Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Sự thích ứng của thanh niên nông thôn di cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------

PHAN THANH NGUYỆT

SỰ THÍCH ỨNG CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
DI CƢ LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------

PHAN THANH NGUYỆT

SỰ THÍCH ỨNG CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
DI CƢ LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đặng Nguyên Anh

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai khác công bố trong bất kỳ
công trình nào.

Tác giả luận án

Phan Thanh Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................... 10
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 15
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 27
2.1. Định nghĩa các khái niệm làm việc ............................................................. 27
2.2. Thao tác hóa khái niệm ................................................................................. 32
2.3. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài ......................................................... 32
2.4. Bối cảnh kinh tế -xã hội của đất nƣớc và địa bàn khảo sát .......................... 37
2.5. Đặc điểm và cơ cấu mẫu khảo sát ............................................................... 45
2.6. Khung/lƣợc đồ phân tích ............................................................................... 47
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG VỚI ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM. 49
CỦA TNNT DI CƢ LÀM VIỆC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP............................... 49
3.1. Thích ứng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày ......................................... 49

3.2. Thích ứng với việc làm của TNNT di cƣ tại các KCN .............................. 76
CHƢƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỚNG ĐẾN SỰ THÍCH ỨNG CỦA
TNNT DI CƢ LÀM VIỆC TẠI CÁC KCN ........................................................ 109
4.1. Yếu tố đặc điểm nhân khẩu học .................................................................. 109
4.2. Yếu tố khu vực/ vùng miền ........................................................................ 122
4.3. Yếu tố về việc làm ....................................................................................... 126
4.4. Yếu tố về chủ trƣơng, chính sách .............................................................. 137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147
1. Kết luận .......................................................................................................... 147
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151


CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:

Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội


HNQT:

Hội nhập Quốc tế

KCN, KCX:

Khu công nghiệp, khu chế xuất

KKT:

Khu kinh tế

KCNC:

Khu công nghệ cao

PVS:

Phỏng vấn sâu

TCH:

Toàn cầu hóa

TLN:

Thảo luận nhóm

TNNT:


Thanh niên nông thôn

TĐCMKT:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTGTVL :

Trung tâm Giới thiệu Việc làm

TTHTTN:

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên

WTO:

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Những khó khăn về nhà ở của TNNT di cư làm việc tại KCN ....................52
Bảng 3. 2: Đánh giá về trang trải chi tiêu của TNNT di cư .....................................56
Bảng 3. 3: Các cách chăm sóc sức khỏe khi ốm đau của TNNT di cư .....................58
Bảng 3. 4: Khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế tại nơi ở, nơi làm việc
của TNNT di cư.........................................................................................................59
Bảng 3. 5: Các biện pháp khắc phục khó khăn của TNNT di cư ..............................60

Bảng 3. 6: Những khó khăn trong tiếp cận hoạt động vui chơi, giải trí ....................65
Bảng 3. 7: Các biện pháp ứng phó trước khó khăn trong tiếp cận hoạt động vui chơi,
giải trí ........................................................................................................................66
Bảng 3. 8: Lý do TNNT di cư chưa tham gia các hoạt động cộng đồng ..................68
Bảng 3. 9: Đánh giá mức độ biểu hiện của các tệ nạn ở nơi sống và làm việc .........70
Bảng 3. 10: Biện pháp ứng phó trước các vấn đề về an ninh trật tự địa phương, nơi
làm việc .....................................................................................................................71
Bảng 3. 11: Mức độ hài lòng với đời sống hiện tại chia theo địa bàn khảo sát và giới
tính .............................................................................................................................75
Bảng 3. 12: Mức độ hài lòng với đời sống hiện tại chia theo thời gian di cư ..........75
Bảng 3. 13: Lý do di cư của TNNT ..........................................................................77
Bảng 3. 14: Những khó khăn về việc làm của TNNT di cư .....................................80
Bảng 3. 15: Công việc căng thẳng, áp lực chia theo giới tính, loại hình doanh
nghiệp, loại hình ngành nghề ....................................................................................81
Bảng 3. 16: Công việc thu nhập thấp chia theo giới tính, TĐCM, thời gian di cư,
loại hình doanh nghiệp, loại hình ngành nghề, địa bàn khảo sát ..............................82
Bảng 3. 17: Khó khăn trong tiếp cận và sử dụng máy móc công nghiệp hiện đại theo
giới tính, thời gian di cư, loại hình doanh nghiệp, loại hình ngành nghề, địa bàn
khảo sát ......................................................................................................................84
Bảng 3. 18: Mức độ vi phạm kỷ luật lao động của TNNT di cư ..............................86
Bảng 3. 19: Những thay đổi và biện pháp ứng phó để thích ứng trong vấn đề việc
làm .............................................................................................................................90
Bảng 3. 20: Việc tuân thủ và chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật chia theo địa bàn,
TĐHV, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp .....................................92
Bảng 3. 21: Học tập nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc chia
theo giới tính, TĐHV, thời gian di cư, loại hình doanh nghiệp ................................93


Bảng 3. 22: Nhờ giúp đỡ khó khăn trong việc làm chia theo giới tính, địa bàn khảo
sát ..............................................................................................................................96

Bảng 3. 23: Nhờ giúp đỡ khó khăn trong việc làm chia theo tình trạng hôn nhân,
kinh nghiệm di cư .....................................................................................................97
Bảng 3. 24: Các biện pháp ứng phó của TNNT di cư khi công việc không ổn định 99
Bảng 3. 25: Biện pháp ứng phó trước khó khăn do tính chất công việc .................101
Bảng 3. 26: Mức độ hài lòng với việc làm hiện tại chia theo giới tính, thời gian di
cư, kinh nghiệm di cư ..............................................................................................102
Bảng 3. 27: Mức độ hài lòng với việc làm hiện tại chia theo loại hình doanh nghiệp
và địa bàn khảo sát ..................................................................................................103
Bảng 3. 28: Ý định chuyển sang làm công việc khác chia theo thời gian di cư .....105
Bảng 3. 29: Dự định cho công ăn việc làm của TNNT di cư ..................................106
Bảng 4. 1: Biện pháp ứng phó với khó khăn về đời sống chia theo giới tính ........109
Bảng 4. 2: Biện pháp ứng phó với khó khăn về việc làm chia theo giới tính ........112
Bảng 4. 3: Mức độ hài lòng về đời sống, việc làm hiện nay chia theo giới tính ....113
Bảng 4. 4: Dự kiến công việc trong thời gian tới chia theo giới tính, độ tuổi ........114
Bảng 4. 5: Biện pháp ứng phó với khó khăn về đời sống chia theo nhóm tuổi .....115
Bảng 4. 6: Biện pháp ứng phó với khó khăn về việc làm chia theo độ tuổi ..........117
Bảng 4. 7: Mức độ hài lòng về đời sống và việc làm chia theo độ tuổi .................118
Bảng 4. 8: Biện pháp ứng phó với khó khăn về đời sống chia theo tình trạng hôn
nhân .........................................................................................................................119
Bảng 4. 9: Mức độ hài lòng về đời sống chia theo thời gian di cư .........................121
Bảng 4. 10: Mức độ hài lòng về việc làm chia theo thời gian di cư ......................122
Bảng 4. 11: Biện pháp ứng phó với khó khăn về đời sống chia theo địa bàn nghiên
cứu ...........................................................................................................................123
Bảng 4. 12: Biện pháp ứng phó với khó khăn về việc làm chia theo địa bàn nghiên
cứu ...........................................................................................................................125
Bảng 4. 13: Mức độ hài lòng về đời sống và việc làm chia theo địa bàn nghiên cứu
.................................................................................................................................126
Bảng 4. 14: Tương quan tính chất công việc và sự hài lòng về đời sống của TNNT
di cư .........................................................................................................................127
Bảng 4. 15: Tương quan tính chất công việc và sự hài lòng về việc làm ...............127

Bảng 4. 16: Tính chất công việc và ý định chuyển đổi việc làm ............................128
Bảng 4. 17: Tính chất công việc và dự định vẫn tiếp tục làm tại các KCN ............129


Bảng 4. 18: Sự ổn định của công việc và ý định chuyển đổi việc làm ...................130
Bảng 4. 19: Sự ổn định của công việc và sự hài lòng về việc làm ..........................130
Bảng 4. 20: Khó khăn về việc làm chia theo loại hình doanh nghiệp .....................131
Bảng 4. 21: Biện pháp ứng phó với khó khăn về việc làm chia theo loại hình doanh
nghiệp ......................................................................................................................133
Bảng 4. 22: Khó khăn gặp phải về việc làm chia theo loại hình ngành nghề .........135
Bảng 4. 23: Biện pháp ứng phó với khó khăn về việc làm chia theo loại hình ngành
nghề .........................................................................................................................136


DANH MỤC BIỂU
Biểu 3. 1. Loại hình nhà đang ở ................................................................................50
Biểu 3. 2. Người ở cùng nhà với TNNT di cư ..........................................................51
Biểu 3. 3: Lý do TNNT di cư lựa chọn nơi ở hiện nay để thuê trọ ...........................53
Biểu 3. 4: Những biện pháp ứng phó với những khó khăn về nhà ở của TNNT di cư
...................................................................................................................................54
Biểu 3. 5: Biện pháp ứng phó của TNNT di cư làm việc tại KCN về các vấn đề thu
nhập, chi tiêu. ............................................................................................................57
Biểu 3. 6: Những khó khăn trong tiếp cận giáo dục cho con em TNNT di cư tại
KCN ..........................................................................................................................61
Biểu 3. 7: Các cách giải quyết những khó khăn của TNNT di cư ............................64
Biểu 3. 8: Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí .............65
Biểu 3. 9: Đánh giá của TNNT di cư về trật tự an ninh tại nơi ở trọ ........................69
Biểu 3. 10: Đánh giá về vấn đề ô nhiễm môi trường ................................................72
Biểu 3. 11: Môi trường bị ô nhiễm............................................................................73
Biểu 3. 12: Cách ứng phó trước vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương, nơi làm

việc ............................................................................................................................74
Biểu 3. 13. Tình trạng việc làm của TNNT trước khi di cư (Đơn vị %)...................78
Biểu 3. 14: Lý do doanh nghiệp hiện nay khó thu hút được lao động ......................84
Biểu 3. 15: Khó khăn bị quản lý chặt về thời gian theo giới tính .............................87
Biểu 3. 16: Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày của lao động ...........................87
Biểu 3. 17: Sự ổn định về công việc hiện nay của lao động di cư ............................98
Biểu 3. 18: Tính chất công việc hiện tại của lao động di cư ...................................100
Biểu 3. 19: Dự định của người lao động đối với công việc hiện tại .......................105


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên hầu hết mọi
lĩnh vực và đang tiếp tục phấn đấu về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Sự biến
đổi xã hội đã diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mà có thể dễ nhận thấy sự thay đổi trong
cơ cấu kinh tế. Từ một đất nước mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong các thành
phần kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện môi trường thu hút đầu tư, đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu, phát triển công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của khu
vực phi nông nghiệp không chỉ mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn góp
phần làm biến đổi cơ cấu lao động theo ngành và vùng miền. Xu hướng dịch chuyển
lực lượng lớn lao động từ khu vực nông thôn đã được ghi nhận qua nhiều cuộc điều
tra quốc gia (như Tổng Điều tra Dân số năm 2009, Điều tra Dân số giữa kỳ 2014,
Điều tra Di cư Quốc gia 2015). Đồng thời, sự di chuyển lao động giữa các địa
phương, vùng miền diễn ra khá mạnh mẽ không chỉ giúp tạo cơ hội tăng thu nhập
mà còn góp phần điều tiết lao động giữa các khu vực, các địa phương, đáp ứng nhu
cầu của sản xuất và thị trường.
Kết quả Điều tra Dân số giữa kỳ 1/4/2014 cho thấy vào giai đoạn 5 năm trước
thời điểm điều tra có 5.668.800 người di cư, trong đó nữ là 3.339.400 người (59%),
và tập trung nhiều hơn ở khu vực thành thị (59,2%). Số liệu cũng cho thấy đa số
người di cư là dân số trẻ, trong đó nhóm thanh niên 20-24 tuổi chiếm tỷ trọng lớn

nhất (24,2%), tiếp đến là nhóm 25-29 tuổi, chiếm 21,7% tổng số người di cư từ 5
tuổi trở lên [78]. Tuy nhiên, số liệu từ cuộc Điều tra Dân số có thể đã bỏ qua nhiều
người di chuyển mùa vụ, những người tạm trú hoặc di chuyển dưới 5 năm không
được ghi nhận là di cư. Vì lý do đó, quy mô di cư trên thực tế còn lớn hơn nhiều so
với con số được ghi nhận qua số liệu Điều tra.
Tăng trưởng kinh tế gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta
đã và đang hình thành nên nhiều khu công nghiệp (KCN) tập trung ở hầu hết các
tỉnh trọng điểm. Từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
năm 2007, với sự bùng nổ về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đã
tạo sự phát triển nhanh chóng của các đơn vị kinh tế này. Tính đến tháng 5/2016, cả
nước có tới 302 KCN [112], đòi hỏi số lượng lao động lớn, làm xuất hiện những
luồng di cư lớn từ nông thôn và các nơi khác dịch chuyển vào các khu vực này. Theo
báo cáo của Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
1


Nam, năm 2014 có gần 2 triệu lao động làm việc tại các KCN trong đó 60% là
người ngoại tỉnh [68], và gần 70% lao động ngoại tỉnh là dưới 30 tuổi, trong đó đa
phần là thanh niên [15].
Thanh niên nông thôn (TNNT) là lực lượng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
dân số thanh niên. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2016 cho thấy, dân
số TNNT là 15,336,449 người, chiếm 64,6% dân số thanh niên cả nước[85]. TNNT
đang gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn về trình độ, tay nghề, năng lực tiếp cận cái
mới, thu nhập thấp, khiến nhiều người phải rời quê ra thành phố kiếm sống. Quy mô
và tỷ lệ thanh niên nông thôn đi làm ăn xa ở các KCN ngày càng tăng.
Sự dịch chuyển của lao động nông thôn đến các KCN về bản chất phản ánh
sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp cổ truyền sang sản xuất công nghiệp hiện đại như
đã diễn ra ở nhiều quốc gia khác. Đương nhiên, sự chuyển đổi này không hề dễ
dàng về mặt xã hội. Thực tế cho thấy, thanh niên nông thôn (TNNT) di cư gặp không
ít khó khăn cả về vật chất, tinh thần, cũng như về trình độ tay nghề, chuyên môn, nhất

là trong việc tuân thủ kỷ luật lao động, và tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục... Trước
những khó khăn đó, nhiều cá nhân và nhóm lao động đã có những giải pháp, và thay
đổi linh hoạt để thích ứng với sự biến đổi. Việc trụ lại ở thành phố và các KCN là
mục đích cũng như phương thức sinh kế của TNNT. Câu hỏi đặt ra là họ đã sử dụng
những biện pháp nào, trông cậy vào ai trong quá trình thích ứng đó? Liệu họ có vượt
qua được những khó khăn hàng ngày không? Xã hội và cộng đồng cần làm gì để giúp
đỡ họ? Đây là những câu hỏi chưa được nghiên cứu xem xét và rất cần được tìm hiểu
một cách thấu đáo trên bình diện lý luận và thực tiễn.
Cho đến nay, tuy đã có khá nhiều các công trình, đề tài, bài viết về di cư,
nhưng chủ đề về sự thích ứng của lao động di cư còn khá mỏng, chưa tập trung nhiều
vào từng nhóm đối tượng riêng, đặc biệt là sự thích ứng của TNNT di cư đến cư trú và
làm việc tại các KCN. Nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn đề tài luận án: “Sự thích
ứng của thanh niên nông thôn di cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
hiện nay” với hy vọng khỏa lấp dần khoảng trống nghiên cứu và đáp ứng đòi hỏi của
thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Làm rõ thực trạng sự thích ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của
TNTN di cư với đời sống và việc làm tại KCN. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến

2


nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện làm việc và tăng cường năng
lực thích ứng cho TNNT di cư trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ thực trạng thích ứng với đời sống và việc làm của TNNT di cư tại
KCN;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng cũng như sự khác biệt

giữa các nhóm của TNNT di cư với đời sống và việc làm tại KCN hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống,
điều kiện làm việc và tăng năng lực thích ứng của TNNT di cư với đời sống và việc
làm tại KCN, KCX hiện nay
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự thích ứng của thanh niên nông thôn di cư làm việc tại KCN hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- TNNT di cư làm việc tại KCN.
- Cán bộ quản lý, cán bộ chính quyền địa phương, doanh nghiệp sử dụng lao
động, chủ nhà trọ tại các KCN nơi TNNT cư trú sau giờ làm việc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
3.3.1. Về không gian nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát
thực địa tại 2 KCN tại hai thành phố lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể:
- TP. Hà Nội: KCN Bắc Thăng Long
- TP. Hồ Chí Minh: KCN Tân Thuận.
Đây là 02 KCN lớn, đóng trên địa bàn của hai thành phố lớn nhất cả nước.
Hai KCN này đã được thành lập ngay từ những năm đầu tiên của quá trình hình
thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
3.3.2. Về thời gian:Phạm vi thời gian ở đây được hiểu là thời gian vận hành
của đối tượng nghiên cứu, từ là từ khi TNNT đến làm việc tại KCN cho đến thời điểm
triển khai khảo sát.
3.3.3. Về vấn đề nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào sự thích ứng của TNNT
di cư ở hai chiều cạnh là thích ứng với đời sống và việc làm của họ tại KCN.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

3



- TNNT đến làm việc tại các KCN có gặp khó khăn không? Nếu có, thì đó là
những khó khăn trên phương diện gì?
- Trước các khó khăn, TNNT đã làm gì để thích ứng? Các đặc điểm về môi
trường sống, về nhân khẩu học có vai trò như thế nào trong việc thích ứng đó?
- Liệu việc khắc phục khó khăn để thích ứng như vậy chỉ diễn ra ở một số ít
người, hay ở số đông và có mang tính qui luật trong tiến trình CNH, HĐH?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- TNNT di cư đến làm việc tại các KCN gặp rất nhiều khó khăn cả trên hai
phương diện: đời sống cũng như lao động, việc làm.
- Trước những khó khăn đó, TNNT đã chủ động, sáng tạo để khắc phục, như
dựa vào mạng lưới xã hội của mình, cân nhắc và lựa chọn từng phương án để giải
quyết… Các đặc điểm về môi trường, nhân khẩu học của cá nhân cũng có ảnh
hưởng đến quá trình thích ứng của họ.
- Việc không ngừng khắc phục khó khăn để thích ứng diễn ra ở đại đa số
TNNT đến làm việc ở cả KCN – đây là hiện tượng mang tính qui luật của một xã
hội đang chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang tiến trình CNH, HĐH.
4.3. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu lựa chọn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận – với ý nghĩa cơ bản là: thế giới tự
nhiên và thế giới xã hội được hình thành, tồn tại và phát triển có tính qui luật, do đó
bằng các phương pháp khoa học người ta hoàn toàn thể nhận thức về chúng. Theo
nghĩa đó, sự thích ứng của TNNT làm việc tại các KCN cũng là hiện tượng xã hội
mà chúng ta có thể nhận thức được, để từ đó rút ra các bài học phục vụ cho sự
nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
4.4.1.Phương pháp phân tích tài liệu: bao gồm các công việc như sưu tầm,
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí về những
vấn đề liên quan đến thích ứng, di cư và sự thích ứng của TNNT di cư làm việc tại
KCN hiện nay.

4.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

4


Phương pháp nghiên cứu định lượng trước hết sử dụng các kỹ thuật khảo sát
mẫu thu thập thông tin bằng phiếu điều tra và phương pháp thống kê. Phương pháp
trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi. Những câu hỏi đưa ra trong bảng hỏi nhằm
thu thập thông tin thực trạng sự thích ứng của TNNT di cư đối với đời sống, việc
làm tại KCN. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng để phân tích trong chương 3 và
chương 4 của luận án. Nội dung của bảng hỏi được cấu trúc như sau:
- Phần I: Thông tin cá nhân
- Phần II. Nguyên nhân di cư và quá trình chuẩn bị trước khi di cư
- Phần III: Thực trạng đời sống và thích ứng với đời sống của thanh niên
nông thôn di cư
- Phần IV: Thực trạng việc làm và thích ứng với việc làm của thanh niên
nông thôn di cư
Tổng số đơn vị mẫu được lựa chọn khảo sát là 600 đơn vị, trong đó ở mỗi
địa bàn (KCN tại Hà Nội và KCN tại Tp. Hồ Chí Minh) là 300 đơn vị. Dung lượng
mẫu được tính dựa trên công thức chọn mẫu cho các mẫu không lặp:

Trong đó: N: Kích thước của tổng thể;
n: Dung lượng mẫu cần chọn;
t: Hệ số tin cậy của thông tin;
2: Phương sai của tổng thể;
: Phạm vi sai số chọn mẫu
Từ công thức trên có thể thấy, muốn sai số càng nhỏ thì mẫu phải càng lớn.
Mặt khác muốn độ tin cậy cao, càng phải chọn mẫu nhiều. Căn cứ vào công thức,
tác giả sử dụng công cụ ước lượng cỡ mẫu trên trang web, với độ tin cậy 95%,
/>Với ước lượng tổng thể thanh niên làm việc tại KCN Bắc Thăng Long trên

khu cư trú thuộc xã Kim Chung khoảng 17.000 người, khi lựa chọn khoảng tin cậy
bằng 6 thì cỡ mẫu cần thiết khảo sát là 263 người.

5


Với ước lượng tổng thể thanh niên làm việc tại KCN Tân Thuận trên khu cư
trú phường Tân Phú là 2.700 người, khi lựa chọn khoảng tin cậy bằng 6 thì cỡ mẫu
cần thiết khảo sát là 243 người.
Như vậy, cỡ mẫu được tính toán là 300 công nhân. Đây là cỡ mẫu tối thiểu
cho phép về mặt thống kê và có thể so sánh giữa hai địa bàn khảo sát.
 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu cụm kết hợp mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Bước 1: Tác giả chọn KCN Bắc Thăng Long là nghiên cứu trường hợp cho
Hà Nội, trong đó chọn cụm khu nhà trọ có đông lao động thanh niên di cư trên địa
bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Với Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả chọn
KCN Tân Thuận, tiếp cận khu nhà trọ tại phường Tân Phú, Quận 7.
Bước 2: Căn cứ danh sách TNNT đang làm việc ở KCN hiện cư trú tại các
nhà trọ, tiến hành chọn ngẫu nhiên người tham gia trả lời bảng hỏi trong độ tuổi từ
16-30, có chú ý đến đặc điểm giới tính của người trả lời.
 Để đảm bảo chất lượng phiếu và thông tin được điền đầy đủ, khi phát phiếu
đã hướng dẫn cách thức trả lời phiếu, giải đáp những thắc mắc có trong phiếu (nếu
có). Khi thu phiếu, điều tra viên kiểm tra lại toàn bộ phiếu nhằm tránh người trả lời
bỏ sót câu hỏi hoặc không hiểu câu hỏi mà bỏ qua không trả lời.
 Phương pháp xử lý thông tin định lượng: Sau khi khảo sát và thu về được

6


600 đơn vị mẫu, tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu trên chương
trình SPSS 20.0. Sau đó, sử dụng chương trình này để xử lý và phân tích số liệu

định lượng. Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng số liệu đảm bảo độ tin cậy,
logic, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nghiên cứu.
Trong luận án, tác giả sử dụng phép kiểm định Chi-square: Kiểm định mối
quan hệ giữa hai biến định danh và biến thứ bậc với hai giả thuyết ban đầu:
H0: không có mối quan hệ giữa các biến.
H1: có mối quan hệ giữa các biến.
Dựa vào giá trị p (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp
nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 dựa trên mức độ tin cậy nhất định.
p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối
quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa)  chấp nhận H0. Không có mối quan hệ
giữa các biến cần kiểm định.
p-value là xác suất sẽ phạm phải sai lầm loại I – nghĩa là xác suất loại bỏ giả
thuyết H0 mặc dù giả thuyết này đúng. Xác suất này càng cao thì hậu quả của việc
phạm sai lầm khi bác bỏ giả thuyết H0 càng nghiệm trọng, do đó quy tắc chung là
không bác bỏ H0 nếu p-value quá lớn. Như vậy:
- Nếu p-value < 0,1 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 90% (tức là giả
thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 90%)
- Nếu p-value < 0,05 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Đây là
điều kiện thường được sử dụng.
- Nếu p-value < 0,01 thì kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 99%.
4.4.3. Phương pháp định tính:
Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu và làm rõ hơn sự
thích ứng của TNNT di cư làm việc tại KCN hiện nay. Cụ thể, nghiên cứu sinh đã
tiến hành phỏng vấn sâu 18 trường hợp về các nội dung liên quan đến thích ứng với
đời sống và việc làm của họ, trong đó:
- 05 trường hợp là TNNT di cư làm việc tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội
- 05 trường hợp tương ứng tại KCN Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh
- 04 trường hợp là cán bộ quản lý, doanh nghiệp sử dụng lao động, cán bộ
7



chính quyền địa phương, chủ nhà trọ ở KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội
- 04 trường hợp tương ứng ở KCN Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh
Ngoài ra, còn tiến hành 04 cuộc thảo luận nhóm tập trung (TLN) với sự tham
gia của các đối tượng khác nhau, bao gồm: 02 cuộc với TNNT di cư đến làm việc
tại hai KCN và 02 cuộc với cán bộ quản lý, doanh nghiệp sử dung lao động, cán bộ
chính quyền địa phương, chủ nhà trọ…(mỗi cuộc có sự tham gia từ 7-10 người)
Thông tin định tính từ các cuộc PVS, TLN được xử lý bằng chương trình
NVIVO 7.0 nhằm hệ thống và phân nhóm các dữ liệu, thông tin thu được.
4.4.4. Phương pháp quan sát: Chủ yếu được sử dụng để kết hợp với phương
pháp phỏng vấn định tính nhằm làm sâu sắc thêm các thông tin nghiên cứu hoặc
kiểm chứng thông tin. Nội dung quan sát chủ yếu tập trung vào các khía cạnh về đời
sống sinh hoạt, công việc của TNNT di cư đến làm việc tại các KCN, KCX.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới
Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về di cư, song chưa nhiều công
trình có chủ đề thích ứng của người lao động di cư tại nơi đến. Hơn nữa, các nghiên
cứu mới chỉ tập trung vào thích ứng của đối tượng lao động di cư tự do đến các
thành phố mà chưa chú ý đến sự thích ứng của lao động trẻ di cư từ nông thôn tới
các KCN, nhất là thanh niên. Đây là một xu hướng dịch chuyển lao động mới ở
nước ta và gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Bằng việc khảo sát, mô tả và
phân tích hiện tượng xã hội mới mẻ này, luận sẽ góp phần bổ sung một khía cạnh
hiểu biết mới vào nguồn tri thức về di cư hiện nay.5.2. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Các nghiên cứu thích ứng với đời sống, việc làm cần có độ dài thời gian và
do đó thường dựa trên dữ liệu điều tra lịch đại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, dữ
liệu chúng tôi sử dụng là dữ liệu điều tra cắt ngang nên không cho phép phản ánh
được hết những trải nghiệm của lao động di cư.
- Nghiên cứu mới điều tra ở những TNNT di cư đang bám trụ làm việc tại

KCN mà chưa có điều kiện tiếp xúc với nhóm TNNT di cư tự do không thích ứng
được đã quay trở về quê. Vì vậy, việc đánh giá khả năng thích ứng của người di cư
phần nào vẫn còn bị hạn chế, chỉ giới hạn trong nhóm đã ít nhiều thích ứng được

8


với đời sống, việc làm tại KCN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa lý luận
- Qua việc làm sáng tỏ các khái niệm như “sự thích ứng”, “thanh niên nông
thôn di cư”, đề tài đã làm phong phú và sâu sắc thêm về nội hàm và ngoại diên cho
các khái niệm xã hội học như di cư và di động xã hội.
- Về mặt lý thuyết, đề tài đã góp phần kiểm chứng tính phổ biến, độ chính
xác và khả năng ứng dụng của một số lý thuyết xã hội học được vận dụng trong
luận án là lý thuyết mạng lưới xã hội và lý thuyết lựa chọn hợp lý.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bức tranh thực tiễn về quá trình thay đổi và thích ứng của TNNT hiện đang
sống và làm việc tại các KCN, KCX mà nghiên cứu mang lại không chỉ giúp chính
quyền địa phương, doanh nghiệpvà Ban Quản lý các KCN, KCX có thêm các luận
cứ khoa học trong việc quản lý và hoạch định chính sách một cách tối ưu mà còn
đáp ứng tốt hơn nhu cầu an sinh của người lao động, góp phần ổn định xã hội.
7. Cơ cấu củaluận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, báo cáo luận án được trình bày trong 4 chương. Chương 1 dành cho việc
tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2 xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của
đề tài; Chương 3 mô tả và phân tích thực trạng thích ứng với đời sống và việc làm
của TNNT di cư làm việc tại KCN; sau cùng, Chương 4 tập trung phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của TNNT di cư làm việc tại KCN. Kết cấu nói
trên nhằm đáp ứng được mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài này.


9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Lao động di cư và sự thích ứng của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị
hay các KCN là một trong những chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm trong
nghiên cứu khoa học xã hội. Tuy nhiên, ở Chương Tổng quan này, nghiên cứu sinh
xin giới hạn ở một số nghiên cứu có liên quan mật thiết với chủ đề của luận án để kế
thừa thành tựu và kinh nghiệp của các tác giả đi trước, và từ đó xã định rõ hướng
nghiên cứu tiếp theo của mình.
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
1.1.1. Về sự thích ứng của con người nói chung
Để tồn tại và phát triển, con người luôn tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ với môi trường xung quanh; giữa con người và môi trường phải có sự hài hòa,
tương thích, cần bằng. Đó là sự thích ứng. Spencer (1820-1903), chịu ảnh hưởng
sâu sắc của thuyết tiến hóa, là một trong những người đầu tiên đề cập đến vấn đề
thích ứng. Theo ông, con người sống trong xã hội, giống như các loài vật trong môi
trường tự nhiên, đấu tranh để tồn tại và chỉ những người thích hợp nhất với môi
trường mới sống sót [96]. Môi trường ở đây có thể hiểu ở cả hai nghĩa: môi trường
sinh học và môi trường xã hội. Sự thích với điều kiện sống của môi trường nào cũng
có ý nghĩa và quan trọng với chủ thể, song thích ứng với môi trường xã hội là trọng
tâm nghiên cứu của xã hội học. Điểm luận các nghiên cứu về thích ứng với môi
trường xã hội có thể thấy một số hướng như sau:
1.1.1.1. Thích ứng với môi trường văn hóa
Nghiên cứu về thích ứng văn hóa chiếm một mảng lớn trong các nghiên cứu
về thích ứng. Điều này xuất phát từ thực tiễn xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai
là sự di cư của con người. Cùng với sự di chuyển dân cư đến một môi trường mới là
hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh do thiếu thích ứng với văn hóa. Những nghiên

cứu này bao gồm nhiều nội dung khác nhau với những nhóm dân cư khác nhau.
Oberg, nhà nhân học Mỹ, đã đưa ra khái niệm “cú sốc văn hóa” (cultural
shock). Theo ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những
vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè,
địa vị, không thoải mái; sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội
10


tâm…[103]
Khái niệm cú sốc văn hóa sau đó được nhiều tác giả đi sâu xem xét, chẳng
hạn như Adler P.S., Jacobson E.H..,…Và mặc dù mỗi tác giả đưa ra những giai
đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc văn hóa
rất đa dạng: từ sự bất an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều
kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin cho đến rối loạn tâm
thể, thậm chí tự tử [100].
Sốc văn hóa thường để lại những hậu quả tiêu cực, song nó cũng có mặt tích
cực- đó là có thể đưa con người tới nỗ lực tiếp nhận những giá trị và mô hình hành
vi mới – do đó giúp họ phát triển nhân cách của mình. Vì vậy thay cho khái niệm
“cultural shock”, Berry J.W., nhà tâm lý học Canada, đề xuất thuật ngữ “stress
acculturation” (stress do tiếp nhận và biến đổi văn hóa-TG) [92].
Triandic [105] gắn sốc văn hóa với đường cong chữ U của quá trình thích
ứng. Ông cho rằng quá trình thích ứng văn hóa có 5 giai đoạn: 1. Giai đoạn “trăng
mật” được đặc trưng bởi sự say mê, khâm phục, nhiệt huyết của người đến và thái
độ lịch sự, thân thiện bề ngoài của đại diện nền văn hóa mới; 2. Giai đoạn “khủng
hoảng”: những khác biệt về môi trường văn hóa mới làm xuất hiện cảm giác không
tương thích, hẫng hụt, bất an, không thân thiện; 3. Giai đoạn khủng hoảng cao độ:
sốc văn hóa phát triển đến đỉnh điểm với những biểu hiện về bệnh lý nghiêm trọng
và trạng thái bất lực; 4. Giai đoạn “phục hồi”: với những nỗ lực của bản thân, con
người lĩnh hội ngôn ngữ và tiếp thu nền văn hóa của địa phương mình di cư đến; 5.
Giai đoạn “thích ứng”: con người thâm nhập vào nền văn hóa mới và nhận được từ

đó sự hài lòng mặc dù thỉnh thoảng vẫn cảm thấy bất an và căng thẳng.
1.1.1.2. Thích ứng với hoạt động học tập
Trong các công trình nghiên cứu về thích ứng ở nước ngoài thì sự thích ứng
về học tập chiếm một số lượng khá lớn. Có thể nêu một số trường hợp như sau:
Nghiên cứu của Bernard (1954) cho thấy, để thích ứng với học tập ở trường thì
cả người học và người dạy cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, trong đó người học
phải hình thành tính cách tích cực trong học tập, kiên nhẫn, chấp hành chuẩn mực…
Nghiên cứu của Zettergren, tại Đại học Stockholm, Thụy Điển (2003),
nghiên cứu của Mowei Liu, Xinyin Chen, Đại học Ontario (2003) lại chỉ ra ảnh

11


hưởng của yếu tố quan hệ bạn bè tới sự thích ứng với học tập của học sinh.
Các nghiên cứu của Yao-Ming Wu, Đại học Quốc gia Đài Loan (2000) nhấn
mạnh rằng việc quản lý lớp của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến sự thích ứng học
tập của học sinh tiểu học. Cũng ở Đại học Quốc gia Đài Loan, các tác giả khác như
Mattheww Cook và Ming-Kung, Wei-Chin, đã đi sâu tìm hiểu về ảnh hưởng của
phong cách học tập đến sự thích ứng học tập của sinh viên. Trong khi đó, nghiên
cứu của Arbona, Consuelo, Bullington, Robin về sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ học tập tại
Mỹ đã đi đến nhận định: Những sinh viên nào sử dụng tiếng Anh tốt sẽ thích ứng
với học tập tốt hơn.
1.1.1.3. Thích ứng với nghề nghiệp
Đây là hình thái thích ứng cực kỳ quan trọng bởi nó giúp con người tồn tại và
phát triển, đồng thời cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng
hạn ở Phần Lan, Volanen đã nghiên cứu vấn đề thích ứng nghề nghiệp và tâm thế xã
hội đối với việc làm của thanh niên [35]. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng
giữa việc học nghề và lao động nghề của thanh niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp
có thể kéo dài đến 5-7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt sự kiện thất nghiệp,
những công việc tạm thời, thậm chí cả sự thay đổi nghề nghiệp. Volanen xem đây là

giai đoạn thích ứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ
thuộc vào việc ở giai đoạn nay có diễn ra sự thích ứng nghề hay không.
Một nghiên cứu khác theo hướng này là nghiên cứu của Holland, ông tìm
hiểu mối tương quan giữa tính cách và nghề nghiệp. Cuộc nghiên cứu đã cho thấy,
sự tương thích về tính cách với nghề nghiệp sẽ giúp thanh niên thích ứng với nghề
nhanh và hiệu quả hơn, giảm bớt những khó khăn mà họ gặp phải trong công việc.
1.1.1.4. Thích ứng của phạm nhân với chế độ của trại giam.
Khi nghiên cứu những người phạm tội ở Mỹ, Edwin M. Schur đã nêu rõ,
nhiều người sau khi phạm tội đã không quên đến nhà thờ rửa tội, để có được cảm
giác thanh thản. Đây là một biểu hiện của hành vi thích ứng của họ.
Nhà xã hội học Mỹ Sutherland cho rằng một con người đi đến hành vi phạm
tội không phải là ngẫu nhiên mà là quá trình chịu ảnh hưởng của người khác, của xã
hội- một quá trình được chuẩn bị và thực tập, hay nói cách khác đó là quá trình
thích ứng xã hội [26].

12


Còn Kovaliv, nhà tâm lý học xã hội Xô Viết, nghiên cứu về sự giáo dục
phạm nhân đã đi đến kết luận: việc giáo dục phạm nhân là quá trình làm cho phạm
nhân thích ứng với cơ sở cải tạo. Quá trình này làm cho phạm nhân thức tỉnh lương
tâm và có ý thức phấn đấu trở thành một công dân tốt [26].
1.1.2. Lao động di cư và thích ứng của lao động di cư từ nông thôn ra
thành thị và các KCN
Di cư là hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính phổ quát toàn nhân loại và hiện
tượng đó càng phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH. Trong khoa học, nhất là khoa
học xã hội, các nhà nghiên cứu cũng không bỏ qua vấn đề này. Chẳng hạn tại Ấn
Độ, Seleena Pookunju, năm 2013 [89] đã nghiên cứu về điều kiện sống và làm việc
của người di cư ở Gurgaon. Tác giả đã chỉ ra rằng di dân là một trong những hiện
tượng đặc trưng trong nền kinh tế Ấn Độ. Những người di cư chủ yếu làm việc

trong ngành may mặc, công nghiệp, xây dựng, sản xuất ô tô và các ngành công
nghiệp có liên quan. Nghiên cứu tập trung phân tích về điều kiện sống, làm việc của
người dân di cư đến vùng Gurgaon, phác thảo bức tranh khá ảm đạm về hoàn cảnh
sống hiện tại của người di cư, về những khó khăn họ đang phải đối mặt. Hầu hết
người di cư sống ở các khu công nghiệp thiếu tất cả các tiện nghi đô thị cần thiết
như nước sạch, hệ thống thoát nước, giao thông vận tải… Họ cũng không có điều
kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… Tất cả những điều
này gây cản trở cho sự phát triển của họ. Dù chưa đi sâu tìm hiểu các biện pháp ứng
phó trước khó khăn, những thay đổi để thích ứng với môi trường sống mới, song
công trình này đã mô tả và phân tích khá sinh động về thực trạng đời sống và việc
làm của người lao động trong các KCN ở Gurgaon, Ấn Độ.
Ở Trung Quốc, trong nghiên cứu của mình tác giả Cai Fang (1998) đã xem xét
thích ứng và biến đổi của các nhóm cư dân từ nông thôn lên thủ đô Bắc Kinh. Sự
chuyển cư này diễn ra khá chủ động: người ra đi thường có sự chuẩn bị trước, hơn thế
họ còn luôn sử dụng thông tin từ các mạng lưới di cư để có sự thích ứng tốt nhất. Tác
giả cho rằng quá trình chuyển cư đã làm biến đổi người ra đi theo hướng tiến bộ [64].
Nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quá trình chuẩn bị thích ứng trước khi di cư của
người di cư mà chưa chỉ ra được sự thích ứng của người di cư trong quá trình di cư
ở nơi đến.

13


Bổ sung cho nghiên cứu của Cai Fang là công trình của Wang Tianhong (2000)
[106]. Trong nghiên cứu “Di cư nông thôn - thành thị và thị trường lao động ở
Trung Quốc, nghiên cứu trường hợp một tỉnh ở Đông Bắc (Rural - urban migration
and labor markets in china a case study in a northeastern province), tác giả đã chỉ
ra nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong xã hội như: vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn
đề an sinh xã hội, vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, vấn đề sức khỏe và bệnh tật của
người lao động di cư. Mặc dù đã khắc họa lên một bức tranh khá tổng thể về những

khó khăn, hạn chế của lao động di cư, tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra sự thích
ứng của người lao động trong quá trình di cư diễn ra như thế nào.
Cùng chủ đề này, May Wong (2013) [89], trong nghiên cứu “Giới tính thứ hai
và công nhân hạng hai- Nữ công nhân nhập cư miền nam Trung Quốc dưới ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế” đã chỉ ra những khó khăn của lao động nữ nhập cư
như khó khăn về điều kiện làm việc, về các chế độ được hưởng trong lao động. Lao
động nữ nông thôn bị phân biệt đối xử chỉ đơn giản vì họ là phụ nữ. Bài viết chỉ ra
các nhà quản lý, các ông chủ thích nhận nữ lao động hơn vì ngoài việc trả lương
thấp ra, lao động nữ còn dễ dạy bảo hơn, họ thường dễ chấp nhận hơn khi bị bóc lột.
Không dừng lại ở phạm vi của mỗi nước, D. Sirin Saracoglu và. Roe, năm 2004
[95], còn nghiên cứu “Di cư nông thôn - đô thị và tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang phát triển” (Rural - urban Migration and Economic Growth in Developing
Countries). Ở công trình này, hai tác giả đã phân tích sâu về sự chênh lệch giữa chi
phí sinh hoạt và thu nhập của người di cư ở cả nơi đi và nơi đến. Trong đó, đa phần
di cư đi làm ăn ở các trung tâm và thành phố lớn, thường có thu nhập cao hơn so
với những người lao động nông thôn thuần túy. Tuy nhiên chi phí sinh hoạt hàng
ngày lớn, buộc những người di cư phải tích góp, tiết kiệm và làm thêm rất nhiều
công việc phụ, hoặc phải làm tăng ca để có thêm thu nhập mưu sinh ở các thành phố
lớn. Số tiền họ kiếm được, thường được gửi về quê để người thân chăm sóc con cái
và mua thuốc khi ốm đau. Một bộ phận nhỏ người di cư có mức thu nhập cao hơn
thường tích góp tiền về quê hương để đầu tư phát triển dịch vụ phi nông nghiệp.
Đây là một thực tế khá phổ biến về vấn đề di cư hiện nay trong đời sống xã hội ở
các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi hơn 3/4 người di cư
có gửi tiền về cho gia đình, người thân ở nơi đi trong thời gian 12 tháng trước thời

14


điểm khảo sát [1, 3].
Nhìn chung, dù chưa đi sâu tìm hiểu thích ứng của lao động di cư với đời

sống, việc làm nhất là TNNT di cư đến các KCN, song các nghiên cứu cũng chỉ ra
một số biện pháp để lao động di cư thích ứng với nơi ở và nơi làm việc mới như tìm
kiếm việc làm thêm, làm thêm ngày, thêm giờ để có thêm thu nhập trang trải cuộc
sống hàng ngày. Đặc biệt các nghiên cứu này đã đề cập đến tầm quan trọng của
mạng lưới xã hội, gia đình và bạn bè ở nơi đến trong các chiến lược thích ứng của
người di cư. Nghĩa là người di cư, để đối phó với những khó khăn, thường tìm hiểu
thông tin về nơi đến và công việc qua những người thân, họ hàng, làng xóm, thường
đến những nơi đã có sẵn thành viên khác trong gia đình hay bạn bè, chứ không tìm
đến nơi mà họ hoàn toàn không quen biết ai. Người di cư thường cư trú co cụm với
nhau mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “biệt cư hóa” tại nơi mới để tạo ra mạng lưới
xã hội giúp nhau trong những vấn đề kinh tế và xã hội để thích ứng.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Về thích ứng nói chung
Từ khi nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới, nhất là từ hơn chục năm trở lại
đây, vấn đề thích ứng thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều nhà tâm lý học, xã
hội học, giáo dục học... Có thể chia các nghiên cứu này theo một số hướng như sau:
Thích ứng với hoạt động học tập: Trong từ giai đoạn 1994-1996, Vũ Thị Nho
[56] cùng một số nhà khoa học khác đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với
hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Các tác giả đã xem sự thích ứng với hoạt
động học tập là một dạng của thích ứng xã hội, trong đó bao gồm hai khía cạnh
chính: Thứ nhất là sự thích ứng với các mối quan hệ trong học tập giữa giáo viên –
học sinh, học sinh – học sinh và học sinh – nhóm bạn; thứ hai là thích ứng với yêu
cầu của hoạt động học tập. Đề tài đã chỉ ra một số đặc điểm của quá trình thích ứng
của học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Khoảng 4 năm sau
Phạm Quốc Lâm (2000) tìm hiểu sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh
cấp I. Tác giả đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của học sinh,
trong đó đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, phương pháp giáo dục
của giáo viên...
Không dừng lại ở các cấp tiểu học hay trung học phổ thông, chủ đề thích ứng


15


trong học tập còn được tìm hiểu ở các cấp học cao hơn. Chẳng hạn, Nguyễn Xuân
Thức (2002-2003; 2003-2004), đã tiến hành tìm hiểu sự thích ứng với hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội trên ba phương
diện: nhận thức về nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thái độ đối với rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm và hành vi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kết quả nghiên cứu
đưa đến kết luận, đó là đại đa số sinh viên đều thích ứng với hoạt động rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm song cường độ không cao, chỉ ở mức trung bình và khá; hơn nữa
sự thích ứng đó không đều trên các mặt được nghiên cứu. Tương tự như vậy,
Nguyễn Thị Minh Huyền, Dương Thị Thoan (2003) nghiên cứu về sự nâng cao thích
ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên sư phạm, Đỗ Thị
Thanh Mai (2009) nghiên cứu về mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh
viên hệ cao đẳng trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
Cũng về chủ đề này, Đỗ Mạnh Tôn (1996) [70] còn tiến hành khảo sát sự
thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội.
Điều đó được biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn
luyện dưới sự định hướng của thầy giáo và nhà trường nhằm phát triển các chức
năng sinh lý, các phẩm chất của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều
kiện học tập và rèn luyện ở nhà trường sĩ quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn
chung học viên các trường sĩ quan quân đội có mức độ thích ứng khá cao với hoạt
động học tập và rèn luyện, song cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Thích ứng của phạm nhân với chế độ của trại cải huấn. Trong Xã hội học,
việc thụ giáo trong các trại cải huấn được gọi là tái xã hội hóa – nghĩa là học viên
phải được tái chuẩn trở lại các giá trị và chuẩn mực chung để tái hòa nhập trở lại với
cộng đồng. Ở đây Chu văn Đức (2009) đi sâu tìm hiểu về sự thích ứng của phạm
nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trại giam và đã chỉ ra thực trạng
của sự thích ứng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của phạm nhân.
Thích ứng về dân tộc và văn hóa: Chủ đề này được đề cập đến trong đề tài

cấp bộ “Tâm trạng và nguyện vọng của cư dân Tây Nam Bộ trong việc xây dựng và
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”, do Viện Tâm lý học thực hiện năm 2004. Đó là
sự thích ứng giữa các dân tộc, thích ứng về văn hóa như mức độ tiếp nhận văn hóa
dân tộc Kinh của người Khơme và người Hoa ở Tây Nam Bộ, dẫn đến sự thống

16


×