Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 220 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỖ THỊ DINH

GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận án ............................................................................................................. ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.



Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5

Phần 2. Cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế và quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ........................................................ 6
2.1.

Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường làng nghề ............................................................................................ 6

2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 6
2.1.2. Sự cần thiết có các giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường làng nghề .......................................................................................... 12
2.1.3. Nội dung của giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường

làng nghề ............................................................................................................. 15
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp kinh tế và quản lý nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề .......................................................... 21
2.1.5. Tiêu chí đánh giá giải pháp ................................................................................. 24

ii


2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề ............................................................................... 26

2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................... 26
2.2.2. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................................... 29
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về áp dụng giải pháp kinh tế, quản lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cho thành phố Hà Nội .............................. 36
2.3.

Một số công trình nghiên cứu có liên quan......................................................... 37

Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 41
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 42

3.1.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Hà Nội ............................................................. 42
3.1.2. Đặc điểm cơ bản các làng nghề điều tra ............................................................. 46
3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 48
3.2.2. Chọn điểm khảo sát............................................................................................. 49
3.2.3. Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 51
3.2.4. Xử lý và tổng hợp dữ liệu ................................................................................... 53
3.2.5. Phân tích thông tin .............................................................................................. 53
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 54
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 56
Phần 4. Thực trạng thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội ............................. 57
4.1.

Hiện trạng làng nghề và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại
thành Hà Nội ....................................................................................................... 57

4.1.1. Hiện trạng phát triển các làng nghề .................................................................... 57
4.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề .......................................................... 61
4.2.

Thực trạng áp dụng các giải pháp kinh tế & quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở ngoại thành Hà Nội ............................................................ 74

4.2.1. Thực trạng áp dụng giải pháp kinh tế ................................................................. 74
4.2.2. Thực trạng áp dụng giải pháp quản lý ................................................................ 88
4.3.

Đánh giá kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các giải
pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ngoại

thành Hà Nội ..................................................................................................... 110

iii


4.3.1. Đánh giá kết quả, hạn chế trong thực thi các giải pháp kinh tế và quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường......................................................................... 110
4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề ngoại thành Hà Nội ............................................ 116
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 122
Phần 5. Hoàn thiện và tiếp tục thực thi giải pháp kinh tế và quản lý nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội ..... 124
5.1.

Căn cứ hoàn thiện ............................................................................................. 124

5.2.

Định hướng hoàn thiện và tiếp tục thực thi giải pháp kinh tế và quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề đến năm 2025 ................................ 126

5.3.

Hoàn thiện và tiếp tục thực thi giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 ..................... 127

5.3.1. Đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch cho các làng nghề .......................................... 127
5.3.2. Hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý môi trường làng nghề tại cấp xã ........... 128
5.3.3. Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường .......................................................... 131
5.3.4. Chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất & xử lý

chất thải làng nghề ............................................................................................ 131
5.3.5. Tăng cường thực thi các công cụ quản lý môi trường làng nghề ..................... 133
5.3.6. Nghiên cứu, tư vấn cụ thể hóa các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi
trường làng nghề ............................................................................................... 136
5.3.7. Hoàn thiện cơ chế thực thi các văn bản pháp lý và chính sách hỗ trợ bảo
vệ môi trường làng nghề ................................................................................... 137
Tóm tắt phần 5 .............................................................................................................. 139
Phần 6. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 140
6.1.

Kết luận ............................................................................................................. 140

6.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 142

6.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................. 142
6.2.2. Đối với các nhà nghiên cứu .............................................................................. 142
Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án ........................................ 143
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 144
Phụ lục .......................................................................................................................... 151

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BCH TW

Ban chấp hành Trung ương Đảng

BNN

Bộ Nông nghiệp và PTNT

BTC

Bộ Tài chính

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBNSTP

Chế biến nông sản thực phẩm

CP

Chính phủ

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

ĐGTĐMT

Đánh giá tác động môi trường

ĐVT

Đơn vị tính

KLNT

Khối lượng nước thải



Nghị định

NSX

Năng suất xanh

SX

Sản xuất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

Trđ

Triệu đồng

TT

Thông tư

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VPC

Trung tâm Năng suất Việt Nam

VSMT

Vệ sinh môi trường

THT


Tổ hợp tác

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1.

Diện tích, dân số của thành phố Hà Nội năm 2010, 2013, 2016 ...................... 43

3.2.

Tình hình sử dụng đất đai ngoại thành Hà Nội năm 2016 ................................ 43

3.3.

Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2010-2016 .................... 44

3.4.

Tình hình chung của các xã có làng nghề nghiên cứu ...................................... 46

3.5.


Thống kê các loại tài liệu thứ cấp thu thập ....................................................... 51

3.6.

Số mẫu chọn khảo sát ở 5 huyện đại diện thành phố Hà Nội ........................... 52

3.7.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích theo tiêu chí đánh giá giải pháp............................ 55

4.1.

Số làng nghề, số hộ, lao động làm nghề và giá trị sản xuất của các ngành
nghề trên địa bàn ngoại thành Hà Nội .............................................................. 57

4.2.

Các chỉ tiêu thể hiện thực trạng SX KD ở các làng nghề điều tra .................... 59

4.3.

Khối lượng nước thải tại các làng nghề bình quân/ ngày ................................. 64

4.4.

Tổng lượng chất thải rắn các làng nghề bình quân một ngày ........................... 65

4.5.

Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề Minh Khai ................................... 66


4.6.

Kết quả phân tích mẫu nước tại một số điểm của làng nghề lược sừng
Thụy Ứng .......................................................................................................... 68

4.7.

Kết quả phân tích mẫu không khí tại làng nghề Thụy Ứng .............................. 69

4.8.

Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất và một số chỉ tiêu phân tích vi lượng
(mg/kg) môi trường đất tại Phùng Xá ............................................................... 70

4.9.

Kết quả phân tích nước thải tại Phùng Xá ........................................................ 71

4.10.

Chất lượng môi trường không khí tại Phùng Xá .............................................. 72

4.11.

Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải ở các làng nghề
ngoại thành Hà Nội ........................................................................................... 77

4.12.


Mức phí đóng góp cho bảo vệ môi trường của các hộ/ cơ sở sản xuất
trong làng nghề ngoại thành Hà Nội ................................................................. 79

4.13.

Tình hình thực hiện phí vệ sinh môi trường, phí bảo vệ môi trường tại
làng nghề điều tra ............................................................................................. 80

4.14.

Nguồn vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2012-2014..................... 85

4.15.

Kết quả hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường năm 2012-2014 ......... 86

vi


4.16.

Các dự án bảo vệ môi trường được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ
bảo vệ môi trường Hà Nội 2012-2014 .............................................................. 87

4.17.

Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp và người dân về các công cụ
kinh tế trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ở ngoại
thành Hà Nội ..................................................................................................... 88


4.18.

Số lượng các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường làng nghề ở ngoại
thành Hà Nội ..................................................................................................... 92

4.19.

Ý kiến đánh giá của các bộ quản lý các cấp về các hạn chế của hệ thống
văn bản pháp lý trong bảo vệ môi trường làng nghề ở ngoại thành Hà Nội ....... 97

4.20.

Quan điểm, chỉ tiêu thực hiện và giải pháp bảo vệ môi trường trong quy
hoạch phát triển làng nghề đến năm 2030 của thành phố Hà Nội .................... 99

4.21.

Kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
đến năm 2020.................................................................................................. 100

4.22.

Tổng hợp ý kiến của cán bộ, người dân ở các huyện và địa bàn về quy
hoạch và kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề ........................................... 103

4.23.

Tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch BVMT ở các làng nghề
khảo sát ........................................................................................................... 104


4.24.

Ý kiến của CBQL và người dân về triển khai quy hoạch và kế hoạch
thực hiện BVMT các làng nghề khảo sát........................................................ 106

4.25.

Tình hình thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tập huấn về BVMT ở
các làng nghề khảo sát .................................................................................... 108

4.26.

Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát BVMT tại các làng
nghề khảo sát .................................................................................................. 110

4.27.

Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về kết quả và các hạn chế
trong thực hiện các công cụ quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề tại điểm khảo sát .................................................................................... 111

4.28.

Tổng hợp kết quả và hạn chế trong quá trình thực thi các giải pháp kinh
tế và quản lý tại các điểm khảo sát ................................................................. 115

4.29.

Số lượng đội ngũ công chức quản lý môi trường ở thành phố Hà Nội ......... 117


4.30.

Năng lực của chủ hộ/ cơ sở nghề tại các xã điều tra....................................... 120

5.1.

Ma trận phân tích SԜOT trong thực hiện các giải pháp kinh tế & quản
lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội ...... 124

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT
4.1.

Tên biểu đồ

Trang

Cơ cấu phát thải mùn cưa và dăm bào .............................................................. 73

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên bảng

3.1.

Khung phân tích giải pháp kinh tế, quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi


Trang

trường làng nghề ngoại thành Hà Nội .............................................................. 50
4.1.

Bộ máy quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề ............................................... 89

5.1.

Cơ cấu tổ chức quản lý BVMT cấp xã ........................................................... 129

viii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả:
Đỗ Thị Dinh
Tên Luận án: Giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề ngoại thành Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triể n
Mã số: 62 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải
pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà tiếp tục đề xuất hoàn thiện
các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phát triển làng
nghề ngoại thành Hà Nội theo hướng bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận chính sách; Tiếp cận có sự tham gia của người

dân; Tiếp cận theo nhóm ngành nghề; và tiếp cận định tính.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn 5 làng nghề ô nhiễm môi trường
nặng thuộc 5 huyện ngoại thành Hà Nội: Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã
Minh Khai thuộc huyện Hoài Đức; Làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc xã Tân Triều
thuộc huyện Thanh Trì; Làng nghề lược sừng Thụy Ứng xã Hòa Bình thuộc huyện
Thường Tín; Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá thuộc huyện Thạch Thất và làng nghề gỗ
mỹ nghệ xã Vân Hà thuộc huyện Đông Anh.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liê ̣u thứ cấ p: đươ ̣c thu thâ ̣p từ các văn bản của Chính phủ và của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiê ̣p và PTNT, Bô ̣ tài chiń h, ban ngành của thành
phố Hà Nội, các huyê ̣n điề u tra. Các bài nghiên cứu về ô nhiễm môi trường làng nghề từ
các bộ, ngành, của các nhà khoa học, các địa phương cũng được thu thập để phân tích.
Dữ liê ̣u sơ cấ p: được thu thập thông qua điều tra hộ; hội thảo có sự tham gia của
người dân; phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản lý; lấ y ý kiế n tham vấ n của mô ̣t số
chuyên gia, các nhà quản lý và quan sát thực tế.
- Xử lý và tổng hợp dữ liệu: Phân tổ thống kê với sự trợ giúp của phần mềm excel
- Phân tích thông tin: (i) Thống kê mô tả; (ii) Phương pháp so sánh; (iii) Phương
pháp phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức; (iv) Phương pháp phân tích xã
hội học.
Kết quả chính và kết luận
Luâ ̣n án đã luâ ̣n giải và làm rõ lý luận và thực tiễn về giải pháp kinh tế và quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề thông qua các khái niệm, phân loại, sự cần
thiết, các công cụ, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng …

ix


Đánh giá hiện trạng làng nghề và mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ngoại thành Hà Nội dựa trên khối lượng chất thải và kết quả phân tích chất lượng môi
trường đất, nước…

- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các giải pháp kinh
tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà
Nội những năm qua. Giải pháp kinh tế được áp dụng đối với các làng nghề ngoại
thành Hà Nội là phí, lệ phí BVMT đối với nước thải và chất thải rắn, trong đó, cơ bản
mới thực hiện việc thu phí tại các làng nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên 50%
ý kiến được phỏng vấn cho rằng cần phải bổ sung thêm một số công cụ kinh tế đối với
quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tại địa phương. 59,67% ý kiến là
cần bổ sung thêm việc thu thuế BVMT, 57,33% ý kiến cho rằng cần có quy định về
phí BVMT đối với khí thải và tiếng ồn, 67,67% ý kiến bổ sung thêm việc áp dụng
biện pháp thưởng, phạt môi trường.
Các giải pháp quản lý được áp dụng đó là hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, ban hành
hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường làng nghề. Các văn bản đã được tăng
cường, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, đặc biệt là chưa cụ thể hóa chi tiết cho
đặc thù của từng loại làng nghề. Thành phố Hà Nội đã có quy hoạch phát triển làng
nghề gắn với BVMT. Công tác thanh tra kiểm tra chưa được thường xuyên liên tục.
Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề còn hạn chế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội bao gồm: Các yếu tố
thuộc về cơ quan quản lý như số lượng và chất lượng cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ
quan; Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách: Sự chồng chéo của các văn bản chính sách
giữa các bộ ngành trong việc triển khai thực hiện giải pháp BVMT đối với làng nghề
cũng là yếu tố cản trở đáng kể; Các yếu tố thuộc về người dân như nhận thức của hộ/cơ
sở sản xuất nghề, nguồn lực của hộ/cơ sở làm nghề, vai trò của người dân- cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường làng nghề.
Từ kết quả đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội và chủ trương phát triển
làng nghề của Hà Nội, tác giả đề xuất tiếp tục hoàn thiện và thực thi các giải pháp kinh
tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà
Nội trong các năm tiếp theo như sau: 1- Đẩy mạnh việc thực hiện Quy hoạch cho các
làng nghề; 2- Hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý môi trường tại cấp xã; 3- Tăng

cường giáo dục bảo vệ môi trường; 4- Chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ tiên
tiến trong sản xuất & xử lý chất thải làng nghề; 5- Tăng cường thực thi các công cụ
quản lý BVMT làng nghề; 6- Nghiên cứu, tư vấn cụ thể hóa các biện pháp kinh tế trong
BVMT làng nghề; 7- Hoàn thiện cơ chế thực thi các văn bản pháp lý và chính sách hỗ
trợ bảo vệ môi trường làng nghề.

x


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Do Thi Dinh
Thesis title: Economic and managerial solutions to reduce environmental pollution at
craft villages on the outskirts of Hanoi.
Major: Development Economics
Code: 62 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
On basis of assessing the current situation of implementation and factors affecting
the implementation of economic and managerial solutions to reduce environmental
pollution, proposing the improvement of economic and managerial solutions to reduce
environmental pollution to develop craft villages on the outskirts of Hanoi towards
sustainability.
Materials and methods
- Approach method: Policy approach; approach with residents’ participation;
Sector-based approach; and qualitative approach.
- Method of selecting study points: Selecting 5 environment-heavily polluted craft
villages in 5 suburban districts of Ha Noi: agricultural product and food processing craft
village at Minh Khai commune, Hoai Duc district; Trieu Khuc plastic recycling craft villag
at Tan Trieu commune, Thanh Tri district; Thuy Ung horn comb craft village at Hoa Binh
commune, Thuong Tin district; Phung Xa metal and mechanic craft village in Thach That

district and fine art wood craft village at Van Ha commune in Dong Anh district.
- Information collection method:
Secondary data: collected from documents by the Government, Ministry of
Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development,
Ministry of Finance, Departments of Hanoi city, surveyed districts. Written researches
on environmental pollution at craft villages from ministries, sectors, scientists and
localities were also collected for analysis.
Primary data: collected from household survey, seminars with residents’
participation, in-depth interview with managers; (iv) advice of some experts, managers
and actual observations.
- Data processing and analysis: Statistical collation with excel software support
Analytical method: (i) Descriptive statistics; (ii) Comparison method; (iii) Method
of strength, weakness, opportunity and challenge analysis; (iv) Sociological analysis method.
Main findings and conclusions
The thesis has interpreted and clarified the theory and practice of economic and
managerial solutions to reduce environmental pollution at craft villages through
concepts, classification, necessity, tools, review criteria and influence factors...
Assessing current situation of craft village and level of environmental pollution at
craft villages on the outskirts of Hanoi based on waste volume and analysis results of
soil and water environment.

xi


- Analysing the current situation and factors affecting the application of economic
and managerial solutions to reduce environmental pollution at craft villages on the
outskirts of Hanoi in the past years. The economic solution applied for the craft villages
on the outskirts of Hanoi is the environmental protection fee and charge for wastewater
and solid waste, in which, fees are basically collected at craft villages. The study results
show that more than 50% of interviewed opinion indicates that it is necessary to add

some economic instruments for management to reduce environmental pollution at local
craft villages. 59,67% of opinion is to supplement the collection of environmental
protection tax, 57,33% of opinion determines that there should be regulations on
environmental protection fee for emission and noise, 67,67% of opinion is to
supplement the use environmental punishment and reward measures.
Management solutions applied are to complete the organizational apparatus and
issue a legal document system on environmental protection at craft villages. The
documents have been strengthened, but still are not sufficient and complete, especially
not materializing characteristics of each type of craft village. Hanoi city has planned to
develop craft villages associated with environmental protection. The inspection and
examination have not been regular and continuous. The dissemination of legislation on
environmental protection at craft villages remains limited.
Factors affecting the implementation of economic and managerial solutions to reduce
environmental pollution at craft villages include factors of management agencies such as
quantity and quality of official, the coordination among agencies; Elements of mechanisms
and policies: The overlapping of documents and policies among ministries and sectors in
implementing environmental protection solutions for craft villages is also a significant
obstacle; Elements of the residents such as the perception of households/professional
production establishments, the resources of households/production establishments, the
role of residents - community in protecting the environment of the village.
Based on the results of assessing current situation of implementing economic
solutions and the management to reduce environmental pollution at craft villages on the
outskirts of Hanoi and the development schedule of craft villages in Hanoi, the author
proposes to continue the improvement and application of economic and managerial
measures to reduce environmental pollution at craft villages in the suburbs of Hanoi in
the next years as follows: 1- Promoting the implementation of craft village planning; 2Improving the apparatus and mechanisms of environmental management at commune
level; 3- Strengthening environmental protection education; 4- Transferring and
applying advanced science and technology in production and waste treatment of craft
villages; 5- Strengthening the application of management instruments of environmental
protection at craft villages; 6- Researching, consulting and concretizing economic

methods in environmental protection at craft village; 7- Improving the mechanism of
implementing the legal documents and support policies to protect the environment at
craft villages.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.
Làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia: kinh tế cá thể chiếm 72%,
kinh tế tập thể chiếm 18%, doanh nghiệp tư nhân 10%; thu hút tới 11 triệu lao
động, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; mức thu nhập của người
lao động ngành nghề cao gấp từ 3 đến 4 lần so với người lao động thuần nông
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các làng nghề thì vấn đề ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng gây ra tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
Ở mỗi nhóm làng nghề lại có nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng nên sự ảnh
hưởng của các hoạt động làng nghề đến sức khỏe người dân cũng khác nhau. Bên
cạnh đó, ô nhiễm môi trường làng nghề còn làm tăng chi phí khám, chữa bệnh,
làm giảm năng suất lao động khi sức khỏe suy giảm (Nguyễn Hằng, 2011).
Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước của Đề tài KC
08.09 cho thấy, có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô
nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Hoạt động làng nghề tác động xấu đến cả môi
trường không khí, nước, đất và sức khỏe con người.
Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% tổng số làng của toàn
Thành phố. Giá trị sản xuất ở các làng nghề chiếm 26% giá trị sản xuất công
nghiệp ngoài quốc doanh và 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố.
Trong các làng có nghề số lao động tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN là
gần 1 triệu lao động chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp TTCN của Thành phố (Sở Công thương Hà Nội, 2015).

Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Hà Nội. Bên
cạnh tác động tích cực của sự phát triển đó là vấn đề bức xúc về môi trường đang
nổi lên gây sự bất bình trong dân cư. Hầu hết các làng nghề đang trong tình trạng
bị ô nhiễm môi trường, trong đó hầu hết các làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm, cơ kim khí, nhuộm, điêu khắc xương sừng, điêu khắc đá đang bị ô nhiễm

1


môi trường nghiêm trọng, như ô nhiễm về nước thải, khí thải khi sản xuất, đặc
biệt là các làng nghề: Chế biến nông sản thực phẩm xã Minh Khai, xã Cát Quế,
xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức); Cơ kim khí xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất),
cơ kim khí xã Thanh Thuỳ (huyện Thanh Oai), lược sừng Thuỵ Ứng (huyện
Thường Tín); Dệt nhuộm Dương Nội (quận Hà Đông)… Chẳng hạn, tại làng
nghề sản xuất lược sừng Thụy Ứng huyện Thường Tín có hơn 50 cơ sở thu mua
da, xương trâu, bò từ nhiều nơi. Bình quân mỗi năm các cơ sở này sử dụng 04 tấn
muối ướp da cùng với việc sử dụng hàng trăm m3 nước thải. Toàn bộ nước thải
nhiễm muối và các chất hữu cơ được phân hủy từ da, xương, mỡ động vật …
đang được xả thẳng vào hệ thống công rãnh chảy xung quanh làng nghề, theo đó
là mùi thối nồng nặc lan tỏa khắp vùng và các xã lân cận.
Năm 2009, Công ty CP đầu tư và phát triển Cao Minh Quân đã tiến hành
phân tích mẫu nước của các hộ gần cơ sở sản xuất cho thấy, hàm lượng BOD5
gấp từ 8 – 11 lần, COD gấp từ 5 – 6 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, UBND thành phố Hà
Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp lý và các giải pháp bảo tồn, phát triển làng
nghề, chiến lược đến năm 2020. Trong đó chú trọng đến giải pháp khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường đối với các làng nghề đang bị ô nhiễm đặc biệt
nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn
nhất định cũng như chế tài chưa đủ mạnh nên hiệu quả chưa cao. Vấn đề ô

nhiễm môi trường làng nghề vẫn là vấn đề nhức nhối cần quan tâm, cần hoàn
thiện và nghiên cứu các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề.
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề đã có như Đặng Kim Chi (2005) về cơ sở khoa học và thực tiễn cho
việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường làng
nghề Việt Nam; Chu Thái Thành (2009) về làng nghề và bảo vệ môi trường làng
nghề theo hướng phát triển bền vững; Tạ Hoàng Tùng Bắc, Phạm Phương Hạnh
(2014) về hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Hải (2013) Nghiên cứu khảo sát thực trạng và kiến nghị
giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường
làng nghề ở Việt Nam; Trần Văn Thể (2015) về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất
thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng ĐBSH;

2


v.v... Nhưng các nghiên cứu này được tiến hành nghiên cứu ở các địa điểm khác
và ở các nội dung khác nhau. Nghiên cứu về giải pháp kinh tế và quản lý giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn ngoại thành Hà Nội hầu
như chưa được đề cập.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề của Hà Nội, nghiên
cứu này rất cần thiết nhằm tìm nguyên nhân và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến mức thấp nhất nhằm khai thác lợi thế để
phát triển bền vững làng nghề nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Các
câu hỏi nghiên cứu luận án đặt ra là:
(1). Quá trình triển khai và thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội như thế nào ?
(2). Những vướng mắc và các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện các giải
pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại

thành Hà Nội là gì ?
(3). Cần hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý như thế nào nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội trong các
năm tới ?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các
giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà tiếp tục đề xuất
hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm
phát triển làng nghề ngoại thành Hà Nội theo hướng bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp kinh tế và
quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các
giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ngoại thành Hà Nội những năm qua;
- Đề xuất tiếp tục hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội trong các năm tiếp theo.

3


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tiễn về thực hiện
giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề. Các đối tượng khảo sát nhằm phục vụ cho đối tượng nghiên cứu gồm:
+ Các loại Làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng: Chế biến
nông sản (Minh Khai – Hoài Đức), cơ kim khí (Phùng Xá - Thạch Thất), tái chế
(Tân Triều-Thanh Trì), lược sừng (Thụy Ứng – Thường Tín), gỗ mỹ nghệ (Vân

Hà- Đông Anh);
+ Các nhóm cộng đồng dân cư: các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các cán
bộ quản lý (các cấp);
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực làng nghề và môi trường;
+ Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước và của thành phố Hà Nội có
liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường, các
giải pháp kinh tế chủ yếu là thuế, phí, lệ phí và các biện pháp tài chính. Các giải
pháp quản lý chủ yếu là triển khai thực thi văn bản pháp lý, quy hoạch; Tổ chức
bộ máy; Thanh kiểm tra. Các giải pháp được đề cập trong nghiên cứu này ở cấp
độ quản lý nhà nước.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu điểm tại một số huyện ngoại thành Hà
Nội: Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Trì, Đông Anh, với các làng
nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu thực trạng được thu thập từ năm
2008 - 2016. Các dữ liệu sơ cấp được khảo sát lặp lại từ năm 2012, 2013, 2014.
+ Định hướng và giải pháp đề xuất tiếp tục đến năm 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Làm rõ thêm khung lý luận về giải pháp kinh tế như thuế, phí,
Quỹ môi trường, các biện pháp tài chính; Các giải pháp quản lý như ban hành các

4


văn bản pháp lý; quy hoạch, tổ chức bộ máy; thanh kiểm tra. Các tiêu chí và
phương pháp đánh giá về thực thi các giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề mà trước đó còn ít tài liệu đề cập.
Về thực tiễn: Đã tổng kết 5 năm bài học kinh nghiêm về thực hiện giải pháp

kinh tế, quản lý trong bảo vệ môi trường. Cung cấp tài liệu, dữ liệu tin cậy cho
các nhà quản lý, hoạch định chính sách tham khảo trong bảo vệ môi trường làng
nghề. Đề tài cũng cung cấp cơ sở dữ liệu, làm tư liệu phục vụ giảng dạy cũng
như nghiên cứu khoa học.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Luận án chọn hướng nghiên cứu mới, chọn giải pháp
kinh tế và quản lý là đối tượng nghiên cứu nên đã là rõ thêm, bổ sung thêm các
khái niệm, tiêu chí đánh giá thực hiện các giải pháp kinh tế, quản lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề; Vận dụng các công cụ kinh tế, pháp luật và
hành chính Nhà nước để quản lý, bảo vệ môi trường. Đây là những lý luận có ý
nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách.
Giá trị thực tiễn: Luận án phát hiện các vấn đề ô nhiễm môi trường làng
nghề. Chỉ rõ mức độ thực thi, sự không phù hợp, không khả thi, chưa hiệu quả
và bền vững của các giải pháp kinh tế và quản lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến
thực thi các giải pháp này. Nội dung hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý
đều khả thi. Những phát hiện này là căn cứ khoa học quan trọng, có giá trị tham
khảo cho các nhà quản lý các cấp trong chỉ đạo sản xuất và bảo vệ môi trường.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Làng nghề và các loại làng nghề
* Làng nghề
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu về làng nghề, tác giả được biết có rất nhiều

định nghĩa khác nhau về “làng nghề”. Theo Trần Quốc Vượng và cs. (2000), “làng
nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng
có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... Song đã nổi trội một
nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ
và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư
nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản
xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở
thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung
quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu
ra cả nước ngoài”.
Theo tác giả Trần Minh Yến (2003) thì làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã
hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố “làng” và “nghề” tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng
nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Theo thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Việt Nam (2011) quy định về bảo vệ môi trường làng nghề thì
“làng nghề” được định nghĩa như sau: làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư
cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa
bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

6


Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2006) quy định nội dung và các
tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thì làng
nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động

ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào quy định tại Thông tư 116/2016/TTBNN để xác định làng nghề với các tiêu chí cụ thể là:
(1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
(3) Các thành viên trong làng nghề đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Tiêu chí để công nhận làng nghề truyền thống gồm:
(1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
(2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
(3) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn (1), (2) của tiêu chí công nhận làng
nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định thì
cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
Có nhiều cách phân loại làng nghề tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác
nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào công nghệ sản xuất, đặc điểm sản
phẩm, thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để phân loại làng nghề thành
06 nhóm ngành. Trong mỗi nhóm ngành gồm nhiều ngành nhỏ. Mỗi ngành có
những đặc điểm sản xuất khác nhau và gây ra ô nhiễm môi trường ở các mức độ
khác nhau.
Nhóm 1. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
Đây là nhóm có số lượng làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố

7


khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu

trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản
xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng chế biến lương
thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như
nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai,...
với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động
chăn nuôi ở quy mô gia đình.
Nhóm 2. Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Ở nhóm này, nhiều làng
nghề có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang đậm nét
địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may,... không chỉ là
những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá
cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề
cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính (chiếm
tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp).
Nhóm 3. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Nhóm làng
nghề này hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung
cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như thủ công
hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỉ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi. Khi đời
sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công trình ngày càng tăng,
hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tràn lan ở các vùng
nông thôn. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở những làng gần các núi đá vôi
được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất sản phẩm
thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
Nhóm 4. Làng nghề tái chế phế liệu: Thuộc nhóm này chủ yếu là các làng
nghề mới hình thành, số lượng ít, nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại
hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Ngoài ra các
làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt
thép phế liệu cũng được xếp vào loại hình làng nghề này.
Nhóm 5. Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành
sứ thủy tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá, chạm mạ bạc vàng, sản xuất mây tre đan,
đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề

chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu

8


đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phương, dân
tộc. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi
tay nghề cao, chuyên môn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo.
Nhóm 6. Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô
sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy,
dây thừng, đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu,… Những làng nghề nhóm này xuất
hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa
phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định.
2.1.1.2. Ô nhiễm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
* Môi trường
Khái niệm về môi trường khá rộng, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có
khái niệm môi trường khác nhau. Các khái niệm về môi trường không hoàn toàn
đồng nhất với nhau mà sẽ tùy theo cách tiếp cận cũng như phạm vi nghiên cứu
khác nhau mà có khái niệm môi trường tương ứng. Song dù là khái niệm nào về
môi trường thì đều hướng tới nhận định rõ môi trường trong thế giới xung quanh
ta là gì và bao gồm những yếu tố nào hợp thành.
Theo Lê Văn Khoa và cs. (2006), môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện
và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Môi
trường không chỉ gồm các điều kiện vật lý mà còn bao gồm cả các sinh vật cùng
sống. Do đó, đối với các cơ thể sống thì “môi trường sống” là tổng hợp những
điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đối
với con người thì “môi trường sống của con người” là tổng hợp những điều kiện
vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống,
sự phát triển của từng cá nhân và của từng cộng đồng con người.
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa theo quan điểm của Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam (2014) cho rằng, môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
* Ô nhiễm môi trường
Theo Tổ chức y tế thế giới, Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất
thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức

9


khoẻ con người và sự phát triển của các sinh vật hoặc giảm chất lượng môi
trường sống.
Theo tác giả Lê Huy Bá (2008), ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm
chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử
dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật.
Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó
có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các
quá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình
này xảy ra theo xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có
hại đối với sức khoẻ và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác
sinh sống trong môi trường đó.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô
nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người gây ra.
Theo Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam (2014), Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Dựa theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, tác giả cho rằng ô nhiễm môi
trường là hiện tượng giảm chất lượng môi trường và tác động tiêu cực đến sức
khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật.

* Các loại ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
+ Ô nhiễm môi trường không khí, có các nội dung sau:
 Ô nhiễm do bụi: tại các làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai thác
đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế (đặc trưng nổi bật là phát sinh một
lượng lớn bụi chứa kim loại nặng và bụi vật liệu độc hại).
 Ô nhiễm do mùi: tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn
nuôi và giết mổ.
 Ô nhiễm do khí SO2: tại các làng nghề mây tre đan.
+ Ô nhiễm môi trường nước gồm các dạng
o Ô nhiễm do chất hữu cơ: tại các làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi và giết mổ là loại hình sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và

10


nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, nhất là sản xuất tinh bột từ sắn và dong
giềng.
o Ô nhiễm do chất vô cơ: tại các làng nghề dệt nhuộm, tái chế giấy tạo
ra nước thải có hàm lượng cặn lớn; tại các làng nghề tái chế: trong nước thải
mạ và tái chế kim loại có hàm lượng kim loại nặng độc hại vượt tiêu chuẩn
cho phép.
+ Chất thải rắn: Hầu hết chất thải rắn tại các làng nghề vẫn chưa được thu
gom xử lý, mà được xả thẳng vào môi trường.
Vấn đề nổi cộm của ô nhiễm môi trường làng nghề là các chất khí thải,
nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý đã thải thẳng vào môi trường, gây ô
nhiễm nghiêm trọng không khí và các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại địa
phương.
+ Các loại ô nhiễm khác như tiếng ồn, ô nhiễm đất, ô nhiễm cảnh quan làng
nghề…
2.1.1.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề

Mặc dù chưa có tác giả nào đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về giải pháp,
nhưng đa số các nhà khoa học và nhà quản lý đã sử dụng từ “giải pháp” trong
nhiều hoạt động thực tiễn. Vậy, giải pháp theo ý nghĩa chung là chỉ ra, vạch ra
con đường để đi tới “đích” hay mục tiêu cần đến, hoặc mong đợi. Con đường mà
giải pháp muốn chỉ ra thường là các biện pháp và cách thức để giải quyết vấn đề.
Vì vậy trong nghiên cứu này giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề tác giả quan niệm như sau:
Giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề đứng
trên góc độ kinh tế học là những biện pháp hay cách thức của con người (cá
nhân, tổ chức, Nhà nước) giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sao cho có thể
tối đa hóa độ thỏa dụng hay phúc lợi của con người. Như vậy, để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề cần có giải pháp kinh tế và giải pháp quản lý.
Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề là hệ thống
những biện pháp kinh tế như: chính sách thuế, phí, lệ phí, quỹ và các biện pháp
tài chính khác để định hướng, điều chỉnh các hoạt động phát triển sản xuất nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

11


Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), giải pháp quản lý là cách thức
tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
(i) Phương pháp tổ chức công việc; (ii) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám
sát công việc. Tùy thuộc vào phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà
quản lý có các cấp độ khác nhau: quản lý Nhà nước, quản lý của cộng đồng,
quản lý của doanh nghiệp, quản lý của cá nhân … Trong đó, quản lý Nhà nước
là quan lý toàn dân, toàn diện tất cả các lĩnh vực; đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ
mội trường.
Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là xác định rõ chủ thể là Nhà nước,
bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp thích hợp

nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống để phát triển bền vững kinh tế- xã hội
mỗi quốc gia. Như vậy, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường về bản chất khác
với quản lý của cộng đồng, của doanh nghiệp, của cá nhân … ở chỗ, quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường chủ yếu là điều hành và kiểm soát các hoạt động dựa
trên các văn bản pháp lý do nhà nước ban hành.
Với quan điểm này, giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề trong nghiên cứu này thực chất là quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
bao hàm tất cả các biện pháp (kinh tế - xã hội, kỹ thuật …) thích hợp nhằm bảo
vệ chất lượng môi trường, để phát triển bền vững kinh tế - xã hội các làng nghề.
2.1.2. Sự cần thiết có các giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề
2.1.2.1. Thay đổi hành vi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Để bảo vệ môi trường sinh thái, mỗi Quốc gia đều ban hành một hệ
thống các văn bản chính sách, như: Luật BVMT, Nghị định, Thông tư, Quyết
định … Nhằm thực hiện nội dung các chính sách pháp luật này, cần cụ thể hóa
bằng các giải pháp. Trong đó, giải pháp kinh tế và quản lý có vai trò quan
trọng. Thông thường, các giải pháp kinh tế và quản lý được phối hợp sử dụng
với nhau trong các chính sách nói chung, chính sách bảo vệ môi trường nói
riêng, nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng trong việc
kiểm soát các chất xả thải, giảm sử dụng những sản phẩm có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, ngăn chặn những loại chất thải độc hại, có tác động trực
tiếp tới đời sống, sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, các giải pháp này sẽ khuyến

12


khích cộng đồng dân cư sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, dần áp
dụng các cộng nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế bền vững – phát triển kinh tế đi liền với BVMT và dần nâng cao
ý thức BVMT của toàn xã hội.

2.1.2.2. Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
Thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề thực chất là cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Thông qua kết quả thực hiện các giải
pháp này, nhất là các giải pháp kinh tế, một mặt tạo ra nguồn thu, giảm bớt
gánh nặng tài chính cho Nhà nước trong BVMT (Đinh Trọng Khang, 2016),
mặt khác thấy được những hạn chế trong thực hiện những chính sách này. Qua
đó, Nhà nước cần tiếp tục cải cách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, chính
sách đồng bộ, phù hợp với hiến pháp và thực hiện cam kết của Chính phủ với
cộng đồng quốc tế.
2.1.2.3. Đẩy mạnh quản lý Nhà nước với vai trò điều tiết nền kinh tế nhằm
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
Thông thường những chi phí ngoại vi cho sản xuất như ô nhiễm môi trường
do doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tạo ra, chúng gây
nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc có thể
buộc những địa phương khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nước
đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Vì phía thứ ba không được
đền bù cho những khoản chi phí ngoại vi, nên các phí tổn sản xuất không được
tính đến trong hệ thống giá. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu
toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và những
chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các hàng
hóa. Ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất có thể làm ra một
loại sản phẩm rất rẻ nhưng lại làm ô nhiễm môi trường, gây ra sự giảm sút về
phúc lợi cho những người khác. Do vậy, vai trò kinh tế của Nhà nước là điều
chỉnh lại sự bất hợp lý này. Bằng sự can thiệp, Nhà nước buộc tất cả những ai
hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều phải trả toàn bộ chi phí sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm ấy (Lê Nguyễn Hương Trinh, 2014).

13



×