Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÁO cáo sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.74 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàm Rồng , ngày 29 tháng 03 năm 2017

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN
-Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu
giáo 4 – 5 tuổi.
- Họ và tên : Trương Thị Phon
- Đơn vị công tác : Trường Mẫu Giáo Sơn Ca
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài : Từ 10 / 09 / 2016 – 29 / 03 / 2017
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 . Tên đề tài : “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ
mẫu giáo 4 – 5 tuổi”.
2 . Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến ( lý do nghiên cứu ) :
Ngày nay đời sống người dân ngày càng phát triển khéo theo là những
vấn đề về sức khỏe cũng được mọi người quan tâm hơn đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh là dạy trẻ bảo vệ sức khỏe thông qua đó tính tự lập của
bé dần được hình thành, đồng thời giúp bé ý thức trách nhiệm của bản thân đối
với thân thể mình. Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh không phải là trách nhiệm của riêng
ai mà là mỗi cá nhân , gia đình , cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc
chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn
minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát
triển một cách khoẻ mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói
quen vệ sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về
sau này. Trong thực tế đúng lớp bán trú nhiều năm, tôi thấy trẻ trước khi đến
trường chưa có những thói quen và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, trẻ chưa
biết đánh răng, rửa tay, rửa mặt… như thế nào cho sạch và đúng cách . Là một
giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách
để có thể hình thành cho trẻ những thói quen, kĩ năng vệ sinh cần thiết. Do đó
tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ


mẫu giáo 4 – 5 tuổi” để làm nội dung nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1/ Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ có thói quen trong việc
giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô phải có kiến thức chuẩn xác
về kĩ năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các
tài liệu có liên quan để nghiên cứu, qua tài liệu tôi đã tiếp thu được các quy trình
1


đúng về rửa tay, rửa mặt, đánh răng…và áp dụng vào dạy trẻ. Cụ thể là: Quy
trình rửa tay bằng xà phòng có 6 bước:
-Quy trình rửa tay bằng xà phòng có 6 bước:
+Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, xoa xà phòng vào lòng bàn tay.
Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón
tay của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẻ giữa các ngón của
bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách
xoay đi xoay lai.
+Bước 6: Xả sạch xà phòng bằng nước sạch, lấy khăn lau khô.
-Quy trình rửa mặt thông qua bài thơ : “Bé tập rửa mặt” sau đây:
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Lau từ trong ra nhé
Nhích khăn lên các bé
Lau sống mũi xuống đi

Sau đó đến cái gì
Cái miệng xinh của bé
Cô cất giọng nhỏ nhẹ
Làm thế nào nữa đây?
Bé gấp đôi khăn ngay
Lau hai bên má đỏ
Gấp đôi một lần nữa
Lau cái cổ cái cằm
Mắt bé nhìn chăm chăm
Kìa cô khen bé giỏi
( Nguyễn Thị Lành)
- Quy trình đánh răng, cách súc miệng bằng nước muối…
- Tôi còn thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát câu chuyện về giáo dục
vệ sinh cho trẻ viết vào sổ tay tự học để lồng ghép vào các tiết dạy. Các bài thơ,
bài hát này không những thay đổi không khí cho tiết học mà còn mang tính giáo
dục cao và qua đó trẻ học được rất nhiều những kinh nghiệm, kĩ năng sống tốt.
2/Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày:
- Các nội dung giáo dục về thói quen vệ sinh và kĩ năng thực hành được tôi
lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày.
- Trong giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau
mỗi buổi sáng thức dậy: Bé làm những gì ? Vì sao phải làm như thế ? và làm
như thế nào? Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình và cô nhắc nhở trẻ làm đúng.
Không quên dặn trẻ cách giữ gìn vệ sinh các nhân như cắt ngắn móng tay, móng
2


chân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước sạch …Hay trong tiêu chuẩn bé
ngoan hằng ngày tôi đua nội dung giáo dục vệ sinh vào để trẻ thực hiện.
- Trong giờ hoạt động học có chủ đích tôi thường lồng ghép nội dung giáo
dục vệ sinh vào những lúc cần thiết ( nếu được). VD môn GDAN, LQVH tôi

thường sử dụng các bài hát, câu đố, bài thơ cung cấp kiến thức vệ sinh cho trẻ
như : Bài hát chiếc khăn tay, rửa mặt như mèo , tay ngoan tay thơm , vì sao mèo
rửa mặt, tay xinh của bé, bàn tay sạch, khám tay,… Các bài thơ : Giữ hàm răng
đẹp, tắm gội, cô dặn bé, bé tập rửa mặt, đi dép, rửa tay sạch, đôi bàn tay của bé,
áo quần sạch sẽ,…hoặc qua những câu chuyện, kể chuyện theo tranh .VD: Kể
chuyện theo tranh “ Mẹ tắm cho em bé”
.Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể:
mắt ,mũi ,miệng, tay, chân.
. Chuẩn bị: Tranh to và màu sắc đẹp “ Mẹ đang tắm cho em bé”
Một số câu hỏi để hỏi khi trẻ xem tranh , một búp bê để minh hoạ
.Tiến hành : Đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Yêu mẹ”
Cô hỏi trẻ ở nhà ai thường tắm cho các con? Cô cho trẻ xem tranh “ Mẹ đang
tắm cho em bé” và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì đây các con? Mẹ đang làm gì? Bé đang
làm gì? Sau đó cô kể cho cháu nghe câu chuyện theo sự sáng tạo của cô. Có thể
kể như sau: Hôm qua chủ nhật, Tín ở nhà chơi với chị, trời nắng mà tay chân bị
bẩn, mẹ tắm cho Tín, Tín thích lắm. Mẹ lần lượt gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ tay
chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng nước mát rượi. Sau khi cô kể
chuyện xong cô làm động tác minh hoạ: Gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ chân tay trên
búp bê cho trẻ xem, rồi cho trẻ tập minh hoạ lại các động tác theo cô.
Qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện … trẻ có thêm một số kinh nghiệm và học
được nhiều thói quen tốt.
Ở chủ đề bản thân, môn khám phá khoa học : “Tìm hiểu về cơ thể của bé” hay “
Các giác quan” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách nhẹ nhàng trên từng chi
tiết. VD : Khi nói đến đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì? Bảo vệ đôi chân thì
phải làm thế nào? … chứ không giáo dục một cách chung chung trẻ sẽ mau quên
- Trong giờ chơi hoạt động góc tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa
mặt cho búp bê , rửa tay cho búp bê, luôn nhắc nhở trẻ khi chơi xong phải xếp
đồ chơi gọn gàng, rửa tay sạch sẽ.
- Hoạt động ngoài trời: Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh
tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, cho trẻ trò chuyện

sau đó cho trẻ cùng làm mô phỏng các thao tác thực hành cùng cô qua đó giúp
trẻ ghi nhớ lâu hơn.
- Hoạt động chiều : Tôi thường ôn luyện các thao tác vệ sinh như tập cho trẻ
rửa tay, rửa mặt đúng cách …Đây là thời điểm tôi hướng dẫn lại cho trẻ kĩ năng
thực hành vệ sinh một cách cụ thể theo quy trình . Ngoài việc lồng ghép ,đan
xen giáo dục vệ sinh vào các giờ học có chủ đích hay giờ chơi, tôi còn đăng kí
thực hiện chuyên đề về vệ sinh cá nhân riêng .
VD chuyên đề: Bé học rửa tay
* Mục đích yêu cầu:
3


Trẻ biết rửa mặt đúng lúc để giữ gìn vệ sinh đôi tay sạch sẽ, nắm được quy trình
rửa tay bằng xà phòng. Biết rửa tay theo đúng trình tự các bước.
Rèn luyện kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân.Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh đôi
bàn tay
* Chuẩn bị:
Đoạn phim về các hoạt động của trẻ, hình ảnh các bước rửa tay, Đồ dùng , đồ
chơi cho các trò chơi. Bài hát “ Năm ngón tay ngoan”, bài vè về rủa tay
* Tiến hành hoạt động:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian
Cô trò chuyện với trẻ : Con chơi những trò chơi gì và dùng bộ phận nào của cơ
thể để chơi với nhau? Cho trẻ về máy xem phim và trò chuyện về nội dung đoạn
phim và hỏi trẻ: Con rửa tay khi nào? Và con biết rửa tay như thế nào cho sạch
không ?. Cô giới thiệu với trẻ quy trình các bước rửa tay.
Cô giới thiệu bước1, giải thích , thực hiện mẫu.Cho trẻ khá làm lại sau đó cho cả
lớp cùng thực hiện.Tương tự cô giới thiệu bước 2,3. Chuyển tiếp bằng bài hát “
Năm ngón tay ngoan”.Cho trẻ nhắc lại từ bước 1 đến bước 3.Cô giới thiệu tiếp
bước 4,5,6,7.
Cho trẻ thực hiện lại cả 7 bước

+ Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
Cách chơi : Cô có các hình ảnh về các bước rửa tay ,trẻ chia làm hai đội chơi.
Từng đôi một ở mỗi đội sẽ kết hợp với nhau kẹp bóng ở giữa lưng, di chuyển
lên chọn hình ảnh rửa tay đem về dán vào bông hoa của đội mình sao cho đúng
trình tự các bước. Trong quá trình di chuyển, tay không được chạm bóng và
không làm rơi bóng, nếu cặp đôi nào làm rơi bóng sẽ nhường quyền cho các bạn
khác trong đội tiếp tục
+ Kết thúc : Giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay, rửa đúng lúc, theo đúng quy
trình, cho trẻ hát bài “tay ngoan, tay thơm”
Qua chuyên đề chị em đồng nghiệp góp ý, rút kinh ngiệm và thực hiện tại các
lớp và qua tiết học này trẻ được khắc sâu kiến thức , nắm rõ quy trình để khi
bước vào thực hiện trẻ làm rất tốt .
3/ Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ:
Ngoài việc được chăm sóc tốt ở trường ,các cháu cần được sự quan tâm
chăm sóc của gia đình do đó phụ huynh phải nắm bắt kiến thức về chăm sóc vệ
sinh cho trẻ. Tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau:
a/ Tuyên truyền qua góc phụ huynh:
-“ Trăm nghe không bằng một thấy”. Chính vì vậy góc phụ huynh của lớp tôi
được đặc biệt chú ý bởi những hình ảnh , nội dung tuyên truyền phong phú , hấp
dẫn về giáo dục vệ sinh cá nhân và được thay đổi thường xuyên. Những nội
dung tuyên truyền ở đây rất thực tế vì nó phản ánh các hoạt động vệ sinh của lớp
nên rất được phụ huynh chú ý mỗi khi đón trả trẻ.
-Tôi còn dành riêng một vài mảng tường để trang trí hình ảnh về các bước
rửa mặt, rửa tay, cách giữ vệ sinh để cho phụ huynh nắm bắt và có thể kết hợp
giáo dục trẻ ở nhà.
4


b/ Tuyên truyền qua các buổi gặp mặt trong kế hoạch truyền thông của

lớp :
- Đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch truyền thông cho lớp , cứ hai tháng
tổ chức một lần , nội dung truyền thông tôi luôn dành nhiều thời gian cho công
tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, qua
các buổi truyền thông phụ huynh và giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm chăm
sóc , nuôi dạy trẻ theo khoa học và hỗ trợ cho phụ huynh những kiến thức đúng
đắn về cách chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thông qua cách làm này góp
phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và các ban ngành đoàn thể
hiểu sâu hơn về ngành học , đặc biệt chú trọng đến nội dung vệ sinh cho trẻ và
cộng đồng
Ngoài ra,tôi còn vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động tuyên
truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ , nhạc , câu chuyện về vấn đề giáo dục vệ sinh
cho trẻ và được phụ huynh hưởng ứng mạnh mẽ
c/ Tuyên truyền qua đài truyền thanh của trường:
- Trong các cuộc họp chi bộ hay hội đồng tôi thường đề xuất với nhà trường
dành các bản tin phát vào buổi sáng trong giờ đón trẻ và buổi chiều trong giờ trả
trẻ. Nội dung các bản tin có lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và các
bệnh thường gặp do vấn đề vệ sinh gây ra. Nhà trường ghi nhận những ý kiến
đề xuất của bản thân và đã thực hiện thường xuyên có hiệu quả
Kết quả thực hiện:
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên, cuối học kì I lớp tôi đã
đạt được những kết quả sau:
-Đa số trẻ có thói quen vệ sinh tốt như: Biết tự rửa tay truớc khi ăn , khi tay
bẩn và sau khi đi vệ sinh , biết giữ vệ sinh thân thể, biết đánh răng sau khi ăn,
biết tự rửa mặt khi ngủ dậy, bên cạnh đó còn biết giữ vệ sinh môi trường lớp học
- 100% trẻ có kĩ năng thực hành vệ sinh như rửa tay với xà phòng , rửa mặt
bằng khăn sạch, biết tự mặt quần áo, biết đánh răng …theo đúng qui trình
- 100% phụ huynh được tuyên truyền có kiến thức kĩ năng vệ sinh cá nhân và
sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân .
Đặc biệt một điều đáng mừng là trong học kì qua tại trường Mẫu Giáo Sơn Ca

và tại lớp nhỡ do tôi phụ trách không xảy ra dịch bện liên quan đến vấn đề vệ
sinh trong khi các trường bạn lân cận đã xảy ra rất nhiều ca bệnh “ Tay , chân ,
miệng”
III TÍNH MỚI TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
1.Tính Mới
Sáng kiến đã giải quyết được những khó khăn, hạn chế trong tình hình mở
rộng quy mô, phát triển ngành học mầm non tại huyện Năm Căn nói riêng và
các trường Mẫu Giáo Sơn Ca nói chung.
2.Đánh giá về tính hiệu quả và khả thi của sáng kiến:
5


Có thể nói, trước đây khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện
pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ”, thì việc
giáo dục vệ sinh cho trẻ ở trường Mẫu Giáo Sơn Ca gặp rất nhiều khó khăn
nhưng khi sáng kiến này được ứng dụng thì nỗi lo này đã được giải quyết.
3. phạm vi áp dụng:
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể ứng dụng rộng rãi trong phạm vi các khối
lớp của trường Mẫu Giáo Sơn Ca.
IV.KẾT LUẬN:
- Qua quá trình thực hiện bản thân tôi đã rút ra được những kết luận sau:
- Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành vệ sinh cá
nhân cho trẻ một cách thuần thục để có thể dạy trẻ tốt hơn
- Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày
- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều cách
- Đề nghị Phòng giáo dục, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức hội thi : “Liên
hoan gia đình , nhà trường và sức khoẻ trẻ thơ” để thu hút sự quan tâm, cổ vũ,
động viên của đông đảo các bậc phụ huynh và cộng đồng và để có điều kiện
tuyên truyền sâu rộng đến các ban ngành đoàn thể và nhân dân về tầm quan

trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non.
- Các cấp, các ngành đầu tư , hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm cơ sở vật chất
cho trường cũng như cho lớp để công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ
thực hiện đạt kết quả hơn trong thời gian đến.
Trên đây là “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ
mẫu giáo 4 – 5 tuổi ” mà bản thân đã thực hiện tại lớp, chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn.
Người viết báo cáo

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP

Trương Thị Phon

6


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàm Rồng , ngày 02 tháng 04 năm
2017

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ
mẫu giáo nhỡ”.
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài : Từ 10 / 09 / 2016 đến ngày 02 / 04 /
2017
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Ngày nay đời sống người dân ngày càng phát triển khéo theo là những vấn đề
về sức khỏe cũng được mọi người quan tâm hơn đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Dạy trẻ
giữ gìn vệ sinh là dạy trẻ bảo vệ sức khỏe thông qua đó tính tự lập của bé dần
được hình thành, đồng thời giúp bé ý thức trách nhiệm của bản thân đối với thân
thể mình. Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là
mỗi cá nhân , gia đình , cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm
sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh
và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển
một cách khoẻ mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ
sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này.
Trong thực tế đúng lớp bán trú nhiều năm, tôi thấy trẻ trước khi đến trường chưa
có những thói quen và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, trẻ chưa biết đánh
răng, rửa tay, rửa mặt… như thế nào cho sạch và đúng cách . Là một giáo viên
mầm non hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để có thể
hình thành cho trẻ những thói quen, kĩ năng vệ sinh cần thiết. Do đó tôi chọn đề
tài : “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ”
để làm nội dung nghiên cứu.
2. Mô tả sáng kiến (nội dung sáng kiến):
a/ Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ có thói quen trong việc
giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô phải có kiến thức chuẩn xác
về kĩ năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các
tài liệu có liên quan để nghiên cứu, qua tài liệu tôi đã tiếp thu được các quy trình
đúng về rửa tay, rửa mặt, đánh răng…và áp dụng vào dạy trẻ.
b/Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày
Các nội dung giáo dục về thói quen vệ sinh và kĩ năng thực hành được tôi
lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày
7



c/ Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Ngoài việc được chăm sóc tốt ở trường ,các cháu cần được sự quan tâm
chăm sóc của gia đình do đó phụ huynh phải nắm bắt kiến thức về chăm sóc vệ
sinh cho trẻ.
- Tuyên truyền qua góc phụ huynh.
- Tuyên truyền qua các buổi gặp mặt trong kế hoạch truyền thông của lớp
- Tuyên truyền qua đài truyền thanh của trường:
Kết quả thực hiện: Đa số trẻ có thói quen vệ sinh tốt
3.Đánh giá về tính mới của sáng kiến
Sáng kiến đã giải quyết được những khó khăn, hạn chế trong tình hình mở
rộng quy mô, phát triển ngành học mầm non tại huyện Năm Căn nói riêng và
các trường Mẫu Giáo Sơn Ca nói chung.
4.Đánh giá về tính hiệu quả và khả thi của sáng kiến:
Có thể nói, trước đây khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp
giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ ”, thì việc giáo dục vệ
sinh cho trẻ ở trường Mẫu Giáo Sơn Ca gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi sáng
kiến này được ứng dụng thì nỗi lo này đã được giải quyết.
3. phạm vi áp dụng:
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể ứng dụng rộng rãi trong phạm vi các khối lớp
của trường Mẫu Giáo Sơn Ca
4. Kết luận, đề xuất:
a, Kết luận:
- Qua quá trình thực hiện bản thân tôi đã rút ra được những kết luận sau:
- Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành vệ sinh cá
nhân cho trẻ một cách thuần thục để có thể dạy trẻ tốt hơn
- Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày
- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều cách
b, Đề xuất:

- Phòng giáo dục, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức hội thi : “Liên hoan gia
đình , nhà trường và sức khoẻ trẻ thơ” để thu hút sự quan tâm, cổ vũ, động viên
của đông đảo các bậc phụ huynh và cộng đồng và để có điều kiện tuyên truyền
sâu rộng đến các ban ngành đoàn thể và nhân dân về tầm quan trọng của công
tác chăm sóc sức khoẻ và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non.
- Các cấp, các ngành đầu tư , hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm cơ sở vật chất cho
trường cũng như cho lớp để công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ thực
hiện đạt kết quả hơn trong thời gian đến.
8


Trên đây là “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng vệ sinh cá nhân cho
trẻ mẫu giáo nhỡ ” mà bản thân đã thực hiện tại lớp, chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn.
Ý kiến xác nhận
Người viết báo cáo
Của thủ trưởng đơn vị:
Trương Thị Phon

9


10


11




×