Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150 KB, 26 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng trưởng kinh tê
luôn kèm theo sự thay đổi dân cư. Đây là một quá trình mang tính quy luật.
Sự di chuyển lao động là một yêu tố động, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố chi phối khác nhau như những nhân tố kinh tê, xã hội, văn hóa… và gây ra
những tác động khác nhau.
Sự di chuyển lao động lại luôn là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và là
hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biên trong xã hội. Sự di chuyển của lực
lượng lao động đã diễn ra trong suốt tiên trình phát triển của các dân tộc trên
thê giới. Vài trò của tổ chức nhà nước có tác động mạnh mẽ đên sự chuyển
dịch dân cư trong phạm vi cả nước và từng khu vực. Trong chiên lược phát
triển kinh tê của các nước, một trong những vấn đề được quan tâm là điều
chỉnh dân cư sao cho hợp lý để có thể khai thác tối đa và có hiệu quả sức lao
động của cộng đồng.
Đồng thời sự di chuyển lao động là một đòi hỏi tất yêu khách quan trong
nền kinh tê thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng
đều giữa các vùng miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động của toàn
cầu hóa những khác biệt về mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc
làm, sức ép kinh tê, tiêp cận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền là
các nguyên nhân cơ bản tạo nên các dòng lao động di chuyển trong và ngoài
nước hiện nay.
Do sự phát triển của thành phố về mọi mặt, mà trước hêt là sự phát triển
kinh tê, đã làm thiêu hụt nguồn nhân lực, dẫn đên việc di chuyển lao động từ
nông thôn vào thành thị. Lực lượng lao động nhập cư này đã góp phần vào sự
phát triển kinh tê xã hội thông qua việc đáp ứng nhu cầu lao động trong các
khu công nghiệp và trong các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời
thông qua đó đã đóng góp vào phát triển kinh tê gia đình của họ. Nhưng quá
trình này cũng tạo ra nhiều vấn đề pháp sinh cần giải quyêt như: vấn đề giảm


lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, cư dân nông thôn trở nên già
nua, làm cho hoạt động kinh tê vùng nông thôn kém hiệu quả, tạo thành đội
quân thất nghiệp đông đảo hơn khi nền kinh tê khủng hoảng, làm tăng dân số
cơ học tại thành phố, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các thành phố lớn
vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên, hình thành nên những khu


2

định cư mới nhưng không nằm trong chương trình quy hoạch của thành phố.
Những khu định cư mới này tạo nên sự thay đổi rất lớn hệ sinh thái môi
trường thành phố phá vỡ những cảnh quan thiên nhiên vốn có, lúc này trong
thành phố hình thành những cụm dân cư sống dưới mức nghèo khó, thiêu
mọi cơ sở và tiện nghi tối thiểu cho đời sống cư dân thành thị, trở thành gánh
nặng cho chính quyền sở tại, và có thể phát sinh ra nhiều vấn đề làm khó
khăn thêm cho việc giải quyêt những vấn đề xã hội của một thành phố. Tình
hình đó không loại trừ thành phố nào, nhất là những thành phố lớn.
Quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng gắn liền với sự phát triển
kinh tê - xã hội của thành phố là chất xúc tác tạo ra một lực hút đáng kể với
dòng lao động nhập cư từ các địa phương khác đên thành phố. Tạo ra một
dòng lao động di cư tự do vào thành phố. Bởi vậy chính quyền thành phố
phải nắm rõ mối quan hệ giữa đô thị hóa và dòng lao động nhập cư, đánh giá
được một cách toàn diện tình hình lao động nhập cư thì mới có khả năng
kiểm soát, tận dụng tốt những mặt tích cực, hạn chê và giải quyêt được các
mặt tiêu cực của dòng lao động này đối với quá trình phát triển của thành
phố.
2. Tổng quan nghiên cứu
Ngoài nước
Ph. Ăng ghen, trong tác phẩm “Chống Đuy-ring” (1877-1878) đã đề cập
đên việc những người lao động nông thôn đi tìm việc làm thêm để kiêm

sống, như vậy hiện tượng di chuyển lao động này đã xuất hiện từ xã hội tiền
tư bản.
Lý thuyêt mở đầu cho việc xây dựng các lý thuyêt xã hội học về di dân là
lý thuyêt của E.G Ravenstein (1885) được phát triển và thể hiện dưới các quy
luật di dân có liên quan đên quy mô dân số, mật độ khoảng cách di dân.
Những năm sau đó, dựa trên các quy luật của di dân nói trên của Ravenstein
người ta đã xây dựng và phát triển sâu thêm những lý thuyêt di dân mới như
lý thuyêt lực hấp dẫn xem xét mối quan hệ nghịch giữa số người di chuyển
và khoảng cách di chuyển, hoặc lý thuyêt cơ hội sống, cho rằng khoảng cách
cơ học không có ý nghĩa quan trọng, người di dân lựa chọn nơi định cư tại
nơi có cơ hội cuộc sống dễ chấp nhận được, cho dù khoảng cách di chuyển
có thể lớn.


3

Cùng với lý thuyêt của Ravenstein, những nghiên cứu về di dân sau này
còn dựa trên cơ sở lý thuyêt hai khu vực của Lewis (1954).
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực di dân đã thuộc về mô hình
của Harris-Todaro (1970).
Mô hình Harris-Todaro là cơ sở cho mô hình kinh tê vĩ mô về di dân của
Borjas (1990). Borjas (1994) khi nghiên cứu hiện tượng di dân vào nước Mỹ
đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của lao động nhập cư tới thị trường lao
động mà họ đên. Ông cũng đưa ra khái niệm lao động bổ sung nêu những
người di cư tới giúp gia tăng năng suất và tiền lương ở nơi đên và lao động
thay thê nêu tác động của họ làm giảm cầu lao động và giảm tiền lương ở
đây. Vì vậy, khuyên khích thu hút người nhập cư là bổ sung lao động cho
vùng cần. Những đóng góp của người nhập cư đối với những nơi đên được
thể hiện không chỉ bằng giúp tăng năng suất lao động mà do người nhập cư
nhận mức lương thấp hơn và do đó có sự đóng góp vào lợi ích chung của nơi

mà họ đên, đồng thời họ cũng đóng góp cho nơi mà họ đi.
Trong nước
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về di dân, chẳng hạn nghiên cứu của
Đặng Nguyên An và nhóm tác giả năm 1997, 2003 và 2006, Đỗ Văn Hoà và
Trịnh Khắc Thắm năm 1999, Đỗ Văn Hoà năm 2000, Vũ Quốc Huy năm
2003, Củ Chí Lợi năm 2004. Lê Thanh Sang năm 2004 đã sử dụng phương
pháp thống kê mô tả và mô hình Box-Cox trong phân tích di dân khu vực đô
thị từ 1984 tới 1989 và từ 1994 tới 1999.
Trong nghiên cứu “Di dân giữa các tỉnh và sự phát triển kinh tê Việt Nam
” Bùi Quang Bình (2008) đã khẳng định Di dân là hiện tượng kinh tê xã hội
mang tính khách quan trong nền kinh tê thị trường. Nghiên cứu cũng chỉ ra
sự phát triển của nền kinh tê Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của hiện tượng
này trong phân bổ sức sản xuất, khai thác hiệu quả tài nguyên, giải quyêt việc
làm và bổ sung nguồn lao động thiêu hụt cho các đô thị trong phát triển…và
qua đó đánh giá tầm quan trọng của lao động nhập cư, cũng như những tác
động tiêu cực tới môi trường, kinh tê và xã hội của nhiều địa phương. Trong
quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và mở cửa của Việt Nam, cùng với việc
luật cư trú mới có hiệu lực, tạo ra sự thay đổi của các yêu tố chính trị, kinh tê,
xã hội, ....dòng di dân giữa các tỉnh và địa phương sẽ mạnh hơn và các yêu tố
này ảnh hưởng cũng rất khác nhau và mang đặc trưng của Việt Nam.


4

Khung nội dung nghiên cứu:
Lao động nhập cư.
Các nguyên nhân lao động nhập cư đên .
Tầm quan trọng và đóng góp của lao động nhập cư.
Những vấn đề phát sinh của lao động nhập cư.
Các chính sách quản lý kiểm soát lao động nhập cư.

3. Các mục tiêu nghiên cứu
(1) Khái quát được các nghiên cứu lao động nhập cư của Việt Nam và thê
giới làm cơ sở cho nghiên cứu
(2) Đánh giá được toàn diện tình hình đời sống, việc làm cũng như sử
dụng lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tê TP.Đà Nẵng
(3) Đánh giá được tầm quan trọng và những đóng góp của lao động nhập

(4) Xác định được các vấn đề kinh tê xã hội phát sinh do lao động nhập cư
tới kinh tê xã hội thành phố.
(5) Đề xuất cách giải quyêt các vấn đề đặt ra trong việc sử dụng lao động
nhập cư cho TP Đà Nẵng.
4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
- Lao động nhập cư có cần thiêt cho sự phát triển kinh tê của thành phố
Đà Nẵng hay không?
- Làm thê nào để sử dụng tốt nguồn lực lao động này cho sự phát triển
kinh tê TP Đà Nẵng?

5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích
thống kê, chi tiêt hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia và
điều tra khảo sát thực tê… theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kêt hợp với nhau.
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được sử dụng trong nghiên
cứu:
- Kê thừa các công trình nghiên cứu trước đó;
- Tổng hợp các nguồn số liệu ở các báo cáo, tổng kêt của ngành
TB&LĐXH thành phố Đà Nẵng;
- Thông tin thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet...


5


- Điều tra mẫu
Cách tiếp cận:
+ Tiêp cận vĩ mô: Mô hình di dân vĩ mô.
+ Tiêp cận vi mô: Mô hình hành vi di dân.
+ Cách tiêp cận thực chứng
+ Tiêp cận hệ thống
Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
+ Thứ cấp: Số liệu về kinh tê và lao động việc làm của Thành phố Đà
Nẵng từ Niên giám thống kê Thành phố qua các năm; Báo cáo của ngành
TB&LĐXH thành phố Đà Nẵng; Kêt quả các nghiên cứu liên quan tới lao
động nhập cư.
+ Sơ cấp: Điều tra mẫu
+ Công cụ chính: Sử dụng chương trình sử lý số liệu bằng excel,
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Lao động nhập cư
Địa bàn
: Thành phố Đà Nẵng.
7. Điểm mới của đề tài:
- Đề tài đưa ra cách nhìn nhận đánh giá khách quan hơn tầm quan trọng
của lao động nhập cư với sự phát triển kinh tê của Thành phố Đà Nẵng.
- Các vấn đề kinh tê xã hội do lao động nhập cư tạo ra được xem xét kỹ
dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Các giải pháp sẽ là những gợi ý cho việc hoạch định chính sách của
Thành phố.
- Bổ sung cho nội dung giảng dạy của ngành Kinh tê Phát triển.
8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Kêt cấu của đề tài gồm có 4 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận lao động nhập cư.
Chương II : Tình hình kinh tê và lao động việc làm ở thành phố Đà Nẵng

Chương III : Tình hình lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và
các vấn đề đặt ra


6

Chương VI : Các giải pháp sử dụng tốt lao động nhập cư trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.


7

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
1.1.1 Khái niệm lao động, lao động nhập cư:
Khái niệm về lao động:
Nguồn lao động:
Chất lượng lao động:
• Trình độ khoa học:
• Tri thức ngầm (Tri thức truyền thống):
Khái niệm về việc làm:
Khái niệm về di cư
Theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa hẹp:
Khái niệm nhập cư:
Khái niệm về lao động nhập cư:
Do thiêu hụt lao động, Tây Đức vào những thập niên 1950-1970, đã phải
nhập khẩu lao động nước ngoài từ nhiều nước. Khác với hàng hóa, đối tượng
nhập khẩu là lao động nhưng tới làm việc lại là con người, hình thành nên

khái niệm lao động nhập cư.
Theo công ước quốc tê Công ước ILO số 97 về Di cư để làm việc thì:
For the purpose of this Convention the term migrant for employment means a
person who migrates from one country to another with a view to being
employed otherwise than on his own account and includes any person
regularly admitted as a migrant for employment. “Thuật ngữ lao động di cư
là: người di cư từ nước này đên nước khác nhằm có được việc làm thay vì
làm việc ở đất nước họ và bao gồm cả việc họ được thừa nhận là một di dân
được thuê làm công”.
1.1.2 Một số đặc điểm về lao động nhập cư:
1.1.3 Phân loại lao động nhập cư
1.1.3.1 Theo địa bàn nơi đến.
Lao động nhập cư quốc tế:


8

Lao động nhập cư hợp pháp:
Lao động nhập cư bất hợp pháp:
Chảy máu chất xám:
Lao động nhập cư nội địa:
Lao động nhập cư từ nông thôn vào thành thị
Lao động nhập cư nông thôn vào vùng nông thôn khác
Lao động nhập cư từ đô thị vào nông thôn
Lao động nhập cư đô thị vào đô thị
1.1.3.2 Theo độ dài thời gian cư trú
Di chuyển lâu dài:
Di chuyển tạm thời:
Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc:
1.1.3.3 Theo đặc trưng của lao động nhập cư

Lao động nhập cư có tổ chức:
Lao động nhập cư tự phát:
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
1.2.1 Mô hình khu vực kép (Dual Sector Model) của Arthur Lewis.
Mô hình này có giá trị phân tích ở chỗ nó nhấn mạnh đên hai yêu tố chủ
yêu của vấn đề công ăn việc làm: những sự khác biệt về kinh tê và cơ cấu
giữa khu vực nông thôn và thành thị, tầm quan trọng chủ đạo của quá trình
chuyển giao lao động giữa hai khu vực. Mô hình này giải thích hiện tượng
lao động dư thừa từ khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống (đặc trưng
cho nông thôn) được chuyển dịch sang các ngành sản xuất chê biên hiện đại
(đặc trưng cho đô thị) trong quá trình công nghiệp hóa. Hạn chê của mô hình
này không lý giải được hiện tượng dòng người nhập cư vẫn ào ạt đổ về thành
phố trong khi tình trạng thất nghiệp đang diễn gay gắt tại các nước đang phát
triển.
1.2.2 Mô hình thu nhập kỳ vọng (Expected Income Model) của Harris –
Todaro
Mô hình Harris – Todaro giải thích quyêt định của người lao động di cư
từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng
giữa nông thôn và đô thị. Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được


9

lý do tại sao người dân vẫn chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại đề
thất nghiệp vì mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh
tê phi chính thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tê bao gồm các hoạt
động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự
thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hêt các hoạt động này đều không
đăng ký với nhà nước. Lao động nhập cư sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinh
tê phi chính thức, nơi đồng tiền kiêm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn.

Theo mô hình này muốn hạn chê dòng lao động nhập cư, cần giải quyêt
đồng bộ 02 vấn đề lớn đó là tìm cách đưa các hoạt động kinh tê có khả năng
tạo ra nhiều việc làm, thu nhập từ khu vực đô thị về nông thôn và kiểm soát
chặt chẽ khu vực kinh tê phi chính thức.
1.3 NGUYÊN NHÂN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐẾN
Nguyên nhân chủ yêu (song không phải là duy nhất) là nguyên nhân kinh
tê. Lao động di chuyển chỗ ở khi độ thỏa dụng mong đợi của việc chuyển đi
cao hơn so với độ thỏa dụng mong đợi của việc ở lại sau khi đã trừ đi chi phí
của việc di chuyển. Bởi vậy, quyêt định lao động di cư đên rất giống với
quyêt định đầu tư vào vốn con người.
Còn một nguyên nhân nữa khiên cho lao động di cư đên đó là - nơi họ
đên có các chính sách kinh tê vĩ mô góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn; cơ
hội việc làm tốt hơn và các khía cạnh khác của cuộc sống cao hơn - bởi họ
thường là những người có trình độc học vấn cao, có tâm huyêt với nghề, họ
có mức thu nhập cao trước cũng như sau khi di cư, họ chấp nhận thu nhập
nơi đên có thấp hơn một chút nhưng đổi lại những khía cạnh khác của đời
sống của họ được đảm bảo ở mức cao hơn.


10

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng
2.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
2.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
2.1.1.3. Địa hình
2.1.2 Tình hình kinh tế:

2.1.3 Tình hình xã hội
2.2 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
2.2.1 Đặc điểm lao động của thành phố
2.2.1.1 Cung lao động:
2.2.1.2 Nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng:
Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiêm hơn 50%
dân số thành phố), chủ yêu là trẻ, khỏe. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật
đã qua đào tạo năm 2009 đạt 49,95 % chiêm gần một nửa lực lượng lao
động. Nhưng tình hình nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn
còn những thách thức rất lớn: chất lượng lao động còn thấp, khan hiêm
nguồn lao động kĩ thuật đã qua đào tạo; ý thức kỉ luật lao động của người lao
động còn rất thấp, chưa am hiểu kỹ về pháp luật lao động, mang nặng thói
quen và tập quán sản xuất nhỏ, trình độ ngoại ngữ thấp kém…Cơ cấu lao
động với cấp trình độ chuyên môn cũng chưa phù hợp: tình trạng thừa thầy
thiêu thợ còn quá lớn, nhưng trong nhu cầu hiện nay của thành phố thiêu cả
thầy lẫn thợ.
Năm 1997 có hơn 22 ngàn người nhập cư (chiêm 3,4% dân số) thì năm
2009 có tới 172,3 ngàn người nhập cư (chiêm 19,3% dân số), tốc độ tăng
trung bình là 19% năm, đã góp phần vào thành công trong phát triển kinh tê
và cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn cho thành phố.


11

2.2.2 Tình hình việc làm của thành phố
2.2.2.1 Cầu lao động:
2.2.2.2 Số lượng lao động tại các doanh nghiệp của từng thành phần kinh
tế
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã hình thành và tập trung phát triển

các khu vực công nghiệp (KCN) trên địa bàn, từng bước trở thành một trong
những trung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tính
đên tháng 11/2009, trên địa bàn thành phố đã có 6 khu công nghiệp do Ban
Quản lí các khu công nghiệp và khu chê xuất Đà Nẵng (Ban QLKCN&CX
Đà Nẵng) quản lí. Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng không
chỉ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tê, tạo nguồn thu ngân sách
cho thành phố mà còn giải quyêt việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ
và lao động nhập cư. Mỗi năm thành phố tạo việc làm mới cho 3,2-3,3 vạn
lao động; giảm tỉ lệ thất nghiệp từ 5,95% năm 2000 xuống 5,05% năm 2009.
2.2.3 Trạng thái của thị trường lao động thành phố Đà Nẵng:
Tình hình nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn còn
những thách thức rất lớn:
Chất lượng lao động còn thấp, khan hiêm nguồn lao động kĩ thuật đã qua
đào tạo. Hơn nữa một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo những
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng, mới chỉ đáp ứng hơn 70% nhu cầu,
vì thê tồn tại một thực tê là sự mất cân bằng trong thị trường lao động Đà
Nẵng, đặc biệt là sự khan hiêm nguồn lao động kĩ thuật đã qua đào tạo có
chất lượng đạt yêu cầu.
Ý thức kỉ luật lao động của người lao động còn rất thấp, chưa am hiểu kỹ
về pháp luật lao động, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, trình
độ ngoại ngữ thấp kém…
Cơ cấu lao động với cấp trình độ chuyên môn cũng chưa phù hợp: Theo
tỷ lệ hiện thời đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật
ở thành phố hiện nay là 1- 0,35 - 1,32 (các nước phát triển là 1-4-10) tình
trạng thừa thầy thiêu thợ còn quá lớn, nhưng trong nhu cầu hiện nay thiêu cả
thầy lẫn thợ.


12


CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
3.1.1 Đặc điểm chung:
3.1.1.1 Cơ cấu dân cư
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng là 2,62% (chủ yêu
là tăng cơ học). Và căn cứ số liệu của dự báo năm 2009 số người nhập cư
chiêm gần 1/5 so với tổng số dân của thành phố Đà Nẵng.
3.1.1.2 Giới tính của lao động nhập cư.
80,09% lao động nhập cư vào thành phố Đà nẵng là nữ và tỷ lệ này sẽ
ảnh hưởng lớn đên cấu trúc giới tính dân số của thành phố.
3.1.1.3 Tuổi của lao động nhập cư:
Lao động nhập cư là nữ có tuổi đời trẻ hơn nam, càng lớn tuổi lao động nhập
cư là nam chiêm tỷ lệ cao hơn so với nữ.
3.1.1.4 Tình trạng hôn nhân:
Lực lượng lao động nhập cư vào Đà Nẵng chủ yêu là lao động nữ, trẻ
tuổi và độc thân và điều này có ảnh hưởng rất lớn đên thành phố.
3.1.1.5 Trình độ học vấn
Đa số lao động nhập cư vào thành phố có học vấn khá cao: 82,4% lao
động học xong cấp 3; số người chỉ mới có học tiểu học chiêm tỷ lệ rất thấp
(1,9%) và thường là những người lớn tuổi.
3.1.1.6 Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động nhập cư vào thành phố đang ở độ tuổi sung mãn nhất có trình
độ học vấn trung bình khá, trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình sẽ đáp
ứng nhu cầu về nhân lực các khu công nghiệp hiện nay, nêu biêt cách khai
thác, sử dụng hợp lý và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thì lực lượng này sẽ
đóng góp được nhiều cho sự phát triển của thành phố.



13

3.1.2 Tham gia vào thị trường lao động của lao động nhập cư.
3.1.2.1 Quá trình tiếp cận công việc hiện nay của lao động nhập cư:
40,3% lao động nhập cư tìm việc qua giới thiệu của người thân và bạn
bè còn 16,7% qua phương tiện thông tin đại chúng. 56,2% lao động nhập cư
được nhận vào làm việc qua xét tuyển còn 1/5 (21,1%) qua hình thức thi
tuyển và không có sự khác biệt đáng kể theo trình độ. 78,5% lao động nhập
cư tìm được việc trong khoảng 1 tháng, chỉ có 6,8% lao động phải trả lệ phí
tìm việc chủ yêu là trả cho người môi giới hoặc trả cho doanh nghiệp trực
tiêp tuyển dụng.
3.1.2.2 Nghề nghiệp của lao động nhập cư.
3.1.2.3 Thu nhập
Thu nhập bình quân của lao động nhập cư là 1,894.1 nghìn đồng /người
/tháng. Lao động nhập cư là nam có thu nhập cao hơn nữ (nam 1,954 ngàn
đồng/người /tháng, nữ 1,826 ngàn đồng/người/tháng).
Thu nhập của lao động nhập cư xấp xỉ so với mặt bằng chung của toàn
thành phố, thấp hơn mức thu nhập bình quân lao động trong khu vực kinh tê
nhà nước; và thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước.
3.1.2.4 Lý do di chuyển của lao động nhập cư
Biểu 3.22 : Lý do chọn công việc hiện nay của những lao động chuyển đến
trước đây đã từng làm việc
Lý do di chuyển của lao động nhập cư
Tần suất
%
Do làm việc
2,420
64.00
Nâng cao điều kiện sống

2,062
54.50
Đã tốt nghiệp
56
1.50
Đi học
39
1.00
Hôn nhân
181
4.80
Sum họp người thân
779
20.60
Không có người thân ở chỗ cũ
17
0.50
Chữa bệnh
4
0.10
Môi trường sống tốt hơn
183
4.80
Nâng cao nhu cầu hiểu biêt và xã hội
433
11.50
Kinh doanh
204
5.40
Tương lai con cái

264
7.00
Lý do khác
599
15.80


14

(Sở lao động thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng
Như vậy, lực lượng lao động nhập cư đên thành phố vì nhiều lý do khác
nhau, nhưng lý do kinh tê có vai trò quan trọng trong quyêt định hơn cả.
Khoảng 70% người di cư vì các lý do kinh tê, trong đó có 41% muốn thay
đổi việc làm và khoảng 30% mong cải thiện điều kiện sống.
Lý do chọn công việc hiện nay được nhiều người chọn nhất là vì “công
việc mới phù hợp với ngành đào tạo” chiêm 46,67%, chỉ có 10% số người rời
bỏ nơi làm cũ vì nguyên nhân lương thấp.
Biểu 2.33: Lý do chọn công việc hiện nay của những lao động chuyển đến
trước đây đã từng làm việc
Lý do chọn công việc hiện nay
Tỷ lệ (%)
Vì lương cao hơn
10.00
Vì công việc mới phù hợp với ngành đào
46.67
tạo
Vì hợp lý hóa nơi ở, gia đình
16.67
Vì học tập
18.89

Vì công việc mới có cơ hội phát triển
20.00
Vì không có lựa chọn nào khác
16.67
Khác
02.22
(Sở lao động thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng)
3.1.3 Doanh nghiệp và việc sử dụng lao động nhập cư
51,08 % lao động nhập cư có hợp đồng lao động có thời hạn còn 37,3%
là có hợp đồng lao động không xác định thời hạn còn 11,62% lao động nhập
cư không có hợp đồng lao động. Việc có được hợp đồng lao động lâu dài phụ
thuộc nhiều vào tuổi đời và thời gian đã làm việc tại đơn vị và có ảnh hưởng
rất lớn đên thu nhập của lao động nhập cư. Nhìn chung số người làm việc lâu
dài giảm dần theo độ tuổi và tầng lớp lao động trẻ, có trình độ ít gắn bó với
doanh nghiệp hơn, thường di chuyển hơn. Điều trên cho thấy tâm lý làm việc
của lao động nhập cư có trình độ chuyên môn cao chưa ổn định. Đây là câu
hỏi cần các nhà quản lý của thành phố trả lời xác đáng khi muốn quản lý có
hiệu quả lực lượng lao động nhập cư có trình độ kỹ thuật cao.
3.1.3.2 Thuận lợi, khó khăn khi sử dụng lao động nhập cư.
• Ưu điểm, thuận lợi:


15

Giúp doanh nghiệp giải quyêt được nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu
cầu công việc mang tính ngắn hạn, không cần có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, không chọn lọc công việc, sức khỏe tốt có thể làm nhiều việc cần thể
lực, chăm chỉ, cần cù, chụi khó, thường dễ quản lý, chấp hành mọi nội quy
của công ty.
• Khuyết điểm và khó khăn:

Không thể trở thành nguồn lực ổn định cho doanh nghiệp vì hiệu quả lao
động nguồn lực này không cao, do trình độ thấp, không phù hợp nên phải tốn
chi phí đào tạo lại, đồng thời tác phong công nghiệp còn yêu, tính chuyên
nghiệp chưa cao dẫn tới năng suất lao động chưa cao, tâm lý làm việc không
ổn định hay dao động, lựa chọn và so sánh dẫn đên bỏ việc hoặc xin chuyển
sang đơn vị khác khá lớn.
3.1.3.3 Sự hỗ trợ của doanh nghiệp đối với lao động nhập cư
• Đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động.
• Hỗ trợ vấn đề nơi ở.
• Hỗ trợ đời sống.
3.1.4 Điều kiện sống của lao động nhập cư.
3.1.4.1 Tình trạng nơi ở hiện nay của lao động nhập cư.
95,7% lao động nhập cư có nơi cư trú phân bố khắp trong toàn thành
phố, trong đó 72,7% lao động nhập cư phải thuê nhà để ở còn lại 27,3% còn
lại thì ở nhà người thân, người quen hoặc nhà riêng của mình. Đa số chỗ trọ
xa nơi làm việc trên 1km, 87,3% lao động thuê nhà chỉ chấp nhận được mức
thuê dưới 400 ngàn/tháng, 75% lao động nhập cư ở chung phòng từ 1 đên 2
người, còn lại 25% ở ghép từ 3 nguời trở lên. Có 91,6% lao động nhập cư
làm thủ tục tạm trú, nhưng tham gia sinh hoạt tại địa phương cư trú thì chỉ có
26,49% trên tổng số lao động nhập cư.
3.1.4.2 Về mức tiết kiệm của lao động nhập cư.
Đa số lao động nhập cư để dành được 0,3 triệu đồng/tháng. 23,6% những
người độc thân tiêt kiệm được 500 ngàn đồng/tháng, với mức tiêt kiệm này
thì tỷ lệ những người đã có gia đình là 40,5%.
3.1.4.3 Mức độ thỏa mãn với công việc hiện nay của lao động nhập cư.
Khi điều tra về lao động nhập cư vào thành phố Đà nẵng năm 2009: có
70.6% lao động trả lời về công việc hiện nay là hài lòng, 15,9% trả lời là tạm


16


thời còn lại 12% là không hài lòng, tỷ lệ này là ngang nhau giữa nam và nữ.
Những lao động nhập cư có gia đình hài lòng với công việc hiện nay
(81,63%,) hơn những người độc thân (67,12%).
3.1.4.4 Những khó khăn mà lao động nhập cư gặp phải
Phần lớn công nhân đang phải đối mặt với vấn đề nhà ở. Chỗ ăn ở tạm
bợ, điều kiện sinh hoạt tồi tệ, phân tán, hỗn tạp, rải rác các khu dân cư, hẻm
hóc, ngóc ngách của phố phường, yêu thê trong vị thê pháp lý, không có điều
kiện giao tiêp cùng xã hội, thiêu kiên thức, hiểu biêt về những thay đổi trong
đời sống xã hội, áp lực công việc cao, môi trường làm việc không đảm bảo,
thời tiêt khắc nghiệt gây bệnh hàng loạt.
3.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ.
3.2.1 Lao động nhập cư nguồn nhân lực bổ sung cho sự phát triển đô thị
(xét cả về mặt lượng và chất)
Đứng trên phương diện kinh tê, đóng góp của người nhập cư là không
thể phủ nhận. Khi thị trường lao động và dịch vụ ở các đô thị trở lên phong
phú và phát triển mạnh thì lao động nhập cư chính là nguồn lao động đóng
góp, phục vụ cho nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố. Lao động tự do di chuyển vào thành phố làm nhiều loại việc, nhận làm
bất cứ việc gì mà lao động thành phố không muốn, với giá cả dù hơi thấp.
Chính vì vậy mà lao động nhập cư vào thành phố vẫn tìm được việc làm, đáp
ứng nhu cầu sức lao động cho thành phố.
3.2.2 Lao động nhập cư đóng góp vào tăng trưởng sản lượng.
Lao động nhập cư chiêm tới 70% số lao động của các KCN, là những
người trực tiêp sản xuất tạo ra sản phẩm nên họ tác động không nhỏ nên GDP
của cả thành phố ta có thể nhận biêt điền này trên hai phương diện. Thứ nhất,
thu nhập của lao động nhập cư được tính vào GDP của thành phố. Ngoài ra,
các doanh nghiệp có lao động nhập cư đóng góp cho ngân sách thành phố
đáng kể. Thứ hai, khoản chênh lệch giữa thu nhập của lao động nhập cư và
GDP/người hay thu nhập trung bình của lao động Đà Nẵng được coi là khoản

đóng góp của lao động nhập cư cho tích lũy của nền kinh tê thành phố.
3.2.3 Lao động nhập cư góp phần tích cực cho tiêu dùng của thị trường
thành phố.
Theo cách tiêp cận tiêu dùng, đóng góp của lao động nhập cư chính là
ảnh hưởng tích cực từ chi tiêu dùng của họ trên thị trường thành phố Đà


17

Nẵng. Với mức chi tiêu trung bình của lao động nhập cư là 0,97 triệu
đồng/tháng, tỷ lệ tiêu dùng/thu nhập là 0,70(thu nhập 1,4 triệu đồng/ thángtiêt kiệm 0,43 triệu đồng/ tháng) lao động nhập cư chi tiêu 1.800 tỷ đồng
(2008). Nêu tỷ lệ tiêu dùng/ thu nhập như trên của lao động nhập cư thành
phố Đà Nẵng thì GDP thành phố sẽ được khuêch đại tăng hơn 3 lần con số
tiêu dùng trên. Chẳng hạn, dịch vụ cho lao động nhập cư thuê nhà cũng tạo ra
việc làm và thu nhập cho nhiều hộ dân thành phố Đà Nẵng.
3.2.4 Lao động nhập cư góp phần tham gia xóa đói giảm nghèo.
Lao động nhập cư vào thành phố nhằm đi tìm việc làm cho bản thân và
gia đình họ. Ở một chừng mực nào đó, người lao động tự tìm việc làm để
tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình là một hướng tự giảm bớt đói
nghèo. Những khảo sát về mức thu nhập cho thấy, cũng lao động ấy nhưng
làm việc ở thành phố, dù là nghề nào đi nữa, đều có thu nhập cao hơn ở nông
thôn. Mức thu nhập này là đáng kể đối với các gia đình ở nông thôn, do đó
những gia đình ở nông thôn di chuyển vào thành phố làm việc trong thời gian
qua, nhìn chung đời sống được cải thiện và khá hơn trước đây.
3.2.5 Lao động nhập cư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH:
Lao động di cư có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tê và lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu
kinh tê của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích
cực và lao động nhập cư đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch này.

3.2.6 Lao động nhập cư góp phần tăng chỉ số HDI của Việt Nam.
Chỉ số phát triển con người HDI tăng là do thu nhập của người dân tăng
lên nên họ sẽ chi tiêu cho tiêu dùng nhiều hơn, đồng thời con cái của họ sẽ
được đên trường nhiều hơn qua đó làm cho nền giáo dục được cải thiện hơn.
Và với việc nền kinh tê phát triển thì y học cũng đang được quan tâm và tiên
bộ hơn rất nhiều. Kiên thức của người dân về phòng ngừa bệnh tật đã được
nâng lên đáng kể cho nên tuổi thọ trung bình cũng tăng lên.
3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH.
3.3.1 Tăng áp lực về đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế của thành phố.
Với một lượng lao động lớn nhập cư vào các thành phố đây là thách thức
cho cơ quan chức năng trong việc quy hoạch đô thị như: vấn đề nhà ở, điện
nước, giao thông, y tê, giáo dục cho người lao động, xây dựng khu vui chơi


18

giải trí…nêu không có quy hoạch tổng thể một cách có hệ thống, toàn diện và
hợp lí thì bức tranh đô thị của thành phố sẽ là chắp vá, lộn xộn, không có bản
sắc văn hóa và tạo ra nhiều lỗ hổng trầm trọng gây mất cân đối trong các lĩnh
vực thiêt yêu của đời sống đô thị như hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống giao
thông công cộng, môi trường, y tê giáo dục. Đây sẽ là vấn đề không nhỏ, khó
giải quyêt vì nó gây áp lực cho đầu tư và thâm hụt ngân sách.
3.3.2 Tăng áp lực về đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội của thành phố.
Vì với một lượng lớn dân số với phương tiện giao thông của họ thì lượng
rác thải và khí thải ra là rất lớn gây ô nhiễn môi trường trầm trọng, ảnh hưởng
đên sức khỏe cộng đồng. Vấn đề an sinh xã hội của người lao động tăng quá
mức như: học tập của con cái, khám chữa bệnh… dẫn đên vấn đề nan giải là
thiêu lớp, thiêu trường học mới, thiêu cơ sở y tê ban đầu…
3.3.3 Tăng khối lượng công việc quản lý trật tự an ninh.
Ngoài ra lao động nhập cư cũng làm tăng tệ nạn xã hội như: ma túy, mại

dâm, HIV, cướp giật, buôn bán trẻ em và phụ nữ qua biên giới quấy rối tình
dục…Vì vậy việc gia tăng một khối lượng công việc khổng lồ nhằm trấn áp
tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên cuả cả thành phố là việc tất nhiên và
chính điều đó đã tăng thêm gánh nặng cho bộ máy hành chính trong hoạt
động quản lý xã hội và vấn đề chi dùng ngân sách của thành phố.
3.3.4 Phát sinh một số vấn đề về các chính sách quản lý hành chính của
thành phố
Ngoài chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, trật tự an ninh xã hội đang có
vấn đề phức tạp được đặt ra nhưng đồng thời còn phát sinh một số vấn đề về
chính sách tạm cư, các chính sách an sinh xã hội, quản lý hộ khẩu, hộ tịch…
mà không thể giải quyêt trong một sớm một chiều được.
3.3.5 Tăng khối lượng công việc quản lý của thành phố.
Tăng việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch cũng như công tác điều tra dân số và
quản lý dân cư trên địa bàn thành phố, tăng việc tuyên truyền, giáo dục pháp
luật, quy chê, quy định và nêp sống văn minh đô thị của thành phố. Trong
thời gian qua, lao động nhập cư đã có nhiều phản ứng tự phát làm nảy sinh
nhiều xung đột lao động dẫn tới đình bãi công, gây ảnh hưởng tới môi trường
kinh doanh của thành phố… gây khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan
quản lý của thành phố.
3.3.6 Gây ra biến động cung cầu của thị trường lao động thành phố.


19

Với tính kỷ luật kém cùng với tác phong nông dân nên dễ nảy sinh tư
tưởng đứng núi này trông núi nọ dẫn đên việc không gắn bó với doanh
nghiệp thay đổi chỗ làm việc liên tục gây ra biên động cung cầu của thị
trường lao động thành phố.
3.3.7 Lao động nhập cư làm căng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị khi nền
kinh tế xảy ra khủng hoảng:

Lao động nhập cư vào các thành phố lớn ngày càng tăng đã đẩy cho số
lượng lao động ở đây tăng lên quá mức trong khi sự phát triển của cơ sở hạ
tầng cũng như là công tác giải quyêt việc làm (đặc biệt là trong giai đoạn suy
thoái) đã không theo kịp sự phát triển này do đó dẫn đên tình trạng thất
nghiệp tràn lan.
3.4 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ CỦA THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.
3.4.1 Quan điểm quản lý lao động nhập cư ở thành phố Đà Nẵng
3.4.2 Các chính sách quản lý lao động nhập cư ở thành phố Đà Nẵng
Tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu đề xuất các chính sách để hỗ trợ
đào tạo nghề, giải quyêt việc làm cho lao động. Các thủ tục quản lý hộ khẩu
rất linh hoạt và thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Tăng cường kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng, kiên quyêt đẩy - đuổi
và xử lý những trường hợp tạm trú không có chỗ ở, không có họ hàng thân
thích, không có việc làm ổn định tại thành phố.


20

CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỐT
LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Lao động nhập cư đên với thành phố là một yêu tố đóng góp quan trọng
và không thể thiêu trong sự phát triển kinh tê xã hội của thành phố. Nhưng để
cho lực lượng lao động này đên với thành phố đem lại nhiều lợi ích nhất cho
cả người nhập cư, gia đình họ và cả sự phát triển của thành phố đang là một
nhiệm vụ quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách tương lai của thành
phố. Tác giả xin có một số giải pháp đề xuất để tận dụng tối đa lợi ích của
dòng lao động nhập cư vào thành phố tìm việc làm và làm việc như sau:
4.1 NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

Thành phố cần có biện pháp thu hút lượng lao động nhập cư để giải
quyêt tình trạng khan hiêm lao động hiện nay, nhưng cũng cần phải coi trọng
việc thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động trình độ cao, có kỹ năng
nghề nghiệp và phong cách lao động đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương
lai của thành phố.
4.1.1 Tạo điều kiện thuận lợi thủ tục hành chính cho lao động nhập cư.
• Giải pháp về vấn đề hộ khẩu:
Tạo điều kiện thuận lợi nhất, linh hoạt nhất trong vấn đề nhập hộ khẩu
cho lao động nhập cư vào thành phố khi có nhu cầu.
• Giải pháp về khả năng tiếp cận thông tin thị trường lao động và các
dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế cho lao động nhập cư và gia
đình họ thích ứng được với nơi ở và nơi làm việc mới
Cần phải xây dựng cơ chê tiêp cận thông tin cho lao động nhập cư bằng
việc thành lập một dự án nhằm thiêt lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ thông
tin cho người di cư tại nơi họ đang sinh sống và nơi họ có ý định di cư đên và
các trung tâm thông tin này tại các địa phương có người di cư và người nhập
cư phải có sự liên kêt chặt chẽ thống nhất trong các phương pháp quản lý và
trao đổi thông tin.
• Giải pháp nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội:


21

Thành phố cần phải tăng cường kiện toàn các cơ quan giám sát, thanh
tra, xây dựng định mức thưởng phạt đủ mạnh và làm tốt công tác thưởng phạt
đối với các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo rằng lao động nhập cư được
thông báo đầy đủ chê độ bảo hiểm xã hội cũng như các chê tài xử phạt đối
với người xử dụng lao động.
• Giải pháp nhằm thúc đẩy lao động di cư trở về thành phố
Hỗ trợ cho lao động di cư trở về địa phương nhằm tận dụng các kỹ năng

và kiên thức họ đã thu nhập được, đồng thời hỗ trợ việc chuyển giao các kỹ
năng, kiên thức, công nghệ đó cho người khác trong cộng đồng quê hương họ
đang sống và làm việc tại thành phố.
4.1.2 Cải thiện điều kiện sống cho lao động nhập cư
• Giải pháp về nhà ở:
Ngoài các giải pháp mà thành phố đang thực hiện để giải quyêt vấn đề
nhà ở cho lao động nhập cư và người thu nhập thấp thì vấn đề nữa cần quan
tâm là một khi người lao động nhập cư đã được nhập khẩu chính thức vào
thành phố, các ngân hàng nhất là ngân hàng chính sách nên có những chương
trình hỗ trợ được vay tiền để ổn định cuộc sống cụ thể là mua nhà trả góp,
vay tiêu dùng trả góp…
• Giải pháp về điều kiện sinh hoạt
Trước nhất chính quyền địa phương, mà cụ thể là chính quyền quận,
phường, tổ dân phố, công an khu vực, nơi có lao động nhập cư cư trú nên sử
dụng hình thức giấy phép cho các nhà trọ được phép cho thuê khi đảm bảo
tối thiểu về các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh và đăng ký ban đầu cho lao động
nhập cư đên thuê. Hỗ trợ các chủ nhà cho thuê về các mẫu biểu, hướng dẫn
cách khai báo các khoản mục mà chính quyền cần quản lý hành chính đối với
người nhập cư.
4.1.3 Cải thiện điều kiện làm việc
Thành phố tiêp tục giám sát việc thực thi pháp luật và tạo cơ chê thuận
lợi nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút đầu tư vào phát
triển kinh tê, tạo ra nhiều việc làm mới cho thành phố. Dự báo xu hướng dịch
chuyển cơ cấu kinh tê để có căn cứ xây dựng đội ngũ lao động phù hợp yêu
cầu của từng ngành, từng lĩnh vực nhằm tránh tình trạng "thiêu vẫn thiêu,
thừa vẫn thừa" của thị trường lao động. Cần có quy chê cụ thể ràng buộc


22


trách nhiệm cũng như lợi ích mang lại giữa 3 bên: doanh nghiệp - người lao
động và các cơ sở đào tạo nghề để các cơ sở đào tạo nghề hoạt động hiệu quả
hơn, người lao động được học những nghề phù hợp hơn và chất lượng lao
động tại các doanh nghiệp sẽ cao hơn, phù hợp với cung – cầu của thị trường
hiện nay. Hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường lao động. Chủ động
liên kêt với các tỉnh khác để đưa ra những thông tin đầy đủ về thị trường lao
động thành phố và các chính sách đãi ngộ, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, hợp
đồng lao động, thu nhập… cho người lao động.
4.1.4 Giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội.
Cần phải đưa vấn đề lao động nhập cư vào chiên lược xóa đói giảm
nghèo quốc gia và kê hoạch phát triển kinh tê, xã hội của thành phố. Cụ thể
cần phải làm là rà soát lại hệ thống luật pháp hiện nay có ảnh hưởng đên lao
động nhập cư, chính sách lao động cần phải tập trung vào việc bảo vệ người
lao động nhập cư, đảm bảo việc tiêp cận công bằng tới các dịch vụ xã hội cơ
bản, tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp sử dụng lao động trong vấn đề
an sinh xã hội, có chương trình hợp tác giữa các tỉnh thành nhằm tạo điều
kiện cho người nhập cư được thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã
hội, các cấp chính quyền địa phương cần hỗ trợ họ hòa nhập với nơi đên và
đảm bảo việc tiêp cận của họ với các chương trình xóa đói giảm nghèo của
thành phố nhằm đảm bảo các khía cạnh khác của cuộc sống người lao động
nhập cư sẽ cao hơn trước khi họ đên với thành phố này.
4.1.5. Tổ chức giáo dục pháp luật cho người nhập cư
Thành phố nên có một Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với chương
trình trợ giúp pháp lý cho đối tượng lao động nhập cư. Với trung tâm này,
người lao động nhập cư không chỉ biêt những thủ tục cần thiêt khi đên cư trú
tại địa phương mà bất cứ khi nào cần hỗ trợ những vấn đề pháp lý họ đều sẽ
nhận được sự giúp đỡ của tổ chức.
4.2 NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC
ĐOÀN THỂ.
4.2.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nhập cư đến.

• Đối với doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần phải có chính sách tiền lương phù hợp với công
sức cống hiên của người lao động, ít nhất cũng phải cao hơn hay bằng với
tình hình trượt giá hàng năm do nhà nước công bố. Từng bước xây dựng cơ


23

chê đối thoại, thương lượng và thoả thuận về tiền lương giữa người sử dụng
lao động và công nhân; quy định rõ việc tăng lương theo định kỳ; từng bước
đưa tiền nhà vào lương để bảo đảm cho công nhân giải quyêt nhu cầu nhà ở
bằng chính tiền lương của mình. Xác định trách nhiệm chăm lo đời sống cho
người lao động là một trong những tiêu chí xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
• Đối với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu chế xuất Đà Nẵng
Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công đoàn các KCN
và KCX tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực
hiện chính sách pháp luật liên quan đên bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao
động, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ,
các chê độ chính sách đối với công nhân nữ, đôn đốc doanh nghiệp đăng ký
nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang lương bảng lương… tại các
doanh nghiệp nhằm đảm bảo các quyền lợi mà công nhân được hưởng.
Cần phải xây dựng các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích hoặc triển khai
chương trình bán hàng nhu yêu phẩm lưu động… nhằm đáp ứng nhu cầu
mua sắm của công nhân với giá cả thấp, tiện ích. Cần đầu tư xây dựng Phòng
Khám đa khoa hoặc tại phối hợp Bệnh viện Phụ nữ tổ chức khám chữa bệnh
phụ khoa, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân các KCX, KCN...
• Đối với Công đoàn các KCN và KCX
Củng cố, kiện toàn và tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động
của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân. Các tổ chức
công đoàn của KCX, KCN cần phải phối hợp với Ban Quản lý các KCN và

KCX Đà Nẵng cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các doanh nghiệp trong KCN, KCX tổ chức các
buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi…lồng ghép với công tác tuyên
truyền giáo dục, tư vấn, giải đáp những trao đổi, thắc mắc của công nhân về
pháp luật lao động, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê, văn hoá ứng xử trong
lao động, tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp, về hôn nhân gia
đình, phòng chống tệ nạn xã hội… và hành xử theo các qui định của luật
pháp Việt Nam, để nâng cao nhận thức, hiểu biêt của công nhân, giúp công
nhân giải quyêt được những thắc mắc trong cuộc sống, nhất là về mặt tinh
thần, đồng thời trang bị cho công nhân những kỹ năng, kiên thức để tự bảo vệ
mình.


24

Thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội định kỳ trong doanh nghiệp giữa nhà
quản lý và công nhân nhằm phát hiện, giải quyêt kịp thời các mâu thuẫn giữa
người sử dụng lao động và công nhân ngay từ khi mâu thuẫn mới phát sinh.
4.2.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nhập cư.
Giải pháp tốt nhất để người lao động gắn kêt với doanh nghiệp chính là:
xây dựng nhà ở cho công nhân song hành với việc xây dựng hạ tầng các khu
công nghiệp, khu chê xuất. Nhưng trước mắt vấn đề này còn đang là gánh
nặng về vốn cho các doanh nghiệp, cho nên các doanh nghiệp cần phải chủ
động kêt hợp chặt chẽ với địa phương nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất để
liên hệ thuê nhà cho công nhân của doanh nghiệp, như vậy sẽ tránh được tình
trạng công nhân thuê nhà bị bắt ép, tình trạng mất trật tự, thiêu an toàn, ô
nhiễm môi trường ở những khu nhà thuê trọ thường xảy ra và công nhân
không phải thuê nhà xa nơi làm việc, đồng thời giúp địa phương quản lý tốt
ngay từ đầu lực lượng lao động nhập cư này đồng thời giúp họ được tham gia
sinh hoạt cộng đồng, đưa họ vào nội dung sinh hoạt ở các tổ dân phố, các tổ

chức đoàn thể để họ thực hiện tốt nêp sống đô thị. Con cái của lao động nhập
cư tại địa phương như vậy sẽ có điều kiện thuận lợi hơn về giáo dục và đào
tạo.
4.2.3 Quản lý an ninh trật tự, thực thi phát luật của lao động nhập cư.
Thông qua các hình thức như tuyên truyền, phổ biên nhằm nâng cao
nhận thức đối với các nhà chức trách, cán bộ đoàn thể, người lao động nhập
cư về bảo đảm quyền của người lao động nhập cư, về vai trò, trách nhiệm của
địa phương trong giải quyêt các vấn đề của người lao động nhập cư gặp phải,
về việc bảo đảm quyền của lao động nhập cư là được “làm việc đàng hoàng,
sinh sống đàng hoàng” và không mắc vào các tệ nạn xã hội.
Phải công khai và phổ biên rộng rãi các thông tin về những vấn đề, nguy
cơ xảy ra đối với người lao động nhập cư. Theo đó, người lao động nhập cư
phải được: tập huấn và tiêp cận thông tin, nâng cao nhận thức và kỹ năng giải
quyêt những vấn đề, nguy cơ xảy ra khi di cư.
Trong dài hạn, nêu vấn đề mức sống và điều kiện làm việc của lao động
nhập cư ngày càng được cải thiện, nhất là khi thu nhập của người lao động
được tăng lên và ổn định, thì kinh tê - xã hội của thành phố Đà Nẵng càng có
điều kiện tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Chính vì vậy, những
nghiên cứu chuyên sâu nhằm tiêp tục phân tích, làm rõ và đưa ra các giải


25

pháp góp phần nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc của lao
động nhập cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là một nhiệm vụ cấp thiêt
trong thời gian tới.


×