Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số cách lồng ghép trò chơi trong dạy học môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.55 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của con
người.Văn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo
dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Giáo dục học sinh có ý thức tự tu
dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới
tương lai, hướng đến tình cảm cao đẹp như: có lòng vị tha, lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải,
sự công bằng, yêu ghét. Môn Ngữ Văn cũng giúp các em năng lực sử dụng tiếng Việt như
một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực đến các bộ môn khác và ngược lại. Điều đó đề ra
yêu cầu tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn
hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Chính các yếu tố trên nên tôi chọn đề tài
"Lồng ghép trò chơi trong giảng dạy môn Ngữ Văn.”
Nhưng dạy văn trong nhà trường phổ thông, đặc biệt đối tượng học sinh bổ túc đang là
một thử thách lớn đối với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quả cao,
tạo hứng thú say mê cho học sinh quả là một vấn đề lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới
học sinh không thích học môn văn:
+ Môn văn là môn khó học
+ Nghề nghiệp cho môn văn là không phong phú
+ Gíao viên dạy không hay, không cuốn hút
+ Chưa có những phương pháp thích hợp kích thích sự say mê học, sáng tạo, cảm thụ văn
học của học sinh
+ Đối tượng học là học viên bổ túc
Để nâng cao chất lượng dạy và học, đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo
các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa
là phương tiện minh họa cho bài học, đồng thời là phương tiện thực hiện thao tác quá
trình dạy học của giáo viên. Bên cạnh những việc sử dụng các loại sách như: sách tham
khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, dụng cụ trực quan, sử dụng công nghệ thông


tin...giáo viên nên đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo ra các hình
thức trò chơi lồng ghép trong giờ học tạo hứng thú say mê cho học sinh, giảm bớt căng
thẳng, nhàm chán cho những tiết học lý thuyết bởi trò chơi vừa là một hoạt động giải trí
vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được
nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học
môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối
với yêu cầu đổi mới hiện nay.
Vì vậy tôi muốn trình bày về cách "lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn "
sao cho đạt hiệu qủa tối ưu nhất.

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Được sự động viên của BGH nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên phát
huy, sáng tạo trong giảng dạy.
Cùng trò chuyện, trao đổi và được sự góp ý của đồng nghiệp, kết hợp với việc đúc kết
những kinh nghiệm thực tế trong những năm dạy học của bản thân.
Hệ thống tài liệu, các game show cua các chương trình truyền hình, trên mạng khá
phong phú đã gơi mở, tạo ý tưởng thuận tiện cho việc soạn giảng, biến đổi, sáng tạo
thành nhữnh trò chơi có thể kết hợp trong giờ giảng, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh
học tập. Khắc sâu kiến thức bằng những trò chơi, tiện ích thích hợp.
2. Khó khăn
- Giáo viên mất nhiều thời gian và công sức,
- Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn lơ là và chủ quan.

- Phần nhiều phụ huynh còn xem nhẹ môn Văn, họ chỉ quan tâm đến các môn tự
nhiên.
- Đối tượng học viên GDTX khác với học sinh THPT. Họ chủ yếu là người không có
điều kiện theo học chương trình THPT chính qui, là những thanh niên và người lớn bỏ
học trước đây, là những người có khó khăn hơn về hoàn cảnh gia đình, về khả năng học
tập, về thời gian học trên lớp cũng như thời gian học ở nhà. Đặc biệt có những học viên
phải vừa học, vừa làm, vừa phải lao động kiếm sống. Vì vậy, điều kiện và khả năng học
tập còn bị hạn chế nhiều mặt.
3. Số liệu thống kê:
Kết quả khảo sát từ đầu năm: Thử nghiệm trong 3 lớp:

-

LỚP

SỐ HS

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

11A 1

44


0

3

30

11

0

11A 4

36

0

2

24

9

1

11A 5

48

0


4

36

8

0

Số học sinh thích học môn Văn: 60%
Số học sinh hiểu bài:
50%
Số học sinh hứng thú với môn học: 80%

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo luật giáo dục năm
1998 là:
- Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Các định hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó định hướng đầu tiên là định

hướng căn bản, và điều đó không phân biệt đối tượng học sinh.
Để học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, cần hướng học sinh vào
hoạt động tích cực, nghĩa là học sinh phải được trực tiếp tìm kiếm, khám phá vấn đề. Mỗi
vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những cánh cửa mới về sự sáng tạo. Bộ môn ngữ văn
đang trên con đường đổi mới phải thật sự "lấy học sinh làm trung tâm", coi hoạt động
của học sinh là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Để tiếp thu
kiến thức một cách tốt nhất, học sinh có thể đọc, phân tích bài học thông qua hướng dẫn
của giáo viên, bên cạnh đó học sinh sẽ được mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các
phương tiện dạy học.Giữa văn bản và các phương tiện có tác động qua lại với nhau tạo
mối quan hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất.
Có một định lý trong giáo dục học là: Tâm trạng của học sinh khi học ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập. Trạng thái tâm lý thuận lợi cho việc học cần
: thoải mái, vui vẻ, phấn khích, tập trung. Học mà vui sướng, tập trung và hăng say như là
đang được chơi một trò thú vị, thì người học sẽ tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả.
Ngược lại, nếu rơi vào một trong các trạng thái như hoang mang, sợ hãi, cáu kỉnh, bực
bội, buồn chán, lơ đãng thì sẽ khó học được kiến thức
Các phương pháp giáo dục hiện đại đang chú ý hơn đến việc làm sao cho học sinh
“học mà phấn khởi như chơi”, nhằm tang hiệu quả của quá trình tiếp thu kiến thức. Một
trong các phương pháp đó thậm chí có tên rất ngộ là CheCha (viết tắt của hai chữ
Cheerful và Challenging gép lại với nhau). Phương pháp CheCha dựa trên các câu
chuyện tranh ảnh hài hước và các “riddles” (bài toán đố) cũng như các trò chơi để kích
thích trí tò mò của học sinh, và tạo không khí vui vẻ trong quá trình học
Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ
NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ
NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ TỰ KHÁM PHÁ. Vì vậy, nếu người
thầy tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ và thay đổi của học sinh sẽ được kích
thích và thúc đẩy. Trò chơi không những giúp học sinh gần gũi, cởi mở và tạo sự chú ý
đối với nội dung bài giảng, mà còn khuyến khích họ tiếp thu bài một cách tự nhiên,
3



Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

không gượng ép và khô cứng. Từ đó, nó thúc đẩy hành động, áp dụng bài học vào thực
tiễn.
2. Đặc điểm:
Bộ môn Ngữ văn có đặc thù riêng, học sinh cảm nhận bài học bằng ngôn từ trong
văn bản. Trò chơi chỉ mang tính hỗ trợ cho quá trình tiếp nhận kiến thức ở học sinh. Tuy
nhiên trò chơi cũng cần thiết vì nó tạo nên hứng thú học tập, giúp học sinh tiếp thu tri
thức nhẹ nhàng thoải mái hơn.
3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các giờ học Ngữ
Văn THPT nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống.
Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, để giới thiệu một cách có hệ
thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số trò chơi và những khả năng
lồng ghép trò chơi đối với cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Nhằm
hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho
người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát
triển nhân cách
Ngày nay phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học, trò
chơi trở thành công cụ nhận thức. Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đưa trò chơi vào
trong các tiết dạy học Ngữ Văn .
a. Mô tả giải pháp:
Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền
thống, là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền
“khư khư” với những gì đã có. Một khi học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học văn thầy
giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của
thầy… nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn thì trò chơi

vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép
trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ
có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi
không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ
chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình,
phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho
việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn
Văn.
Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học không chỉ làm
cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng con
đường ngắn nhất và tự nhiên nhất.

4


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn giáo viên vừa tận dụng được
“vốn sẵn có” của mình, vừa đòi hỏi người thầy phải không ngừng tìm tòi sáng tạo (để
những trò chơi luôn luôn mới, không “đụng hàng” và có ý nghĩa giáo dục).
b. Nội dung giải pháp:
khi áp dụng phương pháp Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn cần
chú ý một số nguyên tắc:
Thứ nhất, bản thân giáo viên phải xác định đây là một phương pháp có nhiều hiệu quả
cao đối với việc tạo sự kích thích và tạo sự hưng phấn tham gia vào bài giảng của học
sinh, do vậy giáo viên cần tránh thái độ, tâm lý e ngại hoặc thực hiện nửa vời, điều này
rất quan trọng trong xác định tâm thế để thực hiện nội dụng một giờ giảng theo phương
pháp này. Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa

trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không
xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò
chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học,
đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho
người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).
Thứ hai, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức
sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có
thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Giáo viên cần tạo một ấn
tượng ban đầu tốt đẹp cho học sinh. Ấn tượng ban đầu tốt (hòa nhã, vui tính, thân thiện,
không đe dọa,...) sẽ giúp giáo viên dễ thành công trong các buổi dạy tiếp theo. Khi học
sinh có cảm tình với giáo viên, họ sẽ hợp tác tích cực với giáo viên - Bầu không khí sẽ trở
nên sôi động và tự nhiên
Thứ ba, phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò
chơi sẽ phản tác dụng. học sinh không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ trò chơi , thậm
chí có khi họ bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để học sinh hồi tưởng lại
trò chơi đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan với đề tài, mục tiêu giảng dạy. Nếu
dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài học gì vì đã quá
giờ!
Thư tư, trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của học sinh, phù hợp
với nội dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên . Cùng một loại trò chơi, có thể sáng
tạo nhiều cách khác nhau. Quan trọng là giáo viên phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của
trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Trong lớp sẽ
có học sinh chưa quen với loại hình sinh hoạt này, giáo viên cần giúp đỡ và từ từ đưa họ

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà


vào cuộc. Với những học sinh cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu giáo viên kiên nhẫn hỗ
trợ thì họ sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của họ. Qua đó, giáo viên có thể giúp
họ sự tự tin và tăng động cơ học tập.
Thứ năm, trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí
thân thiện, nhờ đó mà học sinh dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi
khởi động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy của buổi học đó thì càng tuyệt
vời để làm đầu đề dẫn họ nhập vào bài học. Đặc biệt chúng ta không nên cầu kỳ, quan
trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho học viên mất phương
hướng, càng đơn giản càng tốt.
Trên đây là một số trao đổi về hình thức “trò chơi học tập”, tôi nhận thấy, phương
pháp sử dụng “trò chơi học tập” đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nó tạo ra một bầu
không khí mới mẻ, sôi động, thân thiện, vừa học vừa hành, vừa chơi vừa nhận thức vấn
đề. Giáo viên là người hướng dẫn tích cực.

C - Một số hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy và học Ngữ văn ở THPT:
* Một số hình thức lồng ghép trò chơi:
+ Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học
để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu,
phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài…)
+ Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.
* Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn: giáo viên có
thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát động, trò chơi hoạt
động, trò chơi luỵên trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi huy động kiến thức, trò chơi
vận dụng kiến thức…), tự đặt tên trò chơi (theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích
sự tò mò của các em. Ví dụ: Sắc màu, 123 ta cùng tìm, Họ đang nói gì?, Đi tìm bí mật
bức tranh, Hò đối đáp, Ô chữ, Hùng biện, Đoán câu, Bầu trời sao, Hiểu ý đồng đội,
Tương đồng, Tương phản, Tiếp sức…)
* Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Ngữ văn: do đặc thù của mỗi phân môn,
việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau:

* Đọc – văn: tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn bản…), lượng
kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành
cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với
mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh
tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải.
* Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối
với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức
6


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học
Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích
hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc
lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế.
* Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt. Có thể vận dụng trò
chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả tiết, với phân
môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các phương pháp
cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập,…hoạt động theo
nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…Do đó không nên gượng ép, để cố tình đưa
trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn.
Ví dụ minh hoạ: Tiếng Việt- Bài: NGỮ CẢNH.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập – Phương pháp dạy học: thực hành + hình thức lồng
ghép trò chơi.

Học sinh thực hành và củng cố bài qua trò chơi

“Những người trong tranh nói gì?”
GV: hướng dẫn thể lệ: Lớp sẽ được chia làm 4 nhóm, cùng mô tả một bức tranh có
những tình huống đòi hỏi phải giao tiếp (mỗi nhân vật chỉ được nói một câu). Các nhóm
sẽ làm việc độc lập một cách nhanh nhất và đúng nhất. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất
và hợp lí nhất, sẽ thắng.
HS: nghe phổ biến thể lệ trò chơi.

7


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

HS: Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên: Làm việc theo nhóm với yêu cầu bí
mật với các nhóm khác (để không ảnh hưởng đến không gian học tập của các lớp khác)
nhưng phải huy động được sức mạnh của tập thể (nhóm chơi); đảm bảo đúng và trong
thời gian nhanh nhất.
GV: Quan sát học sinh chơi và có những chỉ dẫn kịp thời.
HS: Nộp lại thảo luận của mình, đã được ghi trên bảng phụ, dán lên bảng của lớp, lần
lượt trình bày lí do nhóm mình lựa chọn nội dung giao tiếp ấy.
Giáo viên nhận xét và đánh giá công khai, chốt lại một số lưu ý về bài học và khẳng
định vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói. Tuyên bố đội thắng
cuộc.
HS: Thực hiện yêu cầu của bên thắng.
GV: nhắc nhở học sinh làm bài tập ở nhà. Kết thúc tiết học
Ví dụ minh hoạ Bài "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi (Lớp 10)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (Phần tiểu dẫn)
Học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn với trò chơi: "Lật ô chữ đoán hình nền",hoặc giáo
viên có thể đặt bằng một cái tên khác của trò chơi như: "Đi tìm bí mật bức tranh" "Lật

mảnh ghép đoán hình nền", hoặc "Đi tìm người trong tranh"....vv. Tuỳ theo sức tưởng
tượng và áp dụng, giáo viên có thể đặt tên cho trò chơi sao cho vừa gần gũi, dễ hiểu, lại
gây được sự chú ý, kích thích tính tò mò của học sinh.
Trò chơi: "Lật ô chữ đoán hình nền" :
GV: hướng dẫn thể lệ: Thực hiện trong thời gian từ 3 đến 5 phút. Có 4 mảnh ghép, học
sinh lần lượt lật các mảnh ghép, sau đó sâu chuỗi các dữ kiện từ những mảnh ghép đoán
hình nền là ai. Các cá nhân nhanh tay nhanh mắt thực hiện nhanh nhất và hợp lí nhất, sẽ
thắng
HS: nghe phổ biến thể lệ trò chơi.
HS: Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên
GV: Quan sát học sinh chơi vừa đóng vai trò chỉ dẫn kịp thời, đối chiếu với đáp án

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

Ví dụ minh hoạ Khi dạy bài Từ ấy của Tố Hữu (lớp 11)
Áp dụng trò chơi "Rung chuôn vàng" ở phần củng cố bài học
Tác dụng: Nhằm củng cố lại những kiến thức vừa được học trong tiết học (Củng cố
từng phần hoặc củng cố toàn bài)
Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài ở các phân môn. Qua trò chơi học sinh
bằng việc trả lời các câu hỏi có thể nắm lại được những ý chính, nội dung cơ bản của bài
học thay vì giáo viên phải nhắc lại.

9



Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

Trò chơi: "Rung chuông vàng" : như sau
GV: hướng dẫn thể lệ: Thực hiện trong thời gian từ 3 đến 5 phút. Mỗi học sinh đã chuẩn
bị sẵn 1 tờ giấy A4 hoặc giấy tập để đơn giản và dễ tìm (Thay vì phải mua bìa cứng và
bút lông), góc trên cùng có ghi tên để làm bảng trả lời cá nhân.
HS: nghe phổ biến thể lệ trò chơi.
HS: Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh trả lời vào bảng cá nhân
cùng giơ cao để cả lớp cùng theo dõi
GV: Đọc từng câu hỏi, hiệu lệnh cho học sinh trả lời. Quan sát học sinh chơi vừa đóng
vai trò chỉ dẫn kịp thời, đối chiếu với đáp án. Còn lại từ 1 đến 5 học sinh trả lời đúng,
giáo viên có thể dừng để trao giải thưởng (Tuỳ theo số lượng giải thưởng mà giáo viên
đã chuẩn bị) Tuyên bố người thắng cuộc.
HS: Thực hiện yêu cầu của bên thắng.
GV: Còn lại những bạn trả lời sai gom nộp tất cả những bảng cá nhân đã có tên, trong đó
phải có một lời hứa rèn luyện về học tập hoặc hạnh kiểm và phải thực hiện được ngay
trong tuần học tiếp theo.
(Trích một số lời hức của học sinh: Em hứa sẽ cố gắng học bài nhiều hơn....;Em hứa sẽ
chép bài đầy đủ...; Em hứa không mất trật tự trong lớp...)
Ví dụ minh hoạ Khi dạy bài Tiếng việt "Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ" lớp
10
Áp dụng trò chơi "giải ô chũ" ở phần củng cố bài học
Chuẩn bị: - GV: làm sẵn các ô chữ trên giấy rôki hoặc chuẩn bị trong bài dạy công nghệ
thông tin
- Học sinh: Các phương án trả lời
GV: hướng dẫn thể lệ: Thực hiện trong thời gian từ 3 đến 5 phút. GV Đọc các câu hỏi
ứng với các ô chữ, học sinh nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được thưởng, phần thưởng
có thể là bánh kẹo hoặc một điểm 10...

HS: nghe phổ biến thể lệ trò chơi. Nghe câu hỏi và trả lời
Trò chơi : "Gỉai ô chữ"
Gồm 6 ô chữ, gv dẫn dắt câu hỏi cho từng ô, đối chiếu đáp án
M

U

C
P
C

H
Đ
H
A

O
I
N
U
C

A
C
H
O
H
N

N

H
A
N
T
O

C

A

N

H

N
G
H
I

V
T
U
D

A
I
C
U

T

E

N

N

G

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

- Ô số 1: Gồm 8 chữ cái: HOÀN CẢNH
- Ô số 2: Gồm 7 chữ cái: MỤC ĐÍCH
- Ô số 3: Gồm 7 chữ cái: NHÂN VẬT
- Ô số 4: Gồm 10 chữ cái: PHƯƠNG TIỆN
- Ô số 5: Gồm 8 chữ cái: CÁCH THỨC
- Ô số 6: Gồm 7 chữ cái: NỘI DUNG
6 ô chữ trên là nội dung chủ yếu của bài học đó là các nhân tố trong giao tiếp, là trọng
tâm của bài
- Còn lại ô chữ trung tâm (hàng dọc: là chữ : NHÂN TỐ) là yếu tố để dẫn dắt cho các từ
hàng ngang, cũng là tên, là khái niệm để gọi: Các nhân tố giao tiếp
Ví dụ minh hoạ Khi dạy bài khái quát văn học dân gian Việt Nam lớp 10:
Trong phần II- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam, ta có thể tạo lập trò
chơi nhanh trong 5 phút: Trò chơi có tên gọi: Ai nhanh hơn?
Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ. GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các tác
phẩm và thể loại văn học dân gian mà em biết?

Bên nào kể được nhiều hơn vào phút cuối của thời gian (5 phút) sẽ thắng
Ví dụ:
Bên nam: Truyện cổ tích Tấm Cám v.v...
Bên nữ: Truyền thuyết: An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ....
Từ đó giáo viên rút ra về hệ thống thể loại của VHGD
(Trò chơi này rất kích thích sự hồi tưởng của các em về những câu chuyện đã được đọc,
được nghe, xem phim.....từ các cấp học dưới, trong cuộc sống....nên tạo nhiều hứng thú
cho học sinh, lớp học sôi động hơn.)
Ví dụ minh hoạ Khi dạy bài Văn bản - Tiết làm văn -lớp 10:
- Phần cuối bài ta có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ trong phần củng cố
- Trò chơi như sau: GV đọc câu hỏi gợi ý cho các ô chữ. Học sinh nhanh chóng trả lời
đúng sẽ được thưởng 10 điểm hoặc phần quà....
S

I

C
N

O
H
K
C

N
H
H
H

G

O
O
I

V
A
N
B
A
N

U
T
G
A
H
H

H
O
O
L

E
C
C
U

T
H


H
I

A

N

U

A

T

11


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

- Ô số 1: Gồm 6 chữ cái: CÔNG VỤ
- Ô số 2: Gồm 8 chữ cái: SINH HOẠT
- Ô số 3: Gồm 9 chữ cái: NGHỆ THUẬT
- Ô số 4: Gồm 6 chữ cái: BÁO CHÍ
- Ô số 5: Gồm 7 chữ cái: KHOA HỌC
- Ô số 6: Gồm 9 chữ cái: CHÍNH LUẬN
6 ô chữ trên là nội dung chủ yếu của bài học đó là tên các loại văn bản , là trọng tâm của
bài
- Còn lại ô chữ trung tâm (hàng dọc: là chữ : VĂN BẢN) là yếu tố để dẫn dắt cho các từ

hàng ngang, là tiêu đề bài học, là khái niệm chung
* Khả năng áp dụng:
- Giáo viên có thể áp dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở THPT đối với cả
ba phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn và đối với bài giảng điện tử hoặc bài giảng
thông thường…
- Áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn điệu, tăng hứng
thú học tập cho học sinh (theo kết quả thăm dò 100% học sinh thích thú với hình thức
này), nhờ đó việc dạy và học sẽ thêm hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế - xã hội: sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của học
sinh khi áp dụng giải pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn:
Hứng
Kết quả từ TB trở
Hứng
thú với
lên
Năm
Số hs khảo sát gpháp thúbộ
học
môn Đầu Học Cuối
năm kì I năm
2011 34
2012

34

2012 - 44
2013 48

34


10

19

28

44

44

12

24

39

48

27

15

22

31

Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học
tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên cũng có thể phát
huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập của
học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách, năng lực của các em sau này.


12


Sáng kiến kinh nghiệm

Trương Thị Hà

PHẦN VI: KẾT LUẬN CHUNG
Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn văn,
vì “Văn học là nhân học”. Đó là bộ môn khoa học vừa hình thành nhân cách lẫn tâm hồn
cho mỗi con người chúng ta. Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển
rất nhanh, môn văn sẽ giữ lại tâm hồn cho con người, giữ lại cảm giác nhân văn để con
người tìm đến với con người, để trái tim hoà cùng nhịp đập trái tim. Đồng thời giúp cho
học sinh có cách đối nhân xử thế đúng theo tinh thần văn học là yêu thương cuộc sống,
cảm nhận được cái đẹp. Có được lòng vị tha, nhân ái.
Qua các tiết dạy tôi thấy việc lồng ghép trò chơi vào dạy học đạt được hiệu quả
tối ưu phải có sự linh hoạt trong quá trình sử dụng. Tuỳ từng bài mà ta áp dụng cho đúng
lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Việc làm này sẽ tạo tâm thế học tập hứng thú ở học sinh, tạo tiết
dạy sinh động, không nhàm chán, đồng thời giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về bài
học. Học sinh tích cực chủ động trong việc chuẩn bị bài, chủ động trong quá trình học
tập, sinh hoạt.
Do khâu chuẩn bị chu đáo, nên khi lên lớp các trò chơi được đưa vào bài dạy
xuất hiện theo một thứ tự nhất định kết hợp cùng bài giảng. Vì vậy khi lên lớp giáo viên
hết sức nhẹ nhàng, không có thời gian thừa thãi, không có chỗ cho sự ngẫu hứng tuỳ tiện,
không làm giảm đi hiệu quả tác dụng của trò chơi.
Sau khi thực hiện nghiên cứu này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái
nhìn mới mẻ, tích cực hơn về phương pháp dạy. Từ đó, tôi hi vọng kết quả học văn của
các em sẽ tốt hơn, các em sẽ yêu thích môn văn nhiều hơn.
Việc lồng ghép trò chơi trong việc dạy học Ngữ văn là cả quá trình tìm tòi, sáng

tạo. Là một giáo viên, tôi cần học hỏi nhiều hơn ở đồng nghiệp, vì vậy tôi rất mong sự
đóng gop ý kiến của BGH và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện hơn trong
những năm học tiếp theo.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trương Thị Hà
* ĐỀ TÀI CÓ KÈM THEO MỘT BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÓ LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI
(Trò chơi có ở đầu và cuối tiết học)

13



×