SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
HANH
HÓA NĂM
2017Mục
lục
TRƯỜNG
THPT
LÊ LỢI
Mục lục..............................................................................................................1
A. Mở
đầu.........................................................................................................1
I. Lí do chọn đề
tài..................................................................................... .......2
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
KIẾN KINH NGHIỆM
IV. Phương pháp nghiênSÁNG
cứu.............................................................................3
B. Nội
dung.......................................................................................................4
I. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
II. Thực
trạng:....................................................................................................5
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT ĐỌC VĂN:
III. Các giải pháp và tổ chức thực
hiện..............................................................5
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY( TRÍCH ĐĂM SĂN - SỬ THI TÂY
1. Giải pháp.......................................................................................................5
NGUYÊN)
NGỮ
VĂN
10 CƠ
BẢNtrọng
QUAcủa
VIỆC
GHÉP
1.1
Cho học-sinh
thấy
rõ vai
trò quan
việcLỒNG
tìm hiểu
lồng TÌM
ghép
kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử
HIỂU KIẾN THỨC VĂN HÓA, XÃ HỘI, PHÁP LUẬT.
thi có giá trị.................................................................................................5
1.2. Xây dựng nội dung, môi trường lồng ghép..........................................6
1.3. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực......... 7
1.4. Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó..............................................7
1.5. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học
tập
của
học
sinh…………………………………………………………………...7
2. Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao
Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)...................................................7
2.1. Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học.........................9
2.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới
thiệu bài mới.................................................................................................9
2.3. Tổ chức hoạtNgười
động dạy
học..............................................................9
thực
hiện: Lê Thị Thái
IV. Hiệu quả của sáng kiến..........
.........................................................................18
Chức vụ:
Giáo viên
C. Kết luận, kiến nghị...................................................................................19
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
I. Kết luận........................................................................................................19
II. Kiến nghị....................................................................................................19
Tài liệu tham khảo...........................................................................................21
Danh mục các đề tài SKKN …………………………………………………22
Phụ lục.............................................................................................................23
THANH HÓA NĂM 2017
Mục lục
Mục lục..............................................................................................................1
A. Mở
đầu.........................................................................................................1
I. Lí do chọn đề
tài..................................................................................... .......2
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
B. Nội
dung.......................................................................................................4
I. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
II. Thực
trạng:....................................................................................................5
III. Các giải pháp và tổ chức thực
hiện..............................................................5
1. Giải pháp.......................................................................................................5
1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép
kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác phẩm sử
thi có giá trị.................................................................................................5
1.2. Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị về nội dung, môi trường lồng
ghép ...........................................................................................................6
1.3. Không bỏ qua mà chú trọng các bước trong tổ chức hoạt động dạy
học như:......................................................................................................7
1.3.1. Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học........................7
1.3.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới
thiệu bài mới…………………………………………………………………..8
1.3.3. Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó...........................................9
1.3.4 Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh……………………..…………………………………...……7
2. Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao
Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)....................................................9
IV. Hiệu quả của sáng kiến...................................................................................18
C. Kết luận, kiến nghị...................................................................................19
I. Kết luận........................................................................................................19
II. Kiến nghị....................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...........................................................................................21
Danh mục các đề tài SKKN …………………………………………………22
2
Phụ lục.............................................................................................................23
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài.
Các tác phẩm sử thi nói chung và bài học Chiến thắng Mtao
Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản nói
riêng thường khó gây hứng thú cho học sinh trong học tập, cảm thụ. Thực
trạng này phổ biến ở trong thực tiễn dạy học của trường THPT Lê Lợi Thọ
Xuân Thanh Hóa. Bởi lẽ, sử thi có đặc trưng là một thể loại văn học quy mô
đồ sộ, nội dung một tác phẩm khá dài. Các em lại chưa được học về thể loại
văn học này. Trong khi đó khoảng cách về thời gian ra đời và vị trí địa lí mà
tư duy, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời xưa, thời nay có
nhiều điểm thay đổi và khác biệt với tư duy học sinh của trường chúng tôi.
Khi dạy bài học này hầu hết các giáo viên sợ học sinh không tiếp nhận được
tác phẩm nên thường ít mạnh dạn đổi mới phương pháp, chưa bứt khỏi nếp “
cô giảng, trò nghe”, chưa đẩy học sinh vào hoạt động tự học, tự nghiên cứu,
chủ động, sáng tạo. Đối với bài học này ngoài các yếu tố then chốt như giáo
án, trình độ, kĩ năng của người dạy, động cơ học tập của người học còn có các
yếu tố khác quyết định đến việc dạy và học thành công là môi trường học tập,
là yếu tố kiến thức tổng hợp, kiến thức đặc thù về bản sắc văn hóa, xã hội đặc
trưng của đồng bào Tây Nguyên cũng như một phần thông minh, hóm hỉnh và
khiếu về nghệ thuật từ học sinh. Nếu không khuyến khích được các em chủ
động nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm và kiến thức văn hóa, xã hội đặc trưng
vùng miền, không tự do trình bày suy nghĩ, ý kiến về những vấn đề liên quan
đến tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng nghe, trông chờ vào sự
cảm thụ của giáo viên sẽ không thể có được một tiết đọc văn hiệu quả. Hơn
nữa, thực trạng việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi là một vấn đề chưa nhiều
sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia trong trường chúng tôi. Tôi đã tìm hiểu
đồng nghiệp cũng như tìm hiểu trên mạng, qua các tài liệu về văn bản sử thi
trong nhà trường, chưa thấy ai thực sự đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu để có một
giáo án cụ thể của bài dạy này với một phương pháp dạy học tích cực hiệu
quả để nâng cao năng lực tìm hiểu văn hóa, xã hội, bồi dưỡng tình yêu, sự gắn
bó với nền văn hóa truyền thống của dân tộc, gắn việc học trong nhà trường
với xã hội, cuộc sống một cách thiết thực, ý nghĩa nhất. Vì vậy, tôi mạnh dạn
chia sẻ một số kinh nghiệm mà bản thân đã thực nghiệm trong quá trình dạy
3
bài: Chiến thắng Mtao Mxây(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ
văn 10 ban cơ bản qua việc lồng ghép tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội,
pháp luật cho học sinh của trường THPT Lê Lợi chúng tôi.
II. Mục đích nghiên cứu
Môn Ngữ văn ngoài việc trang bị cho học sinh những tri thức để đánh
giá đúng các vấn đề văn học, tạo cho các em có khả năng khám phá vẻ đẹp
của tác phẩm văn chương còn có nhiệm vụ giúp các em hình thành và phát
triển khả năng tự chủ và tự học, nhất là năng lực sử dụng sách giáo khoa,
nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin trên cơ sở đó trau dồi phẩm chất linh hoạt,
độc lập, sáng tạo của tư duy, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá
trình học nhóm, học ngoài giờ lên lớp và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Với đề tài phát huy năng lực tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật
qua bài học mục đích cao nhất của tôi là nâng cao hiệu quả của giờ đọc văn
của bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ
văn 10 ban cơ bản. Bài học không còn nặng nề, nhàm chán trôi qua khi định
hướng giúp người dạy văn và học văn có một hướng tiếp cận mới, sâu và rộng
hơn đối với một tác phẩm sử thi của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên
xa xôi mà giàu bản sắc văn hóa vùng miền. Cụ thể: khi thực hiện sẽ giúp các
em học sinh nắm được ý nghĩa của tri thức khoa học về bản chất của hiện
thực xã hội và con người; hiểu được các qui luật, qui chế nảy sinh và vận
động, phát triển của các hiện tượng; mối tác động qua lại giữa con người và
xã hội ; kĩ năng tìm hiểu, tiếp thu kiến thức tài liệu kể cả qua trên mạng
Internet. Đồng thời học sinh phát huy được năng lực vận dụng, sáng tạo khá
hiệu quả trong giờ học. Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt
ra. Từ đó tổ chức, hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học
sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ,
sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Như vậy tôi đã giúp học sinh tiếp cận bài học theo hướng “mở”, hứng
thú, say mê hơn, kiến thức cần đạt tới của tiết học như một lẽ tự nhiên được
các em nắm vững và còn tiếp cận được nhiều tri thức khác, thể hiện nhiều
phẩm chất, năng lực của mình. Góp phần đổi mới mục tiêu giáo dục phổ
thông từ trang bị kiến thức sang nâng cao năng lực người học theo tinh thần
của Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng như theo tinh thần của Nghị quyết 88
ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông đã xác định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng
lực của học sinh: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Khi được công nhận thì chắc chắn
trong sinh hoạt chuyên môn chúng tôi sẽ đem ứng dụng đề tài này hiệu quả.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này tôi sẽ đi sâu vào việc khuyến khích các em học sinh lớp 10
Trung học phổ thông tìm hiểu bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản trên cơ sở phát hiện được kiến
4
thức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan. Những kiến thức này lồng ghép
trong bài học sẽ giúp học sinh buộc phải hiểu nội dung vấn đề của tiết dạy
vừa nâng cao hiểu biết vừa có hứng thú trong học tập theo một phương pháp
chủ động tự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo. Trên cơ sở đó các giáo viên đồng
nghiệp khác có điều kiện thuận lợi để thực hiện bài dạy của mình trong quá
trình đứng lớp.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học bộ môn Ngữ văn lớp 10, sách
giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa trên
mạng Internet.
- Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với bộ
môn Ngữ văn lớp 10 bậc THPT với những sản phẩm (kiến thức văn hóa, xã
hội, pháp luật) trên thực tế tìm hiểu của học sinh, tìm ra những hạn chế chủ
yếu của học sinh khi học Ngữ văn nhất là thể loại sử thi. So sánh hai lớp dạy.
Trong đó một lớp chú trọng phát huy năng lực tìm hiểu kiến thức văn hóa, xã
hội, pháp luật tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận, tiếp thu bài học. Từ đó có
những đánh giá, kết luận được rút ra.
- Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên có
thể vận dụng vào việc phát huy kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật giúp cho
học sinh phát huy hết khả năng phát hiện, vận dụng, khám phá, tư duy sáng
tạo, năng lực giao tiếp và các kĩ năng sống cần thiết.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Trò chuyện, tìm hiểu, dự giờ
thăm lớp cùng với đồng nghiệp, học sinh và trực tiếp giảng dạy nhiều năm
trên lớp.
B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận.
Ngữ văn là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức, năng lực,
phẩm chất cơ bản và quan trọng nhất hình thành nhân cách con người, chuẩn
bị cho các em một hành trang vững chắc để bước vào đời. Đáp ứng yêu cầu
của việc giảng dạy hiện nay là dạy học theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa,
quan điểm tích hợp, phát triển năng lực người học... Giáo viên vừa phải biết
lồng ghép, tích hợp các kiến thức, kĩ năng của 3 phân môn: Văn học -Tập làm
văn- Tiếng Việt vừa phải tích hợp các môn học khác cũng như các vấn đề của
đời sống nhất là kiến thức về văn hóa, xã hội, pháp luật.
Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quyết nghị: “Mục tiêu giáo dục
phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng
lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh.” Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn
hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời”. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường
5
định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri
thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, dạy học Ngữ văn cần phải giúp
người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với
yêu cầu mới.
Theo ý kiến của TS. Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ GD Trung học
(Bộ GDĐT) trả lời phỏng vấn của báo Tiền phong ngày 30 tháng 12 năm
2015: Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên
quan đến hai hay nhiều môn học. Ở mức độ thấp, việc dạy học tích hợp mới
chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học
một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật;
giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Mức độ
tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với
nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một
cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, qua đó
phát triển được những năng lực và phẩm chất cần thiết, đồng thời tránh việc
học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học
khác nhau.
Bản thân tôi nhận thấy bài đọc hiểu Chiến thắng Mtao Mxây (Trích
Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản mang đặc trưng của
bộ môn Ngữ văn - môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất phù hợp để
tích hợp giáo dục cho học sinh các phẩm, năng lực, các kĩ năng sống, các kiến
thức văn hóa, xã hội, pháp luật để bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần tự hào những
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào các dân
tộc thiểu số ở vùng đất Tây Nguyên nói riêng.
II. Thực trạng của vấn đề
Các giáo viên ở trường THPT Lê Lợi Thọ Xuân trong những năm gần
đây đã tìm tòi, vận dụng tích hợp vào trong bài dạy của mình: có nhiều bài
tham gia dự thi đã được xếp giải. Tuy giáo viên rất tâm huyết và tích cực
nhưng còn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp dạy hiệu quả nhất với
từng lớp học sinh có trình độ, niềm đam mê văn chương khác nhau. Về nội
dung và phương pháp tích hợp phần lớn giáo viên phải tự nghiên cứu, nghiền
ngẫm, thử nghiệm mà chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn…Phương pháp tích
hợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính lý thuyết, giáo điều không gây
hứng thú cho học sinh. Còn riêng với tiết đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây
(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản còn có một
thực tế khó khăn: Học sinh THPT tuổi đời còn trẻ, ở vị trí địa lý cách xa vùng
đất Tây Nguyên nên ít hiểu biết về kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật ở
vùng miền náy từ xưa cho đến nay. Một số chỉ học một cách đối phó khi kiểm
tra bài cũ, kiểm tra thường xuyên và định kì. Kiểm tra xong coi như là quên
hẳn kiến thức bài học. Hơn nữa, tác phẩm lại thuộc chương trình lớp 10, ít sử
dụng thi cử nên tâm lí học sinh còn có phần xem nhẹ bài học này.Vì vậy học
sinh khó có thể cảm nhận hết được cái đẹp, cái hay của bài học. Vì vậy trong
6
tiết dạy, tôi đã làm nổi bật được mối liên hệ giữa đặc trưng của bộ môn với
kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan để bài học có hiệu quả hơn.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề và tổ chức thực hiện.
1. Giải pháp
1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng
ghép kiến thức văn hóa, xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, nơi có nhiều tác
phẩm sử thi có giá trị.
Mỗi tác phẩm văn học dù là văn học dân gian là một sản phẩm tinh thần
sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, các giả thể hiện
một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Mỗi tác
phẩm sử thi Tây Nguyên tổng hòa trong nội dung và hình thức cả phương
diện nhận thức thẩm mĩ của nhân dân về thực tại, cả các phương diện khác
bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
Tây Nguyên như lịch sử, tín ngưỡng, tâm lý, triết lý, những kiến thức địa lý,
kiến thức về thiên nhiên, những kiến thức về ứng xử trong gia đình, công
đồng,…Nếu các em thực sự say mê, nghiên cứu các tác phẩm sử thi nói chung
và qua mỗi bài học nói riêng các em không chỉ có hứng thú trong học tập tiếp
thu được kiến thức kĩ năng của một bài học đọc văn mà còn có nhiều kiến
thức hay, mới lạ về văn hóa, xã hội của vùng đất Tây Nguyên từ xưa cho đến
nay. Từ đó nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nền văn học - văn hóa dân tộc,
giúp cho mỗi học sinh có thêm hành trang bước vào cuộc sống rộng mở mà
không còn lạ lẫm, ngơ ngác như những “chú gà công nghiệp”.
1.2. Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị về nội dung, môi trường lồng
ghép
Đối với bất cứ công việc gì nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc
chuẩn bị của giáo viên, học sinh là vô cùng cần thiết, chiếm 50% sự thành
công. Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép kiến thức văn hóa,
xã hội, pháp luật có liên quan thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng
ghép, thời điểm lồng ghép, cách thức lồng ghép phù hợp với bài dạy, môi
trường để có thể lồng ghép hiệu quả…dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu
liên quan kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật. Mỗi tác phẩm sử thi Tây
Nguyên chứa đựng trong đó rất nhiều kiến thức tổng hợp. Bởi vậy, cần phải
chọn lọc, linh hoạt vận dụng tránh biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết tìm hiểu về
văn hóa, xã hội, pháp luật.
* Với giáo viên cần chuẩn bị:
- Máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể máy tính kết nối với bài giảng
điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính.
- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ Văn 10.
- Tài liệu tham khảo văn học, văn hóa, bản đồ địa lí, tư liệu lịch sử.
- Sử dụng trò chơi ô chữ vừa để kiểm tra kiến thức mới học vừa phát huy
tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Phiếu học tập với những câu hỏi học sinh khi trả lời vừa khắc ghi kiến
7
thức bộ môn vừa có thêm thức về văn hóa, xã hội, pháp luật.
- Sử dụng video clip (từ 1-2 phút) giới thiệu một số trích đoạn về các
đoạn kể Khan của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nhằm giới thiệu sự
phong phú của hình thức nghệ thuật dân gian từ đó học sinh vận dụng sáng
sáng tạo vào biểu diễn.
- Tranh, ảnh về một số lễ hội, tục lệ, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ và
trò chơi dân gian của đồng bào : Tục cột rượu treo chiêng, lễ mừng nhà rông
mới dân tộc Giẻ Triêng; lễ cầu mưa và mừng mùa dân tộc Êđê; lễ tạ ơn Yang
đất Yang rừng dân tộc Mạ; đám cưới của dân tộc Gia Rai; lễ mừng lúa mới
dân tộc Xơ Đăng... của người dân tộc Tây Nguyên.
- Đề bài kiểm tra.( câu hỏi ô chữ, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận)
- Giáo án có sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật lồng ghép:
Kĩ thuật chia nhóm (nhóm mảnh ghép và nhóm chuyên sâu).
Kĩ thuật đặt câu hỏi nhất là câu hỏi gợi mở và nêu tình huống.
Kĩ thuật khăn phủ bàn khi thảo luận nhóm mà giáo viên yêu cầu.
Kĩ thuật phân vai: Phải chọn được học sinh có khả năng thể hiện và
chọn đoạn thể hiện rõ nội dung nghệ thuật tiêu biểu của văn bản sẽ tiết kiệm
thời gian mà hiệu quả.
- Tổ chức các Họat động ngoài giờ lên lớp, các hội thi có diễn kịch lại bài
học hoặc áp dụng những câu hỏi về văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan
cũng là ví dụ về việc tạo một môi trường lồng ghép hiệu quả. Ngoài ra có thể
sử dụng khi
* Với học sinh:
- Chuẩn bị soạn bài theo câu hỏi của sách giáo khoa chu đáo.
- Trả lời, nghiên cứu câu hỏi theo phiếu học tập đã được phát có sự hướng
dẫn của giáo viên. Ngoài câu hỏi có kiến thức về văn học cần chú ý tìm hiểu
thêm các kiến thức về văn hóa, xã hội và pháp luật có liên qua đến bài học.
- Học sinh tuân theo những hướng dẫn của giáo viên như:
+ Chia nhóm: Một lớp sẽ có 4 nhóm tương ứng với 4 tổ.
+ GV chia phần việc cho mỗi nhóm: các nhóm sẽ tìm hiểu trước về một số
lễ hội, tục lệ, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồng
bào Tây Nguyên theo phiếu học tập.
+ GV giới thiệu cho HS một số cách tìm kiếm thông tin trên mạng, trong
các tài liệu.
+ Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy
A3 hoặc một nửa tờ A0.
+ Học sinh soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được giáo viên
giao trước qua phiếu học tập và chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy), tinh thần làm
việc theo nhóm.
+ Trong quá trình tìm hiểu bài học cần yêu cầu nhóm chuyên sâu và nhóm
mảnh ghép làm việc hiệu quả.
8
+ GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai, chọn một
đoạn đối thoại giữa hai tù trưởng thể hiện sự kịch tính của cuộc chiến đấu và
một phần đoạn cuối lời của người kể chuyện.
1.3. Không bỏ qua mà chú trọng các bước trong tổ chức hoạt động
dạy học như:
1.3.1. Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học.
Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó
với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của
cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt
với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn
ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
- Qua đoạn trích nhận thức được: lẽ sống, niềm vui của người anh hùng
sử thi chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự
thịnh vượng cho cộng đồng, bộ tộc.
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại sử thi để đọc hiểu các tác phẩm cụ
thể khác khi tìm đọc.
- Học sinh thấy được sử thi dân gian nói chung sử thi của người dân tộc
thiểu số có vị trí nhất định trong đời sống nhân dân trong cộng đồng các dân
tộc.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng các kiến thức liên môn như: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa Lí, GDCD, Pháp luật, Cơ sở văn hóa, Tin học, HĐNGLL,...
Về kĩ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi; đóng kịch diễn lại đoạn trích.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và ý thức của đồng bào dân
tộc Ê-đê Tây Nguyên Việt Nam.
- Phát hiện và vận dụng nét văn hóa tốt đẹp vào thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng nhận định, phân tích tình huống trong đời sống.
- Góp phần hình thành cho học sinh một số kĩ năng sau:
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
+ Làm việc theo nhóm
+ Học tập tích cực và chủ động
+ Có những sáng tạo nhất định từ bài học.
Thái độ:
- Từ bài học này, giúp các em nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá
nhân: phấn đấu hy sinh vì danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc yên vui của cộng
đồng, xã hội - nhất là trong giai đoạn hiện nay cái tôi cá nhân đang có xu
hướng quá đề cao. Đây là ý nghĩa mãi mãi của sử thi Đăm Săn nói riêng và sử
thi anh hùng nói chung.
- Yêu mến nhân vật anh hùng, dũng cảm, căm ghét cái xấu, cái ác.
- Giáo dục tinh thần, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và trân trọng truyền
9
thống văn hóa dân tộc; phát huy năng lực vận dụng, sáng tạo của học sinh.
- Tạo cho học sinh có thái độ:
+ Hứng thú trong học tập
+ Độc lập, tự giác trong học tập.
+ Nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nền văn học - văn hóa dân tộc.
Từ đó hình thành cho học sinh phát triển một số năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác để xử lý tình huống.
+ Năng lực phân tích và trình bày tình huống.
+ Năng lực đánh giá vấn đề.
+ Năng lực vận dụng và sáng tạo.
1.3.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và
giới thiệu bài mới.
Bằng hình thức xem băng hình già làng kể Khan và đặt câu hỏi để tái
hiện, gợi mở lại những kiến thức đã biết cũng như phát huy năng lực thu thập
thông tin của học sinh : Em hãy cho biết hình ảnh trong clip thường thấy ở
vùng đất nào ? Vùng đất ấy có di sản nào được UNESCO công nhận là Kiệt
tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại? Vùng đất Tây Nguyên.
Từ sau sử thi “khan Đam San” của người Ê - đê được công bố đầu tiên từ
năm 1927, đến nay đã phát hiện được trên 20 sử thi, trong đó có các sử thi nổi
tiếng còn truyền tụng tới nay, như ĐămDi, Chilơkok, Khinh Dú, Đăm
Đơroăn, Y Prao, và M’hiêng (của người Êđê), Ot mrông, Cây nêu thần, Mùa
rẫy Bon (của Mnông) H’điêu, Chín chiêng, Zông (Giarai), Đăm Noi, Xing chi
ôn, Diôông (Bana),… Sử thi không chỉ là đặc trưng, nét độc đáo duy nhất của
vùng văn hoá Tây Nguyên, mà vùng này còn thể hiện tính thống nhất của
mình qua nhiều hiện tượng văn hoá tiêu biểu khác, như âm nhạc cồng chiêng,
văn hoá nhà mồ, các loại luật tục khác… Qua bài học này các em sẽ được
khám phá một thế giới vô cùng bao la kì thú.
1.3.3. Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó:
Việc đọc kĩ văn bản và phần chú giải những từ khó là vô cùng cần thiết.
Giáo viên cho đọc phân vai và giải nghĩa những từ khó. Cần giúp học sinh
hiểu văn bản sử thi dân gian Tây Nguyên ở lớp nghĩa từ vựng. Đồng thời có
thể giải thích, cung cấp thêm một số hình ảnh và kiến thức, văn hóa, xã hội,
pháp luật có liên quan. Chú thích ở sách giáo khoa - học sinh đã phải đọc kỹ
khi chuẩn bị bài - giáo viên giải thích và cung cấp thêm hình ảnh, kiến thức
khi cần thiết: hình ảnh nhà Rông, nhà dài người Tây Nguyên với “ngạch” cửa,
hình ảnh ảnh ché đuê, chũm chọe; quan niệm về người anh hùng dũng sĩ:
không lừa kẻ thù chưa sẵn sàng để giao chiến hay các quan niệm về thần linh
cũng như sử dụng các hình ảnh gần gũi thân quen có trong đời sống của người
dân: lợn nái, trâu trong chuồng, kliê, êchăm, lồ ô, cà tong, le, hoa dam piết,
chim ghếch hay các đồ vật thường dùng: âu, gùi, vòng nhạc ...).
1.3.4. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
10
- Cho xem băng đĩa, tranh ảnh để đặt câu hỏi.
- Trò chơi ô chữ.
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm, đề luyện viết.
- Kiểm tra phiếu học tập của học sinh chặt chẽ để tăng cường việc chuẩn
bị bài học sinh hiệu quả, tác dụng.
2. Tổ chức thực hiện.
Bài mới: Trình bày các quá trình dạy hoc - dạy trên Bài giảng điện tử
Powerpoint. Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút).
Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS
tìm hiểu như sau:
Hoạt động 1:
I. Đọc hiểu phần Tiểu dẫn:
Phần tiểu dẫn theo em cần nắm những nội dung kiến thức nào?
1.Trình bày những hiểu biết cơ bản của thể loại sử thi dân gian
a. Khái niệm : Giúp HS nêu khái niệm thể loại sử thi dân gian Việt Nam?
(kiểm tra tích hợp với bài “Khái quát VHDG Việt Nam’’)
Là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần,
nhịp, xây dựng các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một
hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ
đại.
Sử thi có hình thức diễn xướng riêng ( hát, kể - thường là các già bản
một mình vừa kể, vừa diễn tất cả các vai bằng các giọng điệu khác nhau bên
bếp lửa nhà Rông). Giáo viên giới thiệu thêm về hình thức diễn xướng này.
b. Phân loại: Sử thi dân gian chia làm mấy loại? Và minh họa bằng các
tác phẩm cụ thể.
Giáo viên cho học sinh trả lời 2 loại sử thi dân gian trong kho tàng sử thi
dân gian đồ sộ, có giá trị của các dân tộc thiểu số nước ta (chưa tìm thấy sử
thi của người Kinh. Có thể giao câu hỏi để các em về nhà lí giải: Tại sao cho
đến nay người Kinh không thấy có trường ca? gợi mở: vùng sử thi Tây
Nguyên có căn nguyên từ kinh tế- xã hội Tây Nguyên như xã hội tiền giai
cấp, kinh tế nương rẫy…):
Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng (có lấy dẫn chứng và ứng dụng môn
tin học để trình chiếu về một số tác phẩm sử thi của Tây nguyên để minh
họa). Giáo viên đọc một đoạn trích ngắn trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” hoặc
một sử thi nào đó để HS hình dung… Đồng thời liên hệ thực tế xã hội: Vùng
đất Tây Nguyên với
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân
loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, sau Nhã nhạc cung đình Huế. Đây là di
sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Không gian văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.(Chiếu bản đồ địa lí để học sinh dễ
hình dung). Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác
nhau: Ê - đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc... Các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ
11
mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó
(nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các
buôn làng Tây Nguyên,...),...
Phần này giúp học sinh phát huy năng lực thu thập thông tin và năng lực
vận dụng.
2. Trình bày tóm tắt sử thi Đăm Săn:
HS dựa vào SGK tóm tắt ngắn gọn sử thi Đăm Săn : Gồm 8 chương
tương tương với 13 đoạn kể nhưng có thể nắm gọn trong 3 ý chính :
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhí và trở thành một tù trưởng giàu
có, hùng mạnh.
- Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng độc ác, giành lại vợ, đem lại sự giàu
có và uy danh cho mình và cho cộng đồng.
- Đăm Săn khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi tập tục xã hội
nhưng thất bại. Đăm Săn cháu tiếp bước.
GV trình chiếu phần tóm tắt trên máy chiếu, nhấn mạnh lại cốt truyện
theo sự kiện chính đồng thời lồng vào đó cung cấp kiến thức về văn hóa của
bộ tộc người Tây nguyên : tục nối dây(chuê nuê) : Đây là một tập tục đã tồn
tại từ lâu đời của người Tây Nguyên. Khi người vợ hoặc chồng chết đi thì
người còn lại phải lấy người trong dòng họ để tiếp tục cuộc sống vợ chồng,
với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng "chuê nuê" mới giữ trọn dòng
giống của gia đình, của dân tộc, con người mới không bị lẻ đôi. Chẳng hạn
như trong sử thi Đam San của người Ê - đê, tục lệ này thể hiện rất rõ. Khi bà
của Hơ Nhị chết thì Hơ Nhị phải là người "nối dây" lấy ông của mình làm
chồng, hoặc khi Đam San chết và đầu thai vào người chị Hơ Âng sinh ra Đam
San cháu thì Hơ Nhị và Hơ Bhí phải tiếp tục nối dây với Đam San cháu.
Tích hợp thêm kiến thức Pháp luật : Tục nối dây bây giờ không còn phổ
biến và bị coi là một hủ tục : nếu không tự nguyện mà bị ràng buộc "nối dây"
thì sẽ có những cặp vợ chồng "cọc cạch" chồng rất già mà vợ rất trẻ (thậm chí
trẻ con) hoặc ngược lại. Điều này sẽ dẫn đến nhiều bi kịch và hệ lụy khôn
lường. Vì vậy, cần tăng cường hiểu biết, nâng cao nhận thức và chuyển đổi
hành vi thích hợp để loại bỏ những hủ tục trong quan hệ hôn nhân và gia đình,
góp phần nâng cao chất lượng dân số. Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (có
hiệu lực từ ngày 1/1/2015) và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ
15/2/2015) cũng đã chính thức cấm tục “nối dây”.
Tuy nhiên giáo viên cần khẳng định cho học sinh hiểu : Tục nối dây vốn
dĩ thể hiện rất cao tính nhân văn. Bởi đối với con cái chưa trưởng thành của
người quá cố thì cuộc hôn nhân mới sẽ đem lại cho những đứa trẻ mất cha,
hoặc mất mẹ sự chăm sóc nuôi dưỡng ân cần và chu đáo từ chính người thân
thiết trong gia đình, có chung dòng máu với cha hoặc mẹ chúng. Người chồng
hoặc vợ (còn sống) sẽ có một nơi nương tựa để tiếp tục nối dòng, cũng như
bảo đảm sự nguyên vẹn tài sản mà gia đình đã gây dựng nên.
3. Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
Cá nhân HS trả lời : Đoạn trích nằm phần giữa tác phẩm là đoạn kể thứ
12
5/13 đoạn kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây cứu vợ về.
Hoạt động 2:
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
GV tổ chức cho học sinh phân vai đọc theo các vai : Đăm Săn, Mtao
Mxây, dân làng, tôi tớ và người kể chuyện.
- Giọng Đăm Săn : quyết liệt, hùng tráng.
- Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm mỏng.
- Giọng dân làng : tha thiết.
- Giọng người kể chuyện linh hoạt
GV nhận xét cách đọc của HS, đọc mẫu một đoạn và giải thích các từ
khó
Ở phần đọc này nhiều giáo viên trong trường cũng đã tích hợp với Hoạt
động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng thể hiện mình trước
tập thể cho học sinh, tạo ở các em thái độ tự tin, bình tĩnh và xử lí tình huống
hiệu quả, lớp học vì vậy cũng sẽ rất sinh động.
2. Bố cục : 3 phần
- Phần 1 : Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường’’.
- Phần 2 : Tiếp đến “ Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng” -> cảnh giao
chiến của hai tù trưởng.
- Phần 3: Còn lại-> Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
3. Tìm hiểu văn bản.
a. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết chiến với Mtao Mxây.
GV: Yêu cầu HS phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Đăm Săn
trong sự đối sánh với nhân vật tù trưởng Sắt để thấy vẻ đẹp tài năng, bản lĩnh,
lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh siêu phàm, tầm vóc thần linh - hội tụ
sức mạnh cộng đồng. Đây cũng là ước mơ, khát vọng của cộng đồng có được
người anh hùng chiến thắng mọi thế lực… Giáo viên lưu ý đặc điểm loại hình
của kiểu nhân vật sử thi: các nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tả
ngoại hình và chủ yếu qua lời nói, hành động. Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm
chất và tính cách, tâm lí nhân vật.
GV: Vì sao lại xảy ra cuộc quyết chiến?
HS tích hợp kiến thức văn hóa, xã hội: Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị Vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê - đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù
cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. Liên hệ mỗi một HS cần
hiểu: Danh dự, nhân phẩm là điều quan trọng làm nên giá trị, nhân cách con
người. Cần có ý thức gìn giữ, bảo vệ.
GV: Diễn biến cuộc giao đấu như thế nào, trải qua những chặng nào?
Chia HS thành 4 nhóm với các công việc cụ thể:
- Nhóm 1: Tìm hiểu, phân tích đoạn văn đầu tiên miêu tả Đăm Săn
thách đấu. Với các câu hỏi gợi mở: Khi Đăm Săn đến nhà kẻ thù, chàng đã
thách đấu ra sao? Thái độ của Mtao Mxây như thế nào? Nhận xét về hai nhân
vật?
13
HS cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp,
đánh giá:
* Đăm Săn thách đấu:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Đến tận chân cầu thang thách đấu
- Sợ hãi nhưng vẫn tìm cách trêu tức
- Dùng lời lẽ khích dụ kẻ thù: dọa đốt Đăm Săn
sàn, đốt nhà
- Sợ Đăm Săn đánh lén không dám
-> Tuyên chiến với thái độ quyết liệt xuống.
- Coi thường Mtao Mxây, tuyên bố - Phải giao hẹn trước khi ra khỏi nhà
không đánh kẻ thù khi đang đi xuống
-> Đăm Săn dụ được kẻ thù ra khỏi -> Hình dáng dữ tợn, trang bị vũ khí
nhà để quyết đấu, thái độ tự tin, nhưng tần ngần do dự, hèn nhát, run
đường hoàng.
sợ
Khi giới thiệu về ngoại hình của nhân vật GV lồng ghép kiến thức về,
ngôi nhà, trang phục của đồng bào Ê- đê: Trang phục truyền thống là phụ nữ
quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Nam
giới thì đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường
choàng thêm một tấm mền. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng, vòng kền
đeo ở cổ và tay, chân. Nam nữ đều có tục cà răng-căng tai và nhuộm đen răng.
Ðội đầu có khăn, nón.
- Nhóm 2: Diễn biến của hiệp đấu thứ nhất như thế nào? (Tại sao tác
giả sử thi lại để cho Mtao múa khiên trước? Chỉ ra và nhận xét nghệ thuật các
chi tiết miêu tả việc múa khiên của hai nhân vật?). Thái độ và tài năng của
Đăm Săn và Mtao Mxây được thể hiện thế nào?
HS cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp,
đánh giá:
* Hiệp 1 của cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
Mtao Mxây
Đăm Săn
- Mtao Mxây múa khiên trước, tỏ ra - giữ thái độ bình tĩnh thản nhiên =>
kém cỏi “khiên hắn kêu lạch cạch như bản lĩnh một tù trưởng
quả mướp khô”
- Mtao Mxây “ bước thấp bước cao - Đam San múa “một lần xốc tới,
chạy hết bãi tây sáng bãi đông. Hắn chàng vượt một đồi tranh …. Chàng
vung đao chém phập một cái nhưng chạy vun vút qua phía đông qua
chỉ trúng vào một cái chão cột trâu”.
phía tây”.
-> lộ rõ sự kém cỏi nhưng Mtao Mxây -> Sức mạnh uy dũng của người anh
vẫn có những thái độ huyênh hoang.
hùng
Nhóm 3: Tìm hiểu và phân tích hiệp 2 của cuộc giao đấu với các câu
hỏi gợi mở: Ở hiệp đấu thứ 2, ai là người múa khiên trước? Chi tiết miếng
trầu của Hơ Nhị quăng cho Mtao Mxây nhưng Đăm Săn lại giành được nói
lên điều gì? Ý nghĩa của chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn là gì?
HS cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp,
đánh giá:
14
* Hip u th 2
m Sn
Mtao Mxõy
- m Sn mỳa khiờn trc" động - Hong ht chy bc thp bc
tác nhanh, mạnh, hào hùng, vừa cao
khỏe vừa đẹp " thế thắng áp - Vi cu cu H Nh qung cho
ming tru.
đảo, oai hùng.
- am San ginh c ming tru, sc
kho tng lờn, ui theo v õm trỳng
k thự nhng c hai ln u khụng - K thự ngó ln ra t cu xin
thng. Phi cu cu thn linh. diờng! diờng! Ta lm l cu phỳc
- Nh cú ụng tri giỳp sc => am San cho diờng mt trõu, mt voi.
chp ngay mt cỏi chy mũn nộm cỳng -> Mtao Mxõy va bt ti va hốn
kộm
vo vnh tai k thự
- am San ct u Mtao Mxõy bờu
ngoi ng
=> cuc sc kt thỳc.
GV lng ghộp ph bin mt s tc l ngi ấ ờ: C nam n u cú tc
n tru cau, l biu tng cho s ng h, tip thờm sc mnh cho ngi anh
hựng ca cng ng.
Ngi ấ ờ thỡ nghi l theo ui h c i ngi nht l l cu phỳc, l
mng sc kho cho tng cỏ nhõn. Ai t chc c nhiu nghi l ny v nht
l nhng nghi l ln hin sinh bng nhiu trõu, bũ, chố quý (vũ ru cn) thỡ
ngi ú cng c dõn lng kớnh n.
Trong sinh hot l hi: Mt vũng i ngi Tõy Nguyờn phi tri qua
nhiu nghi l, tham gia nhiu l hi. Bt u t thu ban s ct ting khúc
cho i, cha m hng nc sng lm l thi tai, t tờn, n tui v thnh
niờn phi qua l ct vic, ri ci chng, dng nh, cu chỳc sc khe, sn
xut, sn bn, hỏi lm... cho n khi i v bn nc ụng b, v cừi mang
lung, t gió hn cng ng trong l B m. Xen k trong nm l nhng l thc
nụng lch ca c cng ng nh : T thỏng 11 n thỏng 3 l mựa n nm n
thỏng, buụn Plei no cng phi cú l ún lỳa hay n cm mi, l cỳng bn
nc (ung nc ngt), cm t cỏc thn linh ó cho mt nm c no, cu
xin mt nm mi bỡnh an khụng cú thiờn tai phỏ hoi mựa mng. Sang n
thỏng 4 thỏng 5 cú cỏc l cu ma, xin dn ry, tra ht... Thỏng 6, thỏng 7 l
dn c hoc thu hoch bp u sm. Thỏng 9, thỏng 10 gieo ta v hai. Thỏng
11 lm l ún hn lỳa... L nh trong phm vi mt nh thỡ thụi, l ln bao gi
cng i kốm vi hi. Cú hi l cú hỏt mỳa, cú ỏnh ching chờng, cú k chuyn
c tớch, hỏt k trng ca, cú s hot ng tng hp ca mi ngh thut din
xng. Cú th coi tớn ngng chớnh l vn húa. Bi cỏc nghi l tụn giỏo õy
va mang sc mu vn húa dõn gian m nột, va mang nng tớnh sinh hot
cng ng.
Nhúm 4: Tỡm hiu ngh thut c sc khi miờu t cỏc nhõn vt v ý
ngha ca cuc giao chin?
15
- Nghệ thuật tiêu biểu miêu tả nhân vật và cuộc chiến:
Đăm Săn phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi
thường không kém. Tác giả đã sử dụng hàng loạt hình ảnh so sánh, phóng đại
cho thấy sự tương phản giữa Đăm Săn và kẻ thù, làm nổi bật: Mtao Mxây
đằng sau vẻ ngoài dữ tợn là sự hèn nhát, bất tài, kém cỏi; Đăm Săn chỉ được
miêu tả qua hành động múa khiên. Chàng múa khiên hai lần. Lần sau hùng
tráng hơn lần trước-> nhấn mạnh sự hùng tráng, sức mạnh của Đăm Săn, thể
hiện cảm hứng ngợi ca.
+ Nhân vật Hơ Nhị và ông Trời (nhân vật phù trợ) đều đứng về phía
Đăm Săn chứng tỏ anh được lòng trời, đại diện cho ước mơ khát vọng của
nhân dân
- Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu của Đam Săn với mục đích giành lại gia
đình, nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng. Đòi lại vợ chỉ là cái cớ là nảy sinh mâu
thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh
của cộng đồng.
Trong quá trình giảng bài cần lồng ghép cho HS nhận thức: cuộc sống
mỗi người khi có xung đột mâu thuẫn cần bình tĩnh, có cánh xử lí khéo léo,
phù hợp không nên bắt chước một cách máy móc. Tránh xảy ra tình trạng bạo
lực, vi phạm pháp luật không đang có.
Còn trong tác phẩm, làng buôn Tây Nguyên nhìn chung tồn tại cô lập
giữa núi rừng, một bên là sự vây bọc của thiên nhiên hoang sơ và dữ dội với
một bên là các cộng đồng thù địch. Cả kẻ thù thiên nhiên và xã hội luôn rình
rập đe dọa cuộc sống hạnh phúc, thanh bình của cộng đồng. Cuộc sống của
người Tây Nguyên ở trình độ tổ chức chưa cao nên con người phải tập hợp lại
thành một khối thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ. Người anh hùng không
phải là “cái tôi cá nhân” tách ra khỏi cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng làng
buôn là chỗ dựa vững chắc cho người tù trưởng. Các nhà nghiên cứu đều
khẳng định chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên là cuộc chiến đem lại hạnh
phúc, ấm no cho cộng đồng. Chính vì thế, người anh hùng cộng đồng vào sử
thi Tây Nguyên với biết bao sự kỳ vĩ hóa, biết bao niềm tự hào, biết bao ước
mơ mà nhân dân gửi gắm. Con người đó luôn hiện lên với sự toàn diện đến
mức lý tưởng. Các cuộc giao đấu quyết liệt giữa người anh hùng với các Mtao
thù địch chính là sự ghi nhận “một cách nghệ thuật và bằng nghệ thuật” cuộc
đấu tranh sinh tồn của con ngừơi giữa núi rừng Tây Nguyên. Những kẻ thù
Mtao là “hung thần” của làng buôn. Chiến thắng của kẻ thù chỉ mang tính
chất tạm thời. Mtao Mxây có lúc đẩy Đam Săn vào thế bế tắc nhưng kết quả
hắn cũng bị cắt đầu đem bêu ngoài đường. Đó là chiến thắng của một tập thể
cộng đồng có sức sống bền bỉ, có sức mạnh hòa hợp.
b. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của
Mtao Mxây.
GV đặt hệ thống câu hỏi tìm hiểu: Cuộc đối thoại này diễn ra qua mấy
nhịp hỏi - đáp? Qua đó, chúng ta hiểu gì về Đăm Săn, uy tín và tình cảm của
16
dân làng đối với chàng?( chú ý cảnh mọi người theo Đăm Săn về đông vui
như hội hay việc lặp lại câu văn “không đi sao được”).
Hs phải nắm được kiến thức: Nếu như trong cuộc chiến đấu với Mtao
Mxây, Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp của một anh hùng chiến trận với tài năng
và sức mạnh phi thường thì ở phần thứ hai này, vẻ đẹp của chàng là vẻ đẹp
của tấm làng cao thượng, vị tha với mục đích chiến đấu nhân văn cao cả. Là
một tù trưởng anh hùng, điều mà Đăm Săn quan tâm tới không chỉ là danh dự
của cá nhân, hạnh phúc của gia đình, mà với chàng, điều quan trọng nhất là sự
giàu có, phát triển của cộng đồng thị tộc. Vì thế, sau khi giết chết kẻ thù Đăm
San không hề có bất cứ hành động nào làm tổn hại tới tôi tớ, dân làng của
Mtao Mxây, không hề có việc chàng trả thù, tàn sát buôn làng của hắn cho hả
dạ lòng, hả dạ điều chàng quan tâm duy nhất lúc này là của cải thu được, tôi
tớ và dân làng của Mtao Mxây. Với mong muốn đưa dân làng của Mtao Mxây
về hoà nhập với bộ tộc của mình để cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn
mạnh, bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, Đăm Săn đã chủ động đưa ra lời đề nghị,
thuyết phục dân làng của Mtao Mxây về với bộ tộc của mình qua 3 nhịp hỏiđáp. Đáp lại mong muốn tha thiết đó, cảm phục trước khí phách anh hùng, tài
năng, sức mạnh của Đăm Săn, cảm mến đức khoan dung của chàng, dân làng,
tôi tớ của Mtao Mxây đã vui mừng hưởng ứng lời kêu gọi, thuyết phục của
Đăm Săn. Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi và phát triển. Phát huy
cao độ vai trò của nghệ thuật so sánh phóng đại, kết hợp với lối kết cấu câu
đối xứng, tác giả đã miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của dân làng
Mtao Mxây khi theo Đăm Săn về với bộ tộc của chàng trong sự phát triển
chung của cộng đồng thị tộc: “ Đoàn người đông như bầy cà toong, đặc như
bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”.
Lồng ghép kiến thức về văn hóa: Đi theo Đăm Săn chứng tỏ người dân
thường Ê - đê không mấy quan tâm đến cái chết của Mtao Mxây, họ không
phải đối tượng tiêu diệt mà là đối tượng để thu phục. Họ chỉ mong có một
cuộc sống ổn định trong một cộng đồng ngày một đông hơn, giàu hơn, hùng
mạnh hơn. Khi thủ lĩnh chết những cư dân ấy trở thành thành viên mới của
cộng đồng chiến thắng. Đây cũng là cách tôn vinh Đăm Săn, vì chàng đã giúp
cho khát vọng của họ trở thành hiện thực. Ở đây, khát vọng, quyền lợi giữa cá
nhân người anh hùng với khát vọng, quyền lợi của cả cộng đồng có sự thống
nhất cao độ.
Về lịch sử: Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ
công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ.
c. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng.
GV hỏi: Hãy phân tích và nêu ý nghĩa của việc miêu tả cảnh ăn mừng
chiến thắng để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại
của cuộc chiến tranh bộ tộc và tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự
phát triển cộng đồng?
17
- Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hết
mùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với
đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên:
+ Rượu năm ché, trâu dâng một con.
+ Rượu bảy ché, trâu bẩy con.
+ Rượu bảy ché, lợn thiến bẩy con.
+ Chiêng, trống to kêu rộn rã, dây cồng dây chiêng không lúc nào vắng
bớt treo trên giá
+ Các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đầy nhà, chậu thau âu đồng nhiều
không còn chỗ để.
+ Nhà Đam San đông nghịt khách. Tôi tớ chật ních cả nhà. Mở tiệc ăn
uống linh đình.
-> lời kể khách quan nhấn mạnh sự giàu có, hùng mạnh của nhân vật
Đăm Săn.
-> Tuy kể về chiến tranh nhưng tác giả dân gian luôn hướng về cuộc
sống hòa bình thịnh vượng, giàu có no đủ, đoàn kết cộng đồng.
Tích hợp: GV trình chiếu một số hình ảnh ăn mừng của đồng bào các
dân tộc. Lễ cúng thần linh, tạ ơn tổ tiên là nghi lễ tri ân rất thiêng liêng thể
hiện ý thức xây đắp truyền thống của các tộc người Tây Nguyên. Lễ vật cúng
thần, cúng tổ tiên thật hậu để mong muốn những điều thánh thiện : cầu sức
khoẻ, cầu bình yên, cầu thịnh vượng. Lễ ăn mừng thật tưng bừng, đầy đủ vật
chất, sang trọng về tinh thần, tràn ngập niềm vui, cả một cộng đồng hoà nhập
thành một khối trong niềm vui ở tương lai.
Trình bày lồng ghép Tục cột rượu treo chiêng: Cột rượu còn là một tục
lệ mà người Tây Nguyên dùng để cầu may cho khách, hoặc người thân trong
gia đình. Đây là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong nếp sống văn
hóa hàng ngày. Chiêng là một loại nhạc cụ quí giá có ý nghĩa trong đời sống
tinh thần. Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình. Nhà nào có nhiều
chiêng, nhiều ché tức, ché tang thì được coi là giàu mạnh . Tiếng chiêng được
diễn tấu bằng cách gõ chiếc dùi bọc bằng cao su, hoặc dùi gỗ mềm không bọc
để tạo ra tiếng chiêng khác nhau. Trong khan Đam San có diễn tả âm thanh
này một cách sống động. Hình ảnh của ché rượu và tiếng chiêng dường như
tôn thêm vẻ đẹp văn hóa, cho cái riêng của con người Tây Nguyên.
Văn hóa giao tiếp của người Ê - đê: Một trong những đặc trưng trong
văn hóa giao tiếp của người Ê - đê là rất hiếu khách. Dù lạ hay quen khi khách
đến nhà họ đều tiếp đón chu đáo, thịnh tình, dành cho khách những gì tốt đẹp
nhất mà mình có.
Hoạt động sản xuất: Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia
cầm được nuôi nhiều là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín
ngưỡng.
- Hình tượng Đăm Săn trong lễ ăn mừng:
18
GV hỏi: Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn được miêu tả
qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào trong lễ ăn mừng chiến thắng? Đăm
Săn bộc lộ tâm trạng như thế nào?
+ Trang phục : ngực quấn chéo một mềm chiến, mình khác một tấm áo
chiến, tai đeo nụ, đủ giáo gươm
+ Ngoại hình: Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn , hứng tóc chàng
là một cái nong hoa. Đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa tre, bắp
chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ...
-> vẻ đẹp trí tuệ, sức vóc hơn người
+ Hành động: Chàng uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò
không biết chán, nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc…
+ Khí chất: Cả miền Ê - đê Ê - ga ca ngợi Đam San là một dũng tướng
chắc chết mười mươi cũng không lùi bước, Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ
trong bụng mẹ.
=> Hình ảnh Đăm Săn rất đẹp, oai phong, dũng mãnh mang khí phách của
một tù trưởng hùng mạnh. Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng mộ
của nhân dân. Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của người anh hùng, thể hiện sức
mạnh của cả một thị tộc, thống nhất niềm tin của cả cộng đồng.
GV tích hợp kiến thức văn hóa, giới thiệu thêm những tranh ảnh về
trang phục, nơi ở, những nét sinh hoạt văn hóa của nhân dân Tây Nguyên.
Hoạt động 4. III. Tổng kết:
GV hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản với những nét khái quát về
đặc sắc nghệ thuật, nội dung cơ bản và ý nghĩa đoạn trích? Học sinh có thể
trình bày qua máy chiếu để thể hiện thêm năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin của bản thân.
HS: Khái quát, tổng kết các kiến thức:
1. Nghệ thuật: Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi: ngôn ngữ
của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối
thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song
hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,…
2. Nội dung: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp của
người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc
gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng
là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê - đê thời cổ đại.
GV trình chiếu kiến thức khái quát và tích hợp ý nghĩa văn hóa, kinh tế,
chính trị xã hội của Sử thi anh hùng Đăm Săn: đã hình thành ý thức và tình
cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê - đê, thành di sản quý báu của Tây
Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ. Đảng ta có
nhiều chủ trương chính sách bảo tồn, phát huy, làm giàu thêm Bản sắc văn
hóa dân tộc ở Tây Nguyên.
Hoạt động 5: Luyện tập
Giáo viên kiểm tra kiến thức cơ bản đã học qua một số câu hỏi nhỏ,
nhanh với hình thức trò chơi ô chữ, câu hỏi trắc nghiệm 5 phút. Với cách làm
19
này có thể cùng một lúc kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh, vừa tạo
nên sự hứng thú, chú tâm đến bài học, đồng thời tiết kiệm được thời gian
kiểm tra nhưng vẫn đem lại hiệu quả tích cực cho giờ dạy.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi thực hiện đề tài này tôi và các đồng nghiệp nhận thấy bản thân
mình vừa phải nắm chắc kiến thức, phương pháp của môn Ngữ văn của mình
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác giúp giáo viên
tiếp cận tốt, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra; tổ chức, hướng dẫn học
sinh của mình hiểu bài, nâng cao tri thức, giải quyết các tình huống, sử dụng
kiến thức học tập của mình vào thực tế cuộc sống hiệu quả. Từ đó các em có
sự chủ động, tự giác trong nghiên cứu, học tập môn Ngữ văn cũng như học
tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức khác có liên quan sẽ suy nghĩ, sáng tạo
nhiều hơn, vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Tư duy của người trưởng
thành không phải là một kết quả cuối cùng. Nó hình thành dần theo phương
thức nhà trường, thông qua các môn học chắt lọc, và thông qua phương cách
tư duy gửi trong môn học. Trong quá trình chuẩn bị bài các em sẽ rèn luyện
được kĩ năng tìm hiểu, tiếp thu kiến thức qua hệ thống tài liệu và đặc biệt là
trên mạng Interrnet. Trong quá trình kiểm tra các em bằng các hình thức khác
nhau cả trắc nghiệm và tự luận giáo viên vừa kiểm tra tổng hợp kiến thức học
sinh vừa luyện phong cách viết văn tư duy, sáng tạo cho học sinh.(Đề kiểm tra
của học sinh). Với các yêu cầu:
- Kiến thức của học sinh phải đạt được tính chính xác.
- Bố cục bài viết phải đảm bảo tính hệ thống, lô gíc, cụ thể, rõ ràng.
- Bài viết phải tạo phong cách riêng, tư duy, sáng tạo.
Để nắm bắt được hiệu quả của các bước lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội,
pháp luật nêu trên tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 2 lớp 10A3 và 10A9 và kết
quả thu được sau khi làm bài kiểm tra định kì như sau:
Lớp
Tổng
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
SL
10A3
42
1
2,3
29
69
12
28,7
0
0
10A9
42
3
6,9
30
71
9
22,1
0
0
Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi cũng tăng lên ở lớp thực nghiệm 10A9
khi kiểm tra trắc nghiệm, đồng thời số học sinh điểm trung bình của lớp thực
nghiệm cũng giảm rõ rệt.
Lớp
Tổng
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu %
SL
10A3
42
7
16,7
29
69
6
14,3
0
0
10A9
42
11
26,7
30
71
1
2,3
0
0
Qua kết quả đạt được đó cho thấy rằng các em đã yêu thích bộ môn
Ngữ văn, nhất là bài học đọc hiểu về sử thi dân gian của đồng bào dân tộc ở
Tây Nguyên xa xôi, phần nào đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
Ngữ văn khi lồng ghép kiến thức văn hóa, xã hội, pháp luật có liên quan trong
bài học.
20
Ngoài ra, học sinh đã áp dụng kiến thức học tập của mình các cuộc thi
Âm vang xứ Thanh, tham gia đóng kịch trong HĐNGLL rất sinh động, thú vị.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Phương pháp dạy học văn theo hướng tích hợp, lồng ghép đã đem lại hiệu
quả tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới dạy học: học sinh là trung tâm
trên con đường khám phá và lĩnh hội tri thức. Giáo viên thiết kế được các giáo
án sáng tạo, vận dụng linh hoạt, cụ thể cho các bài học hiệu quả hơn. Các em
học sinh đã có được niềm hứng thú trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Thầy cô
giáo tránh được giờ học mang tính chất thuyết trình, truyền thụ kiến thức một
cách thụ động cho học sinh. Sau bài học này, học sinh sẽ có phương pháp tốt
hơn khi học tác phẩm có các kiến thức về văn hóa, xã hội, pháp luật. Từ đó,
giáo viên và học sinh đều có nhận thức: trong bài học cũng cần tìm ra mối
liên hệ với cuộc sống hôm nay. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm văn học ở thời kì nào
đều chứa đựng một thông điệp đầy ý nghĩa của cuộc sống của mỗi thời đại và
có mối liên hệ với thực tế cuộc sống ngày hôm nay. Có như vậy mỗi giờ học
văn sẽ không còn là sự thờ ơ đón nhận của học trò.
II. Kiến nghị
Qua thực nghiệm giảng dạy, tôi có những đề xuất, kiến nghị sau:
- Sử thi Tây Nguyên là một thể loại văn học quy mô đồ sộ, nội dung một
tác phẩm khá dài với những đặc trưng rất riêng của đồng bào các dân tộc. Vì
vậy để các thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm vững loại thể này một
cách cụ thể, sâu sắc hơn nên lồng ghép, tích hợp kiến thức văn hóa, xã hội vào
nội dung bài học của SGK và SGV để có cơ sở dạy học giảm sự vất vả khi tìm
kiếm thông tin và kiểm chứng, nhất là đang có lộ trình thay đổi sách.
- Tài liệu nghiên cứu về thể loại sử thi của đồng bào các dân tộc ở Tây
Nguyên cũng như những tài liệu liên quan đến bài học này trong nhà trường
phổ thông Lê Lợi Thọ Xuân Thanh Hóa còn rất khan hiếm. Do đó rất mong
nhà trường đầu tư hơn nữa về tư liệu cũng như sách tham khảo. Đồng thời
trong các hội thi, các Hoạt động ngoài giờ lên lớp khuyến khích học sinh áp
dụng kiến thức được học trong sách vở, bài học.
- Thực tế dù còn nhiều khó khăn nhưng quan trọng nhất trong sự thành
công mỗi bài dạy là giáo viên phải có tâm huyết, say mê vào cải tiến soạn,
giảng tích cực. Đồng thời cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung bài học
ở nhà, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan tâm học sinh yếu, kém,
tuyên dương, động viên kịp thời nếu những học sinh này làm tốt nhiệm vụ
được giao.
Với đóng góp nhỏ trên, tôi mong rằng sẽ được đồng nghiệp tham khảo,
góp ý, giúp tôi hoàn thiện để tiết dạy “Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm
Săn - sử thi Tây Nguyên) - Ngữ văn 10 ban cơ bản " có hiệu quả hơn, thực sự
đem lại hứng thú cho học trò.
21
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Lê Thị Thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn - Bộ GDĐT- NXB
Giáo dục 2006
2. Sách Giáo viên Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn- Bộ GDĐT- NXB Giáo
dục 2006
3. Sách Bài tập Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn - Bộ GDĐT- NXB Giáo
dục 2006
4. “Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 10”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo
dục 2010.
5. Tài liệu Tập huấn giáo viên “Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ
Văn, cấp THPT” (Hà Nội, tháng 7, 2010)
6. Một số tài liệu khác trên Internet.
7. Ý kiến đóng góp của đồng nghiệp trong tổ bộ môn.
8. Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận - NXB ĐHQG 1999).
9. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp
trung học phổ thông - Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), .
10.Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
22
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thái
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi
TT
1.
2.
Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm để giờ trả bài kiểm
tra Ngữ văn có hiệu quả (Theo QĐ số
539/QĐ- SGD&ĐT ngày 18/10/2011)
Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong
tiết dạy làm văn “Phát biểu tự do”(Theo
QĐ số 871/QĐ18/12/2012).
SGD&ĐT
23
ngày
Cấp đánh
giá xếp
loại
Kết quả
đánh giá
xếp loại
Năm học
đánh giá
xếp loại
Ngành
C
2011
Ngành
C
2012
PHỤ LỤC
Thiết kế Phiếu học tập cho văn bản“ Chiến thắng Mtao Mxây”
(Trích: Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tiết Đọc – hiểu văn bản “ Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích: Đăm
Săn - Sử thi Tây Nguyên). .
Họ và tên học sinh:.......................................................................
Tổ:...............
Lớp:.............
Nội dung tìm hiểu:
1. Em hiểu thể nào là Sử thi dân gian? Sử thi dân gian có mấy loại? Ví dụ?
2. Tóm tắt ngắn gọn sử thi Đăn Săn?
3. Theo em chia bố cục đọan trích thành mấy phần? Nội dung từng phần?
4. Vẻ đẹp hình tượng Đăm Săn được thể hiện như thế nào trong cuộc giao
đấu với Mtao Mxây ?
5. Cảm nhận của em về hình tượng Đăm Săn cuộc đối thoại, thuyết phục tôi
tớ của Mtao Mxây và trong tiệc mừng chiến thắng.
6. Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của sử thi khi miêu tả các nhân vật trong các
tình huống và ý nghĩa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: ........... Lớp:............
Mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu và tổng hợp ý kiến nhận xét:
Nhóm 1: Tìm hiểu, phân tích đoạn văn đầu tiên miêu tả Đăm Săn thách
đấu. Với các câu hỏi gợi mở: Khi Đăm Săn đến nhà kẻ thù, chàng đã thách
đấu ra sao? Thái độ của Mtao Mxây như thế nào? Nhận xét về hai nhân vật?
Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu tranh, ảnh về một số lễ hội, tục lệ, tri thức
dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào người dân tộc Tây
24
Nguyên vừa để kiểm tra kiến thức cũ vừa phát huy năng lực thu thập thông tin
từ học sinh
Nhóm 2: Trận đánh diễn ra như thế nào? Có mấy hiệp? Diễn biến của
hiệp đấu thứ nhất như thế nào? (Tại sao tác giả sử thi lại để cho Mtao múa
khiên trước? Chỉ ra và nhận xét nghệ thuật các chi tiết miêu tả việc múa khiên
của hai nhân vật?). Thái độ và tài năng của Đăm Săn và Mtao Mxây được thể
hiện thế nào?
Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu tranh, ảnh về một số lễ hội, tục lệ, tri thức
dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào người dân tộc Tây
Nguyên vừa để kiểm tra kiến thức cũ vừa phát huy năng lực thu thập thông tin
từ học sinh
Nhóm 3: Tìm hiểu và phân tích hiệp 2 của cuộc giao đấu với các câu
hỏi gợi mở: Ở hiệp đấu thứ 2, ai là người múa khiên trước? Chi tiết miếng
trầu của Hơ Nhị quăng cho Mtao Mxây nhưng Đăm Săn lại giành được nói
lên điều gì? Ý nghĩa của chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn là gì?
Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu tranh, ảnh về một số lễ hội, tục lệ, tri thức
dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào người dân tộc Tây
Nguyên vừa để kiểm tra kiến thức cũ vừa phát huy năng lực thu thập thông tin
từ học sinh
Nhóm 4: Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc khi miêu tả các nhân vật và ý
nghĩa của cuộc giao chiến?
Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu tranh, ảnh về trang phục, về một số lễ hội,
tục lệ, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồng
bào người dân tộc Tây Nguyên vừa để kiểm tra kiến thức cũ vừa phát huy
năng lực thu thập thông tin từ học sinh
GV tổ chức cho đại diện nhóm chuyên sâu trình bày, các nhóm mảnh
ghép trao đổi, góp ý, GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Bảng minh họa cho việc kể trường ca của đồng bào như trong
trường ca Xinh Nhã của người Jrai ở Gia Lai, đọan nàng Bra Tang hẹn hò gặp
Xinh Nhã : (a) “Trăng tròn đủ ba đêm. Mặt trời lên khỏi núi. Hạt sương trốn
nắng. Xinh Nhã đến gốc gòn của chàng Dăm Di, chờ mãi không thấy Bra
Tang, Xinh Nhã vào bụi nằm chờ. Bra Tang vừa đến :
(b) Ơ con gà con trong buôn ra đi. Ơ con gà rừng nhỏ trong hang ra đây.
Hoa Êpang đã đến rồi.
(c) Nhìn chung quanh không thấy ai, Bra Tang tức đỏ mặt, ném gói com, ném
cả con gà vừa đi vừa chửi :
(d) Ơ cái giống trái putkơ đang nứt, trái kơpang chín, cái thằng lừa gạt con
gái, làm chết phụ nữ giàu sang.
Bra Tang liệng gùi, vùng vằng quay trở về. Xinh Nhã núp trong bụi tranh
chạy ra :
(e) Ơ em Bra Tang. Anh ở đây. Sao em chửi cha chửi mẹ anh. Tại sao lại nói
chuyện giàu nghèo với anh ?”
25