Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận thương hiệu quốc gia - thực trạng và tầm ảnh hưởng của làn sóng hàn quốc tới cộng đồng thế giới,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.62 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỉ 21, ngoại giao nhân dân là một phần quan trọng trong chiến
lược quốc tế của mỗi nước. Sức mạnh cứng về quân sự và kinh tế truyền thống
nay đã không còn đủ hiệu quả để gia tăng lợi ích quốc gia. Bằng cách kết hợp
ngoại giao nhân dân – nền ngoại giao dựa trên các nguồn lực của sức mạnh mềm
– với ngoại giao truyền thống, một quốc gia có thể đạt được mục tiêu nâng cao
hình ảnh quốc gia và gia tăng ảnh hưởng một cách thuận lợi trên trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, có một sự ảnh hưởng rộng rãi của văn hoá Hàn
Quốc trên khắp thế giới. Bắt đầu từ một phần nhỏ của Đông Á và sau đó lan rộng
ra toàn cầu, bao gồm cả Đông Á, Đông Nam Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Những
sản phẩm của văn hoá Hàn Quốc, còn được biết đến như là Làn sóng Hàn Quốc
(Hallyu trong tiếng Hàn) bao gồm phim truyền hình, phim điện ảnh, âm nhạc (Kpop), vũ đạo (B-boys), trò chơi, ẩm thực, thời trang, du lịch và ngôn ngữ Hàn
Quốc (Hangul). Trong bối cảnh đó, chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng tận dụng
Làn sóng Hàn Quốc như là một công cụ để phát triển nền ngoại giao nhân dân.
Dưới thời Tổng thống Lee Myung Bak

(1)

, chính phủ Hàn Quốc đã đặt những

chính sách mục tiêu phát triển ngoại giao nhân dân cùng với việc nâng cao hình
ảnh và thương hiệu quốc gia. Đặc biệt, Bộ ngoại giao và thương mại Hàn Quốc
và Hội đồng Tổng thống về xây dựng thương hiệu quốc gia đã và đang tìm kiếm
những thuận lợi từ sự nổi tiếng của Làn sóng Hàn Quốc để quảng bá và nâng cao
hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích
Thông qua phân tích thực trạng và tầm ảnh hưởng của Làn sóng Hàn Quốc
tới cộng đồng thế giới, khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng Làn sóng Hàn
Quốc như một công cụ của nền ngoại giao nhân dân mới. Việc phát triển và tận



1


dụng những thuận lợi từ công cụ này sẽ giúp Hàn Quốc củng cố hình ảnh quốc
gia và gia tăng sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
• Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính là khảo sát bản chất của Làn sóng Hàn Quốc và tầm ảnh
hưởng của nó tới thế giới. Đặc biệt, mục đích của tiểu luận này là khám phá ra
mối quan hệ giữa sự lan toả của Làn sóng Hàn Quốc và chính trị và những thay
đổi xã hội ở một góc độ toàn cầu. Đó là, liệu Làn sóng Hàn Quốc có ảnh hưởng
tới vị thế chính trị và đòn bẩy ngoại giao của Hàn Quốc theo hướng tích cực hay
không? Cuối cùng, thông qua những phân tích và khảo sát sẽ đưa đến một kết
luận và công nhận Làn sóng Hàn Quốc là một công cụ chính sách của nền ngoại
giao nhân dân Hàn Quốc.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NỀN NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA
HÀN QUỐC
1. Khái niệm về ngoại giao nhân dân
Trong quan hệ quốc tế, ngoại giao nhân dân (hay còn gọi là ngoại giao
công chúng), nói một cách rộng rãi, là sự liên hệ với công chúng nước ngoài để
thiết lập những cuộc trao đổi được thiết kế để cung cấp thông tin và gây ảnh
hưởng (2). Không có một định nghĩa chính thức nào về ngoại giao nhân dân. Có
rất nhiều định nghĩa khác nhau về loại hình ngoại giao này và những định nghĩa
đó cũng thay đổi theo thời gian.
Ngoại giao nhân dân tập trung vào những cách thức mà trong đó một nước,

một tổ chức đa phương (chẳng hạn Liên hợp quốc), hoặc tổ chức phi chính phủ
thiết lập quan hệ với các thành phần phi chính phủ của các nước khác. Những
thành phần này có thể là những cá nhân hoặc tổ chức quần chúng, hoặc tổ chức
phi chính phủ. Hơn nữa, các hoạt động của ngoại giao nhân dân thể hiện nhiều
quan điểm khác nhau của cá nhân hoặc tổ chức tiến hành, không nhất thiết là
quan điểm của chính phủ nước đó. Chính vì vậy, ngoại giao nhân dân được thực
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều cơ quan hoặc tổ chức thực hiện.
Do tính chất đa dạng của hoạt động ngoại giao nhân dân nên có nhiều định
nghĩa khác nhau về loại hình ngoại giao này. Ngoài khái niệm nêu trên, còn có
một định nghĩa khác khá phổ biến về ngoại giao nhân dân, bao gồm các chương
trình do chính phủ tài trợ trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, trao đổi
các chuyến thăm của các công dân, các chương trình phát thanh và truyền hình
để phục vụ cho việc thúc đẩy lợi ích quốc gia của một nước thông qua việc cung
cấp thông tin và gây ảnh hưởng của nước đó đối với công dân của một hoặc
nhiều nước khác.(3)
3


2. Sự nổi lên của ngoại giao nhân dân trong thế kỉ 21
Ngày 11/9/2001 đã đánh dấu mốc sự bắt đầu của thế kỉ 21. Vụ khủng bố
ngày 11/9 đã cho thấy rằng các loại hình ngoại giao lúc bấy giờ đã không còn đủ
hiệu quả, đồng thời cũng chuẩn bị cho một môi trường ngoại giao khác từ những
kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh lạnh. Không chỉ tai nạn ngày 11/9 làm lộ ra
những hạn chế của phương thức ngoại giao truyền thống, mà còn có sự toàn cầu
hoá, sự phát triển của công nghệ thông tin và tình hình chính trị quốc tế biến đổi
liên tục đã đẩy thế giới vào một môi trường mới nơi mà ngoại giao truyền thống
không còn phù hợp.
Ngoại giao truyền thống được tiến hành dựa trên những mối quan hệ giữa
các chính phủ và sức mạnh cứng dựa trên tiềm lực kinh tế và quân sự. Vụ khủng
bố ngày 11/9 đã giúp nước Mỹ nhận ra những hạn chế của sức mạnh cứng và tái

xem xét ngoại giao nhân dân. Mặc dù là một siêu cường quốc, Mỹ đã không
thành công trong việc dành được thiện cảm từ phần lớn thế giới, đồng thời thất
bại trong việc truyền tải sức hấp dẫn của giá trị quốc gia tới công chúng quốc tế.
Mục tiêu của ngoại giao nhân dân chính là chiếm được tình cảm của công
chúng nước ngoài. Các chính phủ không đơn độc trong việc tiến hành ngoại giao
nhân dân, mà còn có các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và ngay cả
những công dân độc lập cũng có thể đóng vai trò lớn trong việc tiến hành ngoại
giao nhân dân. Không giống với những chủ thế của nền ngoại giao truyền thống,
chủ thể của nền ngoại giao mới này sử dụng những công cụ của sức mạnh mềm
như văn hoá, giá trị, truyền thông, công nghệ, thể thao và hợp tác kinh tế. Những
công cụ của sức mạnh cứng được sử dụng trong việc xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ ra nước ngoài; còn những công cụ của sức mạnh mềm được sử dụng để giới
thiệu văn hoá và giá trị của một quốc gia, thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hiểu biết
lẫn nhau. Trong một vài năm trước đây, sự cải tiến công nghệ thông tin đã đưa
nền ngoại giao nhân dân lên một tầm cao mới với việc giúp công dân tiếp cận
4


thông tin và trao đổi ý kiến xuyên biên giới dễ dàng hơn. Nhờ có sự thay đổi này,
những công dân bình thường đã và đang đóng góp một vai trò lớn hơn trong việc
chi phối những chính sách ngoại giao. Ngoại giao nhân dân không còn chỉ là
chiếm được tình cảm của công chúng nước ngoài, mà còn là tăng cường hiểu biết
và ủng hộ từ phía nhân dân về chính sách ngoại giao của chính quốc gia đó. Dù
cho xã hội dân chủ luôn lưu tâm đến ý kiến của công chúng trong việc soạn thảo
chính sách quốc tế, nhưng điều này dần trở nên quan trọng hơn khi những cải
tiến về công nghệ đã khiến công dân quan tâm nhiều hơn về chính trị.
Một trọng tâm khác của ngoại giao nhân dân là các doanh nghiệp toàn cầu
và các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ phải xây dựng mối quan hệ tin tưởng
với những tổ chức này vì họ sẽ tiếp tục đóng một vai trò đang ngày càng tăng
trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về biến đổi khí hậu, nhân quyền và

an ninh quốc gia. Một khi các quốc gia nỗ lực chiếm được tình cảm của công
chúng quốc tế, họ cũng phải đi vào xem xét quan điểm của các tổ chức quốc tế
khi xây dựng một quan điểm quốc gia sử dụng trong cộng đồng quốc tế. Các hội
đồng thành phố cũng là những đối tác thiết yếu trong việc ủng hộ ngoại giao
nhân dân. Sự tương tác giữa các chủ thể này và các đối tác trên khắp thế giới là
một nguồn lực quí giá đối với các chính phủ trong việc theo đuổi ngoại giao
nhân dân.
3. Thực trạng nền ngoại giao nhân dân hiện nay của Hàn Quốc
Ngoại giao nhân dân là một khái niệm hoàn toàn mới tại Hàn Quốc được
chính thức ra mắt vào năm 2010. Bắt đầu được tiến hành vào năm 2010, nền
ngoại giao nhân dân của Hàn Quốc hiện nay mới chỉ đang ở trong giai đoạn đầu
tiên. Trong một động thái đầy tham vọng, Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn
Quốc đã đặt ra mục tiêu biến ngoại giao nhân dân trở thành trụ cột thứ ba của
chiến lược ngoại giao quốc gia cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh
tế. Sau khi thành lập Diễn đàn ngoại giao nhân dân Hàn Quốc vào năm 2010,
5


Hàn Quốc đã chỉ định Đại sứ đầu tiên cho ngoại giao nhân dân vào tháng 9/2011
trong khi thành lập Phòng chính sách ngoại giao nhân dân trực thuộc Cục ngoại
giao văn hoá.
Mặc dù nền ngoại giao nhân dân vẫn còn đang là những nỗ lực mới, Hàn
Quốc đã và đang thực hiện một vài chương trình, bao gồm chương trình đầu tiên
là cuộc thi video “Tôi yêu Hàn Quốc bởi vì…”, cuộc thi mà các thí sinh tham gia
giử video dự thi dài 3 phút về Hàn Quốc lên Youtube. Không chỉ làm các giám
khảo ngạc nhiên khi cuộc thi nhận được hơn 1400 bài dự thi từ 110 nước mà còn
ngạc nhiên hơn về chất lượng cao của các bài dự thi. Trong số các video dự thi,
769 video có liên quan tới chủ đề âm nhạc Hàn Quốc (K-pop), 631 video quảng
bá cảnh đẹp và thiên nhiên Hàn Quốc, 624 video nói về hương vị ẩm thực Hàn
Quốc, 524 video ca ngợi những giá trị văn hoá truyền thống của Hàn Quốc, 498

video tán dương phim truyện và chương trình truyền hình Hàn Quốc, 309 video
vinh danh người Hàn Quốc, 308 video khám phá những thành tựu kinh tế và
công nghệ của Hàn Quốc, 195 video nói về ngôn ngữ Hàn Quốc, 108 video về
chủ đề lịch sử Hàn Quốc và 88 video về thể thao Hàn Quốc.(4)
Những lễ trao giải truyền hình với sự xuất hiện của một vài nghệ sĩ K-pop
đang nổi. Ngoài những người nhận giải được gọi là “Những người bạn của Hàn
Quốc”, người chiến thắng giải thưởng lớn đến từ Tokyo đã chứng minh ngoại
giao nhân dân đã chiếm được tình cảm của công chúng nước ngoài như thế nào
khi cô ấy gửi lời cảm ơn tới Hàn Quốc vì đã mời cô tới dù cho có những vấn đề
ngoại giao đang xảy ra giữa 2 nước. Co bày tỏ niềm lạc quan của mình bằng
tiếng Hàn trôi chảy rằng việc trao đổi văn hoá như chương trình mà cô đang
tham gia có thể tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Đây chính là một ví dụ thực tế
tiêu biểu cho hoạt động ngoại giao nhân dân.
Để tiếp nối chương trình “Những người bạn của Hàn Quốc”, Bộ ngoại
giao và thương mại Hàn Quốc cũng đang làm việc để xây dựng một chương trình
6


có tên là “Đại sứ danh dự của Hàn Quốc”. Chương trình này đưa ra một nhiệm
vụ của Hàn Quốc ở nước ngoài lựa chọn những ứng cử viên trong số những
người nổi tiếng, ngôi sao thể thao, nhạc sĩ và nghệ sĩ để đại diện cho Hàn Quốc
đối với công chúng ở nước đó. Sử dụng một nhân vật của công chúng của chính
nước đó để quảng bá những hình ảnh tích cực của Hàn Quốc dường như là một
công cụ hiệu quả của ngoại giao nhân dân.
Hàn Quốc hiện nay cũng đang phát triển các chương trình học bổng nước
ngoài, trao đổi giáo dục và nghề nghiệp. Chương trình học bổng Hàn Quốc toàn
cầu đã được thực hiện từ năm 2010 và cung cấp học bổng cho sinh viên học tập
tại Hàn Quốc. Hội đồng học giả ngoại giao nhân dân Hàn Quốc cung cấp giảng
dạy và tài nguyên học thuật cho các giáo sư ở nước ngoài, những người mà đã có
kinh nghiệm với Hàn Quốc. Khi những vị giáo sư chia sẻ những tài liệu này, sinh

viên của họ sẽ góp phần phát triển hình ảnh tích cực của Hàn Quốc.
Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã thành lập hơn 60 viện nghề ở nước
ngoài để giúp các nước này phát triển đất nước và cũng đưa người nước ngoài tới
Hàn Quốc cho chương trình đào tạo. Loại hình hợp tác về lĩnh vực giáo dục và
đào tạo này đã phát triển một mạng lưới chặt chẽ với các nước khác, đặc biệt là
các nước đang phát triển, và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn khi Hàn Quốc mở
rộng chiến lược ngoại giao nhân dân.
Một bước tiến mới khác đó là trung tâm tài liệu gọi là “Góc Hàn Quốc”.
Trung tâm này có nhiệm vụ lựa chọn trong những thư viện có sẵn và lọc ra
nguồn tài liệu về Hàn Quốc. “Góc Hàn Quốc” được trang bị với sách, báo,
chương trình phần mềm, CD và DVD về Hàn Quốc. Trung tâm cũng có sẵn máy
vi tính và tivi thương hiệu Hàn Quốc phục vụ không chỉ cho những nghiên cứu
liên quan đến Hàn Quốc mà còn phục vụ cho việc thưởng thức âm nhạc và phim
ảnh Hàn Quốc. Những trung tâm như thế này sẽ mang lại cho công chúng nước
ngoài có cảm giác kết nối với Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng có kế hoạch thành lập
7


một trung tâm như vậy ở Iraq, Indonesia và Bangladesh. Ngoài ra, còn có rất
nhiều Trung tâm văn hoá Hàn Quốc được đặt tại rất nhiều quốc gia để giúp công
chúng nước sở tại có môi trường tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc

Bản đồ Trung tâm văn hoá Hàn Quốc đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới

Vẫn còn đang trong giai đoạn đầu tiên, nền ngoại giao nhân dân của Hàn
Quốc không tránh khỏi những hạn chế. Vì mới chỉ tiến hành được vài năm, nên
nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của ngoại giao nhân dân vẫn còn
thấp, thậm chí một vài bộ phận trong chính phủ còn chưa hiểu rõ về tầm quan
trọng của nó. Theo đó, có những hạn chế đáng kể về tổ chức và ngân sách, và chỉ
một bộ phận nhỏ trong Bộ ngoại giao và thương mại Hàn Quốc có nhiệm vụ thực

hiện công tác ngoại giao nhân dân.
Một thách thức lớn nữa đó là các nguồn lực của ngoại giao nhân dân Hàn
Quốc hiện nay đang bị phân cấp. Các chức năng của ngoại giao nhân dân được
phân chia qua một vài bộ trung ương khác nhau thuộc chính phủ bên cạnh các
chức năng của ngoại giao nhân dân bên trong các cơ quan cấp thành phố. Sự
thiếu vắng về quản lí để xây dựng chiến lược và phân bổ nguồn lực dựa trên các
chức năng này đã dẫn đến tình trạng lãng phí và kém hiệu quả.
8


4. Các nguồn lực sức mạnh mềm phong phú của Hàn Quốc
Chỉ mới bắt đầu tập trung vào ngoại giao nhân dân gần đây nhưng may
mắn rằng Hàn Quốc là một nước rất giàu về các nguồn lực sức mạnh mềm. Đầu
tiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của Hàn Quốc trở thành một tấm gương cho
các nước đang phát triển noi theo, đến nay, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất từ
một nước tiếp nhận viện trợ trở thành một nước tài trợ viện trợ. Không chỉ có
một nền kinh tế lớn mạnh nhanh chóng trong một thời gian ngắn chỉ vài thập kỉ,
trong suốt thời gian đó, quốc gia này cũng đang tiến triển để trở thành một hình
mẫu của nền dân chủ ổn định.
Một nguồn lực sức mạnh mềm khác của Hàn Quốc là Hallyu, hay còn
được hiểu là Làn sóng Hàn Quốc. Hiện nay có khoảng 830 câu lạc bộ người hâm
mộ Hallyu trên 80 quốc gia với tổng số lên đến hơn 6,7 triệu thành viên (5). Các
lĩnh vực đáng chú ý nhất của Hallyu là âm nhạc Hàn Quốc (K-pop), phim truyền
hình và phim điện ảnh. Tuy nhiên, Hallyu không chỉ là âm nhạc hay phim ảnh,
thể thao cũng là một lĩnh vực quan trọng khác của Hallyu. Các vận động viên
Hàn Quốc cũng đã giành được rất nhiều chiến thắng cho nước nhà trong các kì
thi đấu thể thao quốc tế. Có thể kể đến thành tích đoàn thể thao Hàn Quốc đã xếp
hạng thứ 5 tại thế vận hội Olympics London hay rất nhiều tên tuổi vận động viên
người Hàn được cả thế giới biết đến như “nữ hoàng sân băng” Kim Yuna và cầu
thủ bóng đá Park Ji Sung từng chơi cho câu lạc bộ danh tiếng nhất nước Anh

Manchester United. Hàn Quốc cũng cho cả thế giới thấy tiềm lực của mình khi
trở thành nước chủ nhà của Thế vận hội Olympics mùa hè năm 1988 và sắp tới là
thế vận hội Olympics mùa Đông tại Pyeongchang vào năm 2018. Đặc biệt hơn,
môn thể thao Taekwondo của Hàn Quốc ngày càng được ưa chuộng với hơn 70
triệu người luyện tập trên 190 quốc gia và nay đã trở thành môn thể thao chính
thức tại kì thi đấu Olympic(6).

9


Hallyu bao gồm âm nhạc, điện ảnh, vũ đạo, thời trang…

Một lĩnh vực khác của Hallyu là ẩm thực Hàn Quốc. Hàn Quốc là quê
hương của một trong những món ăn nổi tiếng nhất thế giới. Các nhà hàng Hàn
Quốc được đặt tại các thành phố khắp thế giới trong khi ẩm thực Hàn Quốc được
tiếp tục gia tăng danh tiếng của mình.
Với những người học ngôn ngữ nước ngoài, tiếng Hàn đã từng được công
nhận là ngôn ngữ riêng của một nước và không mang tính quốc tế. Nhưng ngày
nay hơn 640 trường đại học và 2100 trường học khắp thế giới đang giảng dạy
những khoá học tiếng Hàn (7). Ngoài ra, có 90 Học viện Sejong khắp thế giới cho
phép người dân học tiếng Hàn và hơn 14 học viện khác đang nằm trong kế hoạch
thành lập. Hàn Quốc cũng đã và đang gửi những chuyên gia tiếng Hàn sang nước
ngoài để đáp ứng nhu cầu học tiếng Hàn cho công dân của nước đó.
Trang phục truyền thống của Hàn Quốc hanbok hiện đang trở thành một
trang phục có tầm ảnh hưởng trong một vài xu hướng thời trang, khi một vài
ngôi sao nổi tiếng thế giới như Britney Spears và Nikky Hilton xuất hiện trước
truyền thông trong trang phục được thiết kế lấy cảm hứng từ hanbok(8) . Thiết kế
đầy màu sắc và phóng khoáng của hanbok trong cả áo và váy là đặc trưng của
10



nước Hàn. Tại các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia châu Á, nói đến xu
hướng thời trang của Hàn Quốc, tầm ảnh hưởng của hanbok là vô cùng nổi bật.
Một trong những sức mạnh mềm quan trọng nhất của Hàn Quốc là những
cải tiến vượt trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hàn Quốc thường được
nhắc tới như là đất nước có nhiều đường truyền nhất thế giới, với tỉ lệ truy cập
băng thông không dây là hơn 100%. Số lượng điện thoại di động đang hoạt động
còn nhiều hơn dân số, và chưa từng có chuyện mất tiếp nhận điện thoại tại Hàn
Quốc. Người sử dụng Internet thường xuyên truy cập vào các trang mạng xã hội,
và sự tiếp cận thông tin rộng rãi xuyên biên giới này đã mang lại cho Hàn Quốc
một công cụ sức mạnh mềm ưu việt nhờ có công nghệ thông tin tiên tiến.
Cho dù có sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp khoa học
và sự gia tăng danh tiếng của âm nhạc và điện ảnh, một nguồn lực sức mạnh
mềm thiết yếu của Hàn Quốc vẫn là danh lam thắng cảnh và những giá trị văn
hoá truyền thống – những điều vẫn là nền tảng vững chắc của xã hội Hàn Quốc.
Một lí do chính mà du khách nước ngoài đến Hàn Quốc là để thăm các di tích
lịch sử. Hàn Quốc có 23 di tích được xếp hạng và đưa ra xét duyệt bởi UNESCO
để trở thành Di sản thế giới.
Ngoài ra, giáo dục và y học cũng là 2 nguồn lực sức mạnh mềm quan trọng
của nền ngoại giao nhân dân Hàn Quốc.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÀN SÓNG HÀN QUỐC TRỞ THÀNH
CÔNG CỤ CỦA NỀN NGOẠI GIAO NHÂN DÂN HÀN QUỐC
1. Giới thiệu về Làn sóng Hàn Quốc
Làn sóng Hàn Quốc, còn được biết đến như là Hallyu trong tiếng Hàn, là
một khái niệm đề cập đến sự gia tăng danh tiếng nhanh chóng văn hoá Hàn Quốc
cuối những năm 1990. Thuật ngữ này ban đầu được đặt ra vào giữa năm 1999

bởi một nhà báo Bắc Kinh – người đã vô cùng ngạc nhiên trước sự ưa chuộng
ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các sản phẩm “văn hoá xuất khẩu” của
Hàn Quốc. Những sản phẩm của văn hoá Hàn Quốc bao gồm phim truyền hình,
phim điện ảnh, âm nhạc (K-pop), vũ đạo (B-boys), trò chơi, ẩm thực, thời trang,
du lịch và ngôn ngữ Hàn Quốc (Hangul). Trong tiếng Trung, người ta dùng thuật
ngữ hàn lưu để đề cập đến hiện tượng mới này(9).
Trong giai đoạn đầu, làn sóng Hàn Quốc bắt đầu với sự lan truyền của
những bộ phim truyền hình Hàn Quốc trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Sau
đó, làn sóng Hàn Quốc từ trong khu vực phát triển lên thành một hiện tượng toàn
cầu do sự lan toả những video nhạc pop Hàn Quốc trên mạng chia sẻ Youtube.
Hiện nay, sự lây lan của Halyu tới các khu vực khác trên thế giới dễ dàng thấy
nhất là ở châu Mĩ Latinh, Đông Bắc Ấn Độ, Trung Đông, Bắc Phi và các vùng
đất nhập cư của phương Tây và ảnh hưởng đặc biệt tới lứa tuổi thanh thiếu niên
và người trẻ tuổi.
Sự chấp nhận của công dân toàn cầu đối với sự nổi tiếng ngày càng gia
tăng của văn hoá K-pop như một hình thức giải trí hợp lệ ở nhiều nơi trên thế
giới đã khiến chính phủ Hàn Quốc tận dụng Hallyu như một công cụ cho quyền
lực mềm, bằng cách phát triển Halyu và biến nó trở thành Hollywood của châu
Á. Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã có kế hoạch đẩy mạnh làn sóng Hàn Quốc. Thứ
nhất theo đó Hàn Quốc tập trung nhấn mạnh việc phát triển văn hóa truyền
12


thống, theo kế hoạch thứ hai thì nhắm đến 3 mục tiêu K-Arts (nghệ thuật Hàn
Quốc), ba lê và học viện âm nhạc. Để thực hiện họ đã tài trợ một quỹ trị giá
khoảng 12 tỷ won được lập ra để hỗ trợ phát triển âm nhạc dân tộc truyền thống.
Chính phủ Hàn Quốc từng dự kiến sẽ chi 54,4 tỷ won cho các dự án và Bộ Văn
hóa sẽ hỗ trợ những sản phẩm của chương trình văn hóa mới, đào tạo các chuyên
gia có thể dẫn dắt các ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật, tức kết nối nghệ
thuật và văn hóa với ngành công nghiệp và kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi văn hóa

ra nước ngoài để củng cố vững chắc làn sóng Hàn Quốc. Những việc làm của
chính phủ Hàn Quốc cho thấy chính phủ nước này quyết tâm sử dụng Làn sóng
Hàn Quốc như một công cụ của nền ngoại giao nhân dân mới, phát triển và tận
dụng những thuận lợi từ công cụ này để giúp Hàn Quốc củng cố hình ảnh quốc
gia và gia tăng sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
2. Thực trạng của Làn sóng Hàn Quốc trong quá khứ và hiện tại
Làn sóng Hàn Quốc là khái niệm được hiểu rộng rãi đề cập đến sự nổi
tiếng nhanh chóng gần đây của các sản phẩm văn hoá Hàn Quốc như phim
truyền hình, phim điện ảnh, K-pop và vũ đạo, trò chơi và mức độ tháp hơn với
thời trang, ẩm thực, du lịch và ngôn ngữ. Các phương tiện truyền thông cả trong
nước lẫn quốc tế chưa từng giảm sự chú ý tới hiện tượng này. Vào năm 1990, làn
sóng Hàn Quốc bắt đầu với những bộ phim truyền hình. Lần đầu tiên, bộ phim
“Bản tình ca mùa đông” trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản và lan truyền sang Trung
Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Trong những năm 2000, làn sóng Hàn Quốc đã
lây lan ra khắp thế giới qua Internet và mạng xã hội. Phim truyền hình là bước
đầu tiên trong một chuỗi làm nên Hallyu, theo sau đó là các nhóm nhạc thần
tượng trẻ K-pop, phim điện ảnh và vô số những yếu tố văn hoá khác.

13


Làn sóng Hàn Quốc bắt đầu với những bộ phim truyền hình nổi tiếng ở Nhật Bản, rồi
lây lan sang Hongkong, Trung Quốc, Đài Loan

Phim truyền hình Hàn Quốc (hay phim dài tập) là một thành phần góp
phần làm nên làn sóng Hàn Quốc. Bộ phim “Nàng Dae Jang Geum” đã mang lại
một cơ hội lớn cho phim truyền hình Hàn Quốc khi trở nên rất nổi tiếng tại
Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. “Nàng Dae Jang Geum”, còn có tên
khác là “Ngọc quí hoàng cung”, dựa trên một nhân vật lịch sử có thật và bối cảnh
xảy ra vào thế kỉ 16 thời vua Cho-sun. Bộ phim kể về cuộc đời thăng trầm của

một cô gái mồ côi, người sau này trở thành ngự y trưởng của nhà vua. Trang
phục lộng lẫy của hoàng cung thời Cho-sun, sự trùng tu của kiến trúc Cho-sun,
và ẩm thực cung đình đầy màu sắc đã dấy lên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế
với văn hoá truyền thống của Hàn Quốc. Những thông tin về nền y học cổ truyền
Hàn Quốc đã làm thoả mãn xu hướng thế giới về lối sống lành mạnh. Sau khi bộ
phim được phát sóng lần đầu ở Đài Loan năm 2004, nó cũng đạt tỉ suất người
xem cao ở Hồng Kông và Trung Quốc, làm dậy lên cơn sốt về “nàng Dae Jang
Geum” trong cộng đồng các nước nói tiếng Trung. Thành công hơn, bộ phim sau
đó đã được phát sóng ở rất nhiều nước bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,
Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Nigeria, Romania, Hungary, Bosnia, Nga, Thuỵ Điển,
Colombia, Peru, Canada, Mỹ, Úc và Niu-di-lân. (10)
14


Phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng vì nhiều lí do khác nhau ở các quốc
gia khác nhau. Người Mỹ thì thấy phim Hàn Quốc thư giãn và vui vẻ, người
châu Âu thì thấy tình tiết trong kịch bản phim không phức tạp và khá lãng mạn.
Trong khi đó, người châu Á tìm thấy ở phim Hàn Quốc lối sống và những xu
hướng mà họ muốn làm theo. Người Trung Đông lại cho rằng phim Hàn Quốc là
sự bày tỏ cảm xúc tinh tế và niềm đam mê lãng mạn mãnh liệt mà không vương
vấn hơi hướng tình dục. Những người theo đạo Hồi lại cảm thấy phim Hàn Quốc
rất “an toàn”. Chính phủ quân chủ Ả Rập đã phát sóng 2 bộ phim là “Nàng Dae
Jang Geum” và “Truyền thuyết Jumong” – bộ phim mà khắc hoạ chủ nghĩa anh
hùng của Hàn Quốc, nhấn mạnh vào sự hỗ trợ và lòng trung thành với triểu đại.
Trong khi người châu Á yêu thích những phong tục truyền thống và tinh thần
chống lại cái ác trong những bộ phim sử thi Hàn Quốc thì khán giả phương Tây
lại thích những kịch bản hài hước, vừa thực tế vừa phi thực tế như những bộ
phim “Tên tôi là Kim Sam Soon ”, “Vườn sao băng”. Không giống như những bộ
phim Mỹ Latinh với những cảnh phim và chủ đề nhạy cảm và tình dục, bộ phim
“Tên tôi là Kim Sam Soon” với cốt truyện nàng Cinderella hiện đại và lãng mạn

được phát sóng hầu hết ở mạng lưới truyền hình ở Peru vào khung giờ vàng 21h
thay thế cho chương trình bản tin.
Làn sóng Hàn Quốc không chỉ giới hạn ở những bộ phim truyền hình. Làn
sóng Hàn Quốc mới chủ yếu được dẫn dắt bởi những nữ ban nhạc thần tượng
Hàn Quốc như SNSD, Kara và Wonder Girls. Kênh truyền hình “V” của Hồng
Kông bắt đầu chiếu những video nhạc K-pop vào cuối những năm 1990. Thành
công của các ban nhạc thần tượng nam như H.O.T, Shinhwa, NRG và ban nhạc
nữ Baby Vox ở Hồng Kông, Đài Loan, và Trung Quốc đã hợp lại thành tâm điểm
kế tiếp của nền văn hoá nhạc pop. Nữ ca sĩ Boa đã bắt đầu sự nghiệp của cô ở
Nhật Bản và giành được vị trí số 1 trong 7 tuần liên tiếp tại Bảng xếp hạng
album Oricon(11) và trở thành nữ ca sĩ Hàn Quốc đầu tiên thành công tại thị
trường Nhật Bản. Một trong những nhóm nhạc nam thần tượng thành công nhất
15


DBSK đã trở thành nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên đứng đầu Bảng xếp hạng ca khúc
Oricon(12) 9 lần và thiết lập kỉ lục cao nhất về lượng album bán ra trong tuần đầu
phát hành. Theo tờ tuần san AERA của Nhật Bản, các nhóm nhạc Hàn Quốc đã
thống trị thị trường âm nhạc Nhật Bản giống như một “sự xâm lược” và so sánh
K-pop với ban nhạc huyền thoại The Beatles, ban nhạc đã thống trị thị trường âm
nhạc Mỹ vào những năm 1960.
Làn sóng Hàn Quốc mới có mũi nhọn là sự lan toả của K-pop. Sự phát
triển nhanh chóng của các dịch vụ mạng xã hội như Youtube, Facebook, Twitter
đã giúp làn sóng Hàn Quốc mở rộng danh tiếng vượt ra ngoài châu Á tới châu
Âu. Những video của nhóm nhạc thần tượng nữ SNSD, được cung cấp bởi kênh
Youtube của công ty giải trí SM Entertainment, là những video được tải về nhiều
nhất trên toàn thế giới. Một trong những video đó là video “Gee” có lượt xem là
42 triệu lượt trên toàn thế giới bao gồm Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Một chương trình phát sóng trực tiếp qua Youtube album ca nhạc mới của nhóm
nhạc dự án “GD & Top” đã được xem đồng thời bởi 390,000 người trên toàn cầu.

Trong kỉ nguyên của công nghệ ngày nay, khi mà thế giới được kết nối thông qua
Internet, những nỗ lực và những chi phí phục vụ cho việc quảng bá làn sóng Hàn
Quốc đã giảm đáng kể. Trong khi nhóm nhạc Wonder Girls lọt vào Bảng xếp
hạng Top 100 ca khúc của Billboard

(13)

chỉ sau một năm lưu diễn tại Mỹ, mini-

album thứ 4 của nhóm nhạc nam Big Bang mang tên “Tonight” đã đạt được vị trí
thứ 6 trên Itunes Store(14) của Mỹ, và video ca nhạc của ca khúc này đã đạt 1 triệu
lượt xem chỉ sau 2 ngày được đăng tải trên Youtube. Hơn thế, trang web
Billboard.com đã tạo ra bảng xếp hạng những ngôi sao ca nhạc trẻ ăn khách nhất
của năm 2011 mang tên “21 Under 21: Music’s Hottest Minors 2011”, và ca sĩ
trẻ Hyunah của nhóm nhạc Hàn Quốc Four Minutes đã xếp hạng thứ 17 trên tổng
số. Trang Billboard.com đã giới thiệu Hyunah như là một gương mặt đại diện
của trào lưu K-pop toàn cầu. Video ca nhạc “Bubble Pop” của Hyunah, được
cung cấp bởi kênh Youtube, đã đạt 160 triệu lượt xem vào tháng 9/2011 bao gồm
16


các nước: Mỹ, Anh, Pháp, và Úc. Tại buổi họp báo tại Paris, người sáng lập công
ty SM Entertainment – công ty giải trí và đào tạo nghệ sĩ K-pop hàng đầu tại Hàn
Quốc – đã miêu tả chiến lược của công ty ông như là một “công nghệ văn hoá”
và nhấn mạnh rằng “không giống như công nghệ thông tin, công nghệ văn hoá
thì tinh tế và phức tạp hơn, bởi vì phải làm việc với những nguồn lực vô hình và
nguồn nhân lực bí ẩn và tiềm năng phát triển của họ.. Hình thái cuối cùng của
Hallyu sẽ được chia sẻ và trả lại giá trị gia tăng thông qua nội địa hoá.” (15)
Những sản phẩm truyền thông của Hàn Quốc và tầm ảnh hưởng của chúng
ngày nay đã trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á. Vượt ra khỏi châu Á, làn

sóng văn hoá Hàn Quốc đã và đang mở rộng tầm với ra toàn thế giới. Mặc dù
sức ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc được chấp nhận không phải bởi tất cả các
nước, nhưng Hallyu chắc chắn đã và đang trở thành một phương tiện truyền
thông toàn cầu vượt trội và là một hiện tượng văn hoá mà đã đóng góp cho sự
toàn cầu hoá của thị trường truyền thông và sự đa dạng hoá của ngành nghiên
cứu truyền thông toàn cầu.
3. Các điểm đặc trưng của làn sóng Hàn Quốc
Dòng chảy của làn sóng Hàn Quốc trên toàn thế giới đã làm nảy sinh rất
nhiều phản ứng và tác động. Qua những nghiên cứu, có thể đi đến kết luận về
một số đặc tính của làn sóng Hàn Quốc như sau.
Thứ nhất, làn sóng Hàn Quốc không phải là “thuần Hàn Quốc”, thay vào
đó nó là một sự pha trộn giữa văn hoá truyền thống Hàn Quốc và văn hoá
phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Sự lan toả của làn sóng Hàn Quốc chủ yếu là nhờ
có công nghệ kĩ thuật số, những giá trị văn hoá có thể tiếp cận tới những vùng xa
xôi nhất trên thế giới. Những phương tiện truyền thông mới như Internet hay
truyền hình vệ tinh đã giúp lan toả văn hoá Hàn Quốc tới những thị trường như
Trung Đông, Châu Âu và hơn thế. Mối quan hệ văn hoá liên châu Á cũng đóng
17


một phần quan trọng trong việc phổ biến văn hoá Hàn Quốc ra nước ngoài. Sự
pha trộn văn hoá xảy ra khi các cán bộ văn hoá địa phương và các chủ thể tương
tác và thương lượng qua các hình thức toàn cầu, sử dụng những hình thức đó như
những nguồn tài nguyên để thông qua đó Hàn Quốc xây dựng không gian văn
hoá riêng của họ. (16) Nói theo cách khác, làn sóng Hàn Quốc có thể được miêu tả
đúng hơn như là “làn sóng Hàn Quốc pha trộn”. Văn hoá K-pop đã thu hút được
khán giả bằng cách kết hợp hình ảnh của phương Tây hiện đại với tính chất đa
cảm châu Á. Sự kết hợp này là nền tảng của làn sóng Hàn Quốc. Hàn Quốc tận
dụng văn hoá tiên tiến của nước ngoài, đưa vào văn hoá của mình và sản xuất ra
một nền văn hoá tiên tiến hơn của riêng mình. Ngoài ra, các học giả Hàn Quốc

pha trộn văn hoá với việc đồng thời thúc đẩy toàn cầu hoá và nội địa hoá văn hoá
K-pop cả trên thị trường quốc tế và trong nước. Từ những năm 1990, văn hoá
Hàn Quốc đã được toàn cầu hoá một cách nhanh chóng.
Thứ hai, sự lây lan của làn sóng Hàn Quốc đã tạo ra những ảnh hưởng
khác nhau ở cấp độ xuyên quốc gia. Đơn giản là chỉ cần đặt trong trường hợp
của làn sóng Hàn Quốc, các tác động của phản ứng tổng hợp văn hóa là khác
nhau ở từng xã hội và vùng miền. Ví dụ, theo một nghiên cứu của Hwang – phó
giáo sư ngành Châu Á học của trường đại học Tây Úc, sự xâm nhập của văn hoá
Nhật Bản và Hàn Quốc vào Đài Loan cũng đã tạo ra và tăng cường hình thức pha
trộn văn hoá và tiêu thụ văn hoá, nhưng nó xảy ra đồng nhất văn hoá hoặc tự chủ
văn hoá.(17) Ở Malaysia, làn sóng Hàn Quốc đã góp phần vào việc nâng cao hình
ảnh của Hàn Quốc, gia tăng mối quan tâm của người Malaysia tới xã hội và văn
hoá Hàn Quốc như là ngôn ngữ hay cuộc sống. Theo một bài báo của Jian Cai –
phó giáo sư tại Học viện nghiên cứu quốc tế, Đại học Fudan của Trung Quốc:
“Sau sự thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm
1992, mối quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Hai nước đã chia sẻ
những quan điểm chung về các vấn đề quan trọng trong khu vực như là vấn đề
hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Hai nước xây dựng sự nhất trí trong ngoại giao
18


dựa trên quyền lợi quốc gia. Bởi vì hai nước chia sẻ những quan ngại chung về
sự tràn vào của văn hoá Nhật Bản nên trở nên thận trọng với Nhật Bản. Thêm
vào đó, Hàn Quốc dần dần giữ khoảng cách với Mỹ và gia tăng quan hệ với
Trung Quốc, điều này đã làm người Trung Quốc cởi mở hơn với văn hoá Hàn
Quốc”(18)
Thứ ba, có một sô lượng đáng kể những phong trào và khẩu hiệu “tẩy chay
làn sóng Hàn Quốc” ở Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đã cho thấy rõ hơn sự
thành công của làn sóng Hàn Quốc, đồng thời cũng dấy lên những băn khoăn về
sự giao lưu không có tính tương hỗ giữa các nền văn hoá. Cũng theo nghiên cứu

của Jian Cai, “Cục quản lí Nhà nước về phát thanh và truyền hình Trung Quốc đã
nói vào tháng 12/2005 rằng Trung Quốc đã quá rộng rãi với việc nhập khẩu phim
truyền hình Hàn Quốc và kêu gọi quá trình kiểm duyệt chặt chẽ hơn. Cơ quan
này cũng nói rằng Trung Quốc nên hạn chế thời gian phát sóng phim truyền hình
Hàn Quốc tới 50%. Ngay sau đó, Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã nói
rằng sẽ dần dần giảm thời lượng phát sóng của phim Hàn Quốc nhường chỗ cho
phim truyền hình dài tập khác. Bắc Kinh TV cũng cho biết đài cũng đang cân
nhắc cho một thay đổi tương tự và sẽ bắt đầu phát sóng nhiều phim truyền hình
dài tập Hongkong và Đài Loan”.

19


CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN LÀN SÓNG HÀN QUỐC, ĐƯA THƯƠNG
HIỆU QUỐC GIA VƯƠN RA NGOÀI PHẠM VI CHÂU Á
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển hình ảnh và thương
hiệu quốc gia
Các quốc gia luôn nỗ lực rất nhiều trong việc tạo dựng hình ảnh và thương
hiệu quốc gia. Những ví dụ cụ thể là Mỹ đang đề cao những giá trị của chế độ
dân chủ, nhân quyền và tự do. Nhật Bản đã và đang nỗ lực để xây dựng một hình
ảnh của chủ nghĩa bình định sau sự kết thúc của Thế chiến II. Đức đang cố gắng
đưa đất nước vào một khuôn mẫu tích cực sau những ám ảnh của nạn tàn sát
người Do Thái dưới thời Hit-le. Úc và Niu-di-lân đang xây dựng hình ảnh của
một đất nước xanh sạch đẹp.
Tuy nhiên, dù cho nỗ lực rất nhiều để tạo dựng nên một hình ảnh và
thương hiệu quốc gia tích cực, chúng có thể dễ dàng bị làm xấu đi. Ví dụ như
hành vi sai lầm của những sĩ quan bộ đội ở nước ngoài hay những tranh hoạt
hình châm biếm ở châu Âu đã có thời gian làm hỏng hình ảnh của thế giới
phương Tây. Mặc dù một trong những sự việc này đã chạm đến tầm quan trọng
của tự do ngôn luận nhưng chúng cũng liên quan đến sự tôn trọng tôn giáo và

văn hoá của các quốc gia khác. Một nền ngoại giao nhân dân hiệu quả yêu cầu sự
hiểu biết và hợp tác của công dân, sĩ quan quân đội, nhà báo và tất cả các thành
tố của xã hội thông qua việc sự đề cao đa dạng văn hoá.
Hàn Quốc đã sử dụng khẩu hiệu “Hàn Quốc toàn cầu” và “Hàn Quốc năng
động” để xây dựng một thương hiệu quốc gia tích trong cộng đồng quốc tế.
Những thương hiệu quốc gia này cũng là một phần trong chiến dịch quốc gia
hướng công dân nhìn về phía trước và khắc phục những thất bại trong việc xây
dựng thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc trong quá khứ.

20


Không may rằng vẫn có những lời chỉ trích rằng một số công dân Hàn
Quốc có những quan điểm tiêu cực về người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia
này. Trong một số trường hợp, hành động của người dân Hàn Quốc không phù
hợp với khẩu hiệu “Hàn Quốc toàn cầu” mà nước này đã xây dựng. Ví dụ, có
những trường hợp gây tranh cãi về mức lương ở các nhà máy thuê nhân công
nước ngoài; hay như trường hợp một số phụ nữ nước ngoài kết hôn với đàn ông
Hàn Quốc bị ngược đãi. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới nội bộ xã
hội Hàn Quốc, mà còn leo thang trở thành những vấn đề quốc tế. Trong việc tạo
dựng thương hiệu quốc gia, việc có sự tham gia của xã hội dân sự là vô cùng
quan trọng. Khi chính phủ soạn thảo ra những chiến lược ngoại giao nhân dân,
trong tương lai sẽ nhìn thấy một nhu cầu lớn hơn cần phải hợp tác với một xã hội
dân sự đang đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn vào việc thi hành chính sách. Đó là lí
do tại sao Hàn Quốc đang bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác với những tổ chức tư
nhân và sử dụng các các phương tiện truyền thông xã hội để lan toả thông điệp
của mình.
2. Vai trò của Hallyu trong xây dựng thương hiệu quốc gia, đưa văn
hoá Hàn Quốc vươn ra ngoài châu Á.
Đối với Hàn Quốc, đã từng rất khó khăn để tạo ra một thương hiệu hoặc

hình ảnh có thể thu hút công chúng ở những quốc gia nằm ngoài phạm vi châu
Á. Những lí giải tại sao những sản phẩm văn hoá của Nhật Bản tìm thấy chỗ
đứng vững chãi tại châu Á của giáo sư Koichi Iwabuchi của Đại học Monash
trong một quyển sách của ông đã được đưa ra bởi những nhà bình luận và các
học giả để lí giải sự thành công và nổi tiếng của văn hoá K-pop ở châu Á. Tuy
nhiên, dường như rất khó để dự đoán khía cạnh nào của văn hoá Hàn Quốc sẽ
thu hút công chúng tại những đất nước không có tương đồng về văn hoá. Sự nổi
tiếng của K-pop và làn sóng Hàn Quốc như là một sản phẩm văn hoá toàn cầu vì
thế đã trở thành một hướng phát triển rộng mở cho những hoạt động xây dựng
21


thương hiệu quốc gia, đặc biệt là một công cụ ý nghĩa đề tiếp cận với công chúng
trẻ tuổi ngoài biên giới châu Á. Vì vậy, một mối quan hệ không hợp tác đã được
hình thành nên giữa chương trình nghị sự xây dựng thương hiệu quốc gia của
chính phủ với nhu cầu kinh tế và các tác nhân thị trường. Chính các tác nhân này
đã điều khiển ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo tại Hàn Quốc để cung ứng
những sản phẩm K-pop cho thị trường tiêu thụ toàn cầu. Trên thực tế, từ khi
chính phủ chỉ mới hạn chế kiểm soát về nội dung của các sản phấm xuất khẩu
văn hoá, ngay cả khi Cơ quan phụ trách văn hoá và nội dung Hàn Quốc hỗ trợ
phát triển những sản phẩm này, thì có rất nhiều bất trắc trong việc sử dụng văn
hoá như một phương tiện của ngoại giao nhân dân, đặc biệt là khi sản phẩm phải
phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng (20). Hơn nữa, những sản phẩm văn
hoá truyền thống của Hàn Quốc được bảo trợ của Nhà nước thường không song
hành cùng với những sản phẩm văn hoá phổ biến mà được tạo ra bởi văn hoá
hàng hoá toàn cầu. Đó là bởi vì trong khi Nhà nước Hàn Quốc coi toàn cầu hoá
như là quá trình xuất khẩu những “đặc sản văn hoá Hàn Quốc” ra nước ngoài, thì
sự xuất khẩu văn hoá Hàn Quốc lại được điểu khiển bởi nhu cầu của người tiêu
dùng đòi hỏi sự tự đổi mới cũng như sự pha trộn và nội địa hoá của sản phẩm.
Không có gì ngạc nhiên rằng sau đó hầu hết những chiến dịch hướng ngoại

của Hàn Quốc xuất hiện để thu hút chủ yếu là khán giả trong nước. Chiến dịch
xây dựng thương hiệu văn hoá truyền thống Hàn Quốc là văn hoá “phong cách
Hàn Quốc” (Han Style) của Bộ văn hoá Hàn Quốc là một ví dụ điển hình.
“Phong cách Hàn Quốc” bao gồm hansik - ẩm thực Hàn, hanbok - trang phục
truyền thống Hàn Quốc, hangul – chữ Hàn, hanok – nhà ở phong cách Hàn,
hanguk umak – âm nhạc Hàn Quốc và hanji – giấy phong cách Hàn. Ý tưởng này
là để kết nối thương hiệu Hàn với những lĩnh vực văn hoá thường ngày dựa trên
quan điểm khuyến khích văn hoá Hàn Quốc tích hợp vào đời sống hàng ngày của
công chúng quốc tế theo cách tương tự như là cách Trung Quốc làm cho ẩm thực
Trung Hoa trở thành một phần của văn hoá ẩm thực quốc tế.
22


Trường hợp về sự thành công nổi bật của rapper Hàn Quốc Psy là một ví
dụ điển hình của sự chấp nhận văn hoá K-pop của khán giả bên ngoài châu Á.
Trong trường hợp này, sự đầu tư lớn của chính phủ và sự tiếp thị của các công ty
giải trí tư nhân vào các sản phẩm văn hoá xuất khẩu được cho là tiềm năng đã trở
thành vô ích. Cuối cùng, thứ có thể thu hút sự chú ý công chúng của nước ngoài
lại là một ca sĩ trung niên hài hước với điệu nhảy “cưỡi ngựa” độc đáo, và trở
thành đại sứ văn hoá mới của Hàn Quốc. Công chúng nước ngoài, đặc biệt là
giới trẻ, đều đổ dồn về những sản phẩm của Psy. Psy trở thành một hiện tượng
của thế giới, đại diện cho sức lan toả của K-pop tới từng quốc gia trên địa cầu.
Điều này đã chứng minh cho sự tiếp biến và toàn cầu hoá văn hoá. Ở những nơi
khác nhau, sản phẩm văn hoá Hàn Quốc được tiếp nhận theo nhiều cách khác
nhau để vì hợp với sự nhạy cảm và thị hiếu của nền văn hoá của nơi đó. Việc
Tổng cục du lịch Hàn Quốc đã bổ nhiệm Psy làm Đại sứ văn hoá đã cho thấy sự
linh hoạt của chính phủ Hàn Quốc trong việc chuyển đổi trọng tâm chiến lược
của mình theo những khía cạnh của văn hoá xuất khẩu đủ để có những ảnh
hưởng đến thương hiệu quốc gia.


Psy với điệu nhảy ngựa đại diện trở thành hiện tượng thế giới đại diện cho sự lan toả
của K-pop trên toàn cầu
23


KẾT LUẬN
Câu hỏi được đặt ra rằng “Liệu làn sóng Hàn Quốc có ảnh hưởng ý nghĩa
tới quan điểm chính trị và đòn bẩy ngoại giao của Hàn Quốc?” Qua những phân
tích ở trên, có thể kết luận rằng làn sóng Hàn Quốc có những tác động tích cực
và có tiềm năng thúc đẩy nền ngoại giao nhân dân của Hàn Quốc như là một sức
mạnh mềm. Ví dụ như trường hợp những định kiến không tốt về Hàn Quốc của
Đài Loan sau khi chấm dứt quan hệ ngoại giao vào năm 1992

(21)

đã dần chuyển

biến thành hình ảnh tích cực của một quốc tra với chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ.
Làn sóng Hàn Quốc đã tạo cơ hội cho Đài Loan và Hàn Quốc xây dựng lại mối
quan hệ tích cực và cho nhân dân Đài Loan thấy một hình ảnh mới của Hàn
Quốc. Hơn thế, làn sóng Hàn Quốc cũng góp phần tăng cường thắt chặt các mối
quan hệ giao lưu văn hoá. Ở Malaysia, làn sóng Hàn Quốc đã thay đổi cách suy
nghĩ và cách sống của người Malaysia, đồng thời mang đến những thay đổi về
kinh tế cho xã hội Malaysia như là nhân dân nước này thích đồ ăn Hàn Quốc hơn
là đồ ăn Malaysia và họ tích cực mua bán hàng hoá Hàn Quốc.Tuy nhiên,
Malaysia cần những chuyên gia Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng cần những chuyên
gia Malaysia đề duy trì và phát triển mối quan hệ song phương thân thiết trong
tương lai. Qua những ví dụ trên, một lần nữa có thể khẳng định làn sóng Hàn
Quốc có vai trò như một nguồn lực văn hoá, có đóng góp quan trọng trong việc
thúc đẩy ngoại giao nhân dân. Không chỉ có thế, làn sóng Hàn Quốc còn có thể

trở thành một nguồn lực sức mạnh mềm, hỗ trợ cho Hàn Quốc không chỉ trong
ngoại giao mà còn trong các lĩnh vực khác, biến Hàn Quốc trở thành một quốc
gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng, trở thành một quốc gia có vị thế vững chắc trên
trường quốc tế.

24


PHỤ LỤC CHÚ GIẢI
(1) Tổng thống Lee Myung Bak nhiệm kì 2008-2013, là tổng thống thứ 10 của Hàn
Quốc
(2) />(3) Giáo trình “Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ” – TS. Nguyễn
Thị Thanh Thuỷ
(4) Số liệu thống kê trong nghiên cứu “Korea’s Public Diplomacy: A new Initiative for
the Future” – Ma Young Sam, Song Jung-he, Dewey Moore
(5) “Diplomacy Out in Public” – Sung-hwan Kim
(6) “Taekwondo: A New Strategy for Brand Korea,” Weekly Gongnam, September 21,
2009 – Hee sung Kim />(7)“The Growing Popularity of the Korean Language,” Joongang Daily, September 11,
- Hong-jin Kim 2009.
(8)“Hanbok:
Hidden Stories in Hanbok History,” Korea.net, June 13, 2012 - Sung-ah Lee
/>(9) />(10) Trang 28,29 “The Korean Wave: A new pop Culture Phenomenon (2011)” Contemporary Korea No.1. Korean Culture and Information Service, Seoul.
(11),(12) Bảng xếp hạng âm nhạc uy tín nhất Nhật Bản
/>(13) Bảng xếp hạng âm nhạc uy tín nhất của Mỹ, thuộc tạp chí âm nhạc Billboard
/>%A1ng_Billboard
(14) Kho các ca khúc lớn nhất của Mỹ, phần mềm thuộc sở hữu của Tập đoàn Apple
/>25



×