Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương quản lí nghành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.16 KB, 9 trang )

Đề cương quản lí nghành
Câu 1: Những tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước CHXHCNVN:









-

Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Tính pháp luật
Tính thuongf xuyên, ổn định, thích nghi
Tính chuyên môn hóa nghiệp vụ cao
Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
Tính không vụ lợi
Tính nhân đạo
Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị:
Xét trên góc độ nhà nước, các nhà cầm quyền của một quốc gia có hai
nhiệm vụ: nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ hành chính.
• Nhiệm vụ chính trị: là nhiệm vụ định ra đường lối, chủ trương, chính
sách cho hoat động của nhà nước, định hướng cho sự phát triển xã
hội. Nhiệm vụ chính trị biểu thị ý chí nhà nước dưới sự lãnh đạo của
đảng cộng sản vn.
• Nhiệm vụ hành chính: là việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Những vấn đề chính trị cơ bản của nhà nước ta là: kiên trì chủ nghia
mác-lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN, chống diễn biến hòa bình


do ĐCSV lãnh đạo.
Hệ thống chính trị của nhà nước ta bao gồm: ĐCSVn, nhà nước
CHXHCNVN, và các đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị.
Hệ thống chính trị ở nước ta là một thể thông nhất trong việc xây dựng
và hoàn thiện nhà nước. Vì vậy, việc cải cách tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước phải được đặt trong mối quan hệ: Giữa ĐCsVN với
nhà nước CHXHCNVN, giữa nhà nước với các đoàn thể quần chúng
mang tính chất chính chính trị.
Trong đó, ĐCSVN lãnh đạo và nhà nước và toàn xã hội, nhà nước
CHXHCNVN là đại diện của đại diện của nền hành chính nhà nướ VN,
tập hợp các đoàn thể quần chúng để thực thi quyền lực chính trị do
ĐCSVN đề ra.


 Nhà nước CHXHCNVN lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
Câu 2: Nghĩa vụ của cán bộ công chức trong luật cán bộ công chức:

 Điều 8: Nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với Đảng, nhà nước và nhân
dân:
- Trung thành với ĐCSVN, nhà nước CHXHCHNVN, bảo vệ danh dự của tổ
quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đừơng lối, chủ trương, chính sách của đảng
và nhà nước.
 Điều 9: Nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức về tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế

của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ
bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn
kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được
giao.
- Chấp hành nghị quyết của cấp trên.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Điều 10: Nghĩa vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu:
- Chỉ đạo tổ chức mọi nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ công
chức.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống quan lieu, tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng va chịu trách nhiệm về việc
xảy ra quan lieu, tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tổ chức thực hiện các quy đi nhj của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn
hóa công sở trong cơ quan, xử lí kịp thời các cán bộ quan lieu, hách
dịch, gây phiền hà cho dân.
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc cơ quan kiến
nghị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá
nhân, tổ chức.


- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Nhiệm vụ của người học và những hành vi cấm đối với người học.

 Điều 85. Nhiệm vụ của người học
- Người học có những nhiệm vụ sau đây:

- 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch
-

giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo
dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực
hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi
trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà
trường, cơ sở giáo dục khác.

 Điều 88. Các hành vi người học không được làm
- Người học không được có các hành vi sau đây:
- 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán
-

bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong
cơ sở giáo dục và nơi công cộng

Câu 4: Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo và các hành vi nhà giáo không
được làm:
Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và

điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của người học;


4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu
gương tốt cho người học;
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Quyền của nhà giáo
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở
giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện
đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao
động.

Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn
luyện của người học;
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Câu 5: Các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN
*Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN là:


+ Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản
lý xã hội.
+ Nguyên tắc nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
việt nam.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Nguyên tắc pháp chế.
*Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội:
-Cơ sở khoa học: Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dân chủ của nhà
nước CHXHCN, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực thuộc về
nhân dân.
-Nội dung:
+Điều 53 Hiến pháp 1992:”Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội, thảo luận, kiến nghị với nhà nước và địa phương, biểu quyết khi
nhà nước trưng cầu dân ý”.
+Điều 54 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Công dân có quyền tham gia quản lý
nhà nước và quản lý xã hội qua quyền bầu cử, ứng cử vào quốc hội và hội
đòng nhân dân các cấp”.
+Điều 74 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền khiếu nại tố cáo những
hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước của cá nhân trong bộ máy
nhà nước. Những người làm việc trong cơ quan bảo vệ pháp luật làm trái
pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-Yêu cầu: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tạo ra những khả năng, điều
kiện và phương tiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
*Nguyên tắc nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của ĐCSVN:
-Cơ sở khoa học: Xuất phát từ bản chấtnhà nước là nhà nước pháp quyền
mang bản chất của giai cấp công nhân việt nam. Điều đó được thể hiện trong

tổ chức và hoạt động của nhà nước và được ghi nhận tại điều 4 của Hiến
pháp 1992.

-Nội dung:

+ Đảng lãnh đạo nhà nước trước hết thông qua việc xây dựng và
hoàn chỉnh cương lĩnh, chiến lược, định ra các chủ trương chính
sách cho hoạt đọng của nhà nước.


+ Đảng lãnh đạo bằng tuyên truyền, thuyết phục, bằng công tác tư
tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ
chức Đảng.
+ Thực chất sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước là sự lãnh đạo
chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để nhà nước tổ
chức bộ máy nhà nước, bố trí cán bộ, thực hiện chức năng quản
lý của mình.
+ Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua công tác cán bộ. Đảng ta lựa
chọn những đảng viên ưu tú của mình tham gia vào các cơ quan
nhà nước.
-Yêu cầu:

+ Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không hóa thân thành nhà nước. Do
vậy cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và vai trò lãnh đạo
của nhà nước.
+ Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng phải đặt mình trong khuôn khổ của
Hiến pháp và pháp luật.
*Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Cơ sở khoa hoc: Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Nguyên tắc này chi phối việc

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nội dung:
+ Bộ máy pháp quyền XHCN theo quy định của hiến pháp bao gồm 3 cơ
quan thực hiện 3 chức năng khác nhau: quốc hội thực hiện quyền lập
pháp, chính phủ thực hiện quyền hành pháp, tòa án nhân dân thực hiện
quyền tư pháp. Hoạt động của các cơ quan này theo nguyên tắc tập trung
dân chủ nhưng ở mỗi cơ quan nguyên tắc này cũng thể hiện khác nhau.
Đối với quốc hôi: khi giải quyế những vấn đề hệ trọng, các đại biểu
thường cân nhắc đến: lợi ích của cả nước, lợi ích của quốc gia, lợi ích của
địa phương, nghành, khi biểu quyết, các đại biểu không chỉ thể hiện ý chí
của cả nước mà còn chú ý tới nguyện vọng của cử tri đã bầu ra họ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của quốc hội là thiểu số
phục tùng đa số.
Đối với chính phủ: vừa là thiết chế làm việc với chế độ tập thể quyết
định theo đa số về những vấn đề quan trọng, vừa đề cao vai trò cá nhân


của thủ tướng chính phủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động
của chính phủ vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập thể, vừa đảm bảo sự quản lí
của người đứng đầu chính phủ.
Đối với cơ quan tư pháp: trong các hoat động xêt xử, nguyên tắc tập
trung dân chủ đòi hỏi thực hành đúng quan hệ làm việc giữa thẩm phán,
hội thẩm và các thành viên khác trong hoat động tố tụng, xác lập quan hệ
giữa các cấp xét xử, quan hệ giữa các cơ quan điều tra.

- Yêu cầu:
Phải nhận thức nguyên tắc tập trung dân chủ là yếu tố đảm bảo hiệu
lực quản lí của bộ máy nhà nước trên cơ sở phát huy tính chủ động,
sáng tạo của các cơ quant rung ương cũng như địa phương. Đồng thời
các cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, quyền hạn được

quy định theo pháp luật.
*Nguyên tắc pháp chế:
- Cơ sở khoa học: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, vì thế, tổ chức
và hoạt động của nó phải tuân theo nguyên tắc pháp chế
- Nội dung:
+ Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở một trật tự pháp luật và kỉ luật, là sự
tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước, của các cơ quan đơn vị, tổ chức, và đối với công dân.
+ Khi nói tới một trật tự pháp chế đòi hỏi phải có:

• Một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội
• Pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh trong cuộc sống, từ các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
+ Để nhận ra một xã hội có pháp chế, trước hết người ta xem xét pháp luật
đã có pháp chế hay chưa, có đầy đủ hay không? Pháp luật được thực hiện ra
sao?

- Yêu cầu:
• Thứ nhất: nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật một cách
kịp thời và có hệ thống.


• Thứ hai: các cơ quan nhà nước được lập ra và hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật quy định về địa vị pháp lí, quy mô và thẩm
quyền.
• Thứ ba: sự tôn trọng hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước,
nhà nước thay mặt nhân dân ban hành luật pháp, nhà nước cũng bị
luật pháp điều chỉnh.


Câu 6: quan điểm chỉ đạo về đổi mới và phát triển đổi mới đào tạo trong thời
kì CNH-HĐH:
-

GD là sự nghiệp hàng đầu, là quốc sách của đảng, nhà nước, của dân,
đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
chương trình kế hoạch phát triển KT-XH.

-

Đổi mới căn bản GD-ĐT, tức là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp
thiết, từ quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, ĐK đảm bảo thực tiễn, đổi mới từ sự lãnh đạo
của đảng, sự quản lí của nhà nước đến đế hoạt động quản trị của các
cơ sở GD-ĐT, được sự tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội, và bản
than người học, đổi mới ở tất cả nghành học.

-

Phát triển GD-Đt là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển năng lực toàn diện, phẩm chất của người học, học đi đôi với
hành, lí luận đi với thực tiễn.giáo dục nhà trường phải kết hợp với gia
đình và xã hội.

-

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phat triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ tổ quốc với tiến bộ của khoa học và công nghệ, phù hợp với quy
luật khách quan, chuyển pt GD-DDT từ chủ yếu theo số lượng sang trú

trọng chất lượng và hiệ quả.

-

Đởi hướng hệ thống giáo dục theo hướng mở, liên thông giữa các bậc
học, trình độ, giữa các phương thức GD-ĐT, chuẩn hóa HĐH GD-ĐT.

-

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực và cơ chế thị
trường, đảm bao định hướng XHCN trong phát triển GD-ĐT. Phát triển
hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng
miền; ưu tiên đầu tư phát triển đối với vùng dân tộc khó khăn, vùng
biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa và các chế độ chính sách. Thực
hiện dân chu hóa và xã hội hóa GD-ĐT.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×