Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Lồng ghép trò chơi trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn ngữ văn (lớp 10 chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.58 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI
TRONG DẠY DẠNG BÀI KHÁI QUÁT, BÀI ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN (LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)

Người thực hiện: Dương Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
II. NỘI DUNG............................................................................................... ...3
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề................................................................................3
2.3. Nội dung giải pháp.....................................................................................4
2.3.1. Khảo lược về các bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn
(Lớp 10 - Chương trình cơ bản)........ ......................................................4
2.3.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng trò chơi..............................5


2.3.3. Một số hình thức trị chơi................................................................. ...5
2.3.4. Quy trình thực hiện..............................................................................7
2.3.5. Vận dụng minh họa..................................................................................7
2.4. Hiệu quả................................................................................................ .....19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................20
3.1. Kết luận.................................................................................................. ....20
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................20



I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là mơn học đặc thù, vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ
thuật. Tính nghệ thuật của mơn học thường dễ tạo cho các em say mê và hứng
thú (tập trung nhiều ở các tác phẩm văn chương) còn đối với các bài khái quát,
bài ôn tập lại vốn là những đối tượng bài học ít tạo được sự hứng thú, khó kích
thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học bởi nó vốn được xem là
những kiến thức khó, khơ khan (các bài khái qt) hoặc bị xem nhẹ vì cho rằng
đó là kiến thức kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” (các bài ơn tập). Bàn về
phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông, giáo sư Phan Trọng Luận
cho rằng: “Dạy văn là một lĩnh vực hoạt động địi hỏi nhiều tìm tịi sáng tạo của
cá nhân người lên lớp” [4]. Vậy nên, với người giáo viên, việc tìm ra các
phương pháp dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động của bài
học là điều tối quan trọng nhằm phát triển các năng lực cần thiết, giúp các em
nhận thấy quá trình học cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của
bản thân.
Là một giáo viên dạy mơn Ngữ văn, trong q trình giảng dạy, tơi nhận
thấy việc tổ chức trị chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, khơng đơn thuần là
phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến
thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm

việc nhóm, kĩ năng ra quyết định,... Điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi,
giáo viên sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh, giúp các em tích cực
và chủ động trong lĩnh hội và củng cố tri thức (kể cả học sinh yếu, kém). Với ý
nghĩa đó, tơi đã chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Lồng ghép trò chơi
trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn (Lớp 10 - Chương
trình cơ bản)” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, tơi mong muốn đóng góp kinh nghiệm cá
nhân về cách áp dụng một phương pháp dạy học hiệu quả là lồng ghép trò chơi
1


nhằm thay đổi khơng khí học tập, tạo hứng thú, khai thác tính chủ động, tích cực
của học sinh đối với dạng bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện lồng ghép trị chơi trong dạy
dạng bài khái qt, bài ơn tập mơn Ngữ văn (Lớp 10 - Chương trình cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: vận dụng tìm hiểu tác dụng của phương
pháp lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối
với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm
- Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp kết quả thực nghiệm

2


II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn, việc phủ nhận những phương pháp dạy

học truyền thống là điều thiếu thỏa đáng nhưng điều đó cũng khơng có nghĩa là
chúng ta có quyền giữ “khư khư” với những gì đã có. Một khi học sinh đã quá
nhàm chán với kiểu học văn thầy cô giảng, trò lắng nghe, ghi chép thụ động,
thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy cơ... thì các em sẽ
nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ mơn.
Áp dụng trò chơi trong học tập vừa là một hoạt động giải trí vừa là một
phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trị chơi học tập trong
dạy học mơn Ngữ văn kết hợp với các phương pháp khác sẽ có ý nghĩa tích cực
với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi khơng khí căng
thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý
hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình,
phát huy tư duy sáng tạo,... Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu
tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở
người học [3].
Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học
không chỉ làm cho giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội,
củng cố kiến thức bằng con đường ngắn nhất và tự tin nhất.
Lồng ghép trị chơi học tập trong dạy và học mơn Ngữ văn còn giúp giáo
viên vừa tận dụng được vốn kiến thức sẵn có của mình vừa địi hỏi người thầy
phải khơng ngừng sáng tạo (để những trị chơi ln mới và có ý nghĩa giáo dục)
[3].
Tuy vậy, khi tiến hành lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học, giáo
viên phải suy nghĩ sâu sắc cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, nội dung và cách thức
tổ chức tiến hành.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Đối với giáo viên, sử dụng phương pháp lồng ghép trị chơi trong dạy học
khơng phải là phương pháp mới. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp này một
cách khoa học, hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản. Với thực tế dạy học
môn Ngữ văn, bên cạnh một số giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng

cùng kĩ năng sư phạm khéo léo đã thực hiện tốt phương pháp này trong các giờ
học, lôi cuốn được học sinh khiến cho học sinh hứng thú và tích cực học tập thì
vẫn cịn khơng ít giáo viên mắc phải một số sai lầm khi vận dụng phương pháp
làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của bài học đó là:
- Nội dung trị chơi khơng phù hợp với nội dung bài học, đơn vị kiến thức cần
đạt hay cần củng cố.
- Trị chơi khơng phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của học sinh.
- Giáo viên còn lúng túng, lồng ghép các trò chơi trong dạy học một cách ngẫu
hứng, tâm lí nóng vội, cầu toàn, muốn mọi việc diễn ra trơn tru ngay, thiếu tin
tưởng vào học sinh1.
3


- Đánh giá việc thực hiện trò chơi của các em thiếu khách quan, công bằng [1].
Đối với học sinh, với tình hình ngại học các mơn khoa học xã hội như
hiện nay thì việc học tập mơn Ngữ văn cũng là một vấn đề đáng lo ngại, nhất là
đối với những đơn vị bài học như bài khái quát, bài ôn tập là những bài mà kiến
thức được xem là khó, khơ khan, kiến thức kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như
đã nói ở trên. Tuy vậy, khi giáo viên tiến hành lồng ghép trò chơi trong hoạt
động dạy học, không phải em nào cũng biết cách liên kết thơng tin trong trị chơi
với chủ đích kiến thức bài học. Như vậy có nghĩa là các em chỉ xem đó là những
trị chơi đơn thuần, chỉ có tác dụng giải trí, xua tan khơng khí nhàm chán, nặng
nề của giờ học.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
nhằm tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng
lồng ghép trò chơi trong dạy bài khái qt, ơn tập mơn Ngữ văn (chương trình
cơ bản) với đối tượng học sinh lớp 10 và hiệu quả bước đầu rất đáng mừng.
2.3. Nội dung giải pháp

2.3.1. Khảo lược về các bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn (Lớp 10 Chương trình cơ bản)
* Cấu trúc và thời lượng
Dạng
Tên bài
Số tiết
bài
1. Tổng quan văn học Việt Nam
2
Bài
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
1
khái
3. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
2
quát
XIX
1. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
2
2
Bài ơn 2. Tổng kết phần văn học
tập
3. Ơn tập phần tiếng Việt
1
4. Ơn tập phần Làm văn
1
* Vai trị
- Dạng bài khái quát: Những kiến thức của dạng bài này nhằm giúp học sinh:
+ Có cái nhìn tồn diện, hệ thống, sâu sắc, đầy đủ về lịch sử phát triển của văn
học, các đặc trưng tiểu biểu, giá trị văn học, thành tựu văn học qua từng thời kì,
giai đoạn,...

+ Những kiến thức của dạng bài này là “công cụ”, “chìa khóa” giúp học sinh
giải mã giá trị của những tác phẩm được học, phân tích nguyên nhân, lí giải hiện
tượng văn học có liên quan,...
- Dạng bài ơn tập: Nội dung của những bài này nhằm giúp học sinh:
+ Củng cố, khắc sâu và sắp xếp một cách hệ thống toàn bộ kiến thức đã được
học trong suốt một học kì hoặc cả năm học.
+ Giúp học sinh giải quyết các vấn đề mang tính xâu chuỗi, mở rộng và nâng
cao.
4


2.3.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng trò chơi
- Trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt của bài học.
- Không vận dụng lồng ghép trò chơi trong tất cả các tiết học bởi nếu lạm dụng
đôi khi sẽ gây phản cảm, phản tác dụng, mất đi đặc thù bộ môn.
- Lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi và đối tượng người học.
- Vận dụng phương pháp cần linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không
xáo trộn nhiều về không gian lớp học và nhanh chóng ổn định lớp học khi trị
chơi kết thúc.
- Kết thúc trò chơi phải thưởng phạt phân minh (hình thức mang tính chất động
viên khuyến khích, nhẹ nhàng, dí dỏm)
- Giáo viên trực tiếp thẩm định, bình giá hoặc yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa,
vai trò của đơn vị kiến thức được nhắc đến qua trò chơi.
2.3.3. Một số hình thức trị chơi
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin nêu ra ở đây một
số trò chơi áp dụng khi dạy các bài khái qt và bài ơn tập như sau:
* Trị chơi “Điền vào sơ đồ trống” (hay “Cho tôi biết thêm”)
- GV: Chuẩn bị một sơ đồ trống (hoặc bảng, biểu) với các nội dung kiến thức
cần hoàn thiện
- HS: Huy động kiến thức điền vào những phần bỏ trống của sơ đồ (hoặc bảng,

biểu)
VD: Điền vào sơ đồ trống những thơng tin cịn thiếu về hệ thống các thể loại của
Văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 Tiết 4: Khái quát văn học dân gian
Việt Nam)
Các thể loại văn học dân gian

Truyện dân
gian
.....................
Truyện DG
.....................
.....................
.....................
......

Sân khấu
Thơ ca dân
Câu nói dân
dân gian
gian
gian
.....................
...................
......................
.....................
...................
......................
.....................
...................
......................

.....................
...................
......................
.....................
...................
......................
* Trị chơi “Ơ chữ bí mật”
- GV: Chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề (tác giả, tác phẩm, nhân vật,
thuật ngữ, khái niệm, cụm từ tiêu biểu,...)
- HS: Tìm các chữ cái thích hợp để hồn thiện ơ chữ theo u cầu
Ở trị chơi này có 2 dạng chủ yếu
+ Dạng thứ nhất: Ơ chữ có một hàng ngang (Điều kiện áp dụng rất linh hoạt:
kiểm tra bài cũ, triển khai bài mới, củng cố, ôn tập,...)
VD: Khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX ,
kiến thức về thể loại, mục IV.3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước
5


ngồi, GV hỏi HS: Ơ chữ gồm có 6 chữ cái: Đây là một thể thơ độc đáo thể hiện
sự sáng tạo của Việt Nam, phản ánh bước phát triển mới của thơ ca dân tộc và
sự tài hoa của người sáng tác? (GV có thể dùng dữ kiện gợi ý: Người có cơng
trong việc đưa thể thơ này phát triển đến đỉnh cao là Nguyễn Công Trứ)
H Á T N Ĩ I
+ Dạng thứ 2: Ơ chữ có nhiều hàng ngang và từ chìa khóa hàng dọc
VD: Khi dạy tiết 29,30 (Ngữ văn 10): Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam, GV
thiết kế ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và một từ hàng dọc với nội dung như sau:
C A D A O
Ô T
H Ư Ơ C
C H

I M
H O A
N G H Â U
T H A N H
G I
O N G
A N H H
U N G
P H U
Ơ N G
N G Ơ
* Trị chơi “Ai nhanh hơn?”
Trò chơi này tất cả HS trong lớp cùng tham gia (hình thức giống cuộc thi Rung
chng vàng)
- GV:
+ Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thuộc dạng câu hỏi ngắn, trả lời nhanh hoặc các
dạng câu hỏi trắc nghiệm
+ Đánh giá kết quả sau mỗi câu hỏi - đáp án
- HS:
+ Trả lời câu hỏi vào một tờ giấy A4
+ Yêu cầu sự trung thực (Không xem bài bạn kế bên, tự giác dừng cuộc chơi khi
trả lời sai
* Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”/ Tương tác/ Ai hiểu ai?
- GV: Chuẩn bị câu hỏi theo chủ đề, mỗi chủ đề 5 từ khóa
- HS: Hình thành các đội chơi, mỗi đội có 2 HS đứng quay lưng lại với nhau.
Mỗi đội bắt thăm một chủ đề. Trong đó, một người nhìn các từ khóa của đội
mình và đưa ra gợi ý (khơng được phạm vào từ khóa), người cịn lại tìm câu trả
lời theo gợi ý. trả lời đúng từ khóa u cầu thì được tính điểm
* VD: Chủ đề “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học” có thể sử dụng các từ khóa:
Truyện Kiều, Quyền sống, Nhân phẩm, Đấu tranh, Tự do,...

* Trò chơi “Tranh tài hùng biện” (hay “Thuyết trình theo tranh”)
- GV: Đưa ra chủ đề/ hình ảnh
- HS: Dựa vào chủ đề/ hình ảnh để hùng biện/ thuyết minh (thời gian 5 phút)
-> Việc hùng biện/ thuyết minh về chủ đề/ hình ảnh khơng chỉ giúp các em sống
với khơng khí thời đại, nhớ lại tác phẩm văn học, hiểu về nhân vật văn học mà
một số kĩ năng mềm cũng được hình thành, đặc biệt là sự tự tin và khả năng diễn
đạt, biểu cảm,...
6


Trên đây là một số trò chơi học tập bản thân tôi áp dụng khi dạy các bài
khái quát và bài ôn tập nhận thấy đem lại hiệu quả: không khí học tập sơi nổi,
học sinh học tập tích cực, chủ động. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thực tế giảng dạy,
giáo viên có thể sáng tạo các trị chơi mới hiệu quả với từng đối tượng và phù
hợp với từng kiểu bài, từng loại hoạt động học tập khác nhau.
2.3.4. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh
- Bước 2: Học sinh tiến hành chơi (cá nhân hoặc theo nhóm tùy trị chơi)
- Bước 3: Đánh giá sau trò chơi (phân xử thắng thua, thẩm định kiến thức).
2.3.5. Vận dụng minh họa
2.3.5.1. Dạng bài khái quát
* Đặc trưng của dạng bài khái quát là giúp HS lĩnh hội kiến thức mới nên việc
vận dụng trò chơi phải thật linh hoạt, khơng nhất thiết tổ chức trị chơi với đơn
vị kiến thức của cả bài mà có thể đan xen vào hoạt động dạy học ở một bộ phận
kiến thức nào đó trong bài.
* Vận dụng minh họa bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX (Ngữ văn 10 - Chương trình cơ bản)
a. Hoạt động nhập cảm/ Vào bài (Sử dụng trị chơi “Ơ chữ bí mật”)
- Phạm vi sử dụng: Hoạt động nhập cảm/ giới thiệu bài mới
- Mục đích trị chơi: Giúp HS chuẩn bị tâm thế khám phá nội dung bài học

- Tiến hành trò chơi:
+ Bước 1: GV chuẩn bị một ơ chữ bí mật hàng ngang gồm 14 chữ cái với nội
dung câu hỏi: “Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX cịn có tên gọi
nào khác?”
+ Bước 2: HS tiến hành chơi, lật mở ơ chữ, tìm ra đáp án:
V Ă N H Ọ C T R U N G Đ Ạ I
+ Bước 3: GV nhận xét và thuyết minh về nội dung ô chữ, dẫn dắt vào bài:
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, tiếp bước văn học dân gian,
văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn được gọi là văn học
trung đại. Văn học trung đại ra đời cùng với sự ra đời của quốc gia Đại Việt
(thế kỉ X) và phát triển trong mười thế kỉ dưới chế độ phong kiến. Thành tựu văn
học trung đại là kết quả của một quá trình phấn đấu gian khổ, khơng ngừng
sáng tạo theo hướng dân tộc hóa hàng ngàn năm của ông cha ta. Văn học trung
đại mở đầu cho văn học viết Việt Nam và có vai trị lớn trong việc hình thành,
kết tinh những truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
b. Hoạt động bài mới (Sử dụng trị chơi “Cho tơi biết thêm”)
- Phạm vi trò chơi: Dạy kiến thức mới. Phần kiến thức áp dụng: Có thể áp dụng
linh hoạt cho bất kì mục kiến thức lớn nào trong bài (Mục I, II, III, IV)
- Mục đích trị chơi: Giúp HS tìm hiểu nội dung các phần kiến thức trong bài
- Tiến hành trò chơi:
+ Bước 1: GV chuẩn bị sơ đồ (bảng, biểu) có để trống một số thơng tin (làm
trên giấy Crơki, bảng phụ), u cầu HS tìm hiểu và hoàn thành
7


Bảng I: Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Tiêu chí
Chữ Hán
Chữ Nơm
Giống nhau

Khác nhau
- Thời gian xuất hiện
- Chữ viết
- Thể loại
Bảng II: Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX
Tiêu chí
Từ X đến
Từ XV đến Từ XVIII đến
Nửa cuối
hết XIV
hết XVII
nửa đầu XIX
XIX
Hoàn cảnh lịch
sử - xã hội
Nội dung
Nghệ thuật
Tác
giả
tác
phẩm tiêu biểu
Bảng III: Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX:
Nội dung
Biểu hiện
Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa nhân đạo
Cảm hứng thế sự
Bảng IV: Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết

thế kỉ XIX:
Nội dung
Biểu hiện
Tính quy phạm và sự phá vỡ
tính quy phạm
Khuynh hướng trang nhã và
xu hướng bình dị
Tiếp thu và dân tộc hóa tinh
hoa văn học nước ngồi
+ Bước 2: HS tìm hiểu thơng tin và hồn thành sơ đồ (bảng, biểu). Mỗi HS hồn
thành một tiêu chí trong sơ đồ mỗi mục kiến thức với nội dung kiến thức cần đạt
được như sau:
Bảng I: Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Tiêu chí
Chữ Hán
Chữ Nơm
Giống nhau
- Văn học viết của người Việt
8


- Mang những đặc điểm của văn học trung đại Việt
Nam cả về phương diện nội dung và nghệ thuật
- Một số thể loại được tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
Khác nhau
- Thời gian xuất hiện
- Chữ viết
- Thể loại

- Ra đời sớm hơn (thế kỉ X)


- Ra đời muộn hơn (cuối
thế kỉ XIII)
- Viết bằng chữ Hán
- Viết bằng chữ Nôm
- Chủ yếu tiếp thu từ Trung - Tiếp thu từ văn học
Quốc
Trung Quốc và có một số
thể loại là sáng tạo của
văn học dân tộc (hát nói,
ngâm khúc, truyện thơ)

Bảng II: Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Tiêu chí
Từ X đến hết Từ XV đến
Từ XVIII đến
Nửa cuối
XIV
hết XVII
nửa đầu XIX
XIX
Hoàn cảnh - Nhân dân ta - Triều Lê - Chế độ xã hội - Chế độ
lịch sử - xã vừa
giành được thiết lập khủng hoảng; phong
kiến
hội
được độc lập sau
chiến phong trào đấu suy tàn
dân tộc sau thắng
quân tranh của nhân

ngàn năm Bắc Minh, tồn tại dân nổ ra (đỉnh - Pháp xâm
thuộc
100
năm cao là phong lược (1858),
một xã hội
- Nhiều kì thịnh trị. Sau trào Tây Sơn)
tích
trong đó là nội - Ý thức về cá thực dân nửa
kiến
cuộc kháng chiến Lê - nhân phát triển phong
hình thành ở
chiến chống Mạc,
Đàng
Nam Bộ và
xâm lược
Trong - Đàng
lan ra Bắc Bộ.
- Chế độ Ngồi.
phong kiến đi
lên
- Nhiều tơn
giáo cùng tồn
tại, hòa đồng
Nội dung
Nội dung yêu Từ nội dung Trào lưu nhân Văn học yêu
nước với âm yêu nước với đạo chủ nghĩa nước
mang
hưởng
hào âm
hưởng với tiếng nói âm hưởng bi

hùng.
ngợi ca đến đòi quyền sống, tráng;

nội dung phản quyền
hạnh tưởng
canh
ánh, phê phán phúc và đấu tân đất nước.
hiện thực xã tranh giải phóng
hội
phong con
người,
kiến
trong đó có
phần con người
9


Nghệ thuật

- Văn học chữ
Hán với các
thể loại tiếp
thu từ Trung
Quốc.
- Văn học chữ
Nôm với một
số bài thơ,
phú

- Văn học chữ

Hán
phong
phú,
thành
tựu văn chính
luận, văn xi
tự sự.
- Văn học chữ
Nơm
với
những
thể
loại: thơ Nơm
Đường luật,
Tác giả tác Lí Cơng Uẩn Nguyễn Trãi
phẩm
tiêu (Chiếu
dời (Đại cáo bình
biểu
đơ), Trần
Ngơ, Ức Trai
Quốc
thi tập, Quốc
tuấn (Hịch
âm
thi
tướng
tập…), Thơ
sĩ), Trương
Nguyễn Bỉnh

Hán
Khiêm,
Siêu (Phú
Nguyễn Dữ
sơng
Bạch
Đằng),…

cá nhân.
- Phát triển
mạnh mẽ, tồn
diện, đặc biệt là
văn học chữ
Nôm với những
thể loại văn học
dân tộc: thơ
Nơm
Đường
luật,
ngâm
khúc,
truyện
thơ, hát nói.
Nguyễn
Du
(Truyện Kiều,
thơ chữ Hán),
Đặng
Trần
Cơn (Chinh phụ

ngâm), Nguyễn
Gia
Thiều (Cungố
n ngâm khúc )


- Văn học chữ
Quốc
ngữ
xuất
hiện
nhưng
văn
học chữ Hán,
chữ Nôm vẫn
là chính, chủ
yếu vẫn theo
thể loại và thi
pháp truyền
thống.
Nguyễn Đình
Chiểu (Văn tế
nghĩa sĩ Cần
Giuộc), thơ
Nguyễn
Khuyến, Tú
Xương

Bảng III: Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX:

Nội dung
Chủ nghĩa hiện thực

Biểu hiện
+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng
kẻ thù xâm lược
+ Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống
lịch sử
+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì nước vì dân

Chủ nghĩa nhân đạo

+ Tình u thiên nhiên đất nước
+ Lịng thương người, đặc biệt là lòng cảm thương sâu
sắc dành cho những người lao động bị áp bức, những
người nghèo khổ, những người chịu thiệt thòi, bất hạnh.
10


+ Tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con
người. Những thế lực ấy có thể là cường quyền hoặc
thần quyền
+ Khẳng định, đề cao con người: khẳng định, ca ngợi
những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chân
chính…

Cảm hứng thế sự

+ Hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho

con người
+ Biểu hiện rõ nét từ văn học cuối đời Trần, văn học
hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc
sống đau khổ của nhân dân.
+ Trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn
Bỉnh Khiêm
+ Nhiều tác giả, tác phẩm văn học thế kỉ XVIII - XIX
hướng tới hiện thực cuộc sống, hướng tới XH đương
thời
+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực

Bảng IV: Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX:
Nội dung
Biểu hiện
Tính quy phạm và sự phá + Ở quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo
vỡ tính quy phạm
huấn
+ Ở đề tài, chủ đề
+ Ở thể loại văn học: qui định chặt chẽ niêm, luật
+ Ở ngôn ngữ nghệ thuật: tượng trưng, ước lệ
+ Các tác giả văn học trung đại, một mặt tuân thủ
tính qui phạm, mặt khác phá vỡ tính qui phạm, phát
huy cá tính sáng tạo
Khuynh hướng trang - Khuynh hướng trang nhã thể hiện:
nhã và xu hướng bình dị
+ Ở đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả hơncái bình
thường, hàng ngày
11



+ Ở hình tượng nghệ thuật: vẻ đẹp tao nhã, phi
thường hơn vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc
+ Ở ngôn ngữ nghệ thuật: diễn đạt hoa mĩ, trau
chuốt hơn là thơng tục, gần với đời sống
- Trong q trình phát triển, văn học trung đạingày
càng gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị
Tiếp thu và dân tộc hóa - Tiếp thu văn học Trung Quốc về ngơn ngữ, thể
tinh hoa văn học nước loại, thi liệu
ngoài
- Dân tộc hóa:
+ Sáng tạo và sử dụng chữ Nơm
+ Việt hóa thơ Đường luật
+ Sáng tạo các thể thơ dân tộc
+ Thi liệu Việt Nam
+ Bước 3: GV nhận xét, đánh giá, thẩm định kiến thức
c. Hoạt động củng cố bài học (Sử dụng trò chơi “Ai nhanh hơn?”)
- Phạm vi trò chơi: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức bài học
- Mục đích trị chơi: Giúp HS kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức bài học
- Tiến hành trò chơi:
+ Bước 1: GV ra câu hỏi, thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu hỏi là 10
giây
+ Bước 2: HS trả lời câu hỏi (mỗi HS ghi câu trả lời của mình vào tờ giấy A4 và
trung thực kiểm tra kết quả của mình khi GV đưa ra thông tin đáp án đúng cho
mỗi câu hỏi)
+ Bước 3: Đánh giá, nhận xét
* Hệ thống câu hỏi và đáp án:
Câu 1: Năm 938, đất nước ta đã diến ra sự kiện lịch sử gì?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất
B. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2

C. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 3
D. Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
-> Đáp án: D
Câu 2: Thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm thuộc
giai đoạn văn học nào sau đây:
A. Từ thế kỉ X - hết thế kỉ XIV
B. Từ thế kỉ XV - hết thế kỉ XVII
C. Từ thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX D. Nửa cuối thế kỉ XIX
-> Đáp án: B
12


Câu 3: Hào Khí Đơng A là gì?
A. Là hào khí chống giặc Ngun Mơng thời Trần, tiêu biểu là các tướng Trần
B. Là hào khí chống giặc Ngun Mơng thời Lý, tiêu biểu là các tướng Lý
C. Là hào khí chống giặc Tống thời Trần, tiêu biểu là các tướng Trần
D. Là hào khí chống giặc Mơng Cổ thời Lý, tiêu biểu là các tướng Lý
-> Đáp án: A
Câu 4: Chọn câu có chứa các tác phẩm được sắp xếp đúng theo thời gian sáng
tác từ sớm đến muộn?
A. Nam quốc sơn hà, Bình Ngơ đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chinh phụ
ngâm
B. Nam quốc sơn hà, Bình Ngơ đại cáo, Chinh phụ ngâm, Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc
C. Bạch Đằng giang phú, Nam quốc sơn hà, Bình Ngơ đại cáo, Chiếu dời đơ
D. Chiếu dời đơ, Bình Ngơ đại cáo, Hịch tướng sĩ
-> Đáp án: B
Câu 5: Thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ được vua dùng để
ban bố các mệnh lệnh?
A. Hịch

B. Cáo
C. Chiếu
D. Biểu
-> Đáp án: C
Câu 6: Những thể loại văn học nào không được tiếp thu từ văn học Trung
Quốc?
A. Hát nói, truyện thơ Nơm, Ngâm khúc B. Thơ cổ phong, thơ Đường luật
C. Kí sự, truyện truyền kì
D. Tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường luật
-> Đáp án: A
Câu 7: Hình ảnh sau khiến em nhớ đến ai?

A. Trần Nguyên Đán
C. Trần Quang Khải

B. Trần Quốc Toản
D. Phạm Ngũ Lão
13


-> Đáp án: D (Phạm Ngũ Lão mải mê ngồi đan sọt, suy nghĩ Kinh thư bị
quân lính chọc mũi giáo vào đùi không biết)
Câu 8: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIV là gì?
A. Cảm hứng thế sự
B. Nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng
C. Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng
D. Nội dung nhân đạo
-> Đáp án: B
Câu 9: Tên chữ Hán của tác phẩm Hịch tướng sĩ là gì?

A. Dụ chư tướng hịch văn sĩ
B. Dụ chư tướng hịch văn
C. Dụ chư tỳ tướng hịch văn
D. Dụ chư tỳ tướng hịch văn sĩ
-> Đáp án: C
Câu 10: Ghép cột A và B sao cho phù hợp:
A
B
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
a. Nguyễn Du
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
b. Trần Quốc Tuấn
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX c. Nguyễn Đình Chiểu
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
d. Nguyễn Trãi
-> Đáp án: 1b, 2d, 3a, 4c
2.3.5.2. Dạng bài ôn tập
* Đặc trưng của dạng bài ôn tập là giúp HS củng cố kiến thức nên có thể tổ chức
kết hợp các trị chơi thành một game show lớn (chẳng hạn tổ chức theo phiên
bản game show Đường lên đỉnh Olympia, Âm vang xứ Thanh, Rung chng
vàng, Đấu trường 100, SV,...) hoặc có thể đan xen vào hoạt động dạy học ở một
bộ phận kiến thức nào đó trong bài.
* Vận dụng minh họa bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản).
Lưu ý: Bài này các em học trong 2 tiết (tiết 29, 30 theo phân phối chương trình)
nên GV dành 1 tiết để ơn tập lí thuyết và định hướng cách làm các bài tập vận
dụng trong sgk cho các em, tiết còn lại GV tổ chức ơn tập dưới hình thức game
show như sau:
a. Cách thức tổ chức
Để tiến hành hoạt động dạy học như nêu trên, ta chia đơn vị lớp thành 4
đội. Mỗi tổ thành một đội do tổ trưởng (hoặc một học sinh xuất sắc, nhanh nhạy)

làm đội trưởng. Giáo viên thay vì thuyết giảng hoặc đặt câu hỏi gọi từng học
sinh trả lời thì biên soạn hệ thống câu hỏi để tất cả học sinh đều có quyền tham
gia. Việc tổ chức hoạt động này của giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để
thuận tiện cho việc sử dụng câu hỏi, tiết học sinh động và đặc biệt là thu hút sự
tập trung, chú ý của học sinh.
Chúng ta có thể sử dụng linh hoạt phiên bản game show Đường lên đỉnh
Olympia một cách cụ thể như sau (thời gian thực hiện: 1 tiết học 45 phút):
* Phần thi thứ nhất: Khởi động (Sử dụng trò chơi “Ai nhanh hơn?”)
Ở phần thi này, mỗi đội sẽ có thời gian là 60 giây để trả lời tối đa 12 câu
hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính 10 điểm. Đội chơi có quyền bỏ qua câu
14


hỏi nếu khơng có câu trả lời để tiết kiệm thời gian và đi đến câu hỏi khác. Trả
lời sai không bị trừ điểm.
* Phần thi thứ 2: Vượt chướng ngại vật (Sử dụng trị chơi “Ơ chữ bí mật”)
Ở phần thi này, cả 4 đội chơi cùng tham gia giải mã một ơ chữ bí mật. Ơ
chữ gồm 8 từ hàng ngang và một từ chìa khóa hàng dọc. Giải đúng một từ hàng
ngang được tính 10 điểm và lật mở được một ơ chữ của từ chìa khóa ở hàng dọc.
Các đội có quyền trả lời từ hàng dọc bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ hàng dọc có
thêm 40 điểm, đội nào trả lời sai thì phải dừng cuộc chơi của phần thi.
* Phần thi thứ 3: Tăng tốc (Sử dụng trò chơi “Hiểu ý đồng đội”/ “Tương
tác”/ “Ai hiểu ai?”)
Ở phần thi này, mỗi đội bắt thăm một chủ đề với 3 từ cho sẵn, có 2 HS
đứng quay lưng lại với nhau để thực hiện phần thi. Trong đó, một người nhìn
các từ khóa của đội mình và đưa ra gợi ý (khơng được phạm vào từ khóa), người
cịn lại tìm câu trả lời theo gợi ý. Trả lời đúng một từ khóa theo u cầu thì được
tính 20 điểm. Tổng điểm phần thi tối đa đạt được của mỗi đội là 60.
* Phần thi thứ 4: Về đích (Sử dụng trị chơi “Thuyết trình theo tranh”)
Ở phần thi này, mỗi đội sẽ cử ra một cá nhân xuất sắc thay mặt cả đội

tham gia thuyết trình theo tranh (thời gian trình bày là 3 phút). Giaó viên có thể
ra chung một câu hỏi cho cả 4 đội lần lượt trả lời để xếp loại cho điểm (hoặc ra
cho mỗi đội một câu hỏi khác nhau). Điểm cho phần thi này là 40.
(Phần thi này, ngoài đánh giá kiến thức của HS, cần chú ý một số tiêu chí khác:
khả năng thuyết trình (giọng nói, âm lượng, diễn đạt có gọn, rõ khơng?,..), biểu
cảm (sắc mặt, ngữ điệu, sự tự tin,...).
b. Hệ thống câu hỏi
* Phần thi thứ nhất: Khởi động (Sử dụng trò chơi “Ai nhanh hơn?”)
Minh họa 12 câu hỏi cho một đội như sau:
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây không phải của văn học dân gian: tính định danh,
tính truyền miệng, tính dị bản, tính thực hành - sinh hoạt?
-> Đáp án: Tính định danh
Câu 2: “... là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu
có chủ định, kể về số phận bình thường của con người trong xã hội, thể hiện tinh
thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. Trong dấu “...” là thể loại
nào của văn học dân gian?
-> Đáp án: Truyện cổ tích
Câu 3: Theo truyền thuyết, Việt Nam có tất cả bao nhiêu đời vua Hùng?
-> Đáp án: 18 đời vua Hùng
Câu 4: Khi ngồi sau lưng cha chạy trốn, để làm dấu đường đi cho Trọng Thủy,
Mị Châu đã rắc vật gì?
-> Đáp án: Lơng ngỗng
Câu 5: Câu chuyện cổ tích Việt Nam nào ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của người
con đối với cha khi “không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất
liệm cha mà đem chôn”?
-> Đáp án: Truyện cổ tích Chử Đồng Tử
15


Câu 6: Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau: “Tị vị mà ni con.../ Đến khi nó

lớn nó quện con đi/ Tị vị ngồi khóc tỉ ti/ ...ơi...hỡi...đi đằng nào?”
-> Đáp án: Nhện
Câu 7: Trạng Quỳnh quê ở huyện nào của tỉnh Thanh Hóa?
-> Đáp án: Huyện Hoằng Hóa (Là người làng Bột Thượng, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa, sống vào đời Lê Hiển Tơng, Khoảng giữa thế kỉ XIII, vốn thông
minh, tinh nghịch, học giỏi , năm 16 tuổi đã đỗ Hương Cống nên còn gọi là
cống Quỳnh).
Câu 8: Bài ca dao “Mười cái trứng” ca ngợi phẩm chất nào của con người Việt
Nam?
-> Đáp án: Tinh thần lạc quan
Câu 9: Sử thi Việt Nam gồm hai loại, đó là gì?
-> Đáp án: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng
Câu 10: Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” là của dân tộc nào?
-> Đáp án: Dân tộc Thái
Câu 11: “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại nào của văn học dân gian Việt
Nam?
-> Đáp án: Truyện ngụ ngôn
Câu 12: Nhân vật sử thi nào đã táo bạo lên trời muốn bắt nữ thần Mặt Trời về
làm vợ?
-> Đáp án: Đăm Săn
* Phần thi thứ 2: Vượt chướng ngại vật (Sử dụng trị chơi “Ơ chữ bí mật”)
C A D A O
Ô T H Ư Ơ C
C H I M
H O A N G H Â U
T H A N H G I
O N G
A N H H U N G
P H U Ô N G
N G Ô

Từ hàng ngang: (Mỗi từ hàng ngang tìm được là một kí tự của từ chìa khóa ở
hàng dọc)
Câu 1: Bài “Khăn thương nhớ ai” thuộc thể loại gì? -> Đáp án: Ca dao
Câu 2: Tên cây cầu bắc qua sông Ngân Hà để Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau?
-> Đáp án: Ơ Thước
Câu 3: Điền từ cịn thiếu vào câu tục ngữ sau: “... có tổ, người có tông”?
-> Đáp án: Chim
Câu 4: Trong truyện “Tấm Cám”, sau khi thử vừa chiếc giày nhà vua đưa ra tại
lễ hội, Tấm được nhận danh hiệu cao quý nào? -> Đáp án: Hoàng hậu
Câu 5: Tên một nhân vật truyền thuyết có cơng phá tan giặc Ân xâm lược?
-> Đáp án: Thánh Gióng
16


Câu 6: “Đăm Săn” thuộc thể loại nào của Sử thi dân gian? -> Đáp án: Anh
hùng
Câu 7: Tên gọi chỉ một nhân vật giàu có thường xuất hiện trong các câu chuyện
cổ tích Việt Nam? -> Đáp án: Phú ông
Câu 8: Trong truyện cười dân gian “Nhưng nó phải bằng hai mày”, nhân vật
“nó” được nói đến là ai? -> Đáp án: Ngô
Từ hàng dọc (được in đậm): Một trong những giá trị giáo dục tiêu biểu của văn
học dân gian Việt Nam đối với con người? -> Đáp án: Cội nguồn
* Phần thi thứ 3: Tăng tốc (Sử dụng trò chơi “Hiểu ý đồng đội”/ “Tương
tác”/ “Ai hiểu ai?”)
Gồm 4 chủ đề (dành cho 4 đội), GV có thể sử dụng thêm hình ảnh minh họa cho
mỗi từ khóa
- Chủ đề 1: Truyện cổ tích, gồm 3 từ khóa: Bụt; thần kì; Ở hiền gặp lành, ác giả
ác báo
- Chủ đề 2: Những câu hát than thân: môtip, thân em, tấm lụa đào, chiều chiều,...
- Chủ đề 3: Truyện cười: Trạng Quỳnh, phê phán, thầy đồ, quan xử kiện,....

- Chủ đề 4: Truyện ngụ ngôn: Chân tay tai mắt miệng, con vật, bài học, Ếch ngồi
đáy giếng,...
* Phần thi thứ 4: Về đích (Sử dụng trị chơi “Thuyết trình theo tranh”)
GV có thể sử dụng một số bức tranh sau để HS dựa vào bức tranh đoán tên tác
phẩm văn học dân gian và thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tác phẩm mà
mình ấn tượng nhất
Câu hỏi: Bức tranh sau khiến em liên tưởng đến tác phẩm văn học dân gian
nào? Điều em tâm đắc nhất về tác phẩm ấy là gì?
Tranh 1:

Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi “Đăm Săn”)
17



×