Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa ca khúc cách mạng vào phần đọc hiểu trong đề thi môn ngữ văn ở trường THPT quảng xương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.55 KB, 25 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Âm nhạc là con đường ngắn nhất để con người tìm đến với con người, để cảm thông,
sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương. Âm nhạc còn là nơi để con người bộc lộ tâm trạng
buồn, vui, cô đơn, hờn giận....Với thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên âm
nhạc là phương tiện quan trọng, ý nghĩa giáo dục các em cách sống làm người trong cuộc
sống hôm nay.
Sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin khiến học sinh bây giờ có
điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng Văn hóa thơng tin, đặc biệt là âm nhạc. Nhu cầu thưởn
thức âm nhạc trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của các em. Sau những giờ học
căng thẳng , áp lực cuộc sống, các em tìm đến âm nhạc để giảm stress, thư giãn....là điều
rất cần thiết và bổ ích, khiến tâm hồn các em được thoải mái thư thái...tiếp thu bài tốt hơn
và yêu đời hơn. Như vậy không thể phủ nhận vai tò của âm nhạc đối với đời sống tâm hồn
của các em học sinh.
Tuy nhiên, các em học sinh hiện nay đang nghe loại nhạc gì và thưởng thức âm nhạc như
thế nào lại là điều thầy cô và các bậc phụ huynh đáng bàn và quan tâm. Qua khảo sát
chúng tôi nhận thấy đại đa số các em chỉ thích nhạc trẻ, nhạc hip hop, những bài hát thất
tình rên rỉ, lời lẽ phản giáo dục....gieo vào đầu các em tư tưởng bi quan, thiếu niềm tin vào
tình yêu, vào cuộc sống... Hầu hết các em ngơ ngác nhìn nhau khi nghe tên một ca khúc
Cách mạng. Các ca khúc Cách mạng tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, ca ngợi con
người Việt Nam thủy chung, kiên cường, nhân hậu... các em không hề biết đến. Vậy làm
thế nào để thế hệ học sinh hôm nay qua con đường âm nhạc được giáo dục tình u Tổ
quốc, q hương, ln hướng về cội nguồn dân tộc qua các ca khúc Cách mạng là điều
mà chúng tôi trăn trở.
Kho tàng các ca khúc Cách mạng Việt Nam giàu giá trị, ý nghĩa giáo dục lâu nay
chúng ta chưa khai thác hết trong giáo dục nhà trường. Một vài tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tìm hiểu truyền thống cách mạng qua các bài hát cách mạng là q ít. Vì
vậy, chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về
cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa s ca khúc Cách mạng vào phần Đọc hiểu
trong đề thi môn văn ở trường THPT Quảng Xương 4”. Thông qua việc làm hết sức
1




thiết thực này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các
ca khúc cách mạng, hướng các em luôn nhớ về truyền thống dân tộc Việt. Hy vọng sự nỗ
lực nhỏ nhoi này sẽ góp phần có ích trong việc giáo dục nhân cách của học sinh.
2. Mục đích của đề tài.
- Giúp các em nhận thức đầy đủ về một thời hào hùng của dân tộc, những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc qua các ca khúc Cách mạng.
- Từ đó, gợi sự đồng cảm của các em với những hy sinh, mất mát của cha anh thưở trước,
giúp các em sống tốt hơn, hướng thiện, sống có ý nghĩa
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Ý nghĩa của một số ca khúc cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ.
- Đi sâu tìm hiểu giá trị giáo dục nhân cách sống, lối sống cho học sinh THPT qua việc
tìm hiểu phần lời của một số ca khúc thời chống Pháp và chống Mỹ
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tư liệu về các ca khúc thời chống Pháp và chống Mỹ : phần lời, nhạc sĩ, xuất
xứ...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu....

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Vai trị của âm nhạc nói chung.
Như đã nói vai trị của âm nhạc đối với đời sống của mỗi con người là vô cùng quan
trọng. Âm nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca hát.
Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người mà con người thì khơng phải

lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loại nhạc để hát trong lúc buồn. Vậy là âm
khơng những xuất hiện khi người ta vui mà cịn có mặt khi người ta buồn. Âm nhạc lại trở
thành một phương tiện nữa để con người bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận,
than phận, trách thân…
Trong thời bình, âm nhạc ca ngợi đời sống hịa bình, ca ngợi đất nước, một mảng khác
thì ca ngợi tình yêu trong sáng, ca ngợi quê hương tươi đẹp. Một mảng khác lại phản ảnh
tâm tư nguyện vọng của con người, thở than cho tình yêu đau khổ, thân thân trách phận,
biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng. Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như
quan hệ huyết thống. Ai lớn lên mà chẳng đã từng nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ.
Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương triện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình
mẫu tử thiêng liêng, cô đọng.
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc âm nhạc có vai trị quan trọng thúc
giục đồng bào tiến lên chiến đấu và chiến thắng “tiếng hát át tiếng bom”.
Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến
khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những bài đồng dao khi khôn
lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trị chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình
khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát
trong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi…
Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng thể, từ xóm thơn đến làng
xã. Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xây
dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời
sống lao động vui chơi giải trí, những câu hị điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh
thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn, để tạo
nên tình đồn kết. Tiếng đàn tiếng hát cịn vang dội trong những ngày hội gia đình,
3


những ngày lễ tết chung của dân tộc.
Âm nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đại chúng ta đang sống, tâm hồn chúng
ta phong phú gấp bội thì nhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết bao nhiêu. Âm nhạc đóng vai

trị quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các
mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là
nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị
lực trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh
tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Nói về vai trị
này của âm nhạc, một bài viết được đăng trên như sau: “Nghệ
thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con
người trong cuộc sống cịn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết
sức tinh tế. Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn
tới một nhân cách toàn vẹn.”
Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tác dụng làm thay
đổi đạo đức và tập quán xã hội. Tuân Tử trong cuốn “Luận về âm nhạc” có viết: “Âm
nhạc nhập vào lịng người rất sâu, cảm hố người rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân
hồ khơng bị dục vọng lơi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà khơng loạn.
Trái lại, nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện”. Như vậy, bản chất của
âm nhạc và nghệ thuật nói chung là cái đẹp và cái thiện.
2. Vai trò của các ca khúc Cách mạng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Trong nhiều phương tiện giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ hôm nay, âm nhạc truyền thống
là một phương tiện tối ưu. Cần đẩy mạnh những cơng việc hồn tồn khả thi này, điều mà
chúng ta đã nghĩ tới nhưng làm chưa mạnh.
Khái niệm âm nhạc truyền thống ở đây trước hết cần được hiểu là những tác phẩm âm
nhạc chính thống, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực cách mạng và đời sống tinh thần
phong phú cuả quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những bài ca cách
mạng của Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi ra đời trước Cách
mạng tháng Tám, những bài hát thời kháng chiến chống Pháp, rồi sau đó là xây dựng hồ
bình ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất giải phóng miền Nam, dựng xây Tổ quốc XHCN
chính là âm nhạc truyền thống. Lùi về quá khứ trước khi có Đảng ra đời, cũng có thể coi
4



kho tàng dân ca là âm nhạc truyền thống - theo tơi - vì có thể tìm thấy trong kho tàng đó
tất cả mọi khía cạnh tinh tế, phong phú, sinh động của tâm hồn người Việt Nam. Những
phẩm chất tốt đẹp nhất
Trong những phương sách giáo dục thế hệ trẻ, có lẽ khơng có gì hiệu nghiệm hơn văn
học nghệ thuật, trong đó âm nhạc là loại hình được họ rất ưa thích, nếu khơng nói là ưa
thích nhất và dễ dàng đến nhất.
Nói đến giáo dục con người tức là giáo dục nhân cách, mà nhân cách hoàn chỉnh là những
phẩm chất đẹp của tư tưởng, tình cảm cộng với khả năng cảm thụ cái đẹp. Ba khái
niệm chân, thiện, mỹ tạo nên sự hồn chỉnh đó. Con người chân và thiện sẽ có tư tưởng
đạo đức tốt. Thêm yếu tố mỹ, con người sẽ biết thưởng thức, cảm thụ cái đẹp khiến tâm
hồn phong phú, trái tim tinh tế.
Âm nhạc truyền thống- và chỉ có âm nhạc này mới có đầy đủ những yếu tố để có thể
bồi dưỡng giáo dục sự hoàn chỉnh nhân cách như vừa nói. Trước hết nhân cách lớn nhất
của mỗi con người phải là tình yêu, sự trung thành với Tổ Quốc. Sau đó mới đến tình
cảm, phẩm chất khác. Xem xét trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam thấy rõ chủ đề
Tổ Quốc luôn được biểu hiện sâu sắc, nổi rõ dưới mọi góc độ, khía cạnh, bằng mọi khai
thác, thể hiện của người sáng tác là tình yêu Tổ Quốc, niềm tự hào dân tộc, tôn vinh xứ sở
luôn là một chủ đề lớn bao trùm lên nhiều tác phẩm lớn xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Chính chủ đề này đã làm nên giá trị lớn lao của âm nhạc truyền thống. Những bài hát ra
đời ở thời kháng chiến như “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh, “Cô gái mở đường’
của Xuân Giao, “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” của Huy Thục… sở dĩ tồn tại
lâu trong trái tim nhiều thế hệ người dân Việt Nam chính vì đã khơi đúng mạch luồng tình
cảm yêu nước của mỗi người dân nô lệ đã cháy bỏng khát vọng giải phóng, dành độc lập
tự do. Bất cứ lúc nào, ở đâu, Tổ Quốc cũng phải được đặt lên trên hết. Khơng có Tổ Quốc
sẽ khơng có cuộc sống riêng của mỗi người và quyền làm người chỉ có thể được bảo tồn
khi Tổ Quốc ngun vẹn, khơng bị đe doạ vận mạng. Bởi vậy khi Tổ Quốc lâm nguy,
trước nguy cơ bị xâm lược, nhân cách đẹp nhất của mỗi con người phải là sự lo lắng biến
thành hành động thiết thực, đóng góp lớn nhất trong phạm vi có thể khả năng của mình
cho cơng cuộc bảo vệ Tổ Quốc. Hàng loạt bài hát biểu hiện lòng yêu quê hương, căm thù
giặc, quyết chiến quyết thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ chính là những

5


minh chứng rõ nhất trong việc thể hiện phẩm chất công dân của mỗi người Việt Nam.
Tuổi trẻ hôm nay cần luôn được nghe những tác phẩm âm nhạc ấy để hiểu cha ơng mình
từng sống giản dị mà cao đẹp như thế nào trong quá khứ. Cuộc sống thanh bình no đủ,
hạnh phúc dễ khiến người ta quên mọi thứ, nhất là những người bỗng nhiên được thừa
hưởng những thành quả do người khác, thế hệ khác đem lại chứ khơng phải do chính họ
làm ra. Sẽ vơ cùng nguy hiểm khi con người ta không biết cội nguồn, khơng biết mình
sinh ra từ đâu và khơn lớn nhờ ai.
Hình ảnh những con người bình thường nhưng rất đỗi cao cả, đẹp đẽ được biểu hiện
trong những bài ca về chiến đấu, lao động sản xuất , dựng xây cuộc sống mới sẽ ln có
tác dụng cảnh tỉnh những tư tưởng hạn hẹp, tầm thường của những người luôn chỉ biết
đến cá nhân mình. Những chiến sỹ lạc quan yêu đời đi chiến đấu như đi làm một việc đẹp
đẽ, ý nghĩa nhất trong Nhạc rừng của Hoàng Việt, cơ thơn nữ và chàng du kích vừa sản
xuất vừa chiến đấu để góp phần gìn giữ q hương trong Ngày mùa của Văn Cao, những
cô gái vui tươi hồn nhiên sâu nặng nghĩa tình với bộ đội ln là nguồn động viên cổ vũ
lớn cho các anh trong Quê em của Nguyễn Đức Toàn… sẽ là những bài học sâu sắc cho
tuổi trẻ ngày nay về một lối sống, một nhân cách của mỗi con người trước hiện thực đất
nước.
Lần theo lịch sử, đi suốt chiều dài cách mạng kháng chiến, xây dựng Tổ Quốc của dân
tộc, khối lượng các tác phẩm âm nhạc truyền thống cứ đồ sộ thêm. Và phẩm chất công
dân của mỗi người Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm âm nhạc không chỉ ở ý
thức chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc mà cịn ở rất nhiều khía cạnh khác: Lao động, xây dựng
cơng cuộc đổi mới, hồn thiện các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
Ngồi tình cảm đối với Tổ quốc, với ý nghĩa những cơng dân có ý thức, âm nhạc truyền
thống cịn giáo dục nhiều tình cảm tốt đẹp khác như tình mẫu tử, tình bạn, tình đồng loại
và đặc biệt là tình u lứa đơi. Điểm khác biệt chủ yếu giữa các bài hát đề cập đến thứ
tình cảm nhiệm màu này trong âm nhạc truyền thống với những bài ngoài phạm vi (thời
“Tiền chiến”, vùng Mỹ-Nguỵ kiểm soát sau này, hoặc hải ngoại) là một đằng vươn tới

những tình yêu cao thượng, trong sáng, đầy niềm tự tin, tự trọng và một đằng thì não nề ủ
dột bi quan, yếm thế hồi nghi, có khi tuyệt vọng.
Ngồi những giá trị về tư tưởng, tình cảm, âm nhạc truyền thống cịn có giá trị nghệ
6


thuật cao. Đó là liều thuốc bổ giúp tuổi trẻ có được những khả năng tiếp cận, hấp thụ
những chân giá trị đích thực, những cái đẹp cao sang mà điều này khơng thể thiếu trong
việc hồn chỉnh nhân cách như đã nói. Những làn điệu dân ca các vùng đất nước thắm
đượm hồn dân tộc được các nhạc sĩ xử lý tài tình nhào nặn khéo léo để tạo nên những tác
phẩm hiện đại nhưng lại thuần chất Việt Nam, đã tạo nên những vẻ lung linh như những
viên ngọc cho nền ca khúc cách mạng. Những giai điệu được chắt lọc khó tính, những
ngơn ngữ âm nhạc được lựa chọn cơng phu với những thủ pháp mang tính nghệ thuật cao
đã tạo nên những vẻ đẹp độc đáo cho nhiều ca khúc truyền thống. Nghe những tác phẩm
này, tuổi trẻ sẽ thêm phong phú, giàu có thêm mỹ cảm.
Trong nhiều phương tiện giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ hôm nay, âm nhạc truyền
thống là một phương tiện tối ưu. Cần đẩy mạnh những cơng việc hồn tồn khả thi mà
chúng ta đã nghĩ tới nhưng làm chưa mạnh. Trước mắt cần phổ cập hố trình độ âm nhạc
phổ thông ở các cấp học. Đưa việc giáo dục âm nhạc truyền thống vào trường phổ thông
như một bộ mơn chính thức bằng việc phổ biến, phân tích, phẩm bình những bài hát cụ
thể chứ khơng chỉ là dạy nhạc lý, ký xướng âm. Cần nắn chỉnh lại việc tuyên truyền âm
nhạc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là phát thanh truyền hình. Hạn chế
bớt âm nhạc giải trí, thay vì hãy gia tăng âm nhạc giáo dục. Những chương trình ca nhạc
vơ thưởng vơ phạt đang có khuynh hướng chen lấn những chương trình âm nhạc truyền
thống là điều cần chấm dứt. Cần gia tăng cơng việc phê bình, lý luận, hướng dẫn thị hiếu
âm nhạc cho công chúng, đặc biệt là tuổi trẻ và tất nhiên trên hết là phải tìm đủ mọi cách
để gia tăng, nối tiếp kho tàng âm nhạc truyền thống bằng những tác phẩm mới có giá trị
cao về nghệ thuật.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng.

Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo,
trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện đổi mới một
cách đồng bộ ở tất cả các khâu. Trong đó chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ
khâu then chốt này sẽ dẫn đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu như
trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây
giờ việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được
7


điều này, Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là
phương án hữu hiệu nhất. Năm 2014 là năm đầu tiên đổi mới cách ra đề, đề thi ra theo
hướng mở nhằm đánh giá năng lực thực sự của người học đã hạn chế tình trạng học sinh “
ăn theo, nói leo” ( nhại lại nguyên si lời của thầy cơ). Trong đó đề thi mơn Ngữ văn có sự
thay đổi mạnh mẽ, đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu văn bản là
điểm mới nhất của đề thi môn Ngữ văn. Để làm được phần này phải địi hỏi người học có
một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Năm 2015,
Bộ đã sát nhập hai kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học- Cao đẳng thành kì thi Quốc gia
những thay đổi nói trên tiếp tục được thực hiện. Trong thực tế năng lực đọc hiểu văn bản
của học sinh nói chung và học sinh trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng là rất hạn chế.
Đọc hiểu văn bản thực ra không quá mới với học sinh bởi lẽ SGK hiện hành đã được
thiết kế theo hướng này. Thế nhưng suốt thời gian khá dài thực hiện SGK hiện hành, cho
đến khi chuẩn bị thay đổi SGK thì Bộ mới thay đổi cách ra đề và kiểm tra đánh giá theo
hướng đánh giá năng lực thực sự của người học. Đề thi đọc hiểu văn bản bắt đầu xuất
hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT và ĐHCĐ từ năm 2014 cho nên hiện nay dạng đề này
vẫn còn tương đối mới và xa lạ với học sinh. Để làm bài tốt phần đọc hiểu văn bản trong
cấu trúc đề thi Quốc gia đòi hỏi học sinh phải có một nền tảng kiến thức cơ bản tương đối
vững vàng và có năng lực vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết những yêu
cầu của đề. Tuy nhiên đối với học sinh THPT chung và học sinh trường THPT Quảng
Xương 4 nói riêng năng lực đọc hiểu văn bản là rất hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều
trong đó là những kiến thức cơ bản mà các em tích lũy được từ tiểu học đến THCS đã bị

mai một rất nhiều. Vì vậy các em cần phải được trang bị lại một cách có hệ thống và bài
bản những kiến thức, kĩ năng phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản của học sinh.
Nguồn ngữ liệu mà lâu nay giáo viên THPT môn ngữ văn đưa vào đề văn phần đọc
hiểu cũng khá phong phú. Đó là những truyện ngắn, những bài thơ có ý nghĩa triết lý về
cuộc sống… Và trong đề tài này chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng đưa một số lời bài hát
Cách mạng được sáng tác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vào đề thi
môn văn phần đọc hiểu trong đề thi THPT . Điều này sẽ góp phần khơi dậy ở các em sự
hứng thú khi tìm hiểu đề, giúp các em đỡ nhàm chán trong các đề thi. Từ đó giáo dục các
em hướng cuộc sống đến những điều tốt đẹp.
8


2. Các đề bài cụ thể
2.1. Đề 1.
a. Đề bài : Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
“ Nếu là chim, tôi sẽ là lồi bồ câu trắng
Nếu là hoa, tơi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tơi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngồi Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tơi nở tình u ban sớm
Cùng mn trái tim ngất ngây hồ bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tơi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ”
( “Tự nguyện” - Trương Quốc Khánh)
1.Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của lời bài hát trên ?(0.5 điểm)
2. Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác

giả sử dụng trong văn bản trên ? (0.5 điểm)
3. Câu 3. Vì sao tác giả lại ước muốn được trở thành bồ câu, hoa hướng dương, vầng mây
ấm ? (1.0 điểm)
4. Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà tác giả gửi gắm qua lời bài hát ? (1.0 điểm)
b. Gợi ý trả lời :
1. Câu 1 : Phương thức biểu cảm, nghị luận.
2. Câu 2 : - Biện pháp tu từ chủ yếu : Điệp cấu trúc câu “ Nếu là” + danh từ ( chim, hoa,
mây, người)
- Tác dụng : Nhấn mạnh khát khao cháy bỏng được hóa thân, được trở thành chim, hoa,
mây….
9


3. Câu 3 : Tác giả ước muốn và “tự nguyện” được trở thành chim bồ câu vì chim bồ câu
là biểu tượng của hịa bình, n vui và hạnh phúc ; trở thành hoa hướng dương vì hoa
hướng dương hay hoa mặt trời là lồi hoa có được vẻ đẹp tỏa sáng nhờ sức hút và đóa hoa
ln hướng về ánh nắng mặt trời, là cây hoa vừa có ý nghĩa trong đời sống tâm linh, tinh
thần với ý nghĩa của niềm tin, hy vọng và sự an ủi động viên để vươn tới một tương lai tốt
đẹp, hạnh phúc trọn vẹn hơn ; trở thành làn mây ấm được thỏa sức bay khắp nơi, thỏa
khát vọng khám phá và cống hiến cho đời…
4. Câu 4.

“Nếu là chim, tôi sẽ là lồi bồ câu trắng, nếu là hoa tơi sẽ là một đóa hướng

dương....”, đó là những câu hát một thời của tuổi trẻ, với những ước mơ đẹp đẽ nhất,
thanh khiết và trong sáng nhất. Một ước mơ thật to lớn của mọi người lúc bấy giờ: mơ
ước đất nước khơng cịn chiến tranh, mơ ước ngày độc lập. Nếu là lồi chim, hay nếu là
lồi hoa thì cũng xin được làm lồi chim tượng trưng cho hịa bình, lồi hoa chỉ biết
hướng thẳng về ánh mắt trời; nếu là cụm mây thì cũng xin được làm một vầng mây ấm và,
hơn tất cả: làm người, tôi sẽ chết cho quê hương.

“Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm, từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền” - đoạn điệp
khúc cao vút và ngọt ngào nói lên sự khao khát của một đất nước bị chia cách, khao khát
một ngày cùng “anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ”.
“Tự nguyện” là một bài ca sống mãi trong lòng những người đã sống tuổi thanh xuân
trong chiến tranh. Bài hát đánh dấu một giai đoạn lịch sử, để nhớ mãi có một thời kỳ như
thế, dân tộc đã trải qua như thế , một thời không thể nào quên.
Thông điệp ý nghĩa nhất mà tác giả ca khúc “Tự nguyện” gửi gắm đến mỗi con người đó
là phải biết hóa thân, biết cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Và nó cịn là lời động viên
cho mình tiếp bước mỗi khi gặp trở ngại trên đường đời. Những lần vấp ngã, tự nhủ mình
hãy làm một vầng mây ấm hay một đóa hướng dương…Giai điệu của bài hát thôi thúc,
thúc giục mỗi chúng ta biết gượng dậy và đứng lên sau thất bại. Quan trọng hơn nữa, bài
hát nhắc mình hãy sống thẳng, khơng cúi đầu dù dưới hình thức nào...
2.2. Đề 2. Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
a. Đề bài :

“Cuộc đời vẫn đẹp sao.
Tình yêu vẫn đẹp sao.
10


Dù đạn bom man rợ thét gào.
Dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích.
Dù xa cách hai ngả đường chiến dịch.
Ta vẫn còn chung nhau một ánh trăng ngần.
Một tiếng chim ngần.
Một làn gió thổi.
Một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến.
Thấy trời xanh xao xuyến, ở trên đầu
ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau.
Ôi! Trái tim Việt Nam!

Như mặt trời trước ngực.
Giữa thế kỷ hai mươi cháy rực
sáng ngàn năm, ngàn năm”.
( “Cuộc đời vẫn đẹp sao” - Phan Huỳnh Điểu)
1. Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? (0.5 điểm)
2. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu và nêu tác dụng ý nghĩa của biện pháp tu từ
đó ? (0.5 điểm).
3. Câu 3. Lời hát “Một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến.
Thấy trời xanh xao xuyến, ở trên đầu
ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau.”, gợi trong anh (chị) phẩm chất cao
quý nào của người chiến sĩ ? (1.0 điểm)
4. Câu 4. Vì sao trong hồn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, gian khổ như vậy, người chiến
sĩ vẫn thấy “Cuộc đời vẫn đẹp sao” ? (1.0 điểm).
b. Gợi ý trả lời :
1. Câu 1 : - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên : Phương thức biểu cảm và
miểu tả.
2. Câu 2 : - Biện pháp tu từ chủ yếu :

+ Phép điệp : “vẫn đẹp sao”, “dù”
+ Nhân hóa : “đạn bom man rợ thét gào”
11


+ Hoán dụ : “trái tim Việt Nam”
- Tác dụng : + Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp của tình yêu cuộc sống, yêu đời của người
+ Tác giả cụ thể hóa sự ác liệt, man rợ của bom đạn, tội ác của
+ “Trái tim Việt Nam” chính là lý tưởng, là phẩm chất cao đẹp những con
người Việt Nam đang ngày đêm chiến đấu với kẻ thù….
3. Câu 3:


Lời hát “Một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến. Thấy trời xanh xao

xuyến, ở trên đầu. Ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau”, gợi lên trong mỗi chúng ta tình yêu
đời, yêu cuộc sống, niềm tin, sự lạc quan… trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng.
“Hầm” là biểu tượng của chiến tranh, của chết chóc nhưng ngước lên là bầu trời, là “trời
xanh” ngay ở trên đầu, rất gần. Vượt lên trên chết chóc, bom đạn những người chiến sĩ
vẫn rất lãng mạn, lạc quan “hái hoa tặng nhau”. Họ khơng sợ bom đạn, khơng sợ thương
tích, tâm hồn ln hướng về bầu trời tự do, hịa bình… Đó chính là sức mạnh phi thường
giúp các anh chiến đấu và chiến thắng.
4. Câu 4.
“Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” (Lê Mã Lương). Đó là những
ngày tháng trường chinh trong bùn và máu, cả dân tộc phải cầm súng để bảo vệ độc lập
dân tộc. Khó khăn, gian khổ, hy sinh, thiếu thốn và chết chóc…song các chiến sĩ của
chúng ta vẫn thấy “Cuộc đời vẫn đẹp sao”, vẫn lãng mạn, lạc quan và yêu cuộc sống. Họ
tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong sự hy sinh cho đất nước, cho tự do của dân tộc.
Trước mặt họ là lý tưởng sáng ngời của Đảng, là niềm tin vào chiến thắng, là khát vọng
đất nước được độc lập. Họ biết sự hy sinh và cống hiến của họ sẽ đổi lấy hạnh phúc,
niềm vui cho dân tộc. Vì vậy, dù khó khăn, gian khổ đến đâu các anh cũng sẵn sàng chịu
đựng, chấp nhận với tất cả sự tự nguyện, niềm vui…
2.3 . Đề 3. Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
a. Đề bài :
“Mưa nắng bao năm anh đi trả thù cho non nước.
Giặc về phá nát quê ta,
nhưng không hết được sen trên đồng ta...
Trên đồng ta sen vẫn nở hoa, hai mùa mưa nắng thiết tha.
Ơ... hương thơm càng lộng gió bay xa.
12


Câu hát bông sen em đây nhớ mãi.

Gần bùn mà chẳng hơi tanh anh ơi anh màu sen tình sen trong trắng
ơ ờ ơ ớ ơ ...
Dành cả cho anh, giặc muốn em tan trong địa ngục.
Yêu anh em vươn trên đọa đày.
Trong rào gai tay nắm chắc tay,
phong trào lên bao đổi thay.
Ơ! Cho ngày đồng khởi hôm nay!
Khoan hỡi hò khoan, đêm nay đồn giặc tan cùng đi với anh đạp rào
gai diệt ác.
Ai qua Tiền Giang còn ai về Hậu Giang đường ta ta đi niềm vui dâng
ngập tràn. Ơ ơ hờ ơ ớ ơ ơ...”
(“Câu hát bông sen” - Thanh Trúc)
1. Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn lời bài hát trên ? (0,5 điểm).
2. Câu 2. Ý nghĩa câu hát “Giặc về phá nát quê ta, nhưng không hết được sen trên đồng
ta” (0.5 điểm).
3. Câu 3. Lời hát “…giặc muốn em tan trong địa ngục. Yêu anh em vươn trên đọa đày”
cho thấy vẻ đẹp tâm hồn nào của người con gái ? (1,0 điểm)
4. Câu 4. Điều anh (chị) tâm đắc nhất trong lời bài hát trên là gì ? (1.0
b. Gợi ý trả lời :
1. Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên : Phương thức biểu cảm.
2. Câu 2.
Câu hát “Giặc về phá nát quê ta, nhưng không hết được sen trên đồng ta” như gieo
vào trong lòng mỗi chúng ta niềm tin vào sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam
trong bom đạn. Hoa sen, muôn đời nay là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của con người
Việt Nam thủy chung, nhân hậu…Kẻ thù có thể phá nát quê hương, nhưng khơng bao giờ
có thể hủy diệt được những bơng sen trong đầm. Những bông sen vẫn vươn lên trên bom
đạn, chiến tranh nở hương thơm ngát. Đó cũng chính là vẻ đẹp của con người Việt Nam
mà không một thế lực xâm lược nào có thể hủy diệt.
3. Câu 3:
13



Lời hát “…giặc muốn em tan trong địa ngục. Yêu anh em vươn trên đọa đày” khiến
mỗi chúng ta dấy lên niềm khâm phục sức mạnh, vẻ đẹp tâm hồn, khí phách của người
con gái. Kẻ thù đốt phá quê hương, “ muốn em tan trong địa ngục” nhưng tình yêu đối
với anh khiến em có thể có sức mạnh vượt lên tất cả. Tình yêu đối với anh giúp em có đủ
nghị lực, niềm tin và sức mạnh để “vươn trên đọa đày” . Cô gái muốn nhắn nhủ với người
yêu, với các anh đáng chiến đấu ngoài mặt trận hãy vững tay súng, nơi hậu phương em
vấn thủy chung chờ đợi, vì độc lập tự do của dân tộc, vì tình yêu, em sẽ vững vàng, nghị
lực vượt lên trên tất cả gian khổ, hy sinh ….
4. Câu 4 :
Giai điệu lời bài hát “Câu hát bông sen” mượt mà, nhẹ nhàng, sâu lắng gieo vào
lòng mỗi chúng ta những xúc cảm bâng khuâng. Cô gái trong bài hát vừa lãng mạn, vừa
mạnh mẽ. Qua lời hát, cô gái muốn gửi đến các chiến sĩ niềm tin vào tình u của cơ gái.
Dù gian khổ đến đâu người con gái vẫn vượt qua tất cả để dành cho chàng trai tấm lịng
trong trắng như hoa sen của mình. Tình yêu đối với chàng trai sẽ là sức mạnh khiến “em”
sẽ vượt lên mọi sự hủy diệt của kẻ thù. Và tình u của “em” lại cũng chính là sức mạnh
động lực, giúp “anh” chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
2.4. Đề 4.
a. Đề bài : Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
“Đi dưới trời khuуa sao đêm lấp lánh , tiếng hát ai vang vọng câу rừng.
Phải chăng em cô gái mở đường không thấу mặt người chỉ nghe tiếng hát.
Ơi những cô con gái đang ngàу đêm mở đường.
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường.
Em đi lên rừng câу xanh mở lối, em đi lên núi núi ngả cúi đầu.
Em đi bắc những nhịp cầu nối những con đường tổ quốc уêu thương
Cho xe thẳng tới chiến trường.
Ϲô gái miền quê ra đi cứu nước, mái tóc xanh xanh tuổi trăng trịn.
Ɓàn taу em phá đá mở đường gian khó phải lùi nhường em tiến bước.
Em có nghe tiếng súng nơi tiền phương giục lòng.

Miền Ɲam tha thiết gọi cả nước ta lên đường

14


Tiếng nói Bác Hồ trong tim ngời sáng, như sao mai lấp lánh rọi núi rừng.
Ѕoi cho em đắp tiếp chặng đường
Trên đất quê nhà, tổ quốc уêu thương
Ôi con đường mới anh hùng”
(“Cô gái mở đường” - Xuân Giao)
1. Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?(0,5 điểm).
2.Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ trong văn bản trên ? (0,5
điểm)
3. Câu 3. Vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh phi thường của cô gái mở đường ? (1. 0 điểm).
4. Câu 4. Hình ảnh cơ gái mở đường gợi lên trong anh (chị) suy nghĩ gì về cách sống của
thế hệ trẻ hôm nay ? (1.0 điểm).
b. Gợi ý trả lời.
1. Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên : Phương thức biểu cảm và miêu
tả.
2. Câu 2.

- Biện pháp tu từ chủ yếu : + phép điệp và so sánh
- Tác dụng : + Phép điệp “em đi” nhấn mạnh bước chân rắn chắc, quyết tâm

lên đường của “em”, những bước chân không do dự, ngập ngừng mà bước chân “một đi
không trở lại” . “Em đi lên rừng”, “em đi lên núi”… như một điệp khúc thôi thúc , vẫy
gọi các cô gái lên đường…đi mở đường.
+ Phép so sánh : “ Tiếng nói Bác Hồ trong tim ngời sáng,
như sao mai lấp lánh rọi núi rừng”. Tiếng nói của Bác Hồ được so sánh với sao mai, tác
giả ca ngợi vẻ đẹp, lý tưởng của Bác như ngọn đuốc, như tuyên ngôn về lẽ sống, chiến

đấu soi đường cho các cơ gái bước tiếp chặng đường gian nan khó nhọc của cuộc chiến
tranh.
3. Câu 3.
Lời bài hát khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh phi thường của các cô gái thanh niên
xung phong. Các cô gái là những chiến sĩ lãng mạn, lạc quan với “tiếng hát át tiếng bom”.
Họ là những cơ gái cịn ở độ tuổi thanh xuân, độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời. Song các
cơ đã vì đất nước mà đành “Chơn tuổi thanh xuân trong má lúm đồng tiền” . Điều đặc biệt
mỗi chúng ta cảm nhận được từ họ là sức mạnh phi thường. Sức mạnh của họ khiến “Em
15


đi lên rừng câу xanh mở lối, em đi lên núi núi ngả cúi đầu”. Vẻ đẹp của họ không phải là
vẻ đẹp yêu kiều mà đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, mạnh mẽ. Bàn tay của họ là bàn tay phá đá
mở đường chứ không bàn tay kiều diễm, mượt mà…Hình ảnh các cơ gái hiện lên một vẻ
đẹp lãng mạn mà mạnh mẽ, lạc quan mà khỏe khoắn…
4. Câu 4
Hình ảnh các cơ gái mở đường lạc quan, u đời, vượt lên trên sự hủy diệt của chiến
tranh bằng vẻ đẹp tâm hồn và nghị lực sức mạnh phi thường khiến mỗi chúng ta phải cúi
đầu than phục và ngưỡng mộ các chị. Và từ đó chúng ta lại buồn khi nghĩ đến một bộ
phận các bạn trẻ hiện nay sống trong thời bình, điều kiện sống và học tập rất tốt nhưng lại
buông xuôi, bất cẩn, hủy diệt tương lai của mình trong các trị chơi vơ bổ, tệ nạn xã hội…
Chúng ta cần lắng nghe lại các ca khúc của một thời oanh liệt đã qua để tâm hồn mình
hướng thiện, tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình…
2.5. Đề 5.
a. Đề 5:

Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.

“Trên đường ta đi đánh giặc dù về Nam hay ta lên Bắc
Ở đâu cũng gặp những ngọn đèn chong mắt đêm thâu

Ơi những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ tắt
Như miền Nam không bao giờ ngủ được
Như cả nước với Miền Nam đêm nào cũng thức
Soi cho ta đi đánh trận trường kỳ
Đèn ta thắp niềm vui theo dõi
Đèn ta thắp những lời kêu gọi
Đi nhanh đi nhanh chiến trường đã giục
Đầy núi đầy sông đã ta đã mọc
Trên đường ta đi đánh giặc
Dù về Nam hay ta lên Bắc
Trong gió trong mưa ngọn đèn đứng gác cho
Thắnglợi nối theo nhau đang hành quân đi lên phía trước”.
(“Ngọn đèn đứng gác” - Hoàng Hiệp)
16


1. Câu 1.

Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của lời bài hát trên ? (0,5 điểm)

2. Câu 2.

Chỉ ra và phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ trong văn bản trên ?

(0,5).
3. Câu 3. Câu hát “ cả nước với miền Nam đêm nào cũng thức” gợi trong anh (chị) suy
nghĩ gì về đất nước trong những ngày chống Mỹ ác liệt ? (1.0 điểm)
4. Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “ngọn đèn đứng gác” ?
b. Gợi ý trả lời :

1. Câu 1 :

Phương thức biểu đạt chính : phương thức biểu cảm .

2. Câu 2.

- Biện pháp tu từ chủ yếu : + Nhân hóa : ngọn đèn chong mắt, ngọn đèn

khơng nhắm mắt,
+ Phép điệp : “Đèn ta thắp”.
+ So sánh : “ngọn đèn“ như “tâm hồn’’, như
niềm Nam, như cả nước…
- Tác dụng : Nhấn mạnh, khẳng định vai trò của những ngọn đèn đứng gác.
Ngọn đèn được nhân hóa trở nên có tâm hồn, thao thức, suy nghĩ như con người. Ngọn
đèn thao thức để bảo vệ đất nước, soi sáng đường cho bộ đội hành quân. Ngày nào niềm
Nam chưa giải phóng, ngày đó ngọn đèn chưa thể ngủ, cịn thao thức năm canh. Điệp ngữ
như thơi thúc, thúc giục bước chân của các anh bộ đội hành quân chiến đấu vì niềm Nam
thân yêu
3. Câu 3 : .
Câu hát “ cả nước với miền Nam đêm nào cũng thức” cho chúng ta thấy tình cảm của
niềm Bắc đối với niềm Nam ruột thịt. Niềm Bắc đã giải phóng nhưng niềm Nam cịn ngày
đêm quằn quại dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ. Cả đất nước ngày đêm đau đáu
hướng về niềm Nam, chiến đấu vì niềm Nam thân yêu.
4. Câu 4.
Qua bài hát “Ngọn đèn đứng gác”, Hồng Hiệp đã ca ngợi hình ảnh đẹp của các chiến sĩ
đứng gác trong đêm. Ngọn đèn đã trở thành người bạn đồng hành cùng các anh bộ đội
suốt đêm canh gác cho bầu trời Tổ quốc. Hình ảnh ngọn đèn là biểu tượng đẹp đẽ nhất
trong kháng chiến, biểu tượng cho niềm tin, sức mạnh, lý tưởng…thôi thúc các chiến sĩ
lên đường….
17



2.6. Đề 6.
a. Đề bài : Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận.
Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác.
Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên người,
Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời.
Cờ sao quyết thắng lấp lánh soi sáng đường cháu đi.
Đi, ta đi giải phóng miền Nam,
Khi q hương nhà vẫn cịn bóng qn xâm lược thì ta cịn chiến đấu qt sạch nó đi.
Lời Bác thúc giục chúng ta,
Chiến đấu cho quê nhà Nam Bắc hịa lời ca.
Năm xưa Bác cùng đồn con đi chiến dịch.
Núi rừng vẫn nhớ, suối vẫn in bóng hình của Bác.
Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ.
Điện Biên năm nào vọng lời Bác giữa chiến hào.
Toàn quân hôm nay vẫn phất cao cờ đỏ Bác trao.
Đi ta đi giải phóng miền Nam,
Khi q hương nhà vẫn cịn bóng qn xâm lược thì ta cịn chiến đấu qt sạch nó đi
Lời Bác thúc giục chúng ta.
Bác kính u đang cùng chúng cháu hành quâ
(“Bác đang cùng chúng cháu hành quân”- Huy Thục)
1. Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? (0,5 điểm).
2. Câu 2 : Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ trong câu sau :
“Năm xưa Bác cùng đoàn con đi chiến dịch.
Núi rừng vẫn nhớ, suối vẫn in bóng hình của Bác. Cả đoàn quân tiến theo Người như
thác đổ” ? (0,5 điểm).
3. Câu 3. Hình ảnh đồn qn ra trận hiện lên như thế nào trong văn bản trên ? (1,0
điểm).

4. Câu 4 . Thông điệp ý nghĩa nhất mà văn bản trên gợi lên trong anh (chị) là gì ?
b. Gợi ý trả lời :
18


1. Câu 1.
- Phương thức biểu đạt : phương thức biểu cảm
2. Câu 2.
- Biện pháp tu từ chủ yếu : + Biện pháp nhân hóa : “Núi rừng vẫn nhớ”
+ Biện pháp so sánh : “Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ”
- Tác dụng : Hình ảnh Bác Hồ in đậm trong tâm trí của mỗi chúng ta, ngay cả rừng núi
cũng như có tâm hồn, linh hồn ln in hình bóng Bác trong tâm trí. Hình ảnh đoàn quân
tiến lên, đi theo tiếng gọi của Bác mạnh mẽ, quyết liệt, dũng mãnh như thác đổ. Điều đó
cho thấy ý chí, quyết tâm và sức mạnh chiến đấu của quân ta.
3. Câu 3.
Lời bài hát khắc tạc hình ảnh đồn qn ra trận với khí thế ngút trời, trùng trùng, điệp
điệp. Những bước chân lên đường rầm rập, với ý chí quyết tâm quét sạch kẻ thù xâm
lược. Khi nào đất nước cịn bóng qn thù thì ta cịn chiến đấu. Đó như một tun ngơn,
lẽ sống, lời thề của các anh “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hành trang mà các anh
đem theo trên đường hành quân là lời dạy của Bác, là lý tưởng sáng ngời của Đảng soi
sáng đường cho các anh bước tiếp.
4. Câu 4.
Giai điệu lời bài hát như một mệnh lệnh, lời hiệu triệu thúc giục mọi người lên đường
chiến đấu vì quê hương, đất nước. Làm sao chúng ta có thể ngồi yên khi nghe những lời
hát đầy hào khí như vậy. Với thế hệ trẻ trong thời bình hôm nay lời bài hát vẫn con
nguyên giá trị nhân văn cao đẹp. Hướng thế hệ trẻ ra sức cống hiến, hy sinh cho dân tộc,
sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc kêu gọi “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”.
2.7. Đề 7.
a. Đề bài : : Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
“Ngày mùa vui thôn trang,

lúa reo như hát mừng.
Lúa không lo giặc về
khi mùa vàng thôn quê.
Ngày mùa vui thơn xóm,
đầy đồng giáo với gươm,
19


súng tì tay anh đứng,
em ngừng liềm trơng sang.
Lúa lúa vàng, đồng lúa bát ngát trời.
Bao tay liềm từng nhánh lúa thơm rơi.
Ngày vui qn du kích đứng im trơng lúa dập dờn.
Người người qua gánh lúa,
nón nghiêng nghiêng cười ai” .
(“Ngày mùa” – Văn Cao).
1. Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên ? (0,5 điểm).
2. Câu 2 : Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ chủ yếu trong văn bản
trên (0,5 điểm).
3. Câu 3 : Hình ảnh “súng tì tay anh đứng, em ngừng liềm trơng sang” gợi lên trong anh
(chị ) điều gì ? (1.0 điểm)
4. Câu 4 : Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong lao động được gợi lên từ văn
bản trên ? (1.0 điểm).
b. Gợi ý trả lời
1. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính : phương thức miêu tả và biểu cảm.
2. Câu 2.

- Biện pháp tu từ chủ yếu : + Biện pháp nhân hóa “ngày mùa vui”, “lúa

reo”, “lúa không lo”

+ Biện pháp điệp : ngày mùa vui
- Tác dụng : Biện pháp nhân hóa cho chúng ta cảm nhận ngày mùa và lúa như
mang tâm trạng của người nông dân. Ngày mùa vui hay những người nông dân vui vẻ
hăng say lao động quên cả lo âu, không sợ giặc về… Những bông lúa nặng trĩu như reo
vui phấn khởi trong những ngày mùa vàng như tâm trạng của người lao động
3.Câu 3. Hình ảnh “Súng tì tay anh đứng, em ngừng liềm trơng sang” gợi vẻ đẹp khỏe
khoắn và lãng mạn của người lao động và người chiến sĩ. Giữa khung cảnh lao động trong
ngày mùa vui vẻ đẹp của cô gái thôn quê trên cánh đồng và người chiến sĩ hòa vào nhau.
Cơ gái nhìn anh bộ đội bằng cái nhìn tình tứ, duyên dáng. Dáng đứng của anh khi tỳ tay
lên sung khiến cơ gái say sưa phải ngừng liềm nhìn sang…Họ hiện lên thật đẹp, giản dị

20


mà vơ cùng tình tứ…Hình ảnh gợi sự lãng mạn – yếu tố rất cần thiết trong những ngày
đất nước gian nan.
4.Câu 4. Khơng khí ngày mùa trong lời bài hát của Văn Cao rộn rang, vui tươi gợi vẻ
đẹp lãng mạn, lạc quan, yêu đời của người lao động. Từng bơng lúa chín vàng như được
tác giả thổi hồn vào mang vẻ đẹp tâm hồn khỏe khoắn mà lãng mạn của người nông dân.
Niềm vui được mùa và tinh thần yêu lao động đã chiến thắng cả nỗi lo sợ bom đạn của kẻ
thù. Rộn trên cánh đồng lúa là tiếng hát, câu cười, là khơng khí lao động tích cực hăng
say. Người nơng dân tay liềm, người lính ngừng tay sung cùng vui lao động. Hình ảnh và
vẻ đẹp của họ gợi lên trong chúng ta niềm tin yêu cuộc sống, hy vọng vào ngày mai…
III.

KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM.

Với những đề đọc hiểu thông thường, ngữ liệu là lời bài thơ, câu chuyện ngắn từ quà
tặng cuộc sống, hay một đoạn văn chính luận… học sinh đã rất quen thuộc. Từ khi đưa lời
các bài hát cách mạng vào đề đọc hiểu bản thân nhận được phản hồi rất tích cực từ phía

học sinh. 92% học sinh rất hứng thú khám phá , thậm chí một số học sinh rất xúc động đi
tìm trọn vẹn bài hát để hát theo và có thay đổi tích cực trong cách sống, lối sống. Các em
đã thực sự tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và trân trọng những những tháng ngày được
sống trong hịa bình. Một số học sinh tâm sự thật lòng : lâu nay các em cứ chạy theo các
bản híp, các bài hát nhạc trẻ nhảm nhí mà quên mất các bài hát Cách mạng hào hùng của
dân tộc. Thông qua các đề thi này các em đã thực sự hiểu về quá khứ của cha anh và sẽ
sống tốt hơn, hướng cuộc sống đến Chân- Thiện – Mỹ.

21


C. PHẦN KẾT LUẬN.
Thiên chức cao cả của một người giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn văn học không
chỉ dạy các em tri thức mà cao cả và thiêng liêng hơn là dạy các em làm người. Ý thức
được điều này, trong mỗi tiết dạy văn bản thân luôn cố gắng lồng ghép vào bài dạy những
điều tốt đẹp của cuộc sống, những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần hướng đến. Và
một chút ý tưởng nhỏ nhoi “Đưa các ca khúc cách mạng vào đề đọc hiểu mơn văn” này
chắc chắn sẽ góp phần có ích trong việc bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn các em.
Có ngàn lẻ một con đường để giáo dục nhân cách, hướng thiện cho con người. Một
trong những con đường đó là học mơn văn. M. Gooc-ki chẳng đã từng nói “Văn học là
nhân học đó sao”?. Và âm nhạc cũng là một con đường rất ngắn đưa con người đến với
những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa âm nhạc và văn học thật
tuyệt vời để giáo dục học sinh. Không chỉ đưa âm nhạc vào đề thi, bản thân còn khao khát
đưa các lời bài hát Cách mạng vào Tiếng Việt làm các ví dụ để bớt phần “khơ khan” cho
phân mơn được coi là rất khó này. Mai này, khi có điều kiện, chúng tôi sẽ quay lại với đề
tài này.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Quảng Xương, tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Người thực hiện

Nguyền Thị Hè

22


Tài liệu tham khảo
1. Phương Lựu (Chủ biên)(2002), Lí luận văn học, NXBGD.
2. Tú Ngọc (2000), Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu, NXB Viện âm nhạc.
3. Nhiều tác giả (2002), Tuyển tập các ca khúc Cách mạng hào hùng bảo vệ Tổ quốc –
Màu Hoa Đỏ, NXB Âm nhạc.
4. Nhiều tác giả (2003), Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu – lí luận – phê bình âm nhạc
Việt Nam thế kỉ XX, NXB Viện âm nhạc.

23


Danh mục
Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp phòng
GD & ĐT, cấp sở GD & ĐT và các cấp cao hơn từ loại C trở lên
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Hè
Chức vụ và đơn vị công tác : Tổ Ngữ Văn - GDCD, Trường THPT Quảng Xương 4.

TT


Cấp
đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh
giá xếp
loại(A,
(Phòng,
B, C)
sở, Tỉnh)

Tên đề tài SKKN

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

1 . Hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ Hai-kư của Cấp Sở
Baso trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn
10 nâng cao theo đặc trưng thể loại.

C

2011-2012

2


2. Gợi hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn Cấp Sở
qua việc tìm hiểu phần tác giả ở một số tác
phẩm văn học trong chương trinhg Ngữ văn 12.

C

2013-2014

3

3. Tích hợp giáo dục học sinh biết đấu tranh với Cấp Sở
những biểu hiện sai trái trong cuộc sống qua
một số bài học văn ở trường THPT Quảng
Xương 4

C

2014
2015

24

-


Mục lục
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài


1

2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận

3

1. Vai trị của âm nhạc nói chung

3

2. Vai trò của các ca khúc Cách mạng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.

4

II. Thực trạng vấn đề

7

1.Thực trạng.


7

2. Các đề bài cụ thể

8

2.1. Đề 1.

8

2.2. Đề 2

10

2.3. Đề 3

12

2.4. Đề 4

14

2.5. Đề 5

15

2.6. Đề 6

17


2.7. Đề 7

19

3. Kết quả thể nghiệm

21

C. Phần kết luận

22

25


×