Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Ngũ thường trong triết học nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.83 KB, 68 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài..................................................................
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.................................
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................
6. Kết cấu của đề tài........................................................................................
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC
NHO GIÁO......................................................................................................
1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo...................................
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc.............................
1.1.2. Qúa trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam...................
1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường.............
1.2.1. Tư tưởng về đức Nhân..........................................................................
1.2.2. Tư tưởng về đức Lễ ............................................................................
1.2.3. Tư tưởng về đức Nghĩa.......................................................................
1.2.4. Tư tưởng về đức Trí............................................................................
1.2.5. Tư tưởng về đức Tín...........................................................................
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY.....................
2.1. Quan niệm về gia đình văn hóa.............................................................
2.1.1. Quan niệm về văn hóa và gia đình......................................................
2.1.2. Quan niệm về gia đình văn hóa..........................................................
2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.....
2.2.1. Xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay..................
2.2.2. Xây dựng nếp sống gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay .................
2.2.3. Giáo dục gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay...................................
2.3. Các giải pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế


hiện nay ..........................................................................................................
2.3.1. Thiết lập quan hệ bình đẳng nam - nữ trong gia đình gắn liền với
việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế........................................
2.3.2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình
và nâng cao dân trí gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình ở Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn hiện nay.................................................................................
2.3.3. Xác lập tình yêu đúng đắn trong quan hệ vợ chồng để xây dựng gia
đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. ...................................................
2.3.4. Xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với việc tăng cường giáo dục
ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình ở Thừa
Thiên Huế hiện nay. .......................................................................................
KẾT LUẬN..................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................

1


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng như tái sản xuất con
người, sức lao động, của cải vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia
đình và của toàn thể cộng đồng xã hội. Đặc biệt là gia đình có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế, cũng như giữ gìn, phát huy, truyền thụ những
giá trị văn hóa tinh thần từ đời này sang đời khác, giữ vững bản sắc văn hóa
dân tộc một cách bền vững.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân con người là

một thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành trong một gia đình. Sự
tồn tại và phát triển của gia đình được phản ánh bằng sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Vì vậy, có thể xem gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội.
Nho giáo cho rằng, gia đình là cái nước nhỏ có một vị trí quan trọng
trong sự phát triển của xã hội. Những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành
viên trong gia đình đều được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh
phận của mỗi người. Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói
buộc bởi Ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngũ thường quy định
hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là
quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong gia đình, Nho giáo rất coi trọng
việc ứng xử đúng theo Ngũ luân tức là năm mối quan hệ: vua - tôi, cha - con,
vợ - chồng, anh - em, bạn - bè. Bởi, chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì con
người mới trở thành con người xã hội. Đồng thời, theo tư tưởng Ngũ thường
thì nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà
to cũng hòa thuận.
Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã làm cho các thành viên trong
gia đình ứng xử với nhau theo trật tự luân thường, đạo lý góp phần làm cho
gia đình có văn hóa, phù hợp với cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta.
2


Khóa luận tốt nghiệp

Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế, một
mặt phải phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời phải kế thừa
những điểm tích cực trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo. Bởi, ở Thừa
Thiên Huế, nơi đây đã từng là thủ phủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồn
tại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Học thuyết chính trị tư tưởng
tiến bộ đều được giai cấp thống trị đưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng đời

sống tinh thần. Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo đã có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến văn hóa gia đình con người xứ Huế. Mục tiêu cuối cùng là giữ gìn và
phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, để Thừa Thiên Huế mãi xứng
đáng là di sản văn hóa thế giới trong thời kỳ hội nhập.
Vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài: "Ngũ thường trong triết học Nho
giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay" để
làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nho giáo là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, của
nhiều ngành, nhiều giới. Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo ở nước ta. Trong đó có: Nho giáo của
Trần Trọng Kim, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001; Nho giáo xưa và nay
của Quang Đạm, Viện KHXHNV, Hà Nội, 1994; Đạo Nho và văn hóa phương
Đông của Hà Thúc Minh, Nxb Giáo dục, 2001; Mối quan hệ giữa Nhân và Lễ
trong học thuyết Khổng Tử của Nguyễn Thị Thanh Hải, Luận văn Thạc sĩ,
ĐHKH Huế, 2004; Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danh trong tác phẩm Luận ngữ
của Khổng Tử và vận dụng giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
của Nguyễn Thị Thanh Bình, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKH Huế, 2005...
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết trên các tạp chí, các báo đã đề cập đến
vấn đề này. Nhưng nhìn chung, các đề tài nghiên cứu ấy đã nghiên cứu một
cách tổng quát nhất sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với các lĩnh vực của xã
hội Việt Nam. Việc nghiên cứu tư tưởng Ngũ thường trong triết học Nho
với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay đang nằm
trong hệ thống chung chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở tiếp thu và
3


Khóa luận tốt nghiệp

hệ thống hóa kiến thức, những quan điểm khoa học của những người đi trước

dưới góc độ triết học Mác - Lênin tôi sẽ nghiên cứu rõ hơn về Ngũ thường
trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên
Huế hiện nay.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Chỉ ra những dấu ấn mà tư tưởng Ngũ thường trong triết học Nho giáo
với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, đồng thời
cũng làm rõ nét khác biệt nổi bật trong văn hóa gia đình ở Thừa Thiên Huế
khác với các vùng trong cả nước. Từ đó, nghiên cứu thực trạng và có những
giải pháp cụ thể nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tư tưởng Ngũ thường trong lịch sử tư tưởng triết học Nho giáo ở
Trung Quốc và trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Những biểu hiện của tư
tưởng Ngũ thường và thực trạng của việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa
Thiên Huế hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài
Đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vật trong quá trình
nghiên cứu đề tài như: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan
điểm phát triển, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng gia đình văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn dịch, phương pháp
quy nạp, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc và lịch sử...
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã nêu lên một cách có hệ thống, khoa học về tư tưởng Ngũ
thường trong triết học Nho giáo. Đồng thời, làm rõ quan niệm về gia đình văn
hóa trong cả nước. Mặt khác, đề tài còn làm rõ thực trạng và đưa ra các giải
4



Khóa luận tốt nghiệp

pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Tuy vậy,
phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này, do khả năng còn hạn chế,
tác giả lại sống ở Huế chưa lâu nên việc nghiên cứu còn chưa thực sự đầy đủ
và hoàn chỉnh. Do vậy, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu về sau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, bố cục của đề tài gồm có hai
chương, chương 1 có 2 tiết, chương 2 có 3 tiết và Danh mục tài liệu tham
khảo.

5


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC NHO
GIÁO
1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc
Nho giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm ở Trung Hoa cổ đại, gắn liền
với tên tuổi người sáng lập là Khổng Tử. Ông sinh năm 551TCN, ở nước Lỗ,
trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi còn nhỏ, tuy gia cảnh nghèo khó nhưng
ông vẫn có điều kiện học sớm và rất ham học. Ở thời đại Khổng Tử thì chế độ
tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi. Khổng Tử muốn đem
tài sức mình ra giúp vua, với hy vọng lập lại trật tự lễ, nghĩa của nhà Chu và
cải thiện cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Nhưng không được vua nước

Lỗ trọng dụng, ông chu du đến các nước chư hầu với mong muốn được mang
lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước, trị dân, cứu đời nhưng không thành.
Cuối đời Ông san định Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và biên soạn
cuốn Xuân Thu. Đến năm 479 TCN Khổng Tử qua đời.
Trong cuộc đời dạy học của mình, những lời dạy của thầy đã được
các học trò ghi lại và tập hợp lại thành bộ "Luận Ngữ". Về sau Tăng Sâm đã
viết nên cuốn Đại học, học trò của Tăng Sâm là Khổng Cấp đã viết nên cuốn
Trung dung.
Sang thời Chiến quốc, Mạnh Tử đã ra sức bảo vệ Nho giáo, thường
xuyên tỏ thái độ tôn sùng vương đạo, khinh bỉ bá đạo, tôn sùng nhân, nghĩa,
khinh bỉ thói mưu lợi. Từ những đòi hỏi của thực trạng xã hội lúc bấy giờ,
Mạnh Tử đã đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể của đời sống chính trị và kinh tế
nhiều hơn thầy Khổng Tử. Mạnh Tử đã tập hợp và ghi lại những cuộc biện
luận của mình thành tập gọi là "bảy thiên" Mạnh Tử. Mạnh Tử cùng với Luận
ngữ, Đại học và Trung dung tập hợp thành bộ Tứ thư và cùng với Ngũ kinh đã
trở thành tài liệu chính thức của Nho giáo.
Thời Đông Chu kéo dài trong cảnh rối ren, loạn lạc, trước tình hình
này đẩy toàn bộ triều đại nhà Chu và hình thái kinh tế xã hội của nó đến chỗ
6


Khóa luận tốt nghiệp

kết thúc. Thực trạng này đòi hỏi Nho giáo muốn tồn tại và phát triển được thì
phải vượt qua khủng hoảng.
Thực tế đạo lý Nho giáo không thể chấm dứt được tình trạng loạn lạc.
Từ quyền lợi của giới kinh doanh, Tần Doanh Chính đã thống nhất Trung Hoa
và xưng hoàng đế. Nho giáo, đạo lý làm vũ khí tinh thần bảo vệ nề nếp thể
chế nhà Chu cũng phải chịu sự phán quyết của thế lực đang lên. Tần Doanh
Chính đã ra chủ trương đốt sách, chôn nho sĩ "phần thư khanh nho" đã làm

cho Nho giáo phải lao đao khốn đốn. Với những chính sách tàn bạo của nhà
Tần đã gặp phải sự lên án và buộc tội của nhiều người, nhất là những thế lực
đại biểu cho xu thế mới của xã hội. Lưu Bang đã giành thắng lợi, triều đại nhà
Hán bắt đầu. Từ đây Nho giáo bắt đầu dần dần lấy lại ưu thế của mình và trở
thành vũ khí tinh thần của nhà Hán.
Triều đại nhà Hán nổi lên một nhân vật quan trọng đó là Đổng Trọng
Thư. Ông đã bổ sung vào học thuyết Khổng - Mạnh phần nói về trời đất, quỷ
thần, âm dương, ngũ hành mà Khổng Tử, Mạnh Tử cố né tránh hoặc nói sơ
qua. Đồng thời hệ thống hóa học thuyết này một cách tương đối hoàn chỉnh,
vừa làm cho quân quyền và thần quyền quyện chặt vào nhau.
Từ thế kỷ XVI trở đi triều đại nhà Minh, triều đại nhà Thanh gắn với
sự tiếp xúc văn hóa phương Tây đã đặt ra những vấn đề không thể giải quyết
được dưới ánh sáng của đạo Nho. Cùng với sự trao đổi hàng hóa, giao lưu văn
hóa Đông Tây, các triết lý của các nhà tư tưởng dân chủ ..., thực tế cuộc sống
đã làm nảy sinh trong đầu óc nhà Nho những nỗi băn khoăn khó quyết định.
Đến cuối triều đại nhà Thanh một số nhân vật tiêu biểu đã hấp thụ được nhiều
tư tưởng mới ở Tây Âu về "tự do", "bình đẳng", "dân chủ". Khang Hữu Vi,
Lương Khải Siêu cũng muốn xây dựng và phát triển Trung Quốc theo hướng
công nghiệp và chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, nhưng cuối cùng họ đi
đến "cải lương" và "duy tâm" dưới ngọn cờ của Hoàng đế triều Thanh. Mãi
cho đến 1911 cách mạng Tân Hợi đã giành thắng lợi, Trung Quốc mới bắt đầu
từ vũng bùn phong kiến dần dần bức lên. Đến đây lịch sử Nho giáo gắn liền

7


Khóa luận tốt nghiệp

với các triều đại phong kiến Trung Quốc cơ bản đã kết thúc, song những ảnh
hưởng của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

1.1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam
Lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc kéo dài hơn 2500 năm thì ở Việt
Nam, Nho giáo cũng đã có lịch sử hàng ngàn năm. Trong suốt một ngàn năm
đô hộ nước ta, các thế lực phương Bắc đã dùng Nho giáo làm công cụ đồng
hóa dân tộc ta. Không chịu sự đồng hóa, dân tộc ta đứng lên chống lại ách đô
hộ và tư tưởng Nho giáo để xây dựng xã hội phong kiến bảo vệ lợi ích của các
triều đại. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo đã không thể bám rễ được
vào mảnh đất Việt Nam. Nhưng nó lại được tiếp thu sau khi dân tộc ta giành
được độc lập từ thế kỷ thứ X.
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng
trong xã hội Việt Nam và góp phần không nhỏ trong việc tạo thành diện mạo
của dân tộc. Trong việc xây dựng xã hội phong kiến, các triều đại phong kiến
Việt Nam đã giành cho Nho giáo địa vị ngày một quan trọng hơn trong hệ tư
tưởng. Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX, Nho giáo được giữ địa vị độc
tôn. Nho giáo thời kỳ đầu có những yếu tố tích cực như tư tưởng đại đồng,
hiếu với cha mẹ..., bên cạnh đó, nó cũng có những yếu tố tiêu cực như tư
tưởng trọng nam khinh nữ, tính gia trưởng. Một mặt, Nho giáo đã phát huy
được những yếu tố tích cực góp phần tạo nên những thời kỳ thịnh trị của xã
hội phong kiến và tạo ra những nhà giáo dục, nhà chính trị, nhân hóa tài năng,
đức độ như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn..., mặt khác Nho giáo
cũng bị các thế lực phản động lợi dụng mặt hạn chế làm vũ khí tư tưởng
chống lại dân tộc, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Ngọn cờ của anh em nhà Tây Sơn đã tạo nên một xu thế tập hợp mới.
Tuy vậy vẫn chưa vượt ra khỏi hình thái kinh tế xã hội phong kiến. Sau khi
đánh tan quân Mãn Thanh và bè lũ tay sai của nó. Nguyễn Huệ đã tỏ rõ quyết
tâm nhất quán đi tới những sự đổi mới về tổ chức, chính trị, quân sự và một số
chính sách về ruộng đất, chủ trương dùng chữ Nôm chính thức. Nhưng sự
thay đổi mới chưa hoàn thành thì Nguyễn Huệ qua đời.
8



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Ánh đã đi theo vết xe đổ của Lê Chiêu Thống "rước voi" về
giày xéo đất nước. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng giặc, đổi đất nước để
lấy ngai vàng. Triều Nguyễn cần đến lễ giáo Nho giáo với mục đích giữ lấy
địa vị của mình. Các vua triều Nguyễn đã triệt để lợi dụng và khai thác Nho
giáo về các giá trị đạo đức như Tam cương, Ngũ thường..., nhằm tăng cường
sự ràng buộc của vua đối với bề tôi, của cha anh đối với con em, của bề trên
đối với bề dưới.
Sự pha trộn của các nền văn hóa, các tôn giáo và các dòng tư tưởng ở
phương Đông và phương Tây trong xã hội Việt Nam đang đẩy sự suy tàn của
xã hội phong kiến thêm nhanh chóng. Nếu như trước đây, Nho giao chỉ chấp
nhận đạo lý của Phật giáo và Lão giáo thì giờ đây Nho giáo phải thừa nhận
với cả đạo Thiên chúa giáo nữa. Trải qua các triều đại phong kiến, chưa bao
giờ Nho giáo lại thể hiện sự phản động như triều đại nhà Nguyễn.
Trên đất nước ta, Nho giáo đã có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai
đoạn với những bước thăng trầm khác nhau và không có một trường phái nào
nổi bật cả. Các danh Nho Việt Nam không có sự sáng tạo gì đóng góp vào học
thuyết mà chỉ thể hiện rõ khí chí, bản lĩnh, tiết tháo của mình trước những sự
việc bất bình của xã hội. Ngày nay chúng ta phê phán Nho giáo dựa trên lập
trường triết học Mác - Lênin. Từ đó kế thừa và phát huy những nhân tố tích
cực của nó để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.
1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường
Trong học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo, con người bị
ràng buộc, chi phối bởi vô vàn những mối quan hệ chồng chéo, đan xen hết
sức phức tạp. Ứng với các mối quan hệ ấy, Nho giáo đã đưa ra những quy
phạm, những chuẩn mực đạo đức ràng buộc, cột chặt con người vào trong
những mối quan hệ, định rõ trách nhiệm của các thành viên trong gia đình và
ngoài xã hội. Những quy phạm, những chuẩn mực đạo đức đó gộp thành "đạo

làm người". Theo Nho giáo thì đạo làm người thông thường có năm bậc, nó
phản ánh năm mối quan hệ cơ bản của xã hội loài người. Đó là các mối quan
hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Để có thể xử lý tốt năm mối
9


Khóa luận tốt nghiệp

quan hệ đó Khổng Tử đề ra ba đức lớn: Nhân, Trí, Dũng. Mạnh Tử bỏ Dũng
bổ sung thêm Nghĩa và Lễ thành Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, gọi là tứ đoan (Bốn
đầu mối) biểu hiện bản tính thiện của con người. Về sau Đổng Trọng Thư lại
bổ sung thêm chữ Tín, thành: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí ,Tín được gọi là Ngũ
thường. Kết hợp Ngũ luân với Ngũ thường tạo thành đạo luân thường, còn
nếu kết hợp Tam cương với Ngũ thường thì trở thành đạo cương thường.
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận này, tác giả chỉ trình bày
những tư tưởng cơ bản của Nho giáo về Ngũ thường có ảnh hưởng đến quá
trình xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.
1.2.1. Tư tưởng về đức Nhân
Nhân là phạm trù "hạt nhân” trong học thuyết của Nho giáo, được
xem là tư tưởng xuyên suốt của trường phái này. Mặc dù vậy, khi Nho giáo
quan niệm về Nhân thì có nhiều cách quan niệm khác nhau, song chúng ta
cũng có thể hiểu Nhân với nghĩa như sau.
Trong triết học Trung quốc có hai chữ Nhân, nhân nghĩa là người,
con người và nhân nghĩa là nhân ái, nhân đức là bản tính của con người. Cũng
trong triết học Trung quốc nhân bao gồm chữ nhân đứng kết hợp với chữ nhị
có nghĩa là đạo làm người. Như vậy, nhân theo nghĩa hẹp là một phẩm chất
đạo đức cụ thể, cơ bản và nền tảng của con người. Theo nghĩa rộng, Nhân bao
gồm mọi đức của con người như lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung..., đây là những
phẩm chất có ý nghĩa bao trùm lên mọi đức tính. Nhân là đạo làm người, là
cách cư xử của mình đối với người, là yêu người, là bác ái. Nhân là quy phạm

nguyên tắc đạo đức chủ yếu nhất có tính phổ biến nhằm chi phối ràng buộc
con người trong việc tu dưỡng hoàn thiện đạo đức của mình và ràng buộc mọi
hành vi ứng xử trong các quan hệ xã hội giữa người với người, giữa người với
mọi giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Nhân còn là phạm trù đạo đức mang
tính chất chính trị là công cụ chính trị và nhằm mục đích chính trị.
Nhân được biểu hiện qua những việc làm cụ thể của con người như
cung kính với bề trên, nhân nhượng với người dưới, trung thực với người,
quan trọng hơn cả là lòng yêu thương con người. Nếu làm trái với những điều
10


Khóa luận tốt nghiệp

đó thì đều là làm trái với đức Nhân. Qua đó để khẳng định Nhân là đạo đức
của con người, là hành vi ứng xử, là cách đối nhân xử thế giữa người với
người. Nhân vừa bao la vô cùng nhưng Nhân cũng rất gần gũi với mọi người,
Nhân gắn liền với bản chất tự nhiên của con người. Nếu hiểu theo tinh thần
của Nho giáo thì nó là tinh thần chính trị, của đạo đức con người, là tinh thần
của "Lễ", "Nhạc". Cho nên sách Nho định nghĩa: "Nhân là người và yêu
người. Yêu người bắt đầu từ mình đến người gắn với mình cho đến quốc gia,
xã hội, đây là tình, là hiếu, là trung, là nhân ái" [15, 22 ]. Nếu Nhân chỉ là yêu
người thôi thì hoàn toàn chưa đủ, mà Nhân còn là yêu người một cách vô tư
không gượng ép, đó là bản tính vốn có của con người. Từ Nhân mới nảy sinh
ra các đức khác, Nhân là gốc để sinh ra Hiếu, Lễ, Trí, Tín... Ngược lại các đức
ấy lại hội tụ ở Nhân. Như vậy Nhân là phạm trù bao quát và toàn diện nhất.
Trong lịch sử Nho học, phạm trù Nhân không phải đến đời Khổng
Tử mới có mà quan niệm này đã có từ rất lâu. Sách Kinh Dịch cho rằng: "lập
đạo của trời nói rằng âm và dương, lập đạo của đất nói về nhu và cương, lập
đạo của người nói về Nhân và Nghĩa” [15, 23 ]. Đến thời Khổng Tử quan
niệm về Nhân mang tính chất mới mẻ hơn và sâu sắc hơn. Trong suốt cuộc

đời của mình, Khổng Tử luôn mang hoài bão đưa tư tưởng của mình, học
thuyết của mình để hướng con người đạt đến điều Nhân, thực hiện đường lối
trị nước bằng đạo đức (đức trị) để xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị.
Phạm trù Nhân được Khổng Tử đề cao là tư tưởng chủ đạo, trong tác phẩm
Luận ngữ, Ông đã nói đến khoảng 105 lần về Nhân. Song, Nhân là gì ? thì
Khổng Tử không có một định nghĩa cụ thể nào, đối với mỗi học trò, từng
hoàn cảnh, mà Khổng Tử có một cách giải thích khác nhau về Nhân.
Người đầu tiên hỏi Khổng Tử về đức Nhân trong tác phẩm luận ngữ
là Phan Trì, có lẽ Khổng Tử đánh giá đây là một học trò kém nhất nên trả lời
câu hỏi thế nào là Nhân của Phan Trì, Khổng tử đáp: "Người Nhân làm những
việc khó khăn trước, còn hiệu quả lượm được thì về sau, như vậy mới có thể
là Nhân được" [20, 199 ]. Rõ ràng theo quan niệm của Khổng Tử Nhân không
phải là một cái khuôn định sẵn và chỉ có đến được với cái khuôn đó thì mới là
11


Khóa luận tốt nghiệp

Nhân. Và ở đây Ông cho rằng, với người bình thường thì yêu cầu của Nhân
cũng rất bình thường, chỉ là chịu khó làm lụng để đạt kết quả tốt mà thôi. Lần
thứ hai, Khổng Tử có cách giải thích về Nhân với Phan Trì, Ông chỉ nói ngắn
gọn đó là "ái nhân" có nghĩa là yêu người.
Cũng nói về Nhân, song khi trả lời Nhan Uyên, một trong những học
trò được Khổng Tử đánh giá là xuất sắc nhất. Khổng Tử lại giải thích theo
cách khác: "Dẹp bỏ tư dục làm theo điều lễ là làm điều Nhân. Một ngày dẹp
bỏ được tư dục của mình và làm theo điều Lễ thì trong thiên hạ cũng theo về
điều Nhân. Làm điều Nhân là do nơi mình há tại người khác sao” [20, 398].
Qua đó để ta thấy với Khổng Tử đức Nhân chẳng ở đâu xa mà ngay chính
trong lòng, trong tâm của mỗi người. Con người muốn đạt được điều Nhân thì
dẹp bỏ tất cả tư dục mà làm theo điều Lễ. Bởi theo quan niệm của Nho giáo

Khổng Mạnh thì Nhân là ở "đức tâm" người mà không có lòng nhân đức thì
làm sao mà thi hành lễ tiết? người mà không có lòng nhân đức làm sao mà
dùng âm nhạc? kẻ bất nhân chẳng thể bền chịu với cảnh nghèo túng, chẳng có
thể an nhiên lâu dài trong cảnh khoái lạc. Người Nhân thì an vui với lòng của
mình, ở cảnh nào cũng ung dung, thảnh thơi, yên ổn. Bậc trí thì biết lợi dụng
lòng nhân, tùy thời mà làm cho đức nhân hậu của mình ngày càng gia tăng.
Duy có bậc nhân mới biết thương người và ghét người chính đáng mà thôi .
Khổng Tử nói: "Mỗi người tùy theo đảng của mình mà phạm lỗi. Cho nên khi
quan sát cái lỗi của mỗi người, mình có thể biết người ấy có nhân hay không".
"Ta chưa thấy người nào thật tình yêu điều nhân và thật tình ghét điều bất
nhân. Người thật yêu điều nhân thì không cho điều gì hơn điều nhân được.
Người thật ghét điều bất nhân trong khi làm điều nhân thì không cho điều bất
nhân vướng vào mình. Có ai trọn ngày dùng hết sức mình làm điều nhân
chăng? Ta chẳng thấy ai đủ sức mà làm điều nhân hoặc cũng có nhưng mắt ta
chưa thấy" [5, 4]. "Trò Hồi ba tháng lòng chẳng lìa điều Nhân. Còn các đệ tử
khác người thì giữ được một ngày kẻ thì giữ được một tháng là cùng. "Nên
tâm trí ở đạo lý, nên giữ gìn đức hạnh, nên làm theo điều Nhân, chơi theo lục
nghệ. Đức Nhân có phải ở xa ta chăng? Nếu ta muốn đức Nhân thì đức Nhân
12


Khóa luận tốt nghiệp

ấy đến liền nơi ta vậy". "Người có chí và có Nhân chẳng lẽ vì bảo tồn sinh
mạng mà hãm hại đức Nhân, hạng người ấy có khi phải tự mình quyên sinh
để giữ tròn đức Nhân vậy". "Kẻ nào miệng nói lời hoa mỹ còn mặt mày thì
trau chuốt, hình dáng thì kiểu cách, quần áo thì lòe loẹt thì kẻ ấy hẳn kém
lòng Nhân" [5, 4].
Còn Mạnh Tử nói," Có Nhân thì vinh hiển, không Nhân thì nhục nhã.
Hiện nay, các bậc vua chúa đều ghét sự nhục nhã nhưng vẫn ăn ở, sống bất

Nhân. Như vậy có khác nào mình ghét chỗ ẩm ướt mà cứ ở chỗ thấp".
"Người quân tử sở dĩ khác với người thường là biết giữ gìn tâm của mình.
Người quân tử dùng đức Nhân để giữ gìn tâm của mình, lấy Lễ để giữ gìn tâm
của mình. Có Nhân thì yêu thương người, có Lễ thì kính người. Mình thương
người ta thì người ta luôn thương mình, mình kính người ta thì người ta luôn
kính mình". "Nhân là nhân tâm nghĩa là con đường chính đại của con người".
Mạnh Tử viết," chưa hề có người quý đức Nhân mà lại bỏ bê cha mẹ, bà con
mình, chưa hề có người trọng đức Nghĩa mà coi việc vua việc nước nhẹ hơn
việc riêng tư của mình. Vậy thì vua nên nói đến Nhân, Nghĩa mà thôi, cần gì
phải nói đến lợi". "Học không biết chán đó là Trí, dạy không biết mệt là Nhân
vậy". "Mình yêu thương người mà người chẳng thấu đến mình, vậy nên mình
tự xét xem mình đã đủ lòng Nhân hay chăng". "Lòng trắc ẩn chính là Nhân
vậy".
Lần khác Khổng Tử trả lời Tử Cống về Nhân ông nói: "Người Nhân
mình muốn thành lập mà làm cho người được thành lập; mình muốn thông đạt
mà làm cho người khác thông đạt. Hay đem lòng của mình làm thí dụ để hiểu
biết lòng muốn của con người. Có thể coi đó là phương pháp thực hành Nhân
vậy" [20, 212]. Đây cũng có thể xem là một trong những quan niệm mới của
Khổng Tử về Nhân. Người Nhân là ta muốn thì cũng cho người muốn, cái gì
ta không muốn thì cũng không muốn cho người. Cho nên, Nhân muốn đạt
được thì phải thắng được tư dục mà làm theo công lý, theo lẽ phải. Nhưng khi
Tử Trương hỏi về đức Nhân, Khổng Tử lại trả lời, phải làm được năm đức
trong thiên hạ thì được gọi là Nhân. Tử Trương không biết năm đức tốt mà
13


Khóa luận tốt nghiệp

Khổng Tử đề cập đến là đức gì, nên hỏi tiếp: "Xin hỏi về năm đức ấy?",
Khổng Tử nói đó là Cung, Khoan,Tín, Mẫn, Huệ. Cung - kính thì không bị

khinh nhờn. Khoan - hòa thì được lòng mọi người. Tín - trực thì người ta tính
nhiệm. Cần - mẫn có công làm ân huệ thì sử dụng được người" [22, 87]. Hoặc
như: "Cương trực, nghiêm nghị, chất phác ấy là gần đức Nhân, (Luận ngữ, Tử
lộ, 8). Nếu đã làm được năm đức tốt ấy thì đã được tấm lòng tốt, hợp với Lễ
thì đó là toàn diện, không kiêu ngạo, làm việc đến nơi đến chốn, sống lại biết
lượng thứ khoan dung với người khác.
Khổng Tử còn ví người đức Nhân như nước vậy. "Nước chảy xuống
trủng, chảy quanh co như Nghĩa vậy. Nước từ trên cao trăm trượng đổ xuống
mà không ngần ngại giống như Dũng vậy. Nước ở lại chỗ cạn thì lưu hành,
chỗ sâu thì không lường được giống như Trí vậy. Yếu mờ nhỏ mà ở đâu cũng
thấm được giống như sát vậy. Cái gì không sạch vào nước thì cũng sạch, tinh
khiết giống như thiên hóa. Nước đứng động, bằng phẳng giống như Chính
vậy, nước đầy thì không phải giữ giống như Độ vậy...Nước khi khúc chiết
chảy về biển Đông, giống như ý vậy" (Luận ngữ, Tử lộ, 10). Như thế nhân
cách theo Khổng Tử là mỗi người phải tự trau dồi cho mình những đức tính
tốt đẹp đủ để tỏa ra cho mọi người xung quanh giống như nước vậy.
Nghiên cứu về đức Nhân của Khổng Tử, có thể nhận thấy rằng ông
luôn coi Nhân là đức căn bản của con người cả về xử thế lẫn tu thân, là trung
tâm để chi phối các chuẩn mực đạo đức khác của con người. Khổng Tử nói:
"Nhân vừa là tu thân vừa là Nhân ái. Nhân là trung tâm của đạo đức từ đó mà
phát ra các đức khác và các đức khác quy tụ về nó" [25, 193]. Vậy, Khổng Tử
cho rằng:" Nhân là lòng thương yêu người. Nhân là tinh thần của Lễ nhạc và
chính trị. Khi đánh giá vai trò của Nhân Nho giáo cho rằng đó là đỉnh cao
nhất của đạo đức con người. Họ cho rằng," Nhân" với "Thánh" coi như là
một, đã có "Thánh" là có "Nhân", đã có "Nhân" là có "Thánh". Trở nên
"Thánh" khó bao nhiêu thì thực sự trở thành"Nhân" khó bấy nhiêu.
Trong "Nhân an", là lòng yêu thương người phải tự nhiên không
khiên cưỡng. "Nhân" và " an" quan hệ mật thiết với nhau, "an" là ung dung,
14



Khóa luận tốt nghiệp

trúng đạo, đứng ra làm việc gì cũng phù hợp với tính thiện. Bất nhân, tà dâm
chỉ nghĩ đến tính cách làm điều ác trái đạo, nên trong lòng không lúc nào yên
được. Người mà nói khéo, nịnh hót, sửa nét mặt theo bề ngoài là ít Nhân. Như
vậy "Nhân an" là "Thánh nhân chi mĩ"; là niềm vui lớn của người có đức
nhân.
Như vậy ta thấy Nhân là yếu tố quan trọng, là cái gốc mở đầu của
việc xây dựng đạo đức của một con người. Ai đạt được bậc nhân thì làm gì
cũng được lòng người, ích cho đời. Bởi thế, "Người quân tử trong bữa cơm
cũng không nên trái điều nhân, vội vàng cũng phải theo nhân, loạn lạc cũng
phải giữ Nhân", (Luận ngữ, Lễ nhân, 4). Qua đó chúng ta thấy được quan
niệm về Nhân của Nho giáo mang đậm tính nhân văn và có ý nghĩa thiết thực
mà con người luôn hướng đến.
Ngoài ra, đức Nhân trong Ngũ thường của Nho giáo cũng là xuất
phát điểm của học thuyết đạo đức, chính trị - xã hội. Vì vậy, Nhân có mối
quan hệ chặt chẽ mật thiết với các đức khác. Chẳng hạn Nhân với Nghĩa trong
đó Nhân thể hiện lòng thương người thì Nghĩa là trách nhiệm thực hiện tình
cảm đó. Muốn thực hiện điều Nhân phải có ý chí sắt đá vì vậy đức Nhân có
quan hệ biện chứng với Trí, Tín, Dũng... Tuy nhiên đối với người cầm quyền,
đức Nhân như một thành trì vững chắc để giữ gìn và bảo vệ những gì họ đạt
được.
Tuy nhiên, học thuyết Nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ
ràng, chỉ có người quân tử mới có được đức Nhân. Nghĩa là, đạo nhân là đạo
của người quân tử, của giai cấp thống trị chứ không có nghĩa bao hàm con
người nói chung, bao hàm cả nhân dân lao động (dân). Tư tưởng thương yêu
người dân lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, mỗi cá nhân phải toàn tâm, toàn
ý vì quyền lợi của tông tộc. Diệp Công nói với Khổng Tử rằng, phe tôi có
người thật thà, ngay thẳng cha bắt trộm dê mà con đi báo. Khổng Tử đáp lại

với Diệp Công, người thật thà, ngay thẳng phe tôi có khác cha dấu cho con,
con dấu cho cha. Sự thật thà ngay thẳng đã bao gồm trong đó rồi. Tư tưởng
tôn trọng người hiền tài, quốc gia sử dụng người hiền tài không kể người thân
15


Khóa luận tốt nghiệp

hay người không thân. Nếu thấy người tài giỏi hơn mình thì phải nhường, nếu
không nhường tức là ăn cắp địa vị. Theo Khổng Tử, học tập lễ nhạc trước rồi
mới làm quan tức là kẻ dã Nhân. Làm quan rồi mới học lễ nhạc mới là người
quân tử (con cháu quý tộc). Nếu dùng người thì ta chọn những người học tập
lễ nhạc trước.
Tóm lại, trong học thuyết Khổng Tử nói riêng, học thuyết Nho giáo
nói chung, Nhân là một phạm trù trung tâm, là đạo đức sáng ngời kết tinh
những tinh hoa, chuẩn mực đạo đức của nhân loại. Chính từ mục đích vươn
tới đức Nhân nên con người phải tự giác thực hiện tốt những chuẩn mực đạo
đức khác trong Ngũ thường nói riêng và trong học thuyết về đạo đức luân lý
của Nho giáo nói chung như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng, Hiếu...qua đó thấy
được đức Nhân trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo.
1.2.2. Tư tưởng về đức Lễ
Lễ là một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực đạo đức dùng để chỉ tôn
ti trật tự kỷ cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội phải
học, phải làm theo. Lễ cũng là chuẩn mực đạo đức. Nếu nhân là nội dung thì
Lễ là hình thức của Nhân.
Trong lịch sử Trung Quốc đã nói khá nhiều về Lễ, nhưng ở đó chỉ
mới đề cập đến Lễ theo nghĩa là cúng tế: “Thoạt kỳ thủy lễ, chỉ có một nghĩa
là cúng tế. Từ Thượng Cổ, người Trung Hoa cũng giống như những người
khác – đã cúng tế thần linh, đã làm cái việc gọi là Lễ”, [25, 151]. Đến thời
Tây Chu, đức Lễ còn mang nghĩa thứ hai: Đó là Pháp điển Phong kiến có tính

chất chính trị do Chu Công chế định ra nhằm mục đích duy trì, ổn định xã hội.
Về sau, ý nghĩa của lễ dùng để nói cả những quy củ mà phong tục, tập quán
của xã hội đã thừa nhận như: Quan, Triều, Sính, Tang, Tế…
Trong tác phẩm Luận ngữ, Lễ được Khổng tử đề cập đến hơn 70
lần. Mặc dù, Lễ được nhắc lại nhiều lần. Song mỗi lần nói đến Lễ đều mang
một nội dung và hàm ý khác nhau. Khổng Tử đã kế thừa và phát triển phạm
trù Lễ của các bậc Nho sĩ thời trước và có nội dung phong phú rộng rãi hơn.
16


Khóa luận tốt nghiệp

Lễ trong tư tưởng Khổng Tử không chỉ là lễ giáo, nghi thức kỷ cương định ra
có danh có khí dứt khoát. Mà quan trọng hơn, Lễ là đức của con người, nhất
là người cai trị. Lễ còn là đạo đức của bậc quân tử cũng như kẻ thứ dân.
Trong tác phẩm “Nho giáo” của Trần Trọng Kim có đoạn viết: “Chữ Lễ, hiểu
theo nghĩa rộng mới đúng tông chỉ của Khổng giáo. Tông chỉ ấy cốt nhất là
hàm dưỡng những tình cảm cho thật hậu để gây thành tập quán đạo đức cho
đến bậc nhân” [25, 154].
Phạm trù Lễ với nội dung là những nghi thức, quy định trong tế lễ.
Khổng Tử cho rằng tế lễ là để tỏ lòng thành kính, khi tế lễ phải tuân thủ theo
những quy định đã định sẵn. Song không vì thế mà việc “Tế lễ” chỉ nhằm làm
đúng một điều đó là nghi thức đúng đắn, lễ vật đầy đủ. Ngoài ra, khi tế lễ
quan trọng nhất là phải thành tâm để thực hiện tấm lòng, lễ không phải chỉ là:
“Người đời nay đem ngọc lụa làm lễ” [20, 634]. Như vậy, lễ có nội dung là tế
lễ cũng có quan hệ mật thiết với đạo đức, tế là phải xuất phát từ sự thành thực,
cung kính với trời đất, qủy thần, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. “Tế tự không phải từ
hình thức bên ngoài đến mà phải từ trong bụng sinh ra ở tâm sinh ra vậy” [26,
201]. Khổng Tử cho rằng, các nghi thức được sử dụng trong việc cúng giỗ tổ
tiên, ma chay, để tang, cưới hỏi… chính là mục đích để phát huy tình cảm của

con người. Ông nói: “Trong tang chế cha mẹ, tụng niệm, tế tự tổ tiên có sự
thận trọng thì đức của dân sẽ được thuận hậu” [15, 36]. Khổng Tử cũng quan
niệm rằng: “Lễ là gốc ở kính, ngưởi bất nhân chẳng có niềm cung kính thì đâu
có thể hành lễ cho nghiêm trang được”
[15, 36].
Lễ với nội dung là “Tế lễ” còn quy định thời gian tang chế, trang
phục khi tế lễ, hội hè. Chẳng hạn, lễ quy định con người phải để tang cha mẹ
là ba năm. Tại sao lại có quy định thời gian để tang đó, đó là thể hiện tình cảm
nhiều hay ít cho xứng với nghi lễ và để phân biệt quan hệ đó là thân hay sơ.
Khổng Tử quan niệm khi chúng ta sinh ra ba năm cha mẹ phải trông nom bế
ẩm nên để tang ba năm mới hợp Lễ. “Trẻ con sau ba năm mới được rời vòng
tay bế ẩm của cha mẹ cho nên khi cha mẹ mất đi, con cái phải báo đáp ân huệ
17


Khóa luận tốt nghiệp

vất vả nhất của cha mẹ trong ba năm, để tang cha mẹ ba năm đó là lễ tang
thông thường của mọi người trong thiên hạ” [18, 206] và quy định trong ba
năm đó, người quân tử không được tập lễ, không được tấu nhạc…
Trong quan niệm của Tuân Tử thì chữ Lễ cũng có nghĩa rất rộng, đối
với người nào cũng phải có Lễ : “Lễ là đối với kẻ quý thì kính, đối với kẻ già
thì hiếu thảo, đối với người lớn thì thuận, đối với người trẻ thì từ thiện” [22,
322]. Theo Tuân Tử: “Người sinh ra là có lòng muốn, muốn mà không được
thì không thể tìm, tìm mà không có chừng mực, giới hạn thì không thể tranh.
Tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng. Tiên vương ghét cái loạn, cho nên chế lễ
nghĩa để phân ra trật tự để nuôi cái muốn của người ta, cấp cái tìm của người
ta, khiến ai muốn không đến cùng kiệt các vật, các vật không làm cùng kiệt
cái muốn, các vật với cái muốn phù tri lẫn nhau mà sinh trưởng, ấy là cái sở
khởi nguyên của lễ” [22, 32] cho nên ông yêu cầu phải cần có lễ, đó mới là

hợp Đạo.
Nho giáo quan niệm về Lễ với nội dung là những chuẩn mực những
quy định, nguyên tắc, những yêu cầu trong các hoạt động của con người và
trong các quan hệ xã hội: vua phải yêu thương bề tôi, bề tôi phải tận trung với
vua, cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải hiếu kính cha mẹ. Từ khi
chào đời đến khi nhắm mắt và cả khi ngồi một mình cũng phải thực hành lễ.
Thi hành lễ là để rèn luyện tu tâm dưỡng tính tạo cho con người có điều kiện
thực hiện đúng đức Nhân và có hành vi đúng mức và tốt đẹp. “Gọi là đạo đức
nhân nghĩa mà thiếu lễ ắt không thành, giáo huấn để đính chính phong tục mà
thiếu lễ ắt không đầy đủ, ngay cả đến việc phân tranh, cãi cọ, không Lễ cũng
giải quyết được. Đó là chế dùng lễ để làm rõ phải trái, phân định đúng sai.
Vua tôi, trên dưới, cha con, anh em không có lễ không xác định được thân
phận, vị trí. Học để làm quan phải kính thờ thầy dạy, nếu không có lễ thì lấy
gì mà thân ái với nhau” [30, 27]. Lễ phân ra trật tự khác nhau để cho vạn vật
có thứ tự phân minh. Thánh nhân mới định ra lễ để phân định tôn ti trật tự
khiến dân giữ lòng hiếu ố cho vừa phải và sửa lại cái đạo làm người cho chính
vậy. “Ở trong xã hội có vua tôi, cha con, chồng vợ, có người thân kẻ sơ, có
18


Khóa luận tốt nghiệp

việc trái việc phải, có lễ để phân biệt cho rõ mọi lẽ, khiến người ta biết đường
ăn ở cho phải đạo” [22, 150]. Lễ là những chuẩn mực, những quy tắc, những
yêu cầu có tính bắt buộc, ràng buộc đối với mọi hành vi ứng xử của con người
trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác của con
người. Nhà vua phải thương yêu bề tôi, bề tôi phải tận trung với vua. “Vua
khiến bầy tôi bằng lễ, bầy tôi thờ vua bằng trung” [20, 86]. Theo Khổng Tử
bề trên biết sai khiến bằng lễ càng có lợi cho họ vì “Bề trên chuộng lễ thì dân
dưới dễ sai” [20, 536]. Đối với bề tôi cũng phải mình theo lễ phải hết sức

trung thành cương trực và trong việc thì phải chịu khó, cố gắng. “Thờ vua
phải kính cẩn nơi công việc rồi mới tính đến chuyện hưởng bổng lộc” [20,
583]. Lễ trong mối quan hệ với cha mẹ, cha mẹ phải thương yêu con cái, con
cái phải kính hiếu cha mẹ, tức là người có đức Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Trung,
Hiếu. Yêu cầu đầu tiên của lễ đó là con cái phải tuyệt đối kính, hiếu thảo, thực
hiện đầy đủ đạo làm con với cha mẹ. Khi cha mẹ còn sống thì phải nuôi
dưỡng, phụng sự cho hợp lễ. “Cha mẹ còn sống thì phụng sự cho hợp lễ, mất
thì tống táng cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ” [20, 37]. Khi thấy cha mẹ có lỗi
thì làm con phải dùng Lễ để khuyên can cha mẹ, không được xúc phạm đến
cha mẹ, tuy có khó nhọc lo buồn cũng không được oán hận.
Trong mối quan hệ giữa huynh đệ, bằng hữu: Khổng Tử yêu cầu anh
với em, bạn bè cũng phải dùng lễ để quan hệ giao tiếp. Ông nói: “Bầu bạn thì
thành khẩn khuyên nhủ lẫn nhau, anh em thì hòa vui” [20, 461]. Trong khi kết
giao với bạn bè cũng phải lựa chọn, bởi bạn bè có những hạng khác nhau: “Ba
hạng có ích, ba hạng tổn hại. Bạn ngay thẳng, bạn thành thật, bạn nghe biết
nhiều là ích vậy! Bạn giả bởi uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo siểm
nịnh là tổn hại vậy” [20, 599]. Người có nhân là người phải tự chế mình đi
theo lễ, không được thái quá, không được bất cập trong việc thi hành lễ. Mọi
người, mọi giai cấp phải tôn trọng, giữ gìn học tập và hành động đúng lễ. Lễ
cải hóa được cái ác, quyết định sự tồn tại xã hội và con người: “Sự giáo hóa
của lễ rất cơ bản, ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình ra, khiến người ta
ngày càng đến gần điều thiện tránh xa điều tội mà tự mình không biết” [22,
19


Khóa luận tốt nghiệp

161). Cho nên người xưa rất chuộng lễ: “Lễ là cấm sự loạn sinh ra, như đường
đê giữ cho nước không đến vậy" [22, 161]. Người mà không có Lễ thì không
sinh, việc mà không có Lễ thì không nên, quốc gia mà không có lễ thì không

yên. Thiên hạ theo lễ thì trị, không theo lễ thì loạn, theo lễ thì yên, không theo
lễ thì nguy, theo lễ thì còn, không theo lễ thì mất. Trái lễ thì xấu xa cần phải
tránh, trái đạo cần phải ngăn chặn. Trái lễ thì đừng xem, trái lễ thì đừng nghe,
trái lễ thì đừng nói, trái lễ thì đừng làm. Lễ được cụ thể hóa thành những
nguyên tắc đạo đức để đánh giá đạo đức của con người. Lễ vừa có tính chất
khuyên răn, vừa có tính chất ràng buộc con người để hàng giờ, hàng ngày,
mọi lúc, mọi nơi trở thành thói quen đạo đức của cá nhân và xã hội. Bởi, theo
Khổng Tử: “Cung kính mà không lễ thì lúng túng, lóng ngóng; cẩn thận mà
không có lễ thì thành ra sợ sệt; dũng cảm mà không có lễ thì thành ra loạn;
cương trực mà không có lễ thì thành ra ngang ngạnh” (Luận ngữ, Thái ba).
Hay là “Không có Lễ lấy gì mà trông, không có lễ lấy gì mà nghe, không có lễ
lấy gì mà nói, không có lễ theo đâu mà làm" (Luận ngữ, Nhan uyên). Lễ là bộ
phận lớn của pháp luật, trái Lễ là không có pháp luật. Lễ là một trong những
biện pháp chính trị cơ bản nhất để thi hành đường lối đức trị. Để đánh giá tác
dụng của Lễ, trong sách “Trung Quốc triết học sử” Hồ Thích Chi viết rằng:
“Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì
trọng về cái quy cũ tích cực, mà pháp luật thì thiên về cái cấm chế tiêu cực.
Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì
cấm không cho làm việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ
bị người quân tử dị nghị chê cười, chứ người mà làm trái pháp luật thì có hình
pháp xét xử” [22, 162]. Như vậy, lễ có lợi hơn là có thể ngăn cấm được những
việc chưa xẩy ra mà dùng pháp luật thì chỉ để trị cái việc đã rồi. Nho giáo
dùng để giáo hóa đạo làm người, lễ đối với pháp luật là không mâu thuẫn mà
mỗi phương pháp có một cách giải quyết các chuẩn mực của những mối quan
hệ khác nhau trong xã hội, mỗi thứ đều có giá trị của nó.
Theo Khổng Tử, Lễ là những quy phạm đạo đức thời Tây Chu, tức
là Lễ của nhà Chu. Do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không giữ đúng đạo
20



Khóa luận tốt nghiệp

tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con nên thiên hạ vô
đạo và thiên hạ đại loạn. Do vậy, phải lập kỷ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi;
cha ra cha, con ra con để cho thiên hạ hữu đạo xã hội yên ổn. Ở đây chúng ta
cần nhận ra rằng Khổng Tử không nhận ra sự hư hỏng của lễ pháp nhà Chu là
tất yếu, là biểu hiện tiến bộ của lịch sử. Giải pháp mà Khổng Tử đưa ra là duy
tâm, siêu hình, cải lương nhằm cứu vãn tình hình cực đoan, bảo thủ, giữ lại
những hình thức cũ, đưa ra những nội dung mới cho phù hợp với tình hình
mới, kịch liệt phản đối sự đấu tranh dù chỉ là của quần chúng nghèo khổ vùng
lên hay là giữa các giai cấp thống trị với nhau. Để xoa dịu, điều hòa mâu
thuẫn giai cấp, Khổng Tử tuyên truyền nghèo mà vui, lấy hòa vi quý, người
dưới hãy an phận không trách oán, người trên phải tôn trọng người dưới.
Bước ra cửa lúc nào cũng phải chỉnh tề như gặp người khách quý. Sai khiến
dân một việc gì cũng phải thận trọng, phải thành kính trọng khi thực hiện Lễ.
Nuôi nấng chăm sóc cha mẹ là thờ cha mẹ, nhưng đối với chó và ngựa, người
ta vẫn nuôi nấng chăm sóc. Nếu như đối với cha mẹ mà không thành kính thì
nuôi nấng cha mẹ khác gì nuôi nấng chăm sóc chó, ngựa. Như vậy, Lễ có tác
dụng bao trùm hết tất cả các hành vi của con người và xã hội, là khâu chủ yếu
của đạo làm người và được cụ thể hóa thành những nguyên tắc đạo đức để
đánh giá đạo đức của con người. Lễ vừa có tính chất khuyên răn, vừa có tính
chất ràng buộc con người để hàng ngày, hàng giờ, mọi nơi, mọi lúc trở thành
thói quen của đạo đức cá nhân và xã hội. Bậc thánh nhân phải dùng Lễ trong
trị nước thì mới yên bình thịnh trị được. Lễ giống như một cái lưới bủa ra rất
rộng và xiết lại rất chặt của Nho giáo. Theo “Kinh lễ”, thì phải có đức Nhân,
Nghĩa mới thành mối quan hệ giữa người với người và giữa người với trời
đất, quỷ thần mới thông suốt. Người ta nói đến Lễ là nói đến đức, một đức
bên trong Ngũ thường, một đức bên trong bốn đúc có sẵn đầu mối ở cái tâm
của con người. Đã là người thì phải học Lễ, biết Lễ, có Lễ và tiêu chuẩn của
Lễ là sự đúng y tăm tắp với những giáo huấn, những kỷ cương, những nghi

thức do đạo Nho đề ra cho những quan hệ Tam cương, Ngũ luân…, cho cả
những việc thờ cúng thần linh. Bởi vậy, con người phải học Lễ từ tuổi trẻ thơ
21


Khóa luận tốt nghiệp

và sau này muốn làm nên như thế nào thì cứ phải “Tiên học lễ” đã. Nếu đức
Nhân được coi là đức cao nhất, là đức thể hiện bản chất người của người ta
một cách rõ ràng nhất và đúng đắn nhất; trong mối quan hệ con người trong
xã hội thì lại phải thấy nó “khắc kỷ” và “phục lễ” được mới là Nhân. Như vậy,
trong Ngũ thường bên cạnh đức Nhân và các đức khác thì đức Lễ cũng có vai
trò quan trọng và là nội dung cơ bản của lễ giáo đạo Nho.
1.2.3. Tư tưởng về đức Nghĩa
Nghĩa là sự đối nhau với Nhân. Nếu Nhân thể hiện trong các mối
quan hệ với người khác thì Nghĩa thể hiện trong sự tự vấn lương tâm mình.
Lòng hổ thẹn là đầu mối của Nghĩa. Nghĩa, có nghĩa đen, là điều nên nói, việc
nên làm. Nói điều gì đó, làm việc gì đó, thấy thảnh thơi thoải mái hứng thú
trong lương tâm thì điều nói đó, việc làm đó là điều nghĩa, việc nghĩa. Không
nói điều ấy, không làm việc ấy thì thấy bứt rứt trong lương tâm thì như thế là
có điều nghĩa không nói, có việc nghĩa không làm. Ngược lại, nếu có điều gì
đó không nói, có việc gì đó không làm mà thấy yên lòng thì như thế là điều
đó, việc đó, vốn bản thân nó là bất nghĩa, phi nghĩa.
Tuy nhiên, đức Nghĩa trong tư tưởng Nho giáo được thể hiện một
cách khác nhau qua quan niệm của mỗi nhà tư tưởng khác nhau. Khổng tử khi
nói về đạo làm người đã đúc kết ba đạo lý quan trọng nhất, tạo thành nền tảng
cho hệ thống luân lý của ông là nhân, lễ, nghĩa. Nghĩa của Khổng Tử chính là
để chỉ cái thích đáng hay là cái đạo lý. Đồng thời, Khổng Tử coi nghĩa là
phẩm chất của người quân tử còn lợi là cái thuộc về kẻ tiểu nhân: "Bậc quân
tử tin tưởng về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân rành rè về viêc lợi", (Luận ngữ, Lý

nhân). Do vậy, theo Ông người quân tử phải hành động vì Nghĩa: "Người
quân tử dùng nghĩa lý làm căn bản, dùng lễ tiết để thực hành, dùng khiêm tốn
để tỏ lộ ra ngoài, dùng thành tín để làm nên công việc. Người nào được như
thế thật là người quân tử" (Luận ngữ, Linh công). Mặt khác, Khổng Tử còn
trọng dũng, gắn liền dũng với nghĩa, trong đó, nghĩa chỉ đạo dũng và dũng
phải phù hợp với nghĩa: "Tử Lộ hỏi rằng: Người quân tử có chuộng dũng
không?. Khổng Tử đáp: “Người quân tử lấy nghĩa là trên hết. Người quân tử
22


Khóa luận tốt nghiệp

có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có
nghĩa thì là trộm cướp", (Luận ngữ, Dương hóa). Với quan niệm đó Khổng Tử
khuyên mọi người "việc gì hợp nghĩa thì làm", đừng vì cái lợi riêng mà làm
phương hại đến cái lợi chung của cộng đồng hoặc của người khác. Khổng Tử
viết: "Dựa theo lợi mà làm thì nhiều người oán", (Luận ngữ, Lý nhân). Như
vậy, có thể nói trong quan niệm của Khổng Tử, Nghĩa là cái hợp với lẽ phải,
là đạo lý mà chỉ có người quân tử mới nhận thức được. Bản thân Khổng Tử
cũng là tấm gương vì Nghĩa. Suốt đời Ông luôn luôn tuyên truyền và phấn
đấu cho một xã hội thái bình, thịnh trị và trật tự kỷ cương.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Khổng Tử về Nghĩa thì với
Mạnh Tử, Ông cũng cho rằng, nghĩa là việc nên làm thì làm, không nên làm
thì không làm: "Người ta ai cũng có lòng thương xót chẳng nỡ đối với việc
này hoặc việc khác, nhưng nếu mình biết đem tấm lòng ấy mà phổ cập đến
những việc mà mình chưa thương xót, chẳng nỡ, thì mình mới thật là người
nhân vậy. Người ta ai cũng có việc mà mình chẳng thèm làm, nếu như mình
biết nới rộng khí tiết ấy mà chẳng thèm làm những việc mình đương làm thì
mình mới thật là người nghĩa vậy", (Mạnh Tử, Tận tâm). Tuy nhiên, cái gì nên
làm thì làm, cái gì không nên làm thì Mạnh Tử không bàn kỹ, Ông thường

cho rằng lòng u ố (xấu hổ) là đầu mối của nghĩa, cái gì làm ta xấu hổ, làm cho
ta ghét thì đó là cái phi nghĩa và chỉ có "lương tâm", "lương năng" mới giúp ta
phân biệt được đâu là nghĩa, đâu là phi nghĩa. Điều đó cho thấy Mạnh Tử luôn
gắn liền nghĩa với hành vi đạo đức cá nhân, đã hiểu được động cơ bên trong
của những hành vi vì Nghĩa. Mạnh Tử kêu gọi con người sẵn sàng chết vì
Nghĩa đều đã cho thấy Nghĩa được đề cao đến mức đem so sánh với mạng
sống của con người. Mạnh Tử viết: "Sống thì ta vẫn ham, nghĩa thì ta cũng
mộ. Nếu chẳng được luôn hai việc ấy một lượt, ta đành bõ lấy mạng sống mà
giữ lấy tiết nghĩa vậy" (Mạnh tử, Cáo thượng).
Mạnh Tử là người đã đề cao Nghĩa, chính vì vậy, Ông đã đối lập nó
với quan niệm về Lợi. Mạnh Tử nói: "kẻ trên người dưới đều làm việc lợi
trước, việc nghĩa sau thì người này tước đoạt hết của cải của người kia mới
23


Khóa luận tốt nghiệp

vừa lòng. Trái lại, chưa hề có người quý điều nhân mà lại bỏ bê cha mẹ, bà
con mình; chưa hề có người trọng điều nghĩa mà bỏ coi việc vua, việc nước
nhẹ hơn việc riêng của mình. Vậy vua chỉ nên nói đến việc Nhân mà thôi",
(Mạnh Tử, Lương Huệ Vương). Điều đó cho thấy Mạnh Tử khuyên người ta
chỉ nên nói điều Nhân nghĩa, coi Nhân Nghĩa là mục đích của cuộc sống cá
nhân, là mục tiêu mà xã hội cần vươn tới: "Tôi vì Nhân Nghĩa mà thờ vua,
con vì Nhân Nghĩa mà thờ cha, em vì Nhân Nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha
con, anh em đều bỏ Lợi, đối với nhau chỉ bằng lòng hâm mộ Nhân Nghĩa. Quốc
gia như thế mà không hưng thịnh là chưa từng có", (Mạnh Tử, Cáo tử hạ).
Trái với Mạnh Tử thì Tuân Tử lại cho rằng Nghĩa là điều không thể
thiếu trong bản thân của mỗi con người và trong xã hội. Từ đó, Ông khuyên
người quân tử phải "nắm vững cái nghĩa", chỉ theo cái Nghĩa, hướng về
quyền, trong sự chất mà vẫn nắm vững Nghĩa, không loạn đó là cái của bậc sĩ,

quân tử. Tuân Tử còn cho rằng thánh nhân như Nghiêu, Thuấn cũng chỉ thích
Nghĩa mà thôi. Nghĩa thắng được thì nước trị, trái lại là loạn. Như vậy, ta thấy
Ông không đề cao Nghĩa quá mức mà chỉ cho rằng Nghĩa là cái có trước, là
tiền đề xuất phát cho mọi thứ sau đó.
Còn đến Đổng Trọng Thư là người đã cho rằng Nghĩa là phạm trù
riêng biệt, nó khác với các phạm trù khác như Lợi, Nhân, Lễ, Trí, Tín...Theo
Ông thì Nghĩa là để "nuôi cái tâm" - tinh thần, cao cả, lẽ phải.
Như vậy, ta thấy có nhiều quan niệm khác nhau về đức Nghĩa, nhưng
trong Ngũ thường Nghĩa cũng là một trong năm đức cơ bản và quan trọng
cùng với Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đức Nghĩa cũng như đức Nhân cũng có
thể trau dồi, tu luyện, thử thách trong mọi quan hệ giữa người với người,
trong thử thách đạo làm người. Ở đời lòng hổ thẹn và tinh thần vì nghĩa
thường bị những thứ khác làm lung lay, yếu ớt, mất tính trong sạch như uy vũ
của kẻ quyền thế, địa vị, công danh, tiền tài, lợi lộc.
1.2.4. Tư tưởng về đức Trí
Trong tiếng Việt người ta thường định nghĩa Trí là "khôn" nhưng trong
tư tưởng của Nho giáo Khổng Mạnh thì Trí chỉ có ở người quân tử còn kẻ tiểu
24


Khóa luận tốt nghiệp

nhân thì không có Trí. Nếu người quân tử không cần học cũng biết thì kẻ tiểu
nhân có học cũng không biết được. Trí là biết người, là dùng người trực, bỏ
kẻ gian, như vậy, có thể giáo hóa kẻ gian thành người trực. Trí là hiểu biết
được Đạo nên mọi mối quan hệ rộng, hẹp, cao, thấp của con người với trời đất
vạn vật với người khác trong thiên hạ. Trí là biết được một cách rõ ràng phải,
trái trong mọi vấn đề xẩy ra về mặt đạo đức.
Tuy nhiên, với mỗi nhà Nho thì ngoài những đặc điểm chung về Trí
như trên thì trong đạo lý của họ cũng có những quan niệm khác nhau về Trí.

Theo Khổng Tử, con người phải có Trí mới vươn tới được đức Nhân. Trí là
hiểu biết được đạo trên mọi mối quan hệ của con người với trời đất, muôn vật
và với mọi người. Nói một cách khác, đức Trí thể hiện ở chỗ hiểu biết được
một cách đúng đắn, rõ ràng điều phải, trái trong những vấn đề nảy sinh ra từ
mặt đạo đức. Đầu mối của Trí ở bên trong con người là lòng "thị phi" làm cho
người ta phân rõ phải trái, đúng sai trong các mối quan hệ có được đầu mối ấy
đi vào học tập đạo đức và hành đạo, con người tự khắc có "sở đắc" và đức Trí.
Bàn đến đức Trí, Khổng Tử một mặt tin vào mệnh trời, Ông cho
rằng: "Trí thức bẩm sinh là trí thức thượng hạng, là thượng trí trời sinh ra đã
có và không biến đổi. Mặt khác, là thầy của hơn ba nghìn học trò, Khổng Tử
lại cho rằng: "Trí không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó là kết quả của quá
trình học hỏi trong đời sống. Học tức là đến gần với Trí" (Trung dung, 20).
Theo Khổng Tử, Nhân có thể đạt đến mức độ cao để có thể giúp người khác
thì cần phải có trí, chỉ có trí mới phân biệt đúng sai, mới biết nhìn mọi việc để
suy xét từ đó lựa chọn cách giải quyết đúng và phân biệt được chính, tà. Có
Trí thì người mới vươn tới được nhân nên không thể là người nhân mà thiếu
trí được. Chính Khổng Tử đã lí giải điều đó cho Tử Lộ: "Ưa làm điều nhân
mà không ưa học là che lấp cái ngu muội; ưa trí xảo mà không ưa học thì cái
hại che lấp sự phóng đảng, lầm lạc; ưa dũng cảm mà không ưa học thì cái hại
che lấp sự cường bạo" [20, 681]. Theo Khổng Tử để có Nhân thì phải có Trí,
ngược lại có Trí, có Dũng mới thành Nhân.

25


×