Bin phỏp ch o vic lng ghộp, tớch hp giỏo dc k nng sng cho hc sinh ca hiu trng trng THCS Tõn H huyn Tõn Chõu
CHNG I : PHN M U
1/ Lớ do chn ti v lch s vn nghiờn
1.1 Lý do chn ti:
Giáo dục trong nhà trờng phổ thông giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con ngời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng t cách và trách nhiệm
công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục l nõng cao dõn trớ, o
to nhõn lc, bi dng nhõn ti nhm ỏp ng nhu cu cụng nghip húa
hin i húa ca a phng cng nh ca c nc
Trong nh trng trung hc c s hin nay chng trỡnh hc ph
thụng ch yu l dy kin thc cha quan tõm ỳng mc n vic rốn
luyn k nng sng cho hc sinh. Vn hc sinh thiu k nng sng,
thiu tớnh t tin, t lp, sng ớch k, vụ tõm, thiu trỏch nhim vi gia
ỡnh v bn thõn ang l nhng cn tr ln cho s phỏt trin ca thanh
thiu niờn khin khụng ớt cỏc bc cha m phi phin lũng vỡ con, trong
mt xó hi phỏt trin nng ng nh hin nay. Nhiu v ph huynh lo
lng trc tỡnh trng con ca mỡnh thiu t tin, luụn t ra rt rố khi cú
c hi th hin mỡnh trc ỏm ụng hoc cỏc em khụng bit cỏch x
lý tỡnh hung dự l tht n gin nh kờu gi s giỳp t ngi khỏc,
tỡm ng, nh hng, i xe buýt,
Trong khi ú hin nay vic ỏnh giỏ xp loi thnh tớch thi ua i
vi cỏc nh trng trong mt thi gian di chỳ trng n kt qu hc tp
Ngi thc hiờn : TrnThai Binh
1
Bin phỏp ch o vic lng ghộp, tớch hp giỏo dc k nng sng cho hc sinh ca hiu trng trng THCS Tõn H huyn Tõn Chõu
vn húa l chớnh. Phn ln hc sinh sau khi tt nghip trung hc c s
hoc trung hc ph thụng u thiu i k nng tham gia vo i sng
xó hi, cha ng phú c cỏc tỡnh hung trong thc t thng cỏc em
b ht hn hoc b tc trong cuc sng
Hin nay giỏo dc k nng sng cho hc sinh l mi quan tõm ca
ton xó hi m trc tip l nh trng, c quan trc tip giỏo dc, nh
hng mi hot ng ca hc sinh. Vỡ vy ngi hiu trng cú vai trũ
rt quan trng trong cụng tỏc ch o lng ghộp, tớch hp giỏo dc k
nng sng cho hc sinh
Chớnh vỡ nhng lớ do trờn nờn tụi chn ti Bin phỏp ch
o vic lng ghộp, tớch hp giỏo dc k nng sng cho hc sinh ca
hiu trng trng trung hc c s Tõn H xó Tõn H huyn Tõn
Chõu tnh Tõy Ninh l yờu cu cp thit hin nay giỳp ngời hiệu tr-
ởng tập trung chỉ đạo và quản lý tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh,
nhằm nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện ở các trờng học.
1.2/ Lch s vn nghiờn cu :
Cụng tỏc ch o giỏo dc lng ghộp, tớch hp k nng sng cho
hc sinh trong cỏc nh trng ph thụng l xu th chung ca nhiu nc
trờn th gii. Hin nay trờn th gii ó quan tõm n vic a k nng
sng vo nh trng v vo chng trỡnh chớnh khúa. Hỡnh thc xõy
dng trng hc thõn thin nhm thỳc y vic ch o giỏo dc k nng
sng cho hc sinh trong nh trng.
Ngi thc hiờn : TrnThai Binh
2
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
Trong lịch sử giáo dục Việt nam quan điểm học để làm người, nghĩa
là để biết ứng xử với đời đã được coi như một trong những mục tiêu
quan trọng của giáo dục. Cho nên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho
người học những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho
người học gia nhập cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, những nội dung đó
chưa được gọi tên là giáo dục kĩ năng sống. Đặc biệt công tác chỉ đạo
giáo dục, tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường trung học
cơ sở ít được quan tâm một cách đúng mức
2/ Mục đích nghiên cứu :
Hiệu trưởng tìm ra được biện pháp chỉ đạo lồng ghép, tích hợp
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở Tân
Hà năm học 2011-2012 có hiệu quả
3/ Giả thuyết khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1/ Giả thuyết khoa học :
Nếu hiệu trưởng trường trung học cơ sở quan tâm chỉ đạo đến
công tác lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh kịp
thời thì kết quả giáo dục học sinh sẽ đạt hiệu quả cao.
3.2/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
3.2.1. Xác định cơ sở khoa học của việc lồng ghép tích hợp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở.
3.2.2. Nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo lồng ghép tích hợp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường trung học cơ
sở Tân Hà huyện Tân Châu.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
3
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
3.2.3. Đề xuất các giải pháp giúp hiệu trưởng chỉ đạo việc
lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả
trong giai đoạn hiện nay.
4/ Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
4.1/ Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các biện pháp của hiệu trưởng
trường trung học cơ sở Tân Hà chỉ đạo lồng ghép, tích hợp việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh
4.2/ Địa bàn nghiên cứu :
Địa bàn nghiên cứu là tại trường trung học cơ sở Tân Hà, xã
Tân Hà, huyện tân Châu, tỉnh Tây Ninh
5/ Phương pháp nghiên cứu :
5.1/ Phương pháp đọc phân tích, tổng hợp: Các tài liệu có liên
quan để tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu
5.2/ Phương pháp phỏng vấn :
Phương pháp được thực hiện bằng hình thức phát phiếu
phỏng vấn về thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục
kĩ
năng sống
cho học sinh trung học cơ sở đến giáo viên tại trường trung học cơ sở
Tân Hà về công tác chỉ đạo của hiệu trưởng
5.3/ Phương pháp trò chuyện : Chúng tôi đã tiến hành trò chuyện
với lãnh đạo trường, giáo viên, phụ huynh về kỹ năng sống của học sinh
về việc chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho các em
5.4/ Phương pháp quan sát : Tiến hành quan sát các biểu hiện
của học sinh, giáo viên thông qua dự giờ, các buổi sinh họat, các hoạt
động của học sinh…
Người thực hiện : TrầnThái Bình
4
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
5.5/ Phương pháp phân tích sản phẩm : Phân tích một số sản
phẩm do các em học sinh làm ra để nắm các thông tin cần thiết
5.6/ Phương pháp thống kê : Sử dụng Toán học để thống kê, tổng
hợp các số liệu
6/ Giới hạn đề tài :
Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và việc chỉ đạo công
tác lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống đã và đang diễn ra trong các nhà
trường nhưng ở mức độ trên kế hoạch chưa có các biện pháp chỉ đạo kịp
thời đến giáo viên và học sinh. Do thời gian quá gấp, khả năng bản thân
có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc hiệu trưởng trường trung học cơ sở
Tân Hà chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
7/ Kế hoạch và thời gian :
Thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài cụ thể như sau:
a.Giai đoạn 1: Tháng 4 năm 2011: nhận đề tài, xây dựng đề cương
b.Giai đoạn 2: Tháng 5 năm 2011: thu thập số liệu, xử lý số liệu
c.Giai đoạn 3: Tháng 6 viết bản nháp, chỉnh sửa
d.Giai đoạn 4: Tháng 7 năm 2011: chỉnh, sửa và hoàn chỉnh đề
tài.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
5
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
CHƯƠNG II : NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận :
1.1/ Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
* Kĩ năng sống là gì ?
- Có nhiều khái niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được
diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.
+ Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để
có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu
quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
+ Theo Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là
cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận
này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ
năng.
+ Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hợp quốc
(UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để
biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu
quả,…
Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như ứng
phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức tự tin,… Học để
sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội
như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, họp tác, làm việc theo
nhóm, thể hiện sự cảm thông.
Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc
và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
6
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
- Từ những quan niệm trên, có thể cho thấy kĩ năng sống bao gồm
một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con
người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ
năng xã hội cần thiết để cá nhân tự học trong cuộc sống học tập và làm
việc có hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản
thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và
với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống. Như vậy, kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình
thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
Quá trình này diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
*Tổ chức : Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành
các nguồn lực cho các bộ phận thành viên trong hệ thống.
Tổ chức có thể hiểu là tập hợp hai hay nhiều người cùng hoạt động trong
những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung.
Các tổ chức khác nhau được phân biệt bởi các tiêu chí như: mục
đích, quy mô, cơ cấu, những điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức
nhưng đều có những đặc điểm chung cơ bản sau:
Mọi tổ chức đều là một đơn vị xã hội gồm nhiều người đảm nhận
những chức năng khác nhau, có quan hệ với nhau trong những hình thái
cơ cấu nhất định.
Mọi tổ chức đều có mục đích.
Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt
được mục đích.
Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để
đạt được mục đích của mình, đó là nguồn lực, vật lực, tài lực.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
7
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
Mọi tổ chức đều hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ
chức khác.
Mọi tổ chức đều có những nhà quản lý để chịu trách nhiệm liên
kết, phối hợp, điều hành các nguồn lực để tổ chức đạt mục đích với hiệu
quả cao.
* Chỉ đạo: Là điều khiển, điều hành tác động và giúp đỡ các
thành viên các bộ phận trong tổ chức để thực tốt những nhiệm vụ đã
được phân công.
1.2/ Tầm quan trọng của công tác chỉ đạo lồng ghép, tích hợp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Đối với nhà trường, việc chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh có phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và
năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tốt, trước hết cần phải làm tốt công tác chỉ đạo đối với mỗi
thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy
giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách.
Trước hết, phải chấm dứt những hành động bạo lực, những ứng xử thiếu
văn hóa của thầy giáo, cô giáo đối với học trò. Có như vậy, thầy giáo, cô
giáo mới cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống mà mình đã trải
qua. Việc giáo dục này có thể bằng những nội dung trong giáo án, hoặc
bằng những nội dung ngoài giáo án. Để mục tiêu này đạt hiệu quả, thì
đội ngũ giáo viên cần phải có nghiệp vụ sư phạm giỏi. Có nghiệp vụ
giỏi, thì ngay cả giờ dạy toán, vật lý, giáo viên cũng dạy cho học sinh kỹ
năng sống theo cách của mình. Giáo viên phải nhận thấy trách nhiệm
của mình đối với việc giáo dục học trò, không nên xem việc giáo dục kỹ
Người thực hiện : TrầnThái Bình
8
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
năng sống cho học sinh là vấn đề tạo nên gánh nặng công việc (điều
quan trọng là biết cách kết hợp, lồng ghép để truyền đạt nội dung).
- Xã hội hiện đại có thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội
và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây
con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu.
Hoặc những vấn đề xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp khó
khăn và đầy thách thức như xã hội hiện đại, nên con người dễ dàng hành
động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro.
- Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người
biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó
khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù
hợp. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm
chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống
thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống. Ví dụ: Người không có
kĩ năng ra quyết định sẽ mắc phải những sai lầm hoặc chậm trễ trong
công việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định những sai lầm
của mình; người không có kĩ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị
căng thẳng hơn những người khác và thường có cách ứng phó tiêu cực
khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập, công
việc…của bản thân. Hoặc người không có kĩ năng giao tiếp sẽ rất khó
khăn trong việc tạo các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh, sẽ
khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những vấn đề
chung.…
1.3/ Nhiệm vụ quản lý và vai trò của hiệu trưởng
Người thực hiện : TrầnThái Bình
9
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
1.3.1/ Nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng:
- Tổ chức bộ máy nhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn,
phân công công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo
viên, nhân viên
- Quản lý và tổ chức giáo dục cho học sinh
- Quản lý hành chính, tài sản của nhà trường
- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên,
nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động
của nhà trường;
- Được theo học lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ
hiện hành.
1.3.2/ Vai trò của hiệu trưởng nhà trường:
- Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý
điều hành các hoạt động giáo dục tại trường.
- Hiệu trưởng được xem là “linh hồn” của tập thể sư phạm
trong nhà trường, cùng với giáo viên là những người giữ vai trò quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
2/ Thực trạng về tình hình chỉ đạo lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống của Hiệu trưởng:
2.1. Thực trạng về trường nghiên cứu:
2.1.1. Địa bàn, dân cư :
Người thực hiện : TrầnThái Bình
10
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
Trường trung học cơ sở Tân Hà, xã Tân Hà , huyệnTân
Châu, tỉnh Tây Ninh được thành lập vào năm 1999. Là một trường vùng
sâu biên giới thuộc chương trình135, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề
nông, đời sống còn nhiều khó khăn. Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức
của nhiều phụ huynh đối với việc học tập của con em còn nhiều hạn chế,
còn một số hủ tục lạc hậu, địa bàn dân cư trải rộng, đi lại khó khăn nhất
là vào mùa mưa. Đây là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc học
tập, phấn đấu của học sinh của nhà trường .
2.1.2. Tình hình đội ngũ:
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường: 25
người.
Trong đó:
Cán bộ quản lý: 02 gồm 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng.
Tổng phụ trách: 01.
Chuyên trách phổ cập : 01
Giáo viên đứng lớp: 17
Công nhân viên: 02 ( kế toán : 01 và 01 bảo vệ).
Giáo viên thư viện – thiết bị : 02
Cơ cấu các tổ: 02 tổ : Tổ Chuyên môn : 02
Đội ngũ hiện có đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tương đối nhiệt
tình trong hoạt động giảng dạy và các hoạt động, có ý thức nỗ lực hoàn
thành nhiệm vụ. Tuy nhiên toàn bộ cán bộ - giáo viên – công nhân viên
của trường đều là người khác xã, thậm chí huyện khác nên đôi khi chưa
an tâm công tác, giáo viên chỉ coi đây là chỗ trú chân, nếu có điều kiện
Người thực hiện : TrầnThái Bình
11
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
sẽ thuyên chuyển đi nơi khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
công tác.
2.1.3. Về cơ sở vật chất, trường lớp:
Diện tích khuôn viên trường 6564 m
2
,
Phòng học : 11 phòng trong đó bán kiên cố : 09 phòng và 02
phòng kiên cố
Nhà trường sử dụng 06 phòng học văn hoá, 01 phòng làm Văn
phòng và 01 phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cùng các
đoàn thể, 01 phòng làm nơi để thiết bị dạy học, 01 phòng thư viện và 01
phòng truyền thống Đội.
Trường có 01 phòng nội trú cho 4 giáo viên, nhân viên. Trường có
01 khu vệ sinh dùng chung cho giáo viên và học sinh.
Còn thiếu cơ sở vật chất như : Công trình nước sạch , nhà xe giáo
viên, phòng chức năng, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng bộ
môn, phòng thực hành , phòng truyền thống, phòng lab .
Hệ thống sân chơi, bãi tập chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo, cây
xanh bóng mát cho học sinh vui chơi, học tập chưa đạt yêu cầu .
2.1.4. Tình hình học sinh đầu năm học 2010 – 2011:
Tổng số học sinh toàn trường: 316 Trong đó: học sinh dân tộc
thiểu số : 06
Tổng số lớp: 09 Chia ra :Lớp 6: 03 ;Lớp 7: 02 ;Lớp 8: 02 ;Lớp 9:
02
2.2. Thực tế về tình hình kỹ năng sống, chỉ đạo lồng ghép giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh
Người thực hiện : TrầnThái Bình
12
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trường
trung học cơ sở Tân Hà nói riêng và các trường học trong huyện nói
chung với học sinh kĩ năng sống còn thiếu, cách tiếp cận thông tin còn
nhiều hạn chế. Chính vì thế mà bản thân mỗi giáo viên phải có sự cố
gắng rất nhiều để thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hơn nhằm thu hút sự quan tâm tin tưởng của phụ huynh mà giáo dục kĩ
năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các
tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó,
chứ không phải nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được
hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và
sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp
kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển nhưng năng lực cần
thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để
làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Trong những năm
qua việc chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tại trường trung học cơ sở Tân Hà còn xem nhẹ, chỉ thể hiện ở mức độ
trên kế hoạch chưa chú trọng đến những giải pháp cụ thể để thực hiện
mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cụ thể trong các phong trào thi đua của
trường, Đoàn, Đội, học tập …
Qua nắm bắt công tác chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ
năng sống của hiệu trưởng tôi tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến
giáo viên giảng dạy và được kết quả như sau :
Người thực hiện : TrầnThái Bình
13
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA CỦA GIÁO VIÊN
TÌNH HÌNH HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH
Nội dung, biện pháp
chỉ đạo kỹ năng sống cho học sinh
Ý kiến của GV
Đồng ý
Không đồng
ý
1.Ra quyết
định chỉ đạo thông qua kế
hoạch
16 80% 4 20%
2.Chỉ đạo, lồng ghép thông qua giáo
viên chủ nhiệm
11 55% 9 45%
3.Chỉ đạo, lồng ghép thông qua giáo
viên bộ môn
20 100% 0
4.
Chỉ đạo, lồng ghép thông qua tổng phụ
trách đội
20 100% 0
5.Chỉ đạo, lồng ghép thông qua gia đình
6 30% 14 70%
6.Khai thác chương trình giáo dục kỹ
năng sống
12 60% 8 40%
7.Tổ chức các phong trào giáo dục kỹ
năng sống
20 100% 0
8.
Chỉ đạo lồng ghép kỹ năng sống thông
qua các bộ môn học
20 100% 0
9.Khai thác các đồng dùng dạy học
7 35% 13 65%
10.
Đưa kỹ năng sống vào chương trình
chính khóa
2 10% 18 90%
11.Không thực hiện được vì chưa có
chương trình, chế độ phù hợp
20 100% 0
Tổng điểm : 220
154 (70%) 66 (30%)
2.3. Nguyên nhân lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
Người thực hiện : TrầnThái Bình
14
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
2.3.1. Do nội dung, chương trình:
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi
thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy
mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối
quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh. Kỹ năng
sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong
quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải
nhiều chỉ trích do quá nặng về kiến thức hàn lâm trong khi những tri
thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người
học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời
gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn
đến sự “ xung đột ” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề
xảy ra trong cuộc sống. Các quốc gia có trình độ phát triển đã đưa giáo
dục kỹ năng sống vào nhà trường từ lâu nhằm giúp cho người học hòa
nhập vào cuộc sống một cách tốt nhất. Những năm gần đây, dư luận xã
hội đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến kỹ năng sống của thế hệ trẻ,
trong đó có học sinh và sinh viên. Không chỉ gia đình, ngoài xã hội mà
hệ thống nhà trường cũng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
Tóm lại để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống,
trước hết cần điều tra hiện trạng hiểu biết của học sinh, qua đó xây dựng
chương trình giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi. Về mặt
nội dung giảng dạy, cần có nhiều giải pháp, áp dụng cụ thể cho từng lứa
tuổi… Vì vậy nguyên nhân dẫn đến việc chỉ đạo chưa hiệu quả là do nội
dung, chương trình hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội.
2.3.2. Do nhà trường :
Người thực hiện : TrầnThái Bình
15
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế cho
công tác giáo dục kỹ năng sống, sân chơi cho các họat động còn chật
hẹp, việc tổ chức các chương trình vui chơi cung cấp các kỹ năng sống
cho học sinh còn quá ít, trang thiết bị chưa có. Đội ngũ cán bộ chuyên
trách kỹ năng sống chưa có.
2.3.3. Do phụ huynh:
Hiện nay nhiều gia đình nhu cầu cuộc sống phải ra ngoài
kiếm sống ít quan tâm đến việc học của học sinh, phó mặt cho nhà
trường, ở nhà hầu nhữ chưa quan tâm giúp đỡ các em trong cuộc sống,
vì vậy các em rất thiếu kỹ năng trong môi trường hoạt động
2.3.4. Do điều kiện kinh tế xã hội :
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác
động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền
thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ
một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt. Việt Nam không nằm
ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa,
đô thị hóa nhanh chóng. Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến
hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất
định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế
không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu
nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang
gây nhiều áp lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động
nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới
trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập
xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài. Do vậy,
Người thực hiện : TrầnThái Bình
16
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì công tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là một việc làm cần thiết.
3. Các biện pháp của hiệu trưởng nhằm chỉ đạo tốt công tác
lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.1. Hiệu trưởng chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh với nội dung thiết thực, dưới nhiều
hình thức như:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa
phương.
- Tổ chức đại hội giáo dục, các hội thi, tuyên dương kịp thời các điển
hình tiên tiến.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giao lưu.
- Xây dựng góc tuyên truyền (góc truyền thống) trong nhà trường, nêu
các tấm gương tốt về thực hiện phong trào kỹ năng sống trong nhà
trường.
- Phối hợp tổ chức lớp hướng dẫn kiến thức cho cha mẹ về việc giáo
dục học sinh.
3.2. Hiệu trưởng xây dựng và củng cố niềm tin đối với
phụ huynh, cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương
- Bằng sự năng động sáng tạo, tự thân vận động, phát huy nội lực của
mình để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Người hiệu trưởng phải
phát huy năng lực, uy tín của mình.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
17
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
- Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực huy động được một cách hợp lý,
đúng mục đích và có hiệu quả nhất.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý nhà trường và trong việc
huy động giáo viên, học sinh thực hiện lồng ghép kỹ năng sống.
3.3. Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường sự phối hợp thường
xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm các lớp và phụ huynh trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng cách tổ chức các hình thức
:
- Qua bảng tin chung của nhà trường.
- Qua góc cha mẹ cần biết ở mỗi lớp.
- Qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình.
- Qua hòm thư góp ý kiến.
- Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ, cuối năm.
- Qua trao đổi trực tiếp giữa giáo viên phụ trách lớp và cha mẹ học
sinh.
3.4. Hiệu trưởng tranh thủ những kinh nghiệm và tri thức
của phụ huynh, vận động họ tham gia giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh ở gia đình
3.5. Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo
địa phương và phòng GD&ĐT để có sự giúp đỡ tích cực đối với nhà
Người thực hiện : TrầnThái Bình
18
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
trường trong việc tổ chức tốt các phong trào thia đua có lồng ghép,
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.6. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các cơ chế liên kết giữa
nhà trường, gia đình, lực tượng xã hội. Quan tâm đến nguyên tắc lợi
ích trong việc chỉ đạo lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống cho học sinh.
3.7. Hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong môi trường xã hội, địa
phương
4/ Kiến nghị , đề xuất việc chỉ đạo lồng ghép giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh có hiệu quả :
Từ thực trạng nêu trên, tôi đề xuất các biện pháp giúp hiệu trưởng
chỉ đạo việc lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như
sau:
4.1. Giáo dục nhận thức chính trị cho cán bộ giáo viên về tầm quan
trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn có ưu thế trong
việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo viên tổng phụ trách Đội phải
chú trọng giờ sinh hoạt, giờ dạy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4.2. Chỉ đạo cán bộ giáo viên phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ của
các tổ chức trong trường và địa phương, gia đình và xã hội trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
4.2.1. Có kế hoạch hoàn thiện đội ngũ giáo viên làm công tác chủ
nhiệm lớp, giáo viên dạy các môn có ưu thế tích hợp giáo dục kỹ năng
sống (giáo dục công dân, ngữ văn, sinh học, địa lí và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp…) bằng nhiều hình thức như: cử giáo viên tham gia
các lớp tập huấn giáo dục kỹ năng sống, tạo điều kiện cho giáo viên
Người thực hiện : TrầnThái Bình
19
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
tham gia các lớp học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (đại học từ xa,
chuyên tu,…).
4.2.2. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh vào đầu năm học, tổ chức quản lí chỉ đạo thực hiện thường
xuyên, kịp thời báo cáo và rút kinh nghiệm.
4.2.3. Phát huy tối vai trò, chức năng của tổ chức Đoàn Đội trường
học, tập thể lớp, chi đội, tăng cường các hoạt động tập thể theo từng chủ
đề hoạt động, câu lạc bộ nhằm thu hút học sinh vào những hoạt động bổ
ích.
4.2.4. Hiệu trưởng triển khai, quán triệt cho cán bộ giáo viên hiểu
được rằng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện thông
qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng
không phải là đưa thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt
động giáo dục; mà theo cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương
pháp kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được
thực hành, trải nghiệm cho kĩ năng sống trong quá trình học tập. Với
cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn
học và hoạt động giáo dục kỹ năng sống trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết
thực và bổ ích hơn đối với học sinh.
4.2.5. Hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có
tác dụng giáo dục kĩ năng sống học sinh trong trường trung học cơ sở.
Do đó ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên tổng phụ
trách Liên đội xây dựng kế hoạch hoạt động của cả năm và đặt biệt chú
ý đến việc tích hợp nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống vào
quá trình tổ chức các hoạt động của Đội. Ứng với mỗi hoạt động phải
xác định rõ cần giáo dục kỹ năng sống gì, mức độ giáo dục ra sao, để
thực hiện đúng mục tiêu giáo dục của Đội, của nhà trường, gia đình và
xã hội.
4.2.6. Hiệu trưởng chỉ đạo đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ học
bộ môn. Đây là nội dung có lẽ là khó nhất và phụ thuộc rất nhiều vào tài
biến hóa của giáo viên bộ môn và của nội dung bài học.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
20
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
Không thể thực hiện lồng ghép vào tất cả các tiết học, mà chỉ có
thể áp dụng ở một số tiết học với nội dung phù hợp. Để có thể thực hiện
tốt phần nội dung này đòi hỏi giáo viên bộ môn phải luôn liên hệ nội
dung bài học với thực tế cuộc sống, tận dụng sức mạnh của hoạt động
nhóm để giúp các học sinh giải quyết những vấn đề khó. Vấn đề ở đây
chính là phương thức tổ chức lớp học để học sinh có thể phát huy kỹ
năng hợp tác, làm việc nhóm, tạo động lực làm việc cho học sinh.
Quy định các tổ chuyên môn tổ chức những tiết thao giảng, dạy
mẫu, có những giờ trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau về việc lồng ghép
tích hợp giáo dục kỹ năng sống. Ban giám hiệu cần chú ý nhắc nhở giáo
viên môn đưa nội dung cần lồng ghép vào trong nội dung môn học một
cách tự nhiên, không gượng ép.
4.2.7. Chỉ đạo cho cán bộ giáo viên nghiên cứu, khai thác tối đa bộ
sách Giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học cơ sở của Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, gồm 05 quyển đối với các môn: ngữ văn, giáo dục
công dân, sinh học, địa lí, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó
xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học bộ môn có lồng ghép tích hợp
giáo dục kỹ năng sống một cách hợp lý, hiệu quả.
4.2.8. Hiệu trưởng cùng giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên
chủ nhiệm cùng bàn bạc để đi đến thống nhất hình thức, chương trình
của một tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm lớp, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy hơn nữa vai trò của học sinh
trong các hoạt động. Hơn nữa phải phát huy vai trò của nhiều đối tượng
học sinh chứ không phải chỉ chú ý đến cán bộ lớp hay các em học sinh
có năng khiếu như trước đây.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
21
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Kỹ năng sống làm một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu
hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng
giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách
con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục.
Đối với nhiều nước trên thế giới, kỹ năng sống là mục tiêu, nội dung
quan trọng của chương trình giáo dục.
Giáo dục kỹ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách
của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ
quan trọng của mọi hoạt động nhà trường. Những kết quả được hình
thành ở học sinh trung học cơ sở qua hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống vào các hoạt động của các nhà trường có tác dụng làm nền
Người thực hiện : TrầnThái Bình
22
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
tảng quan trọng để các em bước tiếp trên con đường học vấn tiếp theo
hoặc gia nhập vào đời sống xã hội một cách chắc chắn.
Lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học cơ
sở là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt động dạy
học và giáo dục theo quan điểm tích hợp. Nguyên tắc được xác định là
dựa trên các ưu thế của nội dung và chương trình giáo dục trung học cơ
sở, nhưng vẫn phải đảm bảo học vấn nền tảng cũng như giá trị được hình
thành đối với nhân các có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với điều kiện
của từng địa phương, cá thể.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy học sinh trung học cơ sở
chưa có những kỹ năng sống cơ bản, hoặc có nhưng thiếu vững chắc.
Các lực lượng giáo dục đã nhận thức tương đối rõ bản chất, mức độ cần
thiết để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng còn lúng túng về
phương thức, biện pháp cũng như nội dung giáo dục cho từng đối tượng.
Đề tài đã đề xuất một số biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép tích hợp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở thích hợp
với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động dạy học một số
môn, hoạt động sinh hoạt tập thể.
2. Khuyến nghị
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ có thể đem lại
hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội
khi nội dung này được tuyên truyền rộng rãi cùng với mục tiêu xoá bỏ
tâm lý nặng nề về kết quả thi cử. Các cấp quản lý cần đầu tư về chương
trình , cơ sở vật chất cho hoạt động này để các nhà trường có điều kiện
tổ chức tốt các hoạt động dạy học và giáo dục theo mục tiêu tích hợp
giáo dục kỹ năng sống vào nội dung, phương pháp dạy học góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
Các trường sư phạm cần có hình thức đào tạo giáo viên đáp ứng
với yêu cầu giáo dục kỹ năng sống, nên chú ý các yêu cầu cơ bản đối với
Người thực hiện : TrầnThái Bình
23
Biện pháp chỉ đạo việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Tân Hà – huyện Tân Châu
sinh viên như khả năng diễn đạt, hình thức, … Đồng thời các trường sư
phạm cũng cần có các công trình nghiên cứu, các biện pháp để nâng cao
kỹ năng giáo dục, kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho
sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
Các địa phương cần tạo điều kiện cơ sở vật chất, khuôn viên, đầu
tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ chức
các hoạt động giáo dục theo mục tiêu giáo dục kỹ năng sống.
Người thực hiện : TrầnThái Bình
24