Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung hoc phổ thông quan sơn 2 qua môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.02 KB, 22 trang )

I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề học sinh tốt nghiệp THPT ra trường thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự
tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là
những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh niên khiến không ít các bậc cha mẹ
phải phiền lòng vì con, đặc biệt là trong xã hội phát triển và đòi hỏi sự năng động
của con người như hiện nay.
Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra
rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý
tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường,
định hướng… Điều nầy còn nặng nề hơn đối với học sinh miền núi như học sinh
trường THPT Quan Sơn 2.
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự
bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi nhóm thanh niên xấu luôn láy sức mạnh cơ
bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các thanh niên hiền ngoan, ít nói…
Nhiều học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo
của Internet, của thế giới game… mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể
hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã
hội.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi xin trình bày đề tài: “Dạy học tích
hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quan Sơn 2 qua môn học Ngữ
văn 12” mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm góp phần nào kinh nghiệm
giáo dục cho lớp thanh niên của nhà trường trở thành những con người toàn diện,
năng động, sáng tạo, dễ dàng hòa nhập cùng cộng đồng và có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài
Nhằm giáo dục một cách toàn diện cho học sinh trường THPT Quan Sơn 2
trước khi các em dời nghế nhà trường, nói cách khác là chuẩn bị những hành trang
cơ bản nhất để các em bước vào đời.
Khắc phục những hạn chế cố hữu của phần đông học sinh miền núi: thiếu tự tin,
bản lĩnh, thiếu trách nhiệm với bản than, gia đình và xã hội.
Đề tài mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ trong công tác đoàn


tích hợp với giáo dục thanh niên trong trường THPT khu vực miền núi.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
1.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu.
1.3.2. Phương pháp quan sát thực tiễn
1.3.3. Phương pháp thực hành.
1.3.4. Phương pháp so sánh
1.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa
tuổi, giới tính… chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo
dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong học sinh 12 của trường THPT Quan Sơn
2.
1


II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Thực trạng vấn đề
Hiện nay, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh gần như chưa có một bộ giáo
trình chính thống từ Bộ GD-ĐT. Điều này vô hình trung khiến một số đơn vị, doanh
nghiệp thừa nước đục thả câu tung ra đủ loại giáo trình dạy kỹ năng sống, đưa vào
các trường học. Các bộ giáo trình này chưa được kiểm định, khiến thị trường sách
dạy kỹ năng sống trở nên hỗn loạn.
Cách phổ biến nhất được các trường áp dụng hiện nay là lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh vào các môn học của chương trình. Tùy từng trường mà cách
lồng ghép khác nhau, có trường lồng ghép vào môn mỹ thuật, hát nhạc; có trường lại
chọn môn Văn học, Lịch sử… nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Trường thì yêu cầu giáo viên tranh thủ lồng ghép những bài học đạo đức, những
câu chuyện và văn hóa ứng xử hay đại loại là cách ứng biến với tình huống cuộc
sống như thế nào. Trường lại mua những bộ sách hay như “Đắc nhân tâm”, “Hạt

giống tâm hồn” để dạy tích hợp vào trong những khoảng thời gian trống.
Tuy nhiên, khó khẳng định hiệu quả, vì thời gian dành cho giáo dục kỹ năng
sống không nhiều. Việc chủ động lồng ghép kỹ năng sống vào bài giảng của giáo
viên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì không có quy chuẩn nào cho việc lồng
ghép, nhất là lồng ghép với từng bộ môn như Toán, Mỹ thuật, Văn học… nên giáo
viên khá lúng túng.
Do đó, khó có thể đánh giá được môn kỹ năng sống tại các trường có thật sự
hiệu quả hay không. Và từ việc không có giáo trình, không biết lồng ghép như thế
nào mà nhiều giáo viên, nhiều trường chọn giải pháp ra nhà sách kiếm giáo trình
bằng cách… mua sách. Tuy nhiên, việc chọn một quyển sách hay để thực hiện lồng
ghép, giảng dạy lại không đơn giản giữa “bức tranh” còn khá nhập nhoạng sáng - tối
như hiện nay.
Dạy kỹ năng cho học sinh nhưng giáo viên lại rất yếu, thậm chí là mù mờ về
khái niệm và cách dạy kỹ năng sống là một thực tế đang diễn ra hiện nay tại nhiều
trường THPT. Chhúng tôi nhận thấy, việc lồng ghép, dạy kỹ năng ở các trường phần
nhiều vẫn do giáo viên tự mày mò, tìm hiểu chứ chưa có một đơn vị hay một chương
trình nào hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên, nên không có gì khó hiểu khi giáo viên
yếu về vấn đề này. Do vậy, việc dạy kỹ năng sống còn khá hời hợt, nhiều khi chiếu
lệ tại một số trường. Với môn học kỹ năng sống, đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất
quan trọng trong việc hoàn thành “sứ mạng” lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Tuy nhiên, ở khối tiểu học và THCS, nhiệm vụ dạy môn này hiện
được giao thẳng cho giáo viên chủ nhiệm. Việc nhiều người chưa được trang bị kiến
thức, phương pháp giáo dục để dạy cũng khiến họ rụt rè thực hiện.
Dạy kỹ năng hay, để các em nhỏ tiếp thu tốt là không đơn giản. Việc lồng ghép
kiến thức kỹ năng sống vào các môn học phải nhẹ nhàng, thú vị để các em thích thú.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn chưa thật sự vững về điều này. Nếu người giáo viên
2


có kỹ năng, sự nhanh nhạy cùng vốn sống tích lũy được, tiết dạy lồng ghép ấy sẽ có

hiệu quả rất cao. Hiện nay, vấn đề kinh phí để trường thực hiện các buổi chuyên đề,
buổi học ngoại khóa, giúp học sinh có thêm kiến thức, vốn sống thực tế cũng đang là
mối bận tâm hàng đầu của các trường.
Việc lồng ghép kỹ năng sống là việc các trường bắt buộc phải làm. Tuy nhiên,
thực hiện ra sao, lồng ghép như thế nào, dựa vào bộ giáo trình và khung chuẩn nào
để đánh giá hiệu quả giảng dạy thì chưa có. Vì thế, nói là chúng ta đang tích cực
triển khai dạy kỹ năng sống cho học sinh nhưng kỳ thực, tính hình thức của nó vẫn
khá nặng nề.
Do chưa có bộ giáo trình thống nhất, nên đến giờ việc dạy kỹ năng sống tại
trường vẫn chỉ dựa vào những tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay các buổi sinh hoạt
để lồng ghép, kể những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp từ đời thường cho học
sinh, chứ chưa thể tổ chức các buổi dã ngoại vì thiếu kinh phí.
2.1.2. Tổng hợp các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT

Dựa trên cơ sở phân tích thực tế và thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở Việt
Nam những năm qua, có thể đề xuất nội dung giáo dục kỹ năng cho học trong các
nhà trường phổ thông bao gồm các kỹ năng cơ bản, cần thiết sau:
2.2.1. Kỹ năng tự nhận thức.
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như
cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng
về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân
mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân
đang cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con
người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm
thông được với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải
nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác.
2.2.2. Kỹ năng xác định giá trị.
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân

mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân
trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái
độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó…
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế,…
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là khả
năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá
trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn
giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những
giá trị và niềm tin khác.
3


Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai
đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục vào nền văn hóa,
vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
2.2.3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong
một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối
với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các
phù hợp. Kỹ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc ,
kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao
tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang
tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng
xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố
các kỹ năng này.
2.2.4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng

thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gâu căng thẳng cho
người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại.
Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là
những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó,
khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động
tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá
thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc
sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và giải tỏa nổi.
Khi bị căng thẳng, tùy từng tình huống, mỗi người có thể có cách ứng phó khác
nhau. Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụ thuộc vào cách suy
nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón
nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả
năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng
như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và
làm việc điều dộ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ,
chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xunh quanh, không đặt
ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân,…
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:
- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh
thần của bản thân,…
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:
- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
4


- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh

thần của bản thân.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hơp của các Kỹ NĂNG
SốNG khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, tư
duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn đề.
2.2.5. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến
sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các
yếu tố sau:
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
- Biết xác định được những địa chỉ đáng tin cậy.
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
Khi tìm đến các địa chỉ cần hỗ trợ, chúng ta cần:
- Cư xử đúng mực và tự tin.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- Giữ bình tĩnh khi gặp sự cố đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của
người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng không sợ hãi.
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm kiếm sự hỗ trợ từ các địa chỉ
khác, người khác.
Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm
bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp
thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp,
giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới.
Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải
quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời để phát huy hiệu quả của kỹ
năng này, cần kỹ năng lắng nghe, khả năng phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kỹ năng
ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn.
2.2.6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin

Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có
thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có
nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ
suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn
đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc
quan trong cuộc sống.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra
quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
2.2.7. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức
nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng
5


thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm
xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có
mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với
các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời
biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối
với niềm vui cuộc sống. Kỹ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần
thiết một cách xây dựng.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ sự cảm
thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát
cảm xúc. Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những
người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác

trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và
giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
2.2.8. Kỹ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Người có kỹ
năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng
nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,
nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối
đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
Người có kỹ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng
và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng
và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu
thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
Kỹ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kỹ năng giao tiếp,
thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
2.2.9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn
cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những
người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người
khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và
ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối
cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích
thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng
xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn
đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc.
2.2.10. Kỹ năng thương lượng.
6



Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời
có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm
hoặc một vấn đề gì đó.
Kỹ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kỹ năng giao tiếp như lắng
nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọng của giải quyết vấn đề và giải quyết
mâu thuẫn. Một người có kỹ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu
quả, giả quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.
Kỹ năng thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông,
tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính
nguyên tắc của bản thân.
2.2.11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều
người về một vấn đề nào đó.
Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau
về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,…Mâu thuẫn
thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.
Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu
thuẫn riêng tùy thuộc vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng
như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên
nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực,
không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả
mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
Yêu cầu trước hết của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm
xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên
nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kỹ năng giải quyết vấn
đề. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kỹ năng liên
quan khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán,
kỹ năng ra quyết định…

2.2.12. Kỹ năng hợp tác.
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và
cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm.
Biểu hiện của người có kỹ năng hợp tác:
- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những
quyết định chung, những điều đã cam kết.
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các
thành viên khác trong nhóm.
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng
thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong
nhóm.
7


- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá
trình hoạt động.
- biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc
để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản
phẩm do nhóm tạo ra.
Có kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong
một xã hội hiện đại, bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công
việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và
thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc
chung.
- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc

vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của một cỗ máy lớn,
phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.
- KỸ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan
hệ với người khác.
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều Kỹ NĂNG
SốNG khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm
nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng
thẳng…
2.2.13. Kỹ năng tư duy phê phán.
Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn
diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra. Để phân tích một cách có phê phán, con
người cần:
Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ
thống.
- Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng…đó từ nhiều nguồn khác
nhau.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là
các thông tin trái chiều.
- Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng…là gì?
- Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện
tượng,….đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống.
Kỹ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những
quyết định, những tình huống phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi
mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải
xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp…thì kỹ năng tư duy phê phán càng
trở lên quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Kỹ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thốn giá trị cá nhân. Một người có
được kỹ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kỹ năng tự nhận
thức và kỹ năng xác định giá trị.
8



2.2.14. Kỹ năng tư duy sáng tạo.
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới,
với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng
khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan niệm, sự việc;
độc lập trong suy nghĩ.
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến
và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi; có tầm nhìn và khả năng suy
nghĩ rộng hơn các người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải
qua; tư duy minh mẫn và khác biệt.
Tư duy sáng tạo là một Kỹ NĂNG SốNG quan trọng bởi vì trong cuộc sống con
người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra.
Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể
ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.
Khi một người biết kết hợp tốt giữa kỹ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo
thì năng lực tư duy của người ấy càng được tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho
bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất.
2.2.15. Kỹ năng ra quyết định
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống,
những vấn đề cần giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa ra quyết định hành
động.
Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương
án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách
kịp thời.
Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ
thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy
trước khi ra quyết định.
Để đưa ra quyết định phù hợp chúng ta cần:
- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.

- Thu thập thông tin hoặc vấn đề về tình huống đó.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.
- Hình dung đây đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án
giải quyết.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng
phương án đó.
- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.
- Kỹ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có
được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược
lại, nếu khôn có kỹ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai
lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và
tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình,
bạn bè và những người có liên quan.

9


- Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những Kỹ NĂNG
SốNG khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng thu thập
thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo…
- Kỹ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề.
2.2.16. Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc
tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kỹ năng ra
quyết định và cần nhiều Kỹ NĂNG SốNG khác như: Giao tiếp, xác định giá trị, tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định…
Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:
- Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thông tin
cần thiết.

- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.
- Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giả quyết nào
đó.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải
quyết đó.
- So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Hành động theo quyết định đã lựa chọn.
- Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần quyết định và giải
quyết vấn đề sau.
Cũng như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp
con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của
cuộc sống.
2.2.17. Kỹ năng kiên định.
Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn
và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước
cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa
được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
Kiên định khác với hiếu thắng, nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của
bản thân, bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâm đến quyền
và nhu cầu của người khác.
Thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là cần thiết song cần có cách thức
khác nhau để thể hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau.
Khi cần kiên định trước một tình huống/ vấn đề, chúng ta cần:
- Nhận thức được cảm xúc của bản thân.
- Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng.
- Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói và hành
động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin.
Kỹ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái
độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của
những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kỹ năng kiên định, con người sẽ

10


bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn
cảm thấy tức giận và thất vọng. Kỹ năng kiên định giúp cá nhân giải quyết vấn đề và
thương lượng có hiệu quả.
Để có kỹ năng kiên định, con người cần xác định được các giá trị của bản thân,
đồng thời phải kết hợp tốt với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin và kỹ
năng giao tiếp.
2.2.18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý
thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận
trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm
kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được
một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt
được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi
thành viên.
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan đến kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng
thể hiện sự cảm thông, kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề.
2.2.19. Kỹ năng đạt mục tiêu.
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc
một công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặc thái độ.
Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản
thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
Muc tiêu có thể được đặt ra trong một khoảng thời gian ngắn, như một ngày,
một tuần (mục tiêu ngắn hạn). Mục tiêu cũng có thể cho một thời gian dài như một
năm hoặc nhiều năm (mục tiêu dài hạn).
Kỹ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả
năng thực hiện được mục tiêu của mình.

Muốn cho một mục tiêu có thực hiện thành công thì phải lưu ý đến những yêu
cầu sau:
- Mục tiêu phải được thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể; trả lời được những
câu hỏi như: Ai? Thực hiện cái gì? Trong thời gian bao lâu? Thời điểm hoàn thành
mục tiêu là khi nào?
- Khi viết mục tiêu, cần trách sử dụng các từ chung chung, tốt nhất là đề ra
những việc cụ thể, có thể lượng hóa được.
- Mục tiêu đặt ra cần phải thực tế và có thể thực hiện được; không nên đặt ra
những mục tiêu quá khó so với khả năng và điều kiện của bản thân.
- Xác định được những công việc, những biện pháp cụ thể cần thực hiện để đạt
được mục tiêu.
- Xác định được những thuận lợi đã có, những địa chỉ có thể hỗ trợ về từng mặt.
- Xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục
tiêu và các biện pháp cần phải làm để vượt qua những khó khăn đó.
- Có thể chia nhỏ mục tiêu theo từng mốc thời gian thực hiện.
11


Kỹ năng đặt mục tiêu được dựa trên kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy sáng
tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,…
2.2.20. Kỹ năng quản lý thời gian.
Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc
theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời
gian nhất định.
Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu
và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực
công việc.
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng
làm chủ bản thân. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công
của cá nhân và của nhóm.

2.2.21. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
là một Kỹ NĂNG SốNG quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin
cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
Để tìm kiếm và xử lý thông tin chúng ta cần:
- Xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin là chủ đề gì.
- Xác định các loại thông tin về chủ đề mà mình cần phải tìm kiếm là gì.
- Xác định các nguồn/ các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thông tin
đó ( ví dụ: sách, báo, mạng internet, cán bộ các cơ quan/ tổ chức có liên quan, bạn
bè, người quen…)
- Lập kế hoạch thời gian và liên hệ trước với những người có liên quan đến việc
cung cấp thông tin, nếu có.
- Chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, bộ công cụ để thu thập thông tin (ví dụ: máy
tính, máy ghi âm, phiếu hỏi, bộ câu hỏi phỏng vấn,…), nếu cần thiết.
- Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng.
- Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là
các thông tin trái chiều; xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ
thống các thông tin đó.
- Viết báo cáo, nếu được yêu cầu.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy phê phán
và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ.
2.2. Các giải pháp thực hiện
2.2.1. Các yêu cầu cần đạt khi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
môn Ngữ văn
* Đảm bảo tính khả thi:Việc thiết kế các giáo án cần có sự lựa chọn các
phương pháp/ hình thức tổ chức hoạt động phù hợp . Không sa đà vào giáo dục kĩ
năng sống mà bỏ qua các bước cần thiết của một tiết học văn .Giáo viên có thể vận
dụng lồng ghép các câu hỏi,phần bình văn vào các tiết học để tạo cho học sinh cảm
giác thích thú khi tham gia.

12


* Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Đổi mới phương
pháp dạy - học nói chung trong đó có dạy học phân môn Ngữ văn nói riêng cần định
hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng
hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng
như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó
là khả năng tham gia vào các hoạt động học của học sinh. Giáo viên cần khắc phục
tính chất áp đặt, bao biện làm thay học sinh. Cụ thể là:
- Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được
giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.
- Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán sự lớp( Các nhóm trưởng, bàn
trưởng) đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các
khâu của qui trình hoạt động.
* Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động:
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử dụng nhiều hình thức
tổ chức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động,
với điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện, tránh lặp lại nhiều lần,
gây nhàm chán, tẻ nhạt đối với học sinh.
- Nắm thật chắc nội dung cần lồng ghép GDKNS. Từ đó, giáo viên cụ thể hóa
thành nội dung của từng tiết học.
- Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của từng tiết,
từng bài. Khi lồng ghép GDKNS trong khi dạy học môn Ngữ văn , giáo viên cần chú
ý:
+ Xác định được mục tiêu lồng ghép một cách rõ ràng.
+ Có nội dung, câu hỏi lồng ghép cụ thể.
+ Các nội dung lồng ghép GDKNS cũng phải đáp ứng nhu cầu, phù hợp với
đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
+ Giúp học sinh thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực khi tham

gia.
2.2.2 Một số phương pháp cơ bản áp dụng để giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh lớp 12 khi dạy môn Ngữ văn.
2.2.2.1. Động não
a) Đặc tính
Động não là một kĩ thuật nhằm giúp cho học sinh trong thời gian ngắn nảy
sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề đó
b) Cách sử dụng
- Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cho cả lớp hoặc trưởng nhóm.
- Khích lệ mọi người phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ
một ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
- Tổng hợp ý kiến của mọi người hỏi xem còn thắc mắc hay bổ xung gì không.
c) Những điều cần lưu ý khi sử dụng
13


- Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào. Xong
đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế của người học.
- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, lí tưởng là bằng một từ hay một câu thật
ngắn.
- Tất cả mọi ý kiến đều được hoan nghênh, chấp thuận mà không cần phê
phán nhận định đúng sai.
- Cuối giờ thảo luận nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia
chung của mọi người.
VD
- Nếu em là bà cụ Tứ, em sẽ phản ứng như thế nào trước việc Tràng nhặt vợ
về? (Khi dạy văn bản : “ Vợ nhặt” ).

2.2.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm
a) Đặc tính
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi người tham
gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý
kiến hay để cùng nhu giải quyết một vấn đề nào đó.
b) Lợi ích
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức và kĩ năng
ra quyết định, giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
c) Cách tiến hành.
- Giáo viên giới thiệu câu hỏi thảo luận
- Nêu ra các câu hỏi có liên quan đến bài học
- Cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến
- Có thể cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép (vị trí này nên luân phiên mọi
người cùng làm)
VD: Các câu hỏi thảo luận như:
- Làm thế nào để có thể hạn chế được bệnh dịch HIVS? ( khi dạy bài: Thông
điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS)
2.2.3. Kết quả
Với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn lớp 12 mà
tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy : kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng thuyết trình, … đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt ở học sinh
. Ở năm học trước còn nhiều không thích học bộ môn Ngữ văn nhưng đến năm học
này thì số học sinh có hứng thú học đã tăng lên rõ rệt .
Số liệu thống kê và so sánh
Khảo sát 1: Số học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh (do tôi phụ trách)
Năm học Số học sinh đạt giải
2012-2013 là 0 (3 học sinh đi thi)
2014-2015 1 (1 học sinh đi thi)
Khảo sát 2: Chất lượng môn Ngữ văn đại trà:

Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu
14


2014 – 2015
2015 – 2016

0%
3%

10%
18%

66%
73%

24%
6%

Khảo sát 3: kiểm tra học sinh thực hành trong giao tiếp, xử lí tình huống về KNS:
Năm học
2014 – 2015

2015 – 2016

Giỏi
0%
6%

2.3. BÀI HỌC MINH HỌA

Khá
6%
24%

Trung bình
51%
64%

Yếu
43%
6%

vî nhÆt
Kim Lân

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và
tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay
trên bờ vực thẳm của cái chết.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không khí,
miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, Kỹ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra
- Niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương
yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực
thẳm của cái chết.
- Đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối
thoại.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng xác định giá trị
- Kỹ năng cảm thông
- Kỹ năng phê phán
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
...
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: - Khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ”
15


- Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt


Tiết 1
GV yêu cầu 1 HS đọc phần
Tiểu dẫn (SGK) và nêu
những nét chính về:
1) Nhà văn Kim Lân.
2) Xuất xứ truyện ngắn Vợ
nhặt
3) Bối cảnh xã hội của
truyện.

I. Tiểu hdẫn:
1.Tác giả:
(Học sinh phải tìm kiếm và xử lý thông tin)
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920- 2007)
- Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn,
tỉnh Bắc Ninh.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 2001.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con
chó xấu xí (1962).
- Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ
thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình
tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang
viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim
Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với
"người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống
nông thôn.
2. Xuất xứ truyện.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện

“Con chó xấu xí” (1962).
3. Bối cảnh xã hội của truyện.
Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay
nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn
ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc
Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
II.Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc- tóm tắt.
+ Đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu trong quá trình
phân tích.
+ Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi tiết
chính.
2. Nhan đề: Vợ nhặt.
* Lẽ thường:
* Tràng:
+ Hỏi vợ, cưới vợ“
><
+ “nhặt”
được vợ - vợ theo
+“Vợ”- người xây tổ ấm gđ - trân trọng + nhặt: cái
rơm, cái rác
 Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh
của người dân trong nạn đói 1945- giá trị con người

HS đọc và tóm tắt tác
phẩm
GV:Phát vấn
- Nhan đề của truyện gợi
cho em suy nghĩ gì?
(Học sinh phải rèn luyện kỹ

năng nhận thức)

- Nhà văn đã xây dựng tình
huống truyện như thế nào?

16


- Em có nhận xét gì về tình
huống đó?
(Học sinh phải rèn luyện kỹ
năng nhận thức)
- Việc tạo dựng 1 tình huống
như vậy có những ý nghĩa
gì?

(HS phải có kỹ năng
cảm thông)

Tiết 2
Cảm nhận của anh (chị) về
diễn biến tâm trạng của
nhân vật Tràng (lúc quyết
định để người đàn bà theo
về, trên đường về xóm ngụ
cư,lúc về nhà và buổi sáng
đầu tiên có vợ).
Cái tặc lưỡi “chặc,kệ” của
Tràng phải chăng là một sự
liều lĩnh?


Em có nhận xét gì về khả
năng quan sát miêu tả của
nhà văn trong đoạn văn

bị rẻ rúng;vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát
vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin
của con người trong cảnh khốn cùng
=> Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư
tưởng tác phẩm
3.Tình huống truyện.
+Tình huống: Tràng: chàng trai xấu xí, thô kệch, nhà
nghèo, dân ngụ cư có nguy cơ "ế vợ ; lại gặp năm đói
khủng khiếp. Bổng dưng "nhặt" được vợ - nhặt thêm
một miệng ăn, nhặt thêm tai họa.
+ Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le,
vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Khiến cho cả
xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và cả bản thân Tràng cũng
ngạc nhiên.
+ Tình huống truyện vừa bất ngờ éo le lại vừa hợp lí.
Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị
nhân đạo và giá trị nghệ thuật
- Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác thực dân, phát xít
qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói - giá trị
con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói
khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e
thẹn. Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.
- Giá trị nhân đạo: k/đ tình người, lòng nhân ái, sự
cưu mang đùm bọc nhau của những con người nghèo
đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết; khát vọng

hướng tới sự sống và hạnh phúc; khẳng định niềm
tin, tinh thần lạc quan vượt lên số phận
- Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn
biến phát triển tự nhiên và làm nổi bật được những
cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề
tư tưởng tác phẩm.
4. Diễn biến tâm trạng các nhân vật.
a) Nhân vật Tràng:
+ Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận
lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình,

+ Tràng "nhặt" được vợ trong hoàn cảnh đói khát.
"Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng không phải là sự
liều lĩnh mà là một sự cưu mang, một tấm lòng nhân
hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình thương của con người
trong cảnh khốn cùng.
+ Tất cả biến đổi từ giây phút ấy. Trên đường về xóm
17


trên? Khả năng đó nói lên ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày
điều gì về tình cảm của T/g? mà "phởn phở khác thường", “tủm tỉm cười
nụ”,"vênh vênh tự đắc"... Trong phút chốc, Tràng
Lời giới thiệu đó giúp em quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với người đàn
hiểu được gì về Tràng?
bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần
đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
=> Vui sướng, hạnh phúc, hãnh diện, cảm xúc rung
động..
Quan sát tinh tế, miêu tả tài tình tâm lí nhân vật

Thay đổi của Tràng còn bằng những câu văn hóm hỉnh mà ấm áp tình người.
được thể hiện ntn sau đêm Thể hiện tấm lòng đôn hậu của t/g: trân trọng, nâng
“nên vợ nên chồng”?
niu những rung cảm, niềm hạnh phúc của con người;
phát hiện và khẳng định nhân cách con ngưòi trong
hoàn cảnh chết chóc.
+ Tràng giới thiệu vợ với mẹ: “ Kìa, nhà tôi nó chào
u đấy!”
=> Kình trọng mẹ (lễ nghĩa, đạo lí)
Qua sự thay đổi của Tràng
=> Tôn trọng vợ : thấy được giá trị đích thực
Kim Lân muốn k/đ điều gì? của con người
=> Sự hãnh diện trong vai một người chồng
Người vợ nhặt được Kim + Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn:
Lân giới thiệu ntn?
“Hắn thấy yêu thương gắn bó.” => ý thức được bổn
phận, trách nhiệm đối với gia đình
Chi tiết “thị cúi đầu ăn một "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người" => Nhận thức
chặp ” gợi cho em suy nghĩ được ý nghĩa của cuộc đời
gì không?
“ Hắn nhận ra tia nắng buổi sáng” => Tràng sống
trong cảm xúc đẩm nhân tính
<=> Sự phát hiện mới về ánh sáng cuộc đời, cảm
Sau khi trở thành vợ giác tình yêu đối với cuộc sống
Tràng, người đàn bà đó thay  Vượt lên tất cả nỗi sợ hẫi, tối tăm, đói khát con
đổi ntn?(tư thế, bước đi, người vẫn khao khát vươn tới hạnh phúc.
tiếng nói, tâm trạng,…).
b) Người vợ nhặt:
+ Xuất thân: không tên, khốn khổ, quần áo tả tơi,
người gầy sọp => Chân dung con người trong nạn

đói
Sự thay đổi đó có ý nghĩa + Tính cách: “chao chát chỏng lỏn”
gì?
“thị cúi đầu ăn một chặp 4 bát ”  liều lĩnh; cái đói
đã làm cho con người quên cả việc giữ ý tứ và lòng
tự trọng; biểu hiện của tinh thần ham sống
Cảm nhận của anh (chị) về + Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong
diễn biến tâm trạng nhân vật cớn" biến mất, chỉ còn ngời phụ nữ xấu hổ, ngượng
bà cụ Tứ- mẹ Tràng (lúc ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bưmới về, buổi sớm mai, bữa ớc, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giư18


cơm đầu tiên).

Từ những biểu hiện tâm
trạng đó của bà cụ Tứ em có
suy nghĩ gì về ngưòi mẹ
này?
Em có nhận xét gì về
thuật viết truyện của
Lân (cách kể chuyện,
dựng cảnh, đối thoại,
thuật miêu tả tâm lí
vật, ngôn ngữ,…)

nghệ
Kim
cách
nghệ
nhân


Qua phân tích, em hãy khái
quát giá trị của tác phẩm?

GV nhấn mạnh cho HS khắc
ghi một số vấn đề sau:

(Rèn cho học sinh kỹ năng
xác định giá trị)

ờng,…). Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu nhà người".
+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp.
Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén
cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người "vợ
hiền dâu thảo".
=> Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, thiên
chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức.
Niềm hạnh phúc tuy nhỏ nhoi, giản đơn nhưng đã
làm thay đổi tâm tính con người.
c) Bà cụ Tứ:
+ Khi mới về: ngạc nhiên sửng sờ, mừng, vui, xót,
tủi, "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con
mình". Đối với người đàn bà thì "lòng bà đầy xót thương".
-“Chao ôi ...còn mình thì...”=> Nỗi ai oán xót thương
cho số kiếp của mình
-“ Người ta có gặp bước khó khăn...con mình”=>lời
cảm ơn người đàn bà kia đã giúp bà làm tròn bổn
phận làm mẹ
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà
xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải
duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".

-“Chúng mày lấy nhau lúc này...ròng ròng”=> lo
lắng, cả nghĩ của người mẹ nghèo
-“Kể ra có làm được dăm ba mâm...”=>hợp lẽ
thường, tôn trọng nàng dâu
+ Buổi sớm mai: “sửa sang lại nhà cửa...”=> lo lắn
vun vén cho hạnh phúc của con.
+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã
nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: "tao
tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy
mà có đàn gà cho xem".
 Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người; là
sự kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của người mẹngười phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, bao dung, độ
lượng, giàu đức hi sinh
5. Nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói,
cảnh bữa cơm ngày đói,…
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự
nhiên, chân thật.
19


+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên
III. Tổng kết:
+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta
trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm
lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay
bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống
và khát khao tổ ấm gia đình.
+ Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo,

cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh
tế, đối thoại sinh động.
4.Củng cố dăn dò
-Tình huống truyện
- Niềm kháo khát hạnh phúc (Tràng)
- Niềm tin vào cuộc sống và tình thương của người nghèo
III. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Với kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn 12,
sau khi vận dụng kỹ năng sống vào thực tế giảng dạy tôi thấy khả năng áp dụng đạt
hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong
sinh hoạt và học tập hàng ngày. Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ môn ngữ văn 12. Với khả năng còn hạn chế và
chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý
đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa
để việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong trường học nói chung và trong môn học
Ngữ văn nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
3.2. Kiến nghị
- Bộ giáo dục cần điều chỉnh lại chương trình kết hợp giữa học tập và hoạt động thực
tiễn.
- Cần có giáo trình hướng dẫn cho cả giáo viên và học sinh.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên trong việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong tất
cả các môn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Tác giả

Nguyễn Duy Diện


20


Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của Unicef (2004)
2. Nhiều tác giả (2014), Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, Nxb Văn hóa
thông tin.
3. Đỗ Quốc Anh – chủ biên, (2010), Góp phần xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực, Nxb Giáo dục
4. Diane TillMan, (2010) Những giá trị sống cho Tuổi trẻ Nxb TP.HCM 2000)
5. Đề tài có tham khảo một số bài viết của đồng nghiệp.

21


DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
TT
Tên sáng kiến
Xếp loại
Năm học
1
Hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực chủ C
cấp 2007 - 2008
động trong việc tiếp nhận, cảm thụ một số tác phẩm ngành
truyện ngắn của lớp 11 trường THPT Quan Sơn
2
Những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm tại
C cấp
2009 - 2010
trường THPT Quan Sơn

ngành
3
Sử dụng phương pháp so sánh loại hình và ứng C
cấp 2010 - 2011
dụng khoa học liên ngành vào văn học dân gian lớp ngành
10 ở trường THPT Quan Sơn 2
4
Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học C
cấp 2011 - 2012
sinh thông qua công tác đoàn tại trường THPT ngành
Quan Sơn 2
5
Vận dụng quan điểm giao tiếp giảng dạy bài : Từ C
cấp 2013 - 2014
ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tại lớp 11A2 ngành
trường THPT Quan Sơn 2
6

22



×