Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN môn phương pháp nghiên cứu xây dựng đảng và chính quyền nhà nước công tác giáo dục đạo đứ ccho đội ngũ cán bộ xã đông xuân — huyện đông sơn tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.02 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
l. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm đổi mới vừa qua đội ngũ cán bộ đã được quan tâm về
mọi mặt, ngày càng trưởng thành và đảm đương nhiều nhiệm vụ, đứng vững
trước mọi khó khăn thử thách: thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Quá trình đổi mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức có đủ
năng lực và phẩm chất, không ngừng sáng tạo, phải vươn mạnh mẽ hơn nữa
mới có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng nặng nề và khó khăn.
Trong quá trình đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước và mở cửa, hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài với
những nhiệm vụ cao cả, vô cùng khó khăn phức tạp. Đặc biệt là việc nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "cán
bộ là gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém". Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính
trị đúng cũng không trở thành hiện thực.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề cán bộ ngày càng có tầm quan
trọng, đặc biệt vừa có tính lý luận sâu sắc lại và là yêu cầu của thực tiễn, vừa
có tính cơ bản lâu dài và lại là đòi hỏi bức xúc của tình hình hiện tại. Bởi lẽ,
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Mác - Lênin - Hồ Chí Minh, Bộ tham mưu
của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam, là Đảng cầm quyền, Đảng
Cách mạng và hành động nên nhất cử nhất động của Đảng đều được nhân dân
chú ý và đều có tác động đến tình hình đất nước nói chung.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta hiện nay có hiện tượng vừa thiếu lại vừa yếu, tình trạng hụt hẫng cán
bộ lãnh đạo, thiếu đội ngũ kế cận diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành. Một bộ
phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị, lối sống; cơ hội thực dụng
tham ô, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm niềm tin với nhân dân và
gây cản trở tiến trình đổi mới.


Vậy đế xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực và


phẩm chất, có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, Đảng ta cần nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, từ việc xem
xét đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đến kiểm tra, quản lý và
việc thực hiện chế độ, chính sách cán bộ cần được xem xét, để công tác lãnh
đạo quản lý hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã nghiên cứu đề
tài: "Công tác giáo dục đạo đứ ccho đội ngũ cán bộ xã Đông Xuân — Huyện
Đông Sơn — Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay".
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Công tác cán bộ cơ sở đã được các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa
phương và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vì thế đã có nhiều công
trình được công bố trên sách, báo, tạp trí hội thảo và luận văn tốt nghiệp.
Đáng chú ý có một số chỉ thị, hướng dẫn và sách sau:
-

Chỉ thị số 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị.
Đổi mới sinh hoạt đảng, nâng cao năng ỉực và sức chiến đấu của
đảng”của ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh hóa.
-

Đảng cộng Sản Việt Nam Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc XI

của đảng: Nhà xuất bản chỉnh trị quốc gia.: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
-


Nghị quyết sổ 04 — NQ/TU ngày 12/3/2012 của Ban Chấp

Hành Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hoá về tiếp tục xây dựng độp ngũ cán bộ và đổi
mới mạnh mẽ công tác cản bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hoá thnàh tỉnh tiên
tiến vào năm 2020.
-

Nghỉ quyết sổ 07 — NQ/HU ngày 15/7/2012 của Ban Thường vụ

huyện uỷ về tăngh cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ từ
huyện đến cơ sở.
-

Giáo trình tư tưởng Hồ chí Minh của khoa xây dựng Đảng học

viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.


3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài




9

Làm rõ những vấn đề lý luận về công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ,
đảng viên trên địa bàn xã nói riêng và cả nước nói chung. Trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta. Qua đó, tập trung khảo sát phân tích, đánh
giá thực trạng về giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở xã Đông Xuân
hiện nay. Trên cơ sở đó đề tài đề ra một số giải pháp cơ bản, chủ yếu trong
công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở xã Đông Xuân hiện nay;
Xây dựng đội ngũ cán bộ và những giải pháp tiếp tục đổi mới công tác cán bộ
của Đảng và sự vận dụng quan điểm của Đảng, tiếp tục phát huy qui chế dân
chủ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở xã Đông Xuân nói riêng và huyện
Đông Son nói chung trong giai đoạn hiện nay.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cửu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Công tác cán bộ và giáo dục đạo đức cho cán
bộ, đảng viên ở xã Đông Xuân, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu . Trong khuôn khổ đề tài về phương pháp
nghiên cứu xây dựng Đảng và chính quyền nhả nước, chỉ tập trung nghiên
cứu công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ xã Đông
Xuân, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh hóa hiện nay.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Đe tài sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Lịch sử, lô gic, phân
tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn và đặc biệt là coi trọng
phương pháp tổng kết thực tiễn.
6.

ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


Hệ thống khái quát được thực trạng về công tác giáo dục đạo đức cho
cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ xã Đông Xuân hiện nay và đề ra một số giải
pháp cụ thể về công tác cán bộ và công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng
viên trong những năm tiếp theo.


7.

Kết cấu đề tài: gồm có 3 phần : Phần một là mở đầu, phần hai

là nội dung phần ba là kết luận trong phần nội dung : gồm có 3 chương bao
gồm như sau:


CHƯƠNG 1
MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC

••••

CHO CÁN Bộ, ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ XẴ ĐÔNG XUÂN,
HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY.
l.l.

Vị trí và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho

cán bộ, đảng viên.
Xây dựng đội ngũ cán bộ là một trong những mặt chủ yếu trong xây
dựng Đảng, cán bộ là thành tố của tổ chức là linh hồn và động lực của tổ
chức, do chính nhu cầu của công tác tổ chức cần phải đảm bảo hiệu quả lớn

nhất cho lãnh đạo và quản lý mà phải làm tốt công tác cán bộ vì nó là mặt
quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức. Nghị quyết trung ương
3 khoá VIII đã khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ là khâu
then chốt trong công tác xây dựng Đảng, được xây dựng trên những quan
điểm sau:
Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng.
Hai là, phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
Tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết
với nhân dân; tập họp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không
phân biệt dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở


nước ngoài.
Bổn là, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi
mới cơ chế, chính sách, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Năm là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của
nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào nhân dân
để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ.
Sáu là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ

cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của
các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Trước hết, đạo đức cách mạng, là sự kết tinh những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa đạo đức văn hóa của nhân loại.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi trọng
đạo đức, hình thành nên những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong các mối
quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội.
1.1.2. VỊ trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ và giáo dục đạo
đức cho cán bộ đảng viên.
Người cách mạng thì phải có đạo đức, đạo đức trở thành nhân tố quan
trọng chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện
đạo đức cho con người, trước hết là cho mỗi cán bộ, đảng viên. Người nhấn
mạnh: “ Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mối đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, trí công,
vổ tư, phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là nười đầy tớ thật trung thành của nhân dân.... phải giữ gìn Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đối với mỗi con người, đạo đức là cơ sở là
nền tảng, để xây dựng lý tưởng sống, hướng cho con người sống có mục tiêu
và lý tưởng.
Nói chung người có đạo đức là người sống vì xã hội,sống vì hạnh phúc


cho người khác, sống để cống hiến mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội.
Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin
quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”.
1.2.

Quan điểm của Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo

đức.

Nhận thức vai trò chủ động, tích cực của đạo đức, ngay khi chuẩn bị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1927 trong tác phẩm Đường kách
mệnh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt lên trang đầu nội dung về tư
cách một người cách mệnh. Có thể coi đó là chuẩn mực đầu tiên cần có cho
những ai bước vào con đường cách mạng. Tư cách ấy có 3 nhóm vấn đề: tự
mình phải làm gì; đối với người phải thế nào; làm việc phải như thế nào.
Trong 14 điểm tự mình phải làm gì rất đáng chú ý như: Giữ chủ nghĩa cho
vững; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; ít lòng tham muốn
về vật chất; cần kiệm; vị công vong tư ... Có ý nghĩa sâu sắc, bền vững. Nhiều
thế hệ các chiến sĩ cách mạng, những đảng viên cộng sản đã giữ vững khí tiết
cộng sản, ý chí đấu tranh trên nền đạo đức đó.
Ngay từ khi đi tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng, chính
Nguyễn Ái Quốc là hiện thân của những tư cách đạo đức đó. Mùa xuân năm
1930 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó Đảng được
trang bị lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, những tư tưởng cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc và cả đạo đức mới - đạo đức cách mạng.
Với thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 Đảng Cộng
sản trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam. Ngay sau đó, trong bộ máy chính
quyền cách mạng các cấp đã xuất hiện những tiêu cực, những căn bệnh cần
phải loại trừ. Trong thư gửi chính quyền các cấp ngày 17-10-1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh như: Trải phép, Cậy thế, Hủ hoá, Tư
túng, Chia rẽ, Kiêu ngạo. Người nhấn mạnh: “Chúng ta không sợ sai lầm,
nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm
những lầm lỗi trên này, thì nên chú ỷ tránh đi, và gẳng sức cho thêm tiến bộ.


Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa, nếu không tự
sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc vô cùng khó khăn gian khổ đặt ra
những yêu cầu nghiêm khắc về tu dưỡng đạo đức cách mạng. Trong tác phẩm

sửa đổi lổi làm việc (10-1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc chỉ
ra những khuyết điểm, sai lầm của một số cán bộ, đảng viên với các bệnh
tham nhũng, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi địa
phương chủ nghĩa, bè cánh cá nhân... Người nhấn mạnh 5 đức tính tốt cần rèn
luyện đó là: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó là đạo đức cách mạng.
Sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954) và tiến lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng cầm quyền đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ, nặng nề. Điều đó
đòi hỏi cán bộ, đảng viên của Đảng phải có trình độ học vấn và lý luận nhất là
lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiểu biết về kinh tế, nắm bắt quy luật và
đặc điểm thực tiễn. Mặt khác phải tu dưỡng đạo đức nhiều hơn để khắc phục
những nguy cơ của Đảng cầm quyền. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
tác phẩm quan trọng: Đạo đức cách mạng. Người nêu rõ, đạo đức cách mạng
là: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ
chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện
tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục
vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi
việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê
bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí
mình tiến bộ”.
Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) nhấn mạnh nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nhằm đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nội dung
xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng được Đại hội đề cập toàn diện từ nâng
cao trình độ trí tuệ, lý luận, bản lĩnh chính trị đến đổi mới tổ chức, bộ máy,


công tác cán bộ, từ thực hiện tốt nhất những nguyên tắc tổ chức, hoạt động
của Đảng đến kiện toàn và đổi mới tổ chức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng,
từ đổi mới phương thức lãnh đạo đến nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Chất lượng đội ngũ đảng viên thể hiện ở trình độ học vấn, hiểu biết lý luận, ở
năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, ở khả
năng, trình độ chuyên môn cao và ở phẩm chất, đạo đức tốt. Rèn luyện về
phẩm chất đạo đức, nâng cao đạo đức cách mạng trở thành yêu cầu và nội
dung rất quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại hội X cũng thẳng
thắn chỉ ra rằng “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lổi
sổng, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cả nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong một bộ phận cán bộ công chức diên ra nghiêm trọng
Đe khắc phục tình trạng đó, đẩy mạnh công tác xây dựng, đổi mới,
chỉnh đốn Đảng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã và đang kiên
quyết chống tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu, vô cảm, vô trách nhiệm của
một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức. Từ ngày 1-6-2006 Luật Phòng,
chổng tham nhũng, lãng phỉ có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng để chống
tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X (7- 2006) đã ra nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chổng tham nhũng, lãng phí. Trung ương Đảng
nhấn mạnh quan điểm, vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Làm sao để tệ
nạn tham nhũng, lãng phí bị đẩy lùi, không còn diễn ra nữa. Đó là mong
muốn của toàn Đảng, toàn dân. Các giải pháp cơ bản đã được đề ra. Trong các
giải pháp đó, vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên là rất quan trọng và cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên, liên
tục, sâu sắc.
Ngày 7-11-2006 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về học tập và
làm theo tẩm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mà sau này là chỉ thị số 03 — CT
— TW về tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương


đạo đứ Hồ Chí Minh; Toàn Đảng thực hiện Chỉ thị đó với đợt sinh hoạt chính
trị học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh từ ngày 3-2-2007. Hồ Chí Minh

không chỉ nêu ra những nội dung, tiêu chuẩn của đạo đức cách mạng để mọi
đảng viên, cán bộ phấn đấu, rèn luyện, mà chính Người là hiện thân và nêu
tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.
Đạo đức Hồ Chí Minh trước hết là Người đã suốt đời “hết lòng hết sức
phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”, là tận trung với
nước, tận hiếu với dân. Nói đi đôi với làm, nêu cao trách nhiệm chổng chủ
nghĩa cá nhân...Đọc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho đồng bào là mục tiêu
phấn đấu của Người. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành. Một ngày mà đất nước chưa độc lập, thống
nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày Bác ăn không ngon, ngủ không yên.
Người đau nỗi đau của nhân dân, vui niềm vui và hạnh phúc của nhân dân.
Yêu nước, thương dân, một lòng tận tụy vì nước, vì dân, mở lòng mình hoà
vào cuộc sống của nhân dân.
Đạo đức Hồ Chí Minh là ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ, chấp nhận mọi hiểm nguy với niềm tin vào tương lai của cách mạng, của
đất nước, dân tộc, tin vào con người. Đó là một con người mà uy vũ không
thể khuất phục, gian khó chẳng thể chuyển lay, vật chất không thể cám dỗ. Ở
Hồ Chí Minh sáng ngời lý tưởng cộng sản, phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp,
công bằng, căm ghét những gì xấu xa, hư hỏng. Người kiên quyết chổng chủ
nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của mọi tiêu cực và những
căn bệnh xấu, chủ nghĩa cá nhân làm tha hoá con người:
Hồ Chí Minh đã sống “một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô
cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”. Người là hiện
thân của lòng nhân ải, vị tha, khoan dung, nhân hậu, của “muôn vàn tình thân
yêu” để lại cho muôn đời con cháu. “ Bác để tình thương cho chúng con, một
đời thanh bạch chang vàng son”. Người là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng


nhưng lại vỏ cùng khiêm tổn, giản dị, càng vĩ đại vì giản dị. Người luôn luôn

sống như một người bình thường, hoà đồng, gần gũi với nhân dân và không
chấp nhận bất cứ một đặc ân, đặc quyền, đặc lợi gì cho riêng mình, không
ham danh lợi, chức vụ, tiền tài. Hồ Chí Minh không có của cải, tài sản riêng
và trên ngực không một tấm Huân chương, dù cho Người đã đi xa nhưng là
thế hệ trẻ chúng em mỗi khi đọc những lời Bác dạy trong lòng mỗi người lại
thấy nao nao tình thương nhớ Bác “ Bác đã đi rồi sao bác ơi.. .nghìn thu
thương nhớ biết bao nhiêu”. Trước khi rời khỏi cõi vĩnh hằng, từ trái tim mình
Bác Viết: “ Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân,
toàn Đảng, toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh nên và nhỉ đồng. Tôi cũng
gửi lời chào thân ái đến các đồng chí. các bầu bạn và các cháu thanh niên
nhỉ đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn
dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thổng nhất,
độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đnags vào sự nghiệp cách
mạng thế giới. ” đó là những lời cuối cùng trong bản di chúc của Người. Suốt
đời Người học tập và làm việc không mệt mỏi để phụng sự Tổ quốc và nhân
dân. Trí tuệ Hồ Chí Minh là kết quả của sự học tập, nghị lực tự học phi
thường, học từ thực tiễn, từ sách vở, từ giá trị văn hoá của dân tộc và nhân
loại. Người vừa lao động vừa hoạt động cách mạng. Khi ở cương vị lãnh đạo
cao nhất vẫn tiết kiệm từng đồng tiền, hạt gạo, từng mẩu giấy, mẩu bút chì,
tranh thủ từng phút, từng giờ cho công việc. Ở Hồ Chí Minh là sự công minh,
chính trực, không thiên tư, thiên vị, đồng thời chứa chan tình yêu thương đối
với gia đình, họ hàng, quê hương, xứ sở, một con người trung hiếu vẹn toàn.
Đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa nói và làm. Người coi
trọng công việc thực tế mà nói ít. Đã nói là phải làm. Người trân trọng, khích
lệ những điều tốt đẹp những gương người tốt việc tốt. Người phê phán thói ba
hoa, nói suông, hứa suông mà không làm hoặc nói hay mà làm dở, nói một
đằng làm một nẻo. Người kết hợp mật thiết giữa lý luận với thực tiễn, vận
dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn Việt Nam và luôn luôn tổng kết thực tiễn



để trở thành lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên ý nghĩa đó, đạo đức đúng
như Lênin nói đã góp phần cải tạo, đẩy lùi cái xấu và xây dựng một xã hội tốt
đẹp.
Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh chắc chắn làm cho Đảng ta,
Nhà nước ta mạnh lên, chế độ ta và mỗi con người tốt đẹp thêm lên và tin
rằng sẽ ngăn chặn, đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi
thói hư, tật xấu khác làm cho công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ
nghĩa có thêm nhiều thành tựu mới, thực hiện thành công nguyện ước của Bác
Hồ.
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản vệt Nam.
Ngày 3-2-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo: “Nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng: “Để làm cho
tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Đảng ta phải
ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về
đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng
viên”. “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của
nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cả nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết,
tính tổ chức và kỷ luật”. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, cố
gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ.
Làm theo Di chúc của Người, trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn luôn chú trọng đổi mới, chỉnh đốn Đảng, coi xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt. Quan điểm nhất quán của Đảng là coi trọng đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện đảng viên cả về đức và tài trong đó đức là gốc. Đại hội X
Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) nhấn mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng nhằm đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nội dung xây dựng, đổi mới,
chỉnh đốn Đảng được Đại hội đề cập toàn diện từ nâng cao trình độ trí tuệ, lý
luận, bản lĩnh chính trị đến đổi mới tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, từ thực



hiện tốt nhất những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng đến kiện toàn và
đổi mới tổ chức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, từ đổi mới phương thức
lãnh đạo đến nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Chất lượng đội ngũ đảng
viên thể hiện ở trình độ học vấn, hiểu biết lý luận, ở năng lực tổ chức thực
tiễn, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, ở khả năng, trình độ chuyên
môn cao và ở phẩm chất, đạo đức tốt. Rèn luyện về phẩm chất đạo đức, nâng
cao đạo đức cách mạng trở thành yêu cầu và nội dung rất quan trọng trong
xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại hội X cũng thẳng thắn chỉ ra rằng “Tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá
nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ công
chức diễn ra nghiêm trọng”. Đen đại hội XI Đảng ta cũng đã chỉ rõ vấn đề.
Nghị quyết đại hội lần thứ tư ban chấp hành TƯ Đảng ( Khóa XI) “ Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Nghị quyết đã được đại đa số
cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất trí cao. Đạo đức cách
mạng của người cán bộ, đảng viên phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới
thành. Bác Hồ đã khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố.
Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Với thế hệ
trẻ ngày nay việc giáo dục rèn luyện đạo đức là cực kỳ quan trọng, nếu giáo
dục và rèn luyện tốt thì trở thành người có ích cho xã hội và gia đình còn nếu
ngược lại thì sẽ thành hiểm họa cho đất nước. Do vậy, tăng cường giáo dục cả
về lý luận và thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay là rất cấp
thiết.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN Bộ,







*

7

ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ XÃ ĐỒNG XUÂN, HUYỆN ĐÔNG SƠN,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY.
2.1. Đặc điểm tình hình của cán bộ, đảng viên ử Đảng bộ xã Đông
Xuân, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Đông Xuân là một xã nhỏ của huyện Đông Sơn với diện tích tự nhiên là
190,49 ha, trong đó có 92,5 ha là đất nông nghiệp còn lại đất ở và đất khác
quy mô dân số 2850 nhân khẩu được phân bổ ở 04 khu dân cư ( 04 thôn), với
vị trí địa lý thuận lợi có hai quốc lộ 45 và 47 chạy qua trên địa bàn với chiều
dài hơn 02 km, tiếp giáp với thị trấn Rừng Thông, trung tâm văn hoá, kinh tế,
chính trị của huyện, có trường phổ thông trung học Đông Sơn 1, trung tâm y
tế huyện, bệnh viện đa khoa, trung tâm giáo dục thường xuyên, chi cụ thuế
đóng trên địa bàn, toàn xã hiện có 15 công ty kinh doanh xây dựng và
135/665 hộ buôn bán kinh doanh ngoài ra với sự nhạy bén, năng động, sáng
tạo của nhân dân trên địa bàn trong những năm qua hoạt động buôn bán tại
chợ huyện thị trấn rừng thông được nhân dân linh hoạt tham gia đã và đang
cải thiện thu nhập cho gia đình và xã hội, các loại dịch vụ thương mại, sản
xuất, ngành nghề phát triển đa dạng, đời sống nhân dân từng bước được nâng
lên từ 5,1 triệu đồng năm 2005 lên 20 triệu đồng 2013; Văn hoá xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực 4/4/làng đạt danh hiệu làng văn hoá cấp huyện
trong đó có 01 làng đạt tiêu chí làng văn hoá cấp tỉnh, 2/2 trường đạt danh
hiệu cơ quan có đời sống văn hoá cấp huyện, xã đạt tiêu chí xã văn hoá huyện
năm 2008, các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT sôi nổi đặc biệt là trong

các dịp lễ lớn, các hoạt động trong dịp hội làng đầu Xuân...tạo không khí vui
tươi và hoạt động sinh hoạt tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng
an ninh tiếp tục được giữ vững, hoàn thành chỉ tiêu huấn luyện, tuyển quân và


giao quân hàng năm, phát huy sức mạnh của các tổ an ninh xã hội và toàn thể
nhân dân trong phong trào tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, do
đó tình hình ANCT và trật tự ATXH được giữ vững tạo điều kiện để thúc đẩy
phát KT - XH của địa phương.
về Đảng bộ: Tổng số đảng viên của Đảng bộ hiện nay là 114 đồng chí
sinh hoạt ở 08 chi bộ (04 chi bộ nông nghiệp, 04 chi bộ hành chính sự nghiệp)
có 28 đồng chí miễn sinh hoạt và công tác, 04 đồng chí dự bị, tinh thần trách
nhiệm và tinh thần gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong những
năm qua luôn được phát huy nhất là trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của địa phương, thực sự là hạt nhân lãnh đạo và tổ chức thực hiện các mục
tiêu chỉ tiêu đã đặt ra; công tác xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể
chính trị xã hội thường xuyên được quan tâm, hàng năm có 100% đoàn thể
đạt vững mạnh, chính quyền đứng ở tốp đầu, Đảng bộ nhiều năm liên tục đạt
tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
2.2.

Thực trạng công tác cán bộ và công tác giáo dục đạo đức cho

cán bộ, đảng viên ở xã Đông Xuân hiện nay.
Sau kiểm điểm theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 ( khoá XI) “ Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay” Ban chấp hành đảng bộ đã đề
ra 03 việc đến nay đã khắc phục gần song còn lại chưa bố trí được cán bộ
truyền thanh xã; Ban chấp hành đã làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí
sử dụng, quản lý và đánh giá cán bộ hàng năm và cả nhiệm kỳ vì thế ngày
càng có chất lượng, đảm bảo cơ cấu, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị

từng bước được nâng lên; đa số cán bộ được đào tạo rèn luyện có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh
thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành
các nhiệm vụ được giao; Kết quả đến nay số cán bộ công chức là 18 về văn
hoá có 18/18 đ/c có trình độ cấp 3 = 100%, về chuyên môn có: 12 đ/c có trình
độ trung cấp = 66,7%, 06 đ/c có trình độ đại học = 33,3%, về lý luận: 15 đ/c
có trình độ trung cấp = 83,3%, (hiện nay có 03 quần chúng). Thực hiện kết


luận số: 221 - KL/ HU ngày 17 tháng 10 năm 201 lcủa Ban Thường vụ huyện
uỷ về công tác cán cán bộ , trong những năm qua Đảng uỷ xã Đông Xuân đã
làn tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; đến nay có 08 đ/c đang học lớp đại
học vừa làm vừa học; 01 đ/c đang học cao đẳng, Hàng năm có 100% cán bộ
hoàn thành nhiệm vụ (trong đó hoàn thành tốt chiếm 40%, không có đồng chí
nào không hoàn thành nhiệm vụ); Nguồn cán bộ BCH Đảng uỷ, HĐND,
UBND và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các tổ chức được bầu đúng nguồn
quy hoạch và tín nhiệm cao. Những kết quả trong công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc triển khai, tổ chức
thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước, phát huy được tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộvào
tình hình thực tiễn của địa phương ngày càng sát đúng và hiệu quả, nâng cao
năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, ngày càng vững mạnh.
2.3

Nhận xét đánh giá chung * Ưu điểm :

Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong bối cảnh có những thời cơ thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó
khăn thách thức mới. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn đầy phức
tạp, đặt ra rất nhiều vấn đề cần quan tâm đến việc giáo dục đạo đức lối sống

cho cán bộ đảng viên. Đòi hỏi đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ,
đảng viên ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo
đức và năng lực trí tuệ, để tổ chức thực tiễn.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
thực hiện nghị quyết trung ương 4 ( khoá XI), mỗi cán bộ, đảng viên của
Đảng nguyện: trung thành và kiên định với đường lối độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức
thực tiễn, đủ sức đảm đương nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; giữ
gìn phẩm chất và đạo đức cách mạng, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, đi
sát cơ sở, đi đến những nơi khó khăn nhất, lắng nghe ý kiến của nhân dân,


phát huy sức mạnh, sáng kiến của đảng bộ và nhân dân để giải quyết những
vấn đề do cuộc sống đặt ra; có tinh thần cảnh giác, chủ động chống chủ nghĩa
cá nhân, có lối sống lành mạnh, giản dị và tiết kiệm; đẩy mạnh chống tham
nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác; đấu tranh chống diễn biến
hoà bình, các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch góp phần
bảo vệ đảng viên của Đảng do Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; xứng
đáng là cán bộ, công chức của Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây
dựng và vun trồng.
* Nguyên nhân của ưu điểm
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh không chỉ luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quan tâm rèn luyện đạo
đức cách mạng mà chính bản thân Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức
cách mạng. Người khẳng định: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức
cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng
chân chính”.
Được sự quan tâm của Ban thường vụ huyện uỷ, sự đoàn kết thống nhất
của đội ngũa cán bộ đảng viên của đảng bộ, sự chung lòng chung sức của
nhân nhân đóng góp tài, lực để xây dựng quê hương.

Đội ngũ cán bộ vẫn giữ vững phẩm chất đạo đưc, vẫn là tấm gương
sáng ngời về đạo đức cách mạng. Do đó nói về nguyên nhân của sự suy thoái
về đạo đức lối sống không phải do thiếu giáo dục mà dẫn tới, mà phải nói là
do thiếu bản lĩnh chính trị và không kìm chế được sự ham muốm của bản thân
mà dẫn tới suy thoái. Như bác Hồ đã nói “ Đạo đức không phải trên trời .. mà
đạo đức do giáo dục rèn luyện mà có..” Trong cuộc sống hằng ngày, người
cán bộ đảng viên chẳng những phải có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm
gương giúp nhân dân nhìn vào đó để làm điều đúng, điều thiện, chống lại thói
hư tật xấu ví dụ: Một đồng chí cảnh sát nhặt được một túi tiền ( 20 triệu) của
cô bán hàng nhưng đồng chí đã tìm trả lại cho cô bán hàng....
* Hạn chế:


Những biểu hiện rõ nhất của sự thoái hóa về đạo đức, lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là
chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, thực dụng, đang có xu hướng gia tăng. Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ về tác hại của chủ nghĩa cá nhân: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ
trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô,
lãng phí...”. Ở bài tham luận này, tác giả xin nêu ra một số biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân để dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên, đó là:
Trong làm việc, họ chỉ coi trọng lợi ích cá nhân, vun vén cho bản thân
mình, làm trái với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải đặt lợi ích của
Đảng, của dân tộc lên trên hết. Mục tiêu cuối cùng của họ là quyền lực, quyền
lợi cá nhân. Mọi khả năng tâm trí của họ dồn vào tranh giành quyền lực để có
lợi ích, bổng lộc nhiều hơn người khác.
Đó là lối sống thực dụng, chỉ thấy lợi ích trước mắt, chụp giật, xem nhẹ
lợi ích cơ bản, lâu dài; sẵn sàng nhận một ít tiền hoặc mấy lời tâng bốc rồi bán
rẻ lợi ích tập thể, quốc gia. Chủ nghĩa cá nhân đưa người cán bộ, đảng viên
đến hám danh, hám lợi, chỉ coi trọng lợi ích vật chất, xem nhẹ lợi ích tinh

thần, đạo đức và lối sống..
Một số cán bộ lãnh đạo quản lý chưa được đào tạo cơ bản, việc cập
nhật, bồi dưỡng kiến thức, nhất là kiến thức quản lý kinh tế ,quản lý nhà nước,
tin học ngoại ngữ, chưa được tiến hành thường xuyê. Một bộ phận cán bộ cốt
học để có bằng cấ, chưa chú ý đến chất lượng học tập, chưa gắn việc học tập
với hoạt động, rèn luyện trong thực tiế, nên bằng cấp tuy đủ chuẩn nhưng khả
năng tư duy, năng lục tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế.
Một bộ phận cán bộ có biểu hiện cơ hội, thực dụng, kèn cựa, địa vị cục
bộ, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí., ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm
niềm tin trong quần chúng. Nhận thức chính trị, trách nhiệm cá nhân của một
bộ phận cán bộ còn hạn ch, bảo thủ trì trệ, thõa mã, trông ch, ỷ lạ, thiếu kiên
quyết và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nên hiệu quả công tác


chưa cao.
Cán bộ trẻ , cán bộ nữa tỷ lệ còn thấp, một số cán bộ trẻ có biểu hiện
thực dụng, không chịu khó học tập, rèn luyện để trở thành cán bộ có đức có
tài, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Nhiều cán bộ lãnh đạo chưa gương mẫu, chưa nhìn thẳng vào sự thật để
phê bình và tiếp thu phê bình, trong phê bình còn nể nang, né tránh, không nói
thẳng , nói thật với đồng chí, đồng nghiệp.
Trong đánh giá cán bộ còn nể nang né tránh, chưa nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá chưa thật sự công tâm, khách quandaan chủ, công khai, tiêu chí
đánh giá cán bộ còn chưa rõ nét.
Chất lượng đào tạo cán bộ chưa cao, việc đào tạo có biểu hiện chạy
theo số lượng, đào tạo tại chức nhiều hơn đào tạo tập trung, bồi dưỡng cập
nhật kiến thức mới, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý vẫn là khâu yếu.
* Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
Công tác quản lý giáo dục cán bộ, đảng viên, ở Đảng ủy còn hiện tượng
nể nang, né tránh trong đấu tranh. Trong công tác đánh giá kiểm tra, giám sát

cán bộ đảng viên chưa chặt chẽ, đang còn hình thức, sức chiến đấu trong đảng
bị hạn chế, chủ nghĩa cá nhân vẫn còn...
Cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cấp
chưa thực sự chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, việc xác định
động cơ học tập chưa đúng đắn, không ít cán bộ, đảng viên ngại học tập,
nghiên cứu lý luận chính trị, chưa nắm chắc tình hình cơ sở, chưa giải quyết
kịp thời các ý kiến phản ánh, kiến nghị của nhân dân.
Hồ chí Minh đã dạy: “ Nói miệng thì ai cũng nói được, ta cần phải thực
hành....muốn làm được thì ta phải Quyết tâm, Trí tâm và đồng tâm” đó là lời
Bác đã nói. Xong ở mỗi một con người thì đều có mặt tốt và mặt xấu. Nếu
con người ấy mà được tu dưỡng rèn luyện giáo dục thường xuyên thì mặt tốt
sẽ phát huy.


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO CÁN Bộ, ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG Bộ XÃ ĐÔNG XUÂN,
HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY.
•7•

3.1.

Giải pháp về nhận thửc:

Để chấn chỉnh và kịp thời ngăn chặn thực trạng đó, thiết nghĩ rằng
Đảng ta cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể:
Cấp ủy và toàn thể đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng hành đầu của công tác
giáo dục chính trị tư tưởng nói chung và giáo dục đạo đức cách mạng nói

riêng , tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về
kết quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức cách mạng ở
địa phương, cơ quan, định kỳ tổ chức giao ban về nhiệm vụ này để nắm bắt
tình hình.
Trong chương trình hàng năm, cấp ủy, chính quyền cần xác định công
việc cụ thể nhằm gắn kết chặt chẽ công tác cán bộ, công tác giáo dục đạo đức,
công tác chính trị, tư tưởng với công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát
triển kinh tế , bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, lựa
chọn việc cấp thiết để chỉ đạo thực hiện.
Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện của mỗi cán bộ đảng viên phải
nói đi đôi với làm, nói và làm theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của
nhà nước, mở rộng dân chủ, có cơ chế phù họp để quần chúng góp ý xây dựng
cho cán bộ, đảng viên. Tăng cường chất vấn, đối thoại trong sinh hoạt Đảng,
sinh hoạt chuyên môn ở các cấp, đưa đối thoại giữa bí thư cấp ủy, thủ trưởng
cơ quan, đơn vị với cán bộ, đảng viên và quần chúng, trở thành việc làm
thường xuyên, nền nếp. kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện lợi dụng


dân chủ để lôi kéo, kích động quần chúng tuyên truyền xuyên tạc, gây chia rẽ
và làm mất ổn định địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tập trung chỉ đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hướng
mạnh vào hoạt động giáo dục chính trị, đạo đức cách mạng hướng mạnh về
địa bàn dân cư, chú trộng nâng cao trách nhiệm công dân, ý thức cộng dồngđế
phát huy sức mạnh toàn dân , hàng năm có công tác giáo dục chính trị tư
tưởng và đạo đức cho đoàn viên hội viên ; nắm bắt phản ánh kịp thời với cấp
ủy, giải quyết những vấn đề phát sinh trong đoàn viên, hội viên.
Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ của cán bộ đảng viên, việc thực hiện học tập đạo đức, ý thức tu dưỡng ,
phát hiện những nhân tố mới, gắn biểu dương khen thưởng, đồng thời uốn nắn
những biểu hiện không đúng .

3.3.

Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong

công tác giáo dục đạo đửc cho cán bộ, đảng viên hiện nay.
Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng gắn với phổ
biến, giáo dục pháp lueetj của nhà nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân,
chủ động đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, , bác bó các luận
điệu phản độn, làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù
địch.
Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức công tác quán triệt, triển
khaithuwcj hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng, phát huy mặt tích cực, hạn
chế những hạn chế khuyết điểm.
Quan tâm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử văn hóa và
cách mạng quê hương, đất nước, qua đó nâng cao niềm tự hào biến thành sức
mạnh nội sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiueenj đại hóa.
Trước hết cán bộ, đảng viên phải nhận thức đầy đủ và tự rèn luyện đạo
đức, nghiếm túc thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình trong Đảng, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn liền nâng cao với chất lượng


hoạt động của tổ chức cơ sở đảng. Mỗi cấp ủy, mỗi chi bộ có kế hoạch định
kỳ họp kiểm điểm đảng viên trong chi bộ về đạo đức lối sống, điều quan trọng
nhất là phải nêu gương trong sinh hoạt và công tác. Cán bộ, đảng viên phải
nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh và chỉ thị, nghị quyết và điều lệ đảng,
pháp luật nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, kiểm tra cấp ủy
cấp dưới về sinh hoạt đảng, về triển khai chỉ thị nghị quyết của cấp trên.
Lựa chọn , bố trí cán bộ làm công tác đảng phải là người có trình độ
năng lực, có uy tín với đảng bộ. chống chủ nghĩa quan liêu đặc quyền đặc lợi.
Người cán bộ phải có ý thức tổ chức kỹ luật nghiêm minh, có ý thức tự

phê bình và phê bình, giữ gìn sự thống nhất trong đảngvà liên hệ mật thiết với
nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, có lòng trung thành với đảng
với nhân dân.
Xây dựng được quy chế hoạt động của đảng bộ, của cấp ủy, thường
xuyên đổi mới hình thức sinh hoạt trong đảng cho phù hợp với địa phương,
tránh nhàm chán. Tăng cường công tác chỉ đạo ở cơ sở, Giám sát và kiểm tra
các hoạt động ở các chi bộ của địa phương.
Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ theo
định kỳ, chú trọng các nội dung giáo dục rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập
trường tư tưởng, đạo đức lối sống, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình ,
góp ý sữa chữa những biểu hiện lệch lạc, các vi phạm của đảng viên ngay từ
khi mới phát sinh và ngay tại chi bộ.
Thực hiện nghiêm túc việc khắc phục sữa chữa khuyết điểm theo tinh
thần nghị quyết trung ương 4 ( khóa XI) và những khuyết điểm mới phát sinh,
triển khai đồng bộ các giái phpas trong kế hoạch thực hiện chỉ thị 03 - CT/TW
của bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo
viên.


3.4.

Một số kiến nghị:

Đối với Huyện ủy: cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở các
đảng bộ về thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng.
cần đưa các nghị quyết sát thực phù hợp với thực tế của địa phương,
tránh dập khuôn máy móc, áp đặt.

Cần quan tâm đến cán bộ làm công tác Đảng ở cơ sở, nhất là cán bộ
văn phòng Đảng ủy chưa được biến chế về chế độ đải ngộ còn ít, do đó hiệu
quả chưa cao.
- Đối với đảng ủy xã Trong quá trình học tập và công tác theo em ở địa
phương thì cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây:
Tăng cường công tác đi xuống chi bộ, sâu sát với đảng viên để nắm bắt
tâm tư nguyện vọng của cán bộ đảng viên. Phát huy mọi nguồn lực cho công
tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Phát huy
truyền thống sống có đạo lý, sống có nhân nghĩa của ông cha.
Đảng ủy phải coi trọng việc giáo dục đạo đức là một trong những
nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng hiện nay ở đảng bộ thị trấn Rừng
Thông.
Cần quan tâm đến việc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiên nay, một mặt
vừa kết nạp những quần chúng ưu tú vào đảng nhưng mặt khác cũng sẳn sàng
loại bỏ những đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống ra khỏi đảng.Thường
xuyên cải tiến chất lượng sinh hoạt trong Đảng, đảm bảo nguyên tắc và tính
thống nhất trong đảng, tránh nói một đàng mà lại làm một nẻo.
Đối với chi bô trưc thuôc.
•••

Duy trì nề nếp sinh hoạt theo hướng dẫn số 09 — HD/BTCTW của ban
tổ chức trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ chú trọng nêu cao trách
nhiệm của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
KẾT LUẬN
Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành
công hay thất bại của cách mạng. Vì vậy, công tác cán bộ là một nội dung


trọng yếu, có ý nghĩa then chốt của công tác xây dựng đảng nói chung và
công tác tổ chức xây dựng đảng nói riêng. Ở nước ta, công tác cán bộ luôn đặt

ở trung tâm sự chú ý của Đảng. Đảng ta luôn quán triệt lời dạy của Bác Hồ
"cán bộ là gốc của mọi công việc", “công việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn
ra sức xây dựng một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, có năng lực đáp
ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ,
năng lực chuyên môn và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình
trạng bằng cấp chỉ để họp thức hoá tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc.
Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tăng cường chất
lượng, tinh giản biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội giai đoạn 2015-2020, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức
danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức, viên chức; giữa các độ
tuối, địa bàn, giới tính, dân tộc, lĩnh vực công tác; khắc phục tình trạng vừa
thừa, vừa thiếu cán bộ.
Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo
quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ; chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng
đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao
chất lượng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Huy động mọi
nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng thời gian tới cần tính
đến việc đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với những cán bộ, công chức
phục vụ hội nhập quốc tế. Có thể hình dung một số yêu cầu cơ bản về năng
lực đối với đội ngũ công chức này như sau: công chức hoạt động trong lĩnh
vực nào liên quan đến hội nhập quốc tế, nhất thiết phải có trình độ nghiệp vụ
sâu về từng lĩnh vực, nắm vững xu hướng phát triển của lĩnh vực mà mình
hoạt động; phải có hiểu biết rộng bao quát về chính trị-kinh tế- văn hoá-xã hội


- lịch sử; có trình độ về luật, kinh tế- thương mại- thị trường, và các mối quan

hệ quốc tế.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Muôn việc thành
công hay thất bại đều do cản bộ tốt hay kém ”, “Cản bộ là cái gốc của mọi
công việc ”, một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết
định. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở
xã Đông Xuân — huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa không chỉ góp phần xây
dựng một
nền hành chính trong sạch, vững mạnh mà còn có tác động tích cực đến
nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.


×