Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược và thiết bị y tế đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.44 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG DUY NGỌC THỦY

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2012


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Phản biện 1: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI
Phản biện 2: PGS,TS ĐẶNG ĐỨC SƠN

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Qu ản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình nền kinh tế thị trường càng có nhiều cạnh
tranh gây gắt, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra cho doanh
nghiệp bài toán khó về hiệu quả. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp trên thương trường thực sự là một vấn đề sống
còn của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hệ thống thông tin giúp cho
nhà quản trị đề ra những chính sách quản lý một cách cụ thể nhằm
nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu
quả.
Từ một công ty nhà nước đến năm 2005 đã được cổ phần
hoá, Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng đã dần đi vào
chỉnh đốn và nâng cao chất lượng từng khâu, từng bộ phận. Là một
doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Công ty đã mở
rộng mạng lưới kinh doanh không những ở trong thành phố mà còn
mở rộng trên địa bàn miền Trung. Và mục tiêu đề ra của Công ty là
muốn xây dựng Công ty trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp, chi
phối thị trường dược và thiết bị y tế khu vực Miền Trung Tây
Nguyên với chiến lược dài hạn là chuyển giao dịch cổ phiếu tại Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội. Để đạt được những điều như vậy, các
nhà quản trị của Công ty phải đề ra phương thức quản lý sao cho các
bộ phận và các thành viên trong Công ty phối hợp với nhau một cách
đồng bộ để đạt mục tiêu chung của Công ty. Do đó, kế toán trách
nhiệm là một trong những công cụ quản lý giúp nhà quản trị thông
qua đó để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận cụ thể trong việc
thực hiện mục tiêu chung của toàn Công ty. Hiện nay, hệ thống của

Công ty bao gồm các chi nhánh, các cửa hàng bán sỉ và lẻ, phân


2
xưởng sản xuất. Mỗi bộ phần đều có những nhiệm vụ riêng biệt khác
nhau nên việc tổ chức hệ thống cung cấp thông tin đáng tin cậy để
phục vụ cho việc quản lý ngày càng có hiệu quả là việc rất quan
trọng. Xuất phát từ đó, tôi đã vận dụng những lý thuyết về kế toán
trách nhiệm để thực hiện đề tài “Kế toán trách nhiệm tại Công ty
Cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục tiêu sau :
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong
doanh nghiệp có phân cấp quản lý
- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán trên cơ sở phân cấp
quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
để tìm ra ưu nhược điểm còn tồn tại trong công tác đánh giá trách
nhiệm quản lý tại Công ty. Qua đó, có những định hướng tổ chức kế
toán trách nhiệm tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hệ thống báo cáo đánh giá
trách nhiệm trên cơ sở yêu cầu phân cấp quản lý của công ty. Với các
cửa hàng, chi nhánh luận văn chỉ chọn điển hình một chi nhánh để minh
họa trong quá trình hoàn thiện báo cáo trách nhiệm .
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu để
xem xét yêu cầu về phân cấp quản lý với hệ thống báo cáo kế toán có
liên quan đáp ứng các yêu cầu phân cấp hiện tại ở công ty. Các tài liệu
thứ cấp ở công ty được sử dụng bao gồm qui chế về phân cấp quản lý tài
chính, các báo cáo nội bộ có liên quan. Ngoài ra, các ý kiến của kế toán

trưởng, Tổng Giám đốc và trưởng các bộ phận tại Công ty qua phỏng


3
vấn cũng được sử dụng để xem xét thực sự nhu cầu thông tin cho quản
lý trong điều kiện phân cấp tài chính.
5. Bố cục luận văn
Ngoài các phần “ Mở đầu”, “ Kết luận”, Luận văn gồm có 3
phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại
Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty
cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1.Khái niệm và bản chất của kế toán trách nhiệm
1.1.1.1.Khái niệm
Khái niệm kế toán trách nhiệm được rút ra như sau:
“Kế toán trách nhiệm là phương pháp thu thập, ghi nhận, báo
cáo và đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá
thành quả của từng bộ phận nhằm kiểm soát hoạt động và chi phí của
các bộ phận trong tổ chức, phối hợp các bộ phận đến việc thực hiện
mục tiêu chung toàn công ty”.
1.1.1.2. Bản chất
a. Kế toán trách nhiệm - bộ phận cơ bản của kế toán quản trị:
Kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt thông tin và trách

nhiệm.


4
b. Kế toán trách nhiệm là một hạt nhân trong hệ thống kiểm soát
quản trị
Hệ thống kiểm soát quản trị có hai yếu tố hạt nhân:
Đầu tiên là quá trình lập kế hoạch gồm ngân sách và các kế
hoạch dài hạn.
Thứ hai là kế toán trách nhiệm mà chủ yếu là tạo ra các trung
tâm trách nhiệm.
1.1.2. Sự phân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm
1.1.2.1. Khái niệm về sự phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự uỷ nhiệm quyền được ra quy ết định
trong một tổ chức bằng cách cho phép các nhà quản lý ở các cấp hoạt
động khác được ra những quyết định trong phạm vi mà cấp mình có
trách nhiệm.
Thứ nhất là phân cấp về tình hình đầu tư.
Thứ hai là phân cấp về tình hình huy động vốn.
Thứ ba là phân cấp quản lý doanh thu và chi phí.
Phân cấp quản lý là động lực thúc đẩy sự hình thành kế toán
trách nhiệm.
1.1.2.2 Những tác động của phân cấp quản lý đến kế toán trách
nhiệm
* Tác động tích cực:
Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền hạn và
trách nhiệm của các cấp quản lý, nhờ đó có căn cứ tốt hơn để đánh
giá thành quả của các cấp quản lý và tìm ra các nguyên nhân và biện
pháp khắc phục các sai lầm.
* Tác động tiêu cực :



5
Tác động tiêu cực lớn nhất chính là không đạt được sự thống
nhất và không hướng đến mục tiêu chung của toàn tổ chức.
Những thuận lợi và thách thức đó đòi hỏi nhà quản trị phải
có các biện pháp phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó
khăn, áp dụng hiệu quả quan điểm quản trị này vào quản lý, điều
hành doanh nghiệp.
1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm và bản chất của trung tâm trách nhiệm
1.2.1.1. Khái niệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban
chức năng mà kết qủa của nó được gắn trách nhiệm trực tiếp của một
nhà quản lý cụ thể.
1.2.1.2. Bản chất
Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi
hệ thống được xác địn h để xử lý một công việc cụ thể.
Để đo lường mức độ hoàn thành một trung tâm trách nhiệm
thường dựa trên hai tiêu chí: hiệu quả và hiệu năng.
1.2.2. Phân loại các trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hoá giữa “đầu vào” và
“đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách
nhiệm của người quản lý trung tâm, có thể chia thành 4 l oại trung
tâm trách nhiệm chính, đặc điểm các trung tâm có thể biểu diễn như
sau.
1.2.2.1. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ
chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát



6
sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầ u tư
vốn.
Có hai dạng trung tâm chi phí :
* Trung tâm chi phí định mức (trung tâm chi phí tiêu chuẩn):
là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các mức hao phí về các
nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm đều được xây
dựng định mức cụ thể.
* Trung tâm chi phí tùy ý ( trung tâm chi phí tự do) : là trung
tâm chi phí mà các yếu tố chi phí được dự toán và đánh giá căn cứ
trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho
từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm.
1.2.2.2.Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị
chỉ chịu trách nhiệm với doanh thu, không chịu trách nhiệm đối với
chi phí và lợi nhuận. Trung tâm này thường thường gắn với bậc quản
lý cấp trung hoặc cấp cơ sở đó là bộ phận kinh doanh trong đơn vị
như các chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, khu vực tiêu thụ.
1.2.2.3.Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản
trị phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung
tâm.
1.2.2.4.Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị
ngoài việc phải chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận
của trung tâm còn phải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng
huy động các nguồn tài trợ.
1.2.3. Thiết lập hệ thống báo cáo trách nhiệm



7
1.2.3.1. Đặc điểm chung của báo cáo kế toán trách nhiệm
Hai khía cạnh đáng chú ý trong báo cáo của các trung tâm trách
nhiệm là:
- Mức độ chi tiết của báo cáo giảm dần khi cấp độ nhà quản trị
nhận báo cáo tăng dần.
- Báo cáo này không dùng để “cộng thêm vào” nghĩa là tổng chi
phí trên báo cáo của nhà quản trị không phải là tổng số chi phí các báo
cáo cấp dưới.
1.2.3.2. Nội dung tổ chức báo cáo kế toán trách nhiệm
Điểm đặc trưng của các báo cáo kế toá n trách nhiệm là số lượng
các chi tiết giảm dần khi báo cáo càng tiến lên các cấp quản lý cao
hơn, thông tin trên các báo cáo được tổng hợp từ cấp dưới đến cấp
trên .
* Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí bao gồm các
khoản mục chi phí thực tế, chi phí dự toán và các khoản chênh lệch
giữa chi phí thực tế so với dự toán.
* Báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu bao gồm doanh
thu thực tế, doanh thu dự toán cùng với khoản chênh lệch giữa doanh
thu thực tế so với dự toán.
* Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận: báo cáo tình
hình thực hiện dự toán lợi nhuận theo hình thức số dư đảm phí , báo
cáo thu nhập bộ phận. Nguyên tắc có thể kiểm soát được áp dụng cho
quá trình báo cáo trách nhiệm chung của các trung tâm lợi nhuận,
cung cấp những mẫu báo cáo cho một doanh nghiệp tổ chức các
trung tâm lợi nhuận chung quanh các loại sản phẩm và các nhà quản
lý không thể kiểm soát được.



8
* Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư : báo cáo này trình
bày thu nhập và tình hình tài chính dự toán và thực hiện của một bộ
phận. Các chi phí được phân bổ trình bày riêng biệt với nhau. Các tài
sản trình bày ở đây là những tài sản mà nhà quản trị bộ phận kiểm
soát được.
1.2.4. Tổ chức đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
1.2.4.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Cần phân biệt hai dạng : trung tâm chi phí định mức và trung
tâm chi phí tự do.
Trung tâm chi phí định mức: là trung tâm chi phí mà đầu ra có
thể và lượng hóa được bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết
để tạo ra một đơn vị đầu ra.
Trung tâm chi phí tự do: là trung tâm chi phí mà đầu ra không
thể lượng hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ
giữa đầu ra và đầu vào ở trung tâm này là không chặt chẽ.
1.2.4.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Quyền hạn và trách nhiệm của trung tâm doanh thu trong doanh
nghiệp được thể hiện qua hai chỉ tiêu:
+ Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô và mức độ bán
hàng trong hoạt động và phạm vi trách nhiệm của trung tâm doanh
thu.
+ Số lượng hàng bán: thể hiện số lượng theo từng loại đã bán ở
trung tâm doanh thu mà không chịu ảnh hưởng của vấn đề giá bán.
1.2.4.3. Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh
doanh sao cho đạt lợi nhuận cao nhất. Nhà quản trị trung tâm được
giao vốn và quyền hạn sử dụng số vốn đó để tạo ra lợi nhuận.



9
Chỉ tiêu đánh giá cơ bản là :
Mức tăng (giảm) Lợi nhuận = LN thực tế - LN kế hoạch
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận = LN thực tế/ LN kế
hoạch
Ngoài 2 chỉ tiêu cơ bản trên, các yếu tố ảnh h ưởng đến kết
quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận còn được thể hiện trong việc
phân tích so sánh cơ cấu chi phí trong doanh thu, biến động của
doanh thu và biến động của chi phí so với kế hoạch..
1.2.4.4. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
Về mặt bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở
rộng của trung tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều quyền
hạn và trách nhiệm hơn . Họ có quyền kiểm soát và đưa ra quyết định
về vốn đầu tư. Việc đánh giá trách nhiệm về thành quả, hiệu quả vốn
đầu tư trong doanh nghiệp được thực hiện như sau:
+ Về hiệu quả thường được đánh giá tương tự như trung tâm lợi
nhuận.
+ Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu ROI,
RI,…để so sánh giữa lợi nhuận đạt được với giá trị tài sản đã đầu tư
vào trung tâm.
Hai phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả của các trung
tâm đầu tư: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (return on investment ROI) và thu nhập thặng dư (residual income – RI)
Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư-ROI
Công thức xác định ROI:
ROI =

Lợi nhuận
Vồn đầu tư



10
Thu nhập thặng dư (RI) là một chỉ tiêu tuyệt đối, không
giống như ROI là một chỉ tiêu tương đối. RI thực chất là lợi nhuận
còn lại của một trung tâm đầu tư sau khi loại trừ chi phí sử dụng vốn
đầu tư.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ
NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC VÀ THIẾT BỊ
Y TẾ ĐÀ NẴNG
2.1.1.Giới thiệu về Công ty CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
2.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng là
một cửa hàng thuốc thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ được thành
lập từ năm 1984..
Tháng 4 năm 2005, theo quyết định số 195/QDD-UB, ngày
08/12/2004 của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Công ty đã
được cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu là 8 tỷ đồng, nhà nước
nắm giữ 51%.
2.1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.1.2.1.Chức năng của Công ty
2.1.1.2.2.Nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
2.1.2.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
2.1.2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận



11
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh của Công ty
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM Ở CÔNG TY CP DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ
NẴNG
Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty, hiện tại Công ty chưa quan
tâm đến công tác kế toán quản trị phục vụ cho quản trị nội bộ nhằm
đưa ra các chiến lược dài hạn một cách có hiệu quả.
2.2.1 Tình hình phân cấp quản lý tại Công ty CP Dược và thiết
bị y tế Đà Nẵng
2.2.1.1 Phân cấp quản lý tại Công ty CP Dược và thiết bị y tế Đà
Nẵng
a. Đại hội đồng cổ đông:.
+ Quyết định đối với các giao dịch mua bán tài sản có giá trị
trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của Công
ty.
+ Quyết định đối với việc ký kết các hợp kinh tế, hợp đồng vay
vốn giá trị trên 20% tổng giá trị của Công ty tính theo sổ sách kế toán.
b. Hội đồng quản trị
- Quyết định kế hoạch sản xuất phát triển sản xuất kinh doanh
hàng năm
- Quyết định chính sách đầu tư có giá trị dưới 50% tổng giá trị
tài sản của Công ty.
- Xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên
cơ sở các mục đích chiến lược do đại h ội đồng cổ đông thông qua.
c. Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị cơ sở :



12
* Với sự phân cấp quản lý như trên, có thể thấy rằng:
- Cơ cấu quản lý tương đối chặt chẽ, mỗi bộ phận có những
quyền hạn và nhiệm vụ riêng, phục vụ cho việc mục tiêu sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Tuy nhiên, để kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng cần có sự
phân quyền rõ ràng, cụ thể hơn nữa cho từng bộ phận, cá nhân. Điều
cần thiết là gắn kết trách nhiệm cá nhân với kết quả hoạt động từng bộ
phận.
Mỗi bộ phận có người đứng đầu chịu t rách nhiệm chung cho kết
quả hoạt động của bộ phận, bảo đảm đem lại hiệu quả nhất định cho
từng hoạt động và từng bộ phận của Công ty. Như vậy mỗi phòng ban
chức năng dù là đảm nhận những chức năng độc lập nhưng không
được xem là một trung tâm trách nhiệm do nhà quản trị của phòng ban
không được phân quyền quản lý đầy đủ.
2.2.1.2 Phân cấp lập kế hoạch
Hiện nay, Công ty thực hiện việc chưa phân cấp cho các bộ
phận tự lập kế hoạch tại bộ phận của mình như phân xưởng sản xuất
không lập kế hoạch sản xuất; các chi nhánh và đơn vị cơ sở không lập
kế hoạch tiêu thụ mà chỉ phối hợp cung cấp thông tin cho phòng Kế
hoạch kinh doanh –XNK của Công ty thực hiện.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty
CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
Khái niệm kế toán trách nhiệm còn rất mới về mặt từ ngữ
nên khi trao đổi với kế toán trưởng và các bộ phận chức năng có liên
quan, nhiều người cho rằng kế toán này không có tại công ty. Để
minh họa, luận văn trình bày các báo cáo mà có thể được xem là một
phần của báo cáo kế toán trách nhiệm tại công ty.



13
2.2.2.1. Khái quát về hệ thống báo cáo tại Công ty
- Các báo cáo thực hiện theo qui định gửi về Công ty từng
tháng, từng quí, Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ tập hợp số liệu
để báo cáo với Tổng Giám đốc tình hình hoạt động của các bộ phận.
Có thể tổng hợp hệ thống báo cáo theo trách nhiệm hiện nay tại Công
ty qua bảng 2.2.
2.2.2.2.1. Lập kế doanh thu của toàn Công ty
Theo phân cấp quản lý hiện nay tại Công ty, toàn bộ các hợp
đồng mua bán với số lượng lớn cần ký kết hợp đồng thì phòng Kế
hoạch kinh doanh XNK và các đơn vị cơ sở sẽ làm việc với khách
hàng và tham mưu cho Ban giám đốc quyết định.
- Công tác lập kế hoạch doanh thu được thực hiện vào cuối
mỗi năm do phòng Kế hoạch kinh doanh –XNK thực hiện.
2.2.2.2.2. Kế hoạch giao khoán doanh thu cho các bộ phận bán hàng
-Tổng Giám đốc sẽ xem xét điều chỉnh kế hoạch, ký duyệt
và giao kế hoạch bằng văn bản chính thức cho phòng Kế hoạch kinh
doanh XNK và các đơn vị cơ sở chi tiết cụ thể kế hoạch giao khoán
cho các bộ phận bán hàng.
2.2.2.2.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh tại phân xưởng sản xuất:
Việc lập kế hoạch sản xuất bên cạnh lập dự toán giá thành
sản phẩm là một nội dung cơ bản trong công tác kế hoạch tại Công
ty. Kế hoạch sản xuất được xây dựng chi tiết theo từng loại sản phẩm
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: dựa trên định mức
nguyên vật liệu trực tiếp đối với từng sản phẩm (phụ lục 01) và khối
lượng sản phầm cần sản xuất lập kế hoạch chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.



14
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Dựa trên kế hoạch sản xuất
và định mức chi phí nhân công trực tiếp (phụ lục 2), kế hoạch chi phí
nhân công liệu trực tiếp
+ Các chi phí sản xuất chung: Phân bổ cho sản phẩm theo
sản lượng dự kiến sản xuất của kỳ kế hoạch.
+ Định mức giá thành sản phẩm: từ các định mức chi phí
sản xuất đã được lập, kế toán phân xưởng tính giá thành kế hoạch
cho từng mặt hàng, cũng như tổng chi phí sản xuất .
2.2.2.3 Hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty
2.2.2.3.1. Báo cáo doanh thu toàn Công ty :
Căn cứ số liệu báo cáo từ các chi nhánh và các đơn vị cơ sở
phòng Kế toán tài chính lập báo cáo doanh thu toàn Công ty . Dựa
vào báo cáo doanh thu, lãnh đạo Công ty có thể biết được doanh thu
thực hiện được ở mỗi bộ phận bán hàng, từ đó đán h giá hiệu quả của
từng người, từng bộ phận trong công tác bán hàng.
Qua nghiên cứu qui trình lập kế hoạch và báo cáo doanh thu,
cho thấy tại các bộ phận bán hàng của Công ty đã bước đầu hình
thành trung tâm doanh thu trong dự toán và báo cáo thực hiện .
2.2.2.3.2. Báo cáo doanh thu của bộ phận bán hàng :
- Định kỳ, các bộ phận bán hàng lập các báo cáo về doanh số
bán được về Phòng Kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu để tập hợp
chuyển cho phòng Kế toán tài chính .
2.2.2.3.3. Báo cáo chi phí ở phân xưởng sản xuất:
Kiểm soát chi phí hiện tại của Công ty tập trung vào các mặt
kiểm soát các chi phí như lương công nhân, các chi phí về nguyên
vật liệu.
- Các báo cáo tại phân xưởng do kế toán phân xưởng lập và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc phân xưởng. Giám đ ốc phân xưởng



15
chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo chuyển về phòng Kế toán, bao
gồm:
+ Báo cáo phân loại chi phí theo từng yếu tố chi phí phát sinh
+ Bảng tính tổng giá thành sản phẩm theo định mức các chi phí
trên một đơn vị sản phẩm.
+ Báo cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Công ty chưa xác định được một cách rõ ràng trách nhiệm của
các bộ phận trong việc kiểm soát chi phí và quản lý các nguồn lực ở
phân xưởng. Chưa phân loại chi phí theo hoạt động, cho từng bộ
phận sản xuất, từ đó các báo cáo chưa làm cơ s ở đánh giá hoạt động
của phân xưởng.
2.2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công
ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
2.2.3.1. Ưu điểm trong tổ chức kế toán trách nhiệm
Qua tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần
Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng có thể thấy rằng:
- Cơ cấu quản lý tương đối chặt chẽ, mức độ phân quyền hợp
lý, có người đứng đầu chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động
của bộ phận, đảm bảo đem lại hiệu quả hoạt động nhất định. Định kỳ
các bộ phận, các chi nhánh, các đơn vị cơ sở gởi số liệu lên phòng
Kế toán tài chính để hạch toán đảm bảo thông tin kịp thời cho việc
kiểm soát tình hình hoạt động tại Công ty.
- Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao cho
phòng Kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện đều đặn vào
đầu năm. Các kế hoạch đề ra những chỉ tiêu doanh thu, chi phí cho
năm tới, nhằm định hướng và là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động
của Công ty.



16
2.2.3.2. Những mặt hạn chế của công tác kế toán trách nhiệm tại
Công ty

- Chưa chú trọng kế toán quản trị, chưa tổ chức thông tin kế
toán để phục vụ quản trị nội bộ một cách tốt nhất, chưa đánh giá
được trách nhiệm của bộ phận. Công tác lập kế hoạch và tổ chức lập
báo cáo thực hiện chỉ mang tính chất đại khái . Các chỉ tiêu đề ra chỉ
dựa vào thông tin lịch sử và ý kiến chủ quan cả lãnh đạo chứ chưa
căn cứ vào phân tích tình hình biến động thị trường.
- Chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả
từng trung tâm. Công tác phân tích chi phí, doanh thu chưa được
quan tâm, chú trọng đúng mức và do vậy chưa thể làm rõ vai trò của
từng cấp quản lý ở một đơn vị vừa có hoạt động thương mại, vừa có
hoạt động sản xuất.
Chương 3
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CP DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG
3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ
THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG
Với quy mô hiện tại, việc thiết lập một hệ thống kế toán
trách nhiệm đầy đủ ở Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà
Nẵng là rất cần thiết.
- Xây dựng trung tâm trách nhiệm.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ đánh giá trách
nhiệm ở Công ty.
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả của các
trung tâm trách nhiệm.



17
3.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TÀI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG.
3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý
tại Công ty CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
3.2.1.1. Xây dựng mô hình trung tâm trách nhiệm
Tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm thành 3 cấp:
- Cấp thứ nhất là trung tâm đầu tư và lợi nhuận chịu trách
nhiệm mọi mặt hoạt động của Công ty bao gồm HĐQT và Tổng GĐ.
- Cấp thứ hai là các trung tâm doanh thu gồm phòng Kế
hoạch kinh doanh –XNK, các chi nhánh và các đơn vị cơ sở .
- Cấp thứ ba là trung tâm chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát
chi phí gồm PXSX và các phòng ban chức năng của Công ty.
3.2.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi trung tâm
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán theo yêu cầu đánh giá của trung
tâm trách nhiệm ở Công ty
3.2.2.1 Tổ chức tài khoản kế toán gắn với các trung tâm trách
nhiệm để lập báo cáo trách nhiệm
3.2.2.1.1. Bộ mã chi phí:
Để kiểm soát chi phí dễ dàng hơn , bộ mã chi phí được xây
dựng dựa trên cơ sở tài khoản chi phí của chế độ kế toán hiện hành,
kết hợp với mã số của trung tâm chi phí. Kế toán tại Công ty có thể
xây dựng mã của c ác tài khoản chi phí trong điều kiện gắn kết với
trung tâm chi phí và cách phân loại chi phí như sau:
Tài khoản
chi tiết chi phí

_


Mã số
trung tâm chi phí

_

Mã số
phân loại chi phí


18
a. Tài khoản chi tiết chi phí: bao gồm các tài khoản 621,
622, 627, 641 và 642 để phản ánh các chi phí phát sinh tại Công ty.
b. Mã số của trung tâm chi phí: được xây dựng bằng ký tự
số, độ dài 3, với số đầu tiên là 1 thể hiện trung tâm chi phí. Chữ số
thứ 2 và thứ 3 thể hiện chi tiết từng trung tâm chi phí là phòng ban
hay phân xưởng.
c. Mã số phân loại chi phí: Ngoài ra, để phân loại chi phí sản
xuất chung thành biến phí và định phí, cũng như phân loại chi phí
văn phòng thành chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được,
bộ mã kết thúc bằng kí tự “0” hoặc “1 .
Theo cách tổ chức bộ mã tài khoản trên ta có thể lấy số liệu
chi phí tiền điện phát sinh tại phòng kế toán theo mã tài khoản chi
phí là 64271 121 1. Từ đó, ta có thể xác định được đã chi hết bao
nhiêu cho khoản mục chi phí hay một nhóm khoản mục tại một trung
tâm. Đồng thời, việc kiểm soát chi phí còn được thực hiện thuận lợi
và khoa học hơn nhờ vào việc phân loại chi phí như trên.
3.2.2.1.2. Bộ mã doanh thu:
Mã số của trung tâm doanh thu được xây dựng bằng ký tự
số, độ dài 2, với số đầu tiên là 1 thể hiện trung tâm doanh thu. Chữ

số thứ 2 và thứ 3 thể hiện chi tiết từng trung tâm doanh thu là phòng
kế hoạch kinh doanh XNK, trung tâm, cửa hàng bán sĩ và bán lẻ. Bộ
mã trung tâm doanh thu được xây dựng như sau:
Tài khoản
chi tiết doanh thu

_

Mã số
trung tâm doanh thu


19
3.2.2.2. Thiết kế các bảng nhập số liệu và bảng tập hợp phục vụ
cho việc quản trị nội bộ
3.2.2.2.1. Bảng nhập số liệu TK chi phí, doanh thu
3.2.2.2.2. Thiết kế bảng tổng hợp chi phí, doanh thu
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tổng chi phí không
làm thay đổi tổ chức hạch toán chi phí. Mặt khác, với báo cáo này
lãnh đạo Công ty có thể biết được tổng chi phí cũng như các loại chi
phí phát sinh tại các bộ phận trong kỳ, qua đó cung cấp thông tin
phục vụ quản lý nội bộ.
3.2.3 Xác định chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm
trách nhiệm
3.2.3.1. Trung tâm đầu tư và lợi nhuận
Tiến hành so sánh giữa lợi nhuận đạt được với dự toán, đồng
thời kết hợp với kết quả phân tích của các trung tâm doanh thu, chi
phí để từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các n hân tố doanh thu,
chi phí đến lợi nhuận.
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư được dùng để

đánh giá thành quả quản lý của Tổng Giám đốc và ban lãnh đạo
Công ty. Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư thể hiện các thông
tin về doanh thu, biến phí, định phí, số dư đảm phí và lợi nhuận trước
thuế như trung tâm lợi nhuận .
Để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, ta dựa trên tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư ROI, và chỉ tiêu lợi nhuận còn lại RI.
Chi phí sử dụng vốn

=

ROI

=

Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
Vốn hoạt động bình quân


20
3.2.3.2. Trung tâm doanh thu
Để đánh giá hoạt động tiêu thụ ở cửa hàng, trung tâm, ngoài
báo cáo doanh thu thực hiện như hiện nay, nên tổ chức thêm phần
đánh giá như sau:
Để kiểm soát doanh thu trong điều kiện kế toán trách nhiệm, cần
thiết lập doanh thu riêng biệt cho từng bộ phận, từng hoạt động, đồng thời
ghi nhận doanh thu thực tế riêng biệt cho các vùng. Kế toán trách nhiệm
sẽ xây dựng các báo cáo về tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ cho từng
bộ phận, trong đó thể hiện doanh thu thực tế so với dự toán cũng như
phân tích chênh lệch giữa chúng do các nhân tố sản lượng bán, giá bán

qua đó đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch được giao của những
người chịu trách nhiệm.
Chênh lệch DT = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
3.2.3.3. Trung tâm chi phí
Đánh giá trung tâm chi phí dựa trên các báo cáo chi phí kế
hoạch và thực hiện, so sánh giữa dự toán và thực hiện để xác định
mức độ thực hiện kế hoạch về sản lượng và chi phí tại trung tâm,
theo các chỉ tiêu:
Chênh lệch số lượng
sản phẩm sản xuất
Chênh lệch chi phí
sản xuất

=
=

số lượng sản phẩm
sản xuất thực tế
Chi phí
sản xuất thực tế

-

số lượng sản phẩm
sản xuất dự toán
Chi phí
sản xuất dự toán

Thành quả của trung tâm chi phí được đánh giá dựa trên cơ
sở báo cáo chi phí.

Ngoài tính toán độ lệch, cần thực hiện việc phân tích độ lệch
nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng do lượng và do giá, từ đó tìm ra
nguyên nhân gây biến động chi phí. Đây là nội dung quan trọng của


21
kế toán trách nhiệm ở trung tâm chi phí là phân xưởng, được thể hiện
qua các bảng phân tích biến động chi phí cụ thể như sau :
- Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân
xưởng sản xuất.
- Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng
sản xuất.
3.2.4. Tổ chức báo cáo kế toán ở các trung tâm trách nhiệm của
Công ty.
3.2.4.1. Báo cáo kế toán trung tâm đầu tư và lợi nhuận
Căn cứ vào báo cáo doanh thu và các báo cáo chi phí, dự
toán và thực tế trưởng phòng Tài chính kế toán lập báo cáo lợi nhuận
để đánh giá hoạt động của Công ty.
Với báo cáo được thiết kế, Giám đốc có thể đánh giá tình
hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của từng trung tâm lợi nhuận, có
thể nhận biết và có biện pháp nâng cao khả năng sinh lợi ở bộ phận
yếu kém.
Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phòng Tài
chính kế toán lập báo cáo hiệu quả đầu tư. Đây là báo cáo tổng quát
giúp Tổng giám đốc và HĐQT có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt
động của Công ty.
Thực
Chênh
TT
Chỉ tiêu

Kế hoạch
hiện
lệch
1 Doanh thu thuần
1.200.000 1.550.600 350.600
2 Lợi nhuận trư ớc thuế
10.982
12.202
1.220
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3
2.745
3.051
305
(2*25%)
4 Lợi nhuận sau thuế (2 -3)
8.236
9.152
915
Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu
5
0,69%
0,59% -0,10%
(4/1)
6 Vốn đầu tư
72.431
72.431
7 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI (4/6)
11%
13%

1,26%


22

Tỷ suất chi phí vốn
7%
8%
0,50%
Chi phí sử dụng vốn (6*8)
5.070
5.432
362
Lợi nhuận để lại RI (4 -9)
5.912
6.770
858
Số vòng quay vốn (1/6)
17
21
(Nguồn số liệu: Công ty CP dược và thiết bị y tế Đà Nẵng)
Có thể thấy rằng, chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư theo kế
hoạch là 11%, tuy nhiên khi thực hiện đã đạt 13% tăng cao hơn so
với kế hoạch đã đề ra, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty cao hơn so với kế hoạch.
Ngoài ra, lợi nhuận còn lại thực tế năm 2011 đã đạt cao hơn
ới
kế
hoạch. Dựa vào đó, cùng các chỉ tiêu về doanh thu, lợi
so v

nhuận phát sinh trong năm, lãnh đạo có thể đánh giá được hiệu quả
đầu tư ở Công ty, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp.
3.2.4.2. Báo cáo kế toán trung tâm doanh thu
Định kỳ, các chi nhánh và đơn vị cơ sở lập báo cáo thực hiện
tại chi nhánh cụ thể .
Dựa vào số liệu từ bảng tổng hợp, l ãnh đạo Công ty có thể
đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu ở các bộ phận
kinh doanh. Chẳng hạn, vào quí 4/201 1, phòng kinh doanh ở Công ty
đạt vượt chỉ tiêu doanh thu tuy nhiên trong đó có các cửa hàng đạt
vượt chỉ tiêu và cũng có cửa hàng không đạt được chỉ tiêu đ ã đề ra.
Từ đó, ban lãnh đạo công ty có thể những biện pháp xử lý và thưởng
phạt đối với từng trung tâm, từng người phụ trách.
3.2.4.3 Báo cáo kế toán trung tâm chi phí
Các báo cáo của trung tâm chi phí cụ thể như sau :
- Báo cáo chi phí tại các phòng ban
- Báo cáo chi phí tại phân xưởng sản xuất do kế toán phân
xưởng sản xuất thực hiện. Báo cáo thành quả của phân xưởng được
xây dựng trên cơ sở đánh giá biến động giữa chi phí sản xuất theo kế

8
9
10
11


23
hoạch và theo thực tế. Đánh giá trách nhiệm hạ giá thành sản phẩm
có được thực hiện tốt hay không.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh trach khốc liệt,

định hướng phát triển của Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà
Nẵng từ nay đến năm 2015 là thành nhà phân phối chuyên nghiệ p và
phát triển xây dựng thương hiệu theo kênh phân phối, tái cơ cấu lại
tổ chức, kiện toàn nhân sự, củng cố và chuyên nghiệp hóa các phòng
ban chức năng để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của toàn
Công ty trong đó việc đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cấp sản
phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và chuyên nghiệp hóa
trong giao nhận, phân phối và đấu thầu vì vậy việc thực hiện phân
cấp quản lý chặt chẽ là điều tất yếu. Theo đó thông tin phục vụ chức
năng quản lý đòi hỏi ngày càng cao về số lượng và chất lượng, nhằm
giúp nhà quản lý Công ty kiểm soát và đánh giá tốt hơn tr ách nhiệm
của các đơn vị, cá nhân trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu
chung của Công ty.
Mặc dù, Công đã có sự phân cấp quản lý tuy nhiên thông tin
kế toán chưa được tổ chức với gắn với cấp quản lý nên chưa đánh giá
được thành quả trách nhiệm của từng bộ phận vào quá trình đóng
góp của các bộ phận vào kết quả hoạt động chung của toàn Công ty.
Và hệ thống kế toán trách nhiệm được xem là công cụ quản
lý hiệu quả và cần thiết để thu thập xử lý và cung cấp thông tin này.
Theo với mục đích nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một số vấn đề
sau :
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách
Đồng
thời phản ảnh thực trạng công tác kế toán phục vụ quản
nhiệm.


×