Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.89 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Các em học sinh THPT đang thuộc độ tuổi vị thành niên, đó là giai đoạn chuyển
giao từ trẻ nhỏ thành người lớn. Đây chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh
hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Trong giai
đoạn này diễn ra sự thay đổi nhanh chóng khác thường về cả thể chất, trí tuệ,
tâm sinh lí, và quan hệ xã hội. Ở độ tuổi này các em đang có nhiều bỡ ngỡ trước
sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì. Một trong các vấn đề mà các
em có nhiều tò mò, thắc mắc nhất là về vấn đề về giới tính, về tình yêu, tình dục
và sức khỏe sinh sản rất cần được giải đáp, được trang bị. Nếu trẻ vị thành niên
không được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản sẽ không
có khả năng tự bảo vệ mình, có thể xảy ra tình huống ngoài ý muốn như: bị xâm
hại tình dục, mắc các bệnh lây qua đường tình dục hay có thai ngoài ý muốn,
làm cho học sinh nữ phải bỏ học để kết hôn sớm hoặc phải nạo phá thai, ảnh
hưởng đến sức khỏe, tâm lý, gây hậu quả không tốt cho cả cuộc đời sau này.
Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phương – Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam,
thống kê cho thấy, Việt Nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế
giới. Đáng báo động là ở Việt Nam có đến 20% người nạo phá thai trong độ tuổi
vị thành niên. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010, cả nước
có 470.000 ca phá thai, trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm
2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai, có khoảng hơn 5.500 ca phá thai ở
tuổi vị thành niên thực hiện ở hệ thống công, chưa kể các cơ sở y tế tư nhân.
Cũng trong năm 2015, trong tổng số các ca đẻ thì có hơn 42.000 ca là vị thành
niên, chiếm hơn 3,5% [1] . Điều này cho thấy trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay
chưa có hiểu biết đầy đủ về giới tính và sức khỏe sinh sản. Điều này không chỉ
đem đến sự lo lắng của cha mẹ mà còn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Vì thế
vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các em là “nhu cầu” cần thiết.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường THPT sẽ trang bị cho các
em có thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè
khác giới đặc biệt sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình
yêu, hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.


Trước nhu cầu cấp bách của học sinh, là một giáo viên giảng dạy môn sinh học
tôi thiết nghĩ mình phải có trách nhiệm trang bị cho các em kiến thức về giới
tính và sức khỏe sinh sản. Nhận thấy môn sinh học cũng có nhiều kiến thức liên
quan nên nên dễ dàng tích hợp kiến thức giáo giục giới tính và sức khỏe sinh
sản trong dạy học, đặc biệt là chương trình Sinh học 11. Khi các em được tìm
hiểu các kiến thức về sinh học cơ thể động vật, học sinh sẽ có điều kiện khám
phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý
lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân...Vì vậy tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu và đúc rút ra được “ Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11” muốn chia sẻ cùng
đồng nghiệp.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm tìm ra nội dung và phương pháp giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản
có hiệu quả cho học sinh THPT để trang bị cho học sinh các kiến thức về giới
tính, sức khỏe sinh sản một cách đầy dủ và chính xác nhất.
- Đánh giá vai trò của giáo dục giới tính trong trường học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích hợp.
- Thực trạng của việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản.
- Các nội dung , kiến thức liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản.
- Các phướng pháp tích hợp giáo dục giới tính phù hợp với học sinh THPT.
- Học sinh lớp 11A,11B trường THPT Hà Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra sự hiểu biết của học sinh về kiến thức giới tính từ đó xác định những
lỗ hổng trong kiến thức về giới tính của học sinh.
- Tìm hiểu những bài học trong chương trình sinh học 11 có thể lồng ghép bổ

sung kiến thức giới tính cho học sinh.
- Tìm hiểu những phương pháp giáo dục giới tính phù hợp.
- Đánh giá mức độ tích cực và mức độ nhận thức của học sinh sau khi học.
- Rút kinh nghiệm, đánh giá để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung có
liên quan vào quá trình dạy học của một môn học như: lồng ghép nội dung giáo
dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ sức khỏe, giáo dục tiết kiệm ... vào nội
dung các môn học: địa lý, sinh học, vật lý, hóa học, toán, ngoại ngữ, giáo dục
công dân...Ở mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong
mối liên quan với nhau, đảm bảo cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến
thức đó một cách hợp lí để giải quết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
Dạy học các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học
sinh nên có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh [ 4] .
2.1.2 Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học.
a. Khái niệm về giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là chương trình giáo dục đề cập tới các vấn đề giới tính
nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về giới tính, trên cơ sở đó hình thành thái
độ và hành vi ứng xử giới tính đúng đắn [ 2] .
Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (Khoa Tâm lý, trường ĐHSP TP.
HCM), giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung như:
Giáo dục việc phân biệt giới tính của mình với người khác, giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình
yêu, tâm lý - tâm sinh lý hôn nhân,….
2



Còn theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh -Trung tâm tư vấn tình yêu và giáo dục
hôn nhân gia đình: giáo dục giới tính là sự giáo dục toàn diện vào nhân cách con
người, đó là quá trình tác động vào con người, làm cho họ có nhận thức và thái
độ đúng đắn, đầy đủ về giới tính và quan hệ giới tính, hướng hoạt động của họ
vào việc rèn luyện với giới của họ, có quan hệ tốt và phù hợp với người khác
giới, chuẩn bị cho họ biết cách tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây
dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển [ 3] .
Vậy giáo dục giới tính hướng tới việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có
trách nhiệm giữa nam và nữ, dạy cho con trai và con gái biết sống và ứng xử
phù hợp với vai trò giới, có hiểu biết về chính cơ thể mình và về các vấn đề liên
quan đến tình dục và sinh sản, về các nguy cơ của hành vi tình dục không an
toàn để từ đó biết tự bảo vệ. Các em cần được chuẩn bị để biết suy nghĩ có trách
nhiệm về hành vi tình dục, thay vì hành động theo bản năng, biết phòng tránh
mang thai không mong muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là
về những nguy cơ lây nhiễm HIV / AIDS. Trong giáo dục giới tính, những kiến
thức về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cần thiết cho vị thành niên
nhưng chỉ nhằm giúp các em biết tự bảo vệ mình, biết tôn trọng mối quan hệ
nam nữ bình đẳng và có trách nhiệm, biết sợ trước mối đe dọa của đại dịch
HIV / AIDS, chứ không “vẽ đường cho hươu chạy” như nhiều người lo sợ. Kinh
nghiệm của nhiều nước đã đưa giáo dục giới tính vào trường học cho thấy: sự
hiểu biết của vị thành niên về sức khỏe sinh sản và tình dục đem lại nhiều lợi ích
hơn là có hại.
b.Vị trí của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học.
Kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản có thể được tích hợp lồng ghép trong
một số các môn học có liên quan như giáo dục công dân, sinh học … Nhưng
theo nhận định của đa số các giáo viên đặc biệt là giáo viên sinh học thì môn
sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, sức khỏe sinh
sản nên rất thuận lợi cho dạy học tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản như:
- Những biến đổi của cơ thể tuổi dậy thì. Những biến đổi tâm lí của tuổi dậy thì.

- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
- Hiện tượng kinh nguyệt, hiện tượng mang thai và phát triển của thai nhi. Dấu
hiệu thai nghén và sinh con.
- Các biện pháp tránh thai và cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng sự hiểu biết về kiến thức giới tính của học sinh.
Để điều tra mức độ hiểu biết và nhu cầu của học sinh về kiến thức về giới tính
và sức khỏe sinh sản tôi đã tiến hành một bài trắc nghiệm nhỏ ở 82 học sinh
lớp 11A và 11B của trường THPT Hà Trung.
a. Bài tập khảo sát về kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản
* Bài tập: Hãy tích vào các ô đúng hoặc sai cho các nhân định sau.
Đúng
Sai
1. Dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu tuổi dậy thì ở nam là vỡ
giọng
3


2.Dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu tuổi dậy thì ở nữ là xuất
hiện kinh nguyệt.
3. Dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho biết phụ nữ đã thụ thai là
tắt kinh nguyệt.
4. Mặc đồ lót chật sẽ ảnh hưởng khả năng sinh sản
5. Hôn bạn khác giới có thể mang thai
6. Những thay đổi ở tuổi dậy thì là do tác dụng của hooc môn
sinh dục.
7. Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma
túy… không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
8. Phụ nữ có thể thụ thai vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng.
9. Trẻ vị thành niên nếu có quan hệ tình dục sẽ có thể mang

thai
10. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể tránh mang
thai và lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
* Kết quả
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng
0
1/42 3/42 18
12/42 6/42 2/42 0
Tỷ lệ %
0%
2% 7%
44% 28% 14% 5% 0

9
0
0

10
0
0


b. Phiếu điều tra về nhu cầu tìm hiểu kiến thức giới tính và sức khỏe sinh
sản
Câu hỏi: Em có muốn được giáo dục thêm về kiến thức giới tính và sức khỏe
sinh sản trong trường THPT không?
A. Rất muốn.
B. Muốn.
C. Không muốn.
Kết quả:
- 75% rất muốn.
- 20% muốn
- 5% không muốn
c. Kết luận: Qua kết quả bài kiểm tra cho thấy kiến thức về giới tính và sức
khỏe sinh sản của các em còn thất thiếu và yếu và bản thân các em cũng rất
mong muốn được giáo dục thêm. Vậy việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản cho học sinh THPT là rất cần thiết.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
là việc làm cần thiết. Nhiều nước trên thế giới, giáo dục giới tính đã trở thành
một môn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông với những cán bộ,
giáo viên được đào tạo chuyên sâu để giảng dạy về vấn đề này như Mỹ, Anh,
Thụy Điển, Malaysia... Tuy nhiên Việt Nam là một xã hội bảo thủ nên tỷ lệ giáo
dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường
Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Kết
quả là trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi vị thành
niên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông
4


Nam Á( Theo báo dân trí). Mặc dù vậy, trong vài năm trở lại đây việc giáo dục
giới tính, sức khoẻ sinh sản ở nước ta cũng đã được đưa vào nhà trường phổ

thông nhưng mới chỉ dừng lại ở chương trình tích hợp, lồng ghép qua một số
môn học như Sinh học, Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân… và một số hoạt
động ngoại khoá của một số trường và chỉ mang tính thí điểm mà chưa thực sự
thường xuyên, tự giác, tích cực, chưa trở thành nội dung bắt buộc. Thái độ của
các em khi nói đến các vấn đề về giới tính còn khá dè dặt, chưa mạnh dạn trong
quá trình tìm hiểu hay tiếp thu nó. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên chưa được đào
tạo một cách bài bản, chuyên sâu về kiến thức cũng như kỹ năng. Phần lớn giáo
viên vẫn không thoải mái và còn lúng túng khi giảng về tình dục nên thường né
tránh, đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua… nên hiệu quả giáo dục giới
tính, sức khoẻ sinh sản trong nhà trường còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hiểu
biết của học sinh cũng như yêu cầu đặt ra của xã hội.
2.3. Nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11
2.3.1 Những bài học có thể tích hợp giáo dục giới tính trong chương trình
sinh học 11
Bài học
Kiến thức giới tính
Phương pháp
Bài 38: Các
- Dậy thì, những biến đổi cơ - Thảo luận
nhân tố ảnh
thể trong giai đoạn dậy thì - Thuyết trình kết hợp với
hưởng đến sinh
và nguyên nhân
vấn đáp gợi mở,liên hệ
trưởng và phát
- Hoocmon giới tính
thực tế.
triển ở động vật
- Cách vệ sinh cơ thể ở tuổi

dậy thì
Bài 45: Sinh sản - Phương thức thụ tinh ở người.
- Thuyết trình (HS sưu
ở động vật
- Điều kiện dẫn đến mang thai.
tầm các thông tin về hậu
- Hậu quả của việc quan hệ tình quả của việc có thai
dục và mang thai ở tuổi vị thành ngoài ý muốn, phá thai ở
niên
tuổi vi thành niên)
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp
Bài 46: Cơ chế - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá - Vấn đáp gợi mở
điều hòa sinh trình sinh tinh và sinh trứng từ đó - Thảo luận nhóm
sản
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe
sinh sản và các biện pháp phòng
tránh thai
Bài 47: Điều -Hậu quả của sinh đẻ không kế - Phân vai
khiển sinh sản ở hoach.
- Vấn đáp
động vật và sinh - Biện pháp phòng tránh thai
sản có kế hoạch ngoài ý muốn và sinh đẻ có kế
hoach

5


2.3.2. Thiết kế bài giảng có nội dung tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe

sinh sản
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRUỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các hoocmôn sinh trưởng và phát
triển ở động vật có xương sống.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Qua phần này HS phải:
- Nêu được các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động
vật có xương sống, nơi sản xuất và cơ chế tác động của mỗi loại hooc
môn đó.
- Hiểu được thế nào là tuổi dậy thì, những thay đổi về cấu tạo, sinh lí ở giai
đoạn dậy thì và nguyên nhân của sự thay đổi đó.
b. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
c. Thái độ.
-Nâng cao ý thức và hiểu biết về các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản
- Biết cách vệ sinh cơ thể ở giai đoạn dậy thì.
2. Kỹ thuật dạy học.
- Tự nghiên cứu sgk.
- Thảo luận
- Phát vấn trực tiếp
3. Phương tiện dạy học: Sơ đồ H38 SGK
4. Tổ chức dạy học
Bước 1:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát H 38.1 và hoàn thiện phiếu học
tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương
sống
Tên hoocmon Nơi sản xuất

Cơ chế tác đông
Hoocmon sinh
trưởng
Tiroxin
Ơstrogen
Testosteron
- HS : Nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình , hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS : Đại diện trình bày kết quả phiếu học tập, các HS khác bổ sung.
- GV: dẫn dắt học sinh thảo luận và chính xác hóa phiếu học tập
Tên hoocmon

Nơi sản xuất

Cơ chế tác đông
6


Hoocmon sinh thùy trước tuyến Kích thích sự phân chia tế bào và tăng
trưởng
yên
kích thước tế bào qua tăng cường quá
trình tổng hợp protein
Kích thích sự phát triển của xương to và
dài ra
Tiroxin
từ tuyến giáp
Làm tăng tốc độ chuyển hóa ở tế bào→
tăng trưởng sinh trưởng và phát triển của

cơ thể
Ơstrogen
buồng trứng tiết Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
ra vào giai đoạn ở giai đoạn dậy thì nhờ:
dậy thì
- tăng phát triển xương
- kích thích phân hóa tế bào hình thành
Testosteron
tinh hoàn tiết ra các đặc điểm sinh trưởng thứ cấp.
vào giai đoạn dậy Riêng testosteron còn làm tăng tổng hợp
protein; phát triển cơ bắp.
thì
GV mở rộng, lồng ghép kiến thức giới tính bằng cách cho HS thảo luận các câu
hỏi sau:
1. Tuổi dậy thì đến ở độ tuổi nào? Dấu hiệu nào cho thấy bắt đầu bước vào tuổi
dậy thì?
2. Đến tuổi dậy thì cơ thể nam cũng như nữ có những thay đổi gì?
3. Những biến đổi về tâm sinh lí ở tuổi dậy thì?
4. Nguyên nhân những thay đổi ở tuổi dậy thì?
HS: Thảo luận, trao đổi và báo cáo.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận rồi chỉnh sửa và bổ sung
1. Các nhà y học cho rắng tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ lần có kinh nguyệt
đầu tiên (khoảng 12 -14 tuổi) còn đối với nam dậy thì vào khoảng 14 -16 tuổi
đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên. Cá biệt do sự phát triển
sớm hoặc chậm của hệ hooc môn sinh dục mà tuổi dậy thì có thể đến sớm hoặc
muộn hơn bình thường. Trong trường hợp này nếu có rối loạn trong phát triển cơ
thể hoặc tâm sinh lí cần đề phòng bệnh tật.
2. Những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì
Nam
Nữ

Tinh hoàn, dương vật to ra
Buồng trứng, dạ con, âm hộ to ra
Bắt đầu sản sinh tinh trùng, có hiện Bắt đầu rụng trứng, có kinh nguyệt
tượng xuất tinh
Mọc lông nách, lông mu, râu
Mọc lông nách, lông mu
Thanh quản nở rộng, giọng trầm
Vú phát triển, mông to ra, giọng thanh
Vậy không nên quá lo lắng với những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì.
3. Những biến đổi về tâm sinh lí ở tuổi dậy thì
Hoạt động thần kinh có sự thiếu cân xứng, quá trình hưng phấn thường mạnh
hơn quá trình ức chế nên trẻ em thường nóng tính, khả năng kiềm chế kém, phản
ứng thường bộp chộp, thiếu chính xác, cảm xúc thường thay đổi đột ngột.

7


Xuất hiện trạng thái mơ mộng và sự quan tâm đến bạn bè khác giới nảy sinh
những suy nghĩ về giới tính, về quan hệ tình dục. Các em có thể dễ bị kích thích
về quan hệ nam, nữ có tâm lý “muốn làm người lớn”, thích sống độc lập. Vì
vậy cần tránh xem các văn hóa phẩm đồi trụy, các phim tình cảm bi lụy, hướng
tới một cuộc sống vui vẻ lành mạnh như thường xuyên tham gia các hoạt động
thể thao...
4. Nguyên nhân những thay đổi ở giai đoạn này?
Do các hoocmon sinh dục, các hoocmon này có tác dụng kích thích sự phát triển
giới tính ở thai nhi. Ở giai đoạn trước tuổi dậy thì, hàm lượng các hoocmon này
còn thấp, nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng tăng cao kích thích sự chuyển hóa
và hoàn thiện của các tế bào sinh dục, làm phát triển các đặc điểm sinh dục phụ.
BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh ở động vật

1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Hiểu được cơ chế và kết quả của sự thụ tinh.
- Nêu được các hình thức thụ tinh ở động vật, ưu và nhược điểm của mỗi hình
thức thụ tinh.
- Biết được điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai ở người. Những hậu quả có thể
xảy ra khi quan hệ tình dục tuổi vị thành niên.
- Biết cách quan hệ tình dục an toàn
b. Kỹ năng: thu thập thông tin, tương tác hoạt động nhóm.
c. Thái độ: Nói không với quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
2. Phương tiện dạy học:
Tranh anh về các phương thức thụ tinh ở động vật
3. Kỹ thuật dạy học
- Nghiên cứu SGK - tìm tòi
- Thảo luận
- Vấn đáp
4. Tổ chức dạy học
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu mục III sách giáo khoa và phân biệt
các hình thức thụ tinh ở động vật bằng cách điền vào bảng sau
Các hình thức thụ tinh ở động vật
Hình thức thụ tinh
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận giữa các nhóm
Bước 4:
- GV nhận xét và bổ sung

- GV lồng ghép liên hệ các kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản bằng
các câu hỏi vấn đáp sau:
8


1. Sự thụ tinh người thuộc hình thức thụ tinh nào?
Trả lời: Ở người quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của nữ nên
thuộc hình thức thụ tinh trong.
2. Điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai ở người?
Sự thụ thai là kết quả của quan hệ tình dục đường âm đạo không được bảo vệ
giữa người con trai và con gái
3. Có nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên?
Ở lứa tuổi vị thành niên không nên quan hệ tình dục. Vì các em chưa có được sự
phát triển hoàn thiện về tâm sinh lí cũng như hiểu biết xã hội. Nếu quan hệ tình
dục sẽ gây ra những nguy cơ như là sự tổn thương cơ quan sinh dục nữ ( do còn
non yếu ), là khả năng nhiễm trùng phụ khoa tăng lên ( do tăng trầy xước, nhất
là khi không đảm bảo vệ sinh ). Ngoài ra còn phải kể đến sự tổn thương cảm xúc
của các em. Do chưa hiểu biết đầy đủ, chưa được chuẩn bị tâm lý và trong hoàn
cảnh lén lút nên thay vì có được cảm xúc hạnh phúc tràn đầy như ở những người
trưởng thành đã lập gia đình, các em thường chỉ cảm thấy những thích thú ngắn
ngủi và sau đó là những lo sợ, bất an kéo dài
4. Thế nào là tình dục an toàn? Có cách nào đảm bảo tình dục an toàn cho
bản thân?
Tình dục an toàn là không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các
bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV/AIDS...
Các biện pháp đảm bảo TD an toàn:
- Sử dụng bao cao su: tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
mang thai sớm.
- Sống chung thủy: chỉ nên có quan hệ tình dục với người mà mình biết chắc
người đó chỉ có quan hệ tình dục với mình bạn và điều quan trọng là người đó

phải không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
5. Ở tuổi vị thành niên có thể mang thai không?
Tuổi vị thành niên nếu quan hệ tình dục có giao hợp sẽ có thể có thai vì ở nữ đã
có trứng chín và rụng, ở nam đã hình thành tinh trùng.
6. Hậu quả của việc mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên?
Nếu mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ :
- Gặp nhiều rủi ra như nhiễm độc thai nghén, đẻ non, thậm chí chết mẹ và
con do mang thai và sinh con khi cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh.
- Phải nuôi con khi chưa có kiến thức, chưa có việc làm , chưa có thu nhập
BÀI 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
- Biết được cơ chế tác động của các hoocmon và ảnh hưởng của môi trường
đến cơ chế điều hòa sinh sản
- Biết được các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh
thai
2. Kỹ năng:
9


Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh, sơ đồ thu thập thông tin
3. Thái độ:
Nắm được cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai.
II. PHƯƠNG PHÁP
Dùng phương pháp vấn đáp tìm tòi hoặc cho học sinh thảo luận nhóm, từ đó
HS tự rút ra kiến thức.
III. Phương tiện dạy học
-Tranh vẽ, sơ đồ SGK.
IV. Tố chức dạy học

Họat động 1: Tìm hiểu tác động của hoocmon trong cơ chế điều hòa sinh
tinh, sinh trứng.
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu:
Nhóm 1+2: Nghiên cứu H46.1 và thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Hãy hoàn thiện bảng về cơ chế điều hòa sinh sản:
Quá
Tên hooc Nơi sản Vai trò
trình
môn
xuất
điều
hòa
Điều
hòa quá
trình
sinh
tinh
2. Quá trình sản xuất hooc môn FSH, LH, testosteron có ảnh hưởng đến quá
trình sinh tinh hay không?
Nhóm 3+4: Nghiên cứu H46.2 và thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Hãy hoàn thiện bảng về cơ chế điều hòa sinh trứng sau:
2. Quá trình sản xuất hooc môn FSH, LH, ơstrogen và progesteron có ảnh hưởng
đến quá trình sinh trứng hay không? Vì sao?
3. Vì sao quá trình phát triển, chín và rụng trứng lại diễn ra theo chu kỳ? Em có
biết chu kì trứng chín và rụng ở người là bao nhiêu ngày? Trứng thường rụng
vào thời điểm nào của chu kỳ? Dựa vào sự hiểu biết về chu kỳ rụng trứng hãy đề
xuất biện pháp tránh thai.
4. Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có chứa Progesteron + Ơstrogen
có thể tránh được mang thai. Tại sao?

5. Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Cần làm gì trong thời gian có kinh nguyệt?
6. Dấu hiệu nào cho biết người phụ nữ đã mang thai? Trong giai đoạn thai kì có
hiện tượng trứng chín và rụng và có xuất hiện kinh nguyệt không? Vì sao?
Bước 2: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, sơ đồ H46.1, H46.2 kết hợp thảo
luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận giữa các nhóm
-GV: Mời đại diện nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm
- HS: các nhóm khác thâm gia thảo luận
Bước 4: Giáo viên đánh giá và nhận xét bổ sung
10


1. Cơ chế điều hòa sinh sản
Quá
Tên hooc Nơi sản
trình
môn
xuất
điều
hòa
Điều
GnRH
Vùng
hòa quá
dưới đồi
trình
FSH
tuyến yên
sinh
LH

tuyến yên
tinh
Testosteron tế bào kẽ

Vai trò

kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và
LH
kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng
kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết
hoocmon testosteron
kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng
Khi hoocmon testosteron cao gây tác động
ngược lại lên tuyến yên, vùng dưới đồi ức
chế tiết ra FSH + LH

Điều
GnRH
hòa quá
trình
FSH
sinh
trứng
LH

Vùng
kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và
dưới đồi
LH
tuyến yên kích thích nang trứng phát triển và tiết ra

ơstrogen
tuyến yên gây chín, rụng trứng và thể vàng. Thể vàng
tiết ra ơstrogen và progesteron
ơstrogen
Nang
Ơstrogen + Progesteron làm cho niêm mạc
trứng, thể tử cung dày xốp, xung huyết để đón trứng
vàng
đã thụ tinh đến làm tổ mặt khác gây tác
Progesteron thể vàng động ngược lại lên tuyến yên, vùng dưới đồi
ức chế tiết ra FSH + LH.Nên 14 ngày sau
khi trứng rụng không có trứng chín và rụng
2. - Quá trình sinh tinh được điêu hòa bởi các hooc môn FSH, LH,
testosteron vì vậy việc tăng hay giảm nồng độ các hooc môn này sẽ ảnh
hưởng đến quá trình sinh tinh nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Quá trình sinh trứng được điêu hòa bởi các hooc môn FSH, LH, sstrogen và
progesteron vì vậy việc tăng hay giảm nồng độ các hooc môn này sẽ ảnh hưởng
đến quá trình sinh trứng nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
3. a.Vì sao quá trình phát triển, chín và rụng trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
b. Em có biết chu kì trứng chín và rụng ở người là bao nhiêu ngày?
c. Trứng thường rụng vào thời điểm nào của chu kỳ? Dựa vào sự hiểu biết
về chu kỳ rụng trứng hãy cho biết người phụ nữ có thể thụ thai vào thời
điểm nào và không thể thụ thai vào thời điểm nào?
a. Quá trình điều hòa sinh trứng chịu sự điều tiết của hooc môn sinh dục. Do
nồng độ hooc môn sinh dục biến động theo chu kì nên quá trình phát triển, chín
và rụng trứng cũng diễn ra theo chu kỳ.
b. Ở người, trứng chín và rụng diễn ra theo chu kì tháng, trung bình khoảng 2835 ngày.

11



c Trứng thường rụng vào giữa chu kì( ngày thứ 14). Quan hệ tình dục đúng vào
ngày rụng trứng mới có thể thụ thai. Thời điểm trứng chín và rụng có thể sai
lệch 3 ngày và có khả năng sống 24 h. Tinh trùng có khả năng sống 3 ngày trong
ống dẫn trứng. Muốn tránh thai cần tránh giao hợp vào trước ngày trứng rụng
khoảng 6 ngày và sau ngày trứng rụng khoảng 4 ngày
4. Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có chứa Progesteron +
Ơstrogen có thể tránh được mang thai. Tại sao?
Thuốc tránh thai chứa progessteron và ostrogen có tác dụng ức chế tuyến yên
tiết FSH và LH làm cho trứng không chín và rụng nên tránh mang thai.
5. Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Cần làm gì trong thời gian có kinh nguyệt?
Do tác dụng của Ơstrogen + Progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày xốp,
xung huyết để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh
sẽ không có trứng đến làm tổ ở niêm mạc dạ con nên niêm mạc dạ con bị bong
ra gây đứt mạch máu nhỏ dẫn đến bài xuất máu cùng niêm mạc tử cung ra ngoài
gọi là kinh nguyệt
Vậy máu kinh nguyệt không phải là máu xấu, nó vốn rất sạch nhưng ra ngoài cơ
thể nó trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn hoạt động. Vì vậy phải thường
xuyên giữ gìn vệ sinh. Chú ý trong thời gian hành kinh nên ít vận động, không
ngâm minh ở nơi nước dơ bẩn, thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm, xà phòng.
Sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở nữ giới đánh dấu thời điểm bắt đầu có khả
năng sinh sản ở nữ giới. Có nghĩa là nếu có quan hệ tình các em nữ có khả năng
có thai.
6. Dấu hiệu nào cho biết người phụ nữ đã mang thai? Trong giai đoạn thai
kì có hiện tượng trứng chín và rụng và có xuất hiện kinh nguyệt không? Vì
sao?
- Nếu có trứng được thụ tinh đến làm tổ ở tử cung. Nhau thai sẽ hình thành để
nuôi phôi. Nhau thai tiết ra HCG có tác dụng duy trì thể vàng tiếp tục tiết
progesteron. Vì vậy trong suốt thời gian thai kì sẽ không có trứng chín, rụng và
không xuất hiện kinh nguyệt.

Dấu hiệu mang thai quan trọng nhất là mất kinh, ngoài ra còn có hiện tượng
buồn nôn, thay đổi thói quen ăn uống, cương tức vú… Có thể dùng que thử thai
để kiểm tra HCG trong nước tiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến
quá trình sinh tinh và sinh trứng.
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II, thảo luận nhóm và cho biết:
1. Những ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh
trứng.
2. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản cần phải làm gì?
Bước 2: HS nghiên cứu và thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: GV chỉnh sửa và kết luận
1. Những ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh
trứng

12


- Sự hiện diện, mùi của cá thể khác giới sẽ tác động lên hệ thần kinh và nội
tiết gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, sinh trứng và đến hành vi sinh
dục
- Trạng thái thần kinh như căng thẳng, lo âu, sợ hại, buồn phiền làm rối loạn
quá trình trứng chín, rụng, làm giảm quá trình sinh tinh
- Chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn chuyển hóa vật chất từ đó ảnh
hưởng đến sinh tinh, sinh trứng.
- Các chất gây nghiện như thuốc lá, rươu, bia, ma túy... các chất độc hại
2. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản cần phải:
- Tránh xem các văn hóa phẩm đồi trụy, các phim tình cảm bi lụy
- Hướng tới một cuộc sống vui vẻ lành mạnh như thường xuyên tham gia các
hoạt động thể thao...

- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.
- Tránh xa các chất kích thích, gây nghiện như thuốc lá, rươu, bia, ma túy... các
chất độc hại
Bài 47 : ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ
KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh đẻ có kế hoạch ở người
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Sau khi học xong phần này học sinh phải:
Hiểu được thế nào là sinh đẻ có kế hoạch? Tại sao phải sinh đẻ có kế
hoạch?
Giải thích được tại sao phá thai không phải là biện pháp kế hoạch hóa gia
đình, trường hợp nào không nên phá thai trường hợp nào nên phá thai.
- Biết được cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh thai
b. Kỹ năng: Thuyết trình, thu thập tư liệu vẽ tranh để tuyên truyền về kế hoạch
hóa gia đình.
c. Thái độ: có ý thức trách nhiệm trong vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình và
bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
2. Chuẩn bị
+ Nhóm 1+2 : Soạn và đóng vai một tuyền tuyền viên về dân số kế hoạch hóa
gia đình đến địa bàn tuyên truyền về sinh để có kế hoạch và hậu quả của việc
không thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Nhóm 3+4 : Soạn và đóng vai một tuyền tuyền viên về dân số kế hoạch hóa
gia đình đến địa bàn tuyên truyền về các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
3. Kỹ thuật dạy học.
- Tự nghiên cứu sgk.
- Thảo luận
- Phân vai
- Phát vấn trực tiếp
4. Tổ chức dạy học


13


Bước 1: GV thông báo về tốc độ gia tăng dân số ở Việt Nam và thế giới và hậu
quả. Từ đó yêu cầu HS đóng vai trò một tuyền tuyền viên về dân số kế hoạch
hóa gia đình đến địa bàn giải thích cho mọi người về các vấn đề sau:
Nhóm 1+2: Soạn và đóng vai một tuyền truyền viên về dân số kế hoạch hóa
gia đình đến địa bàn tuyên truyền về sinh để có kế hoạch và hậu quả của
việc không thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Cụ thể làm sáng tỏ các câu hỏi
sau:
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì? Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
2. Chủ trương của nhà nước ta hiện nay khuyến khích mỗi cặp vợ chồng nên có
bao nhiêu con?
3. Bao nhiêu tuổi thì mới nên sinh con? Khoảng cách giữa các lần sinh là bao
lâu?
Nhóm 3+ 4. Soạn và đóng vai một tuyền truyền viên về dân số kế hoạch hóa
gia đình đến địa bàn tuyên truyền về các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.
Cụ thể cần làm rõ:
1. Để sinh đẻ có kế hoach thì có thể sử dụng những biện pháp tránh thai nào?
2. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
3. Đối tượng có thể áp dụng mỗi biện pháp?
Bước 2: Các tổ thảo luận và viết bài tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch.
Bước 3: Các tổ cử đại diện lên thuyết trình. Các học sinh còn lại đóng vai người
nghe và hỏi
Bước 4: GV nhận xét và chỉnh sửa và kết luận
1. Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách
sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá
nhân, gia đình và xã hội.
Sinh đẻ có kế hoạch giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất và tinh thân
cho các thành viên trong gia đình như có điều kiện chăm lo sức khỏe, học hành,

giải trí, có điều kiện cải thiện kinh tế...
2. Chủ trương của nhà nước ta hiện nay khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên
dừng lại ở một đến 2 con để nuôi dạy cho tốt
3. Chỉ nên sinh con khi 18 tuổi hoặc lớn hơn nhưng cũng không quá 35 tuổi. Vì
khi nhỏ hơn 18 tuổi cơ thể phát triển chưa hoàn thiện nên chưa đủ điều kiện để
mang thai và sinh con. Trên 35 tuổi cơ thể đã có những lão hóa
- Để có đủ thời gian phục hồi sức khỏe và điều kiện chăm con thì khoảng cách
các lần sinh từ 3 - 5 năm.
4. Các biên pháp tránh thai
Tên biện pháp tránh thai

Cơ sở khoa học

Tính ngày trứng rụng

Tránh giao hợp vào ngày trứng rụng ( khoảng giữa
14


chu kì kinh nguyệt) để tinh trùng không gặp trứng
Dùng bao cao su

Bao sao su mỏng được lồng vào dương vật để hứng
tinh dịch làm cho tinh trùng không gặp được trứng

Đặt vòng tránh thai

Kích thích niêm mạc tử cung chống lại sự làm tổ
của hợp tử ở tử cung. Hợp tử không làm tổ được sẽ
rơi ra ngoài


Uống thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai hằng ngày chứa progessteron
và ostrogen làm cho nồng độ progessteron và
ostrogen trong máu luôn cao gây ức chế tuyến yên
tiết FSH, LH làm cho trứng không chín và rụng.

Triệt sản nam và nữ

Cắt , thắt ống dẫn tinh hoặc ống dãn trứng ngăn
không cho tinh trùng gặp trứng

Xuất tinh ngoài âm đạo

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

Uống thuốc tránh thai Diệt tinh trùng
khẩn cấp
GV lưu ý mỗi người nên lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp với mình
Với vị nữ thành niên không dùng phương pháp triệt sản vì sau khi triệt sản rồi
việc nối lại rất khó khăn và khó có con . Chỉ áp dụng với người trên 35 tuổi đã
có 2 con và đứa thứ 2 trên 3 tuổi
(?) Phá thai có phải là 1 biện pháp sinh đẻ có kế hoạch? Hậu quả của phá thai?
Phá thai không được coi là một biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ giúp người
phụ nữ tránh sinh con ngoài ý muốn.
Phá thai có thể gây hậu quả nghiêm trong đối ví phụ nữ như: mất nhiều máu,
viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có thể gây vô sinh thậm chí tử vong. Vì vậy phá
thai cần phải được bác sĩ tư vấn và chỉ nên phá thai ở các cơ sở y tế có đủ điều
kiện phá thai an toàn

2.4. Kết quả thực hiện
Trong năm học 2016- 2017 vừa qua tôi đã áp dụng đề tài này vào giảng dạy tai 2
lớp 11A, 11B của trường THPT Hà Trung. Sau đó tối để đánh giá hiệu quả của
đề tài tôi đã tiến hành hai phiếu thăm dò điều tra:
a. Phân tích thái độ của học sinh trong quá trình dạy học
- Trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy rẳng học sinh có thái độ học tập
tích cực và rất hứng thú trong giờ học.
- Kết quả bài điều tra nhanh về thái độ của học sinh với vấn đề giáo dục giới
tính. kết quả thu được là 100% các em cảm thấy rất hứng thú
b. Mức độ nhận thức về kiến thức giới tính.
15


Sau khi kết thúc mỗi phần học, mỗi bài học với những câu hỏi củng cố, câu hỏi
kiểm tra bài cũ nhận thấy các em đều nắm vững kiến thức và các kĩ năng theo
yêu cầu đặt ra. Đặc biệt bài kiểm tra cuối kì II tôi có đưa 10 câu hỏi cũ, kết quả
thu được như sau:
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số lượng 0
0

0
0
0
3/84 6/84
10/84 35/84 20/84
Tỷ lệ %

0% 0%

0%

0%

0%

4%

7%

12%

42%

35%

Kết quả cho thấy kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản của các em được
nâng lên rõ rệt và thái độ của các em với vấn đề giới tính cũng tự nhiên hơn.
3. KẾT LUẬN
a. Kết luận.
Như vậy trong điều kiện nền giáo dục nước ta chưa có môn học riêng cũng như

cán bộ giáo viên riêng về giáo dục giới tính thì giải pháp dạy học tích hợp giáo
dục giới tính và sức khỏe sinh sản vào các môn học liên quan đã có thể giaỉ
quyêt được bài toán lỗ hổng kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản ở vị thành
niên. Qua đó nâng cao nhận thức của các em về giới, về an toàn tình dục, kĩ
năng sống , giúp các em có khả năng tự bảo vệ bản thân. Theo tôi, cho dù dùng
giải pháp nào cho việc “tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành
niên” cho học sinh thì điều quan trọng nhất là giáo viên có thu hút được sự quan
tâm của các em hay không, có gây được những hứng thú, tích cực tham gia của
các em hay không? Và để làm tốt được điều này thì theo tôi đối với giáo viên
khi tham gia giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cần :
* Có thái độ tích cực về giới tính : Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu giới
tính, tình dục không phải chuyện cấm kỵ mà là một phần tự nhiên của con người
mà mọi người phải học. Khi học sinh đưa ra câu hỏi về giới tính, tình dục, giáo
viên đừng che giấu những sự thật thông thường. Giáo viên càng che giấu, học
sinh càng muốn biết thêm và muốn thử.
* Trao đổi với học sinh một cách nghiêm túc, tự nhiên như một chủ đề thông
thường. Nên dùng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu với đại đa số người.
Đừng biến giáo dục giới tính thành một trò đùa tục tĩu.
* Rất có thể một giáo viên nữ sẽ bị HS trêu chọc khi giảng về giới tính. Nếu rơi
vào tình cảnh này, giáo viên cần giữ bình tĩnh và tiếp tục giảng bài như thể đang
nói về một chủ đề thông thường. Nên khuyến khích học sinh thảo luận với nhau,
còn giáo viên đóng vai trò là người cố vấn.
b. Kiến nghị
Thực trạng cho thấy ngày nay tuổi dậy thì đến sớm hơn, thường 10-13 tuổi ở
nữ và 12-14 tuổi ở nam. Vì vậy, nên thực hiện giáo dục giới tính sớm trước khi
trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp khuyến
khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách
an toàn, giảm thiểu mang thai ngoài ý muốn ở các em.
16



Nhu cầu được giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên là
rất cấp bách đó là điều mà chúng ta đã nhận thấy. Theo tôi, đã đến lúc cần đưa
vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trở thành một bộ môn chính khóa
trong nhà trường để các em được học đồng bộ và bài bản chứ không chỉ còn
mang tính chất lồng ghép thí điểm ở một vài giáo viên, một vài trường học.
Trong quá nghiên cứu, trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót
vậy rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài hoàn
thiện hơn, mau chóng được ứng dụng đại trà và đồng bộ để nâng cao hiệu quả
giáo dục toàn diện cho học sinh cấp trung học phổ thông vì các em là lứa tuổi
“đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời”.

Xác nhận của Hiệu Trưởng

Hà Trung, Tháng 5 năm 2017
Người viết
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết không sao chép của người khác.

Trịnh Thị Thuận

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo trithucvn số ra thứ 2 ngày 15/5/2017
2. Các thông tin trên mạng internet.
3. Tích hợp giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và
đào tạo – ủy ban dân số , gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005.
4. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn - Bộ giáo dục và đào tạo - Hà Nội

- 2015
6. Tài liệu những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống và sức khỏe
sinh sản vị thành niên – Tổng cục dân số năm 2009.
7. Sách giáo khoa sinh học 11.
8. Sách giáo viên sinh học 11.

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Thuận
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Giáo dục môi trường qua dạy

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp

(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD&ĐT C
2005 - 2006

2.

học sinh thái học.
Vận dụng toán xác suất để

Sở GD&ĐT C

2010 - 2011

giải nhanh các bài tập sinh
học
3.
4.
5.
...

19



×