Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CƠ CHẾ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.69 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN
Môn: Quyền lực Chính trị

ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Học viện thực hiện: Nguyễn Thị Hòa

Hà Nội - 2016
1


1. Tính tất yếu hình thành cơ chế tham gia của người dân trong phòng,
chống tham nhũng
Các nghiên cứu trên thế giới về phòng chống tham nhũng đều nhất trí về sự
cần thiết của 13 trụ cột góp phần cho sự liêm chính, minh bạch và trách nhiệm
trong một xã hội. Đó là: lập pháp, hành pháp, tòa án, khu vực công, thực thi luật,
hệ thống bầu cử, thanh tra, kiểm toán, cơ quan chuyên trách chống tham nhũng;
đảng chính trị; truyền thông; xã hội dân sự; doanh nghiệp. Trong đó môi trường
chính trị xã hội và sự tham gia của người dân vừa đóng vai trò là người thực hiện
vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy các trụ cột khác thực hiện tốt chức năng
phòng chống tham nhũng.
Một số khảo sát trên thế giới còn cho thấy, có sự tin tưởng to lớn rằng công
chúng có vai trò ngăn chặn tham nhũng – và sẵn sàng hành động tố cáo tham
nhũng khi phát hiện dấu hiệu: tỉ lệ 7/10 người trả lời cho rằng người dân có thể
tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến chống tham nhũng, còn một nửa trong số đó
có thể hình dung họ tham gia như thế nào. Người dân cũng sẵn sàng báo cáo
tham nhũng với chính quyền: 7/10 người nói rằng họ sẽ tố cáo tham nhũng – tinh


thần này rõ hơn ở châu Mỹ và khu vực châu Âu.1
Vai trò quan trọng của người dân trong tham gia phòng chống tham nhũng
xuất phát từ những lý do cơ bản sau.
Thứ nhất, xuất phát từ nguồn gốc của quyền lực nhà nước là quyền lực của
nhân dân. Nhân dân ủy quyền cho nhà nước để thực hiện những mục tiêu chung
của xã hội, bảo vệ tự do, tài sản, tính mạng và tạo điều kiện cho công dân phát
huy tốt nhất các khả năng của mình.
Quyền lực nhà nước không có tính tự thân mà là quyền lực do nhân dân ủy
quyền. Để quyền lực ủy nhiệm này không bị lạm dụng, tham nhũng bởi các đại
diện thì không có cách nào khác ngoài việc nhân dân phải giữ quyền giám sát,
kiểm soát quyền lực này, tham gia phòng, chống tham nhũng cũng là một cách
thức người dân thực hiện quyền kiểm soát của mình. Giữ cho quyền lực nhà nước
được thực thi đúng mục đích, hiệu quả.
1

Nguyễn Thị Kiều Viễn, Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu – Kết quả khảo sát ở Việt Nam 2010, Kỷ
yếu hội thảo “Nâng cao năng lực phòng chống tham nhũng”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày
22/3/2011.

2


Do tính chất ủy thác, quyền lực của nhân dân là quyền lực gián đoạn, trong
khi đó quyền lực nhà nước là quyền lực thực thi trực tiếp bởi các đại diện. Ở đây
hình thành mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện cùng với một loạt các
nan giải trong việc người chủ giữ cho các đại diện sử dụng quyền lực không đi
ngược lại với lợi ích của mình. Những nan giải đó bao gồm 1) sự bất đối xứng về
thông tin giữa người chủ (nhân dân) và nhà nước (người đại diện); 2) sự sai lệch
hoặc gián đọan, mất thông tin cần thiết giữa người chủ và đại diện; 3) sự xung
đột về lợi ích giữa người chủ và người đại diện và quan trọng nhất 4) Sự bất đối

xứng về vị thế và quyền lực giữa nhân dân và nhà nước (khi đã ủy quyền). Đây
cũng chính là những khó khăn mà các đại diện vì lợi ích riêng có thể khai thác,
lạm dụng và làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng.
Tính gián đoạn và tính liên tục của quyền lực nhà nước tạo cho ý chí của cá
nhân những người lãnh đạo, mặc dù phải tuân thủ theo ý chí chung về nguyên tắc,
nhưng trong thực tế hoạt động lại có thể trở nên áp đảo, hay thậm chí trở thành ý chí
chung. Đây là những nghịch lý đặt ra đòi hỏi quyền lực nhà nước phải được kiểm
soát. “Một nhà nước hoạt động có hiệu quả có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát
triển bền vững và giảm đói nghèo. Nhưng chẳng có đảm bảo nào cho rằng, mọi can
thiệp của nhà nước đều sẽ mang lại lợi ích cho xã hội. Độc quyền của nhà nước về
cưỡng chế, cái mang lại cho nhà nước quyền lực can thiệp một cách có hiệu lực vào
hoạt động kinh tế, cũng mang lại cho nhà nước quyền can thiệp một cách độc đoán,
chuyên quyền. Quyền lực này, cộng với việc thâm nhập nguồn thông tin mà dân
chúng bình thường không có được, tạo ra những cơ hội cho các công chức xúc tiến
những lợi ích của riêng họ hay những bạn bè đồng minh của họ làm thiệt hại cho lợi
ích chung. Những khả năng kiếm lợi và tham nhũng là rất lớn”2.
Thứ hai, do bản tính vị kỷ và có thể thay đổi của con người: với bản tính vị
kỷ của mình, con người “bị điều khiển bởi khát vọng, trong đó khát vọng về
quyền lực vừa là mục tiêu, vừa là công cụ để đạt các khát vọng khác” 3. Do bản
2

Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi, Nxb CTQG, Hà nội, tr

3

Ngô Huy Đức (2005), Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại: so sánh, phân

126

tích nội dung và sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống chính trị, báo cáo tổng quan đề tài

nhánh số 2, đề tài KX 10.10, Hà nội, tr 24

3


chất này, người đại diện sẽ có xu hướng lạm dụng quyền lực, tham nhũng để mưu
lợi ích riêng. Vì vậy, cộng đồng cần phải có những cách thức để phát hiện, ngăn
chặn những hoạt động phi pháp, tham nhũng của các đại diện, và có thể loại bỏ,
thay thế các đại diện này khi thấy cần thiết. Hay nói cách khác, người dân chính
là chủ thể giữ cho quyền lực ủy nhiệm của mình không bị lạm dụng, tham nhũng.
Người dân làm thế nào để có thể phòng, chống tham nhũng của bộ máy
nhà nước. Khi người dân ủy quyền cho bộ máy nhà nước, với tư cách là người
chủ quyền lực, người dân phải hình dung trước các khả năng các đại diện có thể
lạm dụng quyền lực, đi ngược lại lợi ích của người chủ để đưa ra ký kết với các
đại diện bản hợp đồng (hiến pháp), trong đó bao gồm cả những quy định về trách
nhiệm, quyền hạn của hai bên, đặc biệt là những quy định trừng phạt để ngăn các
đại diện không đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên hiến pháp,
hay những đạo luật được xây dựng trên cơ sở của hiến pháp một mặt không phải
là một hệ thống hoàn chỉnh và mặt khác có thể chỉ là những quy định mà không
có hiệu lực thực tế do nhiều nguyên nhân. Khi đó sự tham gia của công dân, xã
hội trong đời sống chính trị theo những cách thức nhất định là yếu tố quan trọng
để tạo sức mạnh, tạo quyền lực xã hội buộc nhà nước phải thực hiện đúng hợp
đồng đã ký kết.
Quyền lực nhà nước được tổ chức và thực thi theo hệ thống những cách
thức, cơ chế nhất định để đảm bảo sự thông suốt và hiệu lực, hiệu quả của quyền
lực. Vì vậy, việc giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước để chống lạm dụng,
tham nhũng, cũng phải tuân thủ nguyên tắc này, Nói cách khác, việc phòng,
chống tham nhũng của bộ máy nhà nước cũng phải được thiết kế theo những cách
thức, cơ chế nhất định. Các cơ chế này được thiết kế như thế nào là phụ thuộc
vào cách thức tổ chức hệ thống chính trị của mỗi một quốc gia, theo đó có các

chủ thể nhất định tham gia vào các cơ chế khác nhau.
Cách hiệu quả nhất để nhân dân giám sát các hành vi chính trị là bằng thể
chế và không có thể chế nào khác ngoài các cơ chế dân chủ. Bởi vì chỉ có thể chế
dân chủ mới có thể tạo ra những cơ chế giám sát hữu hiệu của nhân dân. Tức là
chỉ có thể chế dân chủ mới có khả năng tạo ra những điều kiện thuận lợi để xã hội
4


tham gia vào quá trình quản lý chính trị và hướng dẫn chính trị. Trong những thể
chế phi dân chủ, xã hội không có quyền giám sát các hành vi chính trị, xã hội chỉ
có nghĩa vụ góp ý với các nhà chính trị. Tuyệt đối không thể nhầm lẫn quyền
giám sát chính trị với nghĩa vụ góp ý với hệ thống chính trị. Biến các quyền tự
nhiên của con người thành ra nghĩa vụ của con người là một trong những hướng
dẫn chính trị sai nhất. Cho nên, phải khẳng định một cách dứt khoát rằng chỉ có
thể chế dân chủ mới có thể trở thành thể chế chống tham nhũng của nhân dân.
Với thể chế này, nhân dân có thể chống tham nhũng bằng cách phế truất chính
phủ nếu chính phủ tham nhũng hoặc gây sức ép với chính phủ để phế truất những
kẻ tham nhũng.
Như vậy, ở các nước dân chủ, việc tham gia của người dân vào phòng,
chống tham nhũng cũng phải theo những cơ chế nhất định. Nếu không có các cơ
chế này, người dân sẽ không có khả năng tiếp cận được bộ máy nhà nước, không
có hành lang pháp lý cho hoạt động chính trị của mình và đặc biệt là sự bảo đảm
hợp pháp về các quyền cũng như hiệu quả của việc chống tham nhũng.
2. Khái niệm cơ chế tham gia của người dân trong phòng chống
tham nhũng
Khái niệm cơ chế
Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le
Petit Larousse (1999) giải nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một
tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau".
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì

cho rằng “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện”.
Hiện nay ở Việt Nam khái niệm “cơ chế” cũng được sử dụng nhiều trong
những lĩnh vực và bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như: cơ chế thị trường, cơ chế
“bao cấp – xin cho” cơ chế hoạch toán kinh doanh, cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước, và đặc biệt khi giải trình những yếu kém, hạn chế trong một hoạt động
nào đó thường đỗ lỗi là do “cơ chế”, chẳng hạn, tham nhũng là do cơ chế, nhiều
thủ tục là do cơ chế…,
5


Như vậy, khái niệm cơ chế được hiểu là một cách thức để tiến hành một
hoạt động nhằm đạt các mục đích nhất định. Cách thức đó bao gồm các quy trình
trong đó các yếu tố tương tác với nhau theo những luật lệ, quy định.
Từ ý nghĩa trên, trong lĩnh vực hoạt động của đời sống chính trị có thể xác
định, cơ chế tham gia của người dân trong phòng chống tham nhũng là một quy
trình hoạt động dựa trên các quy định, luật lệ mà người dân có thể tham gia để
phòng, chống tham nhũng.
Như vậy các cơ chế tham gia của người dân trong phòng chống tham nhũng
được giới hạn bởi hai yếu tố, đó là những cơ chế trong đó có sự tham gia của người
dân và yếu tố thứ hai là những cơ chế đó có thể phòng, chống tham nhũng.
Vấn đề cần xác định tiếp là: như thế nào là sự tham gia của người dân.
Trong đời sống chính trị, nhân dân tham gia vào rất nhiều các hoạt động chính trị
khác nhau, tùy thuộc vào quyền và khả năng thực tế của mỗi người dân. Có thể
tạm xếp loại các các cấp độ của sự tham gia của nhân dân như sau:
- Cung cấp thông tin (information), ở cấp độ này, người dân tham gia chỉ
với tư cách là người cung cấp các thông tin về tham nhũng, có thể là các hiện
tượng, các nghi vấn tham nhũng hoặc các số liệu, dữ kiện liên quan đến tham
nhũng cho cộng đồng, xã hội, nhà nước.
- Tư vấn (consultation), người dân có thể tham gia với tư cách là một nhà
chuyên gia hoặc người có chuyên môn sâu về lĩnh vực mà cộng đồng hoặc nhà

nước đang quan tâm là có dấu hiệu tham nhũng, hoặc là về các vụ tham nhũng.
- Đối thoại, (dialogue) tạo sự đồng thuận, đây là hình thức diễn ra giữa
người dân với các quan chức nhà nước về những bức xúc xung quanh những vấn
đề sai phạm của nhà nước, thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
- đàm phán (negotiation) là quá trình thương thuyết giữa người dân và nhà
nước để đi đến những biện pháp, cam kết của nhà nước và nhân dân trong việc
kiềm chế tham nhũng
- Hành động tập thể: hành động tập thể xuất hịên khi nỗ lực của từ hai hay
nhiều người cần để thực hiện một kết quả. Ngay từ những ngày đầu con người
6


sống thành xã hội, các cá nhân đã dựa vào tập thể để bảo vệ mình và giữ an toàn.
Những vấn đề của hành động tập thể có đặc trưng kinh điển là sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa những người tham gia, đến mức mà sự đóng góp hoặc nỗ lực của một
cá nhân ảnh hưởng đến sự đóng góp và nỗ lực của các cá nhân khác. Nhu cầu
hành động tập thể ngày càng nhiều ở bất kỳ một xã hội phát triển nào. Trong lĩnh
vực phòng chống tham nhũng, hành động tập thể luôn là phương pháp hiệu quả
của người dân để gây sức ép với nhà nước thông qua các hình thức như biểu tình,
tẩy chay dân sự, ...
Ở Paraguay, sự tham gia của người dân chủ yếu trong quá trình tập trung
vào đề xuất các biện pháp, thực hiện và giám sát chiến lược quốc gia chống tham
nhũng. Cơ chế tham gia của người dân đã đem lại một chiến dịch nâng cao nhận
thức chống tham nhũng, tiếp nhận những thông báo, phản ánh về các trường hợp
tham nhũng và trong bám sát các cuộc điều tra và truy tố. Trong Kế hoạch chống
tham nhũng bao gồm cả sự tham gia của xã hội dân sự, các tổ chức và cá nhân
trong những lĩnh vực căn bản. Chẳng hạn, trong lĩnh vực hải quan và tư pháp, có
cơ chế tạo cho người dân quan sát để theo dõi quá trình quản lý công cũng như
khuyến khích báo chí điều tra tố giác các vụ tham nhũng. Điều này cũng bao gồm
cả sự tham gia của người dân (người tình nguyện) để kiểm tra và theo dõi hoạt

động của các quan chức cũng như tố cáo các vụ tham nhũng.
Sự tham gia của công dân, đi liền với cách thức thông tin hiệu quả cho các
công dân hiểu vai trò của họ và trách nhiệm tham gia như một đối tác bình đẳng.
Sự tham gia của cộng đồng dẫn đến kết quả tốt hơn của các dự án. Điều này được
chứng minh bằng nghiên cứu dự án cung cấp nước sạch cho nông thôn ở Ấn Độ.
Kết quản này cho thấy sự tham gia của cộng đồng dẫn đến sự tập hợp các ý kiến
tham khảo tốt hơn, phát sinh nhu cầu sát thực hiệu quả hơn, trách nhiệm lớn hơn
của đội ngũ công chức, thiết kế dự án tốt hơn và khả năng thực thi nhờ quyền sở
hữu và sự am hiểu về địa phương.4
Để có được sự tác động tốt hơn từ sự tham gia của người dân, phải có sự
minh bạch của chính quyền được hiểu là tinh thần của sự tin tưởng và thành thật
4

www.gsdrc.org/go/display&type=Document&id=2911

7


giữa các đại diện những người điều hành lĩnh vực công. Sự minh bạch dựa trên 4
yếu tố: thứ nhất, thông tin; thứ hai, cơ chế tiếp cận và minh bạch thông tin; thứ
ba, trách nhiệm giải trình và thứ tư, cơ chế tham gia và kiểm soát của công dân.
Công thức kinh điển của tham nhũng là:
Tham nhũng = độc quyền + sự tuỳ tiện của các quan chức – trách nhiệm
giải trình.
Tham nhũng tăng lên khi sự tuỳ tiện lớn và trách nhiệm thấp. Sự tùy tiện
về quyền lực (không chỉ nói tới độc quyền mà còn nói tới ưu thế trong việc tiếp
cận, sắp xếp quyền lực khác).
Xã hội dân sự vì vậy đóng góp trực tiếp kiểm soát tham nhũng bằng khả
năng của nó. Trách nhiệm xã hội đối với chống tham nhũng và xã hội dân sự là
một nhân tố hiệu quả, 4 yếu tố được tập hợp trong một xã hội đó là:

1) Chuẩn mực phổ biến của sự trung thực và tính liêm khiết trong một xã
hội, hay còn gọi là vốn công dân (civic capital) (Fukuyama 1995; Rose Ackerman
and Kornai 2004);
2). Thực tiễn cam kết theo thông lệ trong hành động tập thể chính thức
hoặc không chính thức xung quanh việc chia sẻ lợi ích, mục đích và các giá trị,
gọi là vốn xã hội (social capital)
3) Mạng lưới các hiệp hội tự nguyện (trong đó có các tổ chức phi chính
phủ NGOs, xã hội dân sự
4) Sự tham gia và cam kết chính trị được duy trì, văn hóa công dân.5
3. Các cơ chế tham gia của người dân trong phòng, chống tham nhũng
Cơ chế ủy quyền
Cơ chế ủy quyền là cơ chế quan trọng thể hiện quyền tham gia trực tiếp
của người dân trong việc lựa chọn những người đại diện thực thi quyền lực nhà
nước. Thực hiện cơ chế này, người dân có tiếng nói quyết định trong việc loại trừ
những đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của mình ra khỏi bộ máy
5

Alina Mungiu – Pippidi, Civil Society as an Anticorruption Actor. Some Lessons Learned from East
Central Euorpean Experience, paper for workshop “Neopảtimonalism in Various World Region”, 10/2010 GIGA
German Institute of Global and Area Studies, Hamburg.

8


nhà nước qua bầu cử định kỳ. Với cơ chế bầu cử dân chủ và sự lựa chọn hợp lý
của mình, người dân đã thực hiện việc phòng chống tham nhũng một cách trực
tiếp và có hiệu lực, hiệu quả nhất. Cơ chế này loại trừ khá tốt các tham nhũng
chính trị, các nhà chính trị tham nhũng theo những cách mà không vi phạm pháp
luật và do đó không bị trừng trị bằng pháp luật.
Ngay từ thời cổ đại, phương thức cai trị theo nhiệm kỳ đã được thực hiện

nhằm đảm bảo tự do và công bằng của các cá nhân trong xã hội, mỗi người đều
có thể cai trị và đến lượt mình bị cai trị. Vì vậy, một người không thể giữ một
chức vụ hai lần, trừ những trường hợp đặc biệt. Tất cả (hoặc càng nhiều càng tốt)
các vị trí công quyền đều có nhiệm kỳ ngắn. Không có quan chức nào chiếm giữ
vị trí công quyền suốt đời. Mọi người đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các
chức vụ Nhà nước.
Trải qua các thời kỳ, tuy còn nhiều điểm khác biệt song phần lớn các nhà tư
tưởng đều thống nhất ở quan điểm rằng, xét cho cùng, muốn dân chủ và tự do thì
mọi quyền lực đều phải do nhân dân kiểm soát thông qua phương thức bầu cử theo
nhiệm kỳ. Thông qua bầu cử, các cử tri có thể loại bỏ những đại diện không xứng
đáng với sự ủy nhiệm của mình ra khỏi nhà nước. Mối quan hệ giữa cử tri và các
đại diện được bầu càng chặt chẽ thì cơ chế kiểm soát này càng có hiệu quả.
Ănghen luôn nhấn mạnh rằng, không những dưới chế độ quân chủ mà cả
dưới chế độ cộng hòa dân chủ, nhà nước vẫn là nhà nước, nghĩa là vẫn giữ nguyên
đặc tính chủ yếu của nó là biến những viên chức, “công bộc của xã hội”, những cơ
quan của mình thành những ông chủ đứng trên đầu xã hội. “Để ngăn ngừa sự
chuyển hóa ấy của nhà nước và các cơ quan của nhà nước, từ chỗ là công bộc của xã
hội thành ông chủ đứng trên đầu xã hội - sự chuyển hóa không thể tránh từ trước đến
nay trong tất cả các chế độ, - công xã đã áp dụng hai biện pháp rất chính xác. Thứ
nhất, tất cả những chức vị quản lý, tư pháp, giáo dục nhân dân đều giao cho những
người đầu phiếu phổ thông bầu ra, ngoài ra các cử tri có quyền bãi miễn bất cứ lúc
nào những người mình bầu ra."6.
Hiến pháp quy định những quy tắc cho việc bầu ra các đại diện quan trọng
nhất của nhà nước, trách nhiệm của họ và những hình phạt nếu họ không thực

6

Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ Matxcơva, tr 95-96.

9



hiện các nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn” 7. Điều quan trọng nhất là các
thành viên tập thể giữ quyền kiểm soát nhất định đối với các đại diện, những
người làm luật và thực thi luật mà hiến pháp là phương tiện cơ bản.
Để thực hiện bầu cử, một tập hợp các quy tắc lựa chọn được thiết lập. Luật
về các cuộc bầu cử và tiêu chuẩn để trở thành ứng cử viên phải do một uỷ ban
bầu cử cai quản. Ủy ban bầu cử có thể tác động đến kết quả của một cuộc bầu cử
nên các nhóm lợi ích, các đảng chính trị và những người khác có động cơ để gây
ảnh hưởng tới quyết định của ủy ban đó. Để trách thiên vị và lãng phí, ủy ban
càng độc lập với những ảnh hưởng trên càng tốt.
Tuy nhiên, các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu định kỳ có những điều
không thích hợp
- Những người được dân bầu (các nghị sĩ) là những người gần dân hơn do
vậy sẽ có ưu thế so với những người nắm quyền tư pháp và hành pháp. Do vậy,
nhánh lập pháp sẽ có lợi thế hơn nhiều trong cuộc chiến giành quyền lực thực tế.
- Thực chất các cuộc bầu cử thông thường không phải bầu cho cái đúng mà
theo lợi ích đảng phái.
- Do năng lực xét đoán của nhân dân thường bị chi phối bởi cảm tính, tâm
trạng xã hội, lợi ích trước mắt nên kết quả lựa chọn theo đa số không phải lúc nào
cũng đúng, hợp lý.
Cơ chế bầu cử phổ thông kiểm soát được thiểu số phe phái. Nhưng vấn đề
khó kiểm soát là khi đa số lại là phe phái hiểu với nghĩa có lợi ích riêng, làm tổn
hại đến lợi ích cộng đồng và lợi ích của thiểu số khác. Trường hợp này bao gồm
cả trường hợp nan giải là thiểu số đúng nhưng bị áp chế bởi đa số sai, đã được
suy ngẫm từ rất lâu trong lịch sử tư tưởng chính trị.
Cơ chế bãi miễn các đại diện được bầu của nhân dân: một phương thức để
xử lý vấn đề các chính khách làm việc kém dưới sự quan sát của cử tri là luật bãi
miễn được ghi nhận trong hiến pháp.
Bầu cử phải đi đôi với bãi miễn, có như vậy người dân mới có khả năng loại bỏ

ngay những người không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của công dân mà không
phải chờ đến nhiệm kỳ bầu cử. Quan điểm của Mác về vấn đề này rất rõ ràng. Ngay
từ thời kỳ đầu khi thiết lập chính quyền Công xã Paris, Mác đã khẳng định: “Công xã
Gunning, Patrick (2003), Understanding Democracy - An Introduction to Public
Choice, Nomad Press, Taiwan, tr 70.
7

10


loại bỏ hoàn toàn hệ thống đẳng cấp chính trị và thay thế những ông chủ ngạo mạn
của nhân dân bằng những đầy tớ luôn có thể bị bãi miễn; thay thế một trách nhiệm
tưởng tượng bằng một trách nhiệm thật sự vì những người được ủy nhiệm này luôn
hành động dưới sự kiểm soát của nhân dân”8.
Lênin cũng rất coi trọng chế độ bãi miễn. Trong bài “Dự thảo sắc lệnh về
quyền bãi miễn”, Ông viết: “Mọi cơ quan được bầu ra hay mọi hội nghị đại biểu
đều có thể coi là có tính chất dân chủ chân chính và đại biểu thật sự cho ý chí của
nhân dân khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với những người trúng cử được
thừa nhận và được áp dụng. Nguyên tắc cơ bản đó của dân chủ chân chính, chung
cho tất cả mọi cuộc hội nghị đại biểu, không trừ trường hợp nào, cũng phải được
áp dụng cho Quốc hội lập hiến”9. Theo Ông, vì bất cứ lý do gì mà “từ chối”, không
chịu áp dụng quyền bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó là phản lại
dân chủ.
Luật bãi miễn trong hiến pháp có thể quy định rằng, trong những điều kiện
nhất định, một chính khách phải bị thôi việc; hoặc có thể bằng quy định bãi miễn
thông qua trưng cầu dân ý. Nếu đủ một số lượng người ký tên vào bản kiến nghị,
cuộc trưng cầu dân ý sẽ được hiệu triệu. Nếu đạt tỷ lệ nhất định số cử tri trong
cuộc trưng cầu dân ý bỏ phiếu tán thành bãi miễn thì chính khách đó phải từ
chức. Sau đó một cuộc bầu cử mới được tổ chức để tìm người thay thế. Một bản
hiến pháp cũng có thể quy định những lý do bãi miễn. Nó có thể chỉ ra những

điều kiện mà cơ quan lập pháp có thể buộc tội một tổng thống hoặc các chính
khách khác phải từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Cơ chế phúc quyết hiến pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của
quốc gia, thông qua cơ chế này, người dân nắm giữ quyền quyết định về những
thay đổi quan trọng, trong đó có những thay đổi liên quan đến việc giới hạn phạm
vi quyền lực của nhà nước và từ đó quyền lực của các quan chức nhà nước,
những thay đổi để tăng quyền tham gia của người dân hay thay đổi các điều kiện
nhằm tăng mức trừng phạt đối tham nhũng… Hiến pháp, theo quy định của một
số nước sẽ được thay đổi khi có sự đồng ý của một đa số vượt trội, chẳng hạn ở
Mỹ là ¾ nhằm đạt được sự đồng thuận xã hội ở mức cao, hạn chế tối đa chi phí
8

C.Mác và Ph.Ănghen (1994), Toàn, tập, tập 17, Nxb CTQG, Hà nội, tr 719.

9

Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva, tr 126.

11


ngoại sinh của quyết định tập thể. Buchanan và Tullock nhấn mạnh vào yêu cầu
quy mô đa số cần thiết để ra quyết định tập thể. Để hạn chế “chi phí ngoại sinh”
họ gợi ý rằng các thành viên có thể lập hiến pháp quy định luật phải được chấp
thuận bởi một đa số lớn hơn 50%, chẳng hạn 67%. Trong trường hợp lý tưởng có
sự nhất trí cao (100%) thì chi phí ngoại sinh của hoạt động tập thể sẽ bằng không.
Cơ chế khiếu nại, tố cáo
Các biện pháp để người dân tham gia vào phòng, chống tham nhũng được
quy định trong hầu hết các văn bản pháp luật, trong đó thực thi có hiệu quả nhất
hiện nay đó là việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo đối với cá nhân, tổ chức

có hành vi tham nhũng và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy
định của luật pháp. Thực tế cho thấy, việc nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực trong đấu tranh với tham nhũng, hầu
hết các vụ án tham nhũng lớn nhỏ bị phát hiện và xử lý trong thời gian qua chủ
yếu xuất phát từ việc khiếu nại, tố cáo của người dân chứ không phải là do các cơ
quan nhà nước tự phát hiện.
Cơ chế giám sát của xã hội dân sự
Xã hội dân sự là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự
nguyện, tự tái tạo, tự tài trợ, độc lập với nhà nước và gắn bó với nhau bằng một
trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung. Nó gồm các công dân hành động tập
thể trong môi trường chung để thể hiện các lợi ích, các mối quan tâm và các ý
tưởng của họ, trao đổi thông tin, giành các mục tiêu chung, yêu sách với nhà
nước và trông chừng các quan chức. Do đó, xã hội dân sự không hạn chế sức
mạnh nhà nước mà còn đem lại tính chính đáng cho quyền lực nhà nước.
Dahl, đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa đa nguyên cũng thừa nhận vai trò
của các cuộc bầu cử và hệ thống đảng phái cạnh tranh là điều kiện cần để đảm
bảo các nhà lãnh đạo chính trị sẽ phải có trách nhiệm ở một mức độ nào đó đối
với lợi ích của công dân. Nhưng theo ông, chỉ với hai yếu tố này thôi thì cũng
không đủ để đảm bảo sự cân bằng của nền dân chủ. Sự tồn tại của các nhóm lợi
ích với những quy mô và mục tiêu khác nhau mới là yếu tố cốt lõi tạo ra các
điều kiện đủ. Giá trị của quá trình dân chủ nằm ở trong nguyên tắc cai trị bởi

12


“những đối lập thiểu số đa dạng” hơn là nằm trong nguyên tắc thiết lập “sự cai
trị của đa số”.
Ông không phủ nhận tầm quan trọng của thể chế, mà đặt biệt là sự phân chia
và kiểm soát quyền lực bằng pháp luật. Dù các nguyên tắc hiến định là tối quan
trọng trong việc xác định những lợi thế và bất lợi mà các nhóm phải đối diện trong

một hệ thống chính trị. Nhưng với tư cách như là điều kiện cho sự vận hành thành
công của nền dân chủ, các nguyên tắc hiến định là “ít quan trọng” hơn nhiều so với
các nguyên tắc “phi hiến định” và sự thực hành dân chủ.10
Xã hội dân sự nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy dân chủ, khả
năng tự trị của công dân, xã hội. Xã hội dân sự với hoạt động đa chiều lành mạnh
trong đời sống xã hội sẽ bổ sung cho vai trò của các chính đảng trong việc
khuyến khích tham gia chính trị, tăng tính hướng đích và kỹ năng chính trị của
các công dân trong chế độ dân chủ, và thúc đẩy nhận thức về nghĩa vụ cũng các
quyền của công dân. Tocqueville coi xã hội dân sự như hòn đá tảng của văn hoá
dân chủ. Các tổ chức tự nguyện có thể được coi là các trường học độc lập về dân
chủ. Cung cấp bài học thực hành quan trọng về ủng hộ và cạnh tranh chính trị.
Xã hội dân sự tạo ra các kênh khác ngoài đảng chính trị để biểu đạt, tập
hợp và đại diện lợi ích. Bằng các sức ép có tổ chức và lâu dài từ dưới lên, từ xã
hội dân sự, thì quyền bình đẳng xã hội và chính trị mới được đẩy mạnh, chất
lượng, năng lực phản hồi và tính chính đáng của nền dân chủ được nâng lên. Tạo
cơ hội tham gia và ảnh hưởng ở mọi cấp quản lý cho nhân dân.
Tuy nhiên, tự trị xã hội có thể đi quá xa, ngay cả khi vì các mục tiêu của nền
dân chủ. Một xã hội dân sự quá khích, thích đối đầu và liên tục tìm kiếm lợi ích
cục bộ có thể sẽ lấn án một nhà nước yếu và dễ bị can thiệp bởi các yêu sách mà xã
hội dân sự đòi hỏi: tước đi hầu hết các nguồn lực của khu vực “công cộng” thực sự
cần thiết cho phúc lợi chung của toàn xã hội. Bản thân nhà nước cũng cần có đủ
quyền tự quyết, tính hợp hiến, khả năng và sự ủng hộ cần thiết để điều tiết giữa các
nhóm lợi ích khác nhau và cân bằng các yêu sách của họ. Do đó, xã hội cũng phải
đặt ra những giới hạn đối với quyền tự trị này.
Xã hội dân sự cung cấp thông tin, khảo sát tham nhũng; cung cấp chuyên
môn pháp lý; tuyên truyền cải cách chính phủ/ áp dụng các chuẩn mực; giám sát
thực hiện các chính sách chính phủ. Xã hội dân sự cung cấp “cơ sở cho việc giới
10

Dahl, Robert A. (1989), Democracy and its Critics, Yale University Press, tr 135


13


hạn quyền lực nhà nước của xã hội, vì thế, cho việc kiểm soát nhà nước bởi xã hội
và do đó, cho các thể chế chính trị dân chủ với tư cách là công cụ thực thi việc
kiểm soát đó một cách hữu hiệu nhất”11. Xã hội dân sự là công cụ quan trọng để
kiềm chế quyền lực của các nhà nước dân chủ, trông chừng sự lạm dụng và vi
phạm pháp luật tiềm ẩn của chúng, đặt chúng dưới sự giám sát của công chúng.
Tác động của sự tham gia của xã hội dân sự trong việc phát hiện và truy tố
các trường hợp tham nhũng. Sự tham gia vào giám sát tiến trình truy tố mang lại
kết quả tích cực ở nhiều nước khác nhau, (Nam Phi, Philippines, Mêhicô…).
Chẳng hạn, từ 2001 đến 2008, tổ chức Minh bạch Mêhico đã hình thành 48 hiệp
ước về liêm chính, xây dựng một điều khoản bổ sung để tăng cường sự tham gia
của công chúng dưới hình thức “người làm chứng của xã hội” (social witness) để
giám sát tiến trình thực hiện các hợp đồng. Sự tham gia của các nhân chứng xã
hội đã góp phần vào tiết kiệm 64 tỉ US$ chỉ trong một dự án EI Cajon.12
Cơ chế giám sát của nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng, công luận
Sự giám sát của nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng, công luận là
một mắt xích quan trọng của quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy sự
giám sát này không mang tính quyền lực nhà nước nhưng nó có tác dụng hỗ trợ
đắc lực cho việc thực hiện các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông
qua giám sát, nhân dân có thông tin, cơ sở để đưa ra những quyết định hợp lý
trong khi thực thi quyền kiểm soát của mình. Các cơ quan chức năng của nhà
nước có được những thông tin, sự phản hồi cần thiết từ phía nhân dân để một
mặt, tự điều chỉnh, kiểm soát quyền lực nhà nước, mặt khác trước những áp lực
của nhân dân, dư luận công cộng về những vấn đề được giám sát, nhà nước thực
hiện kiểm soát quyền lực của mình một cách khách quan, chặt chẽ hơn.
Xuất phát từ lập luận rằng, những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ các
quyết định, chính sách của nhà nước hoặc từ hoạt động của nhà nước, của người

cầm quyền sẽ có động cơ để theo dõi, và tác động đến chúng. Do đó, xuất hiện cơ
hội cho giám sát với khả năng chi phí ít và đáng tin cậy hơn sự giám sát của “các
11

Lipset, Seymour Martin (1981), Political Man, Baltimore: John Hopkín University Press, tr

52.
12

Marie Chene, The impact of strengthening citizen demand for anti – corruption reform, Transparency
International, 7/2008.

14


thể chế trách nhiệm”. Thay vì kiểm tra hoạt động của người đại diện để tìm kiếm
những hoạt động không phù hợp và những thông tin không đúng, người chủ có
thể tìm những thông tin từ nhóm chịu ảnh hưởng thứ ba. Cách thức này có thể gọi
là sử dụng “chuông cứu hỏa”.
Cách thức này có một số ưu điểm, thứ nhất, chi phí giám sát thấp hơn,
phần lớn chi phí đó là do những người bị ảnh hưởng trực tiếp trả. Thứ hai, sự
giám sát có động cơ, có tính độc lập và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, thông tin mà nó
đem lại có tính khách quan hơn do không có sự tương thích về lợi ích đối với đối
tượng bị giám sát.
Các quan chức được bầu có nhiều động cơ để trốn tránh trách nhiệm, vì vậy
nhân dân có quyền giám sát các hoạt động của nhà nước, tham dự các cuộc họp,
điều tra các tài liệu của nhà nước. Một số thành viên có lợi ích đặc biệt trong việc
theo dõi hoạt động của các đại diện. Do nhiều yếu tố, có thể nói trong sự giám sát
của nhân dân thì sự giám sát bằng tổ chức là quan trọng và có hiệu quả hơn.
Phương tiện thông tin đại chúng, do tính chất nghề nghiệp của mình trong xã

hội có khả năng kết nối, tạo trung tâm dư luận công cộng gây sức ép với nhà nước,
buộc nhà nước phải có trách nhiệm trong nhiều vấn đề quan trọng. Đây là sự giám
sát và phản biện có tính chất thường xuyên của xã hội đối với nhà nước.
Việc giám sát thường xuyên bằng công luận đòi hỏi phải có tự do ngôn
luận, (đặc biệt là tự do báo chí) và tự do liên hiệp như các bảo đảm về sự tự hoàn
thiện, nâng cao dân trí, nâng cao trách nhiệm xã hội của cá nhân, vốn là các điều
kiện thiết yếu của tiến trình hoàn thiện dân chủ.
Thông tin là yếu tố quan trọng trong quan hệ đại diện giữa nhà nước và
nhân dân, là chìa khóa của minh bạch và trách nhiệm. Thiếu thông tin, công
chúng không thể biết các đại diện đã hoạt động nhân danh mình như thế nào,
không hiểu làm thế nào và tại sao các quyết định lại được đưa ra nhân danh họ.
Quyền được tiếp cận thông tin cho phép các cử tri chất vấn, chỉ trích và ngăn cản
các hành động của quốc hội và các đại biểu mà họ không đồng tình. James
Madison, tổng thống thứ tư của Mỹ đã từng cảnh báo, một chính phủ của đại
chúng mà lại không có thông tin dành cho đại chúng thì không khác gì là một sự
mở đầu cho một tấn hài kịch hoặc bi kịch hoặc có lẽ cả hai.

15


Để loại bỏ tình trạng bất đối xứng về thông tin và bất đối xứng về hoạt
động giữa người chủ và người đại diện, tình trạng hoạt động và thông tin ngầm
của các đại diện, người chủ có thể thiết lập những quy định yêu cầu người đại
diện phải thông báo tất cả những thông tin và bất kể hoạt động nào mà họ thực
hiện. Đạo luật thông tin xuất phát từ chính nhu cầu này. Nó mở ra cho người dân
quyền được thông tin và khả năng tiếp cận được nguồn thông tin chính thức. Việc
công bố đạo luật về tự do thông tin là một sự bảo đảm với công chúng rằng nhà
nước minh bạch và có trách nhiệm. Nó là phương tiện giữ cho công chúng được
thông tin về hoạt động của chính phủ và được thể hiện như một phép đo cam kết
trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân.

Để có thông tin phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Báo chí có động cơ
để tìm hiểu về các ứng cử viên vì các thành viên tập thể nhận thấy thông tin đó
rất hữu ích. Những hạn chế và kiểm soát tự do ngôn luận của nhà nước làm cách
ly nhà nước khỏi sự chỉ trích do chi phí chỉ trích tăng. Nếu chi phí cho quyền
được truyền thông cao thì một cá nhân có thông tin về một quan chức chính phủ
phạm tội sẽ ít điều tra sâu hơn hoặc chia sẻ thông tin của mình. Hạn chế truyền
thông vì bất kỳ lý do gì cũng làm tăng chi phí khám phá sự lẩn trốn trách nhiệm,
hối lộ và tham nhũng.
Những yếu tố khuyến khích người dân tham gia chống tham nhũng
- Tự do báo chí: các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy tình trạng tham
nhũng thấp ở các nước có báo chí tự do, điều này khẳng định sức mạnh của thông
tin trong việc khuyến khích nhân dân chống tham nhũng. Vào ngày tự do báo chí
thế giới năm 2007, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một nghiên cứu khẳng định
rằng, các nứoc có tự do báo chí có 70% cơ hội kiểm soát tham nhũng, trong khi
các nước không có tự do báo chí chỉ có 10% cơ hội này.13
- Sự minh bạch của chính phủ và quyền tiếp cận của công chúng đối với
thông tin chính thức.
- Phân quyền và ủy nhiệm cung cấp dịch vụ công. Phân quyền đã được
thực hiện ở các nước đang phát triển như một nỗ lực tăng cường trách nhiệm giải
trình của nhà nước đối với người dân bình thường và đưa chính phủ đến gần
13

www.worldbank.org/wbi/governance/pdf/ress_freedom_day_colombo_5_06.pdf

16


người dân hơn. Vì tác động của phân quyền đối với tham nhũng và trách nhiệm
của chính phủ là khá phức tạp, các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cho đến nay
chưa vẫn chưa làm rõ được liệu hệ thống phân quyền có dẫn tới tham nhũng ít

hơn một cách có hệ thống không. Tuy nhiên, có bằng chứng ngày càng rõ là khả
năng tiếp cận thông tin, chiến dịch truyền thông, các cuộc họp của dân chúng và
các cơ chế tham gia khác của người dân đã làm giảm tham nhũng, cải thiện chính
quyền địa phương và trách nhiệm giải trình. Tổng quan về phân quyền, tham
nhũng và trách nhiệm của nhà nước, Pranab Bardhan và Dilip Mookherjee đi đến
kết luận rằng, thêm vào sự kiểm tra và giám sát của các cấp chính quyền cao hơn,
mức độ tham nhũng ở chính quyền địa phương phụ thuộc vào việc thông tin có
sẵn cho người dân liên quan đến quyền của họ cũng như cách chính quyền địa
phương bị giám sát bởi truyền thông.
- Sự tham gia vào phân bổ ngân sách: phản ánh nhu cầu và ưu tiên của
công dân trong phân bổ ngân sách.
- Sự tham gia của cộng đồng vào cung cấp dịch vụ công.
- Sự phản hồi của công dân và giám sát dịch vụ công, cung cấp những số
liệu và thông tin giám sát quan trọng ho phép các công dân ủng hộ sự thay đổi và
yêu cầu dịch vụ công tốt hơn.
Cơ chế kiểm tra, tham gia có thể thực hiện bằng các hình thức như: cập
nhật hồ sơ về các vị trí và các quan chức, kiểm toán xã hội và giám sát chi tiêu.
Bằng cách trao cho công dân cơ chế phản hồi, thể hiện tiếng nói của mình
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhu cầu liêm chính cho công chúng.
Bằng chứng từ các nghiên cứu khẳng định tiềm năng pháp hiện và ngăn chặn
thực tế tham nhũng.
Một nghiên cứu tiến hành ở 30 bệnh viện địa phương ở Bolivia đã phân
tích hiệu quả của việc kiểm soát hành chính và cơ chế cho người dân được lên
tiếng trong kiểm soát tham nhũng và chi phi vượt mức ở cấp địa phương. Nghiên
cứu chỉ ra, thiếu cơ chế và tíếng nói của người dân là nguyên nhân cơ bản của

17


việc phải trả thêm các khoản chi phí phi chính thức, đặc biệt ở những nơi không

có sự cân bằng về thể chế, pháp lý, thông tin, 14
Ở Việt nam, kết quả Khảo sát Việt Nam 2010 của Tổ chức Minh bạch
Quốc tế (TI) tại Việt Nam cho thấy có sự tin tưởng rằng người dân có thể tạo sự
khác biệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trong đó, phụ nữ tin tưởng
vào nhận định này nhiều hơn nam giới một chút (69% so với 65%); “những
người có thu nhập cao” (73%) tin tưởng nhất khi cho rằng “người dân có thể tạo
sự khác biệt” so với “nhóm thu nhập thấp” (49%); về vị trí/công việc thì những
người về hưu và không làm việc tự tin hơn; mức độ đồng ý thấp nhất ở Hà Nội
(61%) so với tỷ lệ chung (67%); những người theo đạo Phật và Thiên Chúa Giáo
tin tưởng mạnh mẽ hơn so với những người không theo đạo.15
Sơ đồ: Người dân sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực phòng, chống tham nhũng

Về mức độ người dân ủng hộ bàn bè và sẵn sàng tham gia chống tham
nhũng cho thấy: nam giới sẵn sàng hơn nữ giới (96% so với 93%); “người có thu
14

www.iadb.org/res/publications/pubfiles/pub R -381.pdf

15

Nguyễn Thị Kiều Viễn, Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu – Kết quả khảo sát ở Việt Nam 2010, Kỷ
yếu hội thảo “Nâng cao năng lực phòng chống tham nhũng”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày
22/3/2011.

18


nhập thấp” thận trọng hơn một chút khi ủng hộ bạn bè (90% so với 95% kết quả
chung) và tham gia (77% so với 85% người có thu nhập trung bình và cao);
người có trình độ học vấn thấp ít sẵn sàng tham gia so với những người có trình

độ cao (74% so với 85%); những người về hưu sẵn sàng ủng hộ bạn bè (98%) và
tham gia (84%);
Về mức độ Người dân sẵn sàng tố cáo hành vi tham nhũng; 68% nam
giới và 64% phụ nữ cho rằng họ sẽ tố cáo tham nhũng; những người dưới 30
sẵn sàng hơn những người thuộc nhóm 31-40 (71% so với 60%); “người có thu
nhập cao” sẵn sàng tố cáo nhất 76% (so với 66% tổng số trả lời); những người
có trình độ phổ thông thận trong hơn những người có trình độ thấp hoặc cao
hẳn (60% so với 69% and 71%); những người về hưu và không làm việc sẵn
sàng hơn
Đại đa số người dân ở đô thị (62%) cho rằng tham nhũng đang gia tăng ở Việt
Nam trong 3 năm qua. Mặc dù họ tin tưởng vào các thể chế chính trị khá mạnh
mẽ (đặc biệt là Quốc hội và Đảng); nhưng cũng bổ sung bằng sự tin tưởng ở xã
hội (truyền thông, các Tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo).

19



×