Tải bản đầy đủ (.docx) (189 trang)

giaotrinhhoc AUTOCAD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 189 trang )

GIÁO TRÌNH AutoCAD
(DÀNH CHO CÁC NGÀNH KỸ THUẬT)


CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU Auto CAD R14

I . CÁC THAO TÁC CẦN THIẾT
1. Khởi động AutoCAD R14
2. Thoát khỏi AutoCAD R14
3. Lưu trữ
4. Mở bản vẽ
II. MÀN HÌNH AutoCAD R14
1. Thanh tiêu đề (Title bar): thể hiện tên bản vẽ
2. Thanh thực đơn (Menu bar)
3. Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar)
4. Thanh thuộc tính (Object Properties)
5. Dòng lệnh (Command line)
6. Thanh trạng thái (Status bar)
7. Vùng Menu màn hình (Screen Menu)
8. Các thanh cuốn (Scroll bars)
9. Vùng vẽ (Drawing Window) và con trỏ (Cursor)


CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BẢN VẼ
I.

CÁC DẠNG THỨC ÐƠN VỊ

1.


Dạng đơn vị đo chiều dài (Units)

2.

Dạng đơn vị đo góc (Angles)

3.

Direction

II.

GIỚI HẠN MÀN HÌNH & HỆ SỐ TỈ LỆ

1.

Giới hạn màn hình (Drawing Limits)

2.

Hệ số tỉ lệ (Scale Factor)

3.

Lệnh Mvsetup

III.

CÁC HỆ THỐNG TỌA ÐỘ


1.

Các biểu tượng của hệ thống tọa độ

2.

Ðịnh vị lại hệ thống tọa độ UCS

IV.

ỌA ÐỘ ÐIỂM

1.

Tọa độ tuyệt đối (Absolute coordinates)

2.

Tọa độ tương đối (Relative coordinates)

V.

CÔNG CỤ TRỢ GIÚP (Drafting Tools)

1.

Grid

2.


Snap

3.

Coords (Coordinate Display)

4.

Chế độ thẳng góc (Ortho)


CHƯƠNG III. CÁC LỆNH KỸ THUẬT VẼ CƠ BẢN

I.

LINE

II.

RECTANGLE (VẼ HÌNH CHỮ NHẬT)

III.

CIRCLE (VẼ ÐƯỜNG TRÒN)

1.

Ðường tròn tâm và bán kính

2.


Ðường tròn tâm và đường kính

3.

Ðường tròn qua 3 điểm

4.

Ðường tròn qua 2 điểm

5.

Ðường tròn tiếp xúc hai đối tượng và bán kính
IV.

ARC (VẼ CUNG TRÒN)

1.

Arc qua 3 điểm

2.

Vẽ Arc với điểm đầu, tâm và điểm cuối

3.

Vẽ Arc với điểm đầu, tâm và góc chắn cung


4.

Vẽ Arc với điểm đầu, tâm và dây cung

5.

Vẽ Arc với điểm đầu, điểm cuối và góc chắn

6.

Vẽ Arc với điểm đầu, điểm cuối và hướng quay so với với điểm đầu

7.

Vẽ Arc với điểm đầu, điểm cuối và bán kính

8.

Vẽ Arc với tâm, điểm đầu, và điểm cuối

9.

Vẽ Arc với tâm, điểm đầu, và góc chắn


10.

Vẽ Arc với điểm đầu, tâm và chiều dài dây cung

11.


Vẽ những cung liên tục
V.

POLYGON (VẼ ÐA GIÁC ÐỀU)

1.

Polygon nội tiếp với đường tròn (Inscribed in Circle)

2.

Polygon ngoại tiếp với đường tròn(Circumscribed about Circle)

3.

Ðịnh polygon với cạnh được xác định bởi hai điểm
VI.

CHẾ ÐỘ TRUY BẮT ÐỐI TƯỢNG

1.

Truy bắt điểm tạm thời

2.

Truy bắt điểm thường trực
VII.


GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỆNH ÐIỀU KHIỂN MÀN HÌNH

1.

Zoom

2.

Pan
CHƯƠNG IV. LỚP VÀ DẠNG ĐƯỜNG NÉT

I.

LỚP (LAYERS)

1.

Tạo lớp mới

2.

Gán lớp hiện hành

3.

Thay đổi màu của lớp (Layer Color)

4.

Gán dạng đường cho lớp (Linetypes Layers)


5.

Kiểm soát sự thể hiện của lớp


DẠNG ÐƯỜNG NÉT (LINETYPE)
CHƯƠNG V. KỸ THUẬT HIỆU CHỈNH CƠ BẢN
I.
1.
2.

CHỈ ÐỊNH ÐỐI TƯỢNG
Selection Modes
Pickbox Size

II.

CÁC KỸ THUẬT HIỆU CHỈNH

1.

Lệnh Move

2.

Lệnh Rotate

3.


Lệnh Scale

4.

Lệnh Trim

5.

Lệnh Break

6.

Lệnh Extend

7.

Lệnh Stretch

8.

Lệnh Lengthen
III.

CÁC LỆNH TRỢ GIÚP

1.

Xoá đối tượng (Erase)

2.


Lệnh Oops

3.

Lệnh Undo

4.

Lệnh Redo

5.

Lệnh Redraw

6.

Tẩy xóa các đối tượng thừa (lệnh Purge)
IV.

CÁC LỆNH VẼ NHANH

1.

Lệnh Offset

2.

Lệnh Fillet



3.

Lệnh Chamfer

4.

Lệnh Copy

5.

Lệnh Mirror

6.

Array
V.

HIỆU CHỈNH ÐỐI TƯỢNG VỚI GRIPS

1.

Lệnh Ddgrips và các biến điều khiển Grips

2.

Chọn đối tượng với Grips
Sử dụng chế độ Grips

CHƯƠNG VI.


KỸ THUẬT VẼ NÂNG CAO

I.

POINT

II.

DIVIDE

III.

MEASURE

IV.

DONUT

V.

RAY (TIA)

VI.

XLINE

VII.

SKETCH


VIII.

POLYLINES (ÐA TUYẾN)

1.

Vẽ Polylines

2.

Hiệu chỉnh Polylines - Lệnh Pedit


IX.

SPLINE

1.

Thực hiện lệnh Spline

2.

Hiệu chỉnh đường Spline
X.

MULTILINE

1.


Ðịnh kiểu đa tuyến_Lệnh Mlstyle

2.

Thực hiện lệnh đa tuyến_Lệnh Mline

3.

Hiệu chỉnh đa tuyến_Lệnh Mledit
XI.

ELLIPSE

1.

Tọa độ một trục và khoảng cách nửa trục còn lại

2.

Tâm và các trục

3.

Vẽ cung Elip
XII.

HATCHING

1.


Vẽ mặt cắt (lệnh Bhatch)

2.

Hiệu chỉnh mặt cắt (lệnh Hatchedit)
CHƯƠNG VII. CHỮ & KÍCH THƯỚC

I.

TEXT

1.

Tạo kiểu chữ (lệnh Style)

2.

Nhập chữ vào bản vẽ

3.

Hiệu chỉnh Text


4.

Lệnh Qtext
II.


DIMENSIONING (ÐƯỜNG KÍCH THƯỚC)

1.

Các thành phần của kích thước

2.

Ðịnh kiểu kích thước

3.

Ghi kích thước

4.

Hiệu chỉnh chữ số kích thước
5.

Hiệu chỉnh kích thước liên kết


CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU Auto CAD R14

I . CÁC THAO TÁC CẦN THIẾT
1.
2.
3.
4.


Khởi động AutoCAD R14
Thoát khỏi AutoCAD R14
Lưu trữ
Mở bản vẽ

II. MÀN HÌNH AutoCAD R14
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Thanh tiêu đề (Title bar): thể hiện tên bản vẽ
Thanh thực đơn (Menu bar)
Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar)
Thanh thuộc tính (Object Properties)
Dòng lệnh (Command line)
Thanh trạng thái (Status bar)
Vùng Menu màn hình (Screen Menu)
Các thanh cuốn (Scroll bars)
Vùng vẽ (Drawing Window) và con trỏ (Cursor)

I.

CÁC THAO TÁC CẦN THIẾT


1.

Khởi động AutoCAD R.14

Ðể khởi động AutoCAD R.14, ta có thể thực hiện theo các cách sau:
*

Double click vào biểu tượngĠ

*

Click vào nút Start, chọn AutoCAD R14\AutoCAD R14
2.

Thoát khỏi AutoCAD R.14

Ta có thể thực hiện theo các cách sau:


*

Trên thanh Menu của AutoCAD R.14: chọn File\Exit

*

Click vào nút điều khiểnĠ

*


Từ bàn phím

*

Từ dòng Command
3.

: nhấn Alt, F, X hay nhấn Alt + F4
: gõ vào chữ Quit hay Exit

Lưu trữ

3.1. Lưu bản vẽ với tên mới
Khi mở một bản vẽ mới để vẽ, ta nên đặt tên ngay, bằng cách:
*

Trên thanh Menu : chọn File\Save as

*

Từ bàn phím

: nhấn Alt + F, A

3.2. Lưu bản vẽ đã có tên sẵn
*

Trên thanh Standard Toolbar

*


Từ bàn phím

: nhấn Ctrl + S

*

Trên thanh Menu

: chọn File\Save

*

Từ bàn phím

: nhấn Alt + F, S

4.

Mở bản vẽ

4.1.
*

: click vào biểu tượngĠ

Bắt đầu mở bản vẽ mới để vẽ

Trên thanh Standard Toolbar


: click vào biểu tượngĠ


*

Trên thanh Menu

: chọn File\New

*

Từ bàn phím

: nhấn Ctrl + N

*

Từ bàn phím

: nhấn Alt + F, N

Khi đã thực hiện một trong các lệnh trên, hộp thoại Create New Drawing sẽ xuất
hiện như hình 1.1
Thông thường, ta nên chọn Start from Scratch và chọn đơn vị là Metric.
*
*

Nếu chọn Use a Wizard sẽ cho phép ta chọn trước đơn vị và giới hạn không gian
vẽ ...
Nếu chọn Use a Template, sẽ cho phép ta chọn theo các bản vẽ mẫu.

4.2. Mở bản vẽ có sẵn

*

Trên thanh Standard Toolbar

: click vào biểu tượngĠ

*

Trên thanh Menu

: chọn File\New

*

Từ bàn phím

: nhấn Ctrl + O

Hộp thoại Select File (hình 1.2) xuất hiện, ta chọn file cần mở, rồi chọn Open hay
nhắp đúp vào tên file muốn mở.


II.

MÀN HÌNH AutoCAD R14

1.
Thanh tiêu đề (Title bar): thể hiện

tên bản vẽ
*

Vị trí của Title bar như hình 1.10.

*

Nút điều khiển màn hình: nằm bên trái hay bên phải thanh tiêu đề như hình 1.3

2.
Thanh thực đơn (Menu bar)
(Xem hình 1.10)

Trên Menu bar có nhiều trình đơn, nếu ta chọn một trình đơn nào đó, thì
một thực đơn thả (Full Down Menu) sẽ hiện ra để ta chọn lệnh kế tiếp. (Xem hình
1.4)
3.
Thanh công cụ chuẩn (Standard
Toolbar)


Hiển thị thanh Standard bằng cách:
*

Từ Menu: chọn View\ Toolbars.... Hộp thoại Toolbars
mở ra: click vào ô Standar Toolbar (như hình 1.6).

4.
Thanh thuộc tính (Object
Properties)


Hiển thị thanh Object Properties bằng cách:
*

Từ Menu: chọn View\Toolbars....Hộp thoại Toolbar mở ra: click vào ô Object
Properties (như hình 1.6).
5.

Dòng lệnh (Command line)


*

Ta thực hiện lệnh bằng cách gõ từ bàn phím vào dòng command này.

*

Có thể hiển thị số dòng Command bằng cách:

+
+

Co dãn trực tiếp trên vùng Command
Từ thanh Menu: chọn Tools\Preferences. Hộp thoại Preferences mở ra, chọn
Display. Trên dòng Numbers of lines of text to show in docked command line
window: gõ số dòng mà vùng command cần hiển thị, ví dụ: 3 (như hình 1.9)

6.

Thanh trạng thái (Status bar)



Cho ta biết tọa độ điểm và trên thanh này cũng có các chế độ SNAP,
GRID, ORTHO, OSNAP, ... sẽ đề cập sau. Vị trí thanh trạng thái như hình
1.10.
7.
Vùng Menu màn hình (Screen
Menu)
Vùng Screen Menu (Xem hình 1.10) cũng có chức năng như thanh Menu chính và
nếu được hiển thị nó sẽ nằm bên phải màn hình AutoCAD. Hiển thị vùng Screen
Menu bằng cách:
*

Từ thanh Menu: chọn Tools\Preferences. Hộp thoại Preferences mở ra, chọn
Display. Sau đó click ô Display AutoCAD Screen menu in Drawing window (như
hình 1.9).
8.
Các thanh cuốn (Scroll bars)
(Xem hình 10)
Hiển thị các thanh cuốn bằng cách:

*

Từ thanh Menu: chọn Tools\Preferences. Hộp thoại Preferences mở ra, chọn
Display. Sau đó click dòng Display AutoCAD Scroll bars in Drawing window
(như hình


1.9).


9.
Vùng vẽ (Drawing Window) và
Con trỏ (Cursor)
* Vùng vẽ là vùng ta sẽ thể hiện các đối tượng vẽ trên đây.
(Xem hình 1.10)
* Cursor: thể hiện vị trí điểm vẽ ở trên màn hình. Bình
thường cursor có dạng ô hình vuông (box) và 2 đường thẳng
trực giao (crosshair) tại tâm hình vuông. Khi hiệu chỉnh đối
tượng, cursor có dạng box


Thay đổi màu vùng vẽ và Crosshair bằng cách:
Trên Menu bar vào Tools\Preferences. Hộp thoại Preferences mở ra, chọn
Display, chọn ô Colors... (như hình 1.9). Hộp thoại AutoCAD Window Colors sẽ
mở ra
Tại trình Window Element:
·

Chọn Graphics window background (thay đổi màu màn hình vùng vẽ), rồi click
vào ô màu mà ta thích sau đó chọn OK. (Hình 1.12.a). Màu mặc định của
AutoCAD (Default Colors) là màu đen (black)

·

Chọn Crosshair Colors (XOR) (thay đổi màu Crooshair), rồi click vào ô màu mà
ta thích, sau đó chọn OK. (Hình 1.12.b)

CHƯƠNG II :TỔ CHỨC BẢN VẼ
I.


CÁC DẠNG THỨC ÐƠN VỊ

1.

Dạng đơn vị đo chiều dài (Units)

2.

Dạng đơn vị đo góc (Angles)

3.

Direction


II.

GIỚI HẠN MÀN HÌNH & HỆ SỐ TỈ LỆ

1.

Giới hạn màn hình (Drawing Limits)

2.

Hệ số tỉ lệ (Scale Factor)

3.

Lệnh Mvsetup

III.

CÁC HỆ THỐNG TỌA ÐỘ

1.

Các biểu tượng của hệ thống tọa độ

2.

Ðịnh vị lại hệ thống tọa độ UCS
IV.

TỌA ÐỘ ÐIỂM

1.

Tọa độ tuyệt đối (Absolute coordinates)

2.

Tọa độ tương đối (Relative coordinates)
V.

CÔNG CỤ TRỢ GIÚP (Drafting Tools)

1.

Grid


2.

Snap

3.

Coords (Coordinate Display)

4.

Chế độ thẳng góc (Ortho)


CHƯƠNG II.

TỔ CHỨC BẢN VẼ

Khi đã khởi động AutoCAD, như đã đề cập trong chương trước, hộp
thoại Creating New Drawing sẽ hiện ra, sau khi lựa chọn một trình nào đó, ta
có thể vẽ ngay. Nhưng tốt nhất là ta nên đặt tên và lưu vào thư mục nào đó. Sau đó,
ta sẽ xác định các thông số cần thiết cho bản vẽ. Ví dụ: kích thước giấy vẽ, đơn vị,
tỉ lệ ...
I. CÁC DẠNG THỨC ÐƠN VỊ
AutoCAD cung cấp cho ta 5 dạng thức đơn vị đo chiều dài và 5 dạng thức đơn vị
đo góc để chọn lựa.


Ðo chiều dài
và Fractional




Ðo góc
và Surveyor

: Scientific, Decimal, Engineering, Architectural
: Decimal Degrees, Deg/Min/Sec. Grads, Radians


1. Dạng đơn vị đo chiều dài (Units)



Scientific

: đo theo dạng lũy thừa.



Decimal

: đo theo dạng thập phân.



Engineering : đo theo foot và inch; phần inch thể hiện dưới dạng
thập phân




Architectural
hỗn số

: đo theo foot và inch; phần inch thể hiện dưới dạng

Nếu ta chọn một trong 2 dạng Engineering và Architectural thì AutoCAD
xem 1 đơn vị vẽ (đơn vị ta nhập vào) là 1 inch, nghĩa là khi ta nhập kích thước đối
tượng vẽ mà không kèm theo đơn vị, AutoCAD sẽ hiểu theo inch.


Fractional

: đo theo dạng hỗn số

Khi ta đã chọn được đơn vị đo, ta cũng cần phải chọn độ chính xác (Precision) cho
thích hợp để AutoCAD thể hiện trong phần ghi kích thước.
Các ví dụ về các dạng thức đo chiều dài:
Scientific

: 1.55E+01

Decimal

: 15.50

Engineering

: 1'-3.50"

Architectural


: 1'-3 1/2"

Architectural

: 15 ½


2.

Dạng đơn vị đo góc (Angles)



Decimal Degrees



Deg/Min/Sec



Grads



Radians




: đo theo độ thập phân của góc
: đo theo độ phút giây của góc
: đo theo gradient thập phân của góc
: đo theo radian thập phân của góc

Surveyor
: đo theo góc định hướng trong Trắc lượng. Số
đo góc được thể hiện theo độ/(phút)/(giây) kèm theo hướng, đương nhiên góc thể
hiện theo dạng Surveyor sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 900
Các ví dụ về các dạng thức đo góc:

3.

Decimal Degree

: 45.0000

Deg/Min/Sec

: 45d0'0"

Grads

: 50.0000g

Radians

: 1'-3 1/2"

Surveyor


: N 45d0'0" E

Direction

Nếu ta click vào tùy chọn Direction. Hộp thoại Direction control sẽ mở ra như Hình
2.2

Trong đó:


East

: lấy chiều dương trục x làm chuẩn để tính góc 0




North : lấy chiều dương trục y làm chuẩn để tính góc 0



West : lấy chiều âm trục x làm chuẩn để tính góc 0



South : lấy chiều âm trục y làm chuẩn để tính góc 0




Other : nếu click vào tùy chọn này, sẽ cho phép ta chọn góc 0 là một
góc bất kỳ (ta có thể gõ trực tiếp vào dòng angle hoặc chọn pick, theo đó ta có thể
chọn góc bằng cách nhặt điểm thứ nhất và điểm thứ hai)



Counter-Clockwise
: chọn tùy chọn này, chiều dương sẽ là
chiều ngược chiều kim đồng hồ; khi nhập góc dương không cần thêm dấu trước số
đo góc; ngược lại, khi nhập góc âm nhất thiết phải thêm dấu trừ - trước số đo góc.



Clockwise
thuận chiều kim đồng hồ

: chọn tùy chọn này, góc dương sẽ là chiều

Default của AutoCAD, chọn chiều dương theo Counter-Clockwise và góc 0 theo
East.

II.
1.

GIỚI HẠN MÀN HÌNH & HỆ SỐ TỈ LỆ
Giới hạn màn hình (Drawing

Limits)
Giới hạn màn hình, được đại diện bởi lệnh LIMITS, là bốn điểm thuộc hai
kích thước ngang và dọc (tức là hình chữ nhật có bốn điểm) trong hệ tọa độ thế giới

(WCS).
Giới hạn màn hình cũng sẽ chi phối các lệnh GRID và SNAP nếu 2 lệnh này được
mở. Giới hạn màn hình giúp ta có thể kiểm soát được vùng vẽ, rất tiện lợi trong
việc vẽ tự do để chuyển sang phần mềm Word.
Ðể thực hiện, ta có các cách sau:


Trên thanh Menu chính

: chọn Format\Drawing Limits



Trên thanh Menu màn hình : chọn Format\Drawing Limits


Ðánh vào dòng Command : Limits (



AutoCAD sẽ mở ra 1 chuỗi các lệnh sau:
Reset Model space limits:
ON/OFF/<Lower left corner> <0,0>:
Upper right corner <420,297>: 297,210
Trong đó:
·

ON

: kiểm tra miền vẽ


·

OFF

: bỏ qua kiểm tra miền vẽ

·

<Lower left corner> <0,0>

: xác định tọa độ góc trái dưới màn hình. Mặc định

của AutoCAD là tọa độ (0,0), ta có thể định lại tọa độ này.
·

Upper right corner <420,297>: xác định tọa độ góc phải trên màn hình.
<420,297> là do ta thiết lập từ bản vẽ trước, ta có thể định lại tọa độ này.
Tùy theo tỉ lệ của bản vẽ và khổ giấy vẽ mà ta sẽ thiết lập lệnh LIMITS thích hợp.
Góc phải trên giới hạn màn hình lúc này sẽ bằng: khổ giấy nhân với mẫu số
của hệ số tỉ lệ.
Ví dụ: Khổ giấy cần in ra là giấy A1 (841,594) và bản vẽ có tỉ lệ là 1/100.
Lúc đó tọa độ của góc phải trên sẽ là: (84100,59400), tức là ta nhập tại dòng
(Upper right corner): 84100,59400.
2.

Hệ số tỉ lệ (Scale Factor)
Scale factor chính là mẫu số của tỉ lệ bản vẽ ta muốn định. Ví dụ: bản vẽ

tỉ lệ1/100 thì Scale factor sẽ là: Scale factor = 100



Tất nhiên ta đã biết tỉ lệ bản vẽ là cái gì.
Scale factor không phải là một lệnh độc lập của AutoCAD mà nó sẽ xuất
hiện khi ta thực hiện lệnh MvSetup.

3.

Lệnh Mvsetup
Lệnh Mvsetup dùng để tổ chức các vấn đề bản vẽ như: chọn hệ đơn vị, tỉ lệ

chung cho bản vẽ và khổ giấy vẽ để hiển thị trên màn hình ...
Ðể gọi lệnh Mvsetup, ta thực hiện như sau:
Từ dòng Command: Mvsetup (
AutoCAD sẽ hiện ra các thông báo sau:
Initializing...
Enable paper space? (No/<Yes>): n
Dòng này ta chọn n, nghĩa là no, ta làm việc trong không gian mô hình, tức là
không gian ta thường vẽ nhất.
Units type (Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric): m
Dòng này yêu cầu ta chọn đơn vị cho bản vẽ, nếu ta chọn là m (Metric) thì một đơn
vị ta nhập vào sẽ tương ứng với 1 mm.
Enter the scale factor: 50
Dòng này yêu cầu ta chọn scale factor cho bản vẽ, thường nếu bản vẽ có nhiều tỉ lệ,
ta sẽ chọn scale factor là tỉ lệ có mẫu số lớn nhất. Ví dụ: Bản vẽ ta có 3 tỉ lệ: 1/10;
1/20; 1/50, ta sẽ chọn scale factor = 50.
Enter the paper width: 297
giấy vẽ.

Dòng này yêu cầu ta chọn bề rộng khổ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×