Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.2 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu theo NĐ 43 của Chính phủ tạo động lực cho các đơn vị
hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để
cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm
từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai thực hiện cơ chế, các đơn vị gặp những khó khăn nhất
định như về nguồn vốn, chính sách cụ thể, nhận thức của cán bộ, viên
chức,...làm hạn chế khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị. Đó là lý do
tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu thuộc thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên
cứu trong Luận Văn của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc
thành phố Đà Nẵng áp dụng thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP của Chính
phủ. Phạm vi nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự
nghiệp có thu đảm bảo một phần, toàn bộ chi phí hoạt động trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đang thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
3. Phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng hợp; tham khảo một số
giáo trình, tài liệu; thu thập thông tin, phân tích số liệu thực tế.
4. Bố cục của luận văn: Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu và cơ chế tự chủ
tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu.
Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn
vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính các đơn vị sự
nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU VÀ
CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ


NGHIỆP CÓ THU


2

1.1. Hoạt động sự nghiệp
1.1.1. Khái niệm: Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động không sản
xuất ra của cải vật chất, nhưng nó tác động trực tiếp đến lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, quyết định năng suất lao động của xã hội.
Ở nước ta có thể kể các hoạt động sự nghiệp như: sự nghiệp kinh tế,
văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, KHCN,...
1.1.2. Vai trò của hoạt động sự nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của văn hóa - thông tin: văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội.
1.1.2.2. Vai trò của giáo dục và đào tạo: là quốc sách hàng đầu, nhân tố
quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.3. Vai trò của khoa học công nghệ: là nội dung then chốt trong mọi
hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy,
tăng trưởng kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh.
1.1.2.4. Vai trò của sự nghiệp thể dục thể thao: góp phần tích cực nâng
cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, lối sống lành mạnh, làm
phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
1.1.2.5. Vai trò của sự nghiệp y tế: sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi
người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2.6. Vai trò của sự nghiệp kinh tế: là các nhân tố giúp cho các quá
trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường, là nhân tố quan trọng
trong phân bố sản xuất và dân cư, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá xã
hội; đồng thời các hoạt động này phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân

và tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng.
1.2. Đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1.1. Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức được thành lập
để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, những hoạt động này nhằm duy


3

trì, bảo đảm sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tính chất phục
vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận.
1.2.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
- Căn cứ vào vị trí, cấp chủ quản, đơn vị sự nghiệp có thu gồm: sự
nghiệp có thu trung ương; sự nghiệp có thu địa phương.
- Căn cứ vào lĩnh vực họat động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp
có thu gồm: sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp giáo dục đào tạo; sự
nghiệp khoa học công nghệ; sự nghiệp môi trường; sự nghiệp thể dục thể
thao; sự nghịêp y tế; sự nghiệp kinh tế.
- Căn cứ vào chủ thể thành lập, đơn vị sự nghiệp có thu gồm: sự
nghiệp có thu công lập; sự nghiệp có thu ngoài công lập; sự nghiệp có
thu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội;...
- Căn cứ vào khả năng thu phí, đơn vị sự nghiệp có thu gồm: sự
nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; sự
nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên
1.2.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu
- Tác động mạnh mẽ và lâu dài tới lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, có tính quyết định đến năng suất lao động xã hội;
- Góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện đời sống kinh
tế - xã hội của đất nước;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, cải

thiện đời sống nhân dân;
- Nâng cao ý thức cộng đồng xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp
phần thực hiện công bằng xã hội.
1.2.3. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.3.1. Nguồn từ Ngân sách Nhà nước: là nguồn kinh phí ngân sách nhà
nước cấp cho các đơn vị để đảm bảo một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên và cung ứng các dịch vụ cho xã hội.
1.2.3.2. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị: là các khoản thu về phí, lệ phí,
thu từ kết quả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.


4

1.2.3.3. Nguồn khác: là các khoản mà đơn vị huy động từ cán bộ, công
chức; các nguồn liên doanh, liên kết; nguồn vay của các tổ chức tín
dụng,…
1.2.4. Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.4.1. Chi hoạt động thường xuyên, gồm: chi cho con người; chi quản
lý hành chính; chi hoạt động nghiệp vụ; hoạt động sản xuất;...
1.2.4.2. Chi hoạt động không thường xuyên, gồm: chi thực hiện các đề
tài nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện
nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước;…
1.3. Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
1.3.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
có thu: là một cơ chế quản lý tài chính mà theo đó thủ trưởng các đơn vị
được quyền chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm về việc huy động
và sử dụng tổng hợp các nguồn lực của đơn vị để phát triển hoạt động sự
nghiệp, chi trả tiền lương, thu nhập gắn với kết quả, năng suất và chất
lượng công việc.
1.3.2. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự

nghiệp có thu
- Phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự
nghiệp, dịch vụ công;
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có
thu; giảm cơ chế “xin - cho”, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của thủ trưởng đơn vị;
- Tăng cường huy động và quản lý thống nhất các nguồn thu; đồng
thời sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài chính nhằm mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, khuyến khích và tạo điều
kiện cho các đơn vị sự nghiệp đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động,
nâng cao thu nhập và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, viên chức.
1.3.3. Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
1.3.3.1. Quản lý các khoản thu:


5

- Thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Quyết định các khoản thu, mức thu cho phù hợp, bảo đảm bù đắp
chi phí, có tích lũy đối với những hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ
theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt
động liên doanh, liên kết, đơn vị được toàn quyền.
- Được khai thác đa dạng các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế
thông qua hình thức xã hội hóa.
1.3.3.2. Quản lý các khoản chi: đơn vị xây dựng tiêu chuẩn, định mức và
chế độ chi tiêu nội bộ. Đối với các khoản chi quản lý hành chính, chi hoạt
động nghiệp vụ thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định mức
chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi
nguồn thu được sử dụng. Ngoài ra, đơn vị được quyết định đầu tư, mua

sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc từ nguồn vốn vay, Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.3.3.3. Quản lý các Quỹ: Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài
chính, sau khi trang trải các khoản chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với ngân sách nhà nước. Chênh lệch thu, chi được trích lập các Quỹ:
đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng và chi trả thu nhập tăng thêm.
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của các đơn vị sự
nghiệp có thu
1.3.4.1. Định mức phân bổ ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp: Các
định mức càng cao thì nguồn thu của các đơn vị càng lớn, sẽ thúc đẩy
phát triển hoạt động sự nghiệp. Ngược lại, các định mức thấp sẽ khó
đảm bảo điều kiện cho các đơn vị hoạt động, giảm nguồn thu sự nghiệp
và giảm thu nhập cho cán bộ, viên chức.
1.3.4.2. Phương thức quản lý chi NSNN: Có 02 phương thức quản lý chi
NSNN: Quản lý chi NSNN theo phương thức dựa vào khả năng nguồn
lực đầu vào và Quản lý chi NSNN theo phương thức dựa vào khả năng
nguồn lực đầu ra. Phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra sẽ


6

buộc các đơn vị sự nghiệp phải nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ
của đơn vị, điều này là mục tiêu lớn và ảnh hưởng đến các mục tiêu của
cơ chế tự chủ tài chính.
1.3.4.3. Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với khu vực sự nghiệp:
Nguồn thu hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu là các
khoản phí, lệ phí. Các khoản phí và lệ phí này phần lớn là do các cơ
quan nhà nước quy định thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
1.3.4.4. Trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, viên chức của đơn vị
sự nghiệp có thu: Cán bộ, viên chức có trình độ tay nghề cao sẽ cung

cấp cho xã hội dịch vụ tốt, làm tăng nguồn thu cho đơn vị; bên cạnh
trình độ thì ý thức trách nhiệm (chủ yếu là của người thủ trưởng đơn vị)
và ý thức tiết kiệm của toàn cán bộ, viên chức sẽ ảnh hưởng đến việc sử
dụng các nguồn thu một cách có hiệu quả, tiết kiệm được kinh phí.
1.3.4.5. Các nhân tố khác: trình độ dân trí, mức sống và sức mua của
người dân, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho việc cung cấp hàng hóa
công cộng cũng tác động đến hiệu quả huy động các nguồn tài chính
trong các đơn vị sự nghiệp.
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
2.2. Quá trình hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp có thu: Trong suốt một thời gian dài, các đơn vị sự nghiệp nhà
nước là các đơn vị công lập chịu một cơ chế quản lý như các đơn vị hành
chính nhà nước thuần túy và được gọi chung là các cơ quan hành chính
sự nghiệp. Cơ chế này đã làm mất tính năng động, tự chủ và kìm hãm sự
phát triển của các đơn vị sự nghiệp. Từ nhược điểm này, ngày 25/5/2006
Chính phủ đã ban hành NĐ 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế NĐ 10/2002/NĐ-CP).


7

2.3. Tình hình phân bổ ngân sách địa phương cho một số lĩnh vực sự
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.2. Chi NSĐP và chi đầu tư từ NSĐP cho một số lĩnh vực sự
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010
Đvt: tỷ đồng.

Năm

Năm

Năm

Năm

2007

2008

2009

2010

4.608

5.498

6.118

7.384

1. Chi NSĐP cho giáo dục đào tạo

406

494


526

826

Tỷ trọng (%)

8,81

8,99

8,60

11,19

2. Chi NSĐP cho y tế

152

171

163

295

Tỷ trọng (%)

3,30

3,11


2,66

4,00

49

40

18

66

Tỷ trọng (%)

1,06

0,73

0,29

0,89

4. Chi NSĐP cho văn hóa thể thao

123

116

86


662

Tỷ trọng (%)

2,67

2,11

1,41

8,97

II. Tổng chi Đầu tư phát triển

2.849

3.387

3.426

3.807

Tỷ trọng chi đầu tư/Tổng chi NSĐP (%)

61,83

61,60

56,00


51,56

33

79

121

108

8,13

15,99

23,00

13,08

46

47

35

124

30,26

27,49


21,47

42,03

36

25

1

44

73,47

62,50

5,56

66,67

90

86

44

610

73,17


74,14

51,16

92,15

Nội dung
I. Tổng chi NSĐP

3. Chi NSĐP cho KHCN

1. Chi ĐTPT cho GDĐT
Tỷ trọng chi ĐTGDĐT/chi NSĐP cho GDĐT (%)
2. Chi ĐTPT cho y tế
Tỷ trọng chi ĐT y tế/chi NSĐP cho y tế (%)
3. Chi ĐTPT cho KHCN
Tỷ trọng chi ĐTKHCN/chi NSĐP cho KHCN (%)
4. Chi ĐTPT cho VHTT
Tỷ trọng chi ĐT VHTT/chi NSĐP cho VHTT (%)

Nguồn: Quyết toán ngân sách thành phố Đà Nẵng 2007-2010
Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách địa phương
giai đoạn 2007-2010 là 51,56% đến 61,83%. Tỷ trọng chi đầu tư phát


8

triển trong tổng chi NSĐP cho các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo
dục và y tế thường thấp hơn so với tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong cơ
cấu chung của NSĐP.

Bảng 2.3. Chi thường xuyên từ NSĐP cho một số lĩnh vực sự nghiệp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010
Đvt: tỷ đồng.
Năm

Năm

Năm

Năm

2007

2008

2009

2010

Tổng chi thường xuyên

1.126

1.194

1.564

2.091

Tỷ trọng chi thường xuyên/Tổng chi NSĐP (%)


24,44

21,72

25,56

28,32

373

416

526

718

33,13

34,84

33,63

34,34

2. Chi thuờng xuyên cho Y tế

105

125


163

171

Tỷ trọng chi Y tế/chi thường xuyên (%)

9,33

10,47

10,42

8,18

13

15

18

22

1,15

1,26

1,15

1,05


33

30

42

52

2,93

2,51

2,69

2,49

Nội dung

1. Chi thuờng xuyên cho GDĐT
Tỷ trọng chi GDĐT/chi thường xuyên (%)

3. Chi thuờng xuyên cho KHCN
Tỷ trọng chi KHCN/chi thường xuyên (%)
4. Chi thuờng xuyên cho VHTT
Tỷ trọng chi VHTT/chi thường xuyên (%)

Nguồn: Quyết toán ngân sách thành phố Đà Nẵng 2007-2010
Với tỷ trọng chi thường xuyên này, việc phân bổ chi ngân sách cho
từng đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo hình thức bình quân trên cơ sở

khả năng ngân sách nêu trên và nguồn thu sự nghiệp của từng đơn vị,
chưa gắn kết giữa việc giao kinh phí từ ngân sách với việc giao khoán
khối lượng và chất lượng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ nên không đáp ứng
đủ nhu cầu thực tế cho các hoạt động sự nghiệp.
2.4. Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.4.1. Về giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có
thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


9

Qua 4 năm (2007-2010) triển khai thực hiện NĐ số 43/2006/NĐ-CP
của Chính phủ, đến năm 2010, toàn thành phố có 357 đơn vị sự nghiệp,
trong đó có 144 đơn vị sự nghiệp có thu (gồm 26 đơn vị sự nghiệp có
thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên - gọi tắt là đơn
vị SNCT loại I và 118 đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi
phí hoạt động thường xuyên - gọi tắt là đơn vị SNCT loại II). Toàn thành
phố đã thẩm định và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCT:
tổng số 142/144 đơn vị SNCT đạt 98,61% (trong đó, đơn vị SNCT loại I:
26/26 đạt 100%, đơn vị SNCT loại II: 116/118 đạt 98,31%).
2.4.2. Về thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.4.2.1. Thực hiện các nguồn thu
* Nguồn NSNN:
Bảng 2.5. Kinh phí ngân sách cấp giao tự chủ tài chính cho
một số đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng.
Năm


Năm

Năm

Năm

2007

2008

2009

2010

Tổng số

239.391

249.900

277.675

329.042

1. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo

138.669

90.311


99.629

132.400

65.840

75.917

120.017

132.862

5.638

4.887

6.181

7.799

29.244

78.785

51.848

55.981

Nội dung


2. Sự nghiệp y tế
3. Sự nghiệp văn hóa - thông tin
4. Sự nghiệp khác

Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
Qua Bảng 2.5, kinh phí ngân sách cấp cho các đơn vị tăng đều qua
các năm, năm 2010 tăng 37,45% so với năm 2007. Tuy nhiên, kinh phí
tăng này chủ yếu là do tăng tiền lương cơ bản và bù đắp một phần do
lạm phát, còn về mặt cơ cấu nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu
thì kinh phí ngân sách cấp ngày càng giảm, năm 2007 kinh phí ngân


10

sách chiếm 37,95% trong tổng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có
thu thì năm 2010 chiếm 35,63%. Điều này chứng tỏ các đơn vị đã dần
dần tự trang trải kinh phí hoạt động, giảm sự phụ thuộc vào NSNN.
* Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
Bảng 2.6. Tổng số thu hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010
Đvt: triệu đồng.
Năm

Năm

Năm

Năm

2007


2008

2009

2010

Tổng số

369.954

461.893

563.845

570.788

1. Thu phí, lệ phí được để lại

249.528

302.633

385.234

410.854

2. Thu dịch vụ

120.425


159.260

178.611

159.934

22.358

28.836

11.176

23.780

Nội dung

3. Thu khác

Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
Số thu sự nghiệp tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tốc độ tăng của năm
2010 so với năm 2007 là 54,29%. Điều này đã tạo điều kiện cho đơn vị
có thêm nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên và tăng
cường cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.
* Nguồn khác
Qua 4 năm thực hiện, trong các đơn vị sự nghiệp có thu thì có 05
đơn vị đã huy động được 103.699 triệu đồng từ các tổ chức tín dụng, cán
bộ, viên chức. Với tổng số vốn huy động này tuy không phải là quá lớn
và mức huy động có giảm qua các năm, nhưng đã thể hiện được sự mạnh

dạn, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các đơn vị để nâng cao hoạt
động dịch vụ của đơn vị thông qua việc đầu tư các cơ sở vật chất, trang
thiết bị. Ngoài các đơn vị huy động được vốn như nêu trên thì các đơn vị
(cụ thể là các thủ trưởng các đơn vị) còn lại chưa mạnh dạn, chưa chủ
động và chưa dám chịu trách nhiệm đối với cơ chế tự chủ này nên không
có đồng vốn huy động nào.


11

2.4.2.2. Quản lý các khoản chi: Việc quản lý các khoản chi tiêu của các
đơn vị sự nghiệp được phản ánh thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị đó. Việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của các
đơn vị chủ yếu là tập trung rà soát công việc phù hợp với tình hình kinh
phí nhằm tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Bên cạnh đó,
một số đơn vị sự nghiệp xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính
hình thức, chất lượng chưa cao, chưa thật sự có hiệu quả, không thông
qua Hội nghị cán bộ, viên chức trước khi ban hành; trong quá trình thực
hiện chưa bám sát Quy chế; chưa rà soát để bổ sung, điều chỉnh kịp thời
những thay đổi và các định mức chi trong Quy chế cho phù hợp khi Nhà
nước có điều chỉnh chế độ, chính sách.
2.4.2.3. Phân phối thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ
Qua 04 năm, kết quả hoạt động của các đơn vị được thể hiện:
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ tăng thu, tiết kiệm chi của
các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng.
Năm 2010

Năm


Năm

Năm

2007

2008

2009

I. Tổng nguồn thu

632.243

765.832

852.696

923.610

1. NSNN cấp

239.931

249.900

277.675

329.042


2. Thu hoạt động sự nghiệp

369.954

461.893

563.845

570.788

II. Tổng chi

554.363

677.257

731.635

791.202

77.880

88.575

121.061

132.408

Nội dung


III. Tổng kinh phí tiết
kiệm được

(ước thực
hiện)

Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
Số thu qua các năm của các đơn vị sự nghiệp đều tăng kéo theo chi
phí phục vụ công tác thu cao. Tuy nhiên, các đơn vị đã áp dụng nhiều
biện pháp để số tăng chi không quá lớn, nhằm tạo ra nguồn tiết kiệm để


12

chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và trích lập các quỹ. Kết
quả này là một nổ lực rất lớn của các đơn vị sự nghiệp, xong nguồn kinh
phí tiết kiệm được vẫn còn hạn chế, nên việc sử dụng nguồn này để tăng
thu nhập cho cán bộ, viên chức và trích lập các quỹ là chưa cao.
Bảng 2.10. Phân phối thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ
của các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đvt: triệu đồng.
Năm 2010

Năm

Năm

Năm

2007


2008

2009

Tổng kinh phí tiết kiệm được

77.880

88.575

121.061

132.408

1. Chi thu nhập tăng thêm

44.574

54.039

66.976

68.871

0,395

0,558

0,730


0,700

21

31

35

26

33.306

34.536

54.085

63.537

19.33

16.35

1

1

28.898

31.063


13.97

18.18

5

5

25.187

32.474

Nội dung

- Thu nhập tăng thêm bình
quân đầu người
- Tỷ lệ tăng thêm (%)
2. Trích lập các Quỹ
- Quỹ phát triển sự nghiệp
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

(ước thực
hiện)

Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
2.4.2.4. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách: Công tác lập dự toán
và quyết toán ngân sách của đơn vị còn chậm trễ so với quy định. Một số
đơn vị có tổ chức hoạt động dịch vụ, chưa làm rõ, tách bạch được các
khoản chi phí thường xuyên như tiền công, chi phí điện nước, khấu hao

tài sản, chi phí quản lý điều hành chung giữa hoạt động dịch vụ với hoạt
động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.4.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính: Các Bộ, Ngành và địa
phương mới chỉ quan tâm đến việc soạn thảo cơ chế hoạt động cho từng


13

nhóm đơn vị sự nghiệp có thu phù hợp với đặc điểm từng ngành, chưa
xây dựng quy chế kiểm tra, thanh tra các đơn vị. Công tác kiểm tra,
thanh tra cũng chỉ mới dừng ở mức kiểm tra, xét duyệt quyết toán hàng
năm của các đơn vị chủ quản. Các cơ quan tài chính địa phương chưa
xây dựng chương trình kiểm tra, thanh tra và tổng kết tình hình hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp.
2.5. Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.5.1. Những ưu điểm
2.5.1.1. Phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính và
đơn vị sự nghiệp: Hoạt động sự nghiệp có đặc thù riêng khác với hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước, song trước khi có Nghị định số
43/2006/NĐ-CP, cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp được quy định
gần như cơ chế quản lý đối với cơ quan hành chính nhà nước, từ đó hạn
chế kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị này. Sau khi Chính phủ
ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã xóa bỏ tình trạng “hành chính
hóa” các hoạt động sự nghiệp.
2.5.1.2. Thay đổi phương thức quản lý theo hướng hiệu quả và khoa học
hơn: Cơ chế tự chủ tài chính theo NĐ 43 cho phép đơn vị sự nghiệp
được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, được quyết định mức
chi cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước quy định cho phù hợp với
đặc thù hoạt động của đơn vị, đây là căn cứ pháp lý của đơn vị để điều

hành, quyết toán kinh phí và kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước. Thực
hiện kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả “đầu
ra”, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào”.
2.5.1.3. Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao
động theo hướng tinh gọn, hiệu quả: Để nâng cao hoạt động hiệu quả
dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp được chủ động xây dựng phương án sắp
xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm những phòng, ban có chức năng
trùng lắp, chồng chéo, xây dựng cơ cấu tiêu chuẩn chức danh viên chức,


14

nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ
cán bộ, viên chức.
2.5.1.4. Tăng thu, tiết kiệm chi và tăng thu nhập cho người lao động: .
Thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thu đã chủ động và
tích cực khai thác nguồn thu, nên kết quả thu của các đơn vị năm sau
tăng cao so với năm trước; đồng thời sử dụng kinh phí một cách tiết
kiệm, có hiệu quả. Từ đó, ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo cấp
bậc, chức vụ do Nhà nước quy định thì các đơn vị còn tạo được nguồn
kinh phí để giải quyết tăng thu nhập cho người lao động từ kết quả hoạt
động dịch vụ và tiết kiệm chi, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ,
viên chức, tạo động lực cho cán bộ, viên chức hăng say làm việc hiệu
quả hơn, ngày càng gắn bó với đơn vị.
2.5.1.5. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình hoạt động sự
nghiệp: Với cơ chế tự chủ về tài chính, tự tổ chức sản xuất, cung cấp
dịch vụ cho xã hội để tạo nguồn thu, đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên, các đơn vị sự nghiệp có thu đã phát huy mọi khả năng sẵn có của
mình như nguồn nhân lực, máy móc, trang thiết bị, phương tiện hiện có
để cung ứng dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng ngày

càng cao cho xã hội.
2.5.2. Những hạn chế
2.5.2.1. Xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” chưa khoa học: Còn không
ít đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa khoa học,
chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, chưa đảm bảo yêu cầu tiết
kiệm và hiệu quả.
2.5.2.2. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp không ổn định: Nguồn thu
ở một số đơn vị chưa thật sự ổn định, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
khách quan (giá cả, thời tiết, chính sách,…). Đối với một số đơn vị thực
hiện nhiệm vụ của ngành (sự nghiệp giao thông, nông nghiệp, kinh tế),
nguồn kinh phí ngân sách cấp phát chưa kịp thời, nợ đọng kéo dài làm
ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của đơn vị.


15

2.5.2.3. Thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức còn thấp và mang
tính bình quân.
2.5.2.4. Huy động nguồn vốn và tổ chức các hoạt động liên doanh, liên
kết còn hạn chế: nhiều đơn vị sự nghiệp còn quá thụ động trong tổ chức
hoạt động dịch vụ, do không có vốn, thiếu lao động chuyên nghiệp, tài
sản không đáp ứng yêu cầu, một số đơn vị ngại làm dịch vụ vì sợ rủi
ro…
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa thật cụ thể, chưa kịp
thời, thiếu đồng bộ: Một số chính sách về tiêu chuẩn, định mức lao động;
phí, lệ phí; cơ chế thu, quản lý và sử dụng học phí, viên phí; chính sách
xã hội hóa; phương thức phân bổ định mức chi thường xuyên cho các
lĩnh vực sự nghiệp; cơ chế giám sát, đảm bảo chất lượng còn nhiều bất
cập, thiếu đồng bộ và chưa thay đổi kịp thời với tình hình thực tế.

2.5.3.2. Nhận thức của cán bộ, viên chức: Nhận thức về cơ chế giao
quyền tự chủ về tài chính của cán bộ, viên chức chưa nhất quán, chưa
muốn thay đổi, vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý cũ, vẫn còn tư tưởng
ngại đổi mới, tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào nhà nước, ngại trách nhiệm khi
được giao quyền tự chủ tài chính.
2.5.3.3. Trình độ cán bộ, viên chức còn hạn chế: Một số cán bộ tài chính
kế toán lâu năm không cập nhật kiến thức, ngại học hỏi, ngại cải tiến
công việc, trình độ tin học hạn chế không hỗ trợ cho công tác kế toán.
Bên cạnh đó, không ít lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp không am hiểu sâu
về tài chính, kế toán nên không có sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát trong quá
trình triển khai cơ chế tự chủ tài chính.
2.5.3.4. Thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan
tài chính: Các cơ quan chủ quan và các cơ quan tài chính chưa phát huy
được chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp để có hướng dẫn kịp thời cho các đơn vị sự nghiệp có thu
trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ.


16

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng phát triển các hoạt động sự nghiệp
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chính vì
vậy phát triển các hoạt động sự nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:
- Đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
công.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực huy động.
- Đa dạng hóa nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển các hoạt động

sự nghiệp.
- Coi đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển.
- Chi ngân sách nhà nước phải góp phần thực hiện mục tiêu công
bằng, đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng thụ các dịch vụ công
cộng, đặc biệt là người nghèo.
3.2. Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có
thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, chất lượng các sản
phẩm dịch vụ được cung cấp
Chất lượng các dịch vụ công cung cấp ngày càng được cải thiện sẽ
làm tăng tính cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ để từ đó có thể
thu hút được nhiều người tham gia làm tăng thêm nguồn thu cho đơn vị.
Các đơn vị sự nghiệp được trao quyền quyết định nhiều hơn thì phải gắn
với việc đưa ra các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, dựa trên đó các đơn vị
này phải chịu trách nhiệm giải trình. Việc tham khảo có hệ thống phản
hồi từ phía người sử dụng, sẽ tăng cường trách nhiệm hơn đối với các
đơn vị cung cấp dịch vụ công.
3.2.2. Đa dạng hoá và mở rộng hơn nữa các loại hình hoạt động sản
xuất, cung ứng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vừa giáo dục đào tạo chính quy tập


17

trung, vừa không tập trung, vừa đào tạo ngắn hạn vừa dài hạn, đào tạo tại
chỗ và đào tạo từ xa, vừa đào tạo trong nước vừa đào tạo nước ngoài.
Trong lĩnh vực y tế, đơn vị sự nghiệp y tế vừa khám chữa bệnh nội trú,
vừa ngoại trú, khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân, khám chữa
bệnh tại nhà...Trong nghiên cứu khoa học, đơn vị sự nghiệp khoa học
vừa nghiên cứu cơ bản, vừa nghiên cứu triển khai, chuyển giao công

nghệ mới vào sản xuất, đời sống nhất là nông thôn, liên kết nghiên cứu
giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học với các trường đào tạo và các cơ sở
sản xuất, liên kết nghiên cứu với các cơ sở nước ngoài.
3.2.3. Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ chuyên
môn cao và am hiểu về kiến thức quản lý tài chính
Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại cán bộ tiến tới các quy trình
cải tiến làm việc, đẩy nhanh tiến độ tin học hóa, đưa tin học vào các khâu
hoạt động nghiệp vụ quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tinh giảm
biên chế. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, viên chức, giảm mức tối đa các
cuộc họp không cần thiết, bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính cho thủ
trưởng, Chủ tịch Công đoàn và kế toán các đơn vị sự nghiệp có thu. Các
công đoạn thủ tục thường nhiều và tính chính xác chưa cao, vì vậy sắp
xếp lại các quy trình làm việc.
3.2.4. Hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ thông qua hội nghị công
nhân viên chức thảo luận công khai và quyết định
Để Quy chế chi tiêu nội bộ có tính khoa học, đúng quy định và phát
huy được hiệu quả sử dụng thì phải được xây dựng trên các cơ sở sau:
- Được toàn thể cán bộ, viên chức tham gia, góp ý kiến và được sửa
đổi, bổ sung hàng năm để phù hợp với tình hình thực tế thông qua Hội
nghị cán bộ công chức của đơn vị hàng năm;
- Quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của cán bộ, viên chức để
khuyến khích, tạo động lực phát huy tinh thần hăng say làm việc của
người lao động;
- Quy định đầy đủ các nội dung, định mức chi tiêu của đơn vị;


18

- Đảm bảo có tích lũy để đầu tư mở rộng khả năng cung ứng dịch
vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ra nguồn thu ngày càng nhiều hơn

và tăng thu nhập cho người lao động cũng nhiều hơn;
3.2.5. Xây dựng một số Quy chế khác
- Quy chế xét thi đua khen thưởng, cần xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá hiệu quả công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với
từng bộ phận, phòng ban của đơn vị, có xếp loại cụ thể theo từng mức độ
hoàn thành nhiệm vụ làm cơ sở phân phối thu nhập tăng thêm theo chất
lượng công việc và khen thưởng để đảm bảo công bằng và động viên
người lao động phấn đấu, góp phần nâng cao hiệu quả lao động,...
- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản, tiết kiệm điện, cần có quy định
cụ thể về: định mức sử dụng tài sản cho từng cán bộ, viên chức; trách
nhiệm bảo quản tài sản của người sử dụng; vấn đề xử lý tài sản khi có
phát sinh làm hư hỏng, thất thoát; quy định việc thay thế, điều chuyển tài
sản; thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản tại đơn vị;…
- Quy chế bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, định kỳ
đối với tài sản hiện có tại đơn vị; trong đó cần xây dựng cụ thể khung
thời gian, thời điểm thực hiện duy tu, bảo dưỡng cho phù hợp với tính
năng kỹ thuật, yêu cầu sử dụng và đặc điểm hoạt động của từng loại tài
sản theo quy định của Luật Quản lý,…
3.2.6. Nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn
tài chính
Để nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, viên chức,
các đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu kỹ về cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP đến từng cán bộ, viên chức để mọi người quán triệt, nhất
là người lao động, tham gia một cách dân chủ, công khai vào hoạt động
sản xuất, cung ứng dịch vụ tại đơn vị mình với mục tiêu tiết kiệm chi,
tăng thu nhập chính đáng cho người lao động và có tích lũy để đầu tư mở
rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.



19

3.2.7. Theo dõi, thống kê tình hình sử dụng tài sản
Ngoài việc xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản, các đơn vị sự
nghiệp cần phải thực hiện tốt việc theo dõi, thống kê tình hình sử dụng tài
sản theo đúng tiêu chuẩn, chủng loại làm cơ sở hạch toán, tính hao mòn
và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành của nhà
nước trong quá trình sử dụng.
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ
Cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý tài
chính, quản lý sử dụng tài sản công để phát hiện và xử lý kịp thời các
trường hợp sai phạm, tránh tình trạng để sai phạm kéo dài quá lâu, gây ra
những hậu quả không thể khắc phục được. Bên cạnh việc thủ trưởng, cá
nhân có chức năng thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, thanh
tra thì thủ trưởng đơn vị cần phát huy trách nhiệm của từng cán bộ, viên
chức trong quá trình tự kiểm tra, giám sát.
3.2.9. Các giải pháp khác liên quan đến việc khai thác nguồn thu sự
nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp liên quan
đến việc khai thác nguồn thu sự nghiệp như sau:
- Đối với nguồn thu từ phí, lệ phí: đối với các khoản thu phí, lệ phí
thuộc thẩm quyền quy định của địa phương, các đơn vị tiến hành rà soát
lại quá trình thực hiện ở đơn vị mình. Trường hợp số thu được để lại
không đảm bảo bù đắp chi phí, kể cả các khoản chi phí phát sinh tăng do
các yếu tố khách quan, thì báo cáo cơ quan chủ quản và Sở Tài chính để
trình Thường trực HĐND và UBND thành phố xem xét quyết định.
- Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng
dịch vụ: Đơn vị chủ động xây dựng và áp dụng mức thu theo nguyên tắc
bảo đảm bù đắp được chi phí, có tích lũy. Đồng thời, tiến hành rà soát và
đề nghị cơ quan chủ quản, Sở Tài chính trình UBND thành phố bãi bỏ

các văn bản quy định liên quan đến mức thu, quản lý sử dụng nguồn thu
từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ không còn phù hợp


20

hoặc kiến nghị Trung ương xem xét bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung.
3.3. Các kiến nghị
3.3.1. Đối với Trung ương
3.3.1.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến nguồn thu từ
NSNN
a) Hoàn thiện chế độ phân bổ định mức NSNN: Định mức phân bổ
ngân sách cần đảm bảo tính công bằng, hợp lý phù hợp với tính chất hoạt
động, khả năng thu hút nguồn thu của các đơn vị đặc biệt là trong lĩnh
vực y tế, giáo dục nhằm đảm bảo cho những nguời dân đều được huởng
các dịch vụ công tương tự nhau.
b) Vận dụng mô hình quản lý NSNN hiện đại dựa theo kết quả đầu ra:
Mô hình quản lý NSNN hiện đại dựa theo kết quả đầu ra là căn cứ vào
kết quả kinh tế - xã hội của việc chi tiêu sử dụng ngân sách, chất lượng
và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi đơn vị sự nghiệp để
lập, phân bổ và quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Trong cơ chế kiểm
soát chất lượng đầu ra, các yếu tố về hệ thống tiêu chuẩn, định mức được
thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng đầu ra cũng như tác
dụng của chúng đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất
nước. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả đầu ra cho các hoạt động sự nghiệp.
3.3.1.2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến nguồn thu sự
nghiệp
Huy động tốt hơn sự đóng góp của người sử dụng dịch vụ công
thông qua các loại phí nhất là học phí, viện phí: không đặt vấn đề chỉ thu

một phần học phí, viện phí như hiện nay mà cần xác định người học,
người bệnh có nghĩa vụ chi trả chi phí học tập, khám chữa bệnh cho
mình, phải nâng mức thu phí lên để học phí, viện phí có thể bù đắp chi
phí thường xuyên về dạy học, khám chữa bệnh; kinh phí của Nhà nước
ngày một tăng lên, nhưng chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, để
hỗ trợ về học phí, viện phí cho các đối tượng chính sách và người nghèo;


21

đồng thời khuyến khích nhân tài, người học giỏi.
Ban hành Nghị định mới về giá viện phí trên nguyên tắc Nhà nước
đảm bảo những khoản chi lớn cho y tế như đầu tư ban đầu, xây dựng cơ
sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, chi phí tổ chức quản lý bộ máy,
người bệnh tự trang trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho khám chữa
bệnh. Mở rộng đối tượng tham gia BHYT và đa dạng hóa các loại hình
BHYT để thu hút mọi đối tượng tham gia BHYT, hướng tới mục tiêu
thực hiện BHYT toàn dân.
Thực hiện mạnh cơ chế phân cấp về tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách
tiền lương đối với địa phương tự đảm bảo cân đối và có tỷ lệ điều tiết về
ngân sách trung ương, cụ thể: Giao cho HĐND thành phố căn cứ khả
năng cân đối nguồn cải cách tiền lương để quyết định tỷ lệ trích tạo
nguồn cải cách tiền lương từ các nguồn thu học phí, viện phí được để lại
tại đơn vị nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị trong tự chủ.
3.3.1.3. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến nguồn vốn huy
động
a) Mở rộng các chính sách ưu đãi hiện hành để tạo điều kiện về tài chính,
khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội huy động
vốn thành lập doanh nghiệp công ích, xây dựng các cơ sở cung cấp dịch
vụ công ngoài công lập. Từ đó tạo nên sự cạnh tranh với các cơ sở của

nhà nước, buộc các cơ sở nhà nước phải nâng cao chất lượng hoạt động
của mình, phục vụ người dân tốt hơn, tăng cường huy động lực lượng
trong dân và doanh nghiệp cho các dịch vụ công, đáp ứng các nhu cầu
dịch vụ khác nhau. Các chính sách ưu đãi cần được mở rộng như:
Về đất đai thì tiếp tục thực hiện những quy định về giao đất không
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và miễn tiền thuê đất, giao đất có thu
tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất; bổ sung các biện pháp về
tổ chức quy hoạch đất, hỗ tợ kinh phí giải phóng mặt bằng và giao đất đã
được giải phóng mặt bằng cho các dự án xã hội hóa,…
Về thuế, áp dụng ưu đãi về thuế ở mức cao nhất, như cho phép được


22

miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động xã hội
hóa trong 05 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 5
năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
10% trong suốt thời gian hoạt động, không thu thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với phần thu nhập chịu thuế mà đơn vị để lại để tái đầu tư phát
triển hoạt động, …
Về tín dụng, bổ sung các chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở thực
hiện xã hội hóa được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo
quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước,…
b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội hóa nhằm nâng cao
nhận thức của xã hội, xác định rõ xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự
nghiệp công là Nhà nước và nhân dân cùng tham gia trong quá trình cung
ứng dịch vụ sự nghiệp công.
c) Triển khai cơ chế Nhà nước mua sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành
thay thế cho hình thức cấp kinh phí trực tiếp cho các đơn vị thực hiện như
hiện nay.

d) Nhà nước xây dựng và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện
giao, bán, khoán, cho thuê... tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư
nhân cùng với Nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công hoặc ngược lại.
3.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản
lý nhà nước đối với các hoạt động sự nghiệp công
- Ban hành quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp
cung cấp cho xã hội; ban hành hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ
hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Rà soát các định mức kinh tế - kỹ thuật để nghiên cứu sửa đổi hoặc
ban hành bổ sung các tiêu chuẩn, định mức thuộc lĩnh vực sự nghiệp
được giao quản lý làm căn cứ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các
đơn vị sự nghiệp;
- Hoàn thiện chế độ, thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và
trách nhiệm giải trình về kết quả đầu ra của các đơn vị cung ứng dịch vụ


23

công; đồng thời xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên của các hội nghề
nghiệp, dư luận và tổ chức cá nhân về chất lượng dịch vụ của các đơn vị
sự nghiệp công; hình thành các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập về
chất lượng dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực với sự tham gia của Nhà
nước, các nhà chuyên môn và các đối tượng thụ hưởng dịch vụ.
3.3.2. Đối với thành phố Đà Nẵng
3.3.2.1. Xây dựng cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên hợp lý hơn
Trong phân phối ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp phù hợp với
tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của từng thời kỳ. Cần có sự kết nối
khi xây dựng và điều hành ngân sách giữa dự toán chi đầu tư phát triển
và dự toán chi thường xuyên. Khi bố trí cơ cấu chi đầu tư phát triển cần
phải tính tới tác động cả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm tăng

chi hoạt động thường xuyên đối với hoạt động vận hành, duy tu, bảo
dưỡng trong quá trình sử dụng lâu dài của công trình. Đối với từng nội
dung chi:
- Chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN: Sửa đổi, bổ sung cơ chế
quản lý đầu tư theo hướng ngân sách ưu tiên đầu tư các công trình hạ
tầng cơ sở xã hội về y tế, giáo dục như các trường học, bệnh viện, trung
tâm y tế lớn, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động sự nghiệp.
- Chi thường xuyên: Xác định đúng đắn các trật tự ưu tiên trong chi
thường xuyên. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết, tăng cường các
khoản chi có ý nghĩa lâu dài, ổn định xã hội. Trong đó chú trọng đến
nhóm các nhiệm vụ chi ngân sách cần được ưu tiên vốn, kinh phí (y tế,
giáo dục, khoa học).
3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Chỉ đạo các cơ quan chủ quan và cơ quan tài chính xây dựng quy
trình làm việc, bố trí, phân công việc cho cán bộ chuyên quản một cách
phù hợp, có đủ trình độ, năng lực làm việc, biết sắp xếp thời gian làm


24

việc một cách khoa học; đồng thời thường xuyên tập huấn nghiệp vụ và
tuyên truyền về chủ trương quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp.
3.3.2.3. Hỗ trợ thủ tục vay vốn
UBND thành phố cần đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị sự nghiệp để
được vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc tạo điều kiện cho các đơn vị
được tiếp xúc với nguồn vốn vay ưu đãi của thành phố cũng như của
trung ương.
KẾT LUẬN CHUNG
Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện và lành mạnh hóa nền tài chính

công; cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức; đồng thời cung cấp các
dịch vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu xã hội ngày một tăng, các đơn vị
sự nghiệp có thu cần có một cơ chế hoạt động mới và cơ chế trao quyền
tự chủ, đặc biệt là tự chủ về mặt tài chính đã giải quyết được yêu cầu
này. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng cơ chế của các đơn vị sự
nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn những hạn chế,
khó khăn. Vì vậy, cần có những giải pháp góp phần nâng cao tính tự chủ
tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu.
Từ thực trạng đó, luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:
Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến cơ chế tự chủ tài
chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu; Phân tích thực trạng thực hiện tự
chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Từ đó đề ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm giúp các đơn
vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nâng cao tính tự chủ
trong quá trình hoạt động./.



×