giới
thiệu tham gia vào quy trình bổ nhiệm bình đẳng như những người khác để
cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Xây dựng các quy định về vấn đề từ chức chính là một trong các giải
pháp nhằm tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức theo hướng hiện đại,
thống nhất, xuyên suốt, chuyên nghiệp. góp phần thúc đẩy cán bộ, công chức
lãnh đạo, quản lý tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của mình hơn trong
hoạt động công vụ. Đồng thời tạo ra một nếp văn hóa trong hoạt động công
vụ. Các quy định về vấn đề từ chức sẽ là một giải pháp để góp phần cải cách
chế độ công vụ, công chức, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức.
Khi tại một cơ quan, đơn vị nào đó có vụ việc xảy ra liên quan đến
trách nhiệm hoặc khi thấy bản thân mình thiếu năng lực để hoàn thành nhiệm
vụ thì người lãnh đạo, quản lý nơi đó cần tự thấy rằng việc từ chức là sự lựa
chọn sáng suốt.
Các quy định về vấn đề từ chức cũng không khép lại các cơ hội phát
triển đối với cán bộ, công chức đã từ chức mà sẽ mở ra các cơ hội khác cho
họ trong tương lai.
Nếu sau khi từ chức, cán bộ, công chức tiếp tục rèn luyện tu dưỡng,
đáp ứng yêu cầu của cơ quan thì họ vẫn có cơ hội tiếp tục được giao nhiệm vụ
tương xứng, phù hợp phẩm chất, trình độ và năng lực của họ. Vì vậy, không lý
gì họ phải “tham quyền cố vị”, nếu họ biết rút lui đúng lúc để có thể xuất hiện
lại đúng lúc.
Để có nét văn hóa từ chức đẹp, điều kiện quan trọng là dư luận đúng
đắn của xã hội, nhận xét đúng và công bằng của số đông. Số đông có hàng
vạn con mắt, vạn cái tai để nhìn, để xem, để nghe, để biết và hiểu rõ nhân
20
cách của người có quyền lực... Từ đó họ sẽ tạo thành dư luận xã hội - một
phương tiện hết sức quan trọng tạo nên sức ép buộc người ta tự điều chỉnh
hành vi sai trái.
Luật pháp nghiêm minh làm chỗ dựa cho đạo đức, cho dư luận xã hội.
Những thông tin đúng đắn của báo chí và các phương tiện truyền thông
Việc lựa chọn cán bộ cũng cần xem xét cả về mặt phẩm chất, lương
tâm, có lòng tự trọng, biết tự hổ thẹn, biết tôn trọng dư luận xã hội đúng đắn.
Trong thời gian gần đây, đã có không ít những vụ án nổi cộm, khiến dư
luận trong nhân dâng tỏ nhiều bức xúc và lo lắng như “vụ án Tiên Lãng”, vụ
án “ thẩm mĩ viên Cát Tường”, chuyện con trai quan chức kiểm lâm phá rừng
và buôn gỗ lậu. Chuyện “cái chết made in Sài Gòn”, chết dưới hố gas, chết
dưới cống đào đường. Chuyện niềm tin của người dân và ngân hàng…
Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án
tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu xây
dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi từ chức - thuộc
khía cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
Ngày 13/8, trong phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính
phủ, bàn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ tập trung thảo
luận về chương 7 - quy định về Chính phủ.Theo đó các thành viên Chính phủ
đã thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ chế hiến
định để Chính phủ có thể kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp và quyền
tư pháp theo nguyên tắc đã được xác định tại Điều 2;
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ là kỳ họp đầu tiên triển khai thực
hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc
phê chuẩn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm là sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính
trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật,
đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát
21
của Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ thông tin, tuân thủ quy trình,
thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận, đánh giá
một cách thận trọng, khách quan, công tâm, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với
các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ giúp
người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp
tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tuy nhiên, một trong những nội dung trong đang được cử tri cả nước
quan tâm là Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu
Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Liệu việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp này có phải là mở ra văn
hóa từ chức tại Việt Nam?
Trong Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) còn đề cập đến
việc rằng, nếu người đứng đầu cơ quan để xảy tham nhũng mà chủ động từ
chức thì được giảm nhẹ hình phạt (?)
Từ chức còn là biểu hiện của lòng tự trọng, văn hóa từ chức chính là
lương trị. Nó biểu thị văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài của nó chính là
lương trị trong mỗi con người. Nếu có một văn hóa chính tri dựa trên lương
trị thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc –
theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.
Một minh chứng tiêu biểu cho Việt Nam đó là Nhà báo Trần Đăng Tuấn
- nguyên Phó Tổng Giám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Điều có một không hai trong lịch sử 40 năm VTV, cũng như trong lịch sử
nghị trường Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, việc từ chức của ông Trần Đăng
Tuấn không xuất phát từ sai phạm tày đình, tham nhũng, buôn lậu. Là một bậc
thầy của truyền thông, ông ý thức rất cao về trách nhiệm, công việc của mình,
ông đã giữ trọn cho mình phẩm tiết trong sáng và đáng kính, ông là người đã
tuyên chiến và giành phần thắng lợi trong cuộc chiến tranh gìn giữa lương tri
với bổng lộc, lòng tham.
22
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin
từ chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ông đưa ra quyết định này sau khi
xảy ra vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn
này không có bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”. Ông Bryson
ý thức khó hoàn thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy cần
phải để cho những người có sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng
trách của quốc gia.
Tại Hàn Quốc, cựu Ngoại trưởng Yu Myung-hwan đã công khai xin lỗi
và quyết định từ chức sau khi bị tố cáo đã tuyển con gái vào một vị trí được
trả lương cao trong Bộ Ngoại giao....Còn rất nhiều ví dụ về chuyện các quan
chức trên thế giới tự nguyện từ chức. Có thể kể đến Tổng thống Hungary Pal
Schmitt (vì đạo văn), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Guttenberg (cũng vì đạo
văn) Bộ trưởng Guttenberg
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee-tae (vì bị tố cáo tham nhũng),
Bộ trưởng Công vụ Pháp Georges Tron (vì bê bối tình dục), nữ Ngoại trưởng
Pháp Michele Alliot-Marie (vì đề nghị dập tắt cuộc nổi dậy ở Tunisia)
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Vassilios Rapanos (vì sức khỏe), Phó Tổng
thống Myanmar Tin Aung Myint Oo (cũng vì sức khỏe)
Thị trưởng Bắc Kinh Quách Kim Long (vì để thủ đô ngập lụt), Tổng
thống Đức Horst Koehler (vì bình luận về vai trò quân sự của Đức trên thế
giới), Bộ trưởng Phụ nữ-Gia đình và Cộng đồng Malaysia Shahrizat Abdul
Jalil (vì dùng ngân sách tậu nhà, xe và du lịch.
Cảnh sát trưởng Hàn Quốc Cho Hyun-oh (chỉ vì cấp dưới khống đáp
ứng cầu cứu của một phụ nữ trước khi bị sát hại !)
Tổng thống Ai Cập Hosni Hubarak (vì bị dân phản kháng), Bộ trưởng
Kinh tế-Thương mại -Công nghiệp Nhật Bản Yoshio Hachiro (vì phát biểu
nhạy cảm với cư dân bị ảnh hưởng của khủng hoảng hạt nhân), Bộ trưởng
Quốc phòng Anh Liam Fox (chỉ vì quan hệ với người bạn đã giả làm cố vấn
Chính phủ)...
23
Tháng 9/2011, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật
Bản Yoshio Hachiro, đã từ chức vì các bình luận không đúng mực liên quan
tới vụ rò rỉ phóng xạ ở tỉnh Fukushima. Báo chí Nhật nói rằng ông Yoshio
Hachiro, người mới được bổ nhiệm cách nay một tuần vào nội các của tân
Thủ tướng Yoshihiko Noda, đã gây phẫn nộ khi gọi các khu vực xung quanh
nhà máy điện Fukushima Daiichi đang gặp sự cố là "shi no machi" (thị trấn
chết). Các nhân chứng còn nói rằng sau chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân,
ông Hachiro còn làm bộ như đang quẹt chiếc áo khoác của ông vào một
phóng viên và dọa rằng sẽ khiến anh này nhiễm phóng xạ. Tuyên bố và hành
động của Hachiro được xem là thiếu nhạy cảm.
Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản đã nhận lỗi và xin từ chức sau khi xảy
ra một vụ tai nạn đường sắt. Hoặc cao hơn nữa là cựu Thủ tướng Nhật Bản
Yukio Hatoyama đã phải từ chức vì không thực hiện được cam kết di dời căn
cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa. Và còn rất rất nhiều ví dụ về
chuyện các quan chức trên thế giới tự nguyện từ chức.
Trong các trường hợp đó, tất cả đều cùng chung một quan điểm: Nếu
không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất
lòng dân thì vì lợi ích của người dân và cũng vì lòng tự trọng của một người
đã được tin tưởng, họ sẵn sàng từ chức. Cũng người từ chức vì nhận thấy rằng
sự việc đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải
chịu trách nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc
làm dễ dàng nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét
văn hóa trong đời sống chính trị tại nhiều nước.
Phân tích về nguyên nhân xin từ chức, giáo sư Văn Như Cương phân
tích bốn nguyên nhân sau:
Thứ nhất là cảm thấy bản thân không làm được việc, không cống hiến
được nhiều thì từ chức, đấy là trường hợp của những người thực sự tâm huyết
với công việc.
Thứ hai là khi chủ trương của mình trong cơ quan không được đồng
24
thuận.
Thứ ba là mâu thuẫn với lãnh đạo.
Cuối cùng, nguyên nhân từ chức có thể do một lý do bất khả kháng nào
đấy.
Giáo sư Văn Như Cương cho biết thêm, để nuôi dưỡng được “văn hóa
từ chức” trong môi trường hiện nay, vẫn còn nhiều nút thắt cần được tháo bỏ.
Thứ nhất về nguyên tắc, nếu là đảng viên, được đảng phân công nhiệm vụ, từ
chức nghĩa là chối bỏ nhiệm vụ. Nút thắt thứ hai, là chuyện thủ tục pháp lý
còn rườm rà khi miễn nhiệm chức vụ của một cá nhân. Chuyện thủ tục cũng
có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức. Dẫu vậy, “văn hóa từ chức” vẫn
rất cần thiết để được phổ biến trong xã hội.
"Văn hóa" là thứ đến muộn nhất sau khi người ta đã học đủ mọi thứ rồi.
Muốn có "Văn hóa từ chức" thì trước hết phải học xong văn hóa làm người
như các cụ thường dạy đơn giản như: văn hóa ăn, văn hóa nói, văn hóa đi, văn
hóa đứng, văn hóa ngồi, văn hóa cười... Trong một cung bậc văn hóa Không
còn gì và chưa có gì đã mấy ai được học hành hay dạy dỗ những văn hóa cơ
bản đâu mà đòi hỏi thứ cao cấp như văn hóa từ chức.
Ở các nước phát triển, việc từ chức là khá dễ dàng, vì văn hóa từ chức
đã trở thành một phần của đời sống công. Văn hóa này lại được nuôi dưỡng
trong một môi trường xã hội thuận lợi. Không làm quan, thì người ta có thể
làm rất nhiều việc khác. Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton- khi còn đương chứclương bình quân chỉ khoảng 200.000USD/năm. Nhưng khi thôi chức, ông có
thể kiếm tới 300.000USD/giờ bằng cách làm diễn giả.Như vậy, một giờ làm
việc bằng lương tổng thống trong cả một năm rưỡi. Một vị bộ trưởng của
Nhật từ chức cũng không có vấn đề gì quá lớn, vì vị này có thể ra làm chủ tịch
cho một tập đoàn nào đó hoặc tham gia giảng dạy. Thực ra, kinh tế thị trường
tạo ra muôn vàn những cơ hội cho những người có năng lực thật sự. Còn
riêng với Việt Nam, nếu thôi chức vụ thì không biết kiếm sống như thế nào.
25