Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan
1 Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo
dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn
bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường
học, được mọi giới quan tâm.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì
chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp
nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh
phát triển toàn diện.
Bản thân là một giáo viên có thâm niên trong ngành hơn 20 năm, với nhiều bức
xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực
của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường
hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những
người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở
về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể
vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân
thiện, phát triển toàn diện.
1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng học sinh chưa ngoan có thể có ở bất kỳ cấp học nào, loại hình
trường học nào và ở mỗi lứa tuổi, mỗi loại hình trường học thì các em có sứ khác
nhau về yếu tố tâm, sinh lý, khác nhau về yếu tố môi trường giáo dục, do thời gian
ngắn hạn nên đề tài này chỉ giới hạn đối tượng là học sinh chưa ngoan ở cấp học
THPT.
2 Khái niệm học sinh chưa ngoan
Thế nào là học sinh chưa ngoan? Học sinh chưa ngoan có thể là:
•
•
Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên.
Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực.
Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng
thái bất ổn.
•
•
Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, Thầy Cô...
•
Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục...
•
Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp.
Để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách
đúng đắn, Thầy Cô cần phải thực hiện các bước tìm hiểu:
3 Tìm hiểu hoàn cảnh
Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những
hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp
học.
Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, vấn đề tiền bạc không phải là
quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính
là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia
đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình...
vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có
thể trở thành "tự kỷ"...
Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng
con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ
đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm
sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này
thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các
em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha...
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất
cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành
động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và
trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi!
Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra
trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè...
có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các
bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh cá
biệt.
Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất
lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ
lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học.
Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ
giúp gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế,
khiến sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh cá biệt...
Nếu như GVCN nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn
sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục
phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình
4 Tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh
Học sinh cấp 3, lứa tuổi 15-16 này có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Các em
không còn là trẻ con để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng chưa là người lớn
để tự mình giải quyết mọi tình huống.
Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính
các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy, một sự định
hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này, là điều hết
sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt
kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân, về
những gì chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.
Các em thường có những hành vi bắt chước một cách thụ động với mọi người
gần gũi với mình.
Trong một ngày thì các em chỉ ở trường học tối đa là 8 giờ, còn lại, các em
sống trong môi trường gia đình, xã hội xung quanh... Có những em tập tành hút
thuốc do thấy người lớn hút thuốc với hình ảnh quá ư là điệu nghệ... có những em
chửi thề, nói tục một cách vô thức, do đã quen nghe và cảm thấy như vậy là hay, là
sành điệu... có những em quen kiểu cách ăn mặc, trang điểm cho giống với một
người lớn nào đấy, giống với diễn viên nào đấy và xem đây là hợp thời, đúng
điệu...
Do ảnh hưởng của truyền hình, phim ảnh,... các em có thể chọn cho mình một
thần tượng và sống theo thần tượng ấy một cách hăm hở, vô thức... lấy lối sống,
sinh hoạt, trang điểm của thần tượng ấy là điều mà mình phải làm theo...
Nếu như GVCN cập nhật kịp thời những thông tin này của xã hội thì học sinh
sẽ cảm nhận Thầy Cô của mình không lạc hậu và như vậy tiếng nói của Thầy Cô sẽ
có ảnh hưởng hơn đối với các em. Các em sẽ lắng nghe những phân tính của Thầy
Cô, Thầy Cô sẽ có nhiều cơ hội giáo dục hướng cho em phát triển tâm sinh lý phù
hợp lứa tuổi.
5 Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè
Bạn bè, những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là điều mà Thầy Cô
chúng ta cần quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ
hé nửa lời với Thầy Cô về một vấn đề nào đấy, một số lớn các em học sinh xem
bạn bè mình là chuyên gia tư vấn
Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em, người xưa nói
"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai... vấn đề là ai
sẽ đen, ai sẽ sáng thì Thầy Cô phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc, kịp thời...
Và nếu như Thầy Cô trở thành người bạn của các em thì quả là không gì tốt
hơn, điều này rất khó!
Thầy Cô có thể tạo môi trường cho các em sinh hoạt chung và từ đó nảy sinh
tình bạn tốt, hãy để cho các em phát triển tình bạn một cách tự do trong tầm kiểm
soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này cần có sự phối hợp của gia đình và
nhà trường một cách chủ động.
6 Tìm hiểu năng lực học tập
Có những học sinh học giỏi toán, lý, hóa nhưng lại kém văn, sử ...
Có những học sinh rất giỏi ngoại ngữ và các môn xã hội nhưng lại sợ toán, lý...
Hãy khơi dậy sự tự hào của các em với nhưng sở trường và khuyến khích các
em cố gắng đạt được những tiến bộ so với chính mình ở ngày hôm qua... "hãy
đừng phạm sai lầm ngày hôm qua mình đã gặp" chính là chủ trương mà tất cả học
sinh đều phải thấm nhuần.
Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô chủ nhiệm cần phải nắm được học sinh của mình
yếu môn nào, khi nào thì bắt đầu sa sút, để từ đó có biện phái thúc đẩy, phụ đạo
kịp thời, không để học sinh có cảm giác bị bỏ rơi, không để cho học sinh vì yếu
một môn mà nản lòng rồi kéo theo bỏ học, trở thành cá biệt.
7 Tìm hiểu sở thích, năng khiếu
Hầu như bất kỳ một học sinh nào đều có một năng khiếu nhất định, năng khiếu
này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, vấn đề của người Thầy là thấy được năng
khiếu ấy và phát huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm động lực kéo theo
cho học sinh cố gắng hơn ở những mặt còn kém.
Có những học sinh thích lao động chân tay, khéo tay trong những hoạt động
đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng lại học kém các môn cần sự tư duy. Có những học sinh
thích văn nghệ, ca múa hát... có những học sinh thích thể thao, võ nghệ...
Hãy để cho các em có cơ hội thể hiện mình với các bạn và như vậy các em sẽ
trở nên nổi tiếng với các bạn, đấy chính là động cơ thúc đẩy các em học tập tốt
hơn nhằm không làm xấu đi hình ảnh của mình với các bạn.
Như vậy, tạo ra những hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp cũng chính là tạo ra những cơ hội cho các em có thể thể hiện tài năng của
minh, lấy lại sự tự tin với các bạn, khẳng định thế mạnh của minh để từ đó các em
được nhận sự khuyến khích của mọi người xung quanh, các em sẽ cố gắng nhiều
hơn ở các mặt còn yếu kém.
8 Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan
Sau khi đã thực hiện các bước tìm hiểu như trên, Giáo viên sẽ phân tích và xác
định nguyên nhân làm cho học sinh trở thành chưa ngoan. Nguyên nhân đó có thể
là từ:
•
Gia đình có mâu thuẫn, đổ vỡ, xung đột...hoặc gia đình đang gặp khó khăn.
Bản thân học kém một vài môn học nào đó, do mất căn bản...
•
Sự lôi kéo của bạn bè vào những hoạt động không thiết thực...
•
Một vài Thầy Cô nào đó có những hành động khiến cho các em mất lòng
•
tin...
Thông thường các nguyên nhân này đi chung với nhau, chứ không đơn thuần
riêng lẻ từng nguyên nhân.
Thầy Cô phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu:
có thể chỉ là một phút ham chơi trò chơi điện tử, học sinh ấy đã lỡ xài hết
tiền học phí, rồi dẫn đến lo sợ, bỏ học...
•
có thể do hoàn cảnh khó khăn, các em phải đi làm thêm ban đêm, buổi sáng
mệt mỏi, buồn ngủ, không đủ sức theo học trong lớp.
•
có thể do buồn chuyện gia đình, cảm giác tự ti xuất hiện, các em cảm thấy
chán nản, mất phương hướng, tuyệt vọng, ...
•
Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, tôi tin rằng phần việc còn lại hoàn
toàn không khó khăn với một Thầy Cô tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu
thương các em... nhằm giúp các em có thể khắc phục những khó khăn, thay đổi
được những suy nghĩ chưa đúng, để có thể trở thành những học sinh bình thường
như bao bạn khác.
Thầy Cô hãy thông báo kịp thời cho Ban giám hiệu nhà trường tất cả các trường
hợp mà Thầy Cô cho rằng đấy là những học sinh chưa ngoan, để cùng nhau có biện
pháp phối hợp giữa các bộ phận, bộ môn.
Thầy Cô không nên tự tin cho rằng chỉ một mình thôi có đủ bản lĩnh cảm hóa,
giáo dục các em chưa ngoan, hậu quả sẽ khôn lường nếu như Thầy Cô rơi vào
trạng thái bất lực, khi đó sẽ là quá muộn để có thể sự phối hợp giáo dục các em này
và lúc này, chính Thầy Cô sẽ là người đẩy các em ra xa hơn môi trường giáo dục
phổ thông.
9 Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm
Yêu cầu về phẩm chất
GVCN cần có một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, yêu cầu đối với
chính bản thân mình và công việc. Không chỉ trang bị cho mình những kiến thức
cần thiết cho việc giảng dạy, những vốn sống sâu sắc về con người, cuộc đời…
người GVCN còn cần phải rèn luyện cho chính mình đạt những phẩm chất đạo
đức có tính chuẩn mực để trên cơ sở đó, mới có thể nhắc nhở, uốn nắn học sinh.
Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giá những sự việc trong
cuộc sống, những thói quen trong sinh hoạt… tất cả luôn cần được người GVCN
tự xem xét, điều chỉnh để có thể không ngừng hoàn thiện mình trong mắt học trò.
Đơn giản một sự việc là, khó có thể yêu cầu các em gọn gàng, ngăn nắp, sống đẹp
nếu bản thân người GVCN chưa là một “hình mẫu” đối với các em.
Cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không có điểm cuối
cùng. Đó là công việc kéo dài cả một đời người chứ không phải là chuyện của
ngày một, ngày hai. Vì thế, người GVCN không bao giờ được chủ quan, nóng vội.
Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xử thiếu cân nhắc đôi khi
gây tổn thương và - biết đâu đó - các em sẽ mang theo vết thương kia thành một
ám ảnh khôn nguôi!... Trước mọi sai lầm, vi phạm của học sinh, GVCN cần hết
sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, giải quyết, xử lý vấn đề.
Với một học sinh lười, một học sinh chưa ngoan… chúng ta không nên ảo
tưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt của GVCN. Có
khi, các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tục hơn,
nghiêm trọng hơn - như một cách thách thức, một cách khẳng định mình với bạn
bè, với thầy cô, với mọi người. Chính ở những khoảnh khắc này, người GVCN
cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư phạm - trong đó - có cả năng lực "chịu
đựng" của mình. Chịu đựng những vi phạm cố tình, những thách thức nông nổi
và chịu đựng cả những nỗi bực bội, tức giận đang phải dồn nén trong người. Cần
tạo được ở các em, trước hết là sự tôn trọng và sau đó là một sự gần gũi, cảm
thông.
Yêu cầu về kỹ năng
Một trong những kỹ năng quan trọng của người GVCN là nắm vững tâm lý
học sinh. Ở hầu hết các lớp học đều có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Các em học
sinh cấp 3 đang ở lứa tuổi còn nhiều biến đổi tâm sinh lý. Không còn là trẻ con
để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng chưa là người lớn để tự mình giải quyết
mọi tình huống.
Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính
các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy, một sự định
hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này, là điều
hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt
kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân, về
những gì chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.
Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kỹ năng… cần trang bị và rèn luyện, còn lại là
một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả,
đó chính là cái “tâm” của người giáo viên. Không có một tấm lòng, mọi công việc
sẽ chỉ là hình thức. Và như vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh
lệnh mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của trái tim người thầy cô giáo, đặc
biệt là người giáo viên chủ nhiệm.
Nếu giáo viên (GV) bộ môn chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần
thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người gắn kết mối quan hệ giữa thầy và
trò.
Một GVCN đã tâm sự: “Được chủ nhiệm một lớp là dịp để GV hiểu và gần gũi
với học sinh (HS) hơn”. Mặc dù khi nhận trách nhiệm các GV đều nhìn thấy khó
khăn phía trước như những điểm yếu của tập thể, có HS cá biệt… nhưng với bản
lĩnh nghề nghiệp, họ coi đó chỉ là những khó khăn tạm thời.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GVCN kêu than bây giờ làm công tác chủ nhiệm lớp
không dễ chút nào, điều đó là có căn cứ. Nếu trước đây HS rất thuần, chăm ngoan,
luôn nghe lời thầy cô thì bây giờ có nhiều em ngỗ ngược, luôn muốn tự khẳng
định mình. Tuy nhiên, theo một Hiệu trưởng Trường THPT tư thục , một GVCN
muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước hết phải thực sự thương yêu HS,
coi các em như người thân của mình. Khi đã có tình yêu thương thì người thầy sẽ
hiểu và biết cách dạy HS, ngược lại các em quý mến GV của mình hơn. Chỉ khi
tình yêu thương đặt đúng chỗ, HS mới cảm nhận được tình cảm từ trái tim thầy cô.
Nói cách khác, giữa thầy và trò luôn có sự đồng điệu về tâm hồn. Tại sao cùng
một HS cá biệt nhưng đối với thầy cô này thì em chống đối còn với thầy cô khác
lại phục tùng và nghe lời? Rõ ràng, điều quan trọng không phải là HS đã phạm lỗi
ra sao mà nằm ở chỗ các em đã nhìn thấy lỗi của mình như thế nào? Làm được
điều này chính là nhờ sự thu phục nhân tâm của GVCN. Ngoài cá tính của từng
em, phải nói thật rằng có nhiều HS nổi loạn là do… thầy. Thầy làm sai, phân biệt
đối xử với trò thì lời nói trước lớp khó có trọng lượng. Một số GVCN giỏi đã đưa
ra kinh nghiệm, HS bây giờ thích khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là trách phạt.
GVCN có “quyền lực” trong tay nhưng không phải vì thế mà lúc nào cũng lạm
dụng nó, phải biết khi nào cứng rắn và khi nào mềm dẻo để xử lý các tình huống.
Vì thế, ngoài năng lực chuyên môn GVCN còn là một nhà tâm lý giỏi, hiểu thấu
đáo những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Nhiều lúc, GVCN phải tự đặt mình vào vị
thế của HS để hiểu được hành vi và thái độ của các em với cương vị là người
trong cuộc.
Một GVCN khác đã tâm sự, làm công tác chủ nhiệm cũng phải có “duyên”.
Theo cô, cái “duyên” của GVCN là biết hòa đồng, thân thiện với HS và điều quan
trọng nhất là phải luôn được các em yêu quý, trân trọng. Không chỉ có tình yêu
thương, GVCN cần xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trên lớp. Cách xử lý
thuyết phục được các em là phải đạt tình và thấu lý với những giải pháp tối ưu
nhất được cả tập thể tán thành và ủng hộ. Như vậy, lúc này GVCN đóng vai trò
như một quan tòa có lập luận sắc bén, biết cầm cân nảy mực và đặc biệt là phải
quang minh chính đại, không thiên vị một ai.
Trên thực tế, nhiều GV ngán ngại làm chủ nhiệm vì trước hết công tác này
chiếm quá nhiều thời gian. Ngoài tiết sinh hoạt hàng tuần trên lớp, các thầy cô
phải bỏ thời gian để tiếp xúc với HS, trao đổi với phụ huynh, làm việc với ban
giám hiệu…
Ngoài ra, các thầy cô còn ngại tiếp xúc với học trò. Nếu thầy cô là những người
lớn tuổi đạo mạo, nghiêm túc thì các em lại quá hồn nhiên, vô tư, thiếu chín chắn.
Đó chính là bức tường ngăn cách vô hình mà nhiều GVCN không thể nào phá vỡ
được. Vì thế, khi đánh giá HS họ cho rằng các em là đối tượng nghịch phá, khó
giáo dục và khó chấp nhận. Những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
công việc sau này của cả thầy và trò. (Trích báo Giáo Dục)
10 Kết luận
Trên đây là một vài điều phân tích về một số kinh nghiệm giáo dục học sinh
chưa ngoan trong nhà trường phổ thông, mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn giảng
dạy.
Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng
hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Để có thể giáo dục tốt các em học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả
gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí
quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có
thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích
cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các
em học sinh khác mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các
học sinh khác.
Về phía nhà trường, để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, cần phải
có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các Thầy Cô. Vai trò của Thầy Cô
chủ nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, Thầy Cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các
em, có tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm
gương cho các em noi theo.
Thầy Cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ,
thái độ, tác phong hàng ngày... Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng
của người Thầy, người cha, người chị, người mẹ... Hãy nhìn các em với ánh mắt
nhìn về tương lai, không nên dựa vào các hành vi nhất thời của các em mà đánh giá
cả bản chất con người các em.
Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở thành
cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình, vươn lên nơi có
ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện và tích cực.
Cám ơn Thầy Cô đã bỏ thời gian để đọc qua đề tài này, mong rằng Thầy Cô sẽ
có nhiều ý kiến đóng góp cho đề tài này để chúng ta cùng nhau hoàn thiện một
cách cụ thể các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan nhằm xây dựng nhà
trường thành môi trường giáo dục thân thiện tích cực, gíup các em phát triển toàn
diện và bền vững.