Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong vụ hè thu tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ VĂN ANH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TRONG VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN BA CHẼ
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ VĂN ANH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
TRONG VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN BA CHẼ
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Vũ Văn Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn thầy giáo GS.TS Trần Ngọc
Ngoạn đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài, cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Nông học, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại
học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện
Ba Chẽ - Tỉnh Quảng Ninh, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân
đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện
đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn./.
Thái nguyên, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn
Vũ Văn Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 4
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Quảng Ninh ........................................... 10
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .................. 13
1.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và ở Việt Nam ....... 16
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới ............................. 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai ở Việt Nam ............................. 19
1.4. Kết luận rút ra từ phần tổng quan ............................................................ 22
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 23

2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ......................................... 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
2.4.2. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................. 27
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 28
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 34

3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai thí
nghiê ̣m trong vụ hè thu tại xã Đồn Đạc và xã Thanh Lâm ..................... 34
3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai thí nghiệm . 34
3.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô lai thí nghiệm .............. 40
3.1.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai thí nghiệm ....................... 52
3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai
thí nghiệm................................................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 69

1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Đề nghị ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT


: International Maize and Wheat Improvement Center Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế

CV%

: coefficient of variation - Hệ số biến động

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc

IGC

: International Grains Council - Hội đồng ngũ cốc thế giới

LAI

: Leaf Area Index - Chỉ số diện tích lá

LSD

: Least-Significant Difference - Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Xác suất

QPM

: Quality Protein Maize - ngô hàm lượng Protein cao.

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 1961- 2014 ............. 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 .... 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2015.... 8
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2004 - 2015 ...................................................................................... 11
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô huyện Ba Chẽ giai đoạn
2004 - 2015 ..................................................................................... 14

Bảng 3.1: Thời gian từ gieo đến các thời kỳ phát dục và thời gian sinh trưởng
của các giống lai ngô thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2015............... 39
Bảng 3.2: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai thí
nghiệm trong vụ hè thu năm 2015 .................................................. 41
Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai thí nghiệm
trong vụ hè thu năm 2015 ............................................................... 46
Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của các giống ngô
lai thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2015 ........................................ 49
Bảng 3.5: Chiều dài bắp, đường kính bắp của các giống ngô lai thí nghiệm
trong vụ hè thu năm 2015 ............................................................... 51
Bảng 3.6: Tỷ lệ đổ rễ, gẫy thân của các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ
hè thu năm 2015 .............................................................................. 54
Bảng 3.7: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai thí nghiệm trong
vụ hè thu năm 2015 ......................................................................... 57
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai thí
nghiệm tại xã Đồn Đạc trong vụ hè thu năm 2015 ......................... 61
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai thí
nghiệm tại Xã Thanh Lâm trong vụ hè thu năm 2015 .................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
Bảng 3.10: Năng suấ t lý thuyế t và năng suấ t thực thu của các giống ngô
lai thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2015 ........................................ 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí

nghiệm tại xã Đồn Đạc trong vụ hè thu năm 2015 ................... 43
Biểu đồ 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí
nghiệm tại xã Thanh Lâm trong vụ hè thu năm 2015............... 44
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các
giống ngô lai tại xã Đồn Đạc trong vụ hè thu năm 2015 ........... 67
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các
giống ngô lai tại xã Thanh Lâm trong vụ hè thu năm 2015 ....... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây ngũ cốc
quan trọng, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng đứng thứ
hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Theo số liệu của FAO, năm
2014, diện tích trồng ngô thế giới đạt 183,32 triệu ha, năng suất bình quân
56,64 tạ/ha, sản lượng 1.038,28 triệu tấn. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin
là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng [26].
Theo quan điểm của các nhà khoa học hiện nay, việc tăng năng suất
cây trồng chủ yếu dựa vào giống và phân bón. Giống được coi là động lực
chính để tăng năng suất và sản lượng. Ngô lai là cây điển hình nhất về sự
thành công trong ứng dụng ưu thế con lai F1 trong nông nghiệp. Tại nước
Mỹ, năng suất ngô lai vuợt trên các giống ngô truyền thống từ 1,0 đến 6,0
tấn/ha/vụ, trung bình 2,0 tấn/ha. Người ta tính được rằng giống ngô lai góp
60% và kỹ thuật canh tác đóng góp 40% vào mức tăng năng suất ngô [19].

Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và
là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung
cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo
tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn và đảm bảo an ninh lương thực.
Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng
suất, sản lượng: năm 1995 có diện tích là 556,8 nghìn ha, năng suất đạt 21,1
tạ/ha, sản lượng 1.177,2 nghìn tấn; Năm 2015, diện tích ngô cả nước 1.179,3
nghìn ha, năng suất 44,8 tạ/ha, sản lượng 5.281,0 nghìn tấn [29]. Sở dĩ năng
suất ngô ở nước ta tăng nhanh như vậy là do sử dụng ưu thế lai vào giống
ngô thay thế giống ngô thụ phấn tự do trong sản xuất. Thực tế cho thấy sản
lượng ngô tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho chăn
nuôi trong nước. Hàng năm các công ty chế biến thức ăn gia súc phải nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

khẩu hàng triệu tấn ngô.
Tại Quảng Ninh, năm 2015 diện tích ngô là 48,4 nghìn ha; Năng suất
ngô bình quân đạt 39 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình cả nước 5,8 tạ/ha
[29]. Tại huyện Ba Chẽ, diện tích ngô cơ bản ổn định, trung bình khoảng 324
ha/năm; Năng suất ngô của huyện tăng từ 19 tạ/ha năm 2004 lên 36 tạ/ha vào
năm 2015, tăng 17 tạ/ha so với năm 2004. Tuy nhiên năng suất ngô của huyện
Ba Chẽ vẫn còn thấp, năm 2015 đạt 36 tạ/ha, bằng 80,4% năng suất ngô của
cả nước, bằng 92,3% năng suất ngô của tỉnh Quảng Ninh [4]. Phần lớn nông
dân vẫn sản xuất theo tập quán địa phương, diện tích các giống ngô địa
phương, giống ngô có năng suất, chất lượng thấp vẫn đang được nông dân

duy trì sản xuất chiếm tỷ lệ cao, rủi ro sản xuất cao; Đầu tư chăm sóc chưa
đảm bảo quy trình (lượng phân bón, thuốc bảo vệ, cách bón phân, cách phòng
trừ sâu bệnh hại,...), việc đầu tư phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hộ gia đình.
Nhằm góp phần xác định những giống ngô lai mới có năng suất cao,
khả năng thích nghi tốt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương góp
phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong vụ hè thu tại huyện Ba
Chẽ - tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được các giống ngô lai có năng suất cao, khả năng chống chịu
tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái tại huyện Ba chẽ tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai
thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô lai thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của
các giống ngô lai thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô lai thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được những giống ngô lai
có năng suất cao, phù hơ ̣p với điều kiện sinh thái của huyện Ba Chẽ - tỉnh
Quảng Ninh.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng cho các nghiên
cứu về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu ở cây ngô.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều
kiện sinh thái tại tỉnh Quảng Ninh.
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm khai thác hết tiềm
năng đất đai, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho các hộ nông
dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã
khảng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây
trồng phong phú, đa dạng chúng ta có thể thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và khắc phục những
hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của từng vùng, làm đa dạng hóa sản phẩm
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cây trồng là những tính trạng số
lượng, ngoài phụ thuộc vào giống chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn tác động
của điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, để có giống tốt đưa vào sản xuất phù hợp
với điều kiện sinh thái của từng địa phương thì trước khi đưa vào sản xuất cần
được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá tính khác biệt,
độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận thì mới lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vùng nhằm phát huy được các đặc tính tốt của giống mới và tránh những rủi
ro do giống không thích ứng với điều kiện sinh thái tại cơ sở sản xuất. Vì vậy,
khảo nghiệm là một trong những khâu rất quan trọng trong công tác chọn tạo
giống mới để đưa vào danh mục giống Nhà nước cho phép sản xuất và lưu
thông trong các vùng, các địa phương và mùa vụ thích hợp.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng xếp thứ hai và năng suất cao
nhất trong các cây ngũ cốc.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
giai đoạn 1961- 2014
Chỉ tiêu

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1961

105,56

19,42

205,03

2004

147,45

49,43

728,97

2005

148,04


48,21

713,68

2006

146,74

48,17

706,85

2007

158,39

49,88

790,12

2008

162,69

51,06

830,61

2009


158,74

51,67

820,20

2010

164,05

51,89

851,27

2011

171,38

51,77

887,13

2012

179,06

48,90

875,49


2013

186,02

54,71

1.017,75

2014

183,32

56,64

1.038,28

Năm

Nguồn: FAOSTAT - 2016 [26]
Qua bảng số liệu 1.1 cho chúng ta thấ y: Năm 1961, diện tích ngô toàn
thế giới đạt 105,56 triệu ha, năng suất 19,42 tạ/ha, sản lượng 205,03 triệu tấn,
đến năm 2014 diện tích trồng ngô thế giới đạt 183,32 triệu ha, năng suất bình
quân 56,64 tạ/ha, sản lượng 1.038,28 triệu tấn. Năng suất và sản lượng ngô
thế giới tăng dần qua các năm là nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6

trọt tiên tiến, năng suất ngô trên thế giới đã tăng 2,92 lần và sản lượng tăng
5,06 lần trong giai đoạn 1961 - 2014.
Qua bảng số liệu 1.2 cho thấy: Năm 2014, Trung quốc là nước có diện
tích trồng ngô lớn nhất thế giới (35,98 triệu ha). Hoa Kỳ là nước có sản lượng
ngô lớn nhất (361,09 triệu tấn); Một số nước có năng suất ngô cao như Các tiểu
vương quốc Ả rập (375 tạ/ha), Israel (340,98 tạ/ha), Ý, Đức, Hy lạp,... nhưng
sản lượng vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô không lớn. Nhờ ứng dụng rộng
rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện
các biện pháp kỹ thuật canh tác và ứng dụng những thành tựu của công nghệ
sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hóa và công nghệ tin học…
vào sản xuất ngô nên năng suất ngô của các nước ngày càng tăng.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước
trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Hoa Kỳ

33,64


107,33

361,09

Trung Quốc

35,98

59,98

215,81

Braxin

15,43

51,76

79,88

Mexicô

7,06

32,96

23,27

Ấn Độ


8,60

27,52

23,67

Ý

0,87

106,28

9,24

Đức

0,48

106,83

5,14

Hy Lạp

0,18

119,62

2,17


Israel

0,005

340,98

0,16

Nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Nguồn: FAOSTAT - 2016[26]
Theo FAO, việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất
cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần,
các nước xuất khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ 21. Xuất
khẩu ngô đã đem lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như Mỹ,
Trung Quốc, Achentina, Hungari,…[12].
Theo Hội đồng ngũ cốc Quốc tế IGC (International Grains Council),
năm 2015, tổng lượng ngô tiêu thụ trên thế giới là 969 triệu tấn, trong đó 111
trệu tấn dùng làm lương thực, 565 triệu tấn dùng làm thức ăn chăn nuôi, 265
triệu tấn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp; Dự báo tổng nhu cầu sử
dụng ngô trên thế giới vào năm 2020 là 1.062 triệu tấn, trong đó 118 trệu tấn
dùng làm lương thực, 622 triệu tấn dùng làm thức ăn chăn nuôi, 281 triệu tấn

dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp [28].
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ quan trọng
trước mắt và lâu dài, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất nông
nghiệp. Với điều kiện tự nhiên phong phú, cây ngô sinh trưởng phát triển và
phổ biến khắp các vùng trên cả nước. Trong những năm gần đây do giá trị
kinh tế và nhu cầu về ngô trong nước cũng như trên thế giới có xu hướng tăng
lên, sản xuất ngô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô có những bước tiến đáng kể.
Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2015 được
trình bày trong bảng số liệu 1.3, cho thấy: Sản xuất ngô của nước ta tăng
nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2003 cả nước trồng được
912,7 nghìn ha, năm 2015 là 1.179,3 nghìn ha, tăng hơn 266,6 nghìn ha so với
năm 2003. Việc tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp
với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

học đã khiến cho năng suất ngô liên tục tăng từ 34,4 tạ/ha năm 2003 lên 44,8
tạ/ha năm 2015. Sản lượng ngô đã tăng từ 3.136,3 nghìn tấn năm 2003 lên
mức 5.281 nghìn tấn năm 2015.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
trong giai đoạn 2003 - 2015
Chỉ tiêu


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2003

912,7

34,4

3.136,3

2004

991,1

34,6

3.430,9

2005


1.052,6

36,2

3.787,1

2006

1.033,1

37,3

3.854,5

2007

1.096,1

39,3

4.303,2

2008

1.140,2

40,2

4.573,1


2009

1.086,8

40,8

4.431,8

2010

1.126,9

40,9

4.606,3

2011

1.081,0

46,8

4.684,3

2012

1.118,2

42,9


4.803,2

2013

1.170,3

44,4

5.190,9

2014

1.178,6

44,1

5.202,5

Sơ bộ năm 2015

1.179,3

44,8

5.281,0

Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2016 [29]
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng ngành sản xuất

ngô Việt Nam đang có rất nhiều thách thức đặt ra, đó là: Tuy diện tích, năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân
chung của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn thấp, năm
2014 năng suất ngô của Việt Nam là 44,1 tạ/ha, bằng 77,9% năng suất bình
quân của thế giới và và rất thấp so với năng suất thí nghiệm.
Cùng với khoai mì, gạo vỡ, cám gạo, ngô là một trong những cây trồng
chính cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, các sản
phẩm từ ngô ở trong nước lại không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
trong những năm gần đây, khiến kim ngạch nhập khẩu ngô nước ta hàng năm
luôn ở mức 2 triệu tấn. Vì thế, các nhà chế biến ngô phải chịu áp lực lớn trong
việc tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh chóng của thị
trường. Tăng năng suất trung bình bằng việc sử dụng các giống cây trồng
năng suất cao được xem là phương án phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của
chính phủ trong việc tăng sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng ngô
của Việt Nam trong năm 2015 đạt 5,28 triệu tấn, giảm 34.000 tấn so với dự
báo do diện tích gieo trồng hạn chế, năng suất thấp do thời tiết bất lợi ở miền
Bắc và giá ngô quốc tế thấp. Diện tích thu hoạch trong năm 2016 ước đạt 1,3
triệu héc-ta, giữ nguyên so với những dự báo từ trước của Bộ. Đây là kết quả
của chính sách chuyển đổi sang trồng ngô tại những vùng mà việc trồng lúa
cho năng suất thấp. Tuy nhiên, do giá ngô trên thị trường quốc tế thấp nên
diện tích thu hoạch ngô trong năm 2017 của Việt Nam sẽ vẫn giữ nguyên ở
mức 1,3 triệu héc-ta. Với việc các giống ngô biến đổi gen dần dần được sử

dụng, năng suất ngô trung bình trong năm 2016 và 2017 được dự kiến lần lượt
đạt khoảng 4,6 và 4,8 tấn/ha. Nhìn chung, sản lượng ngô tăng chủ yếu là nhờ
năng suất trung bình cao hơn [24].
Tổng mức tiêu thụ ngô tại Việt Nam là rất lớn. Năm 2013, tổng mức tiêu
thụ ngô trong cả nước đạt 9,38 triệu tấn, năm 2014 đạt 12,71 triệu tấn và năm
2015 đạt 11,74 triệu tấn, trong đó chỉ hơn 10% được sử dụng làm thực phẩm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

làm giống hoặc sản xuất công nghiệp; hơn 85% còn lại chủ yếu được sử dụng
làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và phục vụ các mục đích khác.
Dù nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên sản xuất trong
nước cơ bản mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, khoảng 60% còn lại vẫn phải
nhập khẩu; trữ lượng xuất khẩu hiện chưa bằng 1/10 so với nhập khẩu [25].
Để đáp ứng nhu cầu ngô hiện nay cần phải tăng năng suất, sản lượng sản
xuất ngô của nước ta, những giống ngô lai năng suất cao từ 12 – 13 tấn/ha cho
những vùng trồng ngô có điều kiện thuận lợi và đạt từ 6 – 7 tấn/ha cho những
vùng trồng ngô khó khăn. Do đó việc nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai
năng suất cao, thích nghi với các vùng sinh thái là rất cần thiết.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Quảng Ninh
Cũng như các tỉnh thành trên Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh
nói riêng, ngô cũng là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa. Ngô chủ
yếu được trồng trên vùng đất trồng cây hàng năm bao gồm: Trồng trên đất 2
vụ lúa + 1 vụ ngô, 1 vụ lúa + 1 vụ ngô, đất trồng màu,...
Qua bảng số liệu 1.4 cho thấy: Diện tích gieo trồng của tỉnh hàng năm
ở mức ổn định là khoảng 6 nghìn ha, cao nhất vào năm 2008 lên tới 6,8 nghìn

ha. Hiện nay, với việc cải tiến các biện pháp canh tác, đưa các giống mới cho
năng suất cao vào gieo trồng, nên năng suất ngô của tỉnh không ngừng tăng,
năm 2004 năng suất ngô đạt 33,3 tạ/ ha đến năm 2015 đạt 39,0 tạ/ ha, tăng 5,7
tạ/ha. Do đó, sản lượng ngô cũng tăng, năm 2004 đạt 19,3 nghìn tấn, năm
2015 là 23,0 nghìn tấn, cao nhất là 24,0 nghìn tấn vào năm 2010.
Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông việc áp dụng quy trình kỹ thuật
mới, đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng cơ giới hóa vào
sản xuất tại các địa phương đã từng bước được nông dân quan tâm. Đánh giá
hiệu quả mô hình trồng các giống ngô trong năm 2015 như: NK4300,
NK6654, NK66,… tại các địa phương cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

so với việc trồng lúa, nhất là đối với vùng núi khi hầu hết diện tích gieo trồng
nguồn nước phải phụ thuộc vào nước mưa [15].

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2004 - 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha )


(tạ/ha)

(nghìn tấn )

2004

5,8

33,3

19,3

2005

6,4

34,5

22,1

2006

6,1

30,0

18,3

2007


6,3

33,7

21,2

2008

6,8

35,0

23,8

2009

6,3

35,9

22,6

2010

6,6

36,4

24,0


2011

6,3

37,8

23,8

2012

6,0

37,5

22,5

2013

5,8

38,4

22,3

2014

5,9

38,1


22,5

Sơ bộ năm 2015

5,9

39

23

Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2016 [29]
Tuy nhiên, phần lớn nông dân vẫn sản xuất theo tập quán địa phương,
việc lựa chọn các giống ngô phù hợp với từng địa phương chưa được quan
tâm, nông dân chủ yếu học hỏi nhau thông qua "nhìn" và làm theo mà chưa có
sự tìm hiểu sâu về đặc điểm từng giống ngô cụ thể, do đó diện tích các giống
ngô địa phương, giống ngô có năng suất, chất lượng thấp vẫn đang được nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

dân duy trì sản xuất chiếm tỷ lệ cao, rủi ro sản xuất cao; Đầu tư chăm sóc
chưa đảm bảo quy trình (lượng phân bón, thuốc bảo vệ, cách bón phân, cách
phòng trừ sâu bệnh hại,...) , việc đầu tư phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hộ gia
đình; Cơ giới hóa các khâu sản xuất trên cây ngô tạm dừng ở khâu làm đất,
các khâu gieo hạt, chăm sóc, làm cỏ, lên luống, bón phân, thu hoạch, tẽ hạt,

sấy khô và bảo quản chưa được áp dụng. Vì vậy, năng suất ngô trên địa bàn
tỉnh còn rất thấp, chất lượng ngô không đảm bảo do ngô thu hoạch thường
vào mùa mưa nên bị ẩm mốc, chi phí công lao động trong các khâu sản xuất
cao nên hiệu quả sản xuất ngô thấp [15].
Chính vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số
1374/QĐ-UBND ngày 22/5/2015 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi diện
tích lúa, màu kém hiệu quả sang trồng ngô cao sản tại các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2017, với quy mô gần 1.700 ha. Trong đó, huyện
Ba Chẽ là 1 trong 6 huyện thực hiện đề án với diện tích 300 ha. Năm 2015,
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình trồng 02 giống ngô
NK6654, NK4300 trong vụ hè thu tại các huyện Miền Đông cho kết quả tốt
năng suất đạt 50-60 tạ/ha. Ngoài ra một số địa phương trong tỉnh cũng thử
nghiệm thành công một số giống ngô lai như tại Huyện Tiên Yên năm 20152016 đưa vào 4 giống ngô mới là P4199, 30Y87, CP511, CP111 năng suất mô
hình đạt 60-70 tạ/ha.
Tiềm năng tiêu thụ ngô của tỉnh Quảng Ninh là rất lớn. Chỉ với 10 đơn
vị chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh đã tiêu thụ hết khoảng 64% tổng
lượng ngô sản xuất hàng năm của toàn tỉnh. Riêng Công ty Thiên Thuận
Tường hàng năm phải nhập hàng ngàn tấn ngô từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu,
thậm chí cả nước ngoài [15].
Thống kê tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm
2014 có khoảng 374.916 con lợn, gia cầm có 2.768.000 con, bò sữa khoảng
3.000 con và khoảng 20.100 ha nuôi thủy sản (khoảng 7.100 ha nuôi thâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

canh, công nghiệp); Như vậy, hàng năm sẽ cần khoảng 250.000 tấn thức ăn

chăn nuôi công nghiệp (bột ngô chiếm khoảng 100.000 - 150.000 tấn),
khoảng 12.000 tấn thức ăn nuôi công nghiệp thủy sản (chiếm khoảng >3.000
tấn bột ngô). Trong khi tổng sản lượng ngô hàng năm toàn tỉnh chỉ đạt khoảng
22 nghìn tấn, cho thấy để duy trì và phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
theo hướng tập trung, công nghiệp trong hiện tại và thời gian tới thì các đơn
vị sản xuất sẽ phải nhập một lượng lớn cám thức ăn nói chung và ngô nói
riêng từ ngoài tỉnh để phục vụ đảm bảo cho việc phát triển sản xuất [15].
Trong khi đó điều kiện phát triển cây ngô ở Quảng Ninh lại rất thuận
tiện. Đất đai khí hậu phù hợp với nhiều giống ngô cao sản hiện có tại Việt
Nam, giá ngô trên thị trường luôn ổn định từ 7.000- 7.500đ/1kg.
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Ba Chẽ là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh; có diện tích tự
nhiên 60.855,56 ha (Đất sản xuất nông nghiệp: 1.358,87 ha; Đất lâm nghiệp:
55.307,91 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 48,97 ha). Dân số toàn huyện có 4.316
hộ; gồm 19.580 nhân khẩu. Mật độ dân số trung bình 30 người/km2, thấp nhất
là xã Thanh Sơn (13 người/km2); Dân tộc thiểu số chiếm 80%. Mặt bằng dân
trí không đồng đều, lao động giản đơn còn phổ biến, tỷ lệ hộ nghèo, cận
nghèo cao khoảng 40%, Điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn [4].
Địa hình huyện Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông,
suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp
ít. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít, manh
mún, không tập trung, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, khó khăn
trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi,
nước sạch và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
Huyện Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.000 - 2.300 mm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





14

lượng mưa phân bố không đều trong năm. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8)
chiếm 85% tổng lượng mưa. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-230C, mùa đông dao động 12-160C,
mùa hè từ 26-280C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 khoảng 37,60C, thấp nhất vào
tháng 01, có năm xuống đến 10C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng
83%, cao nhất vào các tháng 3, 4 khoảng 88%, thấp nhất vào các tháng 11,12
khoảng 76%. Số giờ nắng trong năm dao động từ: 1.600 - 1.700 giờ/năm.
Khí hậu phân chia thành hai mùa rõ rệt dẫn đến tình trạng hạn hán kéo
dài vào đầu năm, giữa năm mưa lũ làm xói mòn, sạt lở đất, làm hư hại các
công trình giao thông, thuỷ lợi; cuối năm rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô huyện Ba Chẽ
giai đoạn 2004 - 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha )

(tạ/ha)

(tấn )


2004

328

19,0

624

2005

326

20,2

660

2006

313

20,3

635

2007

333

22,7


756

2008

361

22,2

803

2009

316

22,5

711

2010

307

26,6

817

2011

315


28,7

905

Năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

2012

324

29,9

969

2013

319

30,4

969

2014


324

32,2

1.044

2015

329

36

1.183

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Ba Chẽ - 2015 [4]
Qua bảng số liệu 1.6 cho thấy: từ năm 2004 đến năm 2014, diện tích
ngô của huyện Ba Chẽ cơ bản ổn định, trung bình khoảng 324 ha/năm. Do đặc
thù huyện miền núi, diện tích đất lâm nghiệp là chủ yếu, đất sản xuất nông
nghiệp ít, cây ngô được trồng trên đất ven sông suối vào vụ xuân (thu hoạch
trước mùa lũ) chiếm khoảng 88%, vụ hè thu chiếm 12%, không trồng được vụ
đông (do vụ mùa muộn, mùa đông sớm, nhiệt độ thấp). Năng suất ngô của
huyện tăng đều từ 19 tạ/ha năm 2004 lên 36 tạ/ha vào năm 2015, tăng 17 tạ/ha
so với năm 2004. Sản lượng tăng từ 624 tấn năm 2004 lên 1.183 tấn vào năm
2015, tăng 529 tấn so với năm 2004. Tuy nhiên năng suất ngô của huyện Ba
Chẽ vẫn thuộc nhóm năng suất thấp trong tỉnh Quảng Ninh, năm 2015 đạt 36
tạ/ha, bằng 80,4% năng suất ngô của cả nước, bằng 92,3% năng suất ngô của
tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2015, cơ cấu giống ngô của huyện Ba Chẽ là 30% ngô lai (chủ
yếu là giống LVN10, Bioseed 9698), 70% còn lại là các giống ngô địa

phương (tự để giống). Từ trước tháng 7/2015, Các giống ngô mới năng suất
cao chưa được quan tâm đưa vào trồng ở huyện. Trong vụ hè thu năm 2015,
Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thành công mô hình
trồng 2 giống ngô NK6654 và NK4300 với năng suất đạt 50 tạ/ha; Đến vụ
xuân năm 2016 đã nhân rộng được 44,6 ha 2 loại giống ngô này, cho kết quả
đại trà khoảng 45-50 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

Sản xuất ngô ở huyện Ba Chẽ cần được đầu tư phát triển nhiều hơn
nữa, tăng diện tích gieo trồng ngô bằng cách chuyển đổi những diện tích trồng
lúa, màu kém hiệu quả, tăng diện tích ngô hè thu, sử dụng các giống mới năng
suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái, thâm canh tăng năng suất, sản lượng
phục vụ vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung của huyện, của tỉnh.
1.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới
Nghiên cứu chọn tạo và đưa giống ngô lai vào sản xuất là thành tựu
khoa học nổi bật đối với nền nông nghiệp thế giới, nhờ đó tạo bước nhảy vọt
về năng suất ngô thế giới. Giống lai được đánh giá là có tính chất quyết định
tăng năng suất ngô, nó góp phần giải quyết nạn đói ở các nước đang phát triển
vùng châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh [7]. Nhờ những ứng dụng ưu thế lai
vào việc tạo giống ngô đã cải thiện đáng kể khả năng chống chịu của giống
như chịu hạn, chống đổ, kháng với một số sâu bệnh chính và đặc biệt có thể
trồng ở mật độ cao. Hiện nay, do những ưu việt của giống lai mà các nước
đang phát triển có xu hướng sử dụng giống lai tăng.
Theo Đặng Ngọc Hạ, người đặt nền móng cho tạo giống ngô lai quy

ước là G.H.Shull (1930). Ông là người đầu tiên đưa ra lý thuyết ưu thế lai và
tầm quan trọng của tự phối như là kỹ thuật trong cải tạo giống ngô. Từ đó
những giống ngô lai đầu tiên xuất hiện, được thương mại hóa từ những năm
1930 và đến nay sau hơn 80 năm ngô lai ngày càng được phổ biến rộng khắp
trên thế giới [6].
Ưu thế lai là hiện tượng tăng sức sống con lai đã được nghiên cứu bởi
nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên để giải thích cơ sở di truyền của
ưu thế lai ngày nay trên thế giới đang tồn tại nhiều thuyết khác nhau song các
thuyết trội (Bruce, 1910; Collins, 1921; Jones, 1917) và thuyết siêu trội (East,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×