1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công ty Gạch men Cosevco - Đà Nẵng là doanh nghiệp đặc
trưng cho loại hình doanh nghiệp sản xuất, với nhu cầu thông tin
phục vụ cho hoạt động sản xuất đòi hỏi luôn phải được cập nhật
nhanh chóng, chính xác và kịp thời, đã xây dựng cho mình hệ thống
thông tin kế toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán trong chu
trình chuyển đổi nói riêng, nhưng hệ thống này vẫn còn rất đơn giản
và có nhiều bất cập.
Để có thể hướng tới sự hiệu quả khi ứng dụng hệ thống thông
tin kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất tại đơn vị, việc
hoàn thiện tổ chức thông tin các chu trình kinh doanh trong hệ thống
thông tin kế toán nói chung và trong chu trình chuyển đổi nói riêng,
đồng nhất cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán giữa các
khâu cơ bản của quá trình sản xuất, giúp cho việc hợp nhất dữ liệu kế
toán từ các phần hành quản lý khác nhau một cách dễ dàng là một
nhu cầu cần thiết được đặt ra.
Từ nhận thức đó, tác giả đã chọn “Hoàn thiện hệ thống thông
tin kế toán trong Chu trình chuyển đổi tại Công ty Gạch men
Cosevco – Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hoá lý luận chung về hệ thống thông tin kế toán
trong chu trình chuyển đổi trong loại hình doanh nghiệp sản xuất.
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác tổ chức hệ thống
thông tin kế toán trong các khâu cơ bản của quá trình sản xuất tại
Công ty Gạch men Cosevco – Đà Nẵng.
2
Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ
thống thông tin kế toán trong Chu trình chuyển đổi tại đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận, thực trạng hệ thống
thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi tại Công ty Gạch men
Cosevco – Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng tổ chức hệ thống
thông tin kế toán trong các khâu cơ bản của quá trình sản xuất tại
Công ty Gạch men Cosevco Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Quan sát trực tiếp, phỏng vấn các bộ phận liên quan. Sử dụng sơ đồ
dòng dữ liệu, mô hình dữ liệu, lưu đồ mô tả hệ thống thông tin kế
toán tại đơn vị. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích, so sánh
và đối chiếu với thực tế để làm rõ nội dung nghiên cứu về lý luận,
tình hình thực trạng cũng như xác lập các giải pháp cụ thể.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện khoa học: Luận văn xác định được ý nghĩa
quan trọng của hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin kế toán
trong chu trình chuyển đổi thông qua việc hệ thống hoá, phân tích
những cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong chu trình
chuyển đổi tại doanh nghiệp sản xuất.
Về phương diện thực tiễn: Thông qua đánh giá thực trạng hệ
thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi, rút ra những ưu,
nhược điểm của hệ thống nhằm đề ra phương hướng, giải pháp hoàn
thiện hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi tại Công
ty Gạch men Cosevco - Đà Nẵng.
6. Cấu trúc của Luận văn
3
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Hệ thống thông tin kế toán trong chu
trình chuyển đổi.
Chương 2: Thực trạng Hệ thống thông tin kế toán trong Chu
trình chuyển đổi tại Công ty Gạch men Cosevco Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện Hệ thống thông tin kế
toán trong Chu trình chuyển đổi tại Công ty Gạch men Cosevco
Đà Nẵng
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TRONG CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG VÀ HỆ
THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Hệ thống và các đặc trưng cơ bản của hệ thống
Hệ thống là tập hợp các phần tử có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một
chỉnh thể thống nhất nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
Các đặc trưng cơ bản của hệ thống: Mỗi hệ thống đều có các
phần tử cấu thành, có mục tiêu, các phương thức hoạt động và phối
hợp các phần tử nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hệ thống tiếp nhận
các yếu tố đầu vào, xử lý theo phương thức đã được xác định và kết
xuất các kết quả đầu ra (như biểu diễn Hình 1.1). Một hệ thống hoàn
chỉnh sẽ bao gồm các đặc trưng cơ bản sau: Mục tiêu của hệ thống,
Hoạt động xử lý của hệ thống, Đầu vào, Đầu ra, Môi trường, Giao
diện, Phản hồi
4
Mỗi Doanh nghiệp có thể được xem là một hệ thống. Để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp tiếp nhận và xử
lý một cách tối ưu các yếu tố đầu vào như Vốn, nguyên nhiên vật
liệu, nhân lực, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ, dữ liệu…
Sản phẩm và dịch vụ đầu ra được tiêu thụ trên thị trường. Hoạt động
của Doanh nghiệp không thể tách rời môi trường sản xuất kinh
doanh, ở đó Doanh nghiệp có mối quan hệ với nhiều thực thể khác
nhau trong nền kinh tế như Chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp,
các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ
chức công đoàn, công chúng…
Nhằm thực hiện quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào
thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra, trong mỗi doanh nghiệp có thể được
tổ chức thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng
khác nhau. Các chức năng cơ bản trong một doanh nghiệp thường là:
Marketing, Cung ứng, Sản xuất, Tiêu thụ, Quản trị nhân lực, Nghiên
cứu phát triển, Tài chính, Kế toán
1.1.2. Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các
thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu,... thực hiện hoạt động thu
thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập hợp ràng
buộc được gọi là môi trường.
Mọi hệ thống thông tin đều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ
liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra.
Mỗi doanh nghiệp được xem là một hệ thống bao gồm nhiều
hệ thống con thực hiện những chức năng riêng biệt. Mỗi hệ thống con
đều có mục tiêu riêng, có đầu vào, có hoạt động xử lý và đầu ra khác
nhau. Hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đảm bảo thực
hiện các hoạt động hằng ngày và phục vụ cho việc ra quyết định của
5
các cấp quản lý và tác nghiệp trong doanh nghiệp gọi chung là hệ
thống thông tin trong doanh nghiệp.
1.1.3. Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp bản thân nó cũng là
một hệ thống phức tập được cấu thành bởi nhiều hệ thống con. Theo
chức năng, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp có thể được phân
thành Hệ thống tự động hoá sản xuất (Automatized Manufacturing
System - AMS) có chức năng xử lý và điều khiển tự động các quá
trình vận hành các thiết bị trong sản xuất và Hệ thống thông tin quản
lý (Management Information System - MIS).
1.1.4. Hệ thống thông tin kế toán
1.1.4.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin kế toán (AIS)
Hệ thống thông tin kế toán là một bộ phận cấu thành quan
trọng của hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp bao gồm
nhân lực, các phương tiện, các phương pháp kế toán được tổ chức
khoa học nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình huy
động và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.4.2. Quy trình xử lý kế toán trong doanh nghiệp
Với chức năng thông tin và kiểm tra về tình hình tài sản,
nguồn vốn và quá trình kinh doanh, công tác kế toán tại một doanh
nghiệp cần được tổ chức theo một quy trình chặt chẽ và khoa học.
1.1.4.3. Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán với các hệ
thống thông tin khác trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là một hệ thống đa
dạng, phức tạp với nhiều chức năng được thực hiện bởi các bộ phận
khác nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, cung cấp thông tin lẫn
nhau nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả.
6
1.1.4.4. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán theo Phần hành và
Chu trình
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán theo Phần hành
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán theo Chu trình
1.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CHU TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI
Chu trình chuyển đổi là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào
trở thành yếu tố đầu ra của Doanh nghiệp. Tổ chức tốt hệ thống thông
tin kế toán trong chu trình chuyển đổi có vai trò rất quan trọng trong
việc phát huy các nguồn lực của Doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu đề ra.
1.2.1. Đặc điểm của Chu trình chuyển đổi
Chu trình chuyển đổi (còn được gọi là chu trình sản xuất) là
quá trình biến đổi nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị và các
yếu tố đầu vào khác thành sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu
của khách hàng. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong chu trình
chuyển đổi nhằm ghi chép, xử lý các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến
việc sử dụng lao động, tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí sản xuất
chung để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mục tiêu của chu trình sản xuất là: Đảm bảo chi phí về
nguyên vật liệu và các nguồn lực khác cần thiết cho quá trình sản
xuất là thấp nhất; Khai thác năng lực sản xuất một cách tối ưu, tận
dụng tối đa các nguồn lực hiện có, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực
và giảm thiểu sai hỏng trong quá trình sản xuất; Đảm bảo chất lượng
sản phẩm và dịch vụ; Xác định một cách đầy đủ và chính xác chi phí,
tính giá thành sản phẩm cho một đơn đặt hàng hoặc một đối tượng
tính giá thành cụ thể; Phân tích biến động chi phí phục vụ cho việc
quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
7
1.2.2. Chức năng của Chu trình chuyển đổi
Chu trình chuyển đổi biến đổi các yếu tố đầu vào trở thành
yếu tố đầu ra của Doanh nghiệp, các chức năng cơ bản của hệ thống
chuyển đổi sản phẩm luôn bắt đầu từ việc Hoạch định chiến lược sản
xuất, dự trù và quản lý nguyên vật liệu tồn kho cũng như các nguồn
lực thiết yếu ban đầu, cho đến khi phát Lệnh bắt đầu quá trình sản
xuất, hoàn thành và chuyển giao thành phẩm đầu ra.
1.2.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển
đổi
Mục tiêu của hệ thống thông tin kế toán trong chu trình
chuyển đổi là (1) cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác
lập kế hoạch sản xuất chính xác, đầy đủ, rõ ràng; kiểm soát và đánh
giá hoạt động sản xuất; (2) lập dự toán chi phí; (3) tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm; (4) Phân tích biến động chi phí phục
vụ công tác quản trị chi phí.
Dữ liệu được sử dụng để quản lý quá trình sản xuất và hạch
toán chi phí phần lớn dựa trên các tài liệu kỹ thuật như định mức
nguyên vật liệu, định mức thời gian sản xuất, yêu cầu về máy móc
thiết bị, vật liệu, nhân công và các công đoạn sản xuất cơ bản trong
quy trình…Đây là cơ sở để tổ chức quá trình sản xuất, xây dựng kế
hoạch cung ứng, lập dự toán chi phí cũng như kiểm soát hoạt động.
Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong chu trình chuyển đổi thường
được tổ chức bao gồm các tập tin cơ bản như: Danh mục sản phẩm,
Định mức vật tư, Danh mục vật tư, công đoạn sản xuất, phân xưởng
sản xuất, kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất, nhân công, nhật ký sản
xuất…được tổ chức một cách chi tiết thông qua các khâu cơ bản của
quá trình sản xuất, bao gồm:
+ Tổ chức thông tin trong khâu Lập kế hoạch sản xuất
8
+ Tổ chức thông tin trong khâu Cung ứng và quản lý nguyên vật liệu
+ Tổ chức thông tin kế toán trong khâu Tổ chức sản xuất
* Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán quá trình sản xuất
* Tổ chức hệ thống Sổ sách kế toán
* Tổ chức thông tin trong khâu hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất
* Tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất.
+ Tổ chức thông tin trong khâu Kiểm soát quá trình sản xuất
+ Tổ chức thông tin trong khâu lập Báo cáo tài chính và các Báo cáo
quản trị chi phí.
1.2.4. Kiểm soát thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi
Kiểm soát thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi đảm bảo rằng:
- Các lệnh sản xuất đã được lên kế hoạch đúng đắn, kịp thời.
- Nhu cầu về nguyên vật liệu, nhân công, ca máy và các nguồn lực
khác đều được tính toán và thể hiện cụ thể trong lệnh sản xuất một
cách chính xác.
- Các chi phí phát sinh liên quan đến lệnh sản xuất được theo dỏi và
ghi nhận một cách đầy đủ.
- Trong suốt quá trình sản xuất, lệnh sản xuất được thực hiện qua
phân xưởng nào thì được xác nhận bởi phân xưởng đó.
- Thành phẩm sản xuất ra được tính giá thành bằng phương pháp phù
hợp, chính xác. Hàng tồn kho đều được bảo quản thích hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển
đổi là một phần cốt lõi trong hệ thống thông tin quản lý của doanh
nghiệp. Thông tin kế toán trong quá trình sản xuất cung cấp một cách
đầy đủ, kịp thời và chính xác là một nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với
9
hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự
quan tâm đến các thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định
quản lý sản xuất. Với loại hình sản xuất mang tính cạnh tranh cao và
đòi hỏi thông tin mang tính tức thời, chính xác; việc tổ chức và sử
dụng cơ sở dữ liệu rời rạc, không mang tính hệ thống giữa các bộ
phận chức năng trong chu trình sản xuất... tại Công ty Gạch men
Cosevco - Đà Nẵng có những hạn chế nào ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sản xuất, gây ra thiệt hại gì cho doanh nghiệp, gây cản trở
cho việc phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp như thế nào
trong tương lai. Đó là phần tìm hiểu tiếp theo của luận văn trong
Chương 2.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TẠI CÔNG
TY GẠCH MEN COSEVCO - ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY GẠCH MEN
COSEVCO – ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Gạch men
Cosevco – Đà Nẵng
- Tên công ty: CÔNG TY GẠCH MEN COSEVCO – ĐÀ NẴNG
- Tên viết tắt: DACERA
- Tên giao dịch: COSEVCO CERAMIC TILES STOCK COMPANY.
- Địa chỉ: Đường số 9, Khu công nghiệp Hoà Khánh, phường Hoà
Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
- Là công ty thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty
Xây dựng Miền Trung, với Giá trị thực tế của Doanh nghiệp:
10
201.497.594.327 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước:
26.476.945.882 đồng
Các ngành nghề kinh doanh của Công ty Gạch men Cosevco
bao gồm: Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm gạch ốp, gạch lát
và các sản phẩm Ceramic; …
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý SXKD tại Công ty Gạch men
Cosevco:
Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Gạch men Cosevco (Sơ đồ 2.1)
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Gạch men Cosevco:
Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán (Sơ đồ 2.2)
2.1.4. Thực trạng tổ chức sản xuất tại Công ty Gạch men Cosevco
Đà Nẵng.
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Sơ đồ 2.3. Tổ chức quá trình sản xuất
Hiện nay, Phân xưởng Gạch Lát và Gạch ốp là hai phân
xưởng sản xuất ra sản phẩm chủ lực của Công ty. Để quy trình sản
xuất vận hành ổn định bên cạnh sự tổ chức hợp lý khâu sản xuất
chính thì đòi hỏi các khâu liên quan như Sản xuất phụ và khâu phục
vụ sản xuất cũng phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học vì mục tiêu
chung đạt hiệu quả sản xuất cao nhất theo kế hoạch đặt ra.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TẠI CÔNG
TY GẠCH MEN COSEVCO - ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển
đổi
Để chi tiết và thuận tiện hơn cho việc trình bày nội dung
nghiên cứu, phần sau đây nêu một ví dụ minh hoạ về hệ thống thông
11
tin kế toán trong chu trình sản xuất tại Công ty Gạch men Cosevco
Đà Nẵng.
Những dữ liệu và phương pháp tổ chức thông tin kế toán sau
đây được thiết lập để tổ chức quá trình sản xuất và hạch toán chi phí
phát sinh.
BẢNG 1 – PHIẾU YÊU CẦU SẢN XUẤT
2.2.1.1. Tổ chức thông tin về Định mức chi phí vật tư phục vụ sản
xuất
Mỗi loại sản phẩm gạch lát - ốp sản xuất tại Công ty Gạch
men Cosevco Đà Nẵng đều phải được quy định một định mức vật tư
cụ thể, trong đó chi tiết nguyên vật liệu xương, men màu, khí than,
điện…được sử dụng để sản xuất theo một lệnh sản xuất hoàn chỉnh.
BẢNG 2 – ĐỊNH MỨC PHÂN XƯỞNG GẠCH LÁT
BẢNG 3 – ĐỊNH MỨC CẤP PHỐI NGUYÊN VẬT LIỆU
2.2.1.2. Tổ chức dữ liệu các công đoạn sản xuất
Bảng công đoạn sản xuất là tài liệu kỹ thuật, quy định rõ
trình tự hoạt động sản xuất được thực hiện qua hai phân xưởng sản
xuất chính là phân xưởng Lát và phân xưởng Ốp của Công ty, bộ
phận sản xuất phụ là hai phân xưởng cơ điện và khí than.
BẢNG 4 – CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT
2.2.1.3. Tổ chức thông tin trong khâu lập kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất phản ánh toàn bộ nhu cầu sản phẩm sản
xuất trong kỳ của đơn vị, là thời gian biểu để thực hiện các lệnh sản
xuất, có thời gian bắt đầu, kết thúc tại mỗi công đoạn sản xuất cụ thể
của một lệnh sản xuất.
Cơ sở dữ liệu để lập kế hoạch sản xuất là Bảng các công
đoạn sản xuất, số lượng sản xuất từng loại sản phẩm, số lượng các
nguồn lực hiện có sẵn sàng sử dụng.
12
BẢNG 5 – KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
2.2.1.4. Tổ chức thông tin trong khâu lập và phát Lệnh sản xuất
Lệnh sản xuất do bộ phận kế hoạch sản xuất lập dựa trên kế
hoạch sản xuất sản phẩm để giao nhiệm vụ cho các Phân xưởng tiến
hành sản xuất theo số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm xác
định.
BẢNG 6 – LỆNH SẢN XUẤT
2.2.1.5. Tổ chức thông tin trong khâu xuất kho vật tư
Trên cơ sở lệnh sản xuất và định mức vật tư cho sản xuất sản
phẩm, Phòng kế hoạch và Phân xưởng sản xuất tiến hành lập Phiếu
đề nghị cung ứng vật tư gửi phê duyệt bởi Phó tổng giám đốc sản
xuất, và chuyển cho kế toán vật tư làm căn cứ lập Phiếu xuất kho.
Đơn cấp phối do Phòng công nghệ lập từng ngày trong đợt
sản xuất của từng tháng dựa trên dữ liệu Lệnh sản xuất và Định mức
cấp phối nguyên vật liệu, định mức giờ máy từng ngày vận hành của
dây chuyền sản xuất cho mỗi phân xưởng.
BẢNG 7 – ĐƠN CẤP PHỐI XƯƠNG
Phiếu xuất kho vật tư là chứng từ kế toán ghi nhận biến
động giảm tồn kho vật tư và phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống
ngay sau khi phát sinh. Sau mỗi lần xuất kho vật tư, kế toán hàng tồn
kho sẽ tính toán và cập nhật số lượng tồn kho tại thời điểm xuất.
Phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất còn là căn cứ để kế toán chi phí
sản xuất tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá
thành.
Quy trình được thiết lập tương tự đối với nguyên liệu là men
màu và các loại phụ gia khác.
BẢNG 8 – ĐƠN CẤP PHỐI MEN MÀU
BẢNG 9 – PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ
13
Căn cứ Phiếu yêu cầu cấp vật tư và Đơn cấp phối đã được
phê duyệt, Thủ kho tiến hành lập Phiếu xuất kho vật tư theo yêu cầu
và xuất kho vật tư đưa vào hũ nghiền.
BẢNG 10 – PHIẾU XUẤT KHO SẢN XUẤT
Cuối tháng, Thủ kho tiến hành lập Phiếu xuất kho Tổng hợp
cho Nguyên vật liệu xương và Men màu phục vụ cho việc kiểm soát
nguyên vật liệu xuất kho, đồng thời làm căn cứ lên Sổ Cái.
BẢNG 11 – PHIẾU XUẤT KHO TỔNG HỢP XƯƠNG
BẢNG 12 – PHIẾU XUẤT KHO TỔNG HỢP MEN MÀU
2.2.1.6. Tổ chức thông tin trong khâu tổng hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
Có nhiều cách khác nhau để tổ chức dữ liệu phục vụ công tác
hạch toán chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ sản
xuất, phương pháp tính giá thành, tính chất phức tạp của việc tập hợp
chi phí và phân bổ chi phí sản xuất…Cách mà kế toán Công ty Gạch
men Cosevco đã và đang sử dụng là tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
a/ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chứng từ kế toán: Phiếu đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất kho.
Sổ sách kế toán: Để hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp đối với sản phẩm, kế toán tập hợp các phiếu xuất kho theo từng
giai đoạn và lập Sổ chi tiết tài khoản 6214, Sổ chi tiết tài khoản 6215,
và Sổ tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu. Để hạch toán tổng
hợp, kế toán sử dụng Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các tài khoản 6214
và 6215.
14
Sau đây minh hoạ một số các mẫu sổ sách kế toán chi tiết và
kế toán tổng hợp, sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp tại Phân xưởng Gạch Lát, Tháng 12/2011.
BẢNG 13. SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
BẢNG 14. SỔ CÁI TK 621
b/ Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Theo yêu cầu từng Lệnh sản xuất được ban hành, toàn bộ dữ
liệu, thông tin về điều phối nguồn nhân công phục vụ sản xuất và chi
phí nhân công luôn được cập nhật kịp thời về Phòng kế toán vào cuối
mỗi tháng.
Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm
cho hai phân xuởng Gạch Lát và gạch ốp căn cứ vào khối lượng sản
phẩm hoàn thành theo kế hoạch sản xuất được giao cho từng phân
xưởng trong tháng.
BẢNG 15. BẢNG CHẤM CÔNG –TỔ NGUYÊN LIỆU - PX LÁT
BẢNG 16. BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG – TỔ NGUYÊN LIỆU - PHÂN
XƯỞNG LÁT
Sau khi tổng hợp được các khoản chi phí nhân công trực tiếp
của tất cả các bộ phận thuộc đối tượng tập hợp chi phí, kế toán tổng
hợp tiền lương sẽ lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương cho từng bộ phận cụ thể, và Bảng phân bổ tổng hợp cho
toàn bộ các bộ phận thuộc đối tượng tập hợp chi phí và tính giá
thành.
BẢNG 17. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
BẢNG 18 – SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
BẢNG 19 – SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
c/ Hạch toán chi phí sản xuất chung
15
BẢNG 20 – SỔ CHI TIẾT TK 62714
+ Đối với chi phí vật liệu.
+ Đối với chi phí dụng cụ sản xuất
+ Đối với chi phí khấu hao TSCĐ
+ Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Đối với chi phí bằng tiền khác (TK 6278)
BẢNG 21 – SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
d/ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty
BẢNG 22 – SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
e/ Thực tế công tác đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty Gạch
men Cosevco Đà Nẵng:
BẢNG 23 – THỐNG KÊ CP SXKD DD CUỐI KỲ
f/ Tính giá thành sản phẩm:
BẢNG 24 – BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
BẢNG 25 – BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Công ty Gạch men Cosevco Đà Nẵng
Đường số 9 KCN Hoà Khánh
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Phân xưởng Gạch Lát
Tháng 12 năm 2011
ST
T
DACE RA
Mã vật tư
Nội dung
A
Chi phí NVL TT
I
1
2
3
Z621101
Z621102
Z621103
4
Z621107
5
II
1
2
3
4
5
6
III
1
Z621108
Nguyên liệu xương
Đất sét
Tràng thạch
Phụ gia (Cao lanh)
Đá cuội, bi nghiền
xương
Thuỷ tinh lỏng
Men màu
Men trong
Men đục
Men malt
Màu
Phụ gia men
Phụ gia in
Năng lượng
Than
Z621201
Z621202
Z621203
Z621204
Z621205
Z621206
Z621301
ĐV
T
Số lượng
Thành tiền
SL
KH
Thành tiền/m2
SL
Thành tiền
TT
3.834.176.654
24.978,35
Kg
Kg
Kg
2.545.068
1.562.911
843.733
124.654
487.542.311
176.961.612
182.473.786
20.111.826
18,5
11,1
6,48
0,56
16,58
10,18
5,50
0,81
3.176,17
1.152,84
1.188,75
131,02
Kg
4.800
43.544.139
0,19
0,03
283,68
Kg
8.970
130.606
65.817
39.256
13
54
23.786
1.680
286.242
286.242
64.450.948
1.024.198.927
149.413.837
639.507.842
169.510
14.261.755
128.159.411
92.686.572
2.124.119.617
1.795.589.863
0,19
0,85
0,06
0,85
0,43
0,26
0,00
0,00
0,15
0,01
1,35
1,86
419,88
6.672,31
973,38
4.166,17
1,10
92,91
834,91
603,82
13.837,91
11.697,65
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
16
2
IV
1
2
3
Z6277
Z621401
Z621402
Z621403
B
1
Z6221
2
Z6222
C
1
Z6271
2
Z6272
3
4
5
6
7
Z6273
Z6274
Z6275
Z6276
Z6278
D
E
F
G
V
1
2
3
4
VI
Chi phí tiền điện
Vật tư phụ
Bao bì
Băng keo
Dây nhựa, khoá nẹp
Chi phí nhân công
trực tiếp
Tiền lương
Các khoản trích
theo lương
Chi phí sản xuất
chung
Chi phí nhân viên
phân xưởng
Chi phí vật tư, phụ
tùng
Chi phí nhiên liệu
Chi phí phân bổ
Chi phí KH TS CĐ
Chi phí KH SCL
Chi phí khác
Tổng hợp chi phí
(A+B+C)
Chi phí dở dang
đầu kỳ
Chi phí dở dang
cuối kỳ
Tổng giá thành
(D+E-F)
Sản lượng sản xuất
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Giá thành đơn vị
sản phẩm Loại 1
Người lập
Đồng
Cái
Cuộn
Kg
78.207
77.422
271
514
328.529.754
198.315.799
172.197.876
15.465.072
10.652.851
2,8
2.140,26
1.291,96
1.121,81
100,75
69,40
288.130.808
1.877,07
Đồng
236.172.793
1.538,58
Đồng
51.958.015
338,49
578.808.824
3.770,74
Đồng
138.339.623
901,24
Đồng
268.123.589
1.746,73
Đồng
33.969.835
2.661.177
99.006.502
30.479.838
6.228.260
221,30
17,34
644,99
198,57
40,57
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
4.701.116.286
87.456.324
124.183.261
4.664.389.349
153.500
135.046
9.660
8.794
30.386,90
Đà nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Kế toán trưởng
2.2.2. Một số nhược điểm và tồn tại cần khắc phục của hệ thống
thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi tại Công ty
Nhìn chung Công ty đã tổ chức hợp lý kế hoạch sản xuất, với
định mức chi phí sản xuất được thiết kế tương đối phù hợp và đạt yêu
cầu về chất lượng sản phẩm thực tế. Từ đó công tác kiểm soát chi phí
và quản lý sản xuất được tiến hành có cơ sở và thuận tiện, tránh được
những thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên,hệ thống thông tin kế toán hiện
tại vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục như sau:
17
Chưa xây dựng được thống nhất cấu trúc cơ sở dữ liệu giữa
các khâu cơ bản trong quá trình sản xuất.
Việc tổ chức các tập tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu kế toán
chưa đảm bảo, chưa có sự liên kết giữa các bộ phận chức năng có
liên quan.
Mặc dù đã trang bị Phần mềm quản trị tài chính – kế toán,
tuy nhiên chưa được trang bị phần mềm chuyên dụng cho các bộ
phận quản trị liên quan.
Dữ liệu tài chính kế toán được lưu trữ chưa mang tính
chuyên nghiệp, vẫn mang hình thức lưu trữ thủ công thuần tuý.
Dữ liệu thủ công, không có tính kế thừa.
Phương pháp tổ chức hệ thống mã hoá các đối tượng kế toán
chưa được thiết lập một cách đồng bộ giữa các bộ phận liên quan.
Chưa có phương pháp kiểm soát chi phí sản xuất rõ ràng.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm bộc lộ những điểm bất hợp lý..
Ngoài ra, bộ phận kế toán Công ty còn vướng mắc nhiều
trong vấn đề xử lý thông tin trùng lắp trong công tác kế toán hiện tại
để đáp ứng vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất sử dụng chung
cho toàn công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua mô tả thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán
trong các khâu cơ bản của chu trình sản xuất, thực trạng tổ chức cơ
sở dữ liệu kế toán của công ty nhằm đưa ra những hạn chế còn tồn
tại, những bất cập dẫn đến hệ thống thông tin kế toán trong chu trình
chuyển đổi hiện tại không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao
trong việc cung cấp thông tin phục vụ quá trình ra quyết định sản
xuất của lãnh đạo công ty một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời;
18
cũng như các thông tin phục vụ cho các báo cáo của các bộ phận, các
chu trình liên quan.
Với kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thị trường
kinh doanh một cách mạnh mẽ trong thời gian sắp đến, việc ứng dụng
một hệ thống quản lý sản xuất tối ưu và tổ chức tốt một hệ thống
thông tin kế toán phục vụ quá trình sản xuất hiệu quả là nhu cầu tất
yếu cần phải đặt ra.
Với thực trạng hệ thống thông tin kế toán trong chu trình
chuyển đổi của Công ty Gạch men Cosevco Đà Nẵng cùng với những
tìm hiểu về hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi tại
các doanh nghiệp sản xuất, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp hoàn
thiện hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi ở chương
3.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CHU TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI TẠI CÔNG TY GẠCH MEN COSEVCO ĐÀ NẴNG
3.1. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THÔNG TIN
TRONG CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
Hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi đòi hỏi
phải có sự kết hợp mật thiết giữa các bộ phận chức năng trong chu
trình, bao gồm: Bộ phận quản lý; thiết kế sản phẩm (Phòng công
nghệ); kế hoạch; kinh doanh; phân xưởng sản xuất; kế toán; hành
chính nhân sự; kho vật tư…Thực trạng hiện nay tại Công ty Gạch
men Cosvco – Đà Nẵng, khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán
của hệ thống hiện thời đối với hoạt động sản xuất tại công ty chưa
thực sự chính xác, đầy đủ, kịp thời.
19
Mối quan hệ thông tin giữa các bộ phận chức năng liên quan
đến chu trình chuyển đổi tại Công ty trong điều kiện tổ chức hệ thống
thông tin trực tuyến được mô tả như trên Hình 3.1.
Dựa trên mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận trong chu
trình chuyển đổi, lộ trình hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong
chu trình chuyển đổi tại Công ty Gạch men Cosevco Đà Nẵng nên
được tổ chức lại và hoàn thiện từng khâu như sau:
- Thiết kế sản phẩm, xây dựng định mức chi phí hợp lý (Phòng công
nghệ)
- Kế hoạch sản xuất (Phòng kế hoạch)
- Phát lệnh sản xuất (Phòng kế hoạch)
- Tổ chức sản xuất (Phân xưởng + các bộ phận liên quan)
+ Tổ chức cung ứng và xuất kho vật tư phục vụ sản xuất
+ Kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí sản xuất.
+ Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
3.1.1. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thông tin xây dựng định
mức chi phí sản xuất
Theo yêu cầu thực tế, để tổ chức dữ liệu về định mức vật tư
chi tiết cho các loại sản phẩm, có thể sử dụng tập tin Định mức vật tư
được ban hành chi tiết cho từng mã gạch được sản xuất.
Để cung cấp dữ liệu chính xác, tin cậy cho công tác lập kế
hoạch sản xuất, dự toán chi phí sản xuất và công tác tập hợp chi phí
tính giá thành, Công ty nên ban hành chi tiết Định mức nguyên vật
liệu, định mức nhân công, định mức chi phí sản xuất chung…theo
đặc tính thiết kế kỹ thuật của từng chủng loại sản phẩm.
20
3.1.2. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thông tin trong khâu lập
kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất cho biết số lượng nguyên vật liệu cần thiết
để sản xuất, và số giờ lao động cần thiết sản xuất. Công tác lập kế
hoạch và tổ chức thông tin về lập kế hoạch sản xuất giữa các bộ phận
liên quan chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Để lưu trữ dữ liệu về kế hoạch sản xuất, phục vụ cho việc xử
lý điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất, có thể tổ chức tập tin
Kế hoạch sản xuất. Trong tập tin này lưu trữ tất cả các Lệnh sản xuất
được thực hiện trong năm. Mỗi lệnh sản xuất được lưu trữ trên một
bản ghi.
3.1.3. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thông tin trong khâu lập
và phát Lệnh sản xuất
Trong quá trình thực hiện lệnh sản xuất, nếu các đơn vị
không đáp ứng được yêu cầu hoặc có sự thay đổi theo nhu cầu thị
trường cần điều chỉnh thì Lãnh đạo các phòng ban, phân xưởng báo
ngay cho Phòng Kế hoạch bằng dữ liệu tích hợp trên phần mềm quản
trị sản xuất, nhân viên theo dõi có nhiệm vụ cập nhật và lập lại lệnh
sản xuất. Phòng Kế hoạch theo dõi thực hiện lệnh sản xuất. Các
xưởng theo dõi và báo cáo số liệu hàng ngày thực hiện tại xưởng qua
mạng, báo cáo số liệu sản xuất bằng văn bản 10 ngày/1 lần Phòng Kế
hoạch cập nhật và tổng hợp.
3.1.4. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thông tin trong khâu tổ
chức sản xuất
3.1.4.1. Tổ chức thông tin trong khâu xuất kho vật tư
Trên cơ sở lệnh sản xuất và định mức vật tư cho sản xuất sản
phẩm, Phòng kế hoạch và phân xưởng sản xuất tiến hành lập Phiếu
21
đề nghị cung ứng vật tư gửi phê duyệt bởi Phó tổng giám đốc sản
xuất, và chuyển cho kế toán vật tư làm căn cứ lập Phiếu xuất kho.
Cơ sở dữ liệu để xử lý cập nhật vào tập tin Tổng hợp nguyên
vật liệu là từ các Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho.
Ngay tại thời điểm cập nhật Phiếu nhập kho vào cơ sở dữ
liệu kế toán, dữ liệu về số lượng và giá trị nhập của từng loại vật tư
sẽ được cập nhật ngay vào trường thông tin “Số lượng nhập” và “Giá
trị nhập” của từng tháng tương ứng. Cuối tháng, căn cứ vào tổng hợp
số lượng nhập và giá trị nhập, chương trình tự động tính toán và cập
nhật “Đơn giá xuất” cho từng Phiếu xuất kho trong tháng, và tự động
cập nhật lại “Số lượng tồn kho” và “Giá trị tồn kho” từng thời điểm
nhập, xuất trong tháng.
3.1.4.2. Hoàn thiện tổ chức thời gian lao động và chi phí nhân
công
Yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện được các việc sau: Lập
được định mức giờ công và đơn giá tiền lương cho các bậc thợ, nhân
viên của doanh nghiệp; Lập được định mức chi phí nhân công tiêu
hao cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm; Xác định và kiểm soát
được thời gian làm việc của từng lao động; Tính toán đầy đủ và phân
bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành
hợp lý, phù hợp; Doanh nghiệp cần thiết kế và vận hành tốt hệ thống
chấm công, tính lương và bảng thanh toán lương phù hợp với các
trung tâm chi phí và giá thành…
3.1.4.3. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thông tin tổng hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ)
+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;
22
+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;
+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;
+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm.
Để tổ chức thông tin kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm, kế toán đơn vị căn cứ trên toàn bộ dữ liệu kế
toán tập hợp chi phí, giá thành như trên để tổ chức một tập tin “Tổng
hợp chi phí”
3.2. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MÃ HOÁ DỮ
LIỆU CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TRONG CHU
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
Mục tiêu của việc xây dựng bộ mã kế toán nhằm nhận diện rõ
ràng, không nhập nhằng một đối tượng trong tập hợp các đối tượng;
biểu diễn đối tượng bằng những ký hiệu ngắn gọn; biểu diễn được
nhiều thuộc tính của đối tượng; cho phép kiểm tra tính đúng đắn của
dữ liệu trong quá trình nhập liệu; đảm bảo tính bảo mật.
Việc mã hóa các đối tượng được thực hiện trình tự như sau:
* Xác định các đối tượng theo dõi, các nội dung cần thu thập và
phương pháp mã hóa từng loại đối tượng
* Xây dựng bộ mã thống nhất cho các đối tượng theo dõi trong toàn
Công ty
3.3. HOÀN THIỆN CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU KẾ TOÁN
TRONG CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TẠI CÔNG TY
3.3.1. Hoàn thiện cấu trúc cơ sở dữ liệu kế toán
Từ những phân tích thực trạng tổ chức cấu trúc cơ sở dữ liệu,
tổ chức thông tin kế toán trong chu trình chuyển đổi trong Chương 2
tại Công ty Gạch men Cosevco Đà Nẵng, chúng ta có thể tổ chức dữ
liệu liên quan đến chu trình chuyển đổi bao gồm các tập tin cơ bản
23
như mô tả trên Bảng 21 và mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các
tập tin dữ liệu trong chu trình chuyển đổi như trên Hình 3.2.
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức luân chuyển chứng từ thủ công trong chu
trình chuyển đổi
Hoạt động sản xuất tại công ty được tự động hóa từ khâu
xuất nguyên vật liệu, xử lý nguyên vật liệu và nhập kho thành phẩm
trên dây chuyền sản xuất hiện đại. Quy trình luân chuyển chứng từ
thủ công trong quá trình sản xuất được mô tả như Sơ đồ 3.1
3.4. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT
Trong chu trình chuyển đổi thường gặp những sai sót, gian
lận. Để tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán hiệu quả nhằm cung
cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, các thủ tục kiểm soát cần áp
dụng cho các chức năng cơ bản trong quá trình sản xuất, dựa trên sự
xác định cụ thể các rủi ro, sai sót có thể gặp phải trong sản xuất.
+ Tổ chức kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
+ Tổ chức kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
+ Tổ chức kiểm soát chi phí sản xuất chung
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Công ty Gạch men Cosevco là đơn vị hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực sản xuất, đã xây dựng cho mình hệ thống thông tin kế
toán, nhưng hệ thống này vẫn còn rất đơn giản và có nhiều bất cập.
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường cũng như
định hướng mở rộng sản xuất, mở rộng khu vực kinh doanh chiếm
lĩnh thị trường, yêu cầu về quản trị ngày càng cao đòi hỏi công ty
phải có một hệ thống thông tin kế toán hỗ trợ hiệu quả, được vận
hành chuyên nghiệp bằng sự hoàn thiện của các chu trình kinh doanh
chủ yếu, đặc biệt là chu trình chuyển đổi.
24
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài
chính kế toán và quản lý sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn đối
với doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau.
Đề tài lần lượt đưa ra các tìm hiểu chung về hệ thống thông
tin kế toán trong chu trình chuyển đổi tại doanh nghiệp sản xuất và
các quy trình sản xuất thực tế làm cơ sở để tìm hiểu hệ thống thông
tin kế toán, đưa ra những tồn tại của hệ thống thông tin kế toán trong
quy trình sản xuất, những hạn chế của cơ sở dữ liệu không đáp ứng
được nhu cầu phát triển hệ thống nói chung và hệ thống thông tin kế
toán trong chu trình chuyển đổi nói riêng tại công ty.
Qua tìm hiểu lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán trong
chu trình chuyển đổi, và thực trạng về hệ thống thông tin kế toán tại
công ty, đề tài đưa ra các giải pháp cải tiến quy trình tổ chức dữ liệu
kế toán trong chu trình sản xuất, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu kế toán,
hoàn thiện bộ mã nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán, tạo
tiền đề cho việc tiến hành hoàn thiện các chu trình còn lại của hệ
thống như: Chu trình doanh thu, chu trình chi phí, chu trình tài
chính…