Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỖ THỊ DINH

GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hµ NéI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Thị Thuận
PGS.TS. Phạm Bảo Dương
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của các làng nghề thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng
gia tăng. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước của Đề tài KC 08.09
cho thấy, có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và
27% ô nhiễm nhẹ.
Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% tổng số làng của toàn
Thành phố. Giá trị sản xuất ở các làng nghề chiếm 26% giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh và 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố. Trong các
làng có nghề số lao động tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN là gần 1 triệu lao
động chiếm hơn 42 % tổng số lao động sản xuất công nghiệp - TTCN của Thành phố
(Sở Công thương Hà Nội, 2015). Hiện tại ở hầu hết các làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm, cơ kim khí, nhuộm, điêu khắc xương sừng, đang bị ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm về nước thải, khí thải do sản xuất.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, UBND thành phố Hà Nội đã
ban hành nhiều văn bản pháp lý và các giải pháp kinh tế, quản lý nhằm bảo tồn, phát triển
làng nghề đến năm 2020, đặc biệt là các giải pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi
trường đối với các làng nghề đang bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện vẫn còn những khó khăn nhất định cũng như thiếu cụ thể, chế tài chưa đủ
mạnh nên kết quả chưa cao. Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn là vấn đề nhức

nhối cần quan tâm, cần hoàn thiện và nghiên cứu các giải pháp kinh tế, quản lý thích hợp
nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường làng nghề.
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề đã có như Đặng Kim Chi (2005); Chu Thái Thành (2009); Tạ Hoàng Tùng Bắc và
Phạm Phương Hạnh (2014); Nguyễn Hải (2013); Trần Văn Thể (2015) v.v... Nhưng các
nghiên cứu này được tiến hành nghiên cứu ở các địa điểm khác và ở các nội dung khác
nhau. Nghiên cứu về giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề trên địa bàn ngoại thành Hà Nội hầu như chưa được đề cập. Vì vậy, trước thực
trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề của Hà Nội có xu hướng gia tăng, nghiên cứu
này rất cần thiết. Các câu hỏi nghiên cứu luận án đặt ra là:
(1). Quá trình triển khai và thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội như thế nào ?
(2). Những vướng mắc và các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp
kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội
là gì ?
(3). Cần hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý như thế nào nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội trong các năm tới ?
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp kinh tế và
quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà tiếp tục đề xuất hoàn thiện các giải pháp kinh
tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phát triển làng nghề ngoại thành Hà
Nội theo hướng bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp kinh tế và quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải

pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà
Nội những năm qua;
- Đề xuất tiếp tục hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội trong các năm tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tiễn về thực hiện giải
pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thông
qua các đối tượng khảo sát là: Các loại Làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng; Các nhóm cộng đồng dân cư; Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực làng
nghề và môi trường và Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường, các giải pháp
kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu điểm tại một số huyện ngoại thành Hà Nội:
Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Trì, Đông Anh.
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu thực trạng được thu thập từ
năm 2008 - 2016. Các dữ liệu sơ cấp được khảo sát lặp lại từ năm 2012, 2013, 2014.
Định hướng và giải pháp đề xuất tiếp tục đến năm 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Làm rõ thêm khung lý luận về giải pháp kinh tế, các giải pháp quản lý.
Các tiêu chí và phương pháp đánh giá về thực thi các giải pháp kinh tế và quản lý nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề mà trước đó còn ít tài liệu đề cập.
Về thực tiễn: Đã tổng kết năm bài học kinh nghiêm về thực hiện giải pháp kinh tế,
quản lý trong bảo vệ môi trường. Cung cấp tài liệu, dữ liệu tin cậy cho các nhà quản lý,
hoạch định chính sách tham khảo trong bảo vệ môi trường làng nghề. Đề tài cũng cung
cấp cơ sở dữ liệu, làm tư liệu phục vụ giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Luận án chọn hướng nghiên cứu mới, chọn giải pháp kinh tế và
2



quản lý là đối tượng nghiên cứu nên đã là rõ thêm, bổ sung thêm các khái niệm, tiêu chí
về thực hiện các giải pháp kinh tế, quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề; Vận dụng các công cụ kinh tế, pháp luật và hành chính Nhà nước để quản lý, bảo
vệ môi trường. Đây là những lý luận có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và hoạch định chính sách.
Giá trị thực tiễn: Luận án phát hiện các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề. Chỉ
rõ mức độ thực thi, sự không phù hợp, không khả thi, chưa hiệu quả và bền vững của
các giải pháp kinh tế và quản lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các giải pháp này.
Nội dung hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý đều khả thi. Những phát hiện này
là căn cứ khoa học quan trọng, có giá trị tham khảo.
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1.1. Các khái niệm
Các khái niệm được làm rõ bao gồm: Làng nghề, các loại ô nhiễm môi trường làng
nghề; Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề- Giải pháp kinh tế; giải pháp
quản lý.
2.1.2. Sự cần thiết có các giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề
Giải pháp kinh tế và quản lý có vai trò quan trọng, có thể thay đổi hành vi và nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội; thực hiện các giải pháp này, nhất là các
giải pháp kinh tế, một mặt tạo ra nguồn thu, giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước
trong BVMT (Đinh Trọng Khang, 2016), mặt khác thấy được những hạn chế trong thực
hiện những chính sách này. Qua đó, Nhà nước cần tiếp tục cải cách, xây dựng hệ thống
văn bản pháp luật, chính sách đồng bộ, phù hợp với hiến pháp và thực hiện cam kết của
Chính phủ với cộng đồng quốc tế; thực hiện hiệu quả Pareto khi môi trường bị ô nhiễm;
2.1.3. Nội dung của giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường

làng nghề
2.1.3.1. Các giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Nội dung các giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề bao gồm
các biện pháp kinh tế sau: thực thi chính sách thuế, phí, lệ phí, xây dựng quỹ môi trường
và các cơ chế tài chính khác.
2.1.3.2. Các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường là quản lý Nhà nước, quản lý toàn diện bao
gồm nhiều nội dung với các biện pháp và công cụ quản lý khác nhau, như: (i) Biện pháp
hành chính với các công cụ như văn bản pháp luật, tuyên truyền, tập huấn, giáo dục …
(ii) Biện pháp tổ chức với các công cụ như bộ máy quản lý, tổ chức hội họp, hội thảo,
3


thảo luận, giám sát, đánh giá … (iii) Biện pháp kỹ thuật với các công cụ như quan trắc
môi trường, xử lý chất thải, phân tích mẫu nước … (iv) Biện pháp xã hội hóa.
Trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, do đặc điểm và tích chất
sản xuất của các sản phẩm làng nghề ở Việt Nam mà quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi
trường có sự kết hợp giữa quản lý Nhà nước với quản lý cộng đồng. Vì vậy, dựa theo
chức năng quản lý, nội dung của giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường được
đề cập trong nghiên cứu này bao gồm: (1) Tổ chức bộ máy quản lý; (2) Xây dựng và phổ
biến các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường; (3)
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường; (4) Theo dõi, giám sát và điều chỉnh
kế hoạch; (5) Tuyên truyền, tập huấn, nghiên cứu khoa học; (6) Thanh kiểm tra và xử lý
vi phạm.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
2.1.4.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý
Nhóm yếu tố này thể hiện ở hai khía cạnh: Số lượng và chất lượng cán bộ quản lý
môi trường; Sự phối hợp giữa các cơ quan. Số lượng cán bộ đủ có trình độ và sự phối hợp
giữa các cơ quan quản lý càng chặt chẽ sẽ là điều kiện tốt để thực hiện giải pháp quản lý

giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và đối với làng nghề nói riêng.
2.1.4.2. Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách
Nhóm yếu tố này thể hiện ở tổ chức thực thi một số chính sách mới ban hành; Sự chồng
chéo của các văn bản chính sách giữa các bộ, ngành; Chiến lược và định hướng phát
triển làng nghề.
2.1.4.3. Các yếu tố thuộc về người dân
a. Nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong tham
gia sản xuất trong làng nghề
Đối tượng sản xuất có nhận thức rõ ràng và ý thức trong việc lựa chọn nguyên liệu,
lựa chọn quy trình công nghệ … và việc xử lý môi trường đối với các loại chất thải trước
khi phát thải ra môi trường sẽ làm giảm thiểu đáng kể việc gây ô nhiễm môi trường.
b. Nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất
Yếu tố này thể hiện ở điều kiện kinh tế của các hộ/ cơ sở sản xuất nghề như vốn,
diện tích đất, lao động, trình độ của chủ hộ. Các nguồn lực này sẽ quyết định đến việc
đầu tư sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại; xây dựng hệ thống xử lý chất thải
hay việc sẵn sàng nộp phí bảo vệ môi trường.
c. Sự tham gia của cộng đồng
Yếu tố này thể hiện ở sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế hoạch, quy
hoạch về bảo vệ môi trường làng nghề, xác định những khoản phí, thuế bảo vệ môi
trường, sự giám sát các hoạt động gây ô nhiễm. Điều đó quyết định phần lớn đến khả năng
thực thi và hiệu quả của các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

4


2.1.5. Tiêu chí đánh giá giải pháp
2.1.5.1. Tính hiệu lực
Hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề có
hiệu lực ở những thời điểm nhất định, có hiệu lực đối với những ngành nghề nhất định và
có hiệu lực đối với những vùng nhất định.

2.1.5.2. Tính khả thi
Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với luật
pháp; phù hợp với năng lực thể chế và quản lý hành chính.
2.1.5.3. Tính hiệu quả
Tính hiệu quả của các giải pháp thể hiện rõ nét dưới góc độ tài chính. Đó là, việc áp
dụng các giải pháp với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích kinh tế, xã hội
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.1.5.4. Tính tác động
Mục tiêu cao nhất của giải pháp kinh tế và quản lý là điều chỉnh hành vi của tổ
chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề theo hướng bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Vì vậy, nếu các giải pháp đã và đang được thực hiện tốt mà
mức độ phát thải gây ô nhiễm nghiêm trọng hơn, hoặc sự phát triển làng nghề không có
tính bền vững điều đó có nghĩa là các giải pháp này có tác động yếu kém tới hoạt động
bảo vệ môi trường làng nghề.
2.1.5.5. Tính bền vững
Tính bền vững của các giải pháp chỉ là sự thay đổi phù hợp theo từng giai đoạn hệ
thống các văn bản pháp lý (như tiêu chuẩn, quy chuẩn …).
2.2. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế của một số nước
trên thế giới như Đức, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia và nghiên cứu kinh
nghiệm trong nước về giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, từ đó đã rút ra một số
bài học kinh nghiệm về áp dụng giải pháp kinh tế và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường làng nghề cho thành phố Hà Nội.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Hà Nội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Theo Cục Thống kê Hà Nội (2014), thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm
ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh. Tính đến năm 2016,

diện tích đất tự nhiên của thành phố Hà Nội là 3358,92 km2. Hiện nay Hà Nội có 30
quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 17 huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, bao gồm: Sóc
Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài
5


Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng
Hòa, Mỹ Đức.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Diện tích, dân số
Tính đến năm 2016, diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội là 3358,92 km2.
Trong đó, diện tích tự nhiên khu vực ngoại thành là 3051,22 km2 , chiếm 90,84% tổng
diện tích tự nhiên của thành phố.
Dân số trung bình khu vực ngoại thành Hà Nội năm 2016 là 4183,9 nghìn người,
chiếm 55,18% trong tổng dân số thành phố Hà Nội.
b. Cơ cấu tổng sản phẩm chia theo khu vực kinh tế
Theo Cục thống kê Hà Nội (2017), cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội có sự
chuyển dịch khá tích cực, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 56,8% năm 2010 lên 57,3%
năm 2016) và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (từ 4,4% năm 2010
xuống 3,2% năm 2016). Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn. Theo
báo cáo của Sở công thương Hà Nội, bình quân thu nhập của các hộ sản xuất nghề là 24
triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần so với thu nhập bình quân của cả làng và gấp 4 lần so
với thu nhập của các hộ thuần nông.
3.1.2. Đặc điểm cơ bản các làng nghề điều tra
5 làng nghề điều tra tại 05 huyện ngoại thành Hà Nội là: (i) Làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm xã Minh Khai huyện Hoài Đức; (ii) Làng nghề tái chế nhựa Triều
Khúc xã Tân Triều huyện Thành Trì; (iii) Làng nghề lược sừng Thụy Ứng xã Hòa Bình
huyện Thường Tín; (iv) Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá huyện Thạch Thất và (v) làng
nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Đặc điểm cơ bản của

các làng nghề khảo sát được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình hình chung của các xã có làng nghề nghiên cứu
Minh
Tân
Hòa
Phùng
Vân
Khai- Triều- BìnhXáHàTT
Chỉ tiêu
ĐVT
Hoài Thanh Thường Thạch Đông
Đức
Trì
Tín
Thất
Anh
1 Tổng diện tích đất tự nhiên
Ha
192,25 297,72 383,29
440,2
521
1.1 Đất nông nghiệp
Ha
114,3 142.95
256,2
153 351,55
1.2 Đất phi nông nghiệp
Ha
73,56 154,03 121,09 286,88 169,45
1.3 Đất chưa sử dụng

Ha
4,39
0,74
6
0
0
2. Tổng số nhân khẩu
người
5.481 28.587
8.073 12.234 9.518
3. Tổng số lao động
người
3.090 16.644
3.728
5.640 4.880
4. Tổng số hộ
hộ
1.370
6.138
1.814
2.920 2.457
Tr. đó: Hộ phi nông nghiệp
hộ
1.292
4.296
1.180
1.810 2.104
5. Tổng giá trị sản xuất
Trđ
215.200 523.000 112.000 486.912 137.000

Tr. đó: GTSX CN-TTCN
Trđ
167.426 382.800 76.160 311.624 103.000
6. Thu nhập bình quân
Trđ/
39,26
38,29
33,87
39,80
34,4
đầu người/năm
người/năm
6


3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
Các phương pháp tiếp cận được sử dụng gồm: Tiếp cận chính sách, tiếp cận liên
ngành, tiếp cận có sự tham gia của người dân, tiếp cận theo nhóm ngành nghề, tiếp cận định
tính. Khung phân tích giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề được thể hiện qua sơ đồ 3.1.
3.2.2. Chọn điểm khảo sát
Căn cứ vào mức độ ô nhiễm, quy mô làng nghề, mức độ triển khai, thực hiện các
giải pháp kinh tế, quản lý cũng như qua tham vấn một số cán bộ quản lý và cán bộ
chuyên môn trong lĩnh vực môi trường, tác giả lựa chọn 5 làng nghề tại 5 huyện ngoại
thành Hà Nội đã được nêu trên.
3.2.3. Thu thập dữ liệu
a. Dữ liê ̣u thứ cấ p: đươ c̣ thu thâ ̣p từ các văn bản của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Nông nghiê ̣p và PTNT, Bô ̣ tà i chính, ban ngà nh củ a thành phố Hà
Nội, các huyê ̣n điề u tra. Các bài nghiên cứu về ô nhiễm môi trường làng nghề từ các

bộ, ngành, của các nhà khoa học, các địa phương cũng được thu thập để phân tích.
b. Dữ liê ̣u sơ cấ p: Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ các hộ làm
nghề và không làm nghề; từ cán bộ quản lý cấp xã và huyện. Cụ thể: Mỗi làng nghề chọn 40
hộ sản xuất nghề/cơ sở sản xuất kinh doanh và 10 hộ không sản xuất nghề; mỗi huyện
phỏng vấn 5 cán bộ cấp huyện, 5 cán bộ quản lý tại làng nghề. Các phương pháp thu thập
chủ yếu là: Phỏng vấ n sâu cán bộ ; Điều tra hộ theo bảng câu hỏi; Thảo luận nhóm; Lấ y ý
kiế n tham vấ n của mô ̣t số chuyên gia, các nhà quản lý và quan sát thực địa.
3.2.4. Xử lý và tổng hợp dữ liệu

Các tài liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được kiểm tra lại, nhập vào máy tính
(phần mềm Excel), sắp xếp theo các nội dung nghiên cứu, thực hiện phân tổ các số liệu
đã được điều tra theo các tiêu thức khác nhau, như làng nghề, loại chất thải, ô nhiễm môi
trường và các tiêu chí của các công cụ quản lý.
3.2.5. Phân tích thông tin
(i) Phương pháp thống kê mô tả; (ii) Phương pháp so sánh; (iii) Phương pháp SWOT
(vi) phân tích xã hội học.
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng làng nghề và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
+ Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng thực hiện các giải pháp kinh tế

+ Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng thực hiện các giải pháp quản lý

7


Giải pháp kinh tế

Thuế
môi
trường


Quỹ
môi
trường
- Giấy phép
chuyển nhượng
- Đặt cọc, ký
cược
- Bảo hiểm, ủy
thác
- Cam kết
- Thưởng, phạt

BP tài
chính

Mức độ thực thi công cụ kinh tế
Phí và lệ
phí
- Phí ô
nhiễm
- Phí sử
dụng
- Phí sản
phẩm

Kết quả

Nghiên cứu giải pháp kinh tế, quản lý giảm
thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề


Tiêu chí
đánh giá

Giải pháp Quản lý

Tập huấn

Tuyên
truyền

BVMT

Kế hoạch

Quy
hoạch

quản lý

tổ chức

Bộ máy

BVMT

pháp lý

Văn bản


BVMT

Các yếu tố ảnh hưởng

BVMT

Mức độ thực thi các công cụ quản lý Nhà nước
Kiểm tra
Thanh tra
vi phạm

Xử lý

2. Tính khả thi

BVMT

1. Hiệu lực
3. Tính hiệu quả

4. Tính tác động
5. Tính bền vững

Đánh giá các giải pháp
Hạn chế

Hoàn thiện giải pháp kinh tế, quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ngoại thành Hà Nội

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề


8


PHẦN 4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ
QUẢN LÝ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
4.1. HIỆN TRẠNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
LÀNG NGHỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
4.1.1. Hiện trạng phát triển các làng nghề
4.1.1.1. Tổng quan làng nghề khu vực ngoại thành Hà Nội
Theo Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội năm 2015, Hà
Nội có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% tổng số làng của toàn thành phố, trong đó có 277
làng nghề, với 141410 hộ có nghề và 387649 lao động (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Số làng nghề, số hộ, lao động làm nghề và giá trị SX của các ngành nghề trên địa
bàn ngoại thành Hà Nội
Số lượng
Ngành nghề

Làng có
nghề

Số hộ
(hộ)

Làng
nghề

Số lao
động
(người)


Giá trị SX
(Tỷ đồng)

Thu nhập
BQ
(Tr. đ)

1 Khảm trai

39

11

11125

34490

608,73

21,77

2. Làm nón lá, mũ

62

20

16925


52190

427,26

16,42

3. Mây tre giang đan

365

83

32768

159900

1521,49

17,70

4.Chế biến lâm sản, mộc

170

17438

73907

1365,45


26,90

5. Thêu, ren

138

28

14558

39720

507,68

18,78

6. Dệt may

152

25

21164

71452

1269,84

18,91


7. Da giầy, khâu bóng

12

8

2587

8333

320,25

19,80

8. Làm giấy, in tranh

5

432

2443

29,23

17,62

23

9. Cơ kim khí, điện, rèn


78

13

12589

48180

714,86

18,40

10. Chạm, điêu khắc

13

6

4070

21746

269,74

18,60

11. Gốm sứ

5


3

3593

20658

899,20

45,70

12. Dát quỳ, vàng bạc

4

1

552

2942

32,21

16,60

13. Đan tơ lưới

5

4


968

2617

23,74

14,40

14. Chế biến nông sản

159

44

27000

160432

1965,77

17,80

15. Ngành nghề khác

143

8

6277


40620

556,80

18,65

1350

277

141410

387649

10512,25

Cộng

4.1.1.2. Hiện trạng các làng nghề nghiên cứu
Những chỉ tiêu cơ bản thể hiện hiện trạng sản xuất kinh doanh ở các làng nghề được
tổng hợp qua bảng 4.2.

9


TT
1
2
3
4


5

6

7

8

9

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu thể hiện thực trạng SX KD ở các làng nghề điều tra
Các làng nghề điều tra
Diễn giải
Minh Khai Triều Khúc Thụy Ứng Phùng Xá
Vân Hà
Năm công nhận
2001
Từ lâu
Từ lâu
2001
2009
Hình thức sản Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình
xuất
DN NVV
DN NVV
Số hộ làm nghề
1.370
Trên 80% số hộ
Ngành nghề sản Bún, phở,

Phế liệu,
Thủ công Cơ kim khí Đỗ gỗ mỹ
xuất chính
miến dong, rác thải y tế, mỹ
nghề dụng cụ;
nghệ
dịch vụ … nhựa …
sừng
Vật liệu xây Đồ gỗ xây
Đồ gia dụng dựng …
dựng
Các
loại

tranh …
Nguyên vật liệu Củ sắn, dong Phế liệu từ Sừng,
Tôn cuộn, Gỗ nhóm I
riềng, gạo
nhựa
xương và da sắt phế liệu và nhóm II
Rác thải y tế trâu bò
Nguồn cung cấp Tự SX
Các bãi phế Trong nước Nhập khẩu Trong nước,
Các tỉnh Hòa thải Hà Nội và
nhập từ
Trung nhập khẩu từ
Bình, Sơn La
khẩu
từ quốc, Lào Lào,


Lào,

Cambodia …
Cambodia

Công nghệ sản Dây chuyền Dây chuyền Thủ công Dây chuyền Dây chuyền
xuất, máy móc bán tự động, bán tự động, kết hợp với bán tự động, bán tự động
thiết bị
xuất xứ chủ xuất xứ chủ một số máy xuất xứ chủ và tự động
yếu
Trung yếu
Trung móc hỗ trợ yếu Trung hóa, chủ yếu
Quốc
Quốc
đơn giản
Quốc

nguồn
gốc từ Trung
Quốc
Nguồn lao động Gia đình
Gia đình
Lao động Lao động Lao
động
Thuê ít
Thuê ít
chủ yếu là thuê
thuê
gia đình
Môi trường ô Nước

Nước
Nước
Nước
Nước
nhiễm
Khí
Khí
Đất
Đất
Đất
Đất
Tiếng ồn
Khí
Tiếng ồn

4.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
4.1.2.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội
Hiện nay theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội năm 2015, các làng nghề ngoại
thành Hà Nội có những loại ô nhiễm như sau: ô nhiễm do nước thải, khí thải làm ô nhiễm
không khí, tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng, chất thải rắn.
10


4.1.2.2. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề điều tra
a. Xác định khối lượng chất thải: Gồm nước thải và chất thải rắn. Dựa vào khối lượng
nguyên vật liệu sử dụng, dựa vào khối lượng sản phẩm từng làng nghề, dựa vào các định
mức về tiêu hao nước cũng như lượng nước thải và dựa vào số liệu của cán bộ môi trường
các xã tác giả đã xác định lượng nước thải và chất thải của các làng nghề điều tra như sau.
Bảng 4.3. Khối lượng nước thải tại các làng nghề bình quân/ngày
ĐVT: m3/ngày


Diễn giải
Minh Khai
Triều Khúc
Thụy Ứng
Phùng Xá
Tổng khối lượng nước thải
10.544,20
7.500,20
3.229,60
1.284,06
- Nước thải từ sản xuất
8.750,00
682,80
2.965,30
1.284,06
- Nước thải từ sinh hoạt
1.156,20
5.717,40
261,25
- Nước thải từ chăn nuôi
638,00
1.100,00
3,05
* Về nước thải: Tại 4 làng nghề, phần lớn lượng nước thải từ nguồn sản xuất (chủ yếu
là sản xuất nghề). Trong đó, nghề chế biến thực phẩm sử dụng và thải ra khối lượng nước
thải lớn nhất với trên 10 nghìn m3/ngày, tiếp đến là làng nghề tái chế nhựa thải ra bình quân
7,5 nghìn m3/ngày. Những làng nghề này sử dụng trên 60% là nước phục vụ các hoạt động
tẩy, rửa. Các làng nghề kim khí và chế biến lược sừng bình quân thải ra môi trường từ 1,21,5 nghìn m3/ngày. Theo kết quả nghiên cứu thực tế, 100% lượng nước sử dụng cho các
quy trình sản xuất là nước giếng khoan và một phần nước mặt (ao, hồ). Bản chất nguồn

nước này cũng đã chứa đựng mức độ ô nhiễm nhất định.
* Về chất thải rắn: Bảng 4.4 cho thấy, Làng nghề kim khí Phùng Xá với quy mô
sản xuất và giá trị sản xuất là lớn nhất nhưng lượng chất thải rắn thải ra rất ít, nhưng
hoàn toàn là dạng chất thải rất nguy hại (chủ yếu là đầu mẩu và mạt sắt). Trong khi đó,
những làng nghề chế biến thực phẩm, nghề mộc (chế biến đồ gỗ) thải ra môi trường mỗi
ngày từ 90 – 100 tấn chất thải rắn, trong đó nhiều loại chất thải không thể tái sử dụng.
Đặc biệt, hầu hết các làng nghề hiện không có phương pháp thu gom chất thải triệt để,
lượng chất thải tồn dư trong làng nghề vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đồng thời, chất thải rắn được
thu gom không có sự phân loại và cơ bản được tập kết chung với chất thải sinh hoạt,
không có xử lý hoặc sơ chế.
Bảng 4.4. Tổng lượng chất thải rắn các làng nghề bình quân/ngày
ĐVT: tấn/ ngày
Diễn giải

Minh Khai

Triều Khúc

Phùng Xá

Vân Hà

Tổng khối lượng chất thải rắn
119,60
41,00
18,07
88,64
- Chất thải từ sản xuất
99,40
18,00

0,80
88,64
- Chất thải từ sinh hoạt
2,00
23,00
5,43
- Chất thải từ chăn nuôi
0,90
1,84
- Chất thải từ nguồn khác
17,3
10,00
b. Mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề điều tra
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề điều tra, tác giả dựa vào kết
quả quan trắc môi trường, cụ thể đối với các làng nghề như sau:
11


Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề Minh Khai
ĐVT: mg/l
Chỉ tiêu

QC 24-2009/BTNMT

Minh Hòa

Minh Hiệp

pH
BOD5


5,5-5,9
50

6,06
412

5,94
320

COD
PO43NH4+

100
6
10

605
0,74
5,53

890
3,34
10,65

Ghi chú: QC 24-2009/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

Nhận xét: COD và BOD5: Ta thấy rằng nước thải ở cả hai cụm dân cư đều có giá trị
COD và BOD5 vượt giới hạn cho phép gấp nhiều lần. Như vậy, nước thải làng nghề Minh
Khai chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao, đặt biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

Bảng 4.6. Chất lượng môi trường nước tại một số điểm của làng nghề lược sừng
Thụy Ứng, Thường Tín
ĐVT: mg/l
KQ

TCSS
QCVN:08-2008

TT

Thông số

1

PH

6.1

6.2

6.11

6.25

6-8.5

2
3

TSS

DO

82
2.1

85
2.03

77
2.12

67
2.2

20
>6

4
5
6
7
8
9
10

BO5(200C)
COD
NH+4(N)
N03-(N)
N02-(N)

Dầu mỡ
Fe

45
50
0.45
11.02
0.055
0.104
2.02

39
45
0.42
11.25
0.067
0.11
2.5

42
49
0.44
10.56
0.069
0.122
2.25

47
55
0.47

12.75
0.73
0.131
2.53

4
10
0.1
2
0.01
0.01
0.5

NM1

NM2

NM3

NM4

Ghi chú: NM1 mẫu nước thu thập ở thôn 4 gần gia đình gia đình anh Nguyễn Văn Tùy
(sản xuất lược sừng)
NM2 mẫu nước thu thập ở thôn 5 gần khu gia đình Anh Nguyễn Văn Tiến
(sản xuất mỹ nghệ, trang sức sừng)
NM3 mẫu nước thu thập ở thôn 6 gần gia đình anh Hoàng Văn Châu
(buôn bán da trâu, bò) NM4 mẫu nước lấy ở đầu thôn 7.

Qua các kết quả phân tích trên nhận thấy hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có thông
số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hầu hết tại điểm trong làng nghề đều bị ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng, đặc biệt là các khu gần các hộ sản xuất ngâm ướp da trâu, bò, mức độ
ô nhiễm nguồn nước, không khí lên tới mức báo động và đã đang có nhiều tác động ảnh
hưởng tới đời sống cũng như sản xuất của người dân nơi đây (Bảng 4.7).
12


Bảng 4.7. Chất lượng môi trường không khí tại làng nghề lược sừng Thụy Ứng
KQ
TCVN
TT
Thông số
ĐVT
5937-2005
KK1
KK2
KK3
KK4
0
1
Nhiệt độ
C
29.2
29.7
29.9
29.1
2
Độ ẩm
%
77.8
76.8

76.4
77.5
3
3
Bụi lơ lửng (TSP)
mg/m
3.21
3.24
3.26
3.22
0.3
4
N02
mg/m3
0.16
0.15
0.16
0.16
0.2
3
5
S02
mg/m
0.18
0.17
0.18
0.19
0.35
3
6

CO
mg/m
1.87
1.89
1.86
1.90
30
Ghi chú: KK1: Mẫu không khí được thu thập ở thôn 4, KK2: Mẫu không khí thu thập ở thôn 5
KK3: Mẫu không khí thu thập ở thôn 6, KK4: Mẫu không khí thu thập ở thôn 7

4.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ & QUẢN LÝ NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
4.2.1. Thực trạng áp dụng giải pháp kinh tế
4.2.1.1. Thực trạng áp dụng phí môi trường
Về mức thu phí BVMT đối với các chất thải ở làng nghề trên địa bàn thành phố Hà
Nội được tổng hợp từ các văn bản pháp lý của Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND thành
phố ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Quy định thu phí BVMT đối với chất thải các làng nghề thành phố Hà Nội
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
Ghi chú
1. Phí vệ sinh môi trường đối với chất thải
sinh hoạt
- Cư trú tại phường
1000đ/người/tháng
6
Quyết định
- Cư trú tại xã, thị trấn
1000đ/người/tháng

3
44/2014/QĐ-UBND
2. Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp
- Lượng nước thải < 3.000 m3/ ngày đêm
1000đ/năm
1.500 Hướng dẫn số
- Lượng nước thải >= 3.000 m3/ ngày đêm
1000đ/năm
3.000 2513/HD-UBND
năm 2015
3. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
công nghiệp
- Chất thải rắn thông thường
1000đ/tấn
40
Nghị định
- Chất thải rắn nguy hại
1000đ/tấn
6.000 174/2007/NĐ-CP
Hiện nay, các làng nghề thuộc thành phố Hà Nội đã thực hiện thu phí vệ sinh đối
với chất thải sinh hoạt theo Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc
thu phí đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
Qua thực tế khảo sát cho thấy, việc thu phí theo quyết định này cũng gặp nhiều
khó khăn. Trong 5 làng nghề khảo sát, theo điều tra chỉ có 2 làng nghề người dân trả
lời có nộp phí BVMT và đây là khoản phí đối với chất thải sinh hoạt trong đó có chất
thải từ sản xuất nghề, còn phí riêng đối với chất thải rắn công nghiệp vẫn chưa thực
hiện được (bảng 4.9).
13



Bảng 4.9. Mức phí đóng góp cho BVMT của các hộ/ cơ sở sản xuất trong làng nghề
ngoại thành Hà Nội
Vân Hà
Tân Triều
Mức phí
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
>288.000 đồng/năm
3
10,0
5
16,7
Từ 216.000-288.000 đồng/năm
25
83,3
24
80,0
< 216.000 đồng/năm
2
6,7
1
3,3
Theo số liệu ở bảng trên, phần lớn ý kiến các hộ cho biết mức đóng góp phí bảo vệ
môi trường của các hộ dao động từ 216.000-288.000 đồng/năm (tỷ lệ ý kiến các hộ trả lời
đều trên 80% đối với cả 2 xã).
4.2.1.2. Thực trạng áp dụng lệ phí môi trường
Kết quả khảo sát thực tế tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội cho thấy. Hiện nay, do
nhận thức của các hộ làm nghề chưa đầy đủ về mức độ tác hại của các chất thải dẫn đến ô
nhiễm môi trường có tác động trực tiếp tới người dân tại chỗ và môi trường sống; Thêm vào
đó là do tập quán theo tâm lý “đám đông” và một phần là do lợi nhuận từ các hoạt động sản

xuất nghề còn thấp nên các hộ nghề mặc dù có nhu cầu sử dụng dịch vụ công của các tổ
chức hỗ trợ nhưng không sẵn lòng chi trả lệ phí. Đây cũng làm một vấn đề cần được nghiên
cứu và phân tích, xem xét hướng giải quyết nhằm đảm bảo việc thực hiện được các giải
pháp về kinh tế - lệ phí môi trường mà vẫn khuyến khích được hộ làm nghề tiếp tục phát
triển sản xuất và sẵn lòng chi trả các khoản lệ phí.
4.2.1.3. Thực trạng áp dụng Quỹ bảo vệ môi trường
Theo số liệu bảng 4.10, nguồn vốn chủ yếu của Quỹ BVMT Hà Nội là vốn điều lệ do
Ngân sách thành phố cấp, xấp xỉ 100% tổng nguồn vốn (năm 2012 là 98,22%; 2014 là
98,33%). Hàng năm, nguồn vốn hoạt động bổ sung từ chênh lệch thu (trong đó có khoản thu
từ phí BVMT,…) chi của Quỹ (trích bổ sung cho vốn điều lệ) chỉ chiếm chưa đến 2%.
Bảng 4.10. Nguồn vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2012-2014
2012
2013
2014
Tốc độ
phát
Số
Số
Số

Diễn giải
Cơ cấu
Cơ cấu
triển BQ
lượng
lượng
lượng
cấu
(%)
(%)

(%/năm)
(Tr.đ)
(Tr.đ)
(Tr.đ)
(%)
1. Vốn điều lệ
55000
98,22
60030
99,82
30000
98,33
73,85
1.1. Vốn điều lệ do Ngân
55000
100,00
60000
99,95
30000 100,00
sách TP cấp
73,85
1.2. Tiếp nhận từ các tổ
30
0,05
chức, cá nhân khác tài trợ
2. Vốn hoạt động bổ sung
từ chênh lệch thu chi tài 998
1,78
108
0,18

509
1,67
chính hàng năm của Quỹ
71,42
Tổng nguồn vốn
55998
100,00
60138 100,00
30509 100,00
73,81
14


4.2.1.4. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về áp dụng các giải pháp kinh tế
Phỏng vấn cán bộ cấp huyện, xã và các hộ sản xuất nghề, không sản xuất nghề về
việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề các
huyện ngoại thành Hà Nội được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp và người dân về các công cụ
kinh tế trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ở ngoại thành Hà Nội
Chia ra
Tổng số
Cán bộ huyện, xã
Người dân
Diễn giải
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số ý
Tỷ lệ
Số ý kiến
Số ý kiến

(%)
(%)
kiến
(%)
1. Mức độ cần thiết
- Rất cần thiết
200
66,67
50
100,0
150
60,0
- Cần thiết
100
33,33
100
40,0
- Không cần
2. Mức đóng góp
- Cao quá
107
35,67
107
42,8
- Trung bình
101
33,67
30
60,0
71

28,4
- Ít
79
26,33
20
40,0
59
23,6
3. Mức độ đa dạng
- Đa dạng
91
30,33
10
20
81
32,4
- Chưa đa dạng
209
69,67
40
80
169
67,6
4. Cần bổ sung thêm
179
59,67
35
70,0
144
57,6

- Thuế BVMT
172
57,33
32
64,0
140
56,0
- Phí BVMT đối với khí
thải, tiếng ồn
203
67,67
43
86,0
160
64,0
- Biện pháp tài chính như
thưởng, phạt…
4.2.2. Thực trạng áp dụng giải pháp quản lý
4.2.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
UBND thành phố
Hà Nội

Các Sở: công thương,
KH-ĐT, NN&PTNT,
KHCN

Sở Tài nguyên
Môi trường

UBND huyện, quận

Các phòng trực thuộc
công thương

Phòng TN& MT

UBND các xã

Các làng nghề
Ghi chú:

Chỉ đạo trực tiếp;
Phối hợp chỉ đạo

15

Công an
thành phố

Cảnh sát MT


4.2.2.2. Ban hành, thực thi các văn bản pháp lý
Hệ thống văn bản pháp lý- đã triển khai và thực thi các văn bản của các bộ, ngành và
UBND thành phố Hà Nội liên quan đến môi trường làng nghề. Tuy nhiên, theo kết quả
phỏng vấn cán bộ, các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu
và chưa cụ thể về chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường làng nghề của các cấp quản lý và
chưa chi tiết đối với đặc thù làng nghề.
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của các bộ quản lý các cấp về các hạn chế của hệ thống văn
bản pháp lý trong bảo vệ môi trường làng nghề ở ngoại thành Hà Nội
Tổng số

Diễn giải

Chia ra
Cán bộ huyện

Cán bộ xã

Số ý
kiến

Tỷ lệ
(%)

Số ý
kiến

Tỷ lệ
(%)

Số ý
kiến

Tỷ lệ
(%)

- Đầy đủ, chưa đồng bộ

9

18,0


5

20,0

4

16,0

- Tạm đầy đủ

15

30,0

8

32,0

7

28,0

- Thiếu

26

52,0

12


48,0

14

56,0

- Có chi tiết

12

24,0

7

28,0

5

20,0

- Chưa chi tiết

38

76,0

18

72,0


20

80,0

- Rất thay đổi

31

62,0

15

60,0

16

64,0

- Có thay đổi chút ít

19

38,0

10

40,0

9


36,0

- Phù hợp

10

20,0

6

24,0

4

16,0

- Chưa phù hợp

40

80,0

19

76,0

21

84,0


1. Mức độ đầy đủ, đồng bộ

2. Mức độ cụ thể

3. Mức độ ổn định

4. Mức độ phù hợp

4.2.2.3. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề
Thành phố đã có quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đã có quy định chức năng nhiệm vụ của các sở ban ngành
trong quản lý ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở các làng nghề hiện nay chưa
được quan tâm đúng mức, nên còn có những hạn chế nhất định.
4.2.2.4. Tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ môi trường
Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn
đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng
trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
16


Bảng 4.13. Tình hình thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tập huấn về BVMT ở các
làng nghề khảo sát
Minh Triều Thụy Phùng Vân
Khai Khúc Ứng



Diễn giải

1. Truyền thanh trên đài xã

x

x

x

x

x

2. In các tờ rơi về BVMT

-

-

-

-

-

3. Tập huấn trực tiếp cho dân

+

+


+

+

+

4. Tập huấn cho CBQL

+

+

+

+

+

5. Mô hình trình diễn về BVMT

-

-

-

-

-


6. Tổ chức kỷ niệm ngày MT

-

-

-

-

-

7. Tổ chức phong trào vệ sinh làng xóm – làng nghề

+

+

+

+

+

8. Tập huấn thu gom xử lý chất thải rắn nguy hại

-

-


-

-

-

9. Biện pháp tuyên truyền khác

-

-

-

-

-

Ghi chú: x: Có thực hiện; +: Có thực hiện nhưng chưa đầy đủ; -: Chưa thực hiện.
4.2.2.5. Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm
Công tác thanh kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở
sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức và chưa được thực hiện thường xuyên, liên
tục. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn
tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách
hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt
không cao.
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC
THI CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
4.3.1. Đánh giá kết quả, hạn chế trong thực thi các giải pháp kinh tế và quản lý giảm

thiểu ô nhiễm môi trường
4.3.1.1. Đánh giá tính hiệu lực, tính khả thi, hiệu quả và sự bền vững của các giải pháp
Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về kết quả và các hạn chế trong thực hiện
các công cụ quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tại điểm khảo sát được tổng
hợp qua bảng 4.14.
Trên thực tế, các giải pháp về kinh tế và quản lý mới chỉ phối hợp được giữa ngành
tài nguyên môi trường với ngành tài chính. Mặc dù theo quy định hiện hành của thành
phố Hà Nội, trách nhiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường là của nhiều cơ
quan, ban ngành và cả các tổ chức chính trị, xã hội địa phương, trong đó ngành tài
nguyên môi trường có trách nhiệm chính; song việc phối hợp thực hiện các biện pháp là
rất hạn chế.

17


Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về kết quả và các hạn chế
trong thực hiện các công cụ quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
tại điểm khảo sát
Tổng số
Diễn giải

Chia ra
Cán bộ huyện

Cán bộ xã

Số ý
kiến

Tỷ lệ

(%)

Số ý
kiến

Tỷ lệ
(%)

Số ý
kiến

Tỷ lệ
(%)

1. Hiệu lực của các giải pháp
- Đã thực thi
- Đã thực thi 1 phần

18
32

36,00
64,00

10
15

40,00
60,00


8
17

32,00
68,00

2. Sự phù hợp của các giải pháp
- Phù hợp
- Phù hợp một phần
- Không phù hợp

34
13
3

68,00
26,00
6,00

16
7
2

64,00
28,00
8,00

18
6
1


72,00
24,00
4,00

3. Mức độ khả thi của các giải pháp
- Khả thi hoàn toàn
- Khả thi một phần
- Không khả thi

13
33
4

26,00
66,00
8,00

5
18
2

20,00
72,00
8,00

8
15
2


32,00
60,00
8,00

4. Kết quả, hiệu quả của giải pháp
- Có ảnh hưởng rõ ràng
- Ảnh hưởng một phần
- Không ảnh hưởng

1
42
7

2,00
84,00
14,00

1
23
1

4,00
92,00
4,00

19
6

0,00
76,00

24,00

5. Sự bền vững của giải pháp
- Bền vững
- Chưa có căn cứ bền vững
- Không biết

8
37
5

16,00
74,00
10,00

7
18
-

28,00
72,00
0,00

1
19
5

4,00
76,00
20,00


6. Sự phối hợp trong quản lý
- Đã có và phối hợp tốt
- Đã có nhưng không rõ trách nhiệm

15
35

30,00
70,00

10
15

40,00
60,00

5
20

20,00
80,00

4.3.1.2. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế
Từ kết quả phân tích thực trạng các mục 4.1, 4.2 kết hợp với kết quả thảo luận nhóm
(theo phương pháp PRA) tại 05 làng nghề, tác giả tổng hợp lại những kết quả đạt được và
các hạn chế cần khắc phục trong việc thực thi các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu
ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội, cụ thể được trình bày trong
bảng 4.15.
18



Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả và hạn chế trong quá trình thực thi các giải pháp kinh tế
và quản lý tại các điểm khảo sát
Các giải pháp
A. Giải pháp kinh tế
- Các loại thuế
- Phí và lệ phí

- Cơ chế thưởng, phạt
- Quỹ bảo vệ môi trường
B. Giải pháp quản lý
- Bộ máy tổ chức quản lý

- Ban hành và thực thi
văn bản pháp luật

- Quy hoạch và kế hoạch
bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền, tập huấn

- Kiếm tra, giám sát,
thanh tra và xử lý vi
phạm

Kết quả đạt được

Hạn chế


- Nhà nước đã ban hành tương đối
đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí về
BVMT làng nghề ở các mức khác
nhau.
- Đã thực hiện thu phí VSMT và một
phần phí BVMT
- Có nhưng chưa thường xuyên

Chưa thực hiện thuế môi trường,
phí, lệ phí BVMT và các biện
pháp kinh tế khác về BVMT ở tất
cả các làng nghề

- Bộ máy tổ chức quản lý được bố trí
từ cấp trung ương tới cấp xã.
- Mỗi xã có một cán bộ môi trường
kiêm nhiệm.
- Đã có Luật môi trường và các văn
bản dưới luật khác, trong đó có
BVMT làng nghề;
- thành phố Hà Nội đã ban hành kế
hoạch số 235 năm 2015 về BVMT
làng nghề.
- Đã có quy hoạch phát triển làng
nghề Việt Nam đến 2030, các quy
hoạch của thành phố Hà Nội đến
2030;
- Đề án Nông thôn mới của các
huyện và xã đã có chiến lược và quy
hoạch phát triển làng nghề.

- Thường xuyên có các chương trình
tuyên truyền, nhất là tại các đài phát
thanh xã và huyện;
- Ngành môi trường các cấp đã tổ
chức được một số lớp tập huấn về
BVMT.
- Công tác xử lý vi phạm được thực
hiện khi có đơn thư khiếu nại của
người dân.

- Bộ máy tổ chức quản lý cấp xã,
thôn chưa hoàn thiện;
- Chưa có cán bộ quản lý môi
trường chuyên trách cấp xã
- Còn thiếu và chưa đồng bộ;
- Chưa có các chế tài thực thi;
- Thiếu các hương ước, quy ước
của làng nghề.

- Chưa đủ mạnh và đủ sức điều
chỉnh hành vi
- Việt Nam đã có quỹ BVMT, trong - Hầu như chưa được thực hiện ở
đó có môi trường làng nghề
các làng nghề

19

- Kết quả thực hiện chậm;
- Một số quy hoạch, kế hoạch
không được thực thi;

- Chất lượng các quy hoạch rất
hạn chế

- Còn nặng về hình thức;
- Áp dụng kiến thức tập huấn vào
thực tế ít.

- Chưa thường xuyên, định kỳ và
không đa dạng;
- Chưa có xử lý vi phạm;
- Chưa có sự giám sát của cộng
đồng ở mức cao


4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề ngoại thành Hà Nội
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội bao gồm: Các yếu tố thuộc về cơ
quan quản lý như số lượng và chất lượng cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan; Các yếu tố
thuộc về cơ chế chính sách: Sự chồng chéo của các văn bản chính sách giữa các bộ ngành
trong việc triển khai thực hiện giải pháp BVMT đối với làng nghề cũng là yếu tố cản trở đáng
kể; Các yếu tố thuộc về người dân như nhận thức của hộ/cơ sở sản xuất nghề, nguồn lực của
hộ/cơ sở làm nghề, vai trò của người dân- cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường làng nghề.
PHẦN 5. HOÀN THIỆN VÀ TIẾP TỤC THỰC THI GIẢI PHÁP KINH TẾ
VÀ QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
5.1. CĂN CỨ HOÀN THIỆN
1) Căn cứ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế và
quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội đã được trình
bày trong phần 04, được tóm tắt trong bảng phân tích SWOT sau.


SԜOT

O: Cơ hội lớn nhất
- Chương trình XD nông
thôn mới
- CN thông tin phát triển
- Dân trí và dư luận xã hội tốt
T: Thách thức lớn nhất
- Ý thức thuân thủ của người
làm nghề
- Phát triển kinh tế-xã hôi
- Sự phối kết hợp các tổ
chức

S: Điểm mạnh nhất
- Hệ thống văn bản pháp lý
đầy đủ, rõ ràng;
- Có quy hoạch phát triển làng
nghề đến 2030 trong đó có đề
cập đến vấn đề BVMT.
SO: Kết hợp SO các giải
pháp cần thực hiện là:
(1) Đẩy mạnh thực hiện quy
hoạch BVMT
(2) Cụ thể hóa các biện pháp
kinh tế
ST: Kết hợp SO các giải
pháp cần thực hiện là:
(1) Tăng cường giáo dục

BVMT;
(2) Áp dụng TBKT mới trong
SX làng nghề

Ԝ: Điểm yếu nhất
- Cán bộ quản lý môi trường
thiếu và yếu;
- Chất lượng quy hoạch kém;
- Cơ chế quản lý chựa cụ thể.
ԜO: Kết hợp ԜO các giải
pháp cần thực hiện là:
(1) Hoàn thiện bộ máy quản lý
cấp xã;
(2) Hoàn thiện cơ chế thực thi
các văn bản pháp quy
O: Kết hợp ԜT các giải pháp
cần thực hiện là:
(1)Tăng cường thực thi các công
cụ quản lý;
(2)Tăng cường giáo dục BVMT

2) Căn cứ vào chủ trương chính sách của địa phương và xu hướng phát triển làng nghề
ngoại thành Hà Nội.
3) Căn cứ vào yêu cầu phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề
5.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ TIẾP TỤC THỰC THI GIẢI PHÁP KINH
TẾ VÀ QUẢN LÝ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐẾN
NĂM 2025
1) Thúc đẩy phát triển nghề, làng nghề bền vững phù hợp với Chiến lược và Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
20



2) Phát huy sự tham gia của cộng đồng có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc
tế, ...gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.
3) Phát triển làng nghề song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền
thống, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái.
4) Phát triển nghề, làng nghề cần gắn với phát triển du lịch,
5.3. HOÀN THIỆN VÀ TIẾP TỤC THỰC THI GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2025
5.3.1. Đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch cho các làng nghề
Ở các làng nghề ngoại thành Hà Nội, hầu hết cơ sở sản xuất đều đặt tại nhà dân,
tình trạng sản xuất xen lẫn với sinh hoạt gây rất nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi
trường. Do nằm trong khu dân cư, việc thu gom và quản lý chất thải sản xuất rất khó
khăn. Cần đẩy mạnh thực hiện quy hoạch cho các làng nghề. Mục đích của giải pháp này
nhằm giúp các làng nghề phát huy thế mạnh, từng vùng để phát triển bền vững, thân
thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm có nét văn hoá độc đáo riêng của từng địa
phương, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du
lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
5.3.2. Hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý môi trường làng nghề tại cấp xã
Theo Luật Bảo vệ môi trường đã quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các cấp
quản lý Nhà nước, dựa vào đặc điểm sản xuất các làng nghề, theo tác giả bộ máy quản lý
môi trường ở cấp xã nên được bố trí theo sơ đồ 5.1.
UBND Xã

Cán bộ chuyên môn
VSMT xã
(Ban y tế, VSMT,
ATTP xã)


Các ban ngành của xã
(XDCB, thủy lợi,
giao thông, …)

Lãnh đạo thôn
Các hiệp hội SX
nghề

Tổ VSMT thôn

Hộ
Thuần nông

Hộ SX
Nghề cá thể

Ghi chú:

HTX, THT
SX nghề

DN SX KD
Nghề

Chỉ đạo trực tiếp
Phối hợp thực hiện

Sơ đồ 5.1. Cơ cấu tổ chức quản lý BVMT cấp xã
5.3.3. Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp tuyên truyền, tập huấn và giáo
dục trong các trường học về ô nhiễm và bảo vệ môi trường cần được đẩy mạnh thực
Sơ đồ 5.1. Cơ cấu tổ chức quản lý BVMT cấp xã

21


hiện. Hiện nay, các họat động này tại các làng nghề chưa được thực hiện tốt làm cho ý
nghĩa và sự tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề chưa cao.
Mục đích của giải pháp này là nhằm tạo cho người dân ý thức quan tâm đến môi
trường, có trách nhiệm bảo vệ và cải thiện môi trường tại nơi họ đang sinh sống. Ngoài
ra, giải pháp này còn trang bị cho họ các kiến thức về ô nhiễm và một số cách thức cơ
bản giải quyết các vấn đề ô nhiễm.
5.3.4. Chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất & xử lý
chất thải làng nghề
Nhìn chung quy trình kỹ thuật công nghệ máy móc trong sản xuất làng nghề còn
đơn giản, đa số sản phẩm được làm bằng quy trình sản xuất thủ công truyền thống.
Trong những năm qua nhiều cơ sở nghề, làng nghề đã tập trung đầu tư đổi mới công
nghệ, thiết bị, máy móc mới để thay thế một số công đoạn sản xuất thủ công. Tuy nhiên
việc đổi mới công nghệ trang thiết bị mới hiện đại tiên tiến trong các làng nghề chưa
nhiều vì đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Việc huy động các nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất
và đổi mới công nghệ còn khó khăn. Việc sử dụng thiết bị máy móc, các vật liệu, hoá
chất và một số biện pháp gia công kĩ thuật mới vào sản xuất còn tuỳ tiện, không đồng bộ
nên việc đổi mới công nghệ còn hạn chế, hiệu quả thấp.
Mục đích của giải pháp này nhằm áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản
xuất để nâng cao năng xuất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa cải thiện được
tình trạng ô nhiễm môi trường
5.3.5. Tăng cường thực thi các công cụ quản lý môi trường làng nghề
Những năm qua tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội, một số công cụ quản lý Nhà
nước về BVMT chưa được thực hiện tốt và có tính thường xuyên liên tục, như công tác

thanh kiểm tra, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn, vận dụng
các chế tài, tuyên truyền … Do đó, đã và đang xuất hiện nhiều hành vi gian lận, thiếu ý
thức trong xả thải chất độc ra môi trường, gây tác động xấu tới đời sống và sản xuất.
Mục đích của giải pháp này nhằm áp dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý Nhà
nước trong bảo vệ môi trường, hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường làng nghề.
5.3.6. Nghiên cứu, tư vấn cụ thể hóa các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường
làng nghề
Hiện nay, các biện pháp kinh tế như thuế môi trường, phí nước thải, chất thải, quỹ
môi trường chưa được thực thi ở các làng nghề. Lý do chưa áp dụng được vì chưa xác
định được chính xác khối lượng nước thải và chất thải rắn của từng cơ sở làng nghề. Mặt
khác, ý thức tuân thủ pháp luật về BVMT của người dân còn yếu và thiếu nên họ không
chỉ trốn tránh trách nhiệm, mà còn cố tình gây ô nhiễm. Do vậy, ngoài việc thực thi có
hiệu quả các công cụ quản lý cần áp dụng triệt để các biện pháp kinh tế trên cơ sở các
nghiên cứu và tư vấn nhằm cụ thể hóa các giải pháp.
Mục dích của giải pháp này là dựa trên cơ sở cách xác định khối lượng nước thải
và rác thải của sản xuất làng nghề mà ban hành mức thu phí cho từng loại hình làng
nghề cụ thể.
5.3.7. Hoàn thiện cơ chế thực thi các văn bản pháp lý và chính sách hỗ trợ bảo vệ
môi trường làng nghề
Như đã phân tích trong mục 4.3, một số văn bản hướng dẫn thực thi Luật bảo vệ
môi trường và các chính sách khác có liên quan đến làng nghề và BVMT làng nghề ở
nước ta hiện nay còn chưa đồng bộ, cụ thể hóa và còn nhiều chồng chéo cần tiếp tục
được hoàn thiện.
22


Mục đích của giải pháp này nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp lý sao cho phù hợp
với từng loại làng nghề, ngành nghề, từng vùng và từng loại ô nhiễm môi trường. Từ đó,
trong quá trình thực thi các công cụ quản lý có thể dễ dàng, thuận lợi đạt được hiệu quả
mong muốn.

PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
1) Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường có nhiều giải pháp, trong đó giải pháp kinh tế
và giải pháp quản lý là quan trọng nhất, hai giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Giải pháp kinh tế bao gồm nhiều biện pháp như: thuế, phí, lệ phí … quỹ môi
trường và các biện pháp tài chính khác. Giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi
trường theo chức năng, bao gồm: xây dựng tổ chức bộ máy; phổ biến và thực thi các văn
bản quy phạm pháp luật; xây dựng quy hoạch và kế hoạch; giám sát việc thực hiện các
kế hoạch; tuyên truyền, tập huấn và nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm.
2) Ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2015 có 277 làng nghề, trong đó 214 làng nghề
truyền thống thuộc 06 nhóm ngành sản xuất chính. Do khối lượng nước thải và chất thải
rắn từ các làng nghề đã làm cho các làng nghề đang bị ô nhiễm, thậm chí là ô nhiễm ở
mức độ nghiêm trọng về đất, nước, không khí và tiếng ồn. Đặc biệt, tại 05 làng nghề
nghiên cứu (chế biến nông sản Minh Khai – Hoài Đức; tái chế nhựa Triều Khúc – Thanh
Trì; lược sừng Thụy Ứng – Thường Tín; cơ kim khí Phùng Xá – Thạch Thất và làng nghề
gỗ mỹ nghệ Vân Hà – Đông Anh) đang có mức độ ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng.
Các công cụ quản lý bằng kinh tế mới được triển khai việc thực thi thu phí VSMT, phí
BVMT (nước thải, chất thải) theo quy định của Nhà nước. Các công cụ kinh tế khác như
thuế, quỹ BVMT, các biện pháp tài chính về thưởng phạt và xử lý vi phạm môi trường
triển khai trên phạm vi tỉnh, huyện nhưng tại các xã có làng nghề hầu như chưa được thực
hiện. Quỹ môi trường được hình thành chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ nộp
phí, lệ phí… rất ít. Quỹ môi trường của thành phố sử dụng chủ yếu để hỗ trợ tài chính cho
các dự án BVMT, nhưng các làng nghề hầu như chưa tiếp cận được. Trên 50% ý kiến
được phỏng vấn cho rằng cần phải bổ sung thêm một số công cụ kinh tế đối với quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tại địa phương. 59,67% ý kiến là cần bổ sung
thêm việc thu thuế BVMT, 57,33% ý kiến cho rằng cần có quy định về phí BVMT đối với
khí thải và tiếng ồn, 67,67% ý kiến bổ sung thêm việc áp dụng biện pháp thưởng, phạt môi
trường. Các văn bản pháp lý trong quản lý BVMT đầy đủ; Hà nội đã có quy hoạch, kế
hoạch BVMT đến 2030; Công tác tuyên truyền, tập huấn BVMT, kiểm tra, giám sát, thanh

tra và xử lý vi phạm về môi trường làng nghề đã được thực hiện nhưng không đầy đủ và
thường xuyên. Hiện nay, chưa có làng nghề và hộ sản xuất nghề nào vi phạm mà bị xử lý.
Những hạn chế trong việc thực thi giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội gồm có: (i) Chất lượng quy
hoạch kém. Quy hoạch phát triển làng nghề thiếu tư duy thực tế (kém tính khả thi); (ii)
Kế hoạch BVMT thực hiện chậm trễ; (iii) Bộ máy quản lý BVMT cấp xã chưa hình
thành đầy đủ; (iv) Thiếu các quy chuẩn cụ thể về mức độ ô nhiễm môi trường làng
nghề; (v) Chưa thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường, đánh giá mức độ phát
thải của các hộ nghề; (vi) Công tác tuyên truyền, tập huấn về BVMT chỉ là những
phong trào mang tính hình thức, kém hiệu quả; (vii) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát và xử lý vi phạm rất yếu và thiếu.
23


×