SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ GIÁO ÁN TÍCH HỢP
BÀI “ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM”
Ở CHƯƠNG SÓNG CƠ VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Văn Trường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................3
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật đã đặt
ra những đòi hỏi phải đổi mới hệ thống giáo dục Việt Nam. Quan điểm về đổi
mới giáo dục đã được thể hiện rất rõ trong Luật giáo dục. Điều 28.2 có ghi
“Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh” [5]. Ngoài những đòi hỏi đổi mới dạy học trong giáo dục, là
những yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nước
ta đang đi trên lộ trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã và
đang gặp nhiều cơ hội và thách thức. Đặc biệt, đó là về nguồn nhân lực có trình
độ học vấn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa. Để đáp ứng
yêu cầu trên, người lao động cần trang bị cho mình kiến thức, năng lực và kỹ
năng cần thiết. Đấy là những phẩm chất thiết yếu của người lao động trẻ, yêu
cầu của sự hội nhập và phát triển. Dạy học tích hợp là nhằm đáp ứng được
những yêu cầu trên.
Dạy học tích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thoa của các mục
tiêu môn học khác nhau, có thể nói đó là “tình huống có ý nghĩa” đối với người
học. Thông qua đó góp phần hình thành nên các phương pháp, kỹ năng cơ bản
của người học như: lập kế hoạch, tiếp nhận, xử lí thông tin,...Ngoài ra, dạy học
tích hợp còn thiết lập được mối quan hệ về mục tiêu của các môn học, tinh giản
kiến thức, tránh sự lặp lại nội dung ở các môn học, tạo điều kiện để tổ chức hoạt
động dạy học đa dạng, tận dụng được các nguồn tài nguyên cũng như sự huy
động của các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục [5]. Bài “Đặc
trưng sinh lí của âm” là một chủ đề rộng lớn, gần gũi với đời sống hàng ngày
của học sinh. Từ những tiếng còi xe trên đường phố, đến những giai điệu ru
dương phát ra từ một loại nhạc cụ, hay đơn giản là tiếng nói trong giao tiếp hàng
ngày,...Những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc học sinh tiếp nhận và xử
lí thông tin của chủ đề về âm. Hơn nữa chủ đề này còn được nghiên cứu ở lĩnh
vực khác như sinh học, âm nhạc nên việc tổ chức dạy học tích hợp là cần thiết.
Một điều quan trọng quá trình dạy học tích hợp chủ đề "đặc trưng sinh lí của
âm" sẽ góp phần hình thành và rèn luyện cho người học những kỹ năng, năng
lực cốt lõi.
Tiết dạy học tích hợp không chỉ nhằm mục đích truyền thụ cho các em những
kiến thức mới, mà còn tạo điều kiện cho các em khả năng tự tìm tòi, tự lĩnh hội tri
thức, khả năng tự tin, ăn nói lưu loát trước đám đông. Đó là những yếu tố rất quan
trọng góp phần tạo nên sự thành công cho các em trong bước đường tương lai.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: Thiết kế giáo án tích hợp
bài “ Đặc trưng sinh lí của âm” ở chương Sóng cơ lớp Vật lí 12 chương trình
chuẩn để gây hứng thú học tập cho học sinh.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế giáo án tích hợp bài “ Đặc trưng sinh lí của âm” ở chương Sóng
cơ lớp 12 chương trình chuẩn để gây hứng thú học tập cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học bài
"Đặc trưng sinh lí của âm” ở chương Sóng cơ lớp 12 chương trình chuẩn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu tài liệu về nội dung, mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bài "Đặc
trưng sinh lí của âm” ở chương Sóng cơ lớp 12 chương trình chuẩn.
- Phương pháp điều tra.
+ Tìm hiểu việc dạy và học nhằm sơ bộ đánh giá thực tế dạy học bài "Đặc
trưng sinh lí của âm” ở chương Sóng cơ lớp 12 chương trình chuẩn.
+ Trao đổi với giáo viên, học sinh, dự giờ.
+ Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Pháp xử lí số liệu: Theo thống kê toán học.
5. Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: khẳng định sự cần thiết về tiết dạy học theo chủ đề tích hợp để
gây hứng thú học tập cho học sịnh.
- Về nghiên cứu áp dụng:
+ Xây dựng tiến trình dạy học bài "Đặc trưng sinh lí của âm" Vật lí 12
chương trình chuẩn để gây hứng thú học tập cho học sinh.
+ Xây dựng được công cụ câu hỏi, tiêu chí xác định tính tích cực tự chủ,
năng lực học tập hợp tác
+ Nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức cho học sinh về Vật lí, sinh học
và âm nhạc cho học sinh.
+ Nâng cao khả năng tự tìm tòi, tụ lĩnh hội tri thức và khả năng ăn nói lưu
loát trước đám đông của học sinh.
6. Bố cục của đề tài
Gồm có 3 phần:
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề tích hợp.
Chương 2. Thiết kế giáo án tích hợp dạy học bài “ Đặc trưng sinh lí của
âm” ở chương Sóng cơ lớp 12 chương trình chuẩn để gây hứng thú học tập cho
học sinh
PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
4
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.1. Dạy học tích hợp
1.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp (tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh:
Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở
những bộ phận riêng lẻ [4].
Theo từ điển tiếng Anh - Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary)
integration có nghĩa kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng
thể. Những phần những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.
Theo từ điển tiếng Pháp thì nghĩa của từ tích hợp có nghĩa là “gộp sát, sát
nhập vào thành một tổng thể” [4].
Theo từ điển tiếng Việt “Tích hợp” là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp.
Như vậy, có nhiều khái niệm về tích hợp được đưa ra nhưng nhìn chung tất
cả các khái niệm đều nêu lên tích hợp là sự hợp nhất giữa các bộ phận khác nhau
để đưa tới một đối tượng mới như một thể thống nhất trên những nét bản chất
nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng những thuộc
tính của các thành phần ấy [5].
1.1.2. Tích hợp môn học
- Tích hợp là một quan điểm lí luận dạy học: Tích hợp có nghĩa là sự hợp
nhất, sự kết hợp, sự hoà nhập…
- Tích hợp môn học có các mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ
thấp đến cao nhưng tựu chung lại có 4 loại chính sau:
+ Tích hợp trong nội bộ môn học: ưu tiên các nội dung của môn học tức
nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
+ Tích hợp đa môn: một đề tài nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau.
+ Tích hợp liên môn: trong đó chúng ta phối hợp sự đóng góp của nhiều
môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
+ Tích hợp xuyên môn: trong đó tìm cách phát triển ở HS những kỹ năng
xuyên môn, nghĩa là những kỹ năng xuyên môn có thể áp dụng được ở mọi nơi.
Tìm hiểu về nội dung kiến thức " Đặc trưng sinh lí của âm", ví dụ như vật
như thế nào thì phát ra âm, âm nhạc có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống mà
con người lại chế tạo ra một số lượng phong phú các loại nhạc cụ, hay con người
phát ra âm như thế nào, con người tiếp nhận âm thanh như thế nào,v.v. ta có thể
thấy kiến thức chủ đề Đặc trưng sinh lí của âm hoàn toàn xuất phát từ ngữ cảnh
đời sống, do đó trong đề tài này chúng tôi nhận thấy có thể dẫn dắt học sinh tìm
hiểu vấn đề với cách tích hợp xuyên môn chủ đề “Đặc trưng sinh lí của âm”.
1.1.3. Dạy học tích hợp
“Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó
toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực
rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho
5
quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động.
Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [1].
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết
hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học
khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý
luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [5].
Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết các tri thức các môn học, đó
là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận
dụng kiến thức, HS sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo.
Chủ đề tích hợp “Đặc trưng sinh lí của âm” hướng tới hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước như năng lực tự học, năng lực học
tập hợp tác và những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình học tập suốt đời,
giúp học sinh hòa nhập vào cuộc sống.
1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản sau:
- Tạo mối liên hệ kiến thức của các môn học với kiến thức thực tiễn, làm
cho quá trình học tập có ý nghĩa. Thực hiện dạy học tích hợp, các quá trình học
tập không bị cô lập với cuộc sống thường ngày. Không có sự tách biệt giữa nhà
trường và cuộc sống, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh,
được liên hệ với các tình huống cụ thể. Khi đó, học sinh sẽ nhận thấy ý nghĩa
của các kiến thức, kĩ năng, năng lực được lĩnh hội [4].
- Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cần
tránh đặt tất cả các quá trình học tập ngang bằng với nhau, do có những tri thức,
năng lực được cho là quan trọng hơn vì chúng cần thiết cho cuộc sống hằng
ngày và vì chúng là cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo. Do đó, trong quá trình
dạy học cần lựa chọn, sàng lọc các nội dung thiết thực với cuộc sống. Từ đó
nhấn mạnh và phân bố thời gian sao cho phù hợp với từng nội dung [4].
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh trùng lặp về nội dung
thuộc các môn học khác nhau [4].
+ Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học của
cùng một môn học hay của các môn học khác nhau. Đồng thời dạy học tích hợp
giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ
từng môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập, không chỉ là giảm thiểu khối
lượng kiến thức môn học mà còn phát triển hứng thú học tập cũng có thể xem
như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập của HS hiệu quả.
+ Đây cũng là tư tưởng sư phạm quan trọng: đào tạo học sinh có năng lực
đáp ứng được thách thức lớn của xã hội ngày nay là học sinh có được khả năng
huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một
cách hữu ích một tình huống xuất hiện, hoặc có thể đối mặt với một khó khăn
bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp.
+ Tư tưởng sư phạm đó gắn liền với việc phát triển năng lực giải quyết vấn
đề phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống [4].
6
+ Học sinh được sẽ dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể
và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ thiết thực cho
cuộc sống con người.
+ Thông qua các tình huống học sinh cần giải quyết sẽ nêu bật được cách
thức sử dụng kiến thức mà học sinh lĩnh hội được, tạo cơ hội để hình thành và
phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Làm cho
các quá trình học tập trở nên có ý nghĩa hơn.
+ Theo đó, khi đánh giá những điều học sinh lĩnh hội được, ngoài kiến thức
học sinh đã lĩnh hội được còn cần đánh giá về khả năng sử dụng kiến thức ở các
tình huống khác nhau trong cuộc sống. Khả năng đó được gọi là năng lực hay
mục mục tiêu tích hợp.
1.3. Các nguyên tắc giáo dục tích hợp
Theo tài liệu tập huấn Bộ GD và ĐT (2015), “Dạy học tích hợp ở THCS và
THPT”, việc lựa chọn nội dung tích hợp ở phổ thông cần theo các nguyên tắc sau [4]:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển năng lực
cần thiết cho người học. Từ đó hướng tới việc phát triển năng lực cho người học.
- Nguyên tắc 2: Đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực
và có ý nghĩa với người học. Để đáp ứng yêu cầu này, nội dung chủ đề tích hợp
cần tinh giản kiến thức hàn lâm, lựa chọn các tri thức đơn giản, gắn bó thiết thực
với đời sống. Tuy nhiên, các nội dung tri thức cũng cần cung cấp kiến thức nền
tảng cho người học thích ứng với xã hội đầy biến động và phải là cơ sở giáo dục
phổ thông để người học có thể học tập suốt đời.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của
khoa học kĩ thuật nhưng vừa sức với học sinh, nhưng phải tạo điều kiện cho học
sinh trải nghiệm và khám phá kiến thức.
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, thực tiễn, ứng dụng và quan tâm tới
các vấn đề xã hội mang tính địa phương. Nội dung dạy học tích hợp cần quan
tâm tới các vấn đề mang tính xã hội của địa phương để giúp cho các em có hiểu
biết nhất định về nơi mình sống, từ đó sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh
tế xã hội địa phương ngay sau khi tốt nghiệp.
- Nguyên tắc 6: Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chương
trình hiện hành. Các bài học/chủ đề tích hợp được xác định dựa vào những nội
dung giao nhau của các môn học hiện hành và những vấn đề giáo dục mang tính
quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh.
1.4. Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp
- Tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa .
- Tìm cách làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, thông qua
các năng lực hình thành cho học sinh, một mục tiêu tích hợp cho mỗi năm học
(trong một môn học hay một nhóm các môn học) [5].
- Thường tìm sự soi sáng của nhiều môn học.
- Sự cố gắng vượt lên trên các nội dung môn học, các nội dung chỉ đáng
chú ý khi chúng được huy động trong các tình huống [5].
7
1.5. Quy trình dạy học tích hợp
Quy trình để xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiện trải qua các bước:
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề
- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học chủ đề tích hợp.
- Bước 3: Dự kiến thời gian cho chủ đề, thời gian tiến hành trong năm học.
- Bước 4: Xây dựng nội dung của chủ đề tích hợp.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề.
- Bước 6: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
- Bước 7: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp và đánh giá hiệu quả của các
phương án dạy học đã thiết kế .
1.6. Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính
tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức và năng lực học tập hợp tác.
Có nhiều phương pháp dạy học cũng như kỹ thuật dạy học đã được áp dụng
vào dạy học Vật lí ở trung học nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ chiếm lĩnh
kiến thức và năng lực học tập hợp tác cho học sinh như [5]:
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học dự án.
- Dạy học theo góc.
- Dạy học theo trạm.
- Dạy học theo nhóm...
1.7. Thực trạng của dạy học tích hợp ở Việt nam hiện nay
Từ cuối những năm 80, thế kỉ XX vấn đề tích hợp đã được nghiên cứu và
đến năm 2000 đã bắt đầu được triển khai ở cấp tiểu học. Hiện nay đã có nhiều
môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để
nâng cao chất lượng giáo dục.
Chẳng hạn nhử ở THCS và THPT. Trong những năm qua, việc áp dụng
quan điểm tích hợp ở hai cấp học này vẫn còn đang được thử nghiệm trong
phạm vi hẹp.
Vấn đề kết hợp các nội dung giáo dục của một số môn theo một số nguyên
tắc nhất định để tạo thành môn học tích hợp cho cấp THCS đã được thực hiện
trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về đổi mới mục tiêu, nội
dung, phương pháp dạy học.
- Cấp THPT: Tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung nhưng cần thiết
giáo dục cho học sinh vào các môn học và hoạt động như đã làm trong chương
trình hiện hành.
Tóm lại, quan điểm dạy học tích hợp ở Việt Nam đã được quan tâm từ hơn 40
năm nay và đến nay quan điểm này vẫn được đề cao trong dạy học ở nước ta, bởi
những lợi ích quan trọng của nó đem lại cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, việc
thực hiện nó như thế nào để có hiệu quả không phải là điều đơn giản. Cần phải có
sự quan tâm toàn diện và triệt để của các cấp lãnh đạo trong việc đầu tư: về đội ngũ
chuyên gia nghiên cứu về tích hợp, cơ sở vật chất và thiết bị; việc biên soạn tài liệu
thích hợp cho giảng dạy và học tập; việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên [3].
8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ sự phân tích một số luận điểm về cơ sở lí luận của dạy học tích hợp
như: quan niệm về tích hợp môn học; khái niệm dạy học tích hợp; mục tiêu dạy
học tích hợp, nguyên tắc dạy học tích hợp; đặc trưng của dạy học tích hợp, các
cách tích hợp, quy trình tổ chức dạy học tích hợp và thực trạng dạy học tích hợp
ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, cho thấy tích hợp là một trong những
quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học
trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều
nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan
niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Thực hiện môn học tích
hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến
thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình
huống cụ thể, có ý nghĩa đối với học sinh. Cũng trên cơ sở phân tích về các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực, chúng tôi nhận thấy khi dạy
học tích hợp thì cần thiết phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực một
cách linh hoạt, đảm bảo tính phù hợp với mỗi chủ đề, mỗi đối tượng học sinh.
Tạo điều kiện tối đa để không những học sinh tự chủ chiếm lĩnh kiến thức mà
còn được bồi dưỡng, phát triển những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của
một xã hội vãn minh hiện đại. Kết hợp với toàn bộ cơ sở lí luận mà chúng tôi đã
nghiên cứu, cùng với việc nghiên cứu nội dung kiến thức về "Đặc trưng sinh lí
của âm", tôi thấy có thể vận dụng phương pháp dạy học tích cực để xây dựng
nội dung và thiết kế phương án dạy học chủ đề tích hợp “Đặc trưng sinh lí của
âm” ở trung học phổ thông. Vấn đề này được trình bày ở chương 2.
9
Chương 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN TÍCH HỢP BÀI “ĐẶC TRƯNG
SINH LÍ CỦA ÂM” VẬT LÍ 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
2.1. Mục tiêu dạy học.
2.1.1. Về kiến thức.
* Môn vật lý:
- Học sinh hiểu được nguồn gốc của âm và cảm giác về âm, nêu được
cường độ âm, mức cường độ âm và đơn vị đo mức cường độ âm.
- Nêu được mối quan hệ giữa đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lý của âm.
- Trình bày được phương pháp khảo sát những đặc điểm của sóng âm dựa
trên đồ thị dao động của nguồn âm.
- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng.
* Môn hóa học:
- Học sinh trình bày thành phần và cấu tạo vật chất, tính đàn hồi của chất.
* Môn sinh học:
- Học sinh nêu được cấu tạo và chức năng của tai, cấu tạo và chức năng của
thanh quản.
* Môn toán học:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức về logarit để giải bài tập mức cường
độ âm.
* Môn âm nhạc: - Hiểu được cấu tạo của một số dụng cụ âm nhạc.
2.1.2. Về kỹ năng.
* Môn vật lý
- Giải thích được vì sao các nhạc cụ lại phát ra các âm có tần số và âm sắc
khác nhau. Phân biệt được âm cơ bản và họa âm.
- Giải được bài tập về cường độ âm, mức cường độ âm.
* Môn hóa học:
- Học sinh biết phân biệt được vật liệu cách âm, vật liệu truyền âm tốt để
vận dụng trong đời sống.
* Môn sinh học:
- Học sinh có kỹ năng bảo vệ tai và họng, biết cách phòng tránh, chữa một
số bệnh về tai và họng.
- Học sinh có kỹ năng chống ô nhiễm tiếng ồn.
* Môn toán:
- Tính toán được một cách chính xác cường độ âm, mức cường độ âm do
nguồn âm gây ra tại một điểm xác định.
* Môn âm nhạc: - Học sinh biết cách cảm thụ âm nhạc.
* Kĩ năng sống: - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo
nhóm, kỹ năng thuyết trình.
2.1.3. Về tư duy, thái độ.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.
10
- Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn
Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, vào giải thích được một vài hiện tượng trong
thực tế liên quan đến sóng âm, nguồn nhạc âm. Từ đó tính toán được cường độ
âm, mức cường độ âm cần thiết để sử dụng, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe
và môi trường xung quanh.
2.2. Chuẩn bị
2.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng, tranh vẽ các hình ảnh, video clip âm nhạc, ô nhiễm tiếng ồn minh
họa cho bài giảng.
- Máy vi tính, máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint phục vụ cho bài dạy.
- Tài liệu về sự ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe của con
người, biện pháp phòng tránh tiếng ồn.
- Phiếu học tập.
2.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ, đọc và chuẩn bị trước bài " Đặc trưng sinh lí của âm"
- Chuẩn bị bài thuyết trình của nhóm theo sự phân công của giáo viên.
Nhóm 1: Tìm hiểu cấu tạo của dây thanh quản? Trả lời các câu hỏi ?
Câu 1: Tại sao giọng nam lại trầm, giọng nữ nghe thanh và cao hơn ?
Câu 2: Tại sao nam giới lại thường vỡ giọng tuổi dậy thì ?
Câu 3: Tại sao lại mất tiếng ? Nêu các biện pháp bảo vệ họng và tránh
viêm họng ?
Nhóm 2: Tìm hiểu cấu tạo của tai ? Trả lời các câu hỏi ?
Câu 1: Tại sao những phát thanh viên phụ trách mục kể chuyện đêm khuya
ở đài phát thanh thường là những phát thanh viên nữ ?
Câu 2: Giải thích hiện tượng ù tai và nêu cách bảo vệ tai ?
Nhóm 3: Tìm hiểu về một loại nhạc cụ dân tộc ? (đàn bầu).
2.3. Tổ chức các hoạt động học tập bài "Đặc trung sinh lí của âm”
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi 1: Em hãy nêu các đặc trưng vật lý của âm ?
Câu trả lời: Các đặc trưng vật lý của âm là: tần số, mức cường độ âm và
đồ thị dao động âm.
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết sóng âm là gì?
Câu trả lời: Sóng âm là những sóng cơ học truyền trong các môi trường
rắn lỏng, khí.
2. Tiến trình dạy học
Giới thiệu bài (1 phút)
Chúng ta đã biết rằng khi sóng âm truyền trong không khí đến tai chúng ta
sẽ tác động lên tai 1 lực nén biến thiên tuần hoàn. Dao động của màng nhĩ từ tai
ngoài truyền qua tai giữa đến tại trong và tác động lên các đầu sợi dây thần kinh
gây ra cho chúng ta cảm giác về âm. Tuy nhiên cảm giác về âm không chỉ phụ
thuộc vào các đặc trưng vật lí mà còn phụ thuộc vào các đặc trưng sinh lí của
âm. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các đặc trưng sinh lí của âm.
11
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV : Mở một đoạn nhạc cho HS lắng - HS lắng nghe và cảm nhận.
nghe. ( âm đồ, âm đố).
- GV: Các em hãy cho biết cảm nhận - HS: Nốt đồ trầm hơn nốt đố.
của mình về những âm nghe được.
- GV: Như vậy cảm nhận về sự trầm
bổng của âm gọi là độ cao của âm.
Hoạt động 1 (12 phút): Tìm hiểu độ
cao của âm [2].
- GV: Khi chúng ta nó bộ phận nào
trong cuống học đóng vai trò là nguồn
âm ?
- GV: Trình bày sơ lược về cấu tạo của
dây thanh quản [6].
- HS: lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ.
- HS: Khi chúng ta nói dây thanh quản
đóng vai trò là nguồn âm.
- HS: tiếp thu và ghi nhớ
- GV: Độ cao của âm là một đặc trưng - HS: Độ cao là một đặc trưng sinh lí
sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng Vật gắn liền với đặc trưng vật lí của âm đó
là tần số âm.
lí nào của âm ?
- GV: Để có giọng hát hay, giọng nói - HS: tiếp thu và ghi nhớ.
truyền cảm phụ thuộc vào cấu tạo kích
thước của dây thanh quản (bẩm sinh).
Tuy nhiên còn phụ thuộc vào quá trình
tập luyện thanh âm. Do đó các em phải
biết giữ gìn cổ họng của mình.
GV chú ý cho HS: Không thể nói tần - HS: tiếp thu và ghi nhớ.
số tăng gấp đôi thì độ cao cũng tăng
gấp đôi (độ cao không tỉ lệ thuận với
tần số) [2].
- GV: Yêu cầu HS nhóm 1 trình bày cấu - HS: lắng nghe nhóm 1 trình bày và trả
tạo của dây thanh quản? Trả lời các câu lời các câu hỏi [6].
hỏi ?
12
Câu 1: Tại sao giọng nam lại trầm,
giọng nữ nghe thanh và cao hơn ?
Câu 2: Tại sao nam giới lại thường vỡ
giọng tuổi dậy thì ?
Câu 3: Tại sao lại mất tiếng ? Nêu các
biện pháp bảo vệ họng và tránh viêm
họng ?
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của nhóm 1. - HS: tiếp thu và ghi nhớ.
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi - HS: Thực hiện.
trong phiếu học tập số 1.
- GV: Đưa ra đáp án chính xác cho các - HS: theo dõi và so sánh đáp án.
câu hỏi.
- GV: Yêu cầu HS đại diện nhóm 1,3 - HS: Đại diện HS nhóm nhận xét.
nhận xét nhóm 2,4 và ngược lại.
Hoạt độ 2 (12 phút): Tìm hiểu độ to
của âm [2].
GV đặt vấn đề: Trong ngôn ngữ hàng
ngày các em rất dễ bị nhầm lẫn giữa âm
cao với âm thấp, âm thấp với âm nhỏ.
Để trách sự nhầm lẫn đó, các em nghe
một đoạn nhạc ngắn sau.
- GV: mở cho HS nghe một đoạn nhạc
sau đó tăng Volume lên. Các em có nhận
xét gì ?
- GV: Cảm nhận về sự to nhỏ của âm
được mô tả bằng khái niệm Độ to của
âm.
- GV: Tại sao khi chúng ta tăng Volume
lên thì âm chúng ta lại nghe to và rõ hơn
không ?
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại công thức
tính mức cường độ âm ?
- GV lưu ý cho HS: Không thể lấy mức
cường độ âm làm số đo độ to của âm. Vì
khi đo L ta không loại trử khả năng có
cả hạ âm và siêu âm [2].
- HS: Lắng nghe đoạn nhạc.
- HS: Vì độ to của âm tăng theo mức
cường độ âm.
I
- HS: L( B) = lg I
0
- HS: tiếp thu và ghi nhớ.
13
- GV: + Giới thiệu thêm về siêu âm và - HS: tiếp thu và ghi nhớ.
hạ âm:
Một số loài vật có thể phát ra và cảm
nhận được sóng siêu âm như dơi, chó, cá
heo, dế. Cá voi, chim bồ câu… có thể
cảm nhận được các hạ âm. ….
+ Con người đã chế tạo ra được các máy
có thể phát và thu sóng siêu âm và hạ
âm, ứng dụng vào khoa học kỹ thuật, y
học.
- GV: Yêu cầu HS nhóm 2 trình bày cấu - HS: lắng nghe nhóm 2 trình bày và trả
tạo của tai ? Trả lời các câu hỏi ?
lời các câu hỏi.
Cấu tạo của tai [6]
Câu 1: Tại sao những phát thanh viên - HS : trả lời câu hỏi 1
phụ trách mục kể chuyện đêm khuya ở
đài phát thanh thường là những phát
thanh viên nữ ?
Câu 2: Giải thích hiện tượng ù tai và - HS : trả lời câu hỏi 2
nêu cách bảo vệ tai ?
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của nhóm 1 - HS lắng nghe và ghi nhớ nhận xét của
GV
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi - HS: Thực hiện.
trong phiếu học tập số 1.
- GV: Đưa ra đáp án chính xác cho các - HS: theo dõi và so sánh đáp án.
câu hỏi.
- GV: Yêu cầu HS đại diện nhóm 1,3 - HS: Đại diện HS nhóm nhận xét.
nhận xét nhóm 2,4 và ngược lại.
GV: Bổ sung một số kiến thức thực tiễn:
Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay.
- Nếu không có âm thanh, cuộc sống của - Ngưỡng nghe là mức cường độ âm
con người rất tẻ nhạt, nhưng thường nhỏ nhất mà tai có thể nghe được.
xuyên phải sống, làm việc trong môi Ngưỡng nghe phụ thuộc vào tần số âm
trường âm thanh, đặc biệt là những âm và tai người nghe.
14
có cường độ lớn thì sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe….
- Tiếng ồn 50dB làm giảm hiệu suất làm
việc nhất là lao động trí óc.
- Tiếng ồn 70dB làm tăng nhịp thở và nhịp
đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng
huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ
dày và làm giảm hướng thú lao động.
- Tiếng ồn 90dB gây mệt mỏi, mất ngủ,
tổn thương chức năng thính giác, mất
cân bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
- GV đặt câu hỏi: Các em hãy cho biết
các nguồn gây tiếng ồn và biện pháp làm
giảm tiếng ồn?
- GV: nhận xét bổ sung [6].
- Ngưỡng đau là giá trị cực đại của
cường độ âm mà tai ta có thể chịu đựng
được, ngưỡng đau không phụ thuộc vào
tần số.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, cử đại
diện trình bày.
- HS: Tiếp thu và ghi nhớ
- GV yêu cầu: Các em hãy nêu các biện - HS: thảo luận nhóm, đề suất biện
pháp làm giảm tiếng ồn.
pháp làm giảm tiếng ồn.
15
- GV nhận xét
- HS: tiếp thu và ghi nhớ
GV: Trình chiếu một số biện pháp làm
giảm tiếng ồn.
+ quy định mức cường độ âm cho phép
+ Quy hoạch kiến trúc hợp lý: xây dựng [6].
nhà máy xí nghiệp xa khu dân cư [6].
+ Sử dụng các thiết bị giảm âm, cách âm.
+ Biện pháp giáo dục
16
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu Âm
sắc [2].
GV : Mở một đoạn bài hát cho HS lắng - HS: cảm nhận và trả lời….
nghe. ( Ca sĩ Mỹ Tâm)
GV : Mở một đoạn nhạc cho HS lắng - HS: cảm nhận và trả lời….
nghe.( đàn bầu, đàn ghi ta)
GV: Yêu cầu: Các em hãy cho biết đoạn - HS: cảm nhận và trả lời….
nhạc trên là do loại đàn nào phát ra?
GV nhận xét : Đặc trưng của âm giúp
chúng ta có thể phân biệt được giọng hát
của từng ca sĩ, tiếng nhạc của từng loại
đàn… được gọi là âm sắc.
GV giới thiệu : Nếu đưa các tín hiệu
nhạc vào dao động ký điện tử ta sẽ thu
được đồ thị dao động âm tương ứng [6].
- Đặc trưng của âm giúp chúng ta có
thể phân biệt được giọng hát của
từng ca sĩ, tiếng nhạc của từng loại
đàn… được gọi là âm sắc.
- HS : Nhận xét dạng đồ thị dao động
của âm.
- Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị
dao động cuả âm.
GV bổ sung : Dạng đồ thị khác nhau
chứng tỏ li độ của dao động âm biến đổi
khác nhau, do đó ta nghe thấy âm có sắc
thái khác nhau .
- GV: Yêu cầu HS nhóm 3 trình bày
hiểu biết của mình về một loại nhạc cụ - HS: Đại diện nhóm 3 trình bày.
dân tộc . (đàn bầu).
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của nhóm 3.
- GV kết luận: Mỗi nhạc cụ có một bầu
đàn để cộng hưởng một số họa âm….. ,
tạo nên âm sắc riêng của nó. Mỗi người
chúng ta ai cũng có một giọng nói riêng,
âm sắc riêng là do ta cũng có một hộp - HS: tiếp thu và ghi nhớ.
cộng hưởng, đó chính là thanh quản.
[6].
17
Hoạt động 4 (3 phút): Củng cố kiến thức.
Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ.
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Mục tiêu: - Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo thông qua làm việc độc lập.
- Ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để
nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên sử dụng phiếu học tập yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
a). Độ cao là: ..................................................gắn liền với..........................
b). Thanh quản là:........................................................................................
c). Thanh quản được cấu tạo bởi:.................................................................
Câu 2: Chọn đáp án đúng
Hai âm có cùng độ cao có đặc điểm nào sau đây ?
A. Cùng biên độ
B. Cùng tần số
C. Cùng cường độ
D. Cùng công suất
18
ĐÁP ÁN
Câu 1: Điền vào chỗ trống
a). Độ cao là đặc trưng sinh lí gắn liền với tần số âm.
b). Thanh quản là: cơ quan phát âm và thở.
c). Thanh quản được cấu tạo bởi: các tổ chức sụn, sợi và cơ. Ngoài ra còn
có hệ thống mạch máu và thần kinh.
Câu 2: đáp án B
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Điền vào chỗ trống
a). Độ to là:.................................................gắn liền với.......................................
b). Tai gồm các bộ phận:......................................................................................
Câu 2: Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào ?
A. Tần số âm
B. Bước sóng
C. Cường độ âm
D. Tần số và mức cường độ âm
Câu 3: Chọn phát biểu đúng
A. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm
B. Hai âm có cùng độ cao khi chúng có cùng mức cường độ âm
C. Cảm giác về độ to của âm tăng tỉ lệ với cường độ âm
D. Âm có tần số 1000Hz cao gấp đôi âm, có tần số 500Hz
ĐÁP ÁN
Câu 1: Điền vào chỗ trống
a). Độ to là: một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với mức cường độ âm.
b). Tai gồm các bộ phận: vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ, tai giữa, tai trong
và vòi nhĩ.
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án A
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
Âm sắc là:.................................liên quan mật thiết với.............................
Câu 2: Hai âm có cùng tần số được phát ra từ hai nguồn âm có âm sắc khác
nhau là vì chúng có
A. Độ cao khác nhau
B. Độ to khác nhau
C. Năng lượng khác nhau
D. Đồ thị dao động âm khác nhau
Câu 3: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng
A. Tránh được tạp âm, giữ cho tiếng đàn trong trẻo.
B. Tăng độ to và độ cao của âm.
C. Vừa khuếch đại âm, vừa tạo âm sắc riêng của âm do đàn phát ra.
D. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.
19
ĐÁP ÁN
Câu 1: Câu 1: Điền vào chỗ trống:
Âm sắc là một đặc trung sinh lí liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm
Câu 2: Đáp án D
Cau 3: Đáp án C
2.4. Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………
……….
……………………………………………………………………………………
….
……………………………………………………………………………………
….
Duyệt của tổ trưởng
......................................................
......................................................
.......................................................
......................................................
.....................................................
Nguyễn Văn Trào
Người thực hiện
GV Lê Văn Trường
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua tiết dạy tích hợp bài “Đặc trưng sinh lí của âm” thu được những kết
quả sau:
- Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động tìm tòi, sang tạo của học sinh
bằng cách giao nhiệm vụ học tập cho các em tìm hiểu theo các chủ đề :
- Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của dây thanh quản ? Các biện pháp bảo
về họng…Từ đó giúp cho các em có kỹ năng để bảo vệ họng tốt hơn.
- Học sinh biết được sơ bộ về cấu tạo của tai, cách bảo vệ tai. Từ đó có kỹ
năng bảo vệ tai tốt hơn.
- Học sinh biết được sơ bộ về cấu tạo của các nhạc cụ dân tộc.
- Học sinh hiểu được các đặc trương sinh lí của âm.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng
xảy ra trong đời sống hàng ngày.
- Học sinh có ý thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường sống cũng
như tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường...
Trong năm học 2016-2017 tôi đã áp dụng đề tài trên đây ở lớp 12A2,
còn lớp 12A3 thì không sử dụng giáo án tích hợp để dạy. Kết quả thu được
như sau:
STT Lớp
Sĩ
số
Điểm
9-10
7-8
5-6
4,88%
3- 4
0
0
TB trở lên
1
12A2 41 22 53,66% 17 41,46% 2
41
2
12A3 41 13 31,71% 11 26,83% 10 24,39% 7 17,07% 34
100%
82,93%
Như vậy, kết quả trên cho thấy: với trình độ học sinh hai lớp tương đương
nhau, nhưng lớp được cung cấp các công thức để vận dụng và phân dạng rõ ràng
thì kết quả đạt được cao hơn nhiều so với lớp kia.
21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Quá trình thực hiện dạy học tích hợp Vật lí, toán học, hóc học, sinh học, âm
nhạc vào bài “Đặc trưng sinh lí của âm” ở nhiều lớp như giáo án trình bày ở
trên đã đạt được các kết quả sau:
- Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu, vận dụng kiến
thức và rèn luyện, phát triển tư duy hóa học cho học sinh, do đó đã góp phần
nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức về Vật lí, toán học, hóc học, sinh học,
âm nhạc…, giúp cho các em tự tin, khả năng giao tiếp, ăn nói lưu loát trước đám
đông, ý thức bảo về môi trường sống... Từ đó giúp các em hoàn thiện bản thân.
- Đẩy mạnh việc thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”; đổi
mới hình thức, phương pháp học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
2. Kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây. Tôi xin mạnh
dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
Đối với giáo viên: Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng ứng dụng công
nghệ thông tin, biết khai thác thông tin, hình ảnh, kiến thức liên quan với bài học
trên mạng Internet để từ đó có kế hoạch sử dụng phù hợp, có kĩ năng sử dụng
thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Đối với các trường THPT:
- Cần phải xây dựng hệ thống thư viện thật tốt và cung cấp nguồn tư liệu
thật phong phú cho giáo viên.
- Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như đầu tư trang thiết bị giảng
dạy hiện đại tới các phòng học.
- Có phương án để khuyến khích giáo viên mạnh dạn đầu tư cho bài giảng
trong đó có việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Tiếp tục cập nhật thêm tài liệu để có tư liệu môi trường phục vụ cho việc
lồng ghép vào các bài giảng Vật lí.
- Xây dựng hoàn chỉnh bộ giáo án lồng ghép nội dung tích hợp các môn
học cũng như về giáo dục môi trường cho lớp 10, 11, 12.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
LÊ VĂN TRƯỜNG
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, Hà
Nội 2015.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK Vật lí 12,, NXBGD, 2013.
[3]. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016, số
tư liệu 4509/BGDĐT – GDTrH.
[4]. Đinh Xuân Giang, Trường Đại học Thái Nguyên "Vận dụng tư tưởng sư
phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về Chất khí và cơ sở của nhiệt
động lực học (Vật lí 10 - Cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận
dụng kiến thức của học sinh" – Luận Văn Thạc Sĩ năm 2009
[5]. Lục Xuân Trường, Trường Đại học Thái Nguyên "Sử dụng phương pháp thực
nghiệm trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi dạy học chương các
định luật bảo toàn Vật lí cơ bản 10 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo của học sinh miền" – Luận Văn Thạc Sĩ năm 2014.
[6]. Nguồn tài liệu từ internet: "Hình ảnh về cấu tạo
của thanh quản, của tai, đồ thị dao động âm, các nguồn gây tiếng ồn, một số
cách làm giảm tiếng ôn"