TIỂU LUẬN
Đề tài:
KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
(Số ra từ ngày 22.11.2010 đến ngày 28.11.2010)
Hà nội – 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................2
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................3
2. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................5
5. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................5
B. NỘI DUNG.......................................................................................................6
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................6
2. KHẢO SÁT.....................................................................................................11
2.1 Tổng quan về báo Nhân Dân. ....................................................................11
2.2 Khảo sát chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân.........................................14
2.3. Nhận xét về chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân:..................................22
2.4 Đánh giá về chuyên đề kinh tế trên Báo Nhân Dân...................................24
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................28
2
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ khi ra đời báo chí đã ngày càng phát huy vai trò và sức mạnh của nó
trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực chính trị của các thế lực, các giai
cấp; trong tiến trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội; trong việc nâng cao dân
trí, giáo dục nhân cách con người.
Báo chí muốn phát triển, ngoài những yếu tố nội lực ra thì các mối quan hệ
tương tác khác với các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
có chi phối sự phát triển của ngành báo chí hay không? Đó là phân tích vai trò
của báo chí trong sự phát triển kinh tế, và ngược lại: vai trò của kinh tế trong sự
phát triển của báo chí. Ngày nay báo chí và kinh tế là hai yếu tố có mối quan hệ
gắn chặt, tương hỗ với nhau. Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ đã làm nên một nền công nghiệp báo chí hùng
mạnh, giúp cho quá trình “làm báo” dễ dàng hơn, tiếp cận được công chúng
nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu giải trí, thông tin của độc giả gần như ngày
lập tức.
Báo chí cũng tác động ngược lại đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị
trường như hiện nay, thì báo chí và thông tin cũng là sản phẩm để mua bán
thông qua hệ thống phát hành riêng của nó. Bởi lẽ, trong một xã hội hiện đại,
trong một kỷ nguyên thông tin, ai nắm được thông tin người đó sẽ chiến thắng.
Mỗi một cơ sở báo chí giàu mạnh là góp phần làm nên một nền kinh tế phát
triển.
Mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế có thể xem là mối quan hệ tương hỗ. Tuy
nhiên, cái dòng chảy hai chiều này chẳng phải bao giờ cũng êm ả. Vậy hãy đi
sâu tìm hiểu, phân tích để biết phần nào thực chất về mối quan hệ giữa hai lĩnh
vực quan trọng: Báo chí và chuyên đề kinh tế trên Báo.
Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói
của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Báo Nhân Dân là một trong những
3
tờ có khả năng tạo dư luận xã hội to lớn đối với độc giả, bởi thông tin luôn được
đảm bảo, phát tán rộng rãi, có uy tín.
Hiện nay, vấn đề phát triển kinh là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do
những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
Tiếp xúc với chuyên đề Kinh tế trên báo Nhân Dân, độc giả có thể hiểu được thị
trường đang biến động như thế nào để từ đó có những hướng đi đúng đắn, phù
hợp. Việc nghiên cứu chuyên đề kinh tế trên báo nhân dân gồm
- Lý do chủ quan:
Trong xu hướng toàn cầu hóa, định hướng phát triển kinh tế là quan trọng và
bức thiết. Việc tìm hiểu chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân, giúp người đọc
nhận thức rõ hơn về kinh tế của nước ta nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tìm chủ trương, giải pháp của Đảng nhằm
nâng cao chất lượng đời sống con người. Đồng thời tìm phương hướng cải thiện
nội dung, chất lượng bài viết về chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân, để tờ báo
ngày càng thu hút được sự quan tâm của độc giả.
- Lý do khách quan:
Khảo sát chuyên đề kinh tế trên Báo Nhân Dân để từ đó rút ra những ưu điểm,
những tồn tại và tiềm năng để phát triển chuyên mục, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng, số lượng bài viết, góp phần thúc đẩy chuyên
mục kinh tế của Báo Nhân Dân ngày càng đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân số ra ngày 22.11.2010 đến
ngày 28.11.2010
3. Đối tượng nghiên cứu:
Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói
của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, những thông tin đưa lên mặt báo
4
phải đảm bảo tính chính xác. Là cầu nối giữa chính quyền và người dân, nội
dung thông tin chủ yếu về chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước
4. Phương pháp nghiên cứu:
Cách thức tiến hành nghiên cứu chuyên đề kinh tế trên Báo Nhân Dân chủ yếu
là sưu tầm, khảo sát, thống kê, so sánh phân loại, phân tích tổng hợp để xác lập
tiểu luận, luận cứ làm nổi bật đặc trưng, vai trò của chuyên mục kinh tế trên
trang báo.
5. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua vấn đề khảo sát chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân. Em muốn đi
sâu tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quý báu của các thế hệ nhà báo đi trước đồng
thời nghiên cứu về mặt nội dung, hình thức thể hiện của báo chí Việt Nam,
những ưu, nhược điểm trong việc chuyển tải thông tin về vấn đề này. Từ đó đề
xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng báo chí. Ngoài ra,
nghiên cứu và phân tích chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân trong tình hình
hện nay nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để thu hút độc giả đến với tờ báo
Nhân Dân.
5
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Nhận thức xã hội đối với vấn đề phát triển kinh tế.
Xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được
nâng cao. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã đề ra những đường lối,
chính sách thuận lợi, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Từ đó đảm bảo sự phát
triển của xã hội. Để đạt được những thành quả đó là nhờ sự nỗ lực về đầu tư
phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trong những năm qua. Giữa sự phát triển
kinh tế và sự phát triển xã hôi có mối quan hệ chặt chẽ, tương hộ lẫn nhau. Kinh
tế phát triển là một trong những nhân tố đảm bảo sự phát triển của xã hội và
ngược lại. Trong đó, mục đích của phát triển kinh tế là đạt được sự tăng trưởng
ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của
nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại
gánh nặng, nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. Như vậy, kinh tế phát triển chính
là biểu hiện của sự phát triển bền vững về xã hội. Xã hội phát triển bảo đảm chất
lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được
học hành và có việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức
độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ
trong một xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân.
Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân tố
con người (nguồn nhân lực) các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ,
vốn).
Về mặt kinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng
lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Nó chủ yếu cần được
quan tâm về mặt chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức
khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất tức là toàn bộ năng lực sáng tạo, năng lực
hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò của người lao động được V.I.Lênin
6
nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại. Con người là một đầu
vào trực tiếp của quá trình sản xuất. Nếu người lao động có kỹ năng lao động,
trình độ khoa học - kĩ thuật thì hiển nhiên là năng suất lao động sẽ cao hơn.
Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về
khoa học công nghệ...đó là điều kiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát
triển công nghệ tiên tiến. Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực
khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng.
Mặt khác, con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể
chất và trí tuệ cho sự phát triển. Vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách thể
của các quá trình kinh tế-xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Sự kết hợp
thống nhất biện chứng giữa con người với công nghệ tiên tiến sẽ là động lực cơ
bản của tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết
kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều
quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang
lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho
phát triển con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn về
cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển.
Trên đây con người được xem xét là phương tiện, là động lực cơ bản và bền vững
của sự tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất,
suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản
thân con người. Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối
cùng của phát triển kinh tế.
- Báo chí đối với vấn đề phát triển kinh tế.
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, vai trò của báo chí và nhà báo không ngừng nâng cao. Trong
xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa, báo chí đóng vai trò quan trọng trọng việc
thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển năng động hơn. Các cơ quan báo chí
đã phản ánh được những bức tranh cận cạnh về những cơ chế chính sách không
phù hợp để giúp Chính phủ, các bộ, ngành có điều kiện tiếp cận với những thông
7
tin chính thống, khách quan để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, báo chí đã đưa ra nhiều kiến giải
góp phần khai thông cho sự phát triển kinh tế.
Mỗi vấn đề được nhà báo phản ánh lên trang báo đều có giá trị nhất định, nhà
báo là người ghi lại và phản ánh quá trình vận động, phát triển đời sống trong
xã hội định hướng dư luận xã hội. Nhà báo cần sống có trách nhiệm với ngòi bút
của mình, có tâm, có tài để những thông tin phản ánh trên báo có giá trị thiết
thực nhất. Người làm báo gián tiếp tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển
kinh tế.
Trong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15
năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhiệm vụ của báo chí là
phải cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin đầy đủ, đáng tin cậy để họ lựa
chọn lĩnh vực đầu tư có hiệu quả. Khi đó cả các nhà đầu tư lẫn nền kinh tế Việt
Nam đều được hưởng lợi.
Báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đấu tranh làm lành mạnh
đời sống kinh tế, nhất là trong việc xây dựng một hệ thống tài chính, ngân hàng
minh bạch. Một môi trường kinh doanh thiếu dân chủ, bị xói mòn bởi tham
nhũng và tệ quan liêu sẽ làm nản lòng những ai có ý định làm ăn lâu dài và đứng
đắn. Chúng ta nghe nói nhiều về sự bình đẳng trong kinh doanh của các thành
phần kinh tế. Sự bình đẳng đó bao gồm cả bình đẳng về thông tin, nhất là khi
thông tin đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trong bối cảnh đất nước thực sự hoà bình, ổn định nền kinh tế đang ở giai đoạn
chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, các lực lượng báo chí cần phải đổi mới
về tư duy và phương pháp làm việc, phấn đấu trở thành nguồn thông tin chính
xác, đầy đủ, mang tính trách nhiệm cao, nhanh chóng và dễ tiếp cận. Đó cũng
chính là một đóng góp vào công cuộc dân chủ hoá đời sống xã hội dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Như đã biết, vấn đề phát triển kinh tế không phải của riêng ai, đó là mục tiêu
chung của toàn xã hôi. Đối với từng cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan ban
ngành,... mục tiêu phát triển kinh tế đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng
8
cuộc sống con người. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đảm
bảo an sinh xã hội. Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy đầu tư,
phát triển sản xuất, kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế để nền kinh tế phát
triển nhanh và bền vững; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc; nâng cao
năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các tổ chức, các
doanh nghiệp, tạo phong trào thi đua sôi nổi thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
Người làm báo, ý thức được tầm quan trọng của báo chí đối với sự phát triển
kinh tế của đất nước, thời gian qua các cơ quan thống tấn, báo chí đã thường
xuyên quan tâm, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống xã hội, động viên các
tầng lớp nhân dân ra sức thi đua, lao động, sản xuất, công tác và học tập, bảo
đảm hoàn thành thắng lợi các chương trình kinh tế, các nhiệm vụ chính trị. Báo
chí đã tuyên truyền, cổ vũ, động viên kịp thời các việc làm tốt của các tập thể, cá
nhân điển hình tiên tiến; đồng thời thường xuyên sâu sát, phản ánh rất kịp thời
những thiếu sót, khuyết điểm trên các lĩnh vực hoạt động đối với những chính
sách và đường lối của Đảng, nhất là các vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm.
Thông tin của báo chí hết sức phong phú, đa dạng, kịp thời và nhiều chiều.
Như vậy, báo chí và kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, tương hộ
nhau. Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ đã làm nên một nền công nghiệp báo chí hùng mạnh. Cùng với đó là
sự xuất hiện của internet, sóng điện từ... tạo tiền để để báo báo truyền hình, báo
phát thanh, báo mạng điện tử ra đời, giúp cho quá trình “làm báo” dễ dàng hơn,
tiếp cận được công chúng nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu giải trí, thông tin
của độc giả gần như ngày lập tức. Báo chí cũng tác động ngược lại đối với nền
kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, báo chí và thông tin cũng là
sản phẩm để mua bán thông qua hệ thống phát hành riêng của nó. Bởi lẽ, trong
một xã hội hiện đại, trong một kỷ nguyên thông tin, ai nắm được thông tin người
9
đó sẽ chiến thắng. Mỗi một cơ sở báo chí giàu mạnh là góp phần làm nên một
nền kinh tế phát triển.
- Báo Nhân Dân với chuyên đề kinh tế
Chuyên đề kinh tế nằm ở trang thứ 2 của báo Nhân Dân, đây là một trong những
chuyên đề đặc biệt được chú trọng. Vì sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là
biểu hiện của một xã hội phát triển, sự phát triển của kinh tế là một trong những
nhân tố đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Chuyên đề kinh tế trên báo Nhân Dân đề cập tới giá cả thị trường (tăng, giảm
theo kim ngạch xuất, nhập khẩu); sự phát triển của các ngành nông, lâm ngư
nghiệp, sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,
ngành, thành phần kinh tế. Nội dung các bài viết đề cập tới vấn đề định hướng
sự phát triển nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, đảm bảo ổn định, bền
vững nhằm nâng cao năng suất và thu nhập của người dân.
Trong những năm qua, chuyên đề kinh tế đã được đội ngũ những người làm báo
Nhân Dân đặc biệt quan tâm, điều đó thể hiện ở số lượng cũng như chất lượng
nội dung thông tin được tác giả phản ánh lên mặt báo. Nhà báo là người ghi lại
và phản ánh quá trình vận động, phát triển đời sống trong xã hội định hướng dư
luận xã hội.
Đội ngũ những người làm báo Nhân Dân nói riêng và người làm báo về chuyên
đề kinh tế nói chung luôn ý thức được tầm quan trọng của báo chí đối với sự
phát triển kinh tế của đất nước, thời gian qua các cơ quan thống tấn, báo chí đã
thường xuyên quan tâm, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống xã hội, động viên
các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua, lao động, sản xuất, công tác và học tập, bảo
đảm hoàn thành thắng lợi các chương trình kinh tế, các nhiệm vụ chính trị. Báo
Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn đặt lợi ích của người dân lên trước,
đã tuyên truyền, cổ vũ, động viên kịp thời các việc làm tốt của các tập thể, cá
nhân điển hình tiên tiến; đồng thời thường xuyên sâu sát, phản ánh rất kịp thời
những thiếu sót, khuyết điểm trên các lĩnh vực hoạt động đối với những chính
sách và đường lối của Đảng, nhất là các vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm.
10
Từ đó, khắc phục tình trạng chỉ nói một chiều, tạo đà phát triển kinh tế cuả đất
nước trong những năm tiếp theo.
2. KHẢO SÁT
2.1 Tổng quan về báo Nhân Dân.
Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói
của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3-1951 tại Chiến
khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Báo Nhân Dân kế tục truyền thống báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập ngày 21-6-1925 và các báo Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ Giải Phóng, Sự
Thật.
Lãnh đạo báo Nhân Dân qua các thời kỳ:
Các ông Trường Chinh, Tố Hữu đã từng là Chủ nhiệm báo Nhân Dân.
Các ông Tổng Biên tập báo Nhân Dân qua từng thời kỳ là:
Trần Quang Huy (1951 - 1953)
Vũ Tuân (1953 - 1954)
Hoàng Tùng (1951 và 1954 - 1982)
Hồng Hà (1982 - 1987)
Hà Đăng (1987 - 1992)
Hữu Thọ (1992-1996)
Hồng Vinh (1996-2001)
Đinh Thế Huynh (từ 2001 đến nay)
Báo Nhân Dân có quan hệ hữu nghị, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ
với nhiều báo trên thế giới.
Báo Nhân Dân có quan hệ hữu nghị, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ
với nhiều báo trên thế giới.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự
nghiệp đổi mới xây dựng nước Việt Nam vì "Dân giàu, nước mạnh, xă hội công
11