Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hành trình khám phá nhận thức về con người của nguyễn khải qua truyện ngắn một người hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.95 KB, 20 trang )

Mục lục
Phần I
1. Lý do chọn đề tài.

Trang
1

2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phần II.

2
2
3

1. Thực trạng vấn đề
2. Giải pháp.
1] Lí luận văn học
[2] Giáo trình thi pháp học (Trần Đình Sử)

3
3

[3] Tuyển tập Nguyễn Khải
3.Một số biện pháp hướng dẫn học sinh hoạt động, chiếm lĩnh tác phẩm

5
11

4


“Một người Hà Nội” theo hành trình khám phá về con người của
Nguyễn Khải
4. Kết quả thực nghiệm
Phần III. Kiến nghị và đề xuất.
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm
Tài liệu tham khảo

14
16
18
19

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Với nhà văn Nguyễn Khải, Hà Nội có một vị trí đặc biệt trong tình cảm, kỉ
niệm, cả trong đời sống và văn chương của ông. Hà Nội không chỉ là nơi Nguyễn
1


Khải được sinh ra, sống những năm ở tuổi niên thiếu và suốt mấy mươi năm từ sau
kháng chiến chống Pháp, mà còn như cách ông mượn lời nhà văn Hồ Dếznh nói
trong truyện Đất kinh kì: "Cái nước sông Hồng, cái gió sông Hồng nó lạ lắm, nó
làm ra văn chương Bắc Hà, văn chương Hà Nội. Anh muốn sống ở đâu cũng được
viết ở đâu cũng được nhưng phải tráng qua tí chút hơi hướng của Tràng An thì mới
thành văn chương đích thực. Nó khác với văn tỉnh lẻ". Nguyễn Khải đã có nhiều
truyện ngắn viết về cuộc sống và con người Hà Nội, được tập hợp trong hai tập
truyện: Một người Hà Nội (1990) và Hà Nội trong mắt tôi (1995). Viết về Hà Nội,
với Nguyễn Khải không phải chỉ là để trải tấm lòng mình với mảnh đất từng gắn
bó, nhiều duyên nợ, mà quan trọng hơn, bởi "Đất kinh kì" chứa đựng nhiều điều
hấp dẫn, bí ẩn, nhất là trong tầng sâu văn hoá, lối sống, các giá trị tinh thần của

người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm tòi, triết lí của
Nguyễn Khải thỏa sức khai vỡ. Truyện ngắn Một người Hà Nội in lần đầu năm
1990 trong tập truyện cùng tên, có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho mảng sáng tác
về Hà Nội của Nguyễn Khải, và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác
giả trong thời kì đổi mới.
Con người là điểm xuất phát cũng là điểm cuối cùng của văn học. Lịch sử
văn học là lịch sử khám phá tâm hồn con người, sự khám phá ấy là vô cùng, vô tận,
không có trang cuối bởi con người và thế giới bên trong của con người tiềm ẩn bao
bí mật để thâm nhập, tìm hiểu và khám phá. Chỉ có cái nhìn sâu sắc, đầy xác thực
về con người, nhà văn mới có được kiến giải có nghĩa về cuộc sống và chính bản
thân con người. Để làm được điều này nhà văn phải có sự vận động trong ý thức
nghệ thuật, đặc biệt là trong quan niệm nghệ thuật. Chính vì vậy, tiếp cận sáng tác
của Nguyễn Khải thời kì sau 1960, đặc biệt từ sau 1986 trở lại đây, tôi cho rằng tiếp
cận từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con người là một hướng đi tích cực, khoa
học và phù hợp, là những tiếng nói tin cậy, đã giúp cho người đọc nhìn thẳng vào
cuộc sống và bản thân mình.
Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 THPT hiện nay “Một
người Hà Nội” của Nguyễn Khải được đưa vào giảng dạy trong tiết đọc thêm với
thời lượng 1 tiết. Ta có thể thấy đây là khoảng thời lưọng khá ít để có thể truyền tải
hết được nội dung của tác phẩm. Bởi qua tác phẩm, Nguyễn Khải đã truyền tải
được một vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh tích cực: là những tiếng nói tin cậy, đã
giúp cho người đọc nhìn thẳng vào cuộc sống và bản thân mình. Qua bài giảng,
giáo viên có thể giúp học sinh hình thành quan niệm sống một cách tích cực và lành
mạnh, hình thành cho các em những kĩ năng sống quan trọng giúp các em đỡ bỡ
ngỡ khi ra trường. Trong thời lượng 1 tiết để truyền tải hết nội dung và những vấn
đề đặt ra trong “Một người Hà Nội” là khó, vậy nên mỗi giáo viên phải có những
cách hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ hiểu và hiệu quả nhất.
Trong tác phẩm “Một người Hà Nội” bản thân tôi tâm đắc nhất cách nhìn của nhà

2



văn về con người và cuộc sống, vì vậy tôi chọn cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu
“Một người Hà Nội” theo hướng tiếp cận con người.
Đó cũng là những lí do khiến tôi chọn đề tài “Hành trình khám phá nhận
thức về con người của Nguyễn Khải qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” để
nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy chương trình Ngữ Văn 12 ở trường
THPT Lê Lợi năm học 2016-2017.
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu.
a. Mục đích nghiên cứu.
– Nhằm giúp cho giáo viên dạy văn, nhất là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở
lớp 12 THPT có thêm nguồn tư liệu về Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà
Nội. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức cần thiết góp phần làm phong phú thêm bài
giảng của các thầy cô.
– Đối với người học: Đây là một trong những phương pháp quan trọng, giúp các
em thấy được cái hay, cái đẹp một tác phẩm văn học tiêu biểu ở một ngòi bút tài
năng trong thời kì đổi mới . Nhằm góp phần làm tăng sức hấp dẫn của bài học đối
với học sinh, trong thời điểm mà hứng thú học văn của các em còn nhiều điều đáng
phải suy tư, trăn trở.
b. Đối tượng nghiên cứu.
– Tìm hiểu phân tích những phương diện nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải
trong “ Một người Hà Nội”.
– Dựa trên tâm lý tiếp nhận của học sinh THPT.
3. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp phân tích cảm thụ.
– Phương pháp so sánh.
– Phương pháp tổng hợp

PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.


3


Hiện nay việc dạy học tác phẩm Một người Hà nội trong nhà trường là một vấn đề
không hề đơn giản, bởi nhiều lẽ:
- Môn Ngữ văn là mọt môn học chính nhưng hầu như không nhận được sự quan
tâm chú ý của các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12.
- Thời lượng chương trình dành cho tác phẩm còn ít, mà lại là bài đọc thêm nên ít
giáo viên và học sinh quan tâm.
– Nét đặc sắc trong văn phong của Nguyễn Khải là sự đa dạng, góc cạnh, sắc sảo
trong hình ảnh cuộc sống, sự nhẫn nhịn khôn ngoan tỉnh táo, rất hiểu người, hiểu
đời mà đầy ân tình, nhân hậu. Nguyễn Khải không chú ý nhiều đến cốt truyện, tình
huống mà coi trọng việc khắc họa tính cách nhân vật bằng một giọng văn đậm đà
chất thế sự, hài hòa những dòng chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc về con người và cuộc
sống.
– Do giới hạn thời gian và dung lượng SGK nên tác phẩm đã được lược bớt đoạn 2,
tập trung vào học phần văn bản đoạn 1,3, 4,5, 6,7.
Vì vậy, khi dạy Một người Hà nội không ít giáo viên rất lúng túng, đó là thực
tế không chỉ với những giáo viên trẻ mới ra trường, mà với cả những giáo viên lâu
năm – dù có kinh nghiệm. Bởi với họ, Nguyễn Khải vẫn là mới mẻ khi những năm
tháng ngồi trên giảng đường đại học, nhà văn này vẫn chưa được có một vị trí xứng
đáng như hiện nay.
2. GIẢI PHÁP:
2.1. Nắm vững quan niệm nghệ thuật về con người:( Đối với giáo viên)
Con người và cuộc sống của con người là đối tượng nghiên cứu, khám phá
của nhiều môn khoa học nghệ thuật. Nhưng trong lĩnh vực văn học con người được
nhìn nhận, phân tích, mổ xẻ bằng con đường riêng. M Gorki từng nói “ Văn học là
nhân học” nghĩa là văn học là hình thái nghệ thuật lấy con người làm tâm điểm
chính, làm đối tượng phản ánh, nghiên cứu con người là điểm xuất phát và cũng là

đích cuối cùng của văn học.
Bằng ngôn ngữ, văn học mô tả một cách linh diệu nhất những biến thái tinh
vi trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người “ Trong chủ nghĩa hiện thực đầy
đủ, phải tìm thấy con người trong con người…miêu tả tất cả trong chiều sâu tâm
hồn con người” ( Đôxtôixki) [1]. Khám phá chiều sâu tâm hồn con người là thách
thức đầy gian lao với người cầm bút.
Tâm điểm của văn học là con người “ văn học và đời sống là hai vòng tròn
đồng tâm mà tâm điểm là con người . Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn
con người và sự khám phá ấy là vô cùng, vô tận. Ở mỗi tác giả khi viết về con
người có những cách tiếp cận, khám phá và kiến giải khác nhau. Theo Trần Đình
Sử, quan niệm nghệ thuật con người thực chất là vấn đề “ thể hiện tính năng động
của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực”[2]. Quan niệm nghệ về con người là
4


cốt lõi tư tưởng của một nhà văn, “là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa đến
nay”. Văn học càng đi sâu vào con người thì càng thể hiện được tầm nhân văn cao
cả. Quan niệm nghệ thuật về con người sẽ chi phối tới phương thức trình bày nghệ
thuật của tác giả trong tác phẩm. Vì vậy nếu bỏ qua hoặc xem nhẹ quan niệm nghệ
thuật về con người sẽ dẫn đến giản đơn, phiến diện một chiều, xem nhẹ vai trò
sáng tạo của nhà văn.
Nói tới quan niệm nghệ thuật về con người là nói tới cách hiểu cắt nghĩa về
con người của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật này thể hiện trí tuệ, tầm nhìn, khả
năng nhanh nhạy, cảm nhận của nhà văn về thế giới con người.
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: quan niệm nghệ thuật về con người
chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn
học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển tiến bộ của một
tác giả, một sự tiến hóa văn học. Với một nhà văn có quá trình sáng tác trải qua
nhiều giai đoạn thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng thường có sự vận
động, biến đổi, Nguyễn Khải không là ngoại lệ.

2.2. Nắm vững quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trong
thời kì đổi mới: ( Đối với giáo viên).
Ngay những ngày đầu sáng tác, Nguyễn Khải đã nêu cao quan niệm về văn
chưng: “ Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như là khoa học thể hiện lòng
người…sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai
cấp trong xã hội với mọi phức tạp tinh vi ngoắt ngéo có thực của nó, như thế là
chân thật theo quan niệm của tôi”. Con người đã đem đến cho Nguyễn Khải cảm
hứng sáng tác và ông đã có được năng lực phân tích tâm lý con người khá sắc sảo.
Trong thời kì đổi mới, Nguyến Khải quan niệm con người gắn với những vấn
đề chính trị lớn lao của đất nước. Ông nhìn con người trên bình diện giai cấp, xã
hội, cuộc sống tập thể. Bên cạnh đó, nhà văn cũng thể hiện quan tâm đến số phận
những con người bé nhỏ để khẳng định rằng môi trường sống tốt đẹp, giàu tình
người sẽ cải hóa tâm hồn con người.
Khi nền văn học chuyển mình, nằm trong xu thế chung, Nguyễn Khải cũng
có sự thay đổi “Trước 1978 tôi sáng tác theo một cách, sau 1978 tôi sáng tác theo
một cách khác”. Trong cái nhìn con người hôm nay nhà văn quan tâm đến nhân
cách con người cá nhân, con người trong đời sống toàn vẹn của nó. Đó là con
người được đặt trong cuộc sống riêng tư, gia đình, gia tộc, con người đối với giá trị
vật chất và tinh thần. Thể hiện các nhìn nhiều chiều trong mối quan hệ nhiều mặt
của đời sống – một cái nhìn toàn vẹn.
Trong lời đề từ “ Gặp gỡ cuối năm”, Nguyễn Khải đã bộc bạch “ Tôi thích
cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy
rẫy những biến động bất ngờ mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả
5


sức khai vỡ”[3]. Chính quan niệm về hiện thực không xuôi chiều này mà truyện
ngắn của Nguyễn Khải từ sau đổi mới tư duy nghệ thuật là sự đổi mới quan niệm.
Từ cái nhìn hiện thực nhiều chiều, linh hoạt, con người trong văn Nguyễn Khải
cũng được nhìn nhận, thể hiện trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ. Đó là con người

của đời sống riêng tư, của xã hội, thời thế, con người trong niềm tin, sự lựa chọn,
con người được định vị với những giá trị có tính chất căn bản, bền vững, phổ quát
chứ không chỉ tiên tiến hay lạc hậu, đề cao hay phê phán theo giá trị cách mạng mà
còn được soi chiếu trong những giá trị tinh thần, văn hóa. Với Nguyễn Khải việc
khám phá, tìm hiểu con người luôn là “sự nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá
lại” ( M. Ba khtin). Ông quan tâm tới con người gắn với sự lựa chọn và cô
Hiền ( Một người Hà Nội ) là con người như thế. Tiếp cận “Một người Hà Nội”,
tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải thực chất là tôi tìm
hiểu hành trình khám phá nhận thức về người Hà Nội của nhà văn.
2.3. Thông qua giờ đọc văn giáo viên giúp học sinh nhận ra Một người Hà
Nội – Hành trình nhận thức, khám phá con người dưới góc độ văn hóa,
nhân văn.
Sau những năm 80, Hà Nội là một đề tài nổi cộm trong truyện ngắn của
Nguyễn Khải. “Một người Hà Nội” là một tác phẩm có sức khái quát lớn, độ nén
cao, chỉ trong 18 trang truyện, thông qua nhân vật cô Hiền mà Nguyễn Khải đã
trình bày được bao vấn đề về con người văn hóa, con người với khả năng nhận thức
những giá trị bền vững – Hành trình tìm kiếm, khám phá giá trị con người của nhân
vật tôi.
a. Con người văn hóa.
Khám phá con người trên phương diện văn hóa là đi sâu tìm hiểu “phẩm
chất xã hội” của con người. Trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội”, thông qua
nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đi phân tích, mổ xẻ và đánh giá giá trị văn hóa tinh
thần của người Hà Nội. Nhà văn đi sâu phát hiện, tìm hiểu bản chất văn hóa rồi từ
đó chiêm nghiệm, triết lý về vẻ đẹp văn hóa của con người.
b. Con người với những giá trị đạo đức.
Cô Hiền trong “ Một người Hà Nội” là đại diện tiêu biểu cho cốt cách Hà
Thành. Ở cô, những giá trị đạo đức luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Trong
tất cả mọi việc, mọi tình huống, cô luôn lấy đạo đức nhân cách để ứng xử và hành
động. Cô chăm sóc gia đình bằng nề nếp, gia phong, uốn nắn rèn rũa con cái ngay
từ những buổi ban đầu, dạy chúng những điều nhỏ nhất. Khi các con còn nhỏ, ngồi

vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc
canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn… Cô răn dạy con cháu phải theo chuẩn mực
đạo đức “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn,
không được sống tùy tiện buông tuồng”. Cái “chuẩn” này chính là văn hóa, là tư
cách con người, đặc biệt là người Hà Thành. Ý thức là người Hà Nội phải luôn
thường trực, bởi nó là điểm tựa cho mỗi người hoàn thiện và phát triển nhân cách.
6


Và để đạt đến “ chuẩn mực”, thì điều cốt yếu là con người phải có lòng “ tự
trọng”, phải biết xấu hổ, “ tau chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau
này muốn ra sao là tùy”. Dạy con cháu có lòng tự trọng, biết xấu hổ là dạy nhân
cách làm người, dạy văn hóa lối sống, ứng xử để tồn tại. Có lẽ vì vậy những “sản
phẩm” mà cô Hiền cho ra đời đều là những “ sản phẩm” tử tế. Chàng trai trẻ Dũng
– con cô Hiền là một minh chứng, Dũng là đại diện cho Hà Nội trẻ, Hà Nội của vẻ
đẹp nhân bản: yêu thương, nhân ái, anh dũng…
Tự trọng trở thành nguyên tắc sống của cô Hiền. Theo cô, lòng tự trọng
quyết định nhân cách của con người. Vào những năm 1965, trong không khí cả
nước hối hả lên đường Nam tiến, cô Hiền tiễn hai con lên đường nhập ngũ. Cũng
đau đớn, buồn bã, dằn vặt như bao bà mẹ khác, nhưng cô vẫn can đảm khẳng định:
“Tau đau đớn mà bằng vì tau không muốn sống bảm vào sự hy sinh của bạn. Nó
dám đi là cũng là biết tự trọng”. Lần tiễn con này, cô để cho con đi vì yêu con, hiểu
con và vì lòng tự trọng. Đến đứa con thứ hai lên đường cũng vậy “tau không
khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để nó
phải chết, cũng là một cách để giết nó…Tau cũng muốn được sống bình đẳng với
các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả vui lẻ có hay hớm gì”. Như vậy, cả hai
lần cô Hiền tiễn con đi, hai lần cô đều đau đớn, buồn bã, nhưng cô đã biết vượt lên
nỗi đau, bằng trái tim của một người mẹ yêu con, hiểu con, trái tim của một thành
viên yêu nước và bằng nhân cách tự trọng. Tại sao cô muốn được sống bình đẳng
như bao người mẹ Việt Nam khác thời bấy giờ? Vì cô biết xấu hổ. Tại sao cô để

cho hai con đi? Vì cô không muốn các con mình sống bám vào sự hy sinh của
người khác là sự ích kỷ, là con người không có tư cách. Đã là con người phải ý
thức được mình, ý thức được lòng tự trọng, lấy lòng tự trọng, lấy lòng tự trọng để
soi sáng cho mọi hành động, suy nghĩ. Bằng lòng tự trọng, biết xấu hổ cô Hiền đã
vượt lên trên lợi ích cá nhân, vì lợi ích cộng đồng, yêu đất nước với tấm lòng của
một người mẹ biết hy sinh.
Như vậy, là một con người, trước hết phải có nhân cách cao đẹp. Hãy sống
biết tự trọng, biết xấu hổ và xem nó như một tiềm lực tinh thần to lớn.
c. Con người tri thức, nhanh nhẹn và thức thời.
Thời son trẻ giữa đất Hà Thành, cô Hiền nổi tiếng được mọi người biết đến
không phải vì bố mẹ giàu sang mà vì cô là một người con gái “vừa đẹp vừa thông
minh, biết cách tự khoe mình bằng những mẩu chuyện rất duyên dáng”. Kết giao
với những người bạn văn chương, cô luôn được tin, được khen ngợi và đánh giá
cao. Cô Hiền được mọi người tin tưởng nhờ cậy thẩm định các tác phẩm văn chứng
chứng tỏ mầm văn chương, chất tài hoa ở cô được mọi người biết đến và khẳng
định ngay từ khi cô còn rất trẻ.
Hà Nội những ngày đầu giải phóng có hiều thay đổi lớn, nhất là trong lối
sống. Cô Hiền luôn nhanh nhạy tìm phương châm thích ứng chế độ mới. Trong
7


quan hệ với chính trị và kinh tế, cô tỏa ra là người sắc sảo, quyết đoán. Lối tư duy
nhanh nhạy cộng với sự trải nghiệm đã đem lại cho cô tri thức về văn hóa, lối sống,
sự am hiểu chế độ. Tại sao cô giữ nếp sống phong lưu, lịch thiệp trong suốt cuộc
kháng chiến và ngay cả chế độ mới mà không bị đưa đi học tập, cải tạo? Vì ở cô có
sự hiểu biết và nắm thời cuộc sâu sắc. Cô hiểu được bản chất của chế độ mới, bản
chất của giai cấp tư sản. Có nếp sống tư sản, có gương mặt tư sản nhưng cô không
bác lột ai, không làm chủ ai. Cô sống bằng sức lao động của mình. Chọn nghề bán
hoa, không cho chồng mở xưởng in để kinh doanh, bán ngôi nhà ở hàng Bún… Tri
thức, sự hiểu biết và khôn ngoan đã giúp cô nhay nhạy bắt kịp với thời cuộc và giữ

vững nếp nhà mình. Ví như chuyện cô chọn nghề bán hoa giấy là sự nhanh nhạy
khá sắc sảo của cô. Vì chế độ mơi không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn.
Chọn nghề bán hoa giấy là một sự lựa chọn đúng đắn, hợp thời. Bởi cái nghề đó
không làm giàu được, nhưng lại đủ ăn và nhàn hạ. Sống trong chế độ mới cô chỉ
cần đủ ăn để duy trì cuộc sống gia đình, giàu sẽ không hợp thời, sẽ là một mình đi
ngược thời cuộc. Như vậy là một con người, không chỉ sống cho riêng mình mà
còn phải sống với thời cuộc, cùng thời cuộc tồn tại và phát triển.
Những năm cả nước lên đường Nam tiến, trong không khí vận động hối hả
của thời đại, cô Hiền cho hai con đi bộ đội. Cho con đi vì cô là một người mẹ rất
hiểu con, yêu con, luôn đặt nhân cách, tự trọng lên đầu để phán xét quyết định mọi
việc. Và còn bởi cô “ muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác”, muốn được là con
người của thời cuộc, là một thành viên yêu nước khi đất nước có chiến tranh. Hòa
với thời cuộc để hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì. Như vậy, ý
thức cộng đồng, hòa nhập cùng cộng đồng đã vượt lên lợi ích cá nhân. Trái tim của
người mẹ đã gắng gượng, cầm lòng vì đất nước.
Bản lĩnh tự tin giúp cô quán xuyến và quyết đoán mọi việc, đã tính là làm, đã
làm không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ. Một con người biết nói, biết
làm, biết tính toán quyết đoán trong tất cả mọi việc. Mọi sự đều được cô giải giải
quyết nhẹ nhàng, êm thấm theo một cách riêng và luôn luôn đúng. Cô đã từng
tuyên bố với nhân vật tôi “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ kể cả chế độ”. Do
đâu mà cô có được bản lĩnh vững vàng như vậy? Do đâu mà cô luôn biết người,
biết ta? Từ thời còn rất trẻ, cô đã biết tính toán cho bước đường đời của mình “ Nếu
cô cũng sính làm thơ, làm văn như người của thời bấy giờ cũng có thể là một bà
Lưu Thị Hạnh”. Ngay từ thời ấy, cô đã là người rất thực tế, thức thời, không chạy
theo thời thế. Đến cả chuyện lấy chồng, chọn bạn trăm năm cũng được cô tính toán
rất kỹ. Bởi cô nghĩ “đùa vui một thời thế là đủ”
Nhận thức, trình bày về nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đã đi cắt nghĩa con
người thời cuộc. Trong mọi lúc, mọi nơi con người luôn luôn phải thức thời, biết
mình, biết ta. Lấy cái “ bất biến ứng với cái vạn biến” sao cho phù hợp để con
người vẫn là mình, riêng mình vẫn là người của xã hội, của “ hôm nay”. Muốn vậy

8


đòi hỏi ở con người phải có tri thức, sự hiểu biết, phải biết lựa thời, lựa mình. Nhất
là trong đời sống hàng ngày phải đối mặt với nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phức
tạp rất cần ở mỗi con người có khả năng nhạy bén để xử lý ứng biến trước mọi tình
huống. Con người của hôm nay trước hết phải là con người hợp thời.
d. Con người và văn hóa ứng xử.
Ở cô Hiền nét văn hóa thể hiện trong cách sinh hoạt hàng ngày, ở cách ăn,
cách ở, cách mặc…tất cả được cô cho vào khuôn khổ nhất định. Và theo cô quy tắc
ấy là văn hóa, thể hiện sự “chuẩn mực” của con người Hà Nội. Nếp sinh hoạt văn
hóa đã trở thành một thói quen, một nhu cầu không thể thiếu. Trong suốt thời kì
lịch sử dân tộc có hiều biến động, gia đình cô vẫn giữ thói quen tổ chức gặp mặt
bạn bè mỗi thánh một lần. Trong những bữa ăn ấy, nhân vật tôi để ý và thấy cô
Hiền và những nhân vật thành danh của đất kinh kì ăn vận như những “diễn viên
sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh rồi một loạt bà tóc bạc hoặc nửa
xanh, nửa bạc, áo nhung dạ đeo ngọc, đeo dây đi lại uyển chuyển” . Ngày thường
các bà có thể mặc áo bông ngắn, quần thâm, đi dép, đi guốc… là các cô Lọ Lem.
Ngày thường, khi tiếp xúc với họ, nhân vật tôi có thể xưng hô, ăn nói bỗ bã, buông
tuồng. Bởi tất cả đều là người bình dân. Còn lúc này trong những bữa ăn với không
khí lịch sử sang trọng các bà đều là những người quý phái. Sự quý phái đã gây cho
nhân vật tôi thái độ lúng túng khi tiếp xúc, cư xử bởi anh hiểu anh đang đứng trước
một giai tầng thượng lưu, gia tầng làm chuẩn cho mọi giá trị.
Trong quan hệ gia đình, cô Hiền là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát
luôn cố gắng gìn giữ nếp nhà thật vững vàng. Cô muốn có một nếp nhà trên dưới
trật tự, các con và bản thân cô là người Hà Nội phải văn hóa từ trong cách ăn trở đi.
Cách cô Hiền cư xử với người chị Vú và gia đình chị cũng là một cách cư
xử rất văn hóa: côc xem chị như người thân, đối đãi tử tế, có tình, có nghĩa. Ở với
cô từ năm 19 đến 45 tuổi, chị Vú đã nhận xét “nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo từ
lâu rồi, không khiến anh phải xui” – chị Vú trả lời với cán bộ cánh mạng. Khi chị

Vú mất, cô vẫn giữ mối quan hệ đi lại tình nghĩa với anh chồng. Hàng năm anh ta
vẫn đem gạo, đậu xanh…đi lên tết và biếu gia đình cô.
Cả cuộc đời mình cô Hiền luôn chăm chăm chăm giữ gìn nếp gia phong,
bản thân cô luôn là chuẩn mực của nề nếp , truyền thống. Đối với cô văn hoá truyền
thống đã trở thành dòng ý thức xuyên suốt, nó chi phối mọi hành động, suy nghĩ,
việc làm của cô. Cô muốn giữ lại văn hóa Hà Nội, giữu lại những phong vị, vẻ đẹp
của Hà Nội qua nếp sinh hoạt hàng ngày từ ăn, ở, mặc rồi cách uốn nắn, dạy dỗ con
cháu. Mấy chục năm vẫn giữu nếp tổ chức bữa ăn bạn bè… để văn hóa Hà thành
được duy trì và tỏa sáng trong hoàn cảnh thực tại.
Nhiều năm trôi qua, cô Hiền trong cuộc sống hôm nay là đã một bà cụ ngoài
bảy mươi. Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn nhưng “cô vẫn là người của hôm nay, thuần

9


túy Hà Nội không pha trộn”. Cách bài trí ngôi nhà của cô đặc biệt là nơi tiếp khách
mấy chục năm vẫn không hề thay đổi ”Một bộ sa lông gụ cái khánh. cái sập gụ
chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khẩm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một
cái lọ men Thúy hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây
và mấy thứ bình lọ màu men thì thường có dáng lạ chả rõ từ đời nào”. Hướng văn
hóa đến thế hệ mai sau, cô luôn tin rằng mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của
nó. Nhìn thấy cây si trước đền Ngọc Sơn bị đổ sau cơn bão cô lập tức nghĩ ngay
đến sự khác thường, sự biến đổi, di dời, ra đi của một thời. Lúc thấy cây si dựng lên
sống dậy cô đã tâm niệm một điều “thiên địa tuần hoàn cái vào ra của tạo vật là
không thể lường trước được”.Trong cái mà Nguyễn Khải gọi là sự tính toán khôn
ngoan mà cô Hiền vừa nâng lên một tầng nữa thì điều mấu chốt là niềm tin, niềm
tin vào tương lai, vào thế hệ sẽ nối tiếp cô. Đó là niềm tin vào sức mạnh văn hóa,
vào ý thức kế tiếp của mọi thế hệ, mọi người mà thời nào cũng có. Cô muốn từ
niềm tin vào những giá trị truyền thống thắp sáng vào tương lai cho thế hệ nối tiếp
nhau hướng về văn hóa cội nguồn. Bởi con người ngoài sự thông minh, thức thời,

nhân cách cao đẹp… cũng rất cần một niềm tin.
2.4. Con người với khả năng khám phá, nhận thức những giá trị bền vững.
Con người sau chiến tranh của Nguyễn Khải luôn vận động, tự nhận thức
đánh giá việc làm của bản thân mình là đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực, nên hay
không nên…để tự hoàn thiện mình. Ngòi bút nhà văn lách sâu vào từng ngóc ngách
bên trong con người và ông phát hiện ra một sự thật vô cùng lớn lao: Con người, đã
làm con người không ai hoàn thiện cả. Chỉ có điều chúng ta phải biết vượt qua và
lớn lên, lớn hơn sau mỗi lần nhận thức. Nhân vật tôi có một thời nhận thức sai lệch,
trải qua bao trải nghiệm quan sát, chứng kiến thực tế cuộc sống, thực tế lòng người
đã nhận ra được chân lý nghệ thuật phải vận động, cách nhìn và quan niệm về con
người phải tùy vào từng thời kì mà nhận định đánh giá. Cô Hiền đã giúp nhân vật
tôi xác lập những tiêu chí mới cho phù hợp với xã hội và thời đại mới.
Nhưng để đến được những nhận thức đúng đắn và phù hợp quả thật không dễ
dàng gì. Nó đòi hỏi rất lớn khát vọng khám phá và ý thức tự vươn lên của người
nghệ sĩ. Nhà văn không chỉ trung thực với cuộc sống mà còn phải trung thực với
“sự thật lòng người”. Nếu như nhân vật tôi chỉ dừng lại ở nhận thức “cô Hiền đích
thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc
cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối” thì quá trình nhận thức này chỉ là sự
nhận thức hời hợt, hình thức. Nhân vật tôi mới chỉ nhìn vào cách sống hàng ngày
của cô Hiền để dánh giá, hơn nữa lại để cho những định kiến giai cấp chi phối.
Đứng trên lập trường giai cấp để nhận thức người kể chuyện chỉ phán xét chuyện là
tư sản hay không là tư sản. Mà đã là tư sản thì phải tránh xa, phải giữ khoảng cánh
“Trong lý lịch của tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn đại bác chưa chắc đã
tới huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền”
10


Trải qua quá trình tự vượt lên khỏi những quan niệm nhỏ hẹp, ấu trĩ trong
cách nhìn đời, nhân vật tôi đã phát hiện ra vẻ đẹp cao quý của cô, đã nhìn cô như là
biểu hiện các giá trị văn hóa vững bền của một vùng đất giàu truyền thống “cô đã

yếu nhiều, đã già hẳn, ngời bảy mươi tuổi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của
hôm nay một người Hà Nội không pha trộn”. Đứng trước bà cô giỏi giang của
mình nhân vật tôi không dấu diếm sự ngưỡng mộ “ Một người như cô phải chết đi
thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ”. Ở
đây nhân vật tôi luôn có ý thức tự điều chỉnh tư tưởng trong quá trình nhận thức.
Để dần dần tiến tới cái toàn diện và đúng đắn bằng khả năng quan sát và chiêm
nghiệm. Luôn tự biết nhìn nhận và biết lý trí rồi lại nhìn nhận để “tạ lỗi” phê phán
ngay cái nhìn ấu trĩ của mình để hướng tới cái nhìn nhân bản sâu sắc.
Như vậy trước đối tượng nhận thức, người nghệ sĩ phải tự hình thành cho
mình một cái nhìn đúng đắn. Trước tiên phải hướng tới cái nhìn toàn diện, tức phải
nhìn đối tượng trên nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ. Phải bao quát được
đối tượng. Mặt khác khi nhìn nhận phải tránh cái nhìn hình thức, phiến diện, bởi từ
nhận thức phiến diện nhân vật tôi đã phủ lên cô Hiền nhận thức hoàn toàn sai lệch.
Chỉ cái nhìn có chiều sâu, nhân bản, cái nhìn với thái độ khách quan mới nhận thức
đúng được bản chất, chiếm lĩnh được chiều sâu của đối tượng. Hiểu và phản ánh
đúng con người cần có cái nhìn khách quan , tích cực và phải luôn luôn tự điều
chỉnh nhận thức đó, sao cho không thiên lệch, chệch hướng bởi con người trong đời
sống hôm nay là muôn mặt đa diện, đa chiều. Họ không chỉ thể hiện, khẳng định
mình trong mối quan hệ nhất định hay trên một phương diện cụ thể. Xung quang họ
còn rất nhiều mối quan hệ chằng chéo lên nhau. Vậy nên buộc người nghệ sĩ cũng
hướng cái nhìn của mình rộng hơn, sâu hơn. Phải có cái nhìn toàn diện trước khi
đánh giá một đối tượng. Mặt khác Nguyễn Khải cũng đặt ra vấn đề là nhà văn phải
biết tự đấu tranh, tự vượt lên chính bản thân về sự lạc hậu, ấu trĩ. Phải có cái nhìn
trong sự vận động phát triển thì sự nắm bắt vấn đề, đối tượng mới đúng và chính
xác. Người nghệ sĩ phải có ý thức, khát vọng nhận thức.
Trước đây, khám phá vẻ đẹp con người Nguyễn Khải thường quan tâm tới
phẩm chất cộng đồng, phẩm chất công dân, còn phẩm chất riêng tư của con người
chưa được nhà văn chú ý và quan tâm đúng mức. Văn học đổi mới, nhiều vấn đề
cần nhìn nhận lại. Nguyễn Khải muốn thể hiện một quá trình nhận thức lại, khám
phá lại – khám phá con người cá nhân thế sự. Giờ đây con người cần được miêu tả

và phản ánh thông qua nhiều chiều, nhiều mối quan hệ khác nhau: con người với xã
hội, con người với gia đình và con người với chính bản thân. Đi sâu phát hiện tìm
kiếm bản chất văn hóa trong đời sống, trong con người thế sự là một khuynh hướng
mới của nhà văn. Khám phá vẻ đẹp của con người gắn với những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, Nguyễn Khải đã thể hiện một cái nhìn đậm chất nhân
văn. Qua đó cho người đọc thấy những giá trị đó là vô cùng quý báu, nó là “vàng
11


mười”, “vàng ròng” và mong muốn mỗi người hãy gìn giữ nó, lưu truyền nó cho
con cháu mai sau để nét đẹp của Hà Nội, của Đại Việt ngàn năm văn hóa mãi mãi
được duy trì và tỏa sáng. Mỗi người hãy tự xem lại mình, hãy tự nhận thức lại
chính bản thân và nhận nhận tầm quan trọng ý nghĩa văn hóa truyền thống để giữ
lại vốn sống, vốn văn hóa cho chính bản thân và dân tộc.
Như vậy “Một người Hà Nội” là sự trình bày quá trình nhận thức, khám phá
về người Hà Nội của Nguyễn khải. Qua nhân vật cô Hiền, nhà văn muốn khẳng
định, ca ngợi vẻ đẹp cốt cách người Hà Nội. Đồng thời thể hiện một cách nhìn mới,
khám phá mới về con người thế sự .
3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh hoạt động, chiếm lĩnh tác phẩm “Một
người Hà Nội” theo hành trình khám phá về con người của Nguyễn Khải.
3.1. Hướng dẫn học sinh đọc để làm nổi bật cảm hứng khám phá con người
dưới góc độ văn hóa, nhân văn và sự thay đổi giọng điệu trong lời kể.
Trước khi hướng dẫn học sinh phân tích tính cách, phẩm chất của nhân vật cô
Hiền , người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc chậm, rất chậm và đọc
trước tác phẩm ở nhà bởi thời gian trên lớp rất ít. Khi lên lớp giáo viện chọn 1 đoạn
tiêu biểu cho học sinh đọc mẫu.
Khi đọc diễn cảm truyện ngắn “ Một người Hà Nội” cần làm nổi đâu là
giọng kể, đâu là giọng tả, giọng đối thoại. Trong “Một người Hà Nội” Nguyễn Khải
hòa trộn đan xen hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật và
đan xen các chất giọng: giọng kể, giọng ngợi ca, triết lý lại có cả giọng giễu

mình… Bởi vậy, tiếp nhận tác phẩm cần có những giọng đọc khác nhau để phù hợp
ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Bên cạnh đó qua hoạt động đọc giúp người nghe đi
theo hành trình khám phá “cái bề sâu, bề xa” trong tâm hồn con người.Ví dụ:
- Đoạn 1: Giọng đọc phải có điểm nhấn, điểm dừng, phải có ngữ điệu thể hiện được
thái độ, cách đánh giá của nhân vật tôi.
- Đoạn 4 kể về cuộc đối thoại về cách sống, cách ứng xử nhập cuộc của cô Hiền,
chuyện cô Hiền là tư sản hay không là tư sản cần phải có sự thay đổi giọng đọc để
diễn tả được phát ngôn của các nhân vật.
- Đoạn đối thoại giữa cô Hiền với chồng cần phải đọc dứt khoát làm toát lên được
cá tính, sự quyết đoán của cô Hiền.
- Đoạn kể về những tính toán hợp lý, những lựa chọn đúng đắn của cô Hiền( Đoạn
5), giọng đọc phải chậm thể hiện được những chiêm nghiệm của người kể chuyện
“ cô Hiền bên ngoại…là những người đàn bà có đầu óc thực tế. Mọi việc được các
bà ấy tính toán trước cả. Và luôn đúng…đã tính là làm đã làm là không thèm để ý
những lời đàm tiếu của thiên hạ”

12


- Đoạn kết thúc truyện đọc với giọng chậm rãi, trầm và ngân thể hiện được thái độ
khâm phục, ngợi ca, ngưỡng mộ, tôn vinh rõ rệt của nhân vật tôi.
=>Hoạt động là hoạt động tác động trực tiếp vào người đọc những dụng ý của nhà
văn qua các con chữ. Từ những con chữ vô hồn, vô cảm qua đọc diễn cảm nó cựa
quậy trên trang sách, bước vào cuộc đời, hình thành nên suy tư trăn trở, nhân cách
người học.
3.2. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm để làm nổi bật sự khám phá,
nhận thức về người Hà Nội của Nguyễn Khải.
a. Phân tích hình tượng nhân vật cô Hiền:
Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật, giáo viên chú trọng vào đặc trương
của nhân vật truyện cũng như bút pháp xây dựng nhân vật của nhà văn. Ở “Một

người Hà Nội”, Nguyễn Khải tập trung thể hiện nhân vật cô Hiền qua tình huống,
đối thoại, chi tiết và những nhận định khái quát.
Cô Hiền là một nhân vật tính cách: cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử của cô
đầy cá tính. Là một người phụ nữ thông minh, bằng bản lĩnh vững vàng của mình
cô đã gìn giữ, vượt qua mọi thử thách, biến động của cuộc sống. Phong thái, cốt
cách của người Hà Nội chính gốc luôn hiện diện trong cách sống, cách nghĩa của cô
ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
Nhìn dưới góc độ văn hóa, giá trị truyền thống cô là người đại diện cho cốt
cách Hà Nội, cho chuẩn mực của đất kinh kỳ. Từ cách sống, cách sinh hoạt hàng
ngày, cách cư xử…đến cách nghĩ, những tính toán hợp lý… Tất cả đều toát lên vẻ
đẹp văn hóa. Ở cô ta còn bắt gặp ý thức nâng niu trân trọng những giá trị cổ truyền,
một niềm tin vào tương lai “ Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của sự vật không thể
lường trước được”
Khi phân tích nhân vật cô Hiền, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích
những thủ pháp xây dựng nhân vật mà tác giả xây dựng: qua các tình huống đối
thoại, chi tiết và những nhận định khái quát. Qua các tình huống lựa chọn, cô hiền
đã ứng xử, bộc lộ nhân cách của mình như thế nào? Những cuộc đối thoại giữa cô
Hiền và các nhân vật khác (chủ yếu là nhân vật tôi)thái độ, cách sống, cách giải
quyết vấn đề…của cô có điểm gì đáng chú ý? Những chi tiết “ Cô đánh một cái bát
thủy tiên men đỏ”, “ cây si cổ thụ nghiêng đổ tán đè nặng lên hậu cung…sau một
tháng cây si sống lại, trổ lá non…” giúp chúng ta hoàn thiện chân dung nhân vật
trong quá trình phân tích. Đặc biệt nhân định “ một người như cô phải chất đi thật
tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ” ở cuối
truyện có ý nghĩa khái quát, khẳng định tính trường tồn của nhân vật.
b .Phân tích quá trình nhận thức của nhân vật tôi( người kể chuyện)
Trong “Một người Hà Nội”, Nguyễn Khải đã miêu tả và phản ánh con người qua sự
quan sát, chiêm nghiệm. Đấy chính là quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá bản

13



thể bên trong con người nghệ sĩ. Từ cái nhìn hình thức đến cái nhìn nhân bản để
khám phá vẻ đẹp văn hóa, giá trị nhân cách con người không đơn giản, phải có một
cái nhìn tích cực theo chiều hướng đi lên. Ban đầu là nhận thức “ Cô Hiền nhất
định là tư sản rồi, đã là tư sản không thể tin cậy được” – một cái nhìn định kiến,
một thái độ tránh xa, đến cuối truyện là một thía độ khác hẳn “một người như cô
phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp
đất cổ”. Việc tập trung phân tích nhân vật cô Hiền qua nhận thức của nhân vật tôi
sẽ làm bật lên được quan niệm nghệ về con người đầy mới mẻ của Nguyễn Khải
sau 1980.
3.3. Hướng dẫn học sinh bình giá để nhận thức, đánh giá nhân cách , giá trị
con người trong tác phẩm.
Đối với giáo viên , phương pháp bình giá là hình thức quen thuộc và là một
bí quyết trong giảng văn. Lời bình hay sẽ mang lại cảm xúc văn học, tạo được sự
thăng hoa trong quá trình tiếp nhận của học sinh, làm cho giờ dạy văn đậm chất văn
chương nghệ thuật.
Sức hấp dẫn của truyện ngắn “ Một người Hà Nội” là ở khả năng phát hiện
những vấn đề có ý nghĩa văn hóa, nhân văn trong con người, ở ngòi bút phân tích,
nghiên cứu, ở những nhận xét triết lí sâu sắc… Người giáo viên phải tổ chức hoạt
động bình giá như thế nào để làm nổi bật được vẻ đẹp văn hóa, những cốt cách của
người Hà Nội.
Người dạy cần chọn lựa chi tiết, hoặc bình cách ứng xử của cô Hiền, bình
những triết lý nhận xét sâu sắc, những giá trị bền vững… để làm nổi bật vẻ đẹp văn
hóa và nhân cách người Hà Nội. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là cô Hiền, khi
bình cần tập trung xoáy sâu vào những chi tiết tiêu biểu để bình về cô Hiền. Cái
đáng quý, đáng khâm phục ở cô là giá trị nhân cách, vẻ đẹp văn hóa. Những chi
tiết: gia đình cô Hiền ở lại Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp, cho hai con
đi nhập ngũ, cô lau bát thủy tiên…đều là những chi tiết đặc sắc.
Đối với nhân vật người kể chuyện – “tôi”, giáo viên cần tập trung bình
những nhận định triết luận của nhân vật tôi đối với cô Hiền để làm nổi rõ quá trình

nhận thức là quá trình chiêm nghiệm có chiều sâu.
Bình về cốt cách văn hóa Hà Nội trong cô Hiền, giáo viên có thể bình “cô
Hiền trong Một người Hà Nội là sự hội tụ kết tinh cốt cách Hà Thành. Ở cô ta bắt
gặp một người Hà Nội phong lưu, thanh lịch không chỉ trong cách sinh hoạt hàng
ngày mà còn trong tâm tư, nếp nghĩ. Một người của Hà Nội hôm nay, thuần túy Hà
Nội không pha trộn. Nếp thanh lịch văn hóa của đất Tràng An luôn là điểm tựa cho
cô trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Hãy nhìn vào cách cô dạy dỗ con cháu. “Tau
chỉ dạy chúng biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn ra sao là tùy” , ta sẽ thấy
một văn hóa sống, một nguyên tắc sống cao đẹp.Đến cuối đời khi ngoài 70 vào lúc

14


cơ chế thị trường đang tấn công quyết liệt vào con người, vào từng nếp ăn, nếp
mặc, nếp sinh hoạt hàng ngày.Nhiều người đánh mất nhân cánh của mình để chạy
theo lợi nhuận với những mức độ khác nhau. Cô Hiền vẫn giữ phong thái, cốt cách
Hà Nội, vẫn hướng đến văn hóa để hoàn thiện nhân cách. Trước nhân cách cao đẹp
như cô, Nguyễn Khải đã không dấu giếm được sự ngưỡng mộ trân trọng: “ một
người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống
chìm sâu vào lớp đất cổ”
Với lời bình trữ tình ngoại đề mang tính chất chiêm nghiệm triết lý ở cuối
truyện “ Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió
mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”. Qua lời bình, giáo viên
phải bình cho các em hiểu được “ những hạt bụi vàng” ở đây là những người Hà
Nội đậm chất văn hóa Hà Thành. Họ là những con người đáng kính trọng, đáng để
cho chúng ta tin yêu, ngưỡng mộ. Đây còn là tâm sự, là mong mỏi của tác giả:
Những nét đẹp văn hóa, giá trị truyền thống của đất ngàn năm văn vật cùng những
nhân cách cao đẹp – “ những hạt bụi vàng” đang tồn tại, khuất lấp đâu đó ở mỗi
góc phố Hà Nội hãy “ tỏa sáng những áng vàng để đất kinh kỳ luôn là niềm tin, là
sự ngưỡng vọng, là trái tim của cả nước”.

Tóm lại, tổ chức hoạt động bình giá tác phẩm “Một người Hà Nội” , người
giáo viên phải giúp học sinh cảm nhận được nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp nhân cách của
người Hà Nội. Từ đó gợi cho các em biết suy nghĩ, tìm tòi nhận thức những giá trị
đích thực trong cuộc sống để sống tốt đẹp hơn.
4. Kết quả thực nghiệm:
4.1. So sánh kết quả giờ học:
Tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài ở lớp 12A8 và đối chứng với lớp 12A9, đều là
hai lớp ban cơ bản D trường trung học phổ thông Lê Lợi, năm học 2016-2017.
Lớp 12A8: Tập trung khai thác sâu sắc Một người Hà Nội” theo hành trình khám
phá con người của Nguyễn Khải . Kết quả là:
– Giờ học trở nên sôi nổi: Học sinh thoải mái, tự tin, tìm tòi, khám phá và thảo
luận để tìm ra những phương diện nghệ thuật đặc sắc làm nên giá trị của tác phẩm.
– Các em còn hào hứng phân tích, chứng minh sự hấp dẫn, sức cuốn hút của
những phương diện nghệ thuật ấy đối với độc giả. Học sinh thấy bằng bút pháp
nghệ thuật tài năng của nhà văn đã làm nên vẻ đẹp riêng cho tác phẩm Một người
Hà Nội” theo hướng tiếp cận nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải:, đồng thời
thể hiện được phong cách truyện ngắn độc đáo của nhà văn là sự đa dạng, góc cạnh,
sắc sảo trong hình ảnh cuộc sống, sự nhẫn nhịn khôn ngoan tỉnh táo, rất hiểu người,
hiểu đời mà đầy ân tình, nhân hậu. Nguyễn Khải không chú ý nhiều đến cốt truyện,
15


tình huống mà coi trọng việc khắc họa tính cách nhân vật bằng một giọng văn đậm
đà chất thế sự, hài hòa nhũng dòng chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc về con người và
cuộc sống.
– Thông qua giờ đọc văn học sinh nhận ra Một người Hà Nội – Hàng trình nhận
thức, khám phá con người dưới góc độ văn hóa, nhân văn. Thông qua nhân vật cô
Hiền mà Nguyễn Khải đã trình bày được bao vấn đề về con người văn hóa, con
người với khả năng nhận thức những giá trị bền vững – Hành trình tìm kiếm, khám
phá giá trị con người của nhân vật tôi. Tác phẩm là tiếng nói ngợi ca con người Hà

Nội, tôn vinh vẻ đẹp cổ truyền, văn hóa của đất kinh kì.
+ Từ cuộc đời một con người cụ thể – cô Hiền Nguyễn Khải tìm ra con người nhân
loại để khẳng định triết lý nhân sinh mới mẻ về con người. Khẳng định vẻ đẹp ở
góc nhìn văn hóa nhân văn. Hiểu được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà
Nội qua nhân vật bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho “người Hà Nội”.
+Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: giọng
điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Lớp 12A9: Không chú ý nhiều đến việc khai thác Một người Hà Nội” theo
hướng tiếp cận nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải:
– Giờ học buồn, khô khan; học sinh không hứng thú tìm hiểu tác phẩm.
– Học sinh không thấy rõ được đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn có gì khác với
truyện ngắn của các nhà văn cùng thời ở văn học Việt Nam. Lại càng không thấy
được điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật., tài năng nghệ thuật của một nhà
văn kiệt xuất Nguyễn Khải
– Vì thế mà việc tự tìm hiểu, khám phá ý nghĩa của tác phẩm Một người Hà Nội”
ở học sinh rất hời hợt, không khái quát được chiều sâu, và sự rộng lớn của nó.
4.2. So sánh bài kiểm tra.
Sau khi dạy thực nghiệm đối chứng ở bài học ở hai lớp 12A8, 12A9, tôi đã
tiến hành cho cả hai lớp làm bài kiểm tra để đối chứng kết quả, trong 90 phút.
Kết quả kiểm tra:
Lớp
Số bài

Điểm 0-4
SL

TL

Điểm 5-6
SL


TL

Điểm 7-8
SL

TL

Điểm 9-10
SL

TL

16


12A8

42

3

7.1%

10

23,8%

26


62%

3

7,1%

12A9

42

9

21,4%

25

59,5%

8

19,1%

0

0

-> Rõ ràng, việc áp dụng thực nghiệm đề tài đã tạo ra kết quả học tập cao hơn cho
học sinh, đây là điều không chỉ học sinh mà giáo viên đều mong muốn.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con

người của nhà văn, Từ điểm xuất phát này tác giả sẽ khắc họa hình tượng
nhân vật, những con người và cá tính cụ thể. Chính vì vậy tiếp cận tác phẩm
từ góc độ quan niệm nghệ thuật là một hướng đi tích cực “ chẳng những cung
cấp một xuất phát điểm để tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học cụ thể mà còn
cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học”
2.Phương pháp dạy học Văn trên tinh thần đổi mới đã đề xuất nhiều biện
pháp, cách thức giảng dạy tích cực, tiến bộ. Trên tinh thần chung ấy, nghiên
cứu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của một tác giả để từ đó tiếp
cận đúng đắn, có hiệu quả tác phẩm văn học là một công việc quan trọng.
Giúp người giáo viên dạy Văn có một hướng đi khoa học, tích cực và phù
hợp.
3.Hiểu biết tri thức, rèn luyện nhân cách cho học sinh, đó cũng là mục đích
cao đẹp của mỗi giờ dạy học văn nói chung trong nhà trường phổ thông. Đó
cũng là mong muốn bất cứ người thầy, người cô dạy văn nào. Và đó cũng là
mục tiêu cao đẹp của giáo dục: “Đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán
đúng nhất; phát triển nhân cách…” và để làm được điều này người giáo viên
“hãy tìm ra một phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học
nhiều hơn” (Akômexki). Với suy nghĩ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu
đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao hiệu quả của các giờ dạy của bộ môn
Ngữ Văn tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Khiến các em thấy thêm
yêu thích những giờ học văn, không còn thấy tẻ nhạt, chán ngắt và lê thê.
Những cách làm ấy tuy nhỏ, nhưng nó đã phần nào trả lại vị trí xứng đáng của
môn Ngữ Văn trong lòng học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
=> Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra từ thực tế giảng dạy. Có
thể cách làm của tôi trong việc giảng dạy tác phẩm Một người Hà Nội, còn nhiều
điểm hạn chế, chưa phù hợp với một số nơi, một số đối tượng. Nhưng với mong
muốn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ Văn,
tôi đã mạnh dạn tiến hành thực nghiệm và trao đổi. Rất mong được sự đóng góp
của các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


17


Xác nhận của cơ quan

Xác nhận của người viết
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết.
Hoàng Thị Châm

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
18


Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Châm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Lê Lợi
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN

xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Tên đề tài: Sử dụng một số Sở GD&ĐT C
2010-2011
phương pháp theo đặc trưng
bộ môn để nâng cao hiệu quả
kiểm tra, đánh giá môn Ngữ
Văn ở bậc THPT.
2. Tên đề tài: Giáo dục kĩ năng Sở GD&ĐT B
2014-2015
sống cho học sinh qua đoạn
trích “Số phận con người”
(A.Sô-Lô-Khốp) bằng việc
đổi mới phương pháp dạy
học và sử dụng những kĩ
thuật dạy học.
3. Tên đề tài: Khai thác hệ Sở GD&ĐT C
2015-2016
thống hình ảnh - một cách
tiếp cận hiệu quả trong dạy
và học bài " Đàn ghi ta của
Lor-ca" ( Thanh Thảo).
----------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Lí luận văn học – NXB ĐHSP Hà Nội 2008


19


2. Giáo trình thi pháp học (Trần Đình Sử) NXBĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh
1993
3. Tuyển tập Nguyễn Khải – NXB Văn hoá thông tin.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục.
5. Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục.

20



×