Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 11 ở trường THPT cẩm thủy 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.91 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học
đã tạo ra được nhiều sản phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, y dược như: Tạo ra
các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra các chế
phẩm sinh học có số lượng lớn, giá thành rẻ ….
Mục tiêu của dạy học sinh học là truyền thụ những kiến thức phổ thông
cơ bản về thế giới sinh vật. Đó là kiến thức về cấu tạo các cơ thể sống, các quá
trình sống của sinh vật và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với
môi trường từ đó vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề
cụ thể trong thực tiễn cuộc sống nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của xã
hội. Do đó khi học bộ môn sinh học học sinh không những nắm được kiến thức
1


phổ thông cơ bản mà còn biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các
vấn đề có liên quan đến các hiện tượng, các quá trình sinh học xảy ra trong thực
tiễn cuộc sống đồng thời rút ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe cũng
như các kinh nghiệm sống để làm giàu cho bản thân gia đình và xã hội.
Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 11 chưa có phương pháp học tập
phù hợp do các em đang quen học theo thói quen cũ ở THCS, đó là phương pháp
vừa học vừa chơi, khả năng tiếp thu kiến thức chủ yếu do thầy cung cấp, do đó
khả năng nhận biết, thông hiểu kiến thức chưa sâu, khả năng vận dụng kiến thức
còn nhiều hạn chế.
Xã hội ngày càng phát triển, mục tiêu giáo dục cũng phát triển theo yêu
cầu mới đó là chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang chủ yếu trang bị
những phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc do đó phương pháp giáo dục cũng thay đổi theo hướng


chuyển từ “thầy làm trung tâm” sang “ lấy người học làm trung tâm”
Để “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự tin, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên” [1]. Để đáp ứng yêu cầu này người giáo viên phải tìm cho mình
phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với năng lực sở thích, nhu
cầu của người học.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 11, tôi nhận thấy bản thân
cần có cái nhìn mới về công việc, về mối quan hệ gữa giáo viên và học sinh,
giữa học sinh với nhau để giải quyết các vấn đề học tập nhằm tạo được sự hứng
thú, tích cực học tập của các em sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì
vậy trong quá trình giảng dạy bản thân luôn chú ý, tìm tòi để nắm được đặc điểm
tâm lí của người học từ đó khơi dậy ở các em những năng lực, những tư chất tốt
chưa được bộc lộ đồng thời lựa chọn những nội dung, phương pháp dạy học phù
hợp để kích thích các em tham gia vào quá trình học tập giúp các em nắm vững
kiến thức và vận dụng được kiến thức dã học vào thực tiễn cuộc sống để phát
triển toàn diện nhân cách nhằm đáp ứng mục têu giáo dục theo yêu cầu mới:“
học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung
sống”.Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài:
“Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn sinh học 11 để tạo hứng
thú và nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Cẩm thủy 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hướng dẫn thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số trò chơi học tập
trong dạy học Sinh học 11 để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát
hoá kiến thức, phát triển kỹ năng phán đoán của học sinh.
- Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động còn học
sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động
học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập Sinh
học.

- Củng cố niềm tin của học sinh vào kiến thức đó học từ đó hình thành ở
các em thế giới quan khoa học, hình thành các năng lực học tập như: quan sát,
2


phân tích tổng hợp, khái quát hoá kiến thức và năng lực hợp tác trong quá trình
học tập, từ đó hoàn thiện nhân cách ở các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các trò chơi được sử dụng trong dạy học sinh học 11 để làm tăng hứng thú
học tập cho học sinh .
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lý thuyết.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan sau:
- Các tài liệu về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm .
- Các tài liệu về sáng tạo trong dạy học, dạy học bằng trò chơi.
- Các tài liệu khoa học về chương trình SGK, sách thiết kế bài giảng và
sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học 11.
b. Nghiên cứu thực tế.
- Tìm hiểu thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên ở các
trường THPT bằng cách dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên cùng tổ chuyên
môn trong trường và các trường trong cụm.
- Tổ chức trò chuyện với học sinh để nắm được nhu cầu, sở thích của các em.
c. Thực nghiệm sư phạm.
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm một số bài có lồng ghép trò chơi trong
chương trình Sinh học 11.
d. Điều tra sư phạm.
Tôi tiến hành kiểm tra để khảo sát chất lượng học tập môn Sinh 11 trước
và sau khi vận dụng trò chơi trong dạy học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
Trong quá trình dạy học bản thân tôi nhận thấy, đa số học sinh có thái độ
thiếu tích cực trong học tập, các em thường không tự giác mà chỉ thực hiện
nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Vì vậy, để tạo được hứng
thú học tập ở học sinh là rất quan trọng, do đó tôi đã lồng ghép một số trò chơi
trong dạy học Sinh học 11 để tạo được hứng thú học tập giúp học sinh tích cực,
tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.Vì khi tâm lí các em thoải mái với các trò
chơi sôi động, phù hợp với tâm lí lứa tuổi có liên quan đến bài học thì sẽ tạo
được hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo để
giải quyết các vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống, do đó hiệu quả dạy học
được nâng cao. Mặt khác, thông qua quá trình tham gia các trò chơi mỗi học
sinh có thể hình thành và phát triển một số kĩ năng như: thuyết trình, phân tích,
tổng hợp, so sánh, kĩ năng làm việc theo nhóm, phát triển tinh thần đồng đội
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hứng thú trong học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối với
đối tượng của hoạt động học tập và sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết
thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú được biểu hiện ở sự tập trung cao
độ, do đó khi làm bất cứ việc gì chỉ cần có hứng thú chắc chắn sẽ đạt được hiệu
quả cao, trong học tập cũng vậy nếu có hứng thú thì học sinh sẽ đạt được thành
tích cao và có vốn kiến thức sâu rộng từ đó khơi dậy sự sáng tạo ở các em. Do
3


đó, nếu tạo được hứng thú học tập trong quá trình dạy học sẽ phát huy được tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và có ý nghĩa quyết định toàn bộ quá
trình tiếp thu kiến thức, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách người học.
Hứng thú không có tính thiên bẩm, không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh
nếu không được duy trì sẽ tự mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì phát
triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo
viên. Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành,

bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.Vấn đề đặt ra đối với giáo dục hiện
nay là làm thế nào để học sinh có được hứng thú học tập và có khả năng thích
ứng cao để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống? Đây là câu hỏi
đang đặt ra một thách thức lớn đối với giáo dục nói chung và nhà trường, giáo
viên nói riêng.
Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức
cho học sinh mà là người chỉ cho học sinh phương pháp tìm kiếm, chiếm lĩnh tri
thức một cách hiệu quả nhất đảm bảo cho việc học tập suốt đời của các em. Để
đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay, người học phải năng động, sáng tạo, có
kiến thức, có kĩ năng mang tính chuyên nghiệp để giải quyết mọi tình huống
diễn ra trong học tập và trong cuộc sống, còn người dạy không chỉ trang bị cho
các em kiến thức có trong sách giáo khoa mà cần hình thành ở các em năng lực
giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học diễn ra trong cuộc sống, biết vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản
thân gia đình và xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên phải không
ngừng học tập, không ngừng đổi mới để tìm ra phương pháp học tập phù hợp
với từng đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao của xã hội.
Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi học sinh có được cảm giác thoải
mái và tự giác tham gia học tập. Cảm giác thoải mái tồn tại khi học sinh tự tin
vào bản thân, nghĩa là có lòng tự tôn cao. Biết rõ mình có thể mắc lỗi là yếu tố
quan trọng có thể mang lại tiến bộ và sự phát triển, giúp học sinh có thể đương
đầu với khó khăn tốt hơn.
Học sinh học tập hiệu quả nhất khi có một cộng đồng học tập gắn kết và
có sự quan tâm lẫn nhau. Đây nền tảng cho cảm giác thoải mái của học sinh.
Những giáo viên dạy học có hiệu quả sẽ quan tâm đến từng học sinh với tư cách
là những cá thể độc lập và với tư cách của người học để biết được năng lực và sở
thích của học sinh, nơi ở và hoàn cảnh gia đình của các em, nắm bắt được những
mong muốn, khó khăn trong học tập của học sinh để từ đó tạo ra một môi trường
học tập gắn bó về tình cảm, về mặt kiến thức giữa các học sinh với nhau.

Việc “Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú và
nâng cao chất lượng học tập môn sinh học 11 ở trường THPT Cẩm thủy 3” là
một trong những biện pháp mang lại cảm giác thoải mái, gắn bó giữa các học
sinh giúp nâng cao chất lượng học tập.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Thuận lợi
* Về phía giáo viên :
- Có sức khỏe, có kiến thức và tâm huyết với nghề.
4


- Được giảng dạy đúng chuyên môn đã học nên phát huy được hết những
kiến thức, phương pháp được đào tạo.
- Trực tiếp giảng dạy môn sinh học khối 11 trường THPT Cẩm thủy 3nên
thực hiện được việc khảo sát và thống kê được ưu điểm của việc lồng ghép trò
chơi trong dạy học để tạo hứng thú học tập cho các em.
- Được tham gia dạy học và dự giờ tại trường nên có thể học hỏi và trao
đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp cùng môn từ đó phát huy được ưu
điểm và khắc phục được nhược điểm của bản thân.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học do
Sở giáo dục tổ chức nên tiếp thu được những phương pháp dạy học mới mang
lại hiệu quả cao.
- Thường xuyên cập nhật và tiếp cận các tài liệu dạy học trên mạng internet
nên có điều kiện để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với học sinh trường
THPT Cẩm thủy 3.
- Nhà trường chỉ học một buổi nên có thể ôn tập, phụ đạo thêm cho học
sinh vào các buổi chiều nhằm phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá
trình dạy học.
*Về phía học sinh:
- Được trang bị đủ sách giáo khoa.

- Đa số các em đều ngoan, có ý thức thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Một số gia đình thực sự quan tâm đến việc học tập của các em nên tạo
mọi điều kiện để các em được học tập và nâng cao kiến thức.
b. Khó khăn
* Về phía giáo viên:
- Cơ sở vật chất ở nhà trường còn nghèo nàn do thiếu các mô hình, mẫu
vật nên một số giờ thực hành chưa được thực hiện đầy đủ nên chất lượng các
giờ thực hành còn hạn chế.
-Thư viện nhà trường chưa có tài liệu tham khảo đầy đủ dẫn đến việc sưu
tầm tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy còn hạn chế.
*Về phía học sinh:
- Đa số học sinh còn ham chơi, chưa tự giác trong học tập, một số ít còn
nghỉ học vô lí do, không làm bài tập ở nhà và không đọc bài mới trước khi đến
lớp.
- Phần lớn học sinh đều là con em các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo
nên việc đầu tư để mua tài liệu học tập nhằm mở rộng kiến thức không được
thực hiện.
- Một số học sinh có điều kiện kinh tế gia đình khá giả lại tham gia các tệ
nạn xã hội như nghiện chơi game, nghiện thuốc lá, thường xuyên bỏ học để đi
đánh bi a hoặc tụ tập các quán gần trường để ăn quà vặt.
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Đa số các em thuộc diện hộ nghèo bố mẹ lại đi làm ăn xa nên việc quản lý,
động viên các em học tập còn hạn chế, bên cạnh đó một số gia đình có cả bố mẹ ở
nhà nhưng còn mải mê làm ăn và chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các
em.
5


- Học sinh trường THPT Cẩm thủy 3 là những học sinh thuộc vùng đặc
biệt khó khăn nên các em có thói quen học tập thụ động, lười học bài cũ và

không đọc trước bài mới, lười suy nghĩ nên việc tiếp thu kiến thức còn chậm
hoặc thường không tiếp thu được kiến thức cơ bản của bài học, dẫn đến không
hứng thú học tập và chán học.
- Một số gia đình chưa thực sự nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái
và phó mặc việc giáo dục, quản lý con mình cho nhà trường nên sự phối kết hợp
giữa gia đình và nhà trường để quản lý, giáo dục các em không thực hiện được.
- Nhà trường chưa có biện pháp cứng rắn trong việc xử lý một số học sinh
vi phạm nghiêm trọng về đạo đức để làm gương cho các học sinh khác nên đạo
đức học sinh ngày càng xuống cấp.
- Chính quyền địa phương chưa có biện pháp kiên quyết trong việc xử lý
các hộ kinh doanh quanh khu vực nhà trường nên dẫn đến nhiều học sinh bỏ học
vô lý do để ăn quà, chơi game….
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ,triệt để giữa gia đình nhà trường và xã hội
để cùng nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Từ thực trạng trên, để việc học tập môn sinh học đạt hiệu quả tốt hơn tôi
đã đưa ra biện pháp “lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn sinh học 11’’
để tạo hứng thú học tập cho các em, vì đa số học sinh ở lứa tuổi này đều rất
thích tham gia vào các hoạt động vui chơi, do đó các em có hứng thú học tập
hơn, tự giác hơn, ghi nhớ tốt hơn và củng cố được niềm tin của các em vào kiến
thức đã học, từ đó các em sẽ yêu thích môn sinh 11 nói riêng và bộ môn sinh
học nói chung .
c. Khảo sát chất lượng học sinh:
Qua khảo sát về ý thức học tập bộ môn tôi thấy:
Đa số học sinh không có hứng thú học tập môn sinh học đặc biệt là môn
sinh học 11 do đó chất lượng học tập chưa cao.
Kết quả khảo sát đầu năm học về chất lượng học tập môn sinh học ở lớp
11A6 tại trường THPT Cẩm thủy 3 như sau:
Lớp

Sĩ số


Điểm <5
Điểm 5-6
Điểm 11-8 Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A6
38
12 31.5
20 52.6
6
15.
8
3
119
Từ kết quả khảo sát ban đầu tôi thấy thì tỉ lệ học sinh yếu kém quá cao so
với yêu cầu đưa ra và chiếm tới 31.58 % trong khi đó tỉ lệ học sinh khá còn thấp,
chiếm 15.9% và không có học sinh giỏi.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
A. Giải pháp 1: Sử dụng trò chơi truyền tin.
- Mục đích :
Tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện giữa học sinh với học sinh từ đó
giúp các em ghi nhớ tốt hơn đồng thời hình thành và phát triển năng lực hợp tác
giữa các em.

-Thể lệ trò chơi:
6


1. Những người tham gia chia thành 2, 3 hay nhiều đội sau khi chọn ra
một người làm chỉ huy.
2. Người chỉ huy sẽ mời người đại diện các đội lên và đưa cho người đại
diện một tờ giấy có ghi một số câu nào đó. Ví dụ: “ Cá hô hấp bằng mang” hay
“ Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí ”….
3. Sau khi người chỉ huy phát ra mệnh lệnh bắt đầu trò chơi, những người
đại diện sẽ nhanh chóng trở về đội mình và nói thầm câu đó với người ngồi kế
bên, cứ như vậy cho đến người cuối cùng.
4. Người cuối cùng ở mỗi đội sẽ nói to câu mà mình nghe được, chắc
chắn sẽ có ít nhiều sai lệch so với câu ban đầu của người chỉ huy. Người được
cử viết lại những đáp án mình nghe được sẽ viết lại những câu mình nghe được
lên bảng.
5. Đội nào truyền tin chính xác nhất và được nhiều câu đúng nhất sẽ là đội
thắng cuộc. Trò chơi này thường làm rộ lên những chuỗi cười vui vẻ khi một đội
nào đó truyền nhầm tin.
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này thường được dùng khi dạy các kiến thức liên quan đến cấu
tạo, chức năng hoặc tập tính của sinh vật.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 16 “Tiêu hóa ở động vật(tt) ” để củng cố nội dung bài học tôi đã
áp dụng trò chơi truyền tin như sau:
1. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em đứng thành vòng tròn. Sau đó
chọn ra một người chỉ huy.
2. Người chỉ huy mời người đại diện các đội lên và đưa cho người đại
diện đọc những câu ghi trong tờ giấy sau đó người đại diện ghi nhớ những câu
đó trong vài giây.

Cụ thể:
+ Nhóm 1: Tờ giấy ghi về cấu tạo của bộ răng động vật ăn cỏ: Răng hàm
to, răng nanh nhỏ, răng cửa bè
+ Nhóm 2: Tờ giấy ghi về cấu tạo của động vật ăn thịt: Răng cửa nhọn,
răng nanh to, răng hàm nhỏ sắc.
+Nhóm 3: Tờ giấy ghi về đề cấu tạo dạ dày kép ở đọng vật ăn cỏ: Dạ dày
4 ngăn gồm: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
3. Sau khi người chỉ huy phát ra mệnh lệnh bắt đầu chơi, những người đại
diện sẽ nhanh chóng trở về đội mình và nói thầm những câu mà người đại diện
nhớ được với người đứng kế bên, cứ truyền nhau như vậy cho đến người cuối
cùng.
4. Người cuối cùng ở mỗi đội sẽ nói to những câu mà mình nghe được,
người được cử viết lại những đáp án mình nghe được sẽ viết lại những câu mình
nghe được của đội mình lên bảng.
5. Đội nào truyền tin chính xác nhất, nhanh nhất và nhiều câu đúng nhất
sẽ là đội thắng cuộc.
B. Giải pháp 2: Sử dụng trò chơi gắn chú thích cho tranh, hình nhanh nhất.
- Mục đích:
7


+ Học sinh xác định nhanh vị trí và gọi tên được các cơ quan, hệ cơ quan
trên tranh (hoặc mô hình) của cơ thể sinh vật.
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình, tác phong nhanh nhẹn của học
sinh.
+ Củng cố và khắc sâu kiến có liên quan đến cấu tạo cơ thể sinh vật.
- Thể lệ trò chơi:
1. Những người tham gia trò chơi sẽ được chia thành 2 đội, mỗi đội có 3-5
học sinh tương đương với phần chú thích trên tranh hoặc mô hình.
2. Giáo viên phát cho mỗi đội một mô hình (hoặc tranh câm) kèm theo các

mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan của cơ thể sinh vật có kèm băng
dính ở phía sau.
3. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì thành viên đầu tiên của mỗi đội sẽ gắn
một mảnh bìa chú thích cho một bộ phận trên mô hình (hoặc tranh câm) của đội
mình sau đó về chỗ để thành viên tiếp theo của đội mình lên gắn tiếp. Cứ như
vậy đội nào hoàn thành chính xác và nhanh nhất thì đội đó thắng.
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này thường được áp dụng khi dạy bài mới,củng cố hoặc ôn tập các
kiến thức có liên quan đến cấu tạo, quá trình sống bên trong cơ thể sinh vật.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 22: ôn tập chương I, thay vì cho học sinh đọc thông tin, trả lời
các câu hỏi liên quan đến quá trình sống ở thực vật tôi cho học sinh chơi trò chơi
gắn chú thích cho tranh hình như sau:
- Học sinh tham gia chơi được chia thành 2 đội và xếp thành 2 hàng.
- Giáo viên phát cho mỗi đội một tranh câm hình 22.1 (Mối quan hệ dinh
dưỡng ở thực vật) và các mảnh bìa ghi chú thích tên các quá trình ở thực vật có
kèm băng dính ở đằng sau để dính vào tranh câm. Mỗi quá trình được ghi trên
một mảnh bìa, đó là các quá trình sau: thoát hơi nước, quang hợp, dòng mạch
gỗ, dòng mạch rây.
- Khi giáo viên hô “bắt đầu’’thì học sinh đầu tiên của mỗi đội sẽ lên gắn
chú thích cho một quá trình ở tranh câm của đội mình sau đó về chỗ để thành
viên tiếp theo lên gắn tiếp. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định, đội nào
hoàn thành nhanh hơn và chính xác hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Như vậy thông qua trò chơi này học sinh cũng cố kiến thức về các quá
trình sống một cách nhẹ nhàng thoải mái, do vậy các em sẽ ghi nhở nhanh hơn
và tốt hơn so với việc đọc thông tin và trả lời các câu hỏi có liên quan đến cấu
tạo của thỏ.
C. Giải pháp 3: Sử dụng trò chơi chức năng.
- Mục đích:
Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh của học sinh, tạo không khí thoải khi

tiếp thu các kiến thức có liên quan đến chức năng của các bộ phận trên cơ thể
sinh vật .
- Thể lệ trò chơi:
1. Những người tham gia trò chơi được chia thành 2 đội và đứng xếp
thành hai hàng để cùng quan sát một mô hình hoặc một tranh về sinh vật.
8


2. Khi giáo viên nêu tác dụng của một bộ phận nào đó trên cơ thể sinh vật
thì người chơi phải chỉ đúng và nói tên của bộ phận đó trên tranh (hoặc mô
hình).
3. Nếu giáo viên nêu tác dụng của một bộ phận nào đó nhưng lại chỉ sai
thì người chơi phải chỉ lại cho đúng bộ phận đó trên tranh (hoặc mô hình).
4.Đội thắng cuộc sẽ là đội trả lời đúng được nhiều câu hỏi nhất .
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này thường dùng khi củng cố các kiến thức có liên quan đến cấu
tạo của sinh vật để thích nghi với môi trường sống.
- Ví dụ minh họa:
Để dạy phần hệ tuần hoàn kín: đơn và kép tôi sử dụng trò chơi chức năng
như sau :
+ Học sinh tham gia chơi được chia thành hai đôi và xếp thành hai hàng
để quan sát mô hình cá nhằm xá định lại vị trí các loại vây cá.
+ Khi giáo viên hô “động mạch phổi’’ và chỉ vào tĩnh mạch chủ thì người
chơi sẽ nêu lại“vận chuyển oxy về tim’’ và chỉ vào động mạch phổi mô hình
18.3. Nếu giáo viên hô“Tim” thì người chơi phải chỉ vào Tim và nêu được chức
năng là: Đẩy máu đi nuôi cơ thể. Tương tự, nếu giáo viên hô “trao đổi chất giữa
máu và tế bào” người chơi phải chỉ vào Mao mạch. Kết quả cuối cùng đội nào
trả lời đúng được nhiều câu hỏi nhất thì đội đó thắng và được thưởng bằng cách
cho điểm .
D. Giải pháp 4: Sử dụng trò chơi tiếp sức.

- Mục đích :
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh hoạt, sáng
tạo kiến thức đã học vào trong trò chơi.
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành
viên trong nhóm.
+ Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập
thể.
- Thể lệ trò chơi:
1. Những người tham gia chơi sẽ được chia thành hai đội, mỗi đội sẽ được
phát phấn để viết lên phần bảng của đội mình.
+ Khi giáo viên phát ra mệnh lệnh bắt đầu trò chơi thì học thì sinh số 1
của mỗi đội lên bảng ghi câu trả lời của đội mình làm, sau đó về chỗ giao phấn
cho bạn thứ hai lên làm tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định.
+ Đội nào hoàn thành với số lượng nhiều và chính xác hơn trong khoảng
thời gian đã cho, thì sẽ là đội thắng và được thưởng (bằng điểm hoặc bằng tràng
pháo tay).
- Vận dụng vào dạy học:
Dùng để dạy một phần bài mới hoặc củng cố các kiến thức về đặc điểm
chung hoặc vai trò của các ngành động vật đó học.
- Ví dụ minh họa :
Khi dạy bài mới tập tính ở động vật tôi sử dụng trò chơi tiếp sức như sau:
+ Học sinh tham gia chơi được chia thành hai đội và tương ứng là hai
phần bảng có kèm theo phấn cho mỗi đội.
9


+ Giáo viên nêu thể lệ cuộc chơi và đưa ra câu hỏi: Đặc điểm tập tính bẩm
sinh và tập tính học được ? Yêu cầu các đội chơi viết các câu trả lời lên phần
bảng của đội mình.
+ Khi giáo viên hô “ bắt đầu” thì học sinh số 1 của mỗi đội lên bảng ghi

đặc điểm chung đầu tiên của lớp chim, sau đó về chỗ giao phấn cho học sinh thứ
hai lên làm tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định.
+ Đội nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong khoảng thời gian đã
cho và đúng yêu cầu thì sẽ là đội thắng và được thưởng.
E.Giải pháp 5: Sử dụng trò chơi bốc thăm ghi điểm.
- Mục đích:
+ Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức và vận dụng các kiến thức đã
học để giải thích các hiện tượng sinh học xảy ra trong thực tiễn .
+ Kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh trong một tiết học mà vẫn
đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả.
+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình của học sinh trước tập thể lớp
-Thể lệ trò chơi:
+ Từng người tham gia chơi sẽ lần lượt lên bốc thăm câu hỏi theo do giáo
viên chuẩn bị, đọc to câu hỏi cho các bạn phía dưới lớp biết và đứng tại chỗ để
trả lời hoặc về chỗ để chuẩn bị (nhưng không xem tài liệu) trong vòng 1đến 2
phút.
Học sinh cũng có thể đổi câu hỏi nếu câu đó không trả lời được (chỉ 1
lần). Nhưng đổi câu hỏi phải bị trừ đi 1 điểm trong kết quả cuối cùng.
+ Sau 2 phút giáo viên gọi học sinh vừa bốc câu hỏi lên trả lời và cho 1
học sinh tiếp theo lên bốc một câu hỏi thứ hai và về chỗ để chuẩn bị.Cứ như vậy
cho đến học sinh cuối cùng lên bốc thăm và trả lời câu hỏi mà mình bốc được
+ Sau câu trả lời của mỗi học sinh, giáo viên gọi học sinh phía dưới nhận
xét, giáo viên tổng hợp và cho điểm.
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này được dùng trong các tiết ôn tập chương, bài tập hoặc phần
củng cố nội dung bài học.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy tiết ôn tập học kì I tôi sử dụng trò chơi bốc thăm ghi điểm như
sau:
Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mỗi câu được ghi vào một mảnh

giấy và đặt trong một hộp trước bàn giáo viên.
+ Học sinh thứ nhất tham gia chơi sẽ lên bảng bốc thăm câu hỏi đầu tiên
đọc to trước lớp trả lời hoặc về chỗ chuẩn bị trong 2 phút.
+Khi học sinh thứ nhất lên trả lời thì học sinh thứ 2 lên bốc thăm và về
chỗ chuẩn bị.
+ Học sinh thứ nhất trả lời xong giáo viên gọi học sinh phía dưới nhận
xét, giáo viên tổng hợp và cho điểm sau đó đến lượt học sinh thứ hai lên trả lời,
đồng thời học sinh thứ ba lên bốc thăm để chuẩn bị. Cứ như vậy cho đến khi học
sinh cuối cùng tham gia chơi và trả lời câu hỏi mà mình bốc được.
Cụ thể các câu hỏi bao gồm:
10


Câu 1: Nêu ưu điểm cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
so với cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống ?
Câu 2: Chiều hướng tiến hóa trong cảm ứng ở động vật?
Câu 3: Nêu đặc điểm khác nhau trong cấu tạo hệ tiêu hóa ở động vật ăn
cỏ và động vật ăn thịt ? nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau đó ?
Câu 4: Đặc điểm tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa ?
Câu 5: Nêu các bộ phận hệ tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa ? Vì sao ở
nhóm này hệ tiêu hóa tiến hóa nhất ?
Câu 6: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn ?
Câu 7: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?
Câu 8: Trao đổi khí trong hô hấp ở chim, ở thú khác nhau như thế nào ?
Câu 9: Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa tuần hoàn kín và tuần
hoàn hở ? Tại sao máu châu chấu không có màu đỏ ?
Câu 10: Nêu khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi ?
Câu 11: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có
những hạt sỏi nhỏ? chúng có tác dụng gì cho tiêu hóa ?
F.Giải pháp 6: Sử dụng trò chơi giải ô chữ

- Mục đích:
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, của chương ...từ đó hình thành
mối liên hệ về nội dung kiến thức giữa các phần trong một bài hoặc giữa các bài
trong một chương.
+ Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức đã học của học sinh.
+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
- Thể lệ trò chơi :
1. Giáo viên đưa ra một bảng gồm các ô chữ đang để trống với các từ
hàng ngang và hàng dọc kèm theo các câu hỏi gợi ý để giải mỗi từ ở hàng ngang
và hàng dọc.
2. Học sinh tham gia chơi sẽ được chia thành 2 hoặc nhiều đội khác nhau.
3. Khi bắt đầu ở lượt đầu tiên đại diện mỗi đội sẽ lựa chọn 1 từ hàng
ngang hoặc từ hàng dọc để trả lời dựa vào các câu hỏi gợi ý, nếu một đội nào đó
không có câu trả lời đúng thì nhường quyền trả lời cho đội khác, nếu trả lời đúng
thì giáo viên lật ô chữ đó ra và cho điểm, cứ như thế cho đến khi các đội giải hết
được các từ hang ngang ở các lượt tiếp theo. Ở mỗi từ hàng ngang sẽ có một chữ
cái là chữ trong từ chủ đề ở hàng dọc.
4. Mỗi câu trả lời đúng cho 1 từ hàng ngang sẽ được 10 điểm, câu trả lời
đúng cho 1 từ hàng dọc sẽ được 20 điểm.
5. Đội thắng cuộc sẽ là đội có số điểm cao hơn và được thưởng bằng số
điểm mà đội đó đạt được.
- Vận dụng vào dạy học:
Trò chơi này thường được áp dụng chơ các tiết ôn tập, tiết bài tập hoặc
phần củng cố nội dung bài học.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ: Bài 18 - “Tuần hoàn máu”

*Mục đích của trò chơi:
11



- Dùng trò chơi giải ô chữ để củng cố kiến thức, giúp học sinh khắc sâu
được các kiến thức trong bài về cấu tạo của máu, một số vai trò của máu và của
môi trường trong cơ thể.
* Nội dung:
- Ô chữ bao gồm 8 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang học sinh có thể
tìm thấy một chữ cái trong từ chủ đề (theo hàng dọc)
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư
ký.
- Các nhóm từ 1- 8, lần lượt tuỳ chọn hàng ngang từ 1- 8.
- Lưu ý: các nhóm có quyền đưa đáp án về từ chủ đề hoặc chùm chìa khoá
khi chưa giải hết các ô chữ theo hàng ngang.Nếu nhóm đưa ra từ chìa khoá là
đúng thì được cộng 40 điểm, các nhóm lại tiếp tục chơi để mở các ô chữ còn lại.
Còn nếu nhóm trả lời từ chìa khoá bị sai thì nhóm đó mất quyền chơi, các nhóm
đó vẫn tiếp tục chơi tiếp .
Các hàng ngang cụ thể như sau:
- Hàng ngang số 1: Gồm 10 chữ cái.
? Đây là thành phần chứa 55% thể tích của máu.
Đáp án là: HUYẾT TƯƠNG .
Học sinh tìm thấy chữ T trong từ chủ đề
Hàng ngang số 2: có 7 chữ cái.
? Đây là một loại tế bào máu có kích thước nhỏ và có cấu tạo tế bào chưa
hoàn chỉnh.
Đáp án là: TIỂU CẦU.
Học sinh tìm thấy chữ U trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái.
? Vận chuyển O2 và CO2 công việc của loại tế bào này.
Đáp án: HỒNG CẦU.
Học sinh tìm thấy chữ cái  trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 4: Gồm 4 chữ cái.

? Là từ diễn tả trạng thái tồn tại của máu trong cơ thể.
Đáp án: LỎNG
Học sinh tìm thấy chữ cái N trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 5: Gồm 11 chữ cái.
? Là quá trình chỉ vai trò khái quát của máu trong cơ thể.
12


Đáp án: TRAO ĐỔI CHẤT.
Học sinh tìm thấy chữ H trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 6: Gồm 14 chữ cái.
? Là cụm từ chỉ môi trường gồm máu, nước mô và bạch huyết.
Đáp án: MÔI TRƯỜNG TRONG
Học sinh tìm thấy chữ cái O trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 7: Gồm 7 chữ cái.
? Đây là thành phần chứa 45% thể tích của máu.
Đáp án: CÁC TẾ BÀO MÁU
Học sinh tìm thấy chữ cái A trong từ chủ đề.
- Hàng ngang số 8: Gồm 4 chữ cái.
? Là chất có tỉ lệ 90% trong huyết tương.
Đáp án: NƯỚC
Học sinh tìm thấy chữ cái N trong từ chủ đề.
* Các chữ cái trong từ chủ đề đã xuất hiện học sinh đã có thể thấy ngay
cụm từ chủ đề là: TUẦN HOÀN. Giáo viên có thể cho học sinh tìm từ chủ đề từ
khi chưa mở hết các hàng ngang.
* Nội dung ô chữ:
H
H
T R A O
M Ô I T R Ư Ờ

C Á

U

Y Ế T
T I Ể
Ồ N G C
L Ỏ
Đ Ổ I C
N G T R
C T Ế B

T
U

N
H
O
À
N

Ư
C
U
G

N
O
Ư


Ơ


N
U

G

T
G
M


Á
C

U

* Thảo luận chung:
Sau khi các nhóm đoán được ô chữ trong cụm từ chủ đề “ tuần hoàn” là
một hệ cơ quan trong cơ thể người.. Giáo viên gọi đại diện của nhóm thắng cuộc
nói về ý nghĩa của ô chữ có từ chủ đề đó và mối liên quan với các ô chữ còn lại,
nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình.
- Yêu cầu: học sinh thấy được vai trò hết sức quan trọng của hệ tuần hoàn,
đồng thời ghi nhớ được những đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan
này trong cơ thể.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

13



Việc nghiên cứu và áp dụng đề tài “ lồng ghép một số trò chơi trong dạy
học môn sinh hoc 11” có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên và học sinh vì :
a. Đối với giáo viên:
- Có thể chủ động, sáng tạo trong thiết kế các hoạt động dạy học nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp giáo dục hiện nay.
- Thông qua việc tổ chức các trò chơi sẽ xây dựng được mối quan hệ thân
thiết, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, từ đó học sinh dễ dàng bộc lộ các phẩm
chất, năng lực vốn có của bản thân cũng như các đặc điểm về nhu cầu, sở thích
của các em giúp giáo viên có định hướng tốt hơn trong việc lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
b. Đối với học sinh:
- Tạo được tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng khi tiếp thu khiến thức và từng
bước hình thành thói quen tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình
lĩnh hội tri thức giúp các em ghi nhớ lâu hơn, vận dụng tốt hơn và đem lại kết
quả dạy học cao nhất.
- Tạo được hứng thú, tính tích cực,tự giác học tập của học sinh. Các em
đam mê, hứng thú hơn với các tiết học sinh học và điều quan trọng nhất là kết
quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt.
- Hình thành phát triển các năng lực cơ bản của người học: phân tích, tổng
hợp, so sánh và năng lực hợp tác để cùng giải quyết các vấn đề trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
b. Đối với nhà trường:
- Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, mang lại cho học sinh
cảm giác thoải mái vì mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Nâng cao được chất lượng giáo dục.
Thông qua việc áp dụng một số trò chơi để tạo hứng thú, nâng cao tính
tích cực học tập của học sinh mà tôi nêu trên vào một số bài học cụ thể, tôi khảo
sát và thấy chất lượng học môn sinh học nói chung và môn sinh học 11 nói
riêng của học sinh THPT Cẩm thủy 3 được nâng lên rõ rệt. Cụ thể số liệu khảo

sát ở học sinh lớp 11 THPT Cẩm thủy 3 sau khi áp dụng phương pháp lồng
ghép trò chơi như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm <5
Điểm 5-6
Điểm 11-8 Điểm 9-10
SL
%
SL %
SL
%
SL %
12 31.5
11A6
38
2 5.26
21 55.2
3 11.8
11
8
9
Như vậy, sau khi áp dụng cách học mới đã nâng cao được chất lượng sinh học
11 lên rõ rệt. Cụ thể: Tỉ lệ học sinh yếu kém từ 31.58% giảm xuống còn 5.26%,
tỉ lệ học sinh khá từ 15. 119% tăng lên 31.58% và có tỉ lệ học sinh giỏi đạt
11.89%.
Mặt khác, tạo được hứng thú, lòng say mê học tập đối với môn sinh học
11 nói riêng và môn sinh nói chung, điều này đã được khẳng định trong các kì
thi học sinh giỏi môn sinh cấp huyện học sinh trừơng THPT Cẩm thủy 3 đều
tham gia và đã đạt được một số giải nhất định.

14


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã rút ra được bài học
kinh nghiệm sau:
Lồng ghép trò chơi trong dạy học cũng là một trong những các phương pháp
dạy học tích cực giúp nâng cao hiệu quả dạy học. Đây là phương pháp đáp ứng
được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên thực sự là người
hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh và học sinh là đối tượng
tham gia trực tiếp, tích cực chủ động, linh họat sáng tạo. Đồng thời còn tạo ra
không khí sôi nổi, phấn khởi trong lớp học.
Kết quả thu được thể hiện rõ được ưu điểm của phương pháp vì: đã làm
thay đổi thái độ của học sinh đối với môn học. Từ chỗ học sinh ít hứng thú thậm
chí còn ngại học môn Sinh học đến chỗ học sinh thích học giờ học Sinh học,
chất lượng, hiệu quả giờ dạy được nâng cao rõ rệt.
Sử dụng trò chơi này trong dạy học không chỉ áp dụng riêng cho môn sinh
học 11 mà có thể áp dụng cho môn sinh học 10,12 vì việc áp dụng cách thức
dạy học này giúp các em hiểu bài hơn,tích cực hơn, đam mê hơn, tò mò hơn đối
với môn học của mình và đó cũng là những kĩ năng rất cần được hình thành ở
người. Các kĩ năng này là một trong những yếu tố để hình thành phẩm chất con
người lao động mới, có khả năng thích ứng cao đáp ứng sự phát triển đi lên của
xã hội.
Phương pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học không chỉ thích hợp đối
với học sinh vùng đặc biệt khó khăn như ở Cẩm thủy mà có thể áp dụng phù
hợp cho tất cả học sinh ở mọi miền của tổ quốc. Nhờ áp dụng phương pháp dạy
học này đã tạo được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực và chủ
động của học sinh. Từ đó, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người
lao động mới – người lao động có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm để vươn

lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
3.2 Kiến nghị:
a.Đối với nhà trường:
- Bổ sung đầy đủ các phương tiện dạy học còn thiếu như: tranh ảnh, mô
hình và dụng cụ thí nghiệm để hỗ trợ cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh
- Xây dựng các phòng chức năng riêng như phòng thực hành để học sinh
có thể thực hành, phòng có máy chiếu để giáo viên ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học.
- Có biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc xử lý các học sinh vi phạm
nội qui trường lớp để nêu gương trước toàn trường nhằm xây dựng một môi
trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
b.Đối với Sở giáo dục:
Tổ chức thường xuyên những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để các giáo viên dạy học Sinh
học như chúng tôi có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để tìm
ra biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học.
c.Đối với địa phương:
15


- Quan tâm sát sao đến chất lượng, hiệu quả giáo dục ở địa phương bằng
cách đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học ở địa phương
mình.
- Có biện pháp kiên quyết để quản lí các hộ kinh doanh quanh nhà trường
nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học để chơi game, để tụ tập ăn quà vặt.
Trên đây chỉ là một số ít kinh nghiệm mà tôi đúc rút từ từ thực tế công tác
giảng dạy trong mười năm của bản thân ở trường THPT Cẩm thủy 3mà hàng
ngày, hàng giờ tôi tận tâm, miệt mài với sự nghiệp “trồng người”. Để làm đề tài
này, ngoài kiến thức đã có của bản thân tôi đã sưu tầm, tham khảo thêm tài liệu
từ nhiều nguồn khác nhau để sáng kiến đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá

trình làm sáng kiến chắc chắn còn nhiều sai sót vì vậy, kính mong hội đồng khoa
học các cấp và các bạn đồng nghiệp gần xa góp ý cho tôi để đề tài của tôi hoàn
thiện hơn và từ đó tôi có thể học hỏi và rút kinh nghiệm cho các đề tài sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 03 năm 20 17
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Bùi Văn Huân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Điều 5 Luật giáo dục năm 2005.

16



×